Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1-2
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
1.
Mẹ tôi tên Hạ Vi Vi, mẹ sinh ra tôi khi bà chỉ mới 17 tuổi, mà lại còn đặt cho tôi một cái tên nghe rất thơ ca: Hạ Niệm Phi. Những năm tám mươi, tất cả mọi người vẫn còn rất bảo thủ, phàm nam nữ thanh niên nào ra ngoài đường mà ôm nhau một cái thôi người ta đã dị nghị đánh giá rồi. Mẹ tôi khi ấy là một thiên kim tiểu thư, xinh đẹp như một nàng tiên, bà yêu sớm năm 16 tuổi. Nghe nói bà bị một tên nhà giàu nào đó làm cho lớn bụng, cái thai đến năm tháng người nhà mới phát hiện. Ông ngoại nổi điên, cầm chổi đánh, suýt chút nữa đã đánh gãy chân mẹ. Mẹ tôi khóc lóc che cho tôi, rồi đêm hôm đó, bà gói ghém một ít đồ và vài trăm tệ, bỏ nhà ra đi, chỉ để lại một phong thư tình nghĩa cho ông bà ngoại.
Rất nhiều năm sau đó tôi vẫn luôn tò mò, cái đêm mẹ trốn đi khỏi nhà họ Hạ, người đàn ông đã góp phần sinh ra tôi đang ở nơi nào. Cho đến mười mấy năm sau, hai từ cha ruột đối với tôi nó vẫn là một cái gì mơ hồ lắm như chẳng tồn tại, thậm chí có đôi lúc tôi còn cảm giác rằng mẹ tự lớn bụng mà sinh ra tôi nữa cơ.
Mùa xuân năm ấy, mẹ vác cái bụng to tướng đến một thành phố nhỏ ở phía nam tên là Phù Châu, làm giúp việc giặt đồ cho người ta kiếm sống qua ngày. Tôi chào đời vào cái lúc bà quẫn bách và khó khăn nhất. Tuy lúc ấy tôi còn quá nhỏ, chẳng có chút ký ức nào, nhưng mỗi khi mẹ nhắc đến quãng thời gian ấy, bà lại khóc, bà nói bà không chăm sóc vẹn toàn được cho tôi, để tôi chịu khổ. Lúc sinh ra đến mấy năm sau đó thậm chí tôi còn không được nằm trên giường, may là từ nhỏ tôi đã khỏe mạnh, chẳng bệnh tật gì, chỉ ăn cháo trắng với bánh quẩy mà cũng có thể lớn lên trắng trẻo mập mạp. Thỉnh thoảng sau này mẹ nhớ đến, sẽ nói, Niệm Phi nhà mình đúng là giỏi nhất.
Lúc mẹ vừa đến Phù Châu, bà ở trong một nhà ngang ở hẻm Thạch Lều. Tòa nhà cũ kỹ hơn hai mươi năm, xập xệ và xuống cấp. ở giữa có một cái giếng trời,nhìn từ dưới lên sẽ thấy mọi người phơi đầy quần áo sặc sỡ đủ màu ra ban công như những lá cờ phướn. Mỗi tầng lầu, năm sáu căn phòng sử dụng chung bếp và phòng vệ sinh. Lúc tắm thì tự mình đi hứng nước, sau đó xếp hàng một hai ba bốn. Lúc ấy trong tầng của tôi có đến sáu bảy đứa con nít xêm tuổi nhau, ngày nào đi học về cũng xắn tay áo lên đánh thủy trận, chơi đến sáu giờ chiều thì hò nhau ra chỗ bác gái bán hàng ăn ở đầu hẻm, năn nỉ ỉ ôi bác cho mở TV xem phim hoạt hình Vịt Donald.
Đầu đàn của đám trẻ chúng tôi là anh Trương Nguyên, tiếp đó là anh Quách Nhất Thần, tôi đã quên mất lúc nhỏ anh Trương Nguyên trông như thế nào, chỉ nhớ mặt mày anh ấy lúc nào cũng cau có như ai cũng thiếu nợ anh vài ngàn đồng. Anh là thủ lĩnh được cả bọn chúng tôi hết sức nể phục.
