Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 37
Cô gái có cằm nhọn cùng đôi mắt màu xanh da trời cứ quan sát cô liên tục, nhưng từ đầu chí cuối không hề nói câu gì với cô. Cô ấy tên là Daisy, Hoài Chân đưa mắt nhìn lướt qua cô ấy, tình cờ ánh mắt gặp nhau, không hiểu vì sao cô lại cảm nhận được vẻ không thích hay địch ý từ trong đáy mắt cô ấy.
Mà quả thật đúng là như vậy. Vì cô nghe Andre nói với cô ấy: “Daisy, em vô lễ quá rồi đấy. Nếu em không thôi nhìn đi thì chí ít cũng phải cười.”
Daisy đáp lại, “Cười? Với ai? Em chưa bao giờ cười với bất cứ cô gái quê nào ở Mỹ cả. Người da màu hả? Thôi đừng có nói nữa, anh nghĩ vì sao em lại đến phố người Hoa?”
Hoài Chân lấy thầm vui vì đây không phải là cuộc gặp gỡ tệ hại của mấy nàng bitches nước Mỹ vào thế kỷ 21. Nếu là thời ấy, cô gần như có thể tưởng tượng được lúc về nhà, cô gái kia sẽ phê bình trang Instagram của cô thế nào, “Trời ạ, nhìn xem mấy tấm selfie dở tệ của cô ta đi, chẳng thà đừng chụp.”
Lại kéo xuống nữa, phát hiện sinh hoạt hằng ngày cùng moment mỗi ngày của cô chỉ quanh quẩn trong phố người Hoa nho nhỏ này, thậm chí mỗi ngày dậy sớm sẽ đẩy xe chở quần áo ra đường, gõ cửa từng nhà một, rồi hoặc chào hỏi hoặc cãi vã với các ả gái ngày ngày dậy sớm ở tiệm tạp hóa hay phố đèn đỏ… Thế là lòng tự tôn lẫn tự tin của Daisy cao quý đạt được thỏa mãn tối cao. Nhất định cô ấy sẽ nghĩ, “Thậm chí cô ta còn không có tấm chụp chung với Little Herbert, đúng là một cô gái đáng thương.”
Nếu mà có phần mềm xã hội này, nhất định Hoài Chân đăng bài về cuộc sống mỗi ngày thường xuyên cho xem.
Có lẽ chỉ có Quan Vũ mới biết cô thích nơi này đến đâu.
Im lặng một hồi, cô nghe Daisy hỏi: “Cô ta chỉ tám mươi lăm pound thật?”
Đó là một câu tiếng Pháp, song Hoài Chân vẫn hiểu. Cám ơn Liên minh châu Âu, nhờ vậy mà chúng học sinh ít nhiều cũng dùng ngôn ngữ ở quốc gia khác thường ngày.
Cũng cám ơn Crawford và cùng Muhlenberg đã di dân đến Mỹ nhiều năm, nhiều đến nỗi đủ để tiếng Pháp và tiếng Đức không trở thành ngôn ngữ quan trọng không thể thiếu trong giáo dục gia đình của thế hệ trẻ. Có lẽ tiếng Pháp của Daisy không khá hơn cô là bao.
Lần này đến lượt Hoài Chân mỉm cười với cô.
“Đối với con gái người Hoa thì thể trọng này không quá nhẹ, nhưng sẽ tùy người mà khác nhau. Gần đây tôi có nghe ý kiến của thầy thuốc người Hoa, thử tăng cân.”
Daisy lúng túng, kéo tay áo Andre, trên mặt hỏi rõ “sao anh không nói với em là cô ta biết tiếng Pháp”.
Andre xòe tay, bày tỏ anh cũng chỉ mới biết.
Catherine lại cười phá lên, “Tăng cân? Có lẽ đến phòng tập thể thao là một ý tốt đấy.”
“Ở phố người Hoa không có phòng tập thể thao.”
“Thế đến chỗ Ceasar hay đi đi —— Anh ấy có dẫn cô đi lần nào chưa?”
Vẻ mặt Ceasar ra chiều không muốn nói chuyện, “Không.”
“Thực ra tôi không quen anh ấy.” Hoài Chân hé miệng cười nói.
Catherine mở to hai mắt, “Ồ, thế sao!”
Ceasar nhìn Hoài Chân.
Cô cũng nhìn lại anh.
My girl? Nghe rất êm tai, rất đáng tôn trọng, nhưng cô không cảm thấy đạt thành nhận thức chung tương tự nào cả.
Xem ra với người có lòng thì sự ăn ý đó cũng không phải chuyện tốt lành gì.
Daisy ngẩng đầu, thấy hai lá cờ cùng phấp phới trên nóc hội quán Nhân Hòa —— “Bên cạnh cờ bốn mươi tám ngôi sao là gì vậy?”
Andre nói, “Là quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc.”
“Vì sao phải treo cùng lúc cờ hai nước? Không phải đây là đất Mỹ à?”
Andre ngẩng đầu nhìn Hoài Chân.
Cô biết mình nên tận tụy giải thích vì công việc.
Hoài Chân đáp, “Bản sắc văn hóa của người Hoa.”
“Bản sắc văn hóa?” Daisy giễu cợt, “Chúng tôi cũng di dân đến đấy.”
“Người Hoa đến Mỹ muộn hơn người châu Âu đến bờ Đông những hai trăm năm, hơn nữa người châu Âu di dân còn theo quy mô lớn. Còn dân tộc Trung Hoa có văn minh gần năm nghìn năm, nên dù di dân đến đây đã được ba đời, thì bản sắc văn hóa của chúng tôi không phải do nước Mỹ tạo nên, là một nền dân tộc văn hóa hậu học điển hình.”
Daisy hỏi, “Đó là gì?”
