Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hành trình về phương Đông - Chương 03 phần 1
Chương 03: Khoa học thực nghiệm và Khoa học chiêm tinh bí truyền
Lawrence Keymakers là một người Anh giàu có, sống tại Benares nhiều năm. Ông làm chủ nhiều xí nghiệp lớn và có một kiến thức rất rộng về xứ này. Thương gia Lawrence khoản đãi phái đoàn trong tòa biệt thự rộng, xây cất bên bờ sông Hằng.
Sau câu chuyện xã giao, giáo sư Allen lên tiếng:
- Bạn nghĩ sao về những điều người Ấn gọi là Minh Triết thiêng liêng và những sự kiện mê tín dị đoan xảy ra ngoài chợ?
Lawrence lắc đầu:
- Xứ này vẫn có những trò biểu diễn như thế, nhưng ngoài những cái mà ta cho là ảo thuật hoặc mê tín dị đoan còn ẩn náu những ý nghĩa tâm linh rất ít ai biết được. Muốn tìm hiểu phải nghiên cứu cặn kẽ chứ không thể kết luận vội vã…
Giáo sư Oliver bật cười:
- Bạn cho rằng những trò ngồi bàn đinh, thổi kèn gọi rắn còn ẩn dấu những ý nghĩ tâm linh hay sao?
- Tùy tâm trạng của mình mà xét đoán sự kiện, nếu ta nhìn nó dưới cặp mắt của người Âu thì ta sẽ chỉ thấy nó là một trò múa rối, không hơn không kém, nhưng nếu ta gạt bỏ các thành kiến, biết đâu ta chẳng học hỏi thêm được nhiều điều.
Giaó sư Allen châm biếm:
- Bạn ở Ấn đã lâu, chắc đã học hỏi được nhiều điều mới lạ…
Lawrence mỉm cười:
- Đúng thế, tôi đã học hỏi rất nhiều và điều đầu tiên tôi học được là sự khiêm tốn. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ. Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. Trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ. Các bạn muốn nghiên cứu học hỏi những minh triết của xứ Ấn, nhưng vẫn giữ thành kiến của người Âu, khinh bỉ mọi sự thì có khác chi ly nước đầy, làm sao rót thêm nước vào được nữa?
Mọi người im lặng, câu nói thẳng của vị thương gia ít nhiều đã va chạm tự ái phái đoàn. Dù sao họ cũng là những khoa học gia nổi tiếng nhất của Hoàng Gia Anh, lúc nào cũng được nể vì, kính trọng. Để phá tan bầu không khí nặng nề, giáo sư Morimer chỉ một hình vẽ lạ lùng treo trên tường:
- Đây là hình vẽ gì vậy? Trông như các tinh tú thì phải…?
- Bạn nói đúng, đó là lá số tử vi của tôi.
Mọi người bật cười, giáo sư Allen khôi hài:
- Lá số tử vi? Lawrence thân mến, bạn đã trở thành người Ấn hồi nào vậy?
Lawrence nghiêm mặt:
- Đây là một món quả vô giá của Sudeih Babu, nhà chiêm tinh giỏi nhất Ấn độ.
Toàn thể phái đoàn phá lên cười, vì nghĩ đến những gã thầy bói ngồi xổm bên lề đường. Khắp xứ Ấn, chỗ nào cũng có thầy bói, thầy tướng kiếm ăn qua sự mê tín của dân chúng. Đồ nghề của họ là một vài cuốn sách bẩn thỉu, vài niên lịch lạ lùng. Họ tự hào có thể biết rõ số phận sang hèn mọi người, nhưng hình như không biết gì về số phận của chính họ.
Lawrence lắc đầu:
- Sudeih là một vị thầy, một người thuộc giai cấp thượng lưu quý phái chứ không phải loại thầy bói hạ cấp. Y nghiên cứu tử vi từ nhỏ và có thể biết trước nhiều điều quan trọng. Các bạn muốn khảo cứu hiện tượng huyền bí sao không đến gặp y. Biết đâu y chả giúp các bạn, Sudeih có thói quen là không bao giờ tiếp khách lạ nhưng y là bạn thâm giao của tôi, tôi sẽ hết lòng giới thiệu.
Giaó sư Allen lắc đầu:
- Chúng tôi muốn nghiên cứu nền văn minh xứ Ấn, chứ không phải xem vận mạng hên xui tốt xấu.
Lawrence mỉm cười bí mật:
- Như thế các bạn lại càng phải đến gặp nhà chiêm tinh này. Các bạn nên nhớ dù muốn, chưa chắc Sudeih đã chịu tiếp các bạn. Chính tiểu vương xứ Punjab đến xin yết kiến ba ngày, ba đêm mà Sudeih cũng không thèm tiếp…
Nhà chiêm tinh ở một biệt thự rộng lớn, quanh nhà trồng rất nhiều cây cảnh. Đã có hẹn trước nên gia nhân mời tất cả mọi người vào trong phòng khách. Đó là một căn phòng rất lớn, trang trí sang trọng như phòng một ông hoàng.
Sudeih Babu là một người Ấn gầy gò, nhỏ bé, nhưng có một đôi mắt sáng ngời, chứng tỏ một đời sống nội tâm dồi dào. Y di chuyển hết sức chậm rãi như một con mèo và nói bằng một tiếng Anh rất đúng giọng và lịch sự:
- Keymakers cho biết các ông muốn tìm hiểu về khoa chiêm tinh?