Căn hộ nhà anh Trương Nguyên đối diện căn của tôi, hai mẹ con tôi luôn được nhà anh ấy giúp đỡ rất nhiều. Bố mẹ Trương Nguyên là một cặp vợ chồng cũng được coi là khá kỳ lạ. Mẹ Trương Nguyên là công nhân nhà máy dệt, cao to vạm vỡ, một mình mình có thể vác bình gas khiêng cầu thang bộ từ dưới đất lên lầu bốn mà chẳng hụt hơi, nói chuyện giọng sang sảng, và khét tiếng xa gần dữ như Dạ Xoa. Còn bố Trương Nguyên thì trái ngược hoàn toàn, ông là người rất nhẹ nhàng tao nhã, nói chuyện cũng mềm mỏng, hai bàn tay trắng muốt mềm mại, ở nhà chẳng bao giờ làm việc nặng nhọc, đứng cạnh mẹ Trương Nguyên cứ như một con chim nhỏ nép vào người bà.
Tôi còn nhớ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi không nói chuyện với bất kỳ hộ nhà nào trong khu nhà ngang đó, trừ mỗi bố mẹ Trương Nguyên. Có một buổi sáng sớm, tôi ra ngoài đi vệ sinh, ngang qua lan can chỗ chúng tôi phơi áo tôi ngửi thấy một mùi hôi thối nồng nặc. Tôi quay lại. Trời ạ, có kẻ nào đó đã bôi trét phân và nước tiểu lên quần áo của nhà tôi! Tôi căm phẫn gọi mẹ ra xem, chẳng ngờ đâu mẹ lại ngồi sụp xuống đất khóc nức nở. Tôi chẳng hiểu vì sao lại như thế. Tiếp đó mẹ Trương Nguyên nghe tiếng khóc chạy ra, thấy chuyện như thế thì đỡ mẹ vào nhà, rồi ra lan can, ngửa mặt lên giếng trời chửi bới, chẳng biết chửi ai nhưng giọng vang cả tòa nhà, ai cũng nghe được. Vụ việc này lúc ấy tôi vẫn còn rất mơ hồ, không biết tại sao lại có người đối xử với mẹ như vậy, mãi cho đến khi tôi gặp Bạch Đoạn.
Tôi với Bạch Đoạn, xét theo một khía cạnh nào đó, thì cũng có thể gọi là thanh mai trúc mã. Nhưng mà đoạn ký ức ban đầu khi còn nhỏ giữa tôi với anh thì không gọi là tươi đẹp lắm.
Là con trai của một tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, ở trong đại viện quân khu, cuộc sống từ nhỏ của Bạch Đoạn đã khác hẳn với tôi. Anh sống trong một biệt thự to lớn, có lính vệ binh đi tới đi lui, rất ngầu và hoành tráng, khác hẳn với cái tòa nhà ngang xập xệ xiêu vẹo của chúng tôi chỉ cách có nửa con phố gần đó.
Bạch Đoạn trạc tuổi Trương Nguyên, tức là lớn hơn tôi mấy tuổi. Lần đầu gặp anh khi anh đã học tiểu học, mà lại còn là ông trùm con của cả đại viện quân đội khi đó nữa. Trong trí nhớ của tôi, Bạch Đoạn luôn mặc một chiếc áo khoác màu xanh lam nhạt, tay áo phồng, chân mang giày da đánh bóng sáng loáng, tay cầm một chiếc kẹo mút hay một cái bánh ngọt, tổ hợp hoàn chỉnh của những đứa trẻ con nhà giàu, nhìn rất bắt mắt.
Từ nhỏ Bạch Đoạn đã đẹp đến chao đảo đất trời, mắt to tròn sáng long lanh, mái tóc đen mượt, sống mũi thẳng, môi mỏng nhưng khi cười lại chúm chím trông rất xinh. Nhưng lúc ấy tôi còn quá nhỏ để bị vẻ đẹp hình thể của anh thu hút, tôi bị hấp dẫn bởi mấy món của ngon vật lạ trên tay anh ấy hơn. À lâu lâu còn có cả mấy mô hình transformer của anh mà bọn con nít thời ấy thèm rỏ dãi nữa.
