Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 334
Tháng giêng năm Kiến An thứ mười ba ( 200 ) Hán Hiến Đế.
Điền Dự hạ Bạch Mã, Trương Yến đánh chiếm Duyên Tân. Toàn Tông, Hạ Tề dẫn sáu trăm tàn quân dưới sự tiếp ứng của thuỷ quân Tưởng Khâm rút lui ra biển.
Đại tướng Tây Lương Cao Thuận thống lĩnh mười vạn đại quân ( năm vạn quân truân điền tinh nhuệ, ba van thiết kỵ Tây Lương, hai vạn hàng quân Hà Bắc của Viên Đàm ) làm tả lộ, rời Nhữ Nam tấn công ải Thanh Ngưu. Phương Duyệt thống lĩnh mười vạn đại quân làm hữu lộ rời Sơn Dương tấn công Bành Thành. Mã Dược tự mình dẫn hai mươi vạn đại quân kỵ bộ làm trung lộ, vượt qua Tiếu quận, Phái Quốc, khí thế hung hăng uy hiếp Thọ Xuân.
Thái Sử Từ ngạo nghễ đứng nghiêm trên lâu thành. Hắn quay đầu nhìn lại sau. Một Bành Thành vốn phồn hoa náo nhiệt lúc này đã trở thành một toà thành trống rỗng.
Từ cuối năm ngoái, dân chúng ba quân Bành Thành, Đông Hải, Lang Nha ở phía bắc sông Hoài đã bị ép buộc di chuyển vào Hoài Nam. Đột nhiên trong lúc này Thái Sử Từ cười nhạt. Hắn thầm nghĩ: cứ coi như quân Lương có thể đánh chiếm ba quận Hoài Bắc của Từ Châu thì chúng cũng chỉ chiếm được một vùng đất khô cằn sỏi đá mà thôi. Chúng sẽ không thể tìm được một hạt lương thực nào ở trong vùng Hoài Bắc.
Tiếng bước chân dồn dập vang lên, một tên tiểu giáo quân Ngô vội vã chạy lên lâu thành bẩm báo với Thái Sử Từ: "Tướng quân, phía bắc ba mươi dặm phát hiện quân Lương".
"Cuối cùng chúng đã tới" Thái Sử Từ gật đầu, đột nhiên hắn quát to: "Truyền lệnh phóng hoả. Toàn quân rút về hướng Hoài Nam".
Thái Sử Từ vừa ra lệnh, quân Ngô sớm chờ đợi lâu ngày trong thành đã lập tức phóng hoả. Khi tướng tiên phong của hữu lộ quân Lương là Mã Đại chỉ huy hai vạn quân kỵ binh đánh giết tới Bành Thành thì cả toà thành đã sớm hoá thành tro bụi. Tiếu quận cũng sớm bị một trận lửa thiêu cháy thành tro bụi.
Mã Dược được Giả Hủ, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc mấy người hộ tống giục ngựa đi vào trong thành lúc này đã rơi vào cảnh tượng hoang tàn. Hiện lên trước mắt mọi người chỉ là mặt đất bị đốt cháy đen và những đống đổ nát.
"Chúa công" Giả Hủ lo lắng nhìn Mã Dược nói: "Đây là sách lược đất khô cằn, vườn không nhà trống".
Mã Dược gõ roi ngựa vào yên ngựa theo bản năng. Hắn ngửa mặt lên trười cười to nói: "Ha ha ha, xem ra thằng nhãi Tôn Quyền này đã tiến bộ nhiều, lại có thể học được cách cưỡng ép di dời dân cư. Nhưng điều này lại là con dao hai lưỡi. Xét một cách lâu dài, di rời một lượng lớn dân cư có thể nang cao tiềm lực chiến lược của Giang Đông nhưng sắp tới nó cũng sẽ mang tới cho Đông Ngô một gánh nặng hậu cần trầm trọng. Đông Ngô có nhiều lương thảo để chu cấp cho những dân chúng di rời về nam sao?"
"Hiểu rồi" Giả Hủ ở bên cạnh đột nhiên kích động, thở dài một tiếng nói: "Quả thực không hổ là Chu Du".
Mã Dược giật mình, hắn quay đầu lại hỏi Giả Hủ: "Văn Hoà hiểu cái gì?'
Giả Hủ nói: "Sách lược phòng thủ của Chu Du".
'Hả?" Mã Dược vội la lên: "Văn Hoà hãy mau nói ra".
Giả Hủ nói: "Viên Thượng, Viên Đàm là chướng ngại vật ngăn cản thứ nhất của Chu Du, lợi dụng thời cơ quân ta đánh Hà Bắc và Trung Nguyên di chuyển tất cả dân chúng các quận Nhữ Nam, Tiếu Quận và Từ Châu về Hoài Nam. Cuối cùng dù Viên Thượng, Viên Đàm không chiến mà hàng nhưng Toàn Tông, Hạ Tề tử thủ ở Bạch Mã, Duyên Tân đã thành công trong việc ngăn cản đại quân của chúa công xuôi nam vì vậy bước đầu trong kế hoạch của Chu Du đã thành công".
Mã Dược nói: "Sau đó thì sao?"
Giả Hủ nói: "Sau đó quân Ngô sẽ rút lui toàn diện về Hoài Nam, chuẩn bị quyết chiến cùng quân ta ở Hoài Nam".
"Quyết chiến cùng quân ta ở Hoài Nam sao?" Trong mắt Mã Dược chợt loé hàn quang, hắn trầm giọng nói: "Văn Hoà nói, Tôn Quyền và Chu Du quyết định từ bỏ vùng đất rộng lớn ở phía bắc sông Hoài sao?
Giả Hủ nói: "Địa hình vùng Hoài Bắc là bình nguyên, có lợi cho kỵ binh cơ động. Hoài Nam sông nước chằng chịt, uy lực của thiết kỵ Mạc Bắc bị giảm đi rất nhiều, trong khi đó thuỷ quân Đông Ngô lại như cá gặp nước, uy lực tăng lên gấp bội. Thuỷ quân Cẩm Phàm của Cam Ninh tướng quân chỉ có năm ngàn người, rõ ràng ở vào thế thua kém hơn rất nhiều so với mấy vạn thuỷ quân của Đông Ngô, chỉ e là rất khó phát huy tác dụng".
Lý Túc nói: "Như vậy quân Ngô có thể bù đắp được rất nhiều sự thua sút về binh lực so với quân ta".
Lỗ Túc nói: "Tại hạ cho rằng rất cần thiết phải nhắc nhở Thừa tướng một câu: tốt nhất là phải kết thúc chiến tranh trước tháng sáu".
"Đa tạ Tử Kính nhắc nhở" Mã Dược gật đầu nói: "Cô hiểu tướng sĩ quân Lương phần lớn là người phương bắc. Người phương bắc rất khó quen với thời tiết mưa dầm của phương nam. Một khi chiến sự kéo dài tới tháng sáu mà vẫn không thể kết thúc, trong quân rất có khả năng sẽ phát sinh ra bệnh dịch lớn ( ở vùng đất phương nam thường xuyên có bệnh dịch phát sinh vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Ở thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh thì cảm cúm cũng là căn bệnh trí mạng, khi bộc phát quy mô lớn trong quân đội thì tính huỷ diệt càng cao)
Thái Sử Từ ôm quyền nhìn Chu Du nói: "Đại đô đốc, dân chúng ba quận Tiếu Quận, Nhữ Nam, Hoài Bắc đã di chuyển toàn bộ tới Hoài Nam, toàn bộ nhân khẩu có hơn ba trăm sáu mươi chín vạn người".
"Hay" Chu Du gật đầu nói: "Thái Sử Từ tướng quân đã chịu khổ rồi. Hãy đi nghỉ ngơi đi".
"Mạt tướng cáo lui".
Thái Sử Từ chắp tai thi lễ rồi hắn quay người rời khỏi trướng.
"Đại đô đốc" Thái Sử Từ vừa mới rời đi, Tạ Tinh, người chịu trách nhiệm thu thập tin tức tình báo, dáng vẻ mệt mỏi, bụi bặm bước nhanh vào trướng, nhìn Chu Du nói: "Đã tìm hiểu được hướng di chuyển của quân Lương rồi".
"Hả?" Chu Du vội vàng la lên: "Mau nói".
Tạ Tinh thở hổn hển nói: "Tổng cộng binh lực của Mã đồ phu từ bốn mươi tới năm mươi vạn quân. Trong đó Cao Thuận thống lĩnh mười vạn đại quân làm tả lộ tấn công ải Thanh Ngưu. Phương Duyệt thống lĩnh hơn mười vạn đại quân làm hữu lộ tấn công Từ Châu. Mã đồ phu tự mình xuất lĩnh hơn hai mươi vạn đại quân kỵ binh làm trung lộ tiến thẳng tới Thọ Xuân. Hiện tại đại quân vừa mới qua Tiếu Quận. Còn nữa mười vạn đại quân do Từ Hoảng chỉ huy hình như đã lui về Nam Dương".