Giáo sư Oliver nói ngay:
- Xin ông hiểu cho, chúng tôi muốn sưu tầm các hiện tượng huyền bí chứ không hoàn toàn tin tưởng gì về môn này.
Babu im lặng nhìn mọi người, y lạnh lùng:
- Nếu các ông muốn, tôi có thể lấy lá số tử vi cho các ông.
Giáo sư Oliver nghi ngờ:
- Xin ông đừng dài dòng về tương lai và may rủi. Hãy nói thử về quá khứ của tôi xem sao.
Babu gật đầu hỏi giáo sư Oliver vài câu về ngày sinh rồi y phóng bút vẽ các ký hiệu lạ lùng lên một tờ giấy. Y chậm rãi tuyên bố:
- Ông sinh trưởng trong một gia đình thương gia. Từ nhỏ ông nuôi mộng hải hồ thích du lịch, nhưng gia đình ông nghiêm khắc ngăn cấm. Thân phụ ông muốn con mình phải theo học về thương mại tại Oxford để nối nghiệp. Tuy nhiên, ông lại có năng khiếu về khoa học, nên chỉ một thời gian ngắn ông đã chuyển qua ngành Vật lý học. Cha ông giận quá, nhất định không giúp đỡ gì ông nữa. Gia tài sự nghiệp truyền cho các em ông. Đến khi ông trở nên một khoa học gia lỗi lạc của Hoàng Gia thì cha ông lại bắt ông trở về đi vào con đường chính trị. Dưới áp lực gia đình, ông thành hôn với một thiếu nữ dòng dõi quý tộc. Cuộc hôn nhân không mang lại hạnh phúc và ông vùi đầu trong phòng thí nghiệm để tìm quên. Người vợ quen thói giao thiệp rộng đã phá nát tài sản, sự nghiệp và còn ngoại tình. Cha ông buồn phiền, thất vọng qua đời. Ông chịu đựng người vợ suốt 18 năm cho đến khi bà ta từ trần. Sau khi thu xếp mọi việc, ông gia nhập phái đoàn với mục đích rời xa Luân-đôn và thỏa mãn giấc mộng hải hồ.
Giaó sư Oliver ngồi im không thốt lên một tiếng, chứng tỏ những điều Babu nói không sai. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Babu lạnh lùng tiếp:
- Ông có muốn tôi nói thêm chi tiết hay nói về tương lai nữa không?
Giáo sư Oliver lắc đầu xua tay, mặt mày tái nhợt như người vừa trải qua một điều gì kinh khủng. Giáo sư lên tiếng:
- Nhưng tại sao các tinh tú ở xa lại ảnh hưởng đến từng cá nhân được?
Babu thong thả trả lời:
- Nếu tinh tú ở xa quá thì khoa học thực nghiệm giải thích thế nào về ảnh hưởng của mặt trăng đối với nước thủy triều lên xuống hoặc chu kỳ trong thân thể đàn bà?
- Nhưng nếu tôi bị tai nạn thì điều đó ăn nhập gì đến các hành tinh.
Babu lắc đầu mỉm cười:
- Các ông nên nghĩ thế này, tinh tú chỉ là biểu tượng mà thôi. Tự nó không ăn nhập gì đến chúng ta hết, mà chính cái dĩ vãng của ta đã ảnh hưởng đến đời sống hiện tại. Tinh tú chỉ phản chiếu lại cái ảnh hưởng này mà thôi. Không ai có thể hiểu khoa chiêm tinh nếu họ không tin luật Luân Hồi (Reincarnation). Con người chết và tái sinh trở lại trong nhiều kiếp. Định mệnh của y theo dõi và ảnh hưởng lên đời sống của y theo luật Nhân Quả (Karma – cause and effect). Nếu ta không tin con người chết đi và đầu thai lại để học hỏi, để tiến hóa, để trở nên một người toàn thiện, thì mọi sự đều là ngẫu nhiên hay sao? Một thượng đế công bình, bác ái có lẽ nào dung túng điều này? Khi qua đời thể xác hư thối tan rã nhưng tính tình, dục vọng, ý chí vẫn còn nguyên cho đến khi ta đầu thai vào một kiếp sống mới thì những tính này sẽ trở nên cá tính (personality) của kiếp sau. Các hành tinh chỉ là tấm gương ghi nhận các nguyên nhân này và phản chiếu trở lại. Bất cứ một hành động nào cũng tạo nên một nguyên nhân dù xấu hay tốt, ví như ta ném một trái bóng lên không trung. Trước sau gì nó cũng rơi xuống vì trọng lượng và ảnh hưởng của sức hút trái đất, nhưng đến khi nào nó rơi xuống còn tùy sức ném của ta nặng nhẹ ra sao. Khoa chiêm tinh nghiên cứu các vũ trụ tuyến này để đoán được khi nào cái nguyên nhân trước sẽ trở lại. Babu im lặng một lúc và thong thả giải thích thêm. Trước khi đi xa hơn, tôi muốn các ông hiểu lịch sử chiêm tinh để có một cái nhìn thật đứng đắn. Từ ngàn xưa, chiêm tinh học vẫn được coi là một khoa học quan trọng. Chiêm tinh gia chỉ đứng ở địa vị thứ hai, sau Giáo sĩ mà thôi. Đối tượng của khoa chiêm tinh là vũ trụ. Tiếc thay phần này đã bị thất truyền, chỉ còn phần nhỏ nói về sự liên hệ giữa