Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 53: Đêm Tàn Xem Sơn Hải 3
Hương mực còn sót lại trên giấy.
Hà Vị sợ người khác nhìn thấy, lần nữa nhét tờ báo vào trong túi vải, nằm lẫn lộn giữa túi báo Bắc Bình.
“Luôn khiến em chịu thiệt thòi”, Tạ Vụ Thanh khép chặt vạt áo quân phục bên ngoài giúp cô, “Không thể cho em danh phận công khai”.
Cô cười, nhỏ giọng lầu bầu: “Còn muốn công khai thế nào nữa?”
Sau khi chùa Hộ Quốc bị bỏ hoang, đường điện đều bị chia cắt.
Bán đồ núi, bán kỹ nghệ, còn có một quán trà lộ thiên và sân khấu kịch chờ hát.
Mảnh đất trống trước cửa đường Thuỵ Chi có dựng một cái lều sơ sài, bày biện mấy cái bàn gỗ, treo biển bán dương sương tràng [1].
Đêm dần tối, khách đến ăn ít ỏi.
Bên cạnh, một ông lão mặc trường bào kiểu xưa, tuy cũ nhưng sạch sẽ vô cùng, chắc thường xuyên giặt giũ.
[1] Một món ăn vặt nổi tiếng của Bắc Kinh, nhồi ruột dê rồi nấu đến khi chín, khá giống món dồi bên mình.
Ngược lại có chút giống Tạ Vụ Thanh, dù kiểu dáng quần áo không nhiều nhưng mỗi bộ đều sạch sẽ thẳng thớm.
Ông lão buôn bán rất hiểu nghệ thuật, chuẩn bị đóng cửa quán nên không buồn xã giao với khách hàng, tự mình giải trí, ngâm nga một khúc ca yêu thích.
Giọng ông lão tang thương, hừ hừ mấy tiếng không rõ là gì.
Tạ Vụ Thanh lắng nghe một chốc, Hà Vị thắc mắc: “Ông ta hát cái gì vậy?”
“Không ngờ ‘Trường hận ca’ [2] cũng hát được”.
Dứt lời, anh cũng hứng thú học theo, nghiêm túc hát lại nửa câu đầu: “Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc; Ngự vũ đa niên cầu bất tắc”, nhưng nửa câu sau lại biến thành, “Hà gia hữu nữ sơ trưởng thành; Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức…”
[2] “Trường hận ca”, sáng tác nổi danh của nhà thơ thời Đường – Bạch Cư Dị.
Bài thơ gồm 120 câu kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi.
Bốn câu cầu của “Trường hận ca” mang nghĩa: Vua nước Hán say mê sắc đẹp, muốn có một người con gái nghiêng nước nghiêng thành nhưng bao năm ở ngôi báu vẫn không tìm thấy.
Nhà họ Dương có một cô gái vừa trưởng thành, từ nhỏ nuôi dạy trong phòng the, bên ngoài chẳng ai hay biết.
(Sau đó anh Thanh sửa lại chữ “Dương gia” trong câu thơ thứ 3 thành “Hà gia” để trêu chị Hà Vị ^^)
Hà Vị không cho anh hát tiếp, có cô gái đi ngang nhìn anh chằm chằm.
Cảnh vệ theo sau họ tản ra bốn phía, đứng lẫn vào đám đông, âm thầm bảo vệ một đêm bình yên hiếm có của tướng quân.
Đêm khuya, gió Tây Bắc nổi lên, cô thấy mọi người vất vả quá, bèn móc trong túi ra mấy đồng bạc, gọi ông chủ mang những bát dương sương tràng đặt đầy bốn cái bàn.
Nước canh nóng hôi hổi, trong ruột dê rắc đầy tương vừng yeutruyen.net cùng rau thơm, thích hợp xua tan cái lạnh đêm đen.
“Không phải em từng bảo, muốn dẫn anh đi ăn khắp Tứ Cửu Thành sao?” Cô kéo anh ngồi xuống bàn gỗ đầu tiên, chủ động yên vị giữa vòng vây cảnh vệ, để họ an tâm ăn uống, “Đây là sương tràng, rót máu dê vào ruột dê, sau lại đem hầm với hoa tiêu dưới lửa lớn”.
Cô lấy đũa gạt rau thơm ra, để anh nhìn: “Ruột dê sáng trong, giống sương sớm, nên gọi là dương sương tràng”.
“Tên hay”.
Binh lính từ phương Nam tới chưa từng ăn thử món này, cảm thấy vô cùng mới lạ.
Chốc lát sau, có thêm nhóm binh lính Đông Bắc vừa đến thành Bắc Bình, ngồi đầy mấy bàn gỗ khác.