"A a, được đó" Từ Thứ ở bên cạnh mỉm cười nói: "Cuối cùng Mã đồ phu vẫn không dám xem thường Tào Tháo".
Lão tướng Hoàng Cái trầm giọng nói: "Thế nhưng ba lộ đại quân của Mã đồ phu, Cao Thuận, Phương Duyệt kia vẫn rất khó đối phó. Tổng cộng lại cũng vẫn khoảng bốn, năm mươi vạn đại quân, vẫn gấp hơn sáu lần quân ta".
"Dụng tâm của Mã đồ phu rất rõ ràng" Lữ Mông nhìn Chu Du rồi phân tích: "Hắn tự mình dẫn hơn hai mươi vạn đại quân uy hiếp Thọ Xuân hiển nhiên là muốn thu hút chủ lực của quân ta tập trung ở Thọ Xuân sau đó hắn cho Cao Thuận, Phương Duyệt chia làm hai đường tấn công ải Thanh Ngưu, Từ Châu. Ý đồ là đột phá từ hai cánh sau đó vu hồi đánh Thọ Xuân, cuối cùng là hình thành thế bao vây ba mặt cùng tấn công Thọ Xuân".
"Đúng là binh nhiều cũng có lợi" Hoàng Cái thở dài nói: "Mã đồ phu nhiều binh, không kiêng kỵ chia binh ra nhưng quân ta ít, chỉ có thể tập trung tập trung binh lực tử thủ mấy địa điểm chiến lược. Ở Hoài Âm bên kia tuy có sông Hoài, hồ Hồng Trạch, hồ Bạch Mã ngăn cản, lại có thuỷ quân kiềm chế nhưng chiến tuyến phòng thủ thực sự quá dài. Nếu chỉ dựa vào tám ngàn tinh binh của Tam tướng quân ( Tôn Dực ) thì chỉ e rất khó ngăn cản mười mấy vạn đại quân của Phương Duyệt".
Lữ Mông nói: "Điều đáng ngại nhất kỳ thật lại chính là ải Thanh Ngưu. Mặc dù địa thế ải Thanh Ngưu hiểm yếu, lại có Thiếu tướng quân Lăng Thống chỉ huy năm ngàn tinh binh trấn thủ nhưng đối thủ chính là danh tướng Tây Lương Cao Thuận cùng mười mấy vạn tinh binh. Cao Thuận thân kinh bách chiến, chưa từng thất bại. Ba ngàn tướng sĩ Hãm Trận doanh cực kỳ sắc bén, dũng mãnh, mỗi lần tấn công không bao giờ thất bại. Rất lợi hại".
'Các vị tướng quân cũng không cần phải lo âu. Bản Đại đô đốc đã sớm có sách lược vẹn toàn" Chu Du cao giọng nói: "Mã đồ phu không đến thì thôi, còn nếu hắn thật sự dám dẫn bốn mươi vạn đại quân tới tấn công, tất sẽ chết không có chỗ chôn".
Mã Dược nhìn Giả Hủ nói: "Văn Hoà, việc Chu Du mạnh mẽ cưỡng ép dân chúng Hoài Bắc di chuyển tới Hoài Nam hình như không có quan hệ gì tới chuyện quyết chiến của quân đội hai bên".
"Không, lần này Chu Du có thâm ý khác" Giả Hủ trầm giọng nói: "Chu Du tuyệt đối không đặt tất cả hy vọng chiến thắng lên toàn bộ đại quân Đông Ngô chưa tới bảy vạn của hắn. Hắn nhất định có sắp đặt khác. Nếu như Hủ đoán không sai, việc sắp xếp này có quan hệ tới việc di chuyển mấy trăm vạn dân chúng vào vùng Hoài Nam. Chúa công, trong mấy trăm vạn dân chúng chuyển về nam này ít nhất cũng có một trăm vạn trai tráng khoẻ mạnh".
"Trên một trăm vạn trai tráng khoẻ mạnh sao?"Mã Dược giật mình rồi hắn nghiêm nghị nói: "Cô có hiểu đôi chút rồi".
Lưu Diệp nhìn Tào Tháo nói: "Chúa công, mật thám cấp báo, mười vạn đại quân của Từ Hoảng đã quay lại Nam Dương".
"Chuyện này cũng nằm trong dự liệu của Cô" Tào Tháo gật đầu hỏi Lưu Diệp: "Chiến sự Hoài Nam tiến triển như thế nào rồi?'
Lưu Diệp nói: "Hướng phát triển tiếp theo của quân Lương vẫn chưa có thông tin cụ thể nhưng từ itn tức tình báo lúc rước cũng có thể phân tích ra hơn mười vạn đại quân của Mã đồ phu đã tiến vào Hoài Nam từ hơn hai tháng trước".
Thào Tháo nói: "Nói cách khác cuộc chiến Hoài Nam đã như tên ở trên dây, không thể không diễn ra sao?"
Lưu Diệp nói: "Nhất định là như vậy".
"Ha ha ha" Tào Tháo ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng, hắn lạnh lùng nói: "Hơn mười vạn đại quân của Mã đồ phu đã bị quân Ngô kiềm chế ở Hoài Nam. Thời cơ tốt nhất vào Xuyên đã tới rồi".
Bàng Thống nói: "Nếu chúa công muốn lấy Tây Xuyên, nhất định phải cử một viên Đại tướng trấn thủ Tương Dương".
Tào Tháo nói: "Sĩ Nguyên nghĩ rằng ai có thể trấn thủ Tương Dương?"
Bàng Thống nói: "Ngoài Trương Liêu tướng quân thì không có ai có thể đảm đương trách nhiệm".
"Ừ" Tào Tháo gật đầu, quát to: "Trương Liêu, Văn Sính, Nguỵ Diên nghe lệnh".
Trương Liêu, Văn Sinh, Nguỵ Diên ba tướng bước ra khỏi hàng, ôm quyền, cao giọng nói: "Có mạt tướng".
Tào Tháo nói: "Trương Liêu làm chủ tướng. Văn Sinh, Nguỵ Diên làm phó tướng, chỉ huy hai vạn quân trấn thủ Tương Dương".
"Mạt tướng tuân lệnh".
Ba tướng Trương Liêu trả lời rời đi.
Tào Tháo đứng dậy, ánh mắt hắn nhìn lướt qua các tướng lĩnh còn lại, quát to: "Các vị tướng quân còn lại hãy chỉ huy binh mã bản bộ theo Cô phạt Xuyên".
"Tuân lệnh".
Các chư tướng ầm ầm trả lời.
Tháng hai, năm Kiến An thứ mười hai, Hán Hiến Đế ( năm 200 )
Thừa dịp đại quân Tây Lương đang giao tranh ác liệt với quân Đông Ngô ở Hoài Nam, Tào Tháo lệnh Trương Liêu trấn thủ Tương Dương, Văn Sính trấn thủ Phàn Thành, Nguỵ Diên trấn thủ Tân Dã cùng với Tương Dương làm thành thế hỗ trợ lẫn nhau chống cự mười vạn quân Xuyên của Từ Hoảng. Sau khi tất cả mọi việc được sắp đặt ổn thoả, Tào Tháo khởi ba vạn quân Kinh Châu tinh nhuệ mưu lấy Tây Xuyên. Thái Thú Vĩnh An là Trương Tú vội vàng cử danh tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm dẫn ba vạn đại quân ra Ngư Phúc Phổ hạ trại, chuẩn bị tử thủ.
Trương Nhiệm trong trang phục quân đội ngồi trước án. Ngô Lan, Lôi Đồng, Trương Dực, Trương Nghi, bốn tướng ngồi hai bên.
Trước quân doanh không xa chính là dòng Trường Giang đang cuồn cuộn chảy về đông. Nước sông vùng này vừa sâu vừa chảy xiết, rất nhiều vùng nước xoáy. Hai bên bờ sông dựng thẳng đứng. Người Thục cổ đục một con đường núi trên vách núi, uốn lượn trong mấy trắng. Cảnh tượng hiểm trở này nhìn từ xa đủ làm người khác choáng váng chứ đừng nói tới hành quân qua đó.
Trương Nhiêm quan sát bản đồ trên án hồi lâu rồi hắn đột nhiên ngẩng đầu quát to: "Lôi Đồng".
Lôi Đồng bước ra, ôm quyền đáp: "Có mạt tướng".