“Có nghĩa là, trật tự xã hội không duy trì dựa vào luật pháp mà dựa vào phong tục tập quán cùng những tư tưởng hành động khác. Trong nền văn hóa này, người lớn tuổi có uy tín tuyệt đối; Còn Mỹ lại ứng với nền văn hóa tiền học, trong nền văn minh này, người lớn tuổi không còn là người dẫn dắt, hơn nữa cũng không tồn tại hướng dẫn nào cả.” Hoài Chân cố gắng giải thích, “Người Hoa ở nền văn hóa hậu học thích học hỏi từ quá khứ, còn người ở nền văn hóa tiền học lại thích nhìn về tương lai. Người Hoa là điển hình của vế trước, còn nước Mỹ lại là vế sau.”
Trong những bộ phim giành được nhiều giải thưởng ở các thế hệ sau, những bộ phim Trung Quốc luôn thể hiện rõ ràng phong tục dân gian, lối suy nghĩ cũng cũ rích: Đầm Rồng Hang Hổ, Di Hòa Viên, Bá Vương Biệt Cơ… Trong khi đó Mỹ lại khám phá cả thế hệ cảm xúc mới trong trí tưởng tượng vô tận. Ngoài vô số sách khoa học viễn tưởng nổi tiếng, Hoài Chân cảm thấy điển hình nhất là bộ phim “Đấu Trường Ảo”*.
(*Ready Player One: là bộ phim chiếu rạp kể về bối cảnh năm 2044, khi con người có thể trốn tránh thế giới thực ảm đạm bằng việc hòa mình vào không giản ảo mang tên OASIS.)
Trong thời gian qua, cô đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột giữa phố người Hoa và người da trắng ở bờ Tây rất nhiều lần.
Nói chung, hệ thống văn hóa khác một trời một vực có thể trở thành hoặc tạo thành mâu thuẫn ngăn chặn và bài trừ kịch liệt.
Ngoài cửa hàng đồ lưu niệm có không ít cô gái người da trắng tụ tập, Catherine dừng chân nhìn một lúc.
Hoài Chân dùng ý kiến cá nhân đề nghị, “Hay mọi người có thể đi mua ít tem vẽ cờ Hoàng Long* để sưu tập. Thay đổi triều đại rồi, cờ Hoàng Long cắm ở Đường hội phố người Hoa lúc trước cũng đã đổi sang cờ Thanh Thiên Bạch Nhật, bây giờ tem cờ Hoàng Long là tuyệt bản, không còn sản xuất nữa, ông chủ không nỡ hủy nên giữ lại để làm bộ sưu tập quý giá.”
(*Hoàng Long là đô thành nước Kim thời xưa.)
Hai chữ “tuyệt bản” có sức hấp dẫn không nhỏ với hai cô gái. Được Catherine giật dây, Daisy cũng bước vào cửa hàng mua tem.
Hoài Chân ngẩng đầu, cảm thấy trong tay mình đang dư dả, cũng muốn đi mua tem sưu tập cờ bốn mươi tám hoặc bốn mươi chín ngôi sao sau này. Rồi đến khi đủ năm mươi ngôi sao, hai con tem này sẽ trở nên vô cùng giá trị.
Đi đằng sau các cô gái, Hoài Chân thấy Andre thả chậm bước chân, cố ý nói chuyện với cô.
“Daisy có tình cảm với Ceasar như mọi cô gái bình thường với trai đẹp mà thôi. Tin tôi đi, trước khi tôi đi Hương Cảng một tháng, con bé còn không ngừng lẩm bẩm về gã ‘old money’* nào đó tốt nghiệp đại học Yale.”
(*Thuật ngữ Old money dùng để chỉ một tầng lớp của người giàu, những người đã giữ gìn được vị thế giàu có của mình qua nhiều thế hệ.)
“Old money? Em nghĩ các anh đều như vậy.”
“Nếu không phải lộ trình lần này thì con bé cũng không nhớ được chàng trai nhà hàng xóm hồi nhỏ dọa nó khóc đâu. Là anh cả của nó, tôi không cho rằng Ceasar có gì hơn mấy anh trai đẹp nó mê.”
“Sao anh cho rằng em có thể làm được?” Hoài Chân cười nói, “Quả thật em không quen thân với anh ấy đến mức đó đâu, thậm chí lần trước xuất phát từ lễ phép mời anh ấy mà cũng bị coi là quá phận. Tình yêu nảy mầm giữa đàn ông và phụ nữ trên đất nước cởi mở này là chuyện vô cùng cởi mở. Nhưng em không nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra dễ dàng ở California, giữa một người thuộc đảng Cộng hòa bài trừ người Hoa và một người Trung Quốc. Đặc biệt khi em khôi phục tự do là nhờ sự giúp đỡ của anh ấy. Ceasar là một người đàn ông lịch thiệp và cũng rất hời hợt. ‘My girl’ là sự tôn trọng tốt nhất mà anh ấy có thể dành cho em, em rất biết ơn anh ấy.”
“Tin anh đi, cậu ta cảm thấy rất hứng thú về em, bởi vì cậu ta rất ít khi gặp chuyện này.”
“Dĩ nhiên em tin anh ấy có chút tò mò về em, nếu không nhất định anh ấy sẽ không bước vào tiệm tạp hóa sau cuộc điện thoại kia. Em nhớ mình có nói, người Mỹ luôn tìm kiếm kích thích mới, còn người Hoa thường hay nhớ về chuyện xưa.”
Còn chưa nói xong câu thì thấy Andre há miệng, song anh lại không nói gì.
Hoài Chân đọc ra được cảm xúc ly kỳ trong đôi mắt màu xanh da trời của anh.
Mang theo đau đớn, bi thương, bừng tỉnh, thậm chí là sự thương cảm bị hiểu lầm và tủi thân.
Trong cửa tiệm người đến người đi di chuyển rộn ràng, nhưng trong một khắc ấy Andre như dừng lại. Anh đang đau buồn, mà sự đau buồn kia là điều không thể xoay chuyển, không thể cứu vãn.
Đột nhiên cô nghĩ đến một câu gọi là ‘mãi mãi đánh mất tình yêu đôi ta’.
Hoài Chân sợ hết hồn.
Một giây sau, Catherine ở đằng xa gọi: “Andre ——”
Andre dừng bước, dứt mắt khỏi Hoài Chân, đi vượt lên cô bước đến gần Catherine.