con người và các bầu tinh tú, còn được lưu truyền đến nay và được xem là khoa bói toán. Khoa chiêm tinh có từ lúc nào không ai biết, nhưng hiền triết Bhrigu đã truyền dạy các môn đồ của ông vào khoảng 6000 năm trước. Nòng cốt của nó nằm trong bộ sách Brahma Chinta, do ông soạn ra. Bhrigu có bốn đệ tử. Người thứ nhất rất giỏi về khoa học đã đi sang Ba Tư (Iran) lập nghiệp, từ đó ngành chiêm tinh đi về hướng Tây và ảnh hưởng đến Hy Lạp và La Mã sau này. Người thứ hai rất giỏi về triết học đi về phương Đông, sang Trung Hoa truyền bá ngành này ở đây. Người thứ ba thích nghiên cứu những hiện tượng siêu hình đã lên Tuyết Sơn nhập thất và sau truyền môn này cho dân chúng Tây Tạng. Người thứ tư ở lại xứ Ấn, và làm đến chức quốc sư. Bộ sách Brahma Chinta được coi là quốc bảo cất trong cung điện. Sau này, các hoàng tử tranh cướp ngôi vua đã giành nhau bộ sách quý. Sau mấy chục năm chinh chiến, bộ sách được phân chia làm nhiều phần, mỗi ông Hoàng giữ một mảnh, và tứ đó khoa chiêm tinh trở nên thất truyền - - Các mảnh vụn này đã được các thầy bói sưu tầm, ghi chép lại để kiếm ăn, nhưng họ chỉ nắm một vài then chốt chứ không sao hiểu hết. Như các ông thấy, căn nhà này rất lớn, gồm có 49 phòng, mỗi phòng đều chứa đầy các sách vở do tôi sưu tầm. Tất cả gia tài sự nghiệp của tôi đều được sử dụng để sưu tầm các sách cổ… Tôi xuất thân từ một gia đình hoàng tộc nhưng tôi chỉ ham mê khoa chiêm tinh. Tôi bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu, theo học các vị chiêm tinh gia nổi tiếng cho đến khi sưu tầm được bộ Brahma Chinta. Dĩ nhiên, bộ sách này nguyên bản mấy ngàn trang nhưng tôi chỉ sưu tầm được có vài trăm trang và tốn gần 20 năm nghiên cứu nó.
Babu mỉm cười nhìn giáo sư Oliver:
- Bạn Oliver thân mến, lá số tôi lấy cho ông rất khác thường so với người Âu. Tin hay không tùy ý bạn, đúng hay sai, chỉ bạn biết, nhưng tôi muốn nói thêm rằng các nghiệp quả đã trả xong. Đời bạn đã bước vào một khúc quanh quan trọng. Lá số cho thấy bạn đã đến bên thềm Đạo và sẽ được một sự dìu dắt của một hiền giả.
Giáo sư Oliver cảm động xiết chặt đôi tay gầy guộc của nhà chiêm tinh. Toàn thể phái đoàn cũng xúc động không kém. Khi trước họ đã nghi ngờ khoa bói toán, nhưng sự kiện vừa xảy ra đã thay đổi tất cả. Không ai ngờ giáo sư Oliver lại có một đời sống cá nhân bất hạnh như thế.
Babu đưa toàn thể phái đoàn đi xem những căn phòng chứa sách với những tủ lớn chứa đựng hàng ngàn cuốn sách cổ. Giáo sư Mortimer, một nhà khảo cổ học của trường Harvard đã phải kinh ngạc trước kho tàng sách vở vô giá này. Có những bộ sách viết trên lá buôn (payrus) cả ngàn năm trước, xen lẫn các tài liệu khắc trên gỗ vào thế kỷ thứ 6. Toàn thể phái đoàn có cảm tưởng như phần lớn kho Minh Triết xứ Ấn đều tập trung nơi đây. Giáo sư Mortimer lên tiếng:
- Những sách vở này nói về những gì vậy?
- Đó là những sách về vấn đề Tôn Giáo, Minh Triết Cổ Truyền, Triết Học Ấn độ.
- Như thế ông cũng là một triết gia?
Babu mỉm cười:
- Một người không hiểu về triết lý sẽ chỉ là một hạng chiêm tinh tồi hay thầy bói hạ cấp.
- Ông có thu nhận đệ tử không?
- Có rất nhiều người đến xin tôi dạy dỗ nhưng tôi từ chối vì thấy họ không đủ thiên tư để lĩnh hội hay không đủ ý chí để đi đến cùng. Tôi nghĩ mình chưa đủ sức làm thầy ai hết mà chỉ là một người ham mê nghiên cứu, cũng như các ông là những khoa học gia say mê kiến thức khoa học.
- Nhưng ông cũng dùng chiêm tinh để hướng dẫn đời mình chứ? Ông có thể xem được quá khứ vị lại kia mà.
Babu lắc đầu:
- Không đâu, tôi đã tìm thấy ánh sáng Chân Lý, và không cần đến khoa chiêm tinh nữa. Khoa học này chỉ hữu ích cho những kẻ còn lần mò trong bóng tối. Tôi đã hoàn toàn trao trọn đời mình vào tay thượng đế (brahman). Không còn lo nghĩ, ưu phiền gì về tương lai nữa. Bất cứ điều gì xảy ra tôi cũng chấp nhận như ý muốn của Ngài.
- Nếu ông bị kẻ hung dữ hãm hại làm lâm nguy tính mạng thì ông có cho đó là thiên ý không? Ông sẽ làm gì để tự vệ chứ?