Trương Nhiệm hỏi: "Bản tướng quân lệnh cho người chuẩn bị vật dẫn lửa, đã chuẩn bị xong chưa?"
"Bẩm tướng quân" Lôi Đồng trả lời: "Tất cả những vật dẫn lửa như tướng quân phân phó: dầu lửa, củi khô, than đá đều đã chuận bị đầy đủ".
"Ừ" Trương Nhiệm gật đầu, hắn tiếp tục phân công Ngô Lan: "Ngô Lan, bắt đầu từ hôm nay cắt đứt đường núi, không cho phép bất kỳ ai, thương đội nào đi qua. Ở các bến sông đều phải phái binh lính canh giữ. Trên ặmt sông cũng phái quân tuần tra. Cấm tất cả thuyền bè qua lại trên sông. Nếu phát hiện bất kỳ kẻ nào nói giọng Kinh Tương đều coi là gian tế, bêu đầu ngay tại chỗ".
Ngô Lan chắp tay nói: "Mạt tướng lĩnh mệnh".
Trương Nhiệm suy nghĩ một lát rồi nói: "Trương Dực nghe lệnh".
Trương Dực bước ra đáp: "Có mạt tướng".
Trương Nhiệm nói: "Hãy lựa chọn ba mươi tên tinh binh Ba Đông, mặc giả trang như tiều phu, thợ săn địa phương, mai phục trong vùng Di Lăng, giám sát chặt chẽ hướng di chuyển của quân Tào, có bất kỳ phát hiện nào phải lập tức bẩm báo".
"Mạt tướng tuân lệnh".
Trương Dực trả lời, lĩnh mệnh rời đi.
Ba ngày trước đó quân Tào cũng đã hành quân tới hạ trại ở đây.
Trên một ngọn núi cao hiểm trở bên bờ Giang Tả, Tào Tháo, Bàng Thống được các tướng Tào Hưu, Tào Hồng, Tàng Phách, Trương Cáp, Hoàng Trung hộ tống đang đứng quan sát địa hình. Đứng từ trên đỉnh núi thì thấy cả một vùng núi non trùng điệp giống như bị Quỷ Phủ thần công chém đứt thành hai nửa ở giữa. Dòng Trường Giang từ trên vách núi cao ngàn trượng đổ xuống xuyên qua đó.
"Địa thế nơi này quả thực rất hiểm trở" Tào Hồng dùng tay lau sương mù trên mặt, hắn trầm giọng nói: "Quân Xuyên chỉ cần phái một chi tinh binh trấn thủ đường núi thì quân ta không thể tiến lên nửa bước. Đây quả thực là một người giữ ải, vạn người không thể qua".
Tào Tháo mặc nhiên ông nhận, hắn lên tiếng hỏi: "Ngoại trừ con đường núi hiểm trở này, không biết có còn con đường nào đi vào Tây Xuyên không?"
Bàng Thống lắc đầu nói: "Theo như thuộc hạ biết, ngoại trừ con đường núi này thì không còn con đường nào khác".
Tào Hồng cau mày nói: "Nói như vậy thì quân ta ngoại trừ cường công ra thì không còn cách nào khác sao?"
Bàng Thống nói: "Thiếu tướng quân cũng không cần quá lo lắng. Đường núi kia hiểm trở khó đi tất nhiên bất lợi cho quân ta tấn công nhưng cũng bất lợi cho việc phòng thủ của quân Xuyên. Quân ta chỉ cần phái một toán quân tinh nhuệ, thân kinh bách chiến làm tiên phong, dùng chiến thuật tiến lên từng bước tấn công mạnh mẽ là có thể đẩy lùi quân Xuyên lui về Ngư Phúc Phổ. Qua Ngư Phúc Phổ chính là bình nguyên Xuyên Trung bằng phẳng".
Trên một vách núi cách đó một ngàn bước.
Trương Dực đang giả dạng thợ săn ẩn nấp sau một mỏm núi đá, thò ra nửa đầu, hắn trợn tròn mắt, không chớp nhìn chằm chằm vào mấy người Tào Tháo ở phía trước. Một tên lính giả dạng làm tiều phu nhô nửa người lên ở sau Trương Dực, hắn lên tiếng hỏi Trương Dực: "Tướng quân, người mặc áo bào đỏ ở phía trước kia hình như là Đại tướng. Có cần phải bắn lén một mũi tên hay không? Nếu có thể dùng một mũi tên bắn chết là lập đại công".
Tên binh lính khác phụ hoạ theo: "Đúng vậy. Cứ theo quân luật Tây Lương, chỉ cần bắn chết một viên Đại tướng địch quân là có thể được phong tướng quân" Tên lính vừa nói xong, hai mươi mấy tên lính phía sau Trương Dực đều dục dịch đứng dậy như thể chức tướng quân, ruộng tốt, nhà cao cửa rộng, thê thiếp xinh đẹp đang vẫy chào bọn chúng.
"Không được, vách núi hai bên trụi lủi, nếu đi ra nhất định sẽ bị phát hiện" Trương Dực lắc đầu nói: "Hơn nữa người trên núi dù chỉ có bảy, tám người rất dễ đối phó nhưng chẳng lẽ các ngươi không phát hiện ra phía sau chúng ba mươi bước có hơn một trăm người sao? Nếu chúng ta cứ lỗ mãng hành động, chỉ e chúng ta chưa tới trước mặt những người đó, chúng ta đã bị hơn một trăm tên lính đó bắn thành con nhím".
"Tướng quân, như vậy chẳng phải chúng ta đã bỏ qua một cơ hội rất đáng tiếc sao?" Tên lính đề nghị ban đầu kiên trì nói: "Có được hay không cũng nên thử một lần".
"Ừ" Trương Dực cau mày, trầm tư nói: "Để ta nghĩ đã".
"Tướng quân, những người đó hình như đang tiến tới chỗ chúng ta".
Trương Dực đang cau mày suy nghĩ thì một tên lính ở phía sau đột nhiên giơ tay chỉ. Trương Dực vội chăm chú quan sát thì thấy quả nhiên viên Đại tướng mặc áo bào đỏ và thư sinh mặc áo tím và mấy viên võ tướng đã đi xuống chân ngọn núi hiểm trở đó và đang đi tới vách núi nới mấy người Trương Dực đang ẩn nấp. Lúc này hơn một trăm tên lính dưới chân núi đã tản mát ra xung quanh. Trong số đó có hơn ba mươi tên đoạn hậu ở phía sau, hơn sáu mươi người còn lại đi trước mở đường, canh phòng rất nghiêm ngặt.
Trong lúc vô tình ánh mắt Trương Dực lướt qua một khối đá lớn cao bằng khoảng hai người, lập tức trong đầu hắn nảy ra một ý, hắn quay đầu lại ngoắc tay nói: "Tới đây".
Dưới vách đá, Tào Tháo, Bàng Thống vừa đi vừa nói chuyện. Tào Hưu, Tào Chân và các tướng lĩnh lẽo đẽo đi theo sau hai người. Cả nhóm người không hề hay biết cứ tiến lên trước. Sáu mươi tên thân binh quân Tào rất cảnh giác lục soát cẩn thận từng mỏm núi đá hai bên sơn đạo, từng bụi cây, thậm chí ngay cả hang núi nhỏ chỉ có thể cho một con báo ra vào cùng dùng trường thương đâm chọc một lúc lâu.
Nhưng tên thân binh quân Tào không ngờ trên vách núi cao hơn mười trượng trên đỉnh đầu chỉ để cho vượn khỉ leo trèo lại có người đang ẩn núp.
Đoàn người đang bước đi thì bất chợt trên đỉnh đầu có một âm thanh kinh thiên động địa. Mọi người kinh hãi ngẩng đầu thì thấy một bóng đen khổng lồ cùng với tiếng rít như sấm đang nhắm đầu Tào Tháo và Bàng Thống rơi xuống với khí thế Thái Sơn áp đỉnh.
"Nghĩa phụ cẩn thận!".
"Chúa công cẩn thận!".
Tào Chân và Tào Hưu là hai người ở gần Tào Tháo nhất. Cả hai cùng hét lên một tiếng rồi cùng nhảy tới ôm lấy Tào Tháo. Ba người kết thành một khối cùng lăn vào một hõm núi bên cạnh sơn đạo. Tào Hồng ở phía sau Tào Chân, Tào Hưu hai bước. Hắn thấy hai người đã cứu được Tào Tháo thì nhảy tới cứu Bàng Thống nhưng đã không kịp. Tào Hồng vừa mới ôm lấy Bàng Thống thì tảng đá khổng lồ đã ầm ầm rớt xuống.