Quân trang bất đồng, khó tránh khỏi thầm đánh giá lẫn nhau, bên kia có người hỏi, các anh từ đâu tới? Quân Tây Bắc chưa rút lui ư? Lâm Kiêu đáp, từ phương Nam đến.
Hai nhóm người chưa từng gặp gỡ, lại nhắc đến thời kỳ Bắc phạt.
Năm ấy, quân đội phương Nam tiến công, phương Bắc trấn thủ, xem nhau như tử địch, mà nay lại ngồi cùng một quán ăn vặt, kể chuyện cuộc chiến Bắc phạt khi xưa, lúc quân phiệt họ Ngô liên tiếp thất bại lui binh, cầm đại đao súng máy thúc giục binh lính chiến đấu quyết liệt.
“Quân Đông Bắc chúng tôi không dám nhìn”, một người trong đó nói bằng giọng địa phương ở vùng quan ngoại, “Thật không bằng súc sinh, hạ lệnh không được rút lui, ai dám trái lệnh, đội đại đao liền chém đầu người đó, bức tử rất nhiều binh lính”.
“Đây chỉ là việc họ thường làm, tôi từng đến Vũ Hán báo cáo công tác, trên tàu trông thấy rất nhiều thi thể mắc trên cây”, Lâm Kiêu kể, “Đều là lính không dám rút lui, tự mình treo cổ chết”.
Hà Vị im lặng lắng nghe.
Quay về Bách Hoa Thâm Xử, hai người lần lượt tắm rửa.
Lúc Tạ Vụ Thanh vào phòng, Hà Vị đưa khăn lông trắng sang, anh cầm lấy lau mái tóc ướt đẫm.
“Bọn họ kể chuyện chiến trường Bắc phạt, xảy ra năm nào vậy?”
“Lúc đánh nhau ở cầu Hạ Thắng, một trung đoàn độc lập bên phe ta chiến đấu với quân trực hệ”, Tạ Vụ Thanh nói, “Quân trực hệ đánh không lại, liên tục thất bại, Ngô Bội Phu liền hạ lệnh đội đại đao và súng máy canh trên cầu, chém đầu mười lữ đoàn trưởng treo phía trên, ra chỉ thị nếu có người rút lui thì giết không tha, sau đó họ đánh không lại trung đoàn độc lập, vừa giết vừa lui về, liền chuyển đầu súng đốc thúc binh lính xông pha ra trước, nội bộ chém giết lẫn nhau máu chảy thành sông, quân Bắc phạt đại thắng”.
Hà Vị ngồi trên ghế cạnh bàn làm việc, nâng cằm nghe chăm chú.
Tạ Vụ Thanh cởi cúc áo sơ mi.
“Mấy giờ rồi?” Cô kinh ngạc, vẫn chưa đến giờ đi nghỉ mà.
Ngón tay anh sững lại, nhìn chằm chằm cô.
“… Vừa về liền tắt đèn ngủ, sẽ khiến người trong viện cười chê”.
Cô nhỏ giọng bảo.
Tạ Vụ Thanh như được nhắc nhở, tắt đèn bàn.
“Không cho anh tắt đèn mà anh vẫn tắt”.
“Muốn anh bật đèn à?” Anh đi về phía cô, “Anh cũng không sao, tuỳ ý em vậy”.
Tạ Vụ Thanh khom người, dứt khoát nhấc bổng cô lên.
“Chân anh…”
“Khôi phục rất tốt”.
Một chiếc giường rộng mấy trượng, hai người đã ngủ không ít ngày.
Anh thích để rèm nửa buông nửa vén, ẩn hiện ánh trăng ngoài cửa kính cùng bóng đèn dầu trong viện nhỏ.
Hai ngày trước, trong lúc nhiệt huyết dâng trào, cô đã đổi tấm rèm màu đỏ sẫm, giống như vận mệnh sắp đặt sẵn vì hôm nay.
“Không tháo súng sao”.
Cô chạm vào bao súng.
Anh không đáp lời.
Trong trận chiến Bắc phạt, súng luôn không rời người, có những khi nằm trong lều trại đơn sơ, bỗng nhớ tới cô, thường nghĩ cô thích cây súng này như thế.
Trong phòng khách của Cửu tiên sinh ở Thiên Tân, cô vuốt ve nó dưới gối nằm, có lẽ không sợ bị cướp cò.
Ánh sáng từ đèn dầu bị thuỷ tinh chắn hơn nửa, lại bị rèm màn che khuất nửa kia, chỉ còn sót chút đốm sáng đỏ tối tăm.
Tạ Vụ Thanh hôn cô.
“Hôm nay anh nên bảo trước với em”, cô cất tiếng khi hai cánh môi hơi rời nhau, “Váy cưới ở nhà, mang đến thì tốt rồi”.
Tạ Vụ Thanh mặc kệ cô vẫn ôm tiếc nuối về lễ phục, cởi bỏ áo ngủ trên người cô.