Cô ngoái đầu nhìn, tâm trạng vẫn khó bình phục. Nhưng cô biết, trong khoảnh khắc ấy anh đang định giải bày vì chính mình, vì chuyện nào đó.
Nhưng anh lại không thể nói.
Nếu không một khắc sau, thậm chí Hoài Chân còn cảm thấy, anh sẽ thốt ra một cái tên tiếng Trung của cô gái nào đó.
“Quý Hoài Chân.”
Giọng của Ceasar kéo cô về lại thực tại. Sự yên lặng như chết biến mất, tiếng Anh hỗn loạn lần nữa vang lên xung quanh.
“Tôi đợi lâu lắm rồi.” Ceasar không muốn vào tiệm, có lẽ chờ bên ngoài lâu quá nên không nhịn nổi, đi đến bắt lấy cổ tay cô, “Bọn họ đâu rồi?”
Hoài Chân nghiêng đầu nhìn vào trong.
Ceasar chen vào trong, vẫn nắm cổ tay cô, xem chừng là muốn dắt cô đi vào cùng đám người.
Anh vừa đi vừa than phiền, “Quý Hoài Chân, cô có thể đặt cho mình một cái tên tiếng Anh được không, ví dụ như Sophie hay Ana gì đấy?”
Hoài Chân buồn cười, “Không phải anh biết tiếng Quảng à?”
“Ngôn ngữ là công cụ, không phải dùng để tích cóp mấy từ ngữ vô nghĩa.”
“Hoài Chân có ý nghĩa.”
“Tôi không muốn biết.”
“Tôi nhớ tên đầy đủ của anh còn nhiều âm tiết hơn tôi.”
“…”
“Tôi biết Ceasar còn có thể dịch ra là Khải Tát.”
“… Cô biết cũng nhiều đấy nhỉ.”
“Có thể nói cho tôi biết tên đầy đủ của anh không? Ceasar Herbert Muhlenberg?” Hoài Chân hỏi.
“Ceasar Herbert von Muhlenberg.”
“Dịch sang phiên âm tiếng Trung khá dài đấy.”
“Tôi không muốn nghe.”
“Tây Trạch – Hách Bá Đặc – Phùng – Mục Luân Bá Cách.”
“Cô đã gặp công ty phiên dịch nào lại dịch cả giới từ lúc phiên dịch chưa?”
“Nhưng…” Cô đã đọc rất nhiều truyện về Đức quốc xã trong thế chiến thứ II, trong đó nam chính đều mang họ “Phùng” này, thậm chí ngay cả baidu cũng dịch như vậy.
“Thầy giáo tiếng Đức của cô không nói cô biết ‘von’ là giới từ hả?”
Hoài Chân bừng tỉnh, cũng hiểu luôn tên của Andre, “Có nghĩa là Andre của nhà Crawford, Ceasar của nhà Muhlenberg.”
“Còn thông minh đấy.”
Chứ sao nữa! Cũng tại mấy cái tên phiên âm đó với baidu thôi.
“Tên đệm là theo mẹ à?” Hoài Chân hỏi lại.
“Theo cha đỡ đầu của tôi. Tôi chưa từng nghe đến họ tên của mẹ mình.” Ceasar sầm mặt, không nói tiếp nữa.
Hoài Chân cũng không lắm mồm thêm.
Xung quanh đẩy tới kéo đi, cũng không biết rốt cuộc là ai gây rối.
Ngay khi hai người họ lặng lẽ bước đi, thì bất chợt “soạt” một tiếng, một chiếc dù giấy dầu in hoa cỡ lớn kiểu Nhật mở ra, chặn đường đi lại.
“…” Hai người nhìn chằm chằm bông hoa anh đào và con mèo thần tài trên chiếc dù mà nghẹn lời.
Đột nhiên đằng sau con mèo thần tài lộ ra một gương mặt vui vẻ, cao giọng nói: “Ngạc nhiên chưa!”
Hoài Chân nhìn thấy quả “đầu tôm hùm” của Vân Hà thì chỉ muốn nhét cô ấy về lại vào trong chiếc ô.
Vân Hà tiếp tục làm mặt quỷ, “Bắt quả tang hai người lén lút hẹn hò đó nha.”
Hoài Chân: “…”
Ceasar im lặng cúi đầu nhìn, đưa tay ra, dễ dàng rút lấy chiếc dù kia đi, mượn vào ưu thế chiều cao mà giơ cao khỏi đám đông, cụp dù lại ném lên trên kệ hàng đằng xa.
Lần này đã để lộ luôn hai người đang co đầu rụt cổ ở sau.
Chàng trai thanh tú không quá cao mặc Jinbei* màu ô liu, chân đi guốc gỗ kia rõ là bị Vân Hà ép tham dự trò đùa ồn ào này. Anh ta đứng thẳng người lên, gãi đầu cười trừ, cúi người xin lỗi.
(*Jinbei là một loại trang phục truyền thống của người Nhật tương tự như Kimono, được mặc vào mùa hè, Jinbei trước kia thường chỉ được mặc bởi nam giới, là đồ mặc nhà.)
“Hayakawa?” Hoài Chân hỏi.
Cậu ta lễ phép gật đầu, “Là tôi.”
Hoài Chân bừng hiểu, “Thế rốt cuộc là ai lén lút hẹn hò hả?”
Hai người vụng trộm cười.
Ceasar nói, “Mọi người cứ trò chuyện đi.”
Hoài Chân gật đầu. Quả thật cô cũng không thể sảng khoái giới thiệu giống anh được.
Ba cái đầu ngẩng lên nhìn theo bóng lưng anh.
Một lát sau thấy anh quay về, trong tay cầm cây dù kia, dùng tiếng Anh hỏi, “Có thể mua cái này ở đâu?”
Vân Hà trả lời bằng tiếng Anh: “Ở vài cửa hàng phố người Nhật có bán… Cũng có thế mua ở tiệm trong thành Trung Quốc, nhưng cấu tạo không đặc biệt như vậy.”
“Thế có cái loại…” Anh đặt dù xuống, híp mắt giơ hai tay miêu tả, “Bên trên có hình con rồng không?”