- Tôi biết rằng trong khi nguy cấp chỉ cần cầu nguyện là đủ. Cầu nguyện là cần thiết vì lo âu chẳng ích gì. Nhiều khi tôi gặp khó khăn, lúc đó tôi ý thực sự giúp đỡ của thượng đế hơn bao giờ hết. Các bạn có biết rằng tôi đã xé bỏ lá số tử vi của mình từ khi tìm thấy ánh sáng Chân Lý. Tôi tin chắc rằng con người có thể cải tạo tinh thần để hòa hợp với thượng đế, còn các việc xảy ra do hậu quả của quá khứ ta không thể thoát được thì lo lắng có ích gì?
Ý niệm về thượng đế là điều phái đoàn luôn luôn nghe nói đến, người dân Á châu có một tinh thần tôn giáo rất mạnh, tôn sùng thượng đế quá nhiệt thành. Họ đâu hiểu rằng người Âu vốn có óc hoài nghi, thường thay thế cái đức tin đơn giản bằng cái lý trí phức tạp. Làm sao họ có thể hiểu rằng thượng đế chỉ là một quan niệm, một giả thuyết cũng như trăm ngàn giả thuyết khác nghĩa là cần phải chứng minh cụ thể.
Babu mỉm cười như đọc được ý nghĩ mọi người:
- Này các bạn, cái lý trí tự cao tự đại của con người không có ích gì cả. Chỉ khi nào họ đạt đến trạng thái tĩnh lặng của tâm hồn, họ mới ý thức các luật huyền bí vũ trụ và sự nhỏ bé của con người. Khi tách khỏi trạng thái u mê của lý trí, họ mới ý thức sự an lạc tuyệt vời khi hòa hợp với thượng đế.
Giáo sư Allen lắc đầu:
- Tại sao ông không nghĩ rằng đó là một ảo ảnh? Một sự tưởng tượng?
Babu bật cười:
- Này các bạn, một bà mẹ sinh con có khi nào lại nghi ngờ rằng đứa con đó không có thật. Khi hồi tưởng lúc lâm bồn, có khi nào bà ấy cho rằng đó chỉ là một sự tự kỷ ám thị? Khi nhìn đứa con mỗi ngày một lớn khôn làm sao bà mẹ lại nghĩ rằng đứa bé không hiện hữu? Sự giác ngộ tâm linh là một biến cố vô cùng quan trọng trong đời người, mà không ai có thể quên được vì từ đó, con người hoàn toàn thay đổi, trở nên một người mới.
Babu liếc mắt nhìn toàn thể phái đoàn, tất cả đều là những giáo sư, khoa học gia danh tiếng nhất… Y mỉm cười tuyên bố:
- Chúng ta chỉ mới ở vào buổi bình minh của khoa học, nhưng mỗi khám phá mới, mỗi kiến thức mới, đều đem lại cho chúng ta một bằng chứng rằng, vũ trụ này là công trình của một đấng hóa công. Hãy lấy một thí dụ toán học cho dễ hiểu. Nếu ta bỏ vào túi 10 thẻ nhỏ, mỗi thẻ có ghi từ số 1 đến số 10, và tuần tự rút ra từng cái một. Sau khi rút xong ta lại bỏ thẻ vào túi, trộn đều và rút ra lần nữa. Làm sao ta có thể rút tuần tự từ số 1 đến số 10? Theo toán học, ta phải rút mười lần, mới có một lần rút được thẻ mang số 1. Phải rút 100 lần mới có một lần rút được số 1 và 2. Phải rút 1000 lần mới được số 1, 2, 3 liên tiếp. Nếu muốn rút theo thứ tự từ 1 đến 10, thì trường hợp đặc biệt này chỉ có thể xảy ra một lần trong mười tỷ lần, có đúng không? Nếu áp dụng toán học vào các điều kiện tạo đời sống ở quả đất này, thì ta thấy nguyên lý ngẫu nhiên không sao hội đủ các điều kiện cần thiết. Vậy thì ai đã tạo ra nó? Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 1600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu nó quay chậm 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp 10 lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống được sức nóng cũng chết lạnh vì đêm cũng dài ra gấp 10 và sức lạnh cũng tăng lên gấp 10 lần kia mà. Ai đã làm trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế? Mặt trời là nguồn sống của quả đất phải không? Mặt trời nóng khoảng 5500 độ bách phân. Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá mà cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời. Nếu sức nóng mặt trời gia tăng một chút, ta sẽ chết thiêu, và ngược lại nếu sức nóng mặt trời giảm đi một chút, ta sẽ chết rét. Tại sao trái đất nằm ở điều kiện thuận lợi như vậy? Trục trái đất nghiêng theo một toa độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng theo bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đồng thành băng giá cả. Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất, điều khiển thủy triều biển cả. Nếu nó không cách xa trái đất 380 000 cây số mà xích lại gần hơn 80 000 cây số thì một cuộc hồng thủy sẽ xảy ra. Nước sẽ bị sức hút dâng lên ngập tất cả các lục địa mỗi ngày hai lần. Tóm lại tất cả mọi đời sống trên mặt địa cầu sẽ biến mất, nếu các điều kiện sai lệch đi một ly. Nếu nói rằng đời sống chỉ là một sự ngẫu nhiên thì trong tỷ tỷ lần may ra mới có một điều kiện tốt đẹp hoàn toàn để có được sự sống như thế.