“Sao anh không cởi quần áo mình?”
“Sạch sẽ”.
Anh bảo.
Cô ôm Tạ Vụ Thanh.
Da lưng anh căng chặt lại trơn trượt, sờ lên có chỗ nhấp nhô, dưới ánh đèn đỏ, cô quan sát từ vai anh xuống dưới, nhìn đến vết thương cũ dưới lớp áo sơ mi.
Cô mất tập trung, được anh nhẫn nại dẫn dắt về.
Váy ngủ lụa trắng bị cô đè dưới người, cô cũng mặc kệ.
Chờ ánh đèn dầu ngoài cửa sổ tắt, Tạ Vụ Thanh rời giường một chốc, anh chân trần bước đến đĩa sứ đặt trên Đa Bảo Cách tìm thuốc lá, cô cố sức kéo váy ngủ dưới người ra, ném xuống chân giường.
Mấy thứ linh tinh trong đĩa sứ chất thành chồng, anh gạt vài cây bút cùng chùm chìa khoá ở trên, chỉ lấy thuốc lá và hộp diêm.
Khi anh quay về, nắm lấy chân cô, thấp giọng thì thầm: “Đợi anh rít điếu thuốc”.
Anh vẫn chưa ngủ sao?
Tạ Vụ Thanh khẽ đẩy cẳng chân cô, để cô lăn vào sát tường, còn anh ngồi bên mép giường.
Ngọn lửa “bụp” một tiếng, toả ra ánh sáng giữa đốt tay anh.
Anh cúi đầu định châm thuốc, dừng một lúc, dập tắt que diêm, nhỏ giọng bảo: “Trước khi đi để lão tiên sinh bắt mạch”.
“Bắt mạch làm gì?” Cô hỏi xong, lập tức hiểu rõ.
Tạ Vụ Thanh sợ cô mang thai, lại vất vả bôn ba trên đường.
Cô lẩm bẩm: “Không biết xấu hổ còn nói thế”.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Anh bật cười, ném thuốc lá cùng hộp diêm cạnh gối nằm: “Anh thấy giống lắm”.
Anh thấy được cái này à? Cô thầm mắng.
Lúc này Tạ Vụ Thanh cởi quần của mình, ném lên ghế cạnh giường: “Nếu vẫn chưa có, qua tối nay sẽ có thôi”.
…
Cô bất giác nhớ đến trong phòng khiêu vũ ở khách sạn Lục Quốc, sau khi hai người trao nhẫn cho nhau, một đám sĩ quan vây quanh họ luôn miệng chúc mừng, khi những học trò ngày xưa của anh lần nữa đối mặt, bất kể là quân hàm cao quý bao nhiêu, đều vô cùng kính trọng ân sư.
Mà thầy Tạ được người người tôn kính, lúc ở trên giường làm bằng gỗ sưa lại chẳng biết điểm dừng.
Tối nay, Tạ Vụ Thanh rời giường mấy bận, có một lần anh ra ngoài xem điện báo mới nhất, dặn dò sắp xếp hành trình xuôi Nam.
Lần cuối anh trở lại, cô đã ngủ say sưa, bị anh bế thốc lên, trong trập trùng cô tỉnh giấc.
Người đàn ông ôm chặt cô, đặt cô lên giường ngoài.
“Chăn êm nệm ấm không ngủ”.
Cô ôm cổ anh.
“Ở đây có hải đường”, anh thì thầm, “Đợi em tỉnh dậy, có thể thấy ngay”.
Cô cười, nép vào ngực anh thiếp đi.
—
Chuyện ở khách sạn Lục Quốc rất nhanh truyền ra ngoài, đồn là tướng quân Tạ Vụ Thanh vì muốn dỗ Hà Vị vui vẻ nên tổ chức tiệc đính hôn.
Cô hai Hà gia từ thiếu thời đã qua mấy lần đính hôn, mỗi một lần đều không bệnh mà chết, mọi người nghe xong cũng không nói thêm gì.
“Ngược lại bắt kịp lúc rồi”.
Cô bảy mở tờ “Trình báo” ra, “Triệu Ứng Khác cũng vừa đăng báo ly hôn”.
Ở một góc ngay trang ba, bài thông báo ly hôn nằm vị trí đầu tiên: Triệu Ứng Khác cùng Triệu Hà thị (tức Hà Chí Trăn) vì hai bên quan điểm bất đồng, tự nguyện ly hôn, vĩnh viễn không còn quan hệ vợ chồng.
Nhân dịp này tuyên bố công khai.
“Chí Trăn sống chung với một người thuộc quân Đông Bắc hai năm qua”, cô bảy kể, “Vẫn luôn ở Thiên Tân, còn Triệu Ứng Khác thì ở Nam Kinh, nghe bảo hai ngày trước họ hẹn gặp nhau một lần, cũng đăng báo ly hôn lúc ấy luôn”.