Vân Hà sửng sốt, bật cười ha ha, “Thế thì có nhiều lắm, chỗ nào ở thành Trung Quốc cũng có.”
“Cám ơn.” Anh như xác nhận được chuyện gì đó, mỉm cười rồi cất bước rời đi.
Đợi anh đi xa, Vân Hà làm mặt quỷ, “Anh chàng da trắng này nhìn khó sống chung! Nhưng tính cách lại thú vị.”
Hoài Chân cười ha ha hai tiếng.
Vân Hà lại chợt vỗ vai cô: “Có điều đẹp trai lắm!”
Hoài Chân nói sang chuyện khác, “Em tưởng các chị đang gõ trống trên đường.”
Vân Hà nói, “Vừa đi đến phố người Hoa thì đoàn múa lân đã đến rồi, thầy bảo bọn chị nghỉ ngơi trước, không thể cướp tiêu điểm được.” Sau đó lại bổ sung, “Hayakawa nói cậu ấy cầm một cây dù hoa văn rất nổi bật chờ chị ở bên đường, nhờ có cậu ấy mà vừa kết thúc, chị lập tức thấy cậu ấy ngay, thế là chạy đến. Vừa nãy ở ven đường nhìn thấy mấy người da trắng vừa cao vừa đẹp đi tới, đến gần mới thấy em, thế là chị kéo cậu ấy lặng lẽ đến, chờ ở đằng sau thật lâu —— vừa nãy chị còn tưởng bạn trai em là anh đẹp trai tóc vàng mắt xanh kia cơ.”
Hoài Chân kéo cô ấy hỏi, “Chị có biết dù giấy in hình rồng Trung Quốc bán ở đâu không?”
Vân Hà cười nháy mắt, “Biết chứ, ở bên cạnh luôn, chị dẫn em đi nhé?”
Cô gật đầu.
Vân Hà quay đầu rỉ tai với Hayakawa mấy câu, anh quay đầu cầm theo dù rồi ba người cùng lên đường.
Nét phong tình Viễn Đông được thể hiện rõ ra trên dù giấy, cứ đến mỗi ngày lễ lớn, tất chúng sẽ đặt ở vị trí dễ thấy nhất ở cửa hàng. Ba người đứng trước cửa, ngẩng đầu lên nhìn đã thấy một hàng dù treo trước cửa.
Có thứ là làm mới hoàn toàn, cũng có thứ chắp vá ghép lại.
Hoài Chân vừa nhìn đã chọn trúng chiếc dù màu xanh da trời vẽ hình một con rồng màu vàng xuyên núi vượt biển, bên trên ghi rõ giá ba mươi cent.
Hayakawa thấy thế, định giỡ xuống đi trả tiền thì bị Vân Hà ngăn lại.
Cô nhanh chóng tháo dù xuống, hỏi giá với bà chủ.
Hoài Chân đứng bên giải thích, “Vân Hà quen mọi người trong thành Trung Quốc, có thể mua rẻ hơn nhiều so với du khách bên ngoài.”
“Anh biết.” Hayakawa mỉm cười, phát âm tiếng Anh rất chuẩn, không hề lóng ngóng cứng ngắc. Một lát sau còn nói, “Người da trắng mua đắt hơn người Hoa một chút, chứ nếu là người Nhật, có lẽ sẽ bán năm mươi cent.”
Hoài Chân lúng túng cười trừ, “Em thấy có lỗi quá.”
“Không sao. Người Hoa và người Nhật ở thành phố San Francisco luôn bất hòa, đến người Mỹ cũng phải chặc lưỡi hít hà.”
Hai thanh niên du học sinh đi ngang qua cạnh Hoài Chân và Hayakawa, đánh giá cô gái mặc trang phục truyền thống Trung quốc cùng chàng trai người Nhật mặc trang phục truyền thống nước mình, sau đó mang theo ánh mắt thắc mắc trách cứ nhìn Hoài Chân chăm chú.
Cuối cùng hai người kia đi đến hỏi cô, không hề thân thiện chút nào, thậm chí còn không thèm cười, lập tức dùng tiếng phổ thông trong nước hỏi với giọng điệu tra hỏi: “Tôi có thể đại diện cho du học sinh Mỹ hỏi một chuyện ở phố người Hoa được không?”
Hoài Chân cười, dùng quốc ngữ trả lời, “Anh cứ hỏi đi.”
Rồi cẩn thận suy nghĩ, cô bổ sung, “Nhưng tôi không chắc mình có thể đại diện cho cả phố người Hoa không.”
Người kia thấy cô nói quốc ngữ lưu loát thì ngạc nhiên.
Ngay sau đó lại nghiêm mặt, tức giận lên tiếng, “Vì sao các người lại dán ảnh của Hoàng Liễu Sương ở vị trí nổi bật như thế?”
Hoài Chân hỏi ngược lại, “Vì sao không thể?”
“Trong phim cô ta đóng vai kỹ nữ hạ đẳng, là kiểu nhân vật như miss Butterfly, quần áo diêm dúa, như thứ đồ chơi phương Đông cho người da trắng giải trí. Cô có biết không hả? Mọi người Hoa cần phải phê phán cô ta chứ không phải là theo đuổi hình tượng như cô ta. Chúng tôi rất phản đối việc lấy hình ảnh của cô ta đại diện cho cả phương Đông. Chắc chắn Phương Đông không phải là thứ mà công nhân cấp thấp, thế lực xã hội đen, con gái của tiệm giặt ủi và gái mại dâm ở khu đèn đỏ có thể đại diện. Hành động này đang xấu xí hóa phương Đông.”
Lời nói rất hùng hồn đầy khí phách, nhưng lại để cho Hoài Chân cười khanh khách.
Cô hỏi ngược lại: “Vậy anh cho rằng thứ gì có thể đại diện cho phương Đông? Ở đây mọi người đều là công nhân, chủ tiệm giặt ủi và là con gái của họ. Đất nước của họ không có khả năng bảo vệ họ, bọn họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập một cộng đồng để tự vệ, để kiếm sống, để chống lại sự phân biệt đối xử của pháp luật người da trắng.”