Ba tướng Tàng Phách, Trương Cáp, Hoàng Trung ở phía sau mấy chục bước chỉ biết trơ mắt nhìn tảng đá khổng lồ nện trúng người Tào Hồng, Bàng Thống sau đó một tiếng nổ ầm vang phát ra, bụi mù bay đầy trời, còn có cả những mảnh đá vụn sắc bén bắn ra bốn phía. Tuy Tàng Phách võ nghệ cao cường nhưng vẫn không tránh kịp, bị mấy mảnh đá bắn vào mặt, lập tức máu tươi bắn ra như suối.
Ầm!
Trong lúc mọi người còn đang kinh hồn khiếp vía thì trên vách đá lại phát ra một âm thanh rền vang, một tảng đá lớn lại từ trên vách núi giáng xuống. Nhưng so với tảng đá ban đầu thì bé hơn rất nhiều. Ngay trong lúc đó Tàng Phách, Trương Cáp, Hoàng Trung cũng phát hiện ra bóng dáng của mấy người Trương Dực trên vách đá. Hoàng Trung tháo thiết thai cung trên lưng xuống nhanh như chớp. Hắn giương cung, lắp tên, lạnh lùng nói: "Hãy xem mỗ bắn xuyên qua cổ họng".
Hoàng Trung nói xong, tiếng "vù vù' vang lên, mũi tên sắc bén đã rời khỏi thiết thai cung nhanh như tia chớp bay lên trên vách núi.
Trên vách đá.
"Các huynh đệ, dùng sức ném".
Trương Dực giơ một tảng đá nặng hơn một trăm cân định ném xuống vách núi thì bất chợt tiếng rít chói tai từ dưới vách núi bay tới, hàn quang loé lên. Cổ họng Trương Dực đã bị một mũi tên sắc bén to bằng ngón tay cái xuyên qua. Một giọt máu mang theo hàn quang lấp lánh từ đầu mũi tên nhỏ xuống. Ánh nắng buổi chiều chiếu dọi làm phát ra một màu máu vô cùng thê lương.
Ầm!
Hai cánh tay Trương Dực mềm nhũn. Tảng đá đang giơ cao trên không trung rơi xuống, lăn lông lốc trên vách núi.
"Tướng quân!".
"Tướng quân!".
Mấy tên lính phía sau Trương Dực tiến lên định đỡ lấy người Trương Dực thì âm thanh thê lương như xe toạc không trung bay tới, ngay tức khác có hơn mười tên lính chết dưới những mũi tên của Hoàng Trung. Mấy tên binh lính còn lại hoảng sợ chạy trốn thì trượt chân ngã xuống vách núi, xương tan thịt nát. Lúc này Tàng Phách, Trương Cáp mới vội vàng tiến lên hất đống đá vụn ra, kéo ba người Tào Tháo, Tào Chân, Tào Hưu từ trong hõm núi ra.
Tào Tháo, Tào Chân không bị một vết thương nào nhưng Tào Hưu đã sớm tắt thở đi gặp Diêm Vương.
Sau khi ôm Tào Tháo, Tào Chân lăn vào hốc đá bên cạnh sơn đạo. Tào Hưu cố sức mở rộng hai tay với ý đồ dùng thân thể của hắn, đương nhiên không thể cứng rắn hơn những tảng đá, chống đỡ cho hai người Tào Tháo, Tào Chân. Cuối cùng tính mạng tuổi trẻ của hắn cũng bị cắt đứt. Một mảnh đá vụn sắc bén đã vô tình cắt đứt áo giáp trên lưng hắn, xé toạc lưng hắn.
Sau khi cứu Tào Tháo, Tào Chân lên, Tàng Phách, Trương Cáp lại cố sức moi hai người Bàng Thống, Tào Hồng từ đống đá vụn lên.
Đầu và phần thân thể từ eo trở lên của Tào Hồng đã bị đập nát vụn, phần thân thể từ eo trở xuống của hắn trong đó có hai chân nằm trong vũng máu vẫn còn không ngừng đung đưa, co quắp làm nổi bật lên vể cực kỳ tàn nhẫn, lạnh lùng của cái chết. Thân thể Bàng Thống từ phần eo trở xuống đã hoàn toàn biến mất nhưng như một kỳ tích, hắn vẫn chưa chết. Khi Tàng Phách, Trương Cáp moi hắn lên từ đống đá vụn, hắn vẫn có thể tỉnh táo nói chuyện.
"Nhị vị tướng quân" Bàng Thống số hết sức mình khoát tay áo nhìn Tàng Phách nói: "Tại hạ có chuyện muốn nói với chúa công".
Tàng Phách, Trương Cáp không dám chậm trễ, cả hai vội vàng đỡ Tào Tháo tới trước mặt Bàng Thống. Tào Tháo nhìn thấy Bàng Thống toàn thân đẫm máu, hạ thể bị đạp nát nhừ, dáng vẻ cực kỳ thê thảm thì không khỏi đau buồn nói: "Sĩ Nguyên".
"Chúa công" Bàng Thống cố hết sức cầm tay Tào Tháo nói: "Thống tài trí bình thường. May nhờ chúa công không chê mới uỷ thác trách nhiệm quân sư. Đáng tiếc trời không ủng hộ. Lần này bị tai nạn này chỉ e là không thể bày mưu kế cho chúa công nữa rồi".
Tào Tháo khóc nói: "Cô mất Sĩ Nguyên như tráng sĩ đứt mất cánh tay. Sau này còn ai có thể bày mưu, còn ai có thể bày mưu?"
"Chúa công không cần phải âu lo" Trên sắc mặt Bàng Thống hiên lên một tia rất khác thường, hắn nói tiếp: "Kinh Tương vốn là nơi rất nhiều kỳ sĩ. Những người tài học hơn Thống nhiều không kể xiết. Nay mệnh Thống không còn bao lâu nữa, Thống nguyện tiến cử cho chúa công bốn người bạn học".
'Hả?" Tào Tháo nôn nóng hỏi: "Không biết là người phương nào?"
Bàng Thống nói: "Người đầu tiên là họ Thôi, tên Trị, tên chữ là Chu Bình, vốn là con của Thái Uý Thôi Liệt. Sau này gia cảnh suy sụp liền chuyển tới Kinh Tương, bái gia thúc Bàng Đức Công làm thầy. Thôi Thái Uý cùng chúa công là bạn cố tri. Chu Bình luôn muốn góp sức cùng chúa công nhưng ngặt nỗi nghiệp học chưa thành. Lần trước việc Kinh Châu của Thống thực ra do Chu Bình uỷ thác tới trợ giúp chúa công".
Tào Tháo cảm khái nói: "Thì ra là con của cố nhân".
Bàng Thống lại nói: "Người thứ hai họ Mạnh, tên Kiến, tên chữ là Công Uy. Người thứ ba họ Thạch, tên Thao, tên chữ là Nghiễm Nguyên. Tài trí của hai người này cùng Thôi Trị đều hơn xa Thống, rất đáng được trọng dụng".
Tào Tháo nói: Người thứ ta là người ở đâu?"
Bàng Thống nói: "Người thứ tư họ Gia Cát, tên Lượng, tên chữ là Khổng Minh, vốn là người quận Lang Nha, Từ Châu. Ngay khi còn nhỏ đã theo phụ thân chạy loạn tới Kinh Châu, bái gia thúc làm môn hạ đã mười hai năm. Mặc dù năm nay Khổng Minh tuổi nhược quán nhưng tài cao như Quản Trọng, Nhạc Nghị, tài học hơn Thống gấp trăm lần. Thống vốn định sau khi phạt Xuyên sẽ tiến cử Khổng Minh với chúa công. Nhưng hiện tại xem ra là không thể".
Tào Tháo cau mày nói vẻ nghi ngờ: "Khổng Minh này quả thật có tài học như vậy sao?'
"Thống là người sắp chết, cần gì phải nói lời sằng bậy lừa gạt chúa công?" Bàng Thống nói một hồi, sắc hắn dần dần ảm đạm, giọng nói cũng trở nên rất khó khăn, hắn nói tiếp: "Sau khi Thống chết, bốn vị bạn học đó nhất định sẽ tới viếng tang. Thống có một kế làm cho bốn người bạn này cùng ra sức vì chúa công".
Tào Tháo nói: "Kế gì?"
Bàng Thống gom hết sức tàn cố thì thào mấy tiếng vào tai Tào Tháo. Tào Tháo nghe xong liên tục gật đầu khen: "Diệu kế, quả thực diệu kế".
Tào Tháo nói xong một lúc lâu không thấy Bàng Thống lên tiếng. Hắn vội quay đầu nhìn thì thấy thất khiếu Bàng Thống chảy máu, tắt thở từ lúc nào.