Sau khi Triệu Ứng Khác mất chỗ đứng vì chính phủ Bắc Dương sụp đổ, hắn liền đi thẳng đến Nam Kinh đảm nhận chức vụ quan trọng.
Triệu gia xưa nay một lòng nghiên cứu học thuật, bỗng xuất hiện một cậu cả bỏ văn chương theo chính trị, bước lên con đường làm quan, từ lúc còn ở kinh thành đến Nam Kinh hiện tại, càng đi càng thuận lợi.
Năm ngoái Triệu Ứng Khác về kinh, mặc chế phục dành cho trung tướng, có đến mười mấy quan viên Bắc Bình “tiền hô hậu ủng” bên người.
Hắn đến khách sạn Bắc Kinh, đêm đó mở tiệc rượu đón gió tẩy trần, lúc ấy Hà Vị cũng có mặt.
Quan viên không biết mối quan hệ quá khứ của họ, chủ động giới thiệu hai người với nhau: “Triệu uỷ viên, vị này là bà chủ của vận tải đường thuỷ Hà gia, cô hai Hà”.
Hai người đối diện nhau, đều mỉm cười.
Thư ký bên cạnh vị quan viên ấy vội vàng nhắc nhở, kể mối nhân duyên trong quá khứ của cả hai, quan viên lập tức lúng túng, thầm oán mình nhiều lời.
Tối đó Triệu Ứng Khác là khách quý, tới lui được rất nhiều người giới thiệu làm quen, Hà Vị chưa nói được đôi câu, hắn đã bị kéo đi đến tiệc rượu khác tẩy trần.
Một ngày sau, thư ký của Triệu Ứng Khác mang danh thiếp tìm đến công ty vận tải, mời cô tham quan viện bảo tàng Cố Cung.
Tiểu công tử Triệu gia Triệu Ứng Thăng năm ấy được Hà Vị và Tạ Vụ Thanh cứu khỏi tô giới đưa lên thuyền, sau khi anh cả làm chính trị đã lấy lại tự do, không lâu trước thì về nước, được thuê đến viện bảo tàng làm mấy chuyện như kiểm kê, quản lý văn vật hoàng đế Thanh triều để lại.
Hôm đó Triệu Ứng Khác mời cô đến, trước cổng lớn viện bảo tàng Cố Cung, Hà Vị trông thấy Triệu Ứng Thăng.
Đường đường một người đàn ông đĩnh đạc khi bắt gặp Hà Vị lại không thốt nên lời, mãi lúc sau mới cất tiếng: “Từ lúc tôi về Bắc Bình, vẫn không dám gặp cô.
Khi trước… thật sự xin lỗi”.
Triệu Ứng Khác đúng lúc cắt ngang sự quẫn bách của em trai, bảo hắn dẫn hai người đi dạo viện bảo tàng.
Triệu Ứng Thăng đứng trước quầy triển lãm không lớn không nhỏ, kiềm lòng không đặng nói: “Sau khi Tốn Thanh hoàng đế dọn đi, người Nhật đăng trên “Thuận thiên thời báo”, đòi chúng ta giao Cố Cung cho họ quản lý, lấy lý do thời cuộc chúng ta hỗn loạn, nên “để dân tộc Nhật Bản gần nhất thay mặt đảm đương trách nhiệm bảo quản”.
Sau khi đọc được bài viết này, tôi tức đến mức không ngủ được, gấp rút lên thuyền về nước.
Ban đầu chỉ chuẩn bị sổ đăng ký, làm tới hiện giờ, tuy lương bổng không nhiều nhưng làm việc có ý nghĩa”.
Người bạn học cũ này đã quên hết chuyện xưa bị lão thái giám trong cung tra tấn, nhìn chăm chú bảo bối trong tủ trưng bày, xem như trân bảo: “Lại nói các vị quản lý của Cố Cung chúng tôi đều là người quang minh lỗi lạc, vị quản lý cấp cao tên là Trang Uẩn Khoan, quả thật là người cứng cỏi, có một lần chúng tôi không được trả lương đúng hạn, khi ấy hắn không đến cầu chính phủ Bắc Dương, lại lấy danh nghĩa cá nhân vay nợ ngân hàng, trả đủ tiền lương cho mọi người”.
Cũng chính những người này, khi quân phiệt khắp nơi hỗn chiến, đã kiên cường bảo vệ Cố Cung.
Ngày đó, ba người họ ở lại viện bảo tàng đến tận 4 giờ chiều, dọc theo hành lang đến trước điện Thái Hoà.
Triệu Ứng Thăng không nhịn được, nhỏ giọng hỏi thăm: “Có tin tức gì của Tạ tướng quân không?”