___
Bắt đầu bão chương phúc lợi nhé, hy vọng cơn mưa chương này sẽ đủ bù cho các bạn vì drama hôm qua.
Mà quả thật đúng là như vậy. Vì cô nghe Andre nói với cô ấy: “Daisy, em vô lễ quá rồi đấy. Nếu em không thôi nhìn đi thì chí ít cũng phải cười.”
Daisy đáp lại, “Cười? Với ai? Em chưa bao giờ cười với bất cứ cô gái quê nào ở Mỹ cả. Người da màu hả? Thôi đừng có nói nữa, anh nghĩ vì sao em lại đến phố người Hoa?”
Hoài Chân lấy thầm vui vì đây không phải là cuộc gặp gỡ tệ hại của mấy nàng bitches nước Mỹ vào thế kỷ 21. Nếu là thời ấy, cô gần như có thể tưởng tượng được lúc về nhà, cô gái kia sẽ phê bình trang Instagram của cô thế nào, “Trời ạ, nhìn xem mấy tấm selfie dở tệ của cô ta đi, chẳng thà đừng chụp.”
Lại kéo xuống nữa, phát hiện sinh hoạt hằng ngày cùng moment mỗi ngày của cô chỉ quanh quẩn trong phố người Hoa nho nhỏ này, thậm chí mỗi ngày dậy sớm sẽ đẩy xe chở quần áo ra đường, gõ cửa từng nhà một, rồi hoặc chào hỏi hoặc cãi vã với các ả gái ngày ngày dậy sớm ở tiệm tạp hóa hay phố đèn đỏ… Thế là lòng tự tôn lẫn tự tin của Daisy cao quý đạt được thỏa mãn tối cao. Nhất định cô ấy sẽ nghĩ, “Thậm chí cô ta còn không có tấm chụp chung với Little Herbert, đúng là một cô gái đáng thương.”
Nếu mà có phần mềm xã hội này, nhất định Hoài Chân đăng bài về cuộc sống mỗi ngày thường xuyên cho xem.
Có lẽ chỉ có Quan Vũ mới biết cô thích nơi này đến đâu.
Im lặng một hồi, cô nghe Daisy hỏi: “Cô ta chỉ tám mươi lăm pound thật?”
Đó là một câu tiếng Pháp, song Hoài Chân vẫn hiểu. Cám ơn Liên minh châu Âu, nhờ vậy mà chúng học sinh ít nhiều cũng dùng ngôn ngữ ở quốc gia khác thường ngày.
Cũng cám ơn Crawford và cùng Muhlenberg đã di dân đến Mỹ nhiều năm, nhiều đến nỗi đủ để tiếng Pháp và tiếng Đức không trở thành ngôn ngữ quan trọng không thể thiếu trong giáo dục gia đình của thế hệ trẻ. Có lẽ tiếng Pháp của Daisy không khá hơn cô là bao.
Lần này đến lượt Hoài Chân mỉm cười với cô.
“Đối với con gái người Hoa thì thể trọng này không quá nhẹ, nhưng sẽ tùy người mà khác nhau. Gần đây tôi có nghe ý kiến của thầy thuốc người Hoa, thử tăng cân.”
Daisy lúng túng, kéo tay áo Andre, trên mặt hỏi rõ “sao anh không nói với em là cô ta biết tiếng Pháp”.
Andre xòe tay, bày tỏ anh cũng chỉ mới biết.
Catherine lại cười phá lên, “Tăng cân? Có lẽ đến phòng tập thể thao là một ý tốt đấy.”
“Ở phố người Hoa không có phòng tập thể thao.”
“Thế đến chỗ Ceasar hay đi đi —— Anh ấy có dẫn cô đi lần nào chưa?”
Vẻ mặt Ceasar ra chiều không muốn nói chuyện, “Không.”
“Thực ra tôi không quen anh ấy.” Hoài Chân hé miệng cười nói.
Catherine mở to hai mắt, “Ồ, thế sao!”
Ceasar nhìn Hoài Chân.
Cô cũng nhìn lại anh.
My girl? Nghe rất êm tai, rất đáng tôn trọng, nhưng cô không cảm thấy đạt thành nhận thức chung tương tự nào cả.
Xem ra với người có lòng thì sự ăn ý đó cũng không phải chuyện tốt lành gì.
Daisy ngẩng đầu, thấy hai lá cờ cùng phấp phới trên nóc hội quán Nhân Hòa —— “Bên cạnh cờ bốn mươi tám ngôi sao là gì vậy?”
Andre nói, “Là quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc.”
“Vì sao phải treo cùng lúc cờ hai nước? Không phải đây là đất Mỹ à?”
Andre ngẩng đầu nhìn Hoài Chân.
Cô biết mình nên tận tụy giải thích vì công việc.
Hoài Chân đáp, “Bản sắc văn hóa của người Hoa.”
“Bản sắc văn hóa?” Daisy giễu cợt, “Chúng tôi cũng di dân đến đấy.”
“Người Hoa đến Mỹ muộn hơn người châu Âu đến bờ Đông những hai trăm năm, hơn nữa người châu Âu di dân còn theo quy mô lớn. Còn dân tộc Trung Hoa có văn minh gần năm nghìn năm, nên dù di dân đến đây đã được ba đời, thì bản sắc văn hóa của chúng tôi không phải do nước Mỹ tạo nên, là một nền dân tộc văn hóa hậu học điển hình.”
Daisy hỏi, “Đó là gì?”
“Có nghĩa là, trật tự xã hội không duy trì dựa vào luật pháp mà dựa vào phong tục tập quán cùng những tư tưởng hành động khác. Trong nền văn hóa này, người lớn tuổi có uy tín tuyệt đối; Còn Mỹ lại ứng với nền văn hóa tiền học, trong nền văn minh này, người lớn tuổi không còn là người dẫn dắt, hơn nữa cũng không tồn tại hướng dẫn nào cả.” Hoài Chân cố gắng giải thích, “Người Hoa ở nền văn hóa hậu học thích học hỏi từ quá khứ, còn người ở nền văn hóa tiền học lại thích nhìn về tương lai. Người Hoa là điển hình của vế trước, còn nước Mỹ lại là vế sau.”