Babu quay sang nhìn giáo sư Allen, một nhà sinh vật học của trường Harvard:
Lawrence Keymakers là một người Anh giàu có, sống tại Benares nhiều năm. Ông làm chủ nhiều xí nghiệp lớn và có một kiến thức rất rộng về xứ này. Thương gia Lawrence khoản đãi phái đoàn trong tòa biệt thự rộng, xây cất bên bờ sông Hằng.
Sau câu chuyện xã giao, giáo sư Allen lên tiếng:
- Bạn nghĩ sao về những điều người Ấn gọi là Minh Triết thiêng liêng và những sự kiện mê tín dị đoan xảy ra ngoài chợ?
Lawrence lắc đầu:
- Xứ này vẫn có những trò biểu diễn như thế, nhưng ngoài những cái mà ta cho là ảo thuật hoặc mê tín dị đoan còn ẩn náu những ý nghĩa tâm linh rất ít ai biết được. Muốn tìm hiểu phải nghiên cứu cặn kẽ chứ không thể kết luận vội vã…
Giáo sư Oliver bật cười:
- Bạn cho rằng những trò ngồi bàn đinh, thổi kèn gọi rắn còn ẩn dấu những ý nghĩ tâm linh hay sao?
- Tùy tâm trạng của mình mà xét đoán sự kiện, nếu ta nhìn nó dưới cặp mắt của người Âu thì ta sẽ chỉ thấy nó là một trò múa rối, không hơn không kém, nhưng nếu ta gạt bỏ các thành kiến, biết đâu ta chẳng học hỏi thêm được nhiều điều.
Giaó sư Allen châm biếm:
- Bạn ở Ấn đã lâu, chắc đã học hỏi được nhiều điều mới lạ…
Lawrence mỉm cười:
- Đúng thế, tôi đã học hỏi rất nhiều và điều đầu tiên tôi học được là sự khiêm tốn. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ. Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. Trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ. Các bạn muốn nghiên cứu học hỏi những minh triết của xứ Ấn, nhưng vẫn giữ thành kiến của người Âu, khinh bỉ mọi sự thì có khác chi ly nước đầy, làm sao rót thêm nước vào được nữa?
Mọi người im lặng, câu nói thẳng của vị thương gia ít nhiều đã va chạm tự ái phái đoàn. Dù sao họ cũng là những khoa học gia nổi tiếng nhất của Hoàng Gia Anh, lúc nào cũng được nể vì, kính trọng. Để phá tan bầu không khí nặng nề, giáo sư Morimer chỉ một hình vẽ lạ lùng treo trên tường:
- Đây là hình vẽ gì vậy? Trông như các tinh tú thì phải…?
- Bạn nói đúng, đó là lá số tử vi của tôi.
Mọi người bật cười, giáo sư Allen khôi hài:
- Lá số tử vi? Lawrence thân mến, bạn đã trở thành người Ấn hồi nào vậy?
Lawrence nghiêm mặt:
- Đây là một món quả vô giá của Sudeih Babu, nhà chiêm tinh giỏi nhất Ấn độ.
Toàn thể phái đoàn phá lên cười, vì nghĩ đến những gã thầy bói ngồi xổm bên lề đường. Khắp xứ Ấn, chỗ nào cũng có thầy bói, thầy tướng kiếm ăn qua sự mê tín của dân chúng. Đồ nghề của họ là một vài cuốn sách bẩn thỉu, vài niên lịch lạ lùng. Họ tự hào có thể biết rõ số phận sang hèn mọi người, nhưng hình như không biết gì về số phận của chính họ.
Lawrence lắc đầu:
- Sudeih là một vị thầy, một người thuộc giai cấp thượng lưu quý phái chứ không phải loại thầy bói hạ cấp. Y nghiên cứu tử vi từ nhỏ và có thể biết trước nhiều điều quan trọng. Các bạn muốn khảo cứu hiện tượng huyền bí sao không đến gặp y. Biết đâu y chả giúp các bạn, Sudeih có thói quen là không bao giờ tiếp khách lạ nhưng y là bạn thâm giao của tôi, tôi sẽ hết lòng giới thiệu.
Giaó sư Allen lắc đầu:
- Chúng tôi muốn nghiên cứu nền văn minh xứ Ấn, chứ không phải xem vận mạng hên xui tốt xấu.
Lawrence mỉm cười bí mật:
- Như thế các bạn lại càng phải đến gặp nhà chiêm tinh này. Các bạn nên nhớ dù muốn, chưa chắc Sudeih đã chịu tiếp các bạn. Chính tiểu vương xứ Punjab đến xin yết kiến ba ngày, ba đêm mà Sudeih cũng không thèm tiếp…
Nhà chiêm tinh ở một biệt thự rộng lớn, quanh nhà trồng rất nhiều cây cảnh. Đã có hẹn trước nên gia nhân mời tất cả mọi người vào trong phòng khách. Đó là một căn phòng rất lớn, trang trí sang trọng như phòng một ông hoàng.
Sudeih Babu là một người Ấn gầy gò, nhỏ bé, nhưng có một đôi mắt sáng ngời, chứng tỏ một đời sống nội tâm dồi dào. Y di chuyển hết sức chậm rãi như một con mèo và nói bằng một tiếng Anh rất đúng giọng và lịch sự:
- Keymakers cho biết các ông muốn tìm hiểu về khoa chiêm tinh?
Giáo sư Oliver nói ngay:
- Xin ông hiểu cho, chúng tôi muốn sưu tầm các hiện tượng huyền bí chứ không hoàn toàn tin tưởng gì về môn này.