Cô bị hỏi hơi sửng sốt, khẽ lắc đầu.
Đợi khi đoàn người của họ rời khỏi Cố Cung, cô và Triệu Ứng Khác ngồi ghế sau xe, Triệu Ứng Khác mới nói nhỏ với cô: “Thân phận Tạ Vụ Thanh quá mức đặc thù, ngay cả chỗ chúng tôi cũng không có tin gì của hắn”.
Lúc ấy cô muốn hỏi, anh nói xem, liệu anh ấy còn sống không?
Sau nghĩ lại, quyết định không mở miệng.
Nhất định anh vẫn còn sống, cô linh cảm thế.
…
Hà Vị thoát khỏi chuyện xưa, nhìn tờ “Trình báo” trên bàn.
“Chuyện của con với Triệu Ứng Khác, nói thật đến giờ ta cũng không hiểu thấu”, cô bảy cười nói, “Theo lý thuyết, thanh mai trúc mã, lại cùng chí hướng, nên thuận theo hôn ước thành thân”.
Có lẽ, ông trời để cô từ hôn, vì muốn cô quen biết Tạ Vụ Thanh.
“Định khi nào đi?” Cô bảy bỗng hỏi.
“Tối nay anh ấy đi trước”, Hà Vị báo, “Con không an tâm về đồ vật Bạch tướng quân nhờ vận chuyển, phải đích thân giám sát bốc dỡ hàng hoá, mang ra khỏi Bắc Bình.
Chúng con hẹn 10 ngày sau gặp lại ở Lợi Thuận Đức Thiên Tân”.
“Sau này con sẽ cảm nhận được cái gì gọi là rời xa quê hương”.
Cô bảy trêu ghẹo cô.
“Mặc kệ đi đến đâu, trong lòng con vẫn nhớ mãi Bạch Tháp, Tử Cấm Thành, còn có ba ngọn núi năm cái vườn”, cô mỉm cười, “Nhớ cả cô bảy nữa”.
Hà Vị về đến căn viện ở Bách Hoa Thâm Xử.
Con ngõ nhỏ ngoài cửa viện, đèn dầu vẫn như trước, nhà nhà náo nhiệt.
Trong viện chất đầy hòm gỗ, hơn một nửa số đó là đồ phát điện và máy móc gửi điện báo của các sĩ quan cùng một ít đồ dùng công vụ khác, còn lại là mấy thứ linh tinh vặt vãnh trong viện nhỏ này, có không ít thứ của chú thím Tạ Vụ Thanh.
Cô bước vào sân, nhác thấy ông bác lén lau nước mắt trước lu nước lớn, tuổi yeutruyen.net tác ông nay đã cao, nghĩ lần này từ biệt Tạ Vụ Thanh, chỉ e kiếp này khó gặp lại lần nữa, trong lòng nhớ nhung, ngoài miệng không nói nên lời, chỉ biết vỗ mép lu nước, khiến nước sánh hết ra ngoài.
Hà Vị không làm phiền ông bác, vòng qua mấy hòm xiểng, lướt ngang những quan quân bận rộn thu dọn đồ đạc, đi vào chính phòng.
Tư Niên nhón chân, tháo tấm ảnh chụp trên tường: “Vị này là ai ạ?”
Tạ Vụ Thanh ngồi xuống ghế, đem tấm ảnh vừa gỡ ra quấn vào tấm bố màu nâu đỏ: “Là ông chú của Tư Niên”.
Ông chú.
Cô gái nhỏ nâng niu khung ảnh, hết nhìn lại nhìn, ngẩng đầu đánh giá cha, không biết nghĩ thế nào lại nhoẻn miệng cười.
Cô nhóc vốn đã quên cuộc sống trước năm hai tuổi ở Hồng Kông, lần này xuôi Nam, với con bé mà nói, không khác gì chạy về quê cha đất tổ của mình.
.
Hà Vị sợ người khác nhìn thấy, lần nữa nhét tờ báo vào trong túi vải, nằm lẫn lộn giữa túi báo Bắc Bình.
“Luôn khiến em chịu thiệt thòi”, Tạ Vụ Thanh khép chặt vạt áo quân phục bên ngoài giúp cô, “Không thể cho em danh phận công khai”.
Cô cười, nhỏ giọng lầu bầu: “Còn muốn công khai thế nào nữa?”
Sau khi chùa Hộ Quốc bị bỏ hoang, đường điện đều bị chia cắt.
Bán đồ núi, bán kỹ nghệ, còn có một quán trà lộ thiên và sân khấu kịch chờ hát.
Mảnh đất trống trước cửa đường Thuỵ Chi có dựng một cái lều sơ sài, bày biện mấy cái bàn gỗ, treo biển bán dương sương tràng [1].