Những đứa nhỏ “đệ tử” của Bạch Đoạn khi đó tôi vẫn còn nhớ rõ tên, có Lưu Triệu Thanh, Thẩm Vĩ, Đổng Hi và vài người nữa. Từ một nguyên nhân nào đó chẳng rõ mà bọn trẻ ở đại viện quân khu và lũ con nít ở khu nhà ngang bọn tôi luôn không ưa nhau, đánh nhau xảy ra như cơm bữa đã bao đời. Đến thế hệ mà Trương Nguyên và Bạch Đoạn làm thủ lĩnh hai phe, “cuộc chiến” này càng bạo lực hơn.
Bọn trẻ ở nhà ngang chúng tôi, ngoài đánh thủy trận, thì lạc thú lớn nhất chính là chạy đến đại viện ném đá hoặc những túi nước vào cổng, có khi còn tiểu vào bao nilon cột lại rồi ném vào đó luôn, cũng chẳng cần biết trúng ai, ném vào mà nghe có người chửi thì đắc ý cười ha ha bỏ chạy.
Khi đó thủ đoạn của bên Bạch Đoạn cũng chẳng vừa gì, bên đó sẽ lấy giấy thiếc ấn vào những đồng tiền xu để tạo hình, rồi giả vờ đánh rơi miếng giấy thiếc xuống đất. Bọn trẻ nghèo như chúng tôi sẽ tưởng là tiền mà chạy đến nhặt, lúc đó thì bọn trẻ ở đại viện sẽ nhào ra chế nhạo. Lần nào cũng vậy, bọn trẻ nhà ngang sẽ thẹn quá hóa giận mà đánh nhau, cũng chỉ là những tiểu lâu la đánh nhau mà thôi, nếu việc căng quá thì “thủ lĩnh” hai bên mới tự mình lên “sân khấu”.
Tôi vẫn còn nhớ rõ mỗi lần Trương Nguyên và Bạch Đoạn đích thân lên “sân khấu” thì chẳng khác gì xã hội đen là bao. Trương Nguyên thì luôn hếch mặt ngước cằm, trước khi đánh nhau còn có động tác cởi khăn quàng đỏ rất ngầu, làm những đứa nhỏ chưa vào đội, chưa có khăn đeo hâm mộ muốn chết. Mà Bạch Đoạn trông thì trắng trẻo dễ thương, nhưng đánh nhau thì cũng tàn nhẫn chẳng ai bằng, lại còn chẳng đi tay không cứ thích cầm theo vũ khí. Có một lần anh trộm của bố anh một cái vỏ kiếm Nhật, cầm rượt Trương Nguyên chạy hai con phố.
Xích mích giữa bọn trẻ nhà ngang và đại viện quân đội lên đến đỉnh điểm vào năm tôi được năm tuổi rưỡi. Mùa hè năm ấy hai phe con nít chúng tôi đã lâu không có trận gây gổ nào, cả bọn trẻ nhà ngang rủ nhau xách phao bơi theo Trương Nguyên đến hồ bơi chơi, đi được nửa đường thì gặp ngay phải nhóm của Bạch Đoạn, Lưu Triệu Thanh cũng đến bể bơi. Trương Nguyên với Bạch Đoạn không hẹn mà cùng ăn ý hừ một cái rõ to trong mũi, thế là cả hai phe chúng tôi cũng bắt chước hừ theo một cái, rồi cả hai đường ai nấy đi, chỉ là cùng tiến đến bể bơi.
Mua vé vào bể bơi, chúng tôi để phao bơi cạnh bờ rồi vào trong phòng thay quần bơi. Lúc ấy tôi cũng không để ý bên Bạch Đoạn đang làm gì, lúc từ phòng thay đồ ra, tôi phát hiện phao bơi của tôi đã biến mất. Những cái phao khác của nhóm Trương Nguyên còn nguyên, chỉ mỗi cái phao bơi in Bạch Tuyết và bảy chú lùn của tôi thì không cánh mà bay. Lúc ấy tôi không còn muốn tắm nữa, khóc hu hu mà mách với anh Trương Nguyên. Anh ấy nghe xong thì chẳng nói chẳng rằng hùng hổ nhảy xuống bể bơi tìm Bạch Đoạn: “Bạch Đoạn! Mày giấu phao bơi của Hạ Niệm Phi ở đâu rồi?”