Babu im lặng nhìn mọi người, y lạnh lùng:
- Nếu các ông muốn, tôi có thể lấy lá số tử vi cho các ông.
Giáo sư Oliver nghi ngờ:
- Xin ông đừng dài dòng về tương lai và may rủi. Hãy nói thử về quá khứ của tôi xem sao.
Babu gật đầu hỏi giáo sư Oliver vài câu về ngày sinh rồi y phóng bút vẽ các ký hiệu lạ lùng lên một tờ giấy. Y chậm rãi tuyên bố:
- Ông sinh trưởng trong một gia đình thương gia. Từ nhỏ ông nuôi mộng hải hồ thích du lịch, nhưng gia đình ông nghiêm khắc ngăn cấm. Thân phụ ông muốn con mình phải theo học về thương mại tại Oxford để nối nghiệp. Tuy nhiên, ông lại có năng khiếu về khoa học, nên chỉ một thời gian ngắn ông đã chuyển qua ngành Vật lý học. Cha ông giận quá, nhất định không giúp đỡ gì ông nữa. Gia tài sự nghiệp truyền cho các em ông. Đến khi ông trở nên một khoa học gia lỗi lạc của Hoàng Gia thì cha ông lại bắt ông trở về đi vào con đường chính trị. Dưới áp lực gia đình, ông thành hôn với một thiếu nữ dòng dõi quý tộc. Cuộc hôn nhân không mang lại hạnh phúc và ông vùi đầu trong phòng thí nghiệm để tìm quên. Người vợ quen thói giao thiệp rộng đã phá nát tài sản, sự nghiệp và còn ngoại tình. Cha ông buồn phiền, thất vọng qua đời. Ông chịu đựng người vợ suốt 18 năm cho đến khi bà ta từ trần. Sau khi thu xếp mọi việc, ông gia nhập phái đoàn với mục đích rời xa Luân-đôn và thỏa mãn giấc mộng hải hồ.
Giaó sư Oliver ngồi im không thốt lên một tiếng, chứng tỏ những điều Babu nói không sai. Một không khí nặng nề bao trùm căn phòng. Babu lạnh lùng tiếp:
- Ông có muốn tôi nói thêm chi tiết hay nói về tương lai nữa không?
Giáo sư Oliver lắc đầu xua tay, mặt mày tái nhợt như người vừa trải qua một điều gì kinh khủng. Giáo sư lên tiếng:
- Nhưng tại sao các tinh tú ở xa lại ảnh hưởng đến từng cá nhân được?
Babu thong thả trả lời:
- Nếu tinh tú ở xa quá thì khoa học thực nghiệm giải thích thế nào về ảnh hưởng của mặt trăng đối với nước thủy triều lên xuống hoặc chu kỳ trong thân thể đàn bà?
- Nhưng nếu tôi bị tai nạn thì điều đó ăn nhập gì đến các hành tinh.
Babu lắc đầu mỉm cười:
- Các ông nên nghĩ thế này, tinh tú chỉ là biểu tượng mà thôi. Tự nó không ăn nhập gì đến chúng ta hết, mà chính cái dĩ vãng của ta đã ảnh hưởng đến đời sống hiện tại. Tinh tú chỉ phản chiếu lại cái ảnh hưởng này mà thôi. Không ai có thể hiểu khoa chiêm tinh nếu họ không tin luật Luân Hồi (Reincarnation). Con người chết và tái sinh trở lại trong nhiều kiếp. Định mệnh của y theo dõi và ảnh hưởng lên đời sống của y theo luật Nhân Quả (Karma – cause and effect). Nếu ta không tin con người chết đi và đầu thai lại để học hỏi, để tiến hóa, để trở nên một người toàn thiện, thì mọi sự đều là ngẫu nhiên hay sao? Một thượng đế công bình, bác ái có lẽ nào dung túng điều này? Khi qua đời thể xác hư thối tan rã nhưng tính tình, dục vọng, ý chí vẫn còn nguyên cho đến khi ta đầu thai vào một kiếp sống mới thì những tính này sẽ trở nên cá tính (personality) của kiếp sau. Các hành tinh chỉ là tấm gương ghi nhận các nguyên nhân này và phản chiếu trở lại. Bất cứ một hành động nào cũng tạo nên một nguyên nhân dù xấu hay tốt, ví như ta ném một trái bóng lên không trung. Trước sau gì nó cũng rơi xuống vì trọng lượng và ảnh hưởng của sức hút trái đất, nhưng đến khi nào nó rơi xuống còn tùy sức ném của ta nặng nhẹ ra sao. Khoa chiêm tinh nghiên cứu các vũ trụ tuyến này để đoán được khi nào cái nguyên nhân trước sẽ trở lại. Babu im lặng một lúc và thong thả giải thích thêm. Trước khi đi xa hơn, tôi muốn các ông hiểu lịch sử chiêm tinh để có một cái nhìn thật đứng đắn. Từ ngàn xưa, chiêm tinh học vẫn được coi là một khoa học quan trọng. Chiêm tinh gia chỉ đứng ở địa vị thứ hai, sau Giáo sĩ mà thôi. Đối tượng của khoa chiêm tinh là vũ trụ. Tiếc thay phần này đã bị thất truyền, chỉ còn phần nhỏ nói về sự liên hệ giữa con người và các bầu tinh tú, còn được lưu truyền đến nay và được xem là