Đêm dần tối, khách đến ăn ít ỏi.
Bên cạnh, một ông lão mặc trường bào kiểu xưa, tuy cũ nhưng sạch sẽ vô cùng, chắc thường xuyên giặt giũ.
[1] Một món ăn vặt nổi tiếng của Bắc Kinh, nhồi ruột dê rồi nấu đến khi chín, khá giống món dồi bên mình.
Ngược lại có chút giống Tạ Vụ Thanh, dù kiểu dáng quần áo không nhiều nhưng mỗi bộ đều sạch sẽ thẳng thớm.
Ông lão buôn bán rất hiểu nghệ thuật, chuẩn bị đóng cửa quán nên không buồn xã giao với khách hàng, tự mình giải trí, ngâm nga một khúc ca yêu thích.
Giọng ông lão tang thương, hừ hừ mấy tiếng không rõ là gì.
Tạ Vụ Thanh lắng nghe một chốc, Hà Vị thắc mắc: “Ông ta hát cái gì vậy?”
“Không ngờ ‘Trường hận ca’ [2] cũng hát được”.
Dứt lời, anh cũng hứng thú học theo, nghiêm túc hát lại nửa câu đầu: “Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc; Ngự vũ đa niên cầu bất tắc”, nhưng nửa câu sau lại biến thành, “Hà gia hữu nữ sơ trưởng thành; Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức…”
[2] “Trường hận ca”, sáng tác nổi danh của nhà thơ thời Đường – Bạch Cư Dị.
Bài thơ gồm 120 câu kể về mối tình giữa Đường Huyền Tông và Dương Quý phi.
Bốn câu cầu của “Trường hận ca” mang nghĩa: Vua nước Hán say mê sắc đẹp, muốn có một người con gái nghiêng nước nghiêng thành nhưng bao năm ở ngôi báu vẫn không tìm thấy.
Nhà họ Dương có một cô gái vừa trưởng thành, từ nhỏ nuôi dạy trong phòng the, bên ngoài chẳng ai hay biết.
(Sau đó anh Thanh sửa lại chữ “Dương gia” trong câu thơ thứ 3 thành “Hà gia” để trêu chị Hà Vị ^^)
Hà Vị không cho anh hát tiếp, có cô gái đi ngang nhìn anh chằm chằm.
Cảnh vệ theo sau họ tản ra bốn phía, đứng lẫn vào đám đông, âm thầm bảo vệ một đêm bình yên hiếm có của tướng quân.
Đêm khuya, gió Tây Bắc nổi lên, cô thấy mọi người vất vả quá, bèn móc trong túi ra mấy đồng bạc, gọi ông chủ mang những bát dương sương tràng đặt đầy bốn cái bàn.
Nước canh nóng hôi hổi, trong ruột dê rắc đầy tương vừng yeutruyen.net cùng rau thơm, thích hợp xua tan cái lạnh đêm đen.
“Không phải em từng bảo, muốn dẫn anh đi ăn khắp Tứ Cửu Thành sao?” Cô kéo anh ngồi xuống bàn gỗ đầu tiên, chủ động yên vị giữa vòng vây cảnh vệ, để họ an tâm ăn uống, “Đây là sương tràng, rót máu dê vào ruột dê, sau lại đem hầm với hoa tiêu dưới lửa lớn”.
Cô lấy đũa gạt rau thơm ra, để anh nhìn: “Ruột dê sáng trong, giống sương sớm, nên gọi là dương sương tràng”.
“Tên hay”.
Binh lính từ phương Nam tới chưa từng ăn thử món này, cảm thấy vô cùng mới lạ.
Chốc lát sau, có thêm nhóm binh lính Đông Bắc vừa đến thành Bắc Bình, ngồi đầy mấy bàn gỗ khác.
Quân trang bất đồng, khó tránh khỏi thầm đánh giá lẫn nhau, bên kia có người hỏi, các anh từ đâu tới? Quân Tây Bắc chưa rút lui ư? Lâm Kiêu đáp, từ phương Nam đến.
Hai nhóm người chưa từng gặp gỡ, lại nhắc đến thời kỳ Bắc phạt.
Năm ấy, quân đội phương Nam tiến công, phương Bắc trấn thủ, xem nhau như tử địch, mà nay lại ngồi cùng một quán ăn vặt, kể chuyện cuộc chiến Bắc phạt khi xưa, lúc quân phiệt họ Ngô liên tiếp thất bại lui binh, cầm đại đao súng máy thúc giục binh lính chiến đấu quyết liệt.
“Quân Đông Bắc chúng tôi không dám nhìn”, một người trong đó nói bằng giọng địa phương ở vùng quan ngoại, “Thật không bằng súc sinh, hạ lệnh không được rút lui, ai dám trái lệnh, đội đại đao liền chém đầu người đó, bức tử rất nhiều binh lính”.