Bạch Đoạn ngâm mình trong nước, lạnh lùng trả lời: “Nói nhảm nhí gì đó, ai giấu đồ của tụi mày?”
“Phao bơi của bọn tao vừa đặt cạnh hồ bơi, thay đồ ra thì không thấy nữa, bọn mày không giấu thì ai giấu?”
“Không biết!” Bạch Đoạn nghiêng người qua một bên, gợn lên một vài sóng nước trên mặt hồ: “Đồ mình không giữ, mất rồi đi đổ thừa người khác?”, nói xong anh còn tặng cho Trương Nguyên thêm một cái nhìn khinh khỉnh.
“Không phải mày thật à?” Trương Nguyên bán tín bán nghi. Lúc này Quách Nhất Thần bên bọn tôi tinh mắt, nhìn thấy Lưu Triệu Thanh, lập tức rống lên: “Lưu mập! Tụi mày làm cái trò gì đó hả?”
Tôi quay đầu lại, thấy Lưu Triệu Thanh và Thẩm Vĩ đang ở phía sau phòng thay đồ, hăng hái giẫm đạp lên phao bơi của tôi, vừa giẫm vừa cười, cái phao vốn dĩ căng phồng giờ bị đạp bẹp dúm, hình in công chúa Bạch Tuyết cũng bị tróc ra hết. Tôi cảm thấy nóng cả người vì giận, vọt lên từ dưới bể bơi chạy đến đẩy mạnh Lưu Triệu Thanh cao hơn tôi cả một cái đầu: “Mấy anh làm gì vậy!! Sao lai giẫm phao bơi của em?!”
Lưu Triệu Thanh bị tôi đẩy bất ngờ, thụt lùi về sau mấy bước nhưng nhanh chóng sấn tới lại: “Tao thích giẫm đó thì sao?”
Tôi nhìn phao bơi nhăn nhúm trên mặt đất, siết chặt nắm đấm vung lên mặt Lưu Triệu Thanh. Lúc đó tôi còn nhỏ quá, tay cũng chẳng có bao nhiêu lực, đánh hắn ta chắc cũng chẳng đau gì đâu, nhưng đây chắc chắn là một tín hiệu khai chiến, Quách Nhất Thần nhanh chúng gọi hết đám trẻ nhà ngang bọn tôi ùa về đây. Trương Nguyên và Bạch Đoạn còn đang ngâm mình trong nước, thấy bọn tôi bu đen bu đỏ thì nhanh chóng chạy lên bờ. Lúc hai anh ấy vạch đám đông ra thì tôi đã bị Lưu Triệu Thanh, vốn to và khỏe hơn, áp ở dưới đất đánh túi bụi, một vài đứa trẻ bên nhà ngang thì nhào lên người Lưu Triệu Thanh cào cắn. Nói tóm lại, tôi ở lớp chót, bị một đống người đè lên, không giơ tay nhấc chân được gì cả, thứ còn hoạt động được chỉ có cái miệng. Lúc ấy tôi chửi rủa Lưu Triệu Thanh cái gì cũng chẳng nhớ rõ, nhưng mà ắt hẳn đủ để chọc hắn ta nổi khùng. Tôi nhớ rõ hắn vừa đấm vào mặt tôi vừa chửi: “Mày còn dám vênh vang hả, thằng con hoang!”
—
(*) Nhà ngang: (筒子楼– đồng tử lâu): một loại kiến trúc chung cư Trung Quốc từ những năm 8-90, thường dành cho tầng lớp nghèo ở, có 3 – 6 tầng và không có thang máy. Các phòng liền kề đường đi, thường có kết cấu dưới 20m2, không có nhà vệ sinh, phòng tắm hay phòng bếp riêng.
//
./.