Điền Dự hạ Bạch Mã, Trương Yến đánh chiếm Duyên Tân. Toàn Tông, Hạ Tề dẫn sáu trăm tàn quân dưới sự tiếp ứng của thuỷ quân Tưởng Khâm rút lui ra biển.
Đại tướng Tây Lương Cao Thuận thống lĩnh mười vạn đại quân ( năm vạn quân truân điền tinh nhuệ, ba van thiết kỵ Tây Lương, hai vạn hàng quân Hà Bắc của Viên Đàm ) làm tả lộ, rời Nhữ Nam tấn công ải Thanh Ngưu. Phương Duyệt thống lĩnh mười vạn đại quân làm hữu lộ rời Sơn Dương tấn công Bành Thành. Mã Dược tự mình dẫn hai mươi vạn đại quân kỵ bộ làm trung lộ, vượt qua Tiếu quận, Phái Quốc, khí thế hung hăng uy hiếp Thọ Xuân.
Thái Sử Từ ngạo nghễ đứng nghiêm trên lâu thành. Hắn quay đầu nhìn lại sau. Một Bành Thành vốn phồn hoa náo nhiệt lúc này đã trở thành một toà thành trống rỗng.
Từ cuối năm ngoái, dân chúng ba quân Bành Thành, Đông Hải, Lang Nha ở phía bắc sông Hoài đã bị ép buộc di chuyển vào Hoài Nam. Đột nhiên trong lúc này Thái Sử Từ cười nhạt. Hắn thầm nghĩ: cứ coi như quân Lương có thể đánh chiếm ba quận Hoài Bắc của Từ Châu thì chúng cũng chỉ chiếm được một vùng đất khô cằn sỏi đá mà thôi. Chúng sẽ không thể tìm được một hạt lương thực nào ở trong vùng Hoài Bắc.
Tiếng bước chân dồn dập vang lên, một tên tiểu giáo quân Ngô vội vã chạy lên lâu thành bẩm báo với Thái Sử Từ: "Tướng quân, phía bắc ba mươi dặm phát hiện quân Lương".
"Cuối cùng chúng đã tới" Thái Sử Từ gật đầu, đột nhiên hắn quát to: "Truyền lệnh phóng hoả. Toàn quân rút về hướng Hoài Nam".
Thái Sử Từ vừa ra lệnh, quân Ngô sớm chờ đợi lâu ngày trong thành đã lập tức phóng hoả. Khi tướng tiên phong của hữu lộ quân Lương là Mã Đại chỉ huy hai vạn quân kỵ binh đánh giết tới Bành Thành thì cả toà thành đã sớm hoá thành tro bụi. Tiếu quận cũng sớm bị một trận lửa thiêu cháy thành tro bụi.
Mã Dược được Giả Hủ, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc mấy người hộ tống giục ngựa đi vào trong thành lúc này đã rơi vào cảnh tượng hoang tàn. Hiện lên trước mắt mọi người chỉ là mặt đất bị đốt cháy đen và những đống đổ nát.
"Chúa công" Giả Hủ lo lắng nhìn Mã Dược nói: "Đây là sách lược đất khô cằn, vườn không nhà trống".
Mã Dược gõ roi ngựa vào yên ngựa theo bản năng. Hắn ngửa mặt lên trười cười to nói: "Ha ha ha, xem ra thằng nhãi Tôn Quyền này đã tiến bộ nhiều, lại có thể học được cách cưỡng ép di dời dân cư. Nhưng điều này lại là con dao hai lưỡi. Xét một cách lâu dài, di rời một lượng lớn dân cư có thể nang cao tiềm lực chiến lược của Giang Đông nhưng sắp tới nó cũng sẽ mang tới cho Đông Ngô một gánh nặng hậu cần trầm trọng. Đông Ngô có nhiều lương thảo để chu cấp cho những dân chúng di rời về nam sao?"
"Hiểu rồi" Giả Hủ ở bên cạnh đột nhiên kích động, thở dài một tiếng nói: "Quả thực không hổ là Chu Du".
Mã Dược giật mình, hắn quay đầu lại hỏi Giả Hủ: "Văn Hoà hiểu cái gì?'
Giả Hủ nói: "Sách lược phòng thủ của Chu Du".
'Hả?" Mã Dược vội la lên: "Văn Hoà hãy mau nói ra".
Giả Hủ nói: "Viên Thượng, Viên Đàm là chướng ngại vật ngăn cản thứ nhất của Chu Du, lợi dụng thời cơ quân ta đánh Hà Bắc và Trung Nguyên di chuyển tất cả dân chúng các quận Nhữ Nam, Tiếu Quận và Từ Châu về Hoài Nam. Cuối cùng dù Viên Thượng, Viên Đàm không chiến mà hàng nhưng Toàn Tông, Hạ Tề tử thủ ở Bạch Mã, Duyên Tân đã thành công trong việc ngăn cản đại quân của chúa công xuôi nam vì vậy bước đầu trong kế hoạch của Chu Du đã thành công".
Mã Dược nói: "Sau đó thì sao?"
Giả Hủ nói: "Sau đó quân Ngô sẽ rút lui toàn diện về Hoài Nam, chuẩn bị quyết chiến cùng quân ta ở Hoài Nam".
"Quyết chiến cùng quân ta ở Hoài Nam sao?" Trong mắt Mã Dược chợt loé hàn quang, hắn trầm giọng nói: "Văn Hoà nói, Tôn Quyền và Chu Du quyết định từ bỏ vùng đất rộng lớn ở phía bắc sông Hoài sao?
Giả Hủ nói: "Địa hình vùng Hoài Bắc là bình nguyên, có lợi cho kỵ binh cơ động. Hoài Nam sông nước chằng chịt, uy lực của thiết kỵ Mạc Bắc bị giảm đi rất nhiều, trong khi đó thuỷ quân Đông Ngô lại như cá gặp nước, uy lực tăng lên gấp bội. Thuỷ quân Cẩm Phàm của Cam Ninh tướng quân chỉ có năm ngàn người, rõ ràng ở vào thế thua kém hơn rất nhiều so với mấy vạn thuỷ quân của Đông Ngô, chỉ e là rất khó phát huy tác dụng".
Lý Túc nói: "Như vậy quân Ngô có thể bù đắp được rất nhiều sự thua sút về binh lực so với quân ta".
Lỗ Túc nói: "Tại hạ cho rằng rất cần thiết phải nhắc nhở Thừa tướng một câu: tốt nhất là phải kết thúc chiến tranh trước tháng sáu".
"Đa tạ Tử Kính nhắc nhở" Mã Dược gật đầu nói: "Cô hiểu tướng sĩ quân Lương phần lớn là người phương bắc. Người phương bắc rất khó quen với thời tiết mưa dầm của phương nam. Một khi chiến sự kéo dài tới tháng sáu mà vẫn không thể kết thúc, trong quân rất có khả năng sẽ phát sinh ra bệnh dịch lớn ( ở vùng đất phương nam thường xuyên có bệnh dịch phát sinh vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè. Ở thời kỳ chưa có thuốc kháng sinh thì cảm cúm cũng là căn bệnh trí mạng, khi bộc phát quy mô lớn trong quân đội thì tính huỷ diệt càng cao)
Thái Sử Từ ôm quyền nhìn Chu Du nói: "Đại đô đốc, dân chúng ba quận Tiếu Quận, Nhữ Nam, Hoài Bắc đã di chuyển toàn bộ tới Hoài Nam, toàn bộ nhân khẩu có hơn ba trăm sáu mươi chín vạn người".
"Hay" Chu Du gật đầu nói: "Thái Sử Từ tướng quân đã chịu khổ rồi. Hãy đi nghỉ ngơi đi".
"Mạt tướng cáo lui".
Thái Sử Từ chắp tai thi lễ rồi hắn quay người rời khỏi trướng.
"Đại đô đốc" Thái Sử Từ vừa mới rời đi, Tạ Tinh, người chịu trách nhiệm thu thập tin tức tình báo, dáng vẻ mệt mỏi, bụi bặm bước nhanh vào trướng, nhìn Chu Du nói: "Đã tìm hiểu được hướng di chuyển của quân Lương rồi".
"Hả?" Chu Du vội vàng la lên: "Mau nói".
Tạ Tinh thở hổn hển nói: "Tổng cộng binh lực của Mã đồ phu từ bốn mươi tới năm mươi vạn quân. Trong đó Cao Thuận thống lĩnh mười vạn đại quân làm tả lộ tấn công ải Thanh Ngưu. Phương Duyệt thống lĩnh hơn mười vạn đại quân làm hữu lộ tấn công Từ Châu. Mã đồ phu tự mình xuất lĩnh hơn hai mươi vạn đại quân kỵ binh làm trung lộ tiến thẳng tới Thọ Xuân. Hiện tại đại quân vừa mới qua Tiếu Quận. Còn nữa mười vạn đại quân do Từ Hoảng chỉ huy hình như đã lui về Nam Dương".