“Đây chỉ là việc họ thường làm, tôi từng đến Vũ Hán báo cáo công tác, trên tàu trông thấy rất nhiều thi thể mắc trên cây”, Lâm Kiêu kể, “Đều là lính không dám rút lui, tự mình treo cổ chết”.
Hà Vị im lặng lắng nghe.
Quay về Bách Hoa Thâm Xử, hai người lần lượt tắm rửa.
Lúc Tạ Vụ Thanh vào phòng, Hà Vị đưa khăn lông trắng sang, anh cầm lấy lau mái tóc ướt đẫm.
“Bọn họ kể chuyện chiến trường Bắc phạt, xảy ra năm nào vậy?”
“Lúc đánh nhau ở cầu Hạ Thắng, một trung đoàn độc lập bên phe ta chiến đấu với quân trực hệ”, Tạ Vụ Thanh nói, “Quân trực hệ đánh không lại, liên tục thất bại, Ngô Bội Phu liền hạ lệnh đội đại đao và súng máy canh trên cầu, chém đầu mười lữ đoàn trưởng treo phía trên, ra chỉ thị nếu có người rút lui thì giết không tha, sau đó họ đánh không lại trung đoàn độc lập, vừa giết vừa lui về, liền chuyển đầu súng đốc thúc binh lính xông pha ra trước, nội bộ chém giết lẫn nhau máu chảy thành sông, quân Bắc phạt đại thắng”.
Hà Vị ngồi trên ghế cạnh bàn làm việc, nâng cằm nghe chăm chú.
Tạ Vụ Thanh cởi cúc áo sơ mi.
“Mấy giờ rồi?” Cô kinh ngạc, vẫn chưa đến giờ đi nghỉ mà.
Ngón tay anh sững lại, nhìn chằm chằm cô.
“… Vừa về liền tắt đèn ngủ, sẽ khiến người trong viện cười chê”.
Cô nhỏ giọng bảo.
Tạ Vụ Thanh như được nhắc nhở, tắt đèn bàn.
“Không cho anh tắt đèn mà anh vẫn tắt”.
“Muốn anh bật đèn à?” Anh đi về phía cô, “Anh cũng không sao, tuỳ ý em vậy”.
Tạ Vụ Thanh khom người, dứt khoát nhấc bổng cô lên.
“Chân anh…”
“Khôi phục rất tốt”.
Một chiếc giường rộng mấy trượng, hai người đã ngủ không ít ngày.
Anh thích để rèm nửa buông nửa vén, ẩn hiện ánh trăng ngoài cửa kính cùng bóng đèn dầu trong viện nhỏ.
Hai ngày trước, trong lúc nhiệt huyết dâng trào, cô đã đổi tấm rèm màu đỏ sẫm, giống như vận mệnh sắp đặt sẵn vì hôm nay.
“Không tháo súng sao”.
Cô chạm vào bao súng.
Anh không đáp lời.
Trong trận chiến Bắc phạt, súng luôn không rời người, có những khi nằm trong lều trại đơn sơ, bỗng nhớ tới cô, thường nghĩ cô thích cây súng này như thế.
Trong phòng khách của Cửu tiên sinh ở Thiên Tân, cô vuốt ve nó dưới gối nằm, có lẽ không sợ bị cướp cò.
Ánh sáng từ đèn dầu bị thuỷ tinh chắn hơn nửa, lại bị rèm màn che khuất nửa kia, chỉ còn sót chút đốm sáng đỏ tối tăm.
Tạ Vụ Thanh hôn cô.
“Hôm nay anh nên bảo trước với em”, cô cất tiếng khi hai cánh môi hơi rời nhau, “Váy cưới ở nhà, mang đến thì tốt rồi”.
Tạ Vụ Thanh mặc kệ cô vẫn ôm tiếc nuối về lễ phục, cởi bỏ áo ngủ trên người cô.
“Sao anh không cởi quần áo mình?”
“Sạch sẽ”.
Anh bảo.
Cô ôm Tạ Vụ Thanh.
Da lưng anh căng chặt lại trơn trượt, sờ lên có chỗ nhấp nhô, dưới ánh đèn đỏ, cô quan sát từ vai anh xuống dưới, nhìn đến vết thương cũ dưới lớp áo sơ mi.
Cô mất tập trung, được anh nhẫn nại dẫn dắt về.
Váy ngủ lụa trắng bị cô đè dưới người, cô cũng mặc kệ.
Chờ ánh đèn dầu ngoài cửa sổ tắt, Tạ Vụ Thanh rời giường một chốc, anh chân trần bước đến đĩa sứ đặt trên Đa Bảo Cách tìm thuốc lá, cô cố sức kéo váy ngủ dưới người ra, ném xuống chân giường.