1.
Mẹ tôi tên Hạ Vi Vi, mẹ sinh ra tôi khi bà chỉ mới 17 tuổi, mà lại còn đặt cho tôi một cái tên nghe rất thơ ca: Hạ Niệm Phi. Những năm tám mươi, tất cả mọi người vẫn còn rất bảo thủ, phàm nam nữ thanh niên nào ra ngoài đường mà ôm nhau một cái thôi người ta đã dị nghị đánh giá rồi. Mẹ tôi khi ấy là một thiên kim tiểu thư, xinh đẹp như một nàng tiên, bà yêu sớm năm 16 tuổi. Nghe nói bà bị một tên nhà giàu nào đó làm cho lớn bụng, cái thai đến năm tháng người nhà mới phát hiện. Ông ngoại nổi điên, cầm chổi đánh, suýt chút nữa đã đánh gãy chân mẹ. Mẹ tôi khóc lóc che cho tôi, rồi đêm hôm đó, bà gói ghém một ít đồ và vài trăm tệ, bỏ nhà ra đi, chỉ để lại một phong thư tình nghĩa cho ông bà ngoại.
Rất nhiều năm sau đó tôi vẫn luôn tò mò, cái đêm mẹ trốn đi khỏi nhà họ Hạ, người đàn ông đã góp phần sinh ra tôi đang ở nơi nào. Cho đến mười mấy năm sau, hai từ cha ruột đối với tôi nó vẫn là một cái gì mơ hồ lắm như chẳng tồn tại, thậm chí có đôi lúc tôi còn cảm giác rằng mẹ tự lớn bụng mà sinh ra tôi nữa cơ.
Mùa xuân năm ấy, mẹ vác cái bụng to tướng đến một thành phố nhỏ ở phía nam tên là Phù Châu, làm giúp việc giặt đồ cho người ta kiếm sống qua ngày. Tôi chào đời vào cái lúc bà quẫn bách và khó khăn nhất. Tuy lúc ấy tôi còn quá nhỏ, chẳng có chút ký ức nào, nhưng mỗi khi mẹ nhắc đến quãng thời gian ấy, bà lại khóc, bà nói bà không chăm sóc vẹn toàn được cho tôi, để tôi chịu khổ. Lúc sinh ra đến mấy năm sau đó thậm chí tôi còn không được nằm trên giường, may là từ nhỏ tôi đã khỏe mạnh, chẳng bệnh tật gì, chỉ ăn cháo trắng với bánh quẩy mà cũng có thể lớn lên trắng trẻo mập mạp. Thỉnh thoảng sau này mẹ nhớ đến, sẽ nói, Niệm Phi nhà mình đúng là giỏi nhất.
Lúc mẹ vừa đến Phù Châu, bà ở trong một nhà ngang ở hẻm Thạch Lều. Tòa nhà cũ kỹ hơn hai mươi năm, xập xệ và xuống cấp. ở giữa có một cái giếng trời,nhìn từ dưới lên sẽ thấy mọi người phơi đầy quần áo sặc sỡ đủ màu ra ban công như những lá cờ phướn. Mỗi tầng lầu, năm sáu căn phòng sử dụng chung bếp và phòng vệ sinh. Lúc tắm thì tự mình đi hứng nước, sau đó xếp hàng một hai ba bốn. Lúc ấy trong tầng của tôi có đến sáu bảy đứa con nít xêm tuổi nhau, ngày nào đi học về cũng xắn tay áo lên đánh thủy trận, chơi đến sáu giờ chiều thì hò nhau ra chỗ bác gái bán hàng ăn ở đầu hẻm, năn nỉ ỉ ôi bác cho mở TV xem phim hoạt hình Vịt Donald.
Đầu đàn của đám trẻ chúng tôi là anh Trương Nguyên, tiếp đó là anh Quách Nhất Thần, tôi đã quên mất lúc nhỏ anh Trương Nguyên trông như thế nào, chỉ nhớ mặt mày anh ấy lúc nào cũng cau có như ai cũng thiếu nợ anh vài ngàn đồng. Anh là thủ lĩnh được cả bọn chúng tôi hết sức nể phục.