khoa bói toán. Khoa chiêm tinh có từ lúc nào không ai biết, nhưng hiền triết Bhrigu đã truyền dạy các môn đồ của ông vào khoảng 6000 năm trước. Nòng cốt của nó nằm trong bộ sách Brahma Chinta, do ông soạn ra. Bhrigu có bốn đệ tử. Người thứ nhất rất giỏi về khoa học đã đi sang Ba Tư (Iran) lập nghiệp, từ đó ngành chiêm tinh đi về hướng Tây và ảnh hưởng đến Hy Lạp và La Mã sau này. Người thứ hai rất giỏi về triết học đi về phương Đông, sang Trung Hoa truyền bá ngành này ở đây. Người thứ ba thích nghiên cứu những hiện tượng siêu hình đã lên Tuyết Sơn nhập thất và sau truyền môn này cho dân chúng Tây Tạng. Người thứ tư ở lại xứ Ấn, và làm đến chức quốc sư. Bộ sách Brahma Chinta được coi là quốc bảo cất trong cung điện. Sau này, các hoàng tử tranh cướp ngôi vua đã giành nhau bộ sách quý. Sau mấy chục năm chinh chiến, bộ sách được phân chia làm nhiều phần, mỗi ông Hoàng giữ một mảnh, và tứ đó khoa chiêm tinh trở nên thất truyền - - Các mảnh vụn này đã được các thầy bói sưu tầm, ghi chép lại để kiếm ăn, nhưng họ chỉ nắm một vài then chốt chứ không sao hiểu hết. Như các ông thấy, căn nhà này rất lớn, gồm có 49 phòng, mỗi phòng đều chứa đầy các sách vở do tôi sưu tầm. Tất cả gia tài sự nghiệp của tôi đều được sử dụng để sưu tầm các sách cổ… Tôi xuất thân từ một gia đình hoàng tộc nhưng tôi chỉ ham mê khoa chiêm tinh. Tôi bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu, theo học các vị chiêm tinh gia nổi tiếng cho đến khi sưu tầm được bộ Brahma Chinta. Dĩ nhiên, bộ sách này nguyên bản mấy ngàn trang nhưng tôi chỉ sưu tầm được có vài trăm trang và tốn gần 20 năm nghiên cứu nó.
Babu mỉm cười nhìn giáo sư Oliver:
- Bạn Oliver thân mến, lá số tôi lấy cho ông rất khác thường so với người Âu. Tin hay không tùy ý bạn, đúng hay sai, chỉ bạn biết, nhưng tôi muốn nói thêm rằng các nghiệp quả đã trả xong. Đời bạn đã bước vào một khúc quanh quan trọng. Lá số cho thấy bạn đã đến bên thềm Đạo và sẽ được một sự dìu dắt của một hiền giả.
Giáo sư Oliver cảm động xiết chặt đôi tay gầy guộc của nhà chiêm tinh. Toàn thể phái đoàn cũng xúc động không kém. Khi trước họ đã nghi ngờ khoa bói toán, nhưng sự kiện vừa xảy ra đã thay đổi tất cả. Không ai ngờ giáo sư Oliver lại có một đời sống cá nhân bất hạnh như thế.
Babu đưa toàn thể phái đoàn đi xem những căn phòng chứa sách với những tủ lớn chứa đựng hàng ngàn cuốn sách cổ. Giáo sư Mortimer, một nhà khảo cổ học của trường Harvard đã phải kinh ngạc trước kho tàng sách vở vô giá này. Có những bộ sách viết trên lá buôn (payrus) cả ngàn năm trước, xen lẫn các tài liệu khắc trên gỗ vào thế kỷ thứ 6. Toàn thể phái đoàn có cảm tưởng như phần lớn kho Minh Triết xứ Ấn đều tập trung nơi đây. Giáo sư Mortimer lên tiếng:
- Những sách vở này nói về những gì vậy?
- Đó là những sách về vấn đề Tôn Giáo, Minh Triết Cổ Truyền, Triết Học Ấn độ.
- Như thế ông cũng là một triết gia?
Babu mỉm cười:
- Một người không hiểu về triết lý sẽ chỉ là một hạng chiêm tinh tồi hay thầy bói hạ cấp.
- Ông có thu nhận đệ tử không?
- Có rất nhiều người đến xin tôi dạy dỗ nhưng tôi từ chối vì thấy họ không đủ thiên tư để lĩnh hội hay không đủ ý chí để đi đến cùng. Tôi nghĩ mình chưa đủ sức làm thầy ai hết mà chỉ là một người ham mê nghiên cứu, cũng như các ông là những khoa học gia say mê kiến thức khoa học.
- Nhưng ông cũng dùng chiêm tinh để hướng dẫn đời mình chứ? Ông có thể xem được quá khứ vị lại kia mà.
Babu lắc đầu:
- Không đâu, tôi đã tìm thấy ánh sáng Chân Lý, và không cần đến khoa chiêm tinh nữa. Khoa học này chỉ hữu ích cho những kẻ còn lần mò trong bóng tối. Tôi đã hoàn toàn trao trọn đời mình vào tay thượng đế (brahman). Không còn lo nghĩ, ưu phiền gì về tương lai nữa. Bất cứ điều gì xảy ra tôi cũng chấp nhận như ý muốn của Ngài.
- Nếu ông bị kẻ hung dữ hãm hại làm lâm nguy tính mạng thì ông có cho đó là thiên ý không? Ông sẽ làm gì để tự vệ chứ?