Mấy thứ linh tinh trong đĩa sứ chất thành chồng, anh gạt vài cây bút cùng chùm chìa khoá ở trên, chỉ lấy thuốc lá và hộp diêm.
Khi anh quay về, nắm lấy chân cô, thấp giọng thì thầm: “Đợi anh rít điếu thuốc”.
Anh vẫn chưa ngủ sao?
Tạ Vụ Thanh khẽ đẩy cẳng chân cô, để cô lăn vào sát tường, còn anh ngồi bên mép giường.
Ngọn lửa “bụp” một tiếng, toả ra ánh sáng giữa đốt tay anh.
Anh cúi đầu định châm thuốc, dừng một lúc, dập tắt que diêm, nhỏ giọng bảo: “Trước khi đi để lão tiên sinh bắt mạch”.
“Bắt mạch làm gì?” Cô hỏi xong, lập tức hiểu rõ.
Tạ Vụ Thanh sợ cô mang thai, lại vất vả bôn ba trên đường.
Cô lẩm bẩm: “Không biết xấu hổ còn nói thế”.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Anh bật cười, ném thuốc lá cùng hộp diêm cạnh gối nằm: “Anh thấy giống lắm”.
Anh thấy được cái này à? Cô thầm mắng.
Lúc này Tạ Vụ Thanh cởi quần của mình, ném lên ghế cạnh giường: “Nếu vẫn chưa có, qua tối nay sẽ có thôi”.
…
Cô bất giác nhớ đến trong phòng khiêu vũ ở khách sạn Lục Quốc, sau khi hai người trao nhẫn cho nhau, một đám sĩ quan vây quanh họ luôn miệng chúc mừng, khi những học trò ngày xưa của anh lần nữa đối mặt, bất kể là quân hàm cao quý bao nhiêu, đều vô cùng kính trọng ân sư.
Mà thầy Tạ được người người tôn kính, lúc ở trên giường làm bằng gỗ sưa lại chẳng biết điểm dừng.
Tối nay, Tạ Vụ Thanh rời giường mấy bận, có một lần anh ra ngoài xem điện báo mới nhất, dặn dò sắp xếp hành trình xuôi Nam.
Lần cuối anh trở lại, cô đã ngủ say sưa, bị anh bế thốc lên, trong trập trùng cô tỉnh giấc.
Người đàn ông ôm chặt cô, đặt cô lên giường ngoài.
“Chăn êm nệm ấm không ngủ”.
Cô ôm cổ anh.
“Ở đây có hải đường”, anh thì thầm, “Đợi em tỉnh dậy, có thể thấy ngay”.
Cô cười, nép vào ngực anh thiếp đi.
—
Chuyện ở khách sạn Lục Quốc rất nhanh truyền ra ngoài, đồn là tướng quân Tạ Vụ Thanh vì muốn dỗ Hà Vị vui vẻ nên tổ chức tiệc đính hôn.
Cô hai Hà gia từ thiếu thời đã qua mấy lần đính hôn, mỗi một lần đều không bệnh mà chết, mọi người nghe xong cũng không nói thêm gì.
“Ngược lại bắt kịp lúc rồi”.
Cô bảy mở tờ “Trình báo” ra, “Triệu Ứng Khác cũng vừa đăng báo ly hôn”.
Ở một góc ngay trang ba, bài thông báo ly hôn nằm vị trí đầu tiên: Triệu Ứng Khác cùng Triệu Hà thị (tức Hà Chí Trăn) vì hai bên quan điểm bất đồng, tự nguyện ly hôn, vĩnh viễn không còn quan hệ vợ chồng.
Nhân dịp này tuyên bố công khai.
“Chí Trăn sống chung với một người thuộc quân Đông Bắc hai năm qua”, cô bảy kể, “Vẫn luôn ở Thiên Tân, còn Triệu Ứng Khác thì ở Nam Kinh, nghe bảo hai ngày trước họ hẹn gặp nhau một lần, cũng đăng báo ly hôn lúc ấy luôn”.
Sau khi Triệu Ứng Khác mất chỗ đứng vì chính phủ Bắc Dương sụp đổ, hắn liền đi thẳng đến Nam Kinh đảm nhận chức vụ quan trọng.
Triệu gia xưa nay một lòng nghiên cứu học thuật, bỗng xuất hiện một cậu cả bỏ văn chương theo chính trị, bước lên con đường làm quan, từ lúc còn ở kinh thành đến Nam Kinh hiện tại, càng đi càng thuận lợi.
Năm ngoái Triệu Ứng Khác về kinh, mặc chế phục dành cho trung tướng, có đến mười mấy quan viên Bắc Bình “tiền hô hậu ủng” bên người.
Hắn đến khách sạn Bắc Kinh, đêm đó mở tiệc rượu đón gió tẩy