Trong những bộ phim giành được nhiều giải thưởng ở các thế hệ sau, những bộ phim Trung Quốc luôn thể hiện rõ ràng phong tục dân gian, lối suy nghĩ cũng cũ rích: Đầm Rồng Hang Hổ, Di Hòa Viên, Bá Vương Biệt Cơ… Trong khi đó Mỹ lại khám phá cả thế hệ cảm xúc mới trong trí tưởng tượng vô tận. Ngoài vô số sách khoa học viễn tưởng nổi tiếng, Hoài Chân cảm thấy điển hình nhất là bộ phim “Đấu Trường Ảo”*.
(*Ready Player One: là bộ phim chiếu rạp kể về bối cảnh năm 2044, khi con người có thể trốn tránh thế giới thực ảm đạm bằng việc hòa mình vào không giản ảo mang tên OASIS.)
Trong thời gian qua, cô đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột giữa phố người Hoa và người da trắng ở bờ Tây rất nhiều lần.
Nói chung, hệ thống văn hóa khác một trời một vực có thể trở thành hoặc tạo thành mâu thuẫn ngăn chặn và bài trừ kịch liệt.
Ngoài cửa hàng đồ lưu niệm có không ít cô gái người da trắng tụ tập, Catherine dừng chân nhìn một lúc.
Hoài Chân dùng ý kiến cá nhân đề nghị, “Hay mọi người có thể đi mua ít tem vẽ cờ Hoàng Long* để sưu tập. Thay đổi triều đại rồi, cờ Hoàng Long cắm ở Đường hội phố người Hoa lúc trước cũng đã đổi sang cờ Thanh Thiên Bạch Nhật, bây giờ tem cờ Hoàng Long là tuyệt bản, không còn sản xuất nữa, ông chủ không nỡ hủy nên giữ lại để làm bộ sưu tập quý giá.”
(*Hoàng Long là đô thành nước Kim thời xưa.)
Hai chữ “tuyệt bản” có sức hấp dẫn không nhỏ với hai cô gái. Được Catherine giật dây, Daisy cũng bước vào cửa hàng mua tem.
Hoài Chân ngẩng đầu, cảm thấy trong tay mình đang dư dả, cũng muốn đi mua tem sưu tập cờ bốn mươi tám hoặc bốn mươi chín ngôi sao sau này. Rồi đến khi đủ năm mươi ngôi sao, hai con tem này sẽ trở nên vô cùng giá trị.
Đi đằng sau các cô gái, Hoài Chân thấy Andre thả chậm bước chân, cố ý nói chuyện với cô.
“Daisy có tình cảm với Ceasar như mọi cô gái bình thường với trai đẹp mà thôi. Tin tôi đi, trước khi tôi đi Hương Cảng một tháng, con bé còn không ngừng lẩm bẩm về gã ‘old money’* nào đó tốt nghiệp đại học Yale.”
(*Thuật ngữ Old money dùng để chỉ một tầng lớp của người giàu, những người đã giữ gìn được vị thế giàu có của mình qua nhiều thế hệ.)
“Old money? Em nghĩ các anh đều như vậy.”
“Nếu không phải lộ trình lần này thì con bé cũng không nhớ được chàng trai nhà hàng xóm hồi nhỏ dọa nó khóc đâu. Là anh cả của nó, tôi không cho rằng Ceasar có gì hơn mấy anh trai đẹp nó mê.”
“Sao anh cho rằng em có thể làm được?” Hoài Chân cười nói, “Quả thật em không quen thân với anh ấy đến mức đó đâu, thậm chí lần trước xuất phát từ lễ phép mời anh ấy mà cũng bị coi là quá phận. Tình yêu nảy mầm giữa đàn ông và phụ nữ trên đất nước cởi mở này là chuyện vô cùng cởi mở. Nhưng em không nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra dễ dàng ở California, giữa một người thuộc đảng Cộng hòa bài trừ người Hoa và một người Trung Quốc. Đặc biệt khi em khôi phục tự do là nhờ sự giúp đỡ của anh ấy. Ceasar là một người đàn ông lịch thiệp và cũng rất hời hợt. ‘My girl’ là sự tôn trọng tốt nhất mà anh ấy có thể dành cho em, em rất biết ơn anh ấy.”
“Tin anh đi, cậu ta cảm thấy rất hứng thú về em, bởi vì cậu ta rất ít khi gặp chuyện này.”
“Dĩ nhiên em tin anh ấy có chút tò mò về em, nếu không nhất định anh ấy sẽ không bước vào tiệm tạp hóa sau cuộc điện thoại kia. Em nhớ mình có nói, người Mỹ luôn tìm kiếm kích thích mới, còn người Hoa thường hay nhớ về chuyện xưa.”
Còn chưa nói xong câu thì thấy Andre há miệng, song anh lại không nói gì.
Hoài Chân đọc ra được cảm xúc ly kỳ trong đôi mắt màu xanh da trời của anh.
Mang theo đau đớn, bi thương, bừng tỉnh, thậm chí là sự thương cảm bị hiểu lầm và tủi thân.
Trong cửa tiệm người đến người đi di chuyển rộn ràng, nhưng trong một khắc ấy Andre như dừng lại. Anh đang đau buồn, mà sự đau buồn kia là điều không thể xoay chuyển, không thể cứu vãn.
Đột nhiên cô nghĩ đến một câu gọi là ‘mãi mãi đánh mất tình yêu đôi ta’.
Hoài Chân sợ hết hồn.
Một giây sau, Catherine ở đằng xa gọi: “Andre ——”
Andre dừng bước, dứt mắt khỏi Hoài Chân, đi vượt lên cô bước đến gần Catherine.
Cô ngoái đầu nhìn, tâm trạng vẫn khó bình phục. Nhưng cô biết, trong khoảnh khắc ấy anh đang định giải bày vì chính mình, vì chuyện nào đó.
Nhưng anh lại không thể nói.