"A a, được đó" Từ Thứ ở bên cạnh mỉm cười nói: "Cuối cùng Mã đồ phu vẫn không dám xem thường Tào Tháo".
Lão tướng Hoàng Cái trầm giọng nói: "Thế nhưng ba lộ đại quân của Mã đồ phu, Cao Thuận, Phương Duyệt kia vẫn rất khó đối phó. Tổng cộng lại cũng vẫn khoảng bốn, năm mươi vạn đại quân, vẫn gấp hơn sáu lần quân ta".
"Dụng tâm của Mã đồ phu rất rõ ràng" Lữ Mông nhìn Chu Du rồi phân tích: "Hắn tự mình dẫn hơn hai mươi vạn đại quân uy hiếp Thọ Xuân hiển nhiên là muốn thu hút chủ lực của quân ta tập trung ở Thọ Xuân sau đó hắn cho Cao Thuận, Phương Duyệt chia làm hai đường tấn công ải Thanh Ngưu, Từ Châu. Ý đồ là đột phá từ hai cánh sau đó vu hồi đánh Thọ Xuân, cuối cùng là hình thành thế bao vây ba mặt cùng tấn công Thọ Xuân".
"Đúng là binh nhiều cũng có lợi" Hoàng Cái thở dài nói: "Mã đồ phu nhiều binh, không kiêng kỵ chia binh ra nhưng quân ta ít, chỉ có thể tập trung tập trung binh lực tử thủ mấy địa điểm chiến lược. Ở Hoài Âm bên kia tuy có sông Hoài, hồ Hồng Trạch, hồ Bạch Mã ngăn cản, lại có thuỷ quân kiềm chế nhưng chiến tuyến phòng thủ thực sự quá dài. Nếu chỉ dựa vào tám ngàn tinh binh của Tam tướng quân ( Tôn Dực ) thì chỉ e rất khó ngăn cản mười mấy vạn đại quân của Phương Duyệt".
Lữ Mông nói: "Điều đáng ngại nhất kỳ thật lại chính là ải Thanh Ngưu. Mặc dù địa thế ải Thanh Ngưu hiểm yếu, lại có Thiếu tướng quân Lăng Thống chỉ huy năm ngàn tinh binh trấn thủ nhưng đối thủ chính là danh tướng Tây Lương Cao Thuận cùng mười mấy vạn tinh binh. Cao Thuận thân kinh bách chiến, chưa từng thất bại. Ba ngàn tướng sĩ Hãm Trận doanh cực kỳ sắc bén, dũng mãnh, mỗi lần tấn công không bao giờ thất bại. Rất lợi hại".
'Các vị tướng quân cũng không cần phải lo âu. Bản Đại đô đốc đã sớm có sách lược vẹn toàn" Chu Du cao giọng nói: "Mã đồ phu không đến thì thôi, còn nếu hắn thật sự dám dẫn bốn mươi vạn đại quân tới tấn công, tất sẽ chết không có chỗ chôn".
Mã Dược nhìn Giả Hủ nói: "Văn Hoà, việc Chu Du mạnh mẽ cưỡng ép dân chúng Hoài Bắc di chuyển tới Hoài Nam hình như không có quan hệ gì tới chuyện quyết chiến của quân đội hai bên".
"Không, lần này Chu Du có thâm ý khác" Giả Hủ trầm giọng nói: "Chu Du tuyệt đối không đặt tất cả hy vọng chiến thắng lên toàn bộ đại quân Đông Ngô chưa tới bảy vạn của hắn. Hắn nhất định có sắp đặt khác. Nếu như Hủ đoán không sai, việc sắp xếp này có quan hệ tới việc di chuyển mấy trăm vạn dân chúng vào vùng Hoài Nam. Chúa công, trong mấy trăm vạn dân chúng chuyển về nam này ít nhất cũng có một trăm vạn trai tráng khoẻ mạnh".
"Trên một trăm vạn trai tráng khoẻ mạnh sao?"Mã Dược giật mình rồi hắn nghiêm nghị nói: "Cô có hiểu đôi chút rồi".
Lưu Diệp nhìn Tào Tháo nói: "Chúa công, mật thám cấp báo, mười vạn đại quân của Từ Hoảng đã quay lại Nam Dương".
"Chuyện này cũng nằm trong dự liệu của Cô" Tào Tháo gật đầu hỏi Lưu Diệp: "Chiến sự Hoài Nam tiến triển như thế nào rồi?'
Lưu Diệp nói: "Hướng phát triển tiếp theo của quân Lương vẫn chưa có thông tin cụ thể nhưng từ itn tức tình báo lúc rước cũng có thể phân tích ra hơn mười vạn đại quân của Mã đồ phu đã tiến vào Hoài Nam từ hơn hai tháng trước".
Thào Tháo nói: "Nói cách khác cuộc chiến Hoài Nam đã như tên ở trên dây, không thể không diễn ra sao?"
Lưu Diệp nói: "Nhất định là như vậy".
"Ha ha ha" Tào Tháo ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng, hắn lạnh lùng nói: "Hơn mười vạn đại quân của Mã đồ phu đã bị quân Ngô kiềm chế ở Hoài Nam. Thời cơ tốt nhất vào Xuyên đã tới rồi".
Bàng Thống nói: "Nếu chúa công muốn lấy Tây Xuyên, nhất định phải cử một viên Đại tướng trấn thủ Tương Dương".
Tào Tháo nói: "Sĩ Nguyên nghĩ rằng ai có thể trấn thủ Tương Dương?"
Bàng Thống nói: "Ngoài Trương Liêu tướng quân thì không có ai có thể đảm đương trách nhiệm".
"Ừ" Tào Tháo gật đầu, quát to: "Trương Liêu, Văn Sính, Nguỵ Diên nghe lệnh".
Trương Liêu, Văn Sinh, Nguỵ Diên ba tướng bước ra khỏi hàng, ôm quyền, cao giọng nói: "Có mạt tướng".
Tào Tháo nói: "Trương Liêu làm chủ tướng. Văn Sinh, Nguỵ Diên làm phó tướng, chỉ huy hai vạn quân trấn thủ Tương Dương".
"Mạt tướng tuân lệnh".
Ba tướng Trương Liêu trả lời rời đi.
Tào Tháo đứng dậy, ánh mắt hắn nhìn lướt qua các tướng lĩnh còn lại, quát to: "Các vị tướng quân còn lại hãy chỉ huy binh mã bản bộ theo Cô phạt Xuyên".
"Tuân lệnh".
Các chư tướng ầm ầm trả lời.
Tháng hai, năm Kiến An thứ mười hai, Hán Hiến Đế ( năm 200 )
Thừa dịp đại quân Tây Lương đang giao tranh ác liệt với quân Đông Ngô ở Hoài Nam, Tào Tháo lệnh Trương Liêu trấn thủ Tương Dương, Văn Sính trấn thủ Phàn Thành, Nguỵ Diên trấn thủ Tân Dã cùng với Tương Dương làm thành thế hỗ trợ lẫn nhau chống cự mười vạn quân Xuyên của Từ Hoảng. Sau khi tất cả mọi việc được sắp đặt ổn thoả, Tào Tháo khởi ba vạn quân Kinh Châu tinh nhuệ mưu lấy Tây Xuyên. Thái Thú Vĩnh An là Trương Tú vội vàng cử danh tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm dẫn ba vạn đại quân ra Ngư Phúc Phổ hạ trại, chuẩn bị tử thủ.
Trương Nhiệm trong trang phục quân đội ngồi trước án. Ngô Lan, Lôi Đồng, Trương Dực, Trương Nghi, bốn tướng ngồi hai bên.
Trước quân doanh không xa chính là dòng Trường Giang đang cuồn cuộn chảy về đông. Nước sông vùng này vừa sâu vừa chảy xiết, rất nhiều vùng nước xoáy. Hai bên bờ sông dựng thẳng đứng. Người Thục cổ đục một con đường núi trên vách núi, uốn lượn trong mấy trắng. Cảnh tượng hiểm trở này nhìn từ xa đủ làm người khác choáng váng chứ đừng nói tới hành quân qua đó.
Trương Nhiêm quan sát bản đồ trên án hồi lâu rồi hắn đột nhiên ngẩng đầu quát to: "Lôi Đồng".
Lôi Đồng bước ra, ôm quyền đáp: "Có mạt tướng".