Căn hộ nhà anh Trương Nguyên đối diện căn của tôi, hai mẹ con tôi luôn được nhà anh ấy giúp đỡ rất nhiều. Bố mẹ Trương Nguyên là một cặp vợ chồng cũng được coi là khá kỳ lạ. Mẹ Trương Nguyên là công nhân nhà máy dệt, cao to vạm vỡ, một mình mình có thể vác bình gas khiêng cầu thang bộ từ dưới đất lên lầu bốn mà chẳng hụt hơi, nói chuyện giọng sang sảng, và khét tiếng xa gần dữ như Dạ Xoa. Còn bố Trương Nguyên thì trái ngược hoàn toàn, ông là người rất nhẹ nhàng tao nhã, nói chuyện cũng mềm mỏng, hai bàn tay trắng muốt mềm mại, ở nhà chẳng bao giờ làm việc nặng nhọc, đứng cạnh mẹ Trương Nguyên cứ như một con chim nhỏ nép vào người bà.
Tôi còn nhớ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi không nói chuyện với bất kỳ hộ nhà nào trong khu nhà ngang đó, trừ mỗi bố mẹ Trương Nguyên. Có một buổi sáng sớm, tôi ra ngoài đi vệ sinh, ngang qua lan can chỗ chúng tôi phơi áo tôi ngửi thấy một mùi hôi thối nồng nặc. Tôi quay lại. Trời ạ, có kẻ nào đó đã bôi trét phân và nước tiểu lên quần áo của nhà tôi! Tôi căm phẫn gọi mẹ ra xem, chẳng ngờ đâu mẹ lại ngồi sụp xuống đất khóc nức nở. Tôi chẳng hiểu vì sao lại như thế. Tiếp đó mẹ Trương Nguyên nghe tiếng khóc chạy ra, thấy chuyện như thế thì đỡ mẹ vào nhà, rồi ra lan can, ngửa mặt lên giếng trời chửi bới, chẳng biết chửi ai nhưng giọng vang cả tòa nhà, ai cũng nghe được. Vụ việc này lúc ấy tôi vẫn còn rất mơ hồ, không biết tại sao lại có người đối xử với mẹ như vậy, mãi cho đến khi tôi gặp Bạch Đoạn.
Tôi với Bạch Đoạn, xét theo một khía cạnh nào đó, thì cũng có thể gọi là thanh mai trúc mã. Nhưng mà đoạn ký ức ban đầu khi còn nhỏ giữa tôi với anh thì không gọi là tươi đẹp lắm.
Là con trai của một tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, ở trong đại viện quân khu, cuộc sống từ nhỏ của Bạch Đoạn đã khác hẳn với tôi. Anh sống trong một biệt thự to lớn, có lính vệ binh đi tới đi lui, rất ngầu và hoành tráng, khác hẳn với cái tòa nhà ngang xập xệ xiêu vẹo của chúng tôi chỉ cách có nửa con phố gần đó.
Bạch Đoạn trạc tuổi Trương Nguyên, tức là lớn hơn tôi mấy tuổi. Lần đầu gặp anh khi anh đã học tiểu học, mà lại còn là ông trùm con của cả đại viện quân đội khi đó nữa. Trong trí nhớ của tôi, Bạch Đoạn luôn mặc một chiếc áo khoác màu xanh lam nhạt, tay áo phồng, chân mang giày da đánh bóng sáng loáng, tay cầm một chiếc kẹo mút hay một cái bánh ngọt, tổ hợp hoàn chỉnh của những đứa trẻ con nhà giàu, nhìn rất bắt mắt.
Từ nhỏ Bạch Đoạn đã đẹp đến chao đảo đất trời, mắt to tròn sáng long lanh, mái tóc đen mượt, sống mũi thẳng, môi mỏng nhưng khi cười lại chúm chím trông rất xinh. Nhưng lúc ấy tôi còn quá nhỏ để bị vẻ đẹp hình thể của anh thu hút, tôi bị hấp dẫn bởi mấy món của ngon vật lạ trên tay anh ấy hơn. À lâu lâu còn có cả mấy mô hình transformer của anh mà bọn con nít thời ấy thèm rỏ dãi nữa.