Nếu không một khắc sau, thậm chí Hoài Chân còn cảm thấy, anh sẽ thốt ra một cái tên tiếng Trung của cô gái nào đó.
“Quý Hoài Chân.”
Giọng của Ceasar kéo cô về lại thực tại. Sự yên lặng như chết biến mất, tiếng Anh hỗn loạn lần nữa vang lên xung quanh.
“Tôi đợi lâu lắm rồi.” Ceasar không muốn vào tiệm, có lẽ chờ bên ngoài lâu quá nên không nhịn nổi, đi đến bắt lấy cổ tay cô, “Bọn họ đâu rồi?”
Hoài Chân nghiêng đầu nhìn vào trong.
Ceasar chen vào trong, vẫn nắm cổ tay cô, xem chừng là muốn dắt cô đi vào cùng đám người.
Anh vừa đi vừa than phiền, “Quý Hoài Chân, cô có thể đặt cho mình một cái tên tiếng Anh được không, ví dụ như Sophie hay Ana gì đấy?”
Hoài Chân buồn cười, “Không phải anh biết tiếng Quảng à?”
“Ngôn ngữ là công cụ, không phải dùng để tích cóp mấy từ ngữ vô nghĩa.”
“Hoài Chân có ý nghĩa.”
“Tôi không muốn biết.”
“Tôi nhớ tên đầy đủ của anh còn nhiều âm tiết hơn tôi.”
“…”
“Tôi biết Ceasar còn có thể dịch ra là Khải Tát.”
“… Cô biết cũng nhiều đấy nhỉ.”
“Có thể nói cho tôi biết tên đầy đủ của anh không? Ceasar Herbert Muhlenberg?” Hoài Chân hỏi.
“Ceasar Herbert von Muhlenberg.”
“Dịch sang phiên âm tiếng Trung khá dài đấy.”
“Tôi không muốn nghe.”
“Tây Trạch – Hách Bá Đặc – Phùng – Mục Luân Bá Cách.”
“Cô đã gặp công ty phiên dịch nào lại dịch cả giới từ lúc phiên dịch chưa?”
“Nhưng…” Cô đã đọc rất nhiều truyện về Đức quốc xã trong thế chiến thứ II, trong đó nam chính đều mang họ “Phùng” này, thậm chí ngay cả baidu cũng dịch như vậy.
“Thầy giáo tiếng Đức của cô không nói cô biết ‘von’ là giới từ hả?”
Hoài Chân bừng tỉnh, cũng hiểu luôn tên của Andre, “Có nghĩa là Andre của nhà Crawford, Ceasar của nhà Muhlenberg.”
“Còn thông minh đấy.”
Chứ sao nữa! Cũng tại mấy cái tên phiên âm đó với baidu thôi.
“Tên đệm là theo mẹ à?” Hoài Chân hỏi lại.
“Theo cha đỡ đầu của tôi. Tôi chưa từng nghe đến họ tên của mẹ mình.” Ceasar sầm mặt, không nói tiếp nữa.
Hoài Chân cũng không lắm mồm thêm.
Xung quanh đẩy tới kéo đi, cũng không biết rốt cuộc là ai gây rối.
Ngay khi hai người họ lặng lẽ bước đi, thì bất chợt “soạt” một tiếng, một chiếc dù giấy dầu in hoa cỡ lớn kiểu Nhật mở ra, chặn đường đi lại.
“…” Hai người nhìn chằm chằm bông hoa anh đào và con mèo thần tài trên chiếc dù mà nghẹn lời.
Đột nhiên đằng sau con mèo thần tài lộ ra một gương mặt vui vẻ, cao giọng nói: “Ngạc nhiên chưa!”
Hoài Chân nhìn thấy quả “đầu tôm hùm” của Vân Hà thì chỉ muốn nhét cô ấy về lại vào trong chiếc ô.
Vân Hà tiếp tục làm mặt quỷ, “Bắt quả tang hai người lén lút hẹn hò đó nha.”
Hoài Chân: “…”
Ceasar im lặng cúi đầu nhìn, đưa tay ra, dễ dàng rút lấy chiếc dù kia đi, mượn vào ưu thế chiều cao mà giơ cao khỏi đám đông, cụp dù lại ném lên trên kệ hàng đằng xa.
Lần này đã để lộ luôn hai người đang co đầu rụt cổ ở sau.
Chàng trai thanh tú không quá cao mặc Jinbei* màu ô liu, chân đi guốc gỗ kia rõ là bị Vân Hà ép tham dự trò đùa ồn ào này. Anh ta đứng thẳng người lên, gãi đầu cười trừ, cúi người xin lỗi.
(*Jinbei là một loại trang phục truyền thống của người Nhật tương tự như Kimono, được mặc vào mùa hè, Jinbei trước kia thường chỉ được mặc bởi nam giới, là đồ mặc nhà.)
“Hayakawa?” Hoài Chân hỏi.
Cậu ta lễ phép gật đầu, “Là tôi.”
Hoài Chân bừng hiểu, “Thế rốt cuộc là ai lén lút hẹn hò hả?”
Hai người vụng trộm cười.
Ceasar nói, “Mọi người cứ trò chuyện đi.”
Hoài Chân gật đầu. Quả thật cô cũng không thể sảng khoái giới thiệu giống anh được.
Ba cái đầu ngẩng lên nhìn theo bóng lưng anh.
Một lát sau thấy anh quay về, trong tay cầm cây dù kia, dùng tiếng Anh hỏi, “Có thể mua cái này ở đâu?”
Vân Hà trả lời bằng tiếng Anh: “Ở vài cửa hàng phố người Nhật có bán… Cũng có thế mua ở tiệm trong thành Trung Quốc, nhưng cấu tạo không đặc biệt như vậy.”
“Thế có cái loại…” Anh đặt dù xuống, híp mắt giơ hai tay miêu tả, “Bên trên có hình con rồng không?”
Vân Hà sửng sốt, bật cười ha ha, “Thế thì có nhiều lắm, chỗ nào ở thành Trung Quốc cũng có.”