Trương Nhiệm hỏi: "Bản tướng quân lệnh cho người chuẩn bị vật dẫn lửa, đã chuẩn bị xong chưa?"
"Bẩm tướng quân" Lôi Đồng trả lời: "Tất cả những vật dẫn lửa như tướng quân phân phó: dầu lửa, củi khô, than đá đều đã chuận bị đầy đủ".
"Ừ" Trương Nhiệm gật đầu, hắn tiếp tục phân công Ngô Lan: "Ngô Lan, bắt đầu từ hôm nay cắt đứt đường núi, không cho phép bất kỳ ai, thương đội nào đi qua. Ở các bến sông đều phải phái binh lính canh giữ. Trên ặmt sông cũng phái quân tuần tra. Cấm tất cả thuyền bè qua lại trên sông. Nếu phát hiện bất kỳ kẻ nào nói giọng Kinh Tương đều coi là gian tế, bêu đầu ngay tại chỗ".
Ngô Lan chắp tay nói: "Mạt tướng lĩnh mệnh".
Trương Nhiệm suy nghĩ một lát rồi nói: "Trương Dực nghe lệnh".
Trương Dực bước ra đáp: "Có mạt tướng".
Trương Nhiệm nói: "Hãy lựa chọn ba mươi tên tinh binh Ba Đông, mặc giả trang như tiều phu, thợ săn địa phương, mai phục trong vùng Di Lăng, giám sát chặt chẽ hướng di chuyển của quân Tào, có bất kỳ phát hiện nào phải lập tức bẩm báo".
"Mạt tướng tuân lệnh".
Trương Dực trả lời, lĩnh mệnh rời đi.
Ba ngày trước đó quân Tào cũng đã hành quân tới hạ trại ở đây.
Trên một ngọn núi cao hiểm trở bên bờ Giang Tả, Tào Tháo, Bàng Thống được các tướng Tào Hưu, Tào Hồng, Tàng Phách, Trương Cáp, Hoàng Trung hộ tống đang đứng quan sát địa hình. Đứng từ trên đỉnh núi thì thấy cả một vùng núi non trùng điệp giống như bị Quỷ Phủ thần công chém đứt thành hai nửa ở giữa. Dòng Trường Giang từ trên vách núi cao ngàn trượng đổ xuống xuyên qua đó.
"Địa thế nơi này quả thực rất hiểm trở" Tào Hồng dùng tay lau sương mù trên mặt, hắn trầm giọng nói: "Quân Xuyên chỉ cần phái một chi tinh binh trấn thủ đường núi thì quân ta không thể tiến lên nửa bước. Đây quả thực là một người giữ ải, vạn người không thể qua".
Tào Tháo mặc nhiên ông nhận, hắn lên tiếng hỏi: "Ngoại trừ con đường núi hiểm trở này, không biết có còn con đường nào đi vào Tây Xuyên không?"
Bàng Thống lắc đầu nói: "Theo như thuộc hạ biết, ngoại trừ con đường núi này thì không còn con đường nào khác".
Tào Hồng cau mày nói: "Nói như vậy thì quân ta ngoại trừ cường công ra thì không còn cách nào khác sao?"
Bàng Thống nói: "Thiếu tướng quân cũng không cần quá lo lắng. Đường núi kia hiểm trở khó đi tất nhiên bất lợi cho quân ta tấn công nhưng cũng bất lợi cho việc phòng thủ của quân Xuyên. Quân ta chỉ cần phái một toán quân tinh nhuệ, thân kinh bách chiến làm tiên phong, dùng chiến thuật tiến lên từng bước tấn công mạnh mẽ là có thể đẩy lùi quân Xuyên lui về Ngư Phúc Phổ. Qua Ngư Phúc Phổ chính là bình nguyên Xuyên Trung bằng phẳng".
Trên một vách núi cách đó một ngàn bước.
Trương Dực đang giả dạng thợ săn ẩn nấp sau một mỏm núi đá, thò ra nửa đầu, hắn trợn tròn mắt, không chớp nhìn chằm chằm vào mấy người Tào Tháo ở phía trước. Một tên lính giả dạng làm tiều phu nhô nửa người lên ở sau Trương Dực, hắn lên tiếng hỏi Trương Dực: "Tướng quân, người mặc áo bào đỏ ở phía trước kia hình như là Đại tướng. Có cần phải bắn lén một mũi tên hay không? Nếu có thể dùng một mũi tên bắn chết là lập đại công".
Tên binh lính khác phụ hoạ theo: "Đúng vậy. Cứ theo quân luật Tây Lương, chỉ cần bắn chết một viên Đại tướng địch quân là có thể được phong tướng quân" Tên lính vừa nói xong, hai mươi mấy tên lính phía sau Trương Dực đều dục dịch đứng dậy như thể chức tướng quân, ruộng tốt, nhà cao cửa rộng, thê thiếp xinh đẹp đang vẫy chào bọn chúng.
"Không được, vách núi hai bên trụi lủi, nếu đi ra nhất định sẽ bị phát hiện" Trương Dực lắc đầu nói: "Hơn nữa người trên núi dù chỉ có bảy, tám người rất dễ đối phó nhưng chẳng lẽ các ngươi không phát hiện ra phía sau chúng ba mươi bước có hơn một trăm người sao? Nếu chúng ta cứ lỗ mãng hành động, chỉ e chúng ta chưa tới trước mặt những người đó, chúng ta đã bị hơn một trăm tên lính đó bắn thành con nhím".
"Tướng quân, như vậy chẳng phải chúng ta đã bỏ qua một cơ hội rất đáng tiếc sao?" Tên lính đề nghị ban đầu kiên trì nói: "Có được hay không cũng nên thử một lần".
"Ừ" Trương Dực cau mày, trầm tư nói: "Để ta nghĩ đã".
"Tướng quân, những người đó hình như đang tiến tới chỗ chúng ta".
Trương Dực đang cau mày suy nghĩ thì một tên lính ở phía sau đột nhiên giơ tay chỉ. Trương Dực vội chăm chú quan sát thì thấy quả nhiên viên Đại tướng mặc áo bào đỏ và thư sinh mặc áo tím và mấy viên võ tướng đã đi xuống chân ngọn núi hiểm trở đó và đang đi tới vách núi nới mấy người Trương Dực đang ẩn nấp. Lúc này hơn một trăm tên lính dưới chân núi đã tản mát ra xung quanh. Trong số đó có hơn ba mươi tên đoạn hậu ở phía sau, hơn sáu mươi người còn lại đi trước mở đường, canh phòng rất nghiêm ngặt.
Trong lúc vô tình ánh mắt Trương Dực lướt qua một khối đá lớn cao bằng khoảng hai người, lập tức trong đầu hắn nảy ra một ý, hắn quay đầu lại ngoắc tay nói: "Tới đây".
Dưới vách đá, Tào Tháo, Bàng Thống vừa đi vừa nói chuyện. Tào Hưu, Tào Chân và các tướng lĩnh lẽo đẽo đi theo sau hai người. Cả nhóm người không hề hay biết cứ tiến lên trước. Sáu mươi tên thân binh quân Tào rất cảnh giác lục soát cẩn thận từng mỏm núi đá hai bên sơn đạo, từng bụi cây, thậm chí ngay cả hang núi nhỏ chỉ có thể cho một con báo ra vào cùng dùng trường thương đâm chọc một lúc lâu.
Nhưng tên thân binh quân Tào không ngờ trên vách núi cao hơn mười trượng trên đỉnh đầu chỉ để cho vượn khỉ leo trèo lại có người đang ẩn núp.
Đoàn người đang bước đi thì bất chợt trên đỉnh đầu có một âm thanh kinh thiên động địa. Mọi người kinh hãi ngẩng đầu thì thấy một bóng đen khổng lồ cùng với tiếng rít như sấm đang nhắm đầu Tào Tháo và Bàng Thống rơi xuống với khí thế Thái Sơn áp đỉnh.
"Nghĩa phụ cẩn thận!".
"Chúa công cẩn thận!".
Tào Chân và Tào Hưu là hai người ở gần Tào Tháo nhất. Cả hai cùng hét lên một tiếng rồi cùng nhảy tới ôm lấy Tào Tháo. Ba người kết thành một khối cùng lăn vào một hõm núi bên cạnh sơn đạo. Tào Hồng ở phía sau Tào Chân, Tào Hưu hai bước. Hắn thấy hai người đã cứu được Tào Tháo thì nhảy tới cứu Bàng Thống nhưng đã không kịp. Tào Hồng vừa mới ôm lấy Bàng Thống thì tảng đá khổng lồ đã ầm ầm rớt xuống.