- Tôi biết rằng trong khi nguy cấp chỉ cần cầu nguyện là đủ. Cầu nguyện là cần thiết vì lo âu chẳng ích gì. Nhiều khi tôi gặp khó khăn, lúc đó tôi ý thực sự giúp đỡ của thượng đế hơn bao giờ hết. Các bạn có biết rằng tôi đã xé bỏ lá số tử vi của mình từ khi tìm thấy ánh sáng Chân Lý. Tôi tin chắc rằng con người có thể cải tạo tinh thần để hòa hợp với thượng đế, còn các việc xảy ra do hậu quả của quá khứ ta không thể thoát được thì lo lắng có ích gì?
Ý niệm về thượng đế là điều phái đoàn luôn luôn nghe nói đến, người dân Á châu có một tinh thần tôn giáo rất mạnh, tôn sùng thượng đế quá nhiệt thành. Họ đâu hiểu rằng người Âu vốn có óc hoài nghi, thường thay thế cái đức tin đơn giản bằng cái lý trí phức tạp. Làm sao họ có thể hiểu rằng thượng đế chỉ là một quan niệm, một giả thuyết cũng như trăm ngàn giả thuyết khác nghĩa là cần phải chứng minh cụ thể.
Babu mỉm cười như đọc được ý nghĩ mọi người:
- Này các bạn, cái lý trí tự cao tự đại của con người không có ích gì cả. Chỉ khi nào họ đạt đến trạng thái tĩnh lặng của tâm hồn, họ mới ý thức các luật huyền bí vũ trụ và sự nhỏ bé của con người. Khi tách khỏi trạng thái u mê của lý trí, họ mới ý thức sự an lạc tuyệt vời khi hòa hợp với thượng đế.
Giáo sư Allen lắc đầu:
- Tại sao ông không nghĩ rằng đó là một ảo ảnh? Một sự tưởng tượng?
Babu bật cười:
- Này các bạn, một bà mẹ sinh con có khi nào lại nghi ngờ rằng đứa con đó không có thật. Khi hồi tưởng lúc lâm bồn, có khi nào bà ấy cho rằng đó chỉ là một sự tự kỷ ám thị? Khi nhìn đứa con mỗi ngày một lớn khôn làm sao bà mẹ lại nghĩ rằng đứa bé không hiện hữu? Sự giác ngộ tâm linh là một biến cố vô cùng quan trọng trong đời người, mà không ai có thể quên được vì từ đó, con người hoàn toàn thay đổi, trở nên một người mới.
Babu liếc mắt nhìn toàn thể phái đoàn, tất cả đều là những giáo sư, khoa học gia danh tiếng nhất… Y mỉm cười tuyên bố:
- Chúng ta chỉ mới ở vào buổi bình minh của khoa học, nhưng mỗi khám phá mới, mỗi kiến thức mới, đều đem lại cho chúng ta một bằng chứng rằng, vũ trụ này là công trình của một đấng hóa công. Hãy lấy một thí dụ toán học cho dễ hiểu. Nếu ta bỏ vào túi 10 thẻ nhỏ, mỗi thẻ có ghi từ số 1 đến số 10, và tuần tự rút ra từng cái một. Sau khi rút xong ta lại bỏ thẻ vào túi, trộn đều và rút ra lần nữa. Làm sao ta có thể rút tuần tự từ số 1 đến số 10? Theo toán học, ta phải rút mười lần, mới có một lần rút được thẻ mang số 1. Phải rút 100 lần mới có một lần rút được số 1 và 2. Phải rút 1000 lần mới được số 1, 2, 3 liên tiếp. Nếu muốn rút theo thứ tự từ 1 đến 10, thì trường hợp đặc biệt này chỉ có thể xảy ra một lần trong mười tỷ lần, có đúng không? Nếu áp dụng toán học vào các điều kiện tạo đời sống ở quả đất này, thì ta thấy nguyên lý ngẫu nhiên không sao hội đủ các điều kiện cần thiết. Vậy thì ai đã tạo ra nó? Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 1600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu nó quay chậm 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp 10 lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống được sức nóng cũng chết lạnh vì đêm cũng dài ra gấp 10 và sức lạnh cũng tăng lên gấp 10 lần kia mà. Ai đã làm trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế? Mặt trời là nguồn sống của quả đất phải không? Mặt trời nóng khoảng 5500 độ bách phân. Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá mà cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời. Nếu sức nóng mặt trời gia tăng một chút, ta sẽ chết thiêu, và ngược lại nếu sức nóng mặt trời giảm đi một chút, ta sẽ chết rét. Tại sao trái đất nằm ở điều kiện thuận lợi như vậy? Trục trái đất nghiêng theo một toa độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng theo bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đồng thành băng giá cả. Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất, điều khiển thủy triều biển cả. Nếu nó không cách xa trái đất 380 000 cây số mà xích lại gần hơn 80 000 cây số thì một cuộc hồng thủy sẽ xảy ra. Nước sẽ bị sức hút dâng lên ngập tất cả các lục địa mỗi ngày hai lần. Tóm lại tất cả mọi đời sống trên mặt địa cầu sẽ biến mất, nếu các điều kiện sai lệch đi một ly. Nếu nói rằng đời sống chỉ là một sự ngẫu nhiên thì trong tỷ tỷ lần may ra mới có một điều kiện tốt đẹp hoàn toàn để có được sự sống như thế.
Babu quay sang nhìn giáo sư Allen, một nhà sinh vật học của trường Harvard:
Bình luận facebook