“Cám ơn.” Anh như xác nhận được chuyện gì đó, mỉm cười rồi cất bước rời đi.
Đợi anh đi xa, Vân Hà làm mặt quỷ, “Anh chàng da trắng này nhìn khó sống chung! Nhưng tính cách lại thú vị.”
Hoài Chân cười ha ha hai tiếng.
Vân Hà lại chợt vỗ vai cô: “Có điều đẹp trai lắm!”
Hoài Chân nói sang chuyện khác, “Em tưởng các chị đang gõ trống trên đường.”
Vân Hà nói, “Vừa đi đến phố người Hoa thì đoàn múa lân đã đến rồi, thầy bảo bọn chị nghỉ ngơi trước, không thể cướp tiêu điểm được.” Sau đó lại bổ sung, “Hayakawa nói cậu ấy cầm một cây dù hoa văn rất nổi bật chờ chị ở bên đường, nhờ có cậu ấy mà vừa kết thúc, chị lập tức thấy cậu ấy ngay, thế là chạy đến. Vừa nãy ở ven đường nhìn thấy mấy người da trắng vừa cao vừa đẹp đi tới, đến gần mới thấy em, thế là chị kéo cậu ấy lặng lẽ đến, chờ ở đằng sau thật lâu —— vừa nãy chị còn tưởng bạn trai em là anh đẹp trai tóc vàng mắt xanh kia cơ.”
Hoài Chân kéo cô ấy hỏi, “Chị có biết dù giấy in hình rồng Trung Quốc bán ở đâu không?”
Vân Hà cười nháy mắt, “Biết chứ, ở bên cạnh luôn, chị dẫn em đi nhé?”
Cô gật đầu.
Vân Hà quay đầu rỉ tai với Hayakawa mấy câu, anh quay đầu cầm theo dù rồi ba người cùng lên đường.
Nét phong tình Viễn Đông được thể hiện rõ ra trên dù giấy, cứ đến mỗi ngày lễ lớn, tất chúng sẽ đặt ở vị trí dễ thấy nhất ở cửa hàng. Ba người đứng trước cửa, ngẩng đầu lên nhìn đã thấy một hàng dù treo trước cửa.
Có thứ là làm mới hoàn toàn, cũng có thứ chắp vá ghép lại.
Hoài Chân vừa nhìn đã chọn trúng chiếc dù màu xanh da trời vẽ hình một con rồng màu vàng xuyên núi vượt biển, bên trên ghi rõ giá ba mươi cent.
Hayakawa thấy thế, định giỡ xuống đi trả tiền thì bị Vân Hà ngăn lại.
Cô nhanh chóng tháo dù xuống, hỏi giá với bà chủ.
Hoài Chân đứng bên giải thích, “Vân Hà quen mọi người trong thành Trung Quốc, có thể mua rẻ hơn nhiều so với du khách bên ngoài.”
“Anh biết.” Hayakawa mỉm cười, phát âm tiếng Anh rất chuẩn, không hề lóng ngóng cứng ngắc. Một lát sau còn nói, “Người da trắng mua đắt hơn người Hoa một chút, chứ nếu là người Nhật, có lẽ sẽ bán năm mươi cent.”
Hoài Chân lúng túng cười trừ, “Em thấy có lỗi quá.”
“Không sao. Người Hoa và người Nhật ở thành phố San Francisco luôn bất hòa, đến người Mỹ cũng phải chặc lưỡi hít hà.”
Hai thanh niên du học sinh đi ngang qua cạnh Hoài Chân và Hayakawa, đánh giá cô gái mặc trang phục truyền thống Trung quốc cùng chàng trai người Nhật mặc trang phục truyền thống nước mình, sau đó mang theo ánh mắt thắc mắc trách cứ nhìn Hoài Chân chăm chú.
Cuối cùng hai người kia đi đến hỏi cô, không hề thân thiện chút nào, thậm chí còn không thèm cười, lập tức dùng tiếng phổ thông trong nước hỏi với giọng điệu tra hỏi: “Tôi có thể đại diện cho du học sinh Mỹ hỏi một chuyện ở phố người Hoa được không?”
Hoài Chân cười, dùng quốc ngữ trả lời, “Anh cứ hỏi đi.”
Rồi cẩn thận suy nghĩ, cô bổ sung, “Nhưng tôi không chắc mình có thể đại diện cho cả phố người Hoa không.”
Người kia thấy cô nói quốc ngữ lưu loát thì ngạc nhiên.
Ngay sau đó lại nghiêm mặt, tức giận lên tiếng, “Vì sao các người lại dán ảnh của Hoàng Liễu Sương ở vị trí nổi bật như thế?”
Hoài Chân hỏi ngược lại, “Vì sao không thể?”
“Trong phim cô ta đóng vai kỹ nữ hạ đẳng, là kiểu nhân vật như miss Butterfly, quần áo diêm dúa, như thứ đồ chơi phương Đông cho người da trắng giải trí. Cô có biết không hả? Mọi người Hoa cần phải phê phán cô ta chứ không phải là theo đuổi hình tượng như cô ta. Chúng tôi rất phản đối việc lấy hình ảnh của cô ta đại diện cho cả phương Đông. Chắc chắn Phương Đông không phải là thứ mà công nhân cấp thấp, thế lực xã hội đen, con gái của tiệm giặt ủi và gái mại dâm ở khu đèn đỏ có thể đại diện. Hành động này đang xấu xí hóa phương Đông.”
Lời nói rất hùng hồn đầy khí phách, nhưng lại để cho Hoài Chân cười khanh khách.
Cô hỏi ngược lại: “Vậy anh cho rằng thứ gì có thể đại diện cho phương Đông? Ở đây mọi người đều là công nhân, chủ tiệm giặt ủi và là con gái của họ. Đất nước của họ không có khả năng bảo vệ họ, bọn họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thành lập một cộng đồng để tự vệ, để kiếm sống, để chống lại sự phân biệt đối xử của pháp luật người da trắng.”
___
Bắt đầu bão chương phúc lợi nhé, hy vọng cơn mưa chương này sẽ đủ bù cho các bạn vì drama hôm qua.
Bình luận facebook