Ba tướng Tàng Phách, Trương Cáp, Hoàng Trung ở phía sau mấy chục bước chỉ biết trơ mắt nhìn tảng đá khổng lồ nện trúng người Tào Hồng, Bàng Thống sau đó một tiếng nổ ầm vang phát ra, bụi mù bay đầy trời, còn có cả những mảnh đá vụn sắc bén bắn ra bốn phía. Tuy Tàng Phách võ nghệ cao cường nhưng vẫn không tránh kịp, bị mấy mảnh đá bắn vào mặt, lập tức máu tươi bắn ra như suối.
Ầm!
Trong lúc mọi người còn đang kinh hồn khiếp vía thì trên vách đá lại phát ra một âm thanh rền vang, một tảng đá lớn lại từ trên vách núi giáng xuống. Nhưng so với tảng đá ban đầu thì bé hơn rất nhiều. Ngay trong lúc đó Tàng Phách, Trương Cáp, Hoàng Trung cũng phát hiện ra bóng dáng của mấy người Trương Dực trên vách đá. Hoàng Trung tháo thiết thai cung trên lưng xuống nhanh như chớp. Hắn giương cung, lắp tên, lạnh lùng nói: "Hãy xem mỗ bắn xuyên qua cổ họng".
Hoàng Trung nói xong, tiếng "vù vù' vang lên, mũi tên sắc bén đã rời khỏi thiết thai cung nhanh như tia chớp bay lên trên vách núi.
Trên vách đá.
"Các huynh đệ, dùng sức ném".
Trương Dực giơ một tảng đá nặng hơn một trăm cân định ném xuống vách núi thì bất chợt tiếng rít chói tai từ dưới vách núi bay tới, hàn quang loé lên. Cổ họng Trương Dực đã bị một mũi tên sắc bén to bằng ngón tay cái xuyên qua. Một giọt máu mang theo hàn quang lấp lánh từ đầu mũi tên nhỏ xuống. Ánh nắng buổi chiều chiếu dọi làm phát ra một màu máu vô cùng thê lương.
Ầm!
Hai cánh tay Trương Dực mềm nhũn. Tảng đá đang giơ cao trên không trung rơi xuống, lăn lông lốc trên vách núi.
"Tướng quân!".
"Tướng quân!".
Mấy tên lính phía sau Trương Dực tiến lên định đỡ lấy người Trương Dực thì âm thanh thê lương như xe toạc không trung bay tới, ngay tức khác có hơn mười tên lính chết dưới những mũi tên của Hoàng Trung. Mấy tên binh lính còn lại hoảng sợ chạy trốn thì trượt chân ngã xuống vách núi, xương tan thịt nát. Lúc này Tàng Phách, Trương Cáp mới vội vàng tiến lên hất đống đá vụn ra, kéo ba người Tào Tháo, Tào Chân, Tào Hưu từ trong hõm núi ra.
Tào Tháo, Tào Chân không bị một vết thương nào nhưng Tào Hưu đã sớm tắt thở đi gặp Diêm Vương.
Sau khi ôm Tào Tháo, Tào Chân lăn vào hốc đá bên cạnh sơn đạo. Tào Hưu cố sức mở rộng hai tay với ý đồ dùng thân thể của hắn, đương nhiên không thể cứng rắn hơn những tảng đá, chống đỡ cho hai người Tào Tháo, Tào Chân. Cuối cùng tính mạng tuổi trẻ của hắn cũng bị cắt đứt. Một mảnh đá vụn sắc bén đã vô tình cắt đứt áo giáp trên lưng hắn, xé toạc lưng hắn.
Sau khi cứu Tào Tháo, Tào Chân lên, Tàng Phách, Trương Cáp lại cố sức moi hai người Bàng Thống, Tào Hồng từ đống đá vụn lên.
Đầu và phần thân thể từ eo trở lên của Tào Hồng đã bị đập nát vụn, phần thân thể từ eo trở xuống của hắn trong đó có hai chân nằm trong vũng máu vẫn còn không ngừng đung đưa, co quắp làm nổi bật lên vể cực kỳ tàn nhẫn, lạnh lùng của cái chết. Thân thể Bàng Thống từ phần eo trở xuống đã hoàn toàn biến mất nhưng như một kỳ tích, hắn vẫn chưa chết. Khi Tàng Phách, Trương Cáp moi hắn lên từ đống đá vụn, hắn vẫn có thể tỉnh táo nói chuyện.
"Nhị vị tướng quân" Bàng Thống số hết sức mình khoát tay áo nhìn Tàng Phách nói: "Tại hạ có chuyện muốn nói với chúa công".
Tàng Phách, Trương Cáp không dám chậm trễ, cả hai vội vàng đỡ Tào Tháo tới trước mặt Bàng Thống. Tào Tháo nhìn thấy Bàng Thống toàn thân đẫm máu, hạ thể bị đạp nát nhừ, dáng vẻ cực kỳ thê thảm thì không khỏi đau buồn nói: "Sĩ Nguyên".
"Chúa công" Bàng Thống cố hết sức cầm tay Tào Tháo nói: "Thống tài trí bình thường. May nhờ chúa công không chê mới uỷ thác trách nhiệm quân sư. Đáng tiếc trời không ủng hộ. Lần này bị tai nạn này chỉ e là không thể bày mưu kế cho chúa công nữa rồi".
Tào Tháo khóc nói: "Cô mất Sĩ Nguyên như tráng sĩ đứt mất cánh tay. Sau này còn ai có thể bày mưu, còn ai có thể bày mưu?"
"Chúa công không cần phải âu lo" Trên sắc mặt Bàng Thống hiên lên một tia rất khác thường, hắn nói tiếp: "Kinh Tương vốn là nơi rất nhiều kỳ sĩ. Những người tài học hơn Thống nhiều không kể xiết. Nay mệnh Thống không còn bao lâu nữa, Thống nguyện tiến cử cho chúa công bốn người bạn học".
'Hả?" Tào Tháo nôn nóng hỏi: "Không biết là người phương nào?"
Bàng Thống nói: "Người đầu tiên là họ Thôi, tên Trị, tên chữ là Chu Bình, vốn là con của Thái Uý Thôi Liệt. Sau này gia cảnh suy sụp liền chuyển tới Kinh Tương, bái gia thúc Bàng Đức Công làm thầy. Thôi Thái Uý cùng chúa công là bạn cố tri. Chu Bình luôn muốn góp sức cùng chúa công nhưng ngặt nỗi nghiệp học chưa thành. Lần trước việc Kinh Châu của Thống thực ra do Chu Bình uỷ thác tới trợ giúp chúa công".
Tào Tháo cảm khái nói: "Thì ra là con của cố nhân".
Bàng Thống lại nói: "Người thứ hai họ Mạnh, tên Kiến, tên chữ là Công Uy. Người thứ ba họ Thạch, tên Thao, tên chữ là Nghiễm Nguyên. Tài trí của hai người này cùng Thôi Trị đều hơn xa Thống, rất đáng được trọng dụng".
Tào Tháo nói: Người thứ ta là người ở đâu?"
Bàng Thống nói: "Người thứ tư họ Gia Cát, tên Lượng, tên chữ là Khổng Minh, vốn là người quận Lang Nha, Từ Châu. Ngay khi còn nhỏ đã theo phụ thân chạy loạn tới Kinh Châu, bái gia thúc làm môn hạ đã mười hai năm. Mặc dù năm nay Khổng Minh tuổi nhược quán nhưng tài cao như Quản Trọng, Nhạc Nghị, tài học hơn Thống gấp trăm lần. Thống vốn định sau khi phạt Xuyên sẽ tiến cử Khổng Minh với chúa công. Nhưng hiện tại xem ra là không thể".
Tào Tháo cau mày nói vẻ nghi ngờ: "Khổng Minh này quả thật có tài học như vậy sao?'
"Thống là người sắp chết, cần gì phải nói lời sằng bậy lừa gạt chúa công?" Bàng Thống nói một hồi, sắc hắn dần dần ảm đạm, giọng nói cũng trở nên rất khó khăn, hắn nói tiếp: "Sau khi Thống chết, bốn vị bạn học đó nhất định sẽ tới viếng tang. Thống có một kế làm cho bốn người bạn này cùng ra sức vì chúa công".
Tào Tháo nói: "Kế gì?"
Bàng Thống gom hết sức tàn cố thì thào mấy tiếng vào tai Tào Tháo. Tào Tháo nghe xong liên tục gật đầu khen: "Diệu kế, quả thực diệu kế".
Tào Tháo nói xong một lúc lâu không thấy Bàng Thống lên tiếng. Hắn vội quay đầu nhìn thì thấy thất khiếu Bàng Thống chảy máu, tắt thở từ lúc nào.