Những đứa nhỏ “đệ tử” của Bạch Đoạn khi đó tôi vẫn còn nhớ rõ tên, có Lưu Triệu Thanh, Thẩm Vĩ, Đổng Hi và vài người nữa. Từ một nguyên nhân nào đó chẳng rõ mà bọn trẻ ở đại viện quân khu và lũ con nít ở khu nhà ngang bọn tôi luôn không ưa nhau, đánh nhau xảy ra như cơm bữa đã bao đời. Đến thế hệ mà Trương Nguyên và Bạch Đoạn làm thủ lĩnh hai phe, “cuộc chiến” này càng bạo lực hơn.
Bọn trẻ ở nhà ngang chúng tôi, ngoài đánh thủy trận, thì lạc thú lớn nhất chính là chạy đến đại viện ném đá hoặc những túi nước vào cổng, có khi còn tiểu vào bao nilon cột lại rồi ném vào đó luôn, cũng chẳng cần biết trúng ai, ném vào mà nghe có người chửi thì đắc ý cười ha ha bỏ chạy.
Khi đó thủ đoạn của bên Bạch Đoạn cũng chẳng vừa gì, bên đó sẽ lấy giấy thiếc ấn vào những đồng tiền xu để tạo hình, rồi giả vờ đánh rơi miếng giấy thiếc xuống đất. Bọn trẻ nghèo như chúng tôi sẽ tưởng là tiền mà chạy đến nhặt, lúc đó thì bọn trẻ ở đại viện sẽ nhào ra chế nhạo. Lần nào cũng vậy, bọn trẻ nhà ngang sẽ thẹn quá hóa giận mà đánh nhau, cũng chỉ là những tiểu lâu la đánh nhau mà thôi, nếu việc căng quá thì “thủ lĩnh” hai bên mới tự mình lên “sân khấu”.
Tôi vẫn còn nhớ rõ mỗi lần Trương Nguyên và Bạch Đoạn đích thân lên “sân khấu” thì chẳng khác gì xã hội đen là bao. Trương Nguyên thì luôn hếch mặt ngước cằm, trước khi đánh nhau còn có động tác cởi khăn quàng đỏ rất ngầu, làm những đứa nhỏ chưa vào đội, chưa có khăn đeo hâm mộ muốn chết. Mà Bạch Đoạn trông thì trắng trẻo dễ thương, nhưng đánh nhau thì cũng tàn nhẫn chẳng ai bằng, lại còn chẳng đi tay không cứ thích cầm theo vũ khí. Có một lần anh trộm của bố anh một cái vỏ kiếm Nhật, cầm rượt Trương Nguyên chạy hai con phố.
Xích mích giữa bọn trẻ nhà ngang và đại viện quân đội lên đến đỉnh điểm vào năm tôi được năm tuổi rưỡi. Mùa hè năm ấy hai phe con nít chúng tôi đã lâu không có trận gây gổ nào, cả bọn trẻ nhà ngang rủ nhau xách phao bơi theo Trương Nguyên đến hồ bơi chơi, đi được nửa đường thì gặp ngay phải nhóm của Bạch Đoạn, Lưu Triệu Thanh cũng đến bể bơi. Trương Nguyên với Bạch Đoạn không hẹn mà cùng ăn ý hừ một cái rõ to trong mũi, thế là cả hai phe chúng tôi cũng bắt chước hừ theo một cái, rồi cả hai đường ai nấy đi, chỉ là cùng tiến đến bể bơi.
Mua vé vào bể bơi, chúng tôi để phao bơi cạnh bờ rồi vào trong phòng thay quần bơi. Lúc ấy tôi cũng không để ý bên Bạch Đoạn đang làm gì, lúc từ phòng thay đồ ra, tôi phát hiện phao bơi của tôi đã biến mất. Những cái phao khác của nhóm Trương Nguyên còn nguyên, chỉ mỗi cái phao bơi in Bạch Tuyết và bảy chú lùn của tôi thì không cánh mà bay. Lúc ấy tôi không còn muốn tắm nữa, khóc hu hu mà mách với anh Trương Nguyên. Anh ấy nghe xong thì chẳng nói chẳng rằng hùng hổ nhảy xuống bể bơi tìm Bạch Đoạn: “Bạch Đoạn! Mày giấu phao bơi của Hạ Niệm Phi ở đâu rồi?”
Bạch Đoạn ngâm mình trong nước, lạnh lùng trả lời: “Nói nhảm nhí gì đó, ai giấu đồ của tụi mày?”
“Phao bơi của bọn tao vừa đặt cạnh hồ bơi, thay đồ ra thì không thấy nữa, bọn mày không giấu thì ai giấu?”
“Không biết!” Bạch Đoạn nghiêng người qua một bên, gợn lên một vài sóng nước trên mặt hồ: “Đồ mình không giữ, mất rồi đi đổ thừa người khác?”, nói xong anh còn tặng cho Trương Nguyên thêm một cái nhìn khinh khỉnh.
“Không phải mày thật à?” Trương Nguyên bán tín bán nghi. Lúc này Quách Nhất Thần bên bọn tôi tinh mắt, nhìn thấy Lưu Triệu Thanh, lập tức rống lên: “Lưu mập! Tụi mày làm cái trò gì đó hả?”
Tôi quay đầu lại, thấy Lưu Triệu Thanh và Thẩm Vĩ đang ở phía sau phòng thay đồ, hăng hái giẫm đạp lên phao bơi của tôi, vừa giẫm vừa cười, cái phao vốn dĩ căng phồng giờ bị đạp bẹp dúm, hình in công chúa Bạch Tuyết cũng bị tróc ra hết. Tôi cảm thấy nóng cả người vì giận, vọt lên từ dưới bể bơi chạy đến đẩy mạnh Lưu Triệu Thanh cao hơn tôi cả một cái đầu: “Mấy anh làm gì vậy!! Sao lai giẫm phao bơi của em?!”
Lưu Triệu Thanh bị tôi đẩy bất ngờ, thụt lùi về sau mấy bước nhưng nhanh chóng sấn tới lại: “Tao thích giẫm đó thì sao?”
Tôi nhìn phao bơi nhăn nhúm trên mặt đất, siết chặt nắm đấm vung lên mặt Lưu Triệu Thanh. Lúc đó tôi còn nhỏ quá, tay cũng chẳng có bao nhiêu lực, đánh hắn ta chắc cũng chẳng đau gì đâu, nhưng đây chắc chắn là một tín hiệu khai chiến, Quách Nhất Thần nhanh chúng gọi hết đám trẻ nhà ngang bọn tôi ùa về đây. Trương Nguyên và Bạch Đoạn còn đang ngâm mình trong nước, thấy bọn tôi bu đen bu đỏ thì nhanh chóng chạy lên bờ. Lúc hai anh ấy vạch đám đông ra thì tôi đã bị Lưu Triệu Thanh, vốn to và khỏe hơn, áp ở dưới đất đánh túi bụi, một vài đứa trẻ bên nhà ngang thì nhào lên người Lưu Triệu Thanh cào cắn. Nói tóm lại, tôi ở lớp chót, bị một đống người đè lên, không giơ tay nhấc chân được gì cả, thứ còn hoạt động được chỉ có cái miệng. Lúc ấy tôi chửi rủa Lưu Triệu Thanh cái gì cũng chẳng nhớ rõ, nhưng mà ắt hẳn đủ để chọc hắn ta nổi khùng. Tôi nhớ rõ hắn vừa đấm vào mặt tôi vừa chửi: “Mày còn dám vênh vang hả, thằng con hoang!”
—
(*) Nhà ngang: (筒子楼– đồng tử lâu): một loại kiến trúc chung cư Trung Quốc từ những năm 8-90, thường dành cho tầng lớp nghèo ở, có 3 – 6 tầng và không có thang máy. Các phòng liền kề đường đi, thường có kết cấu dưới 20m2, không có nhà vệ sinh, phòng tắm hay phòng bếp riêng.
//
./.
Bình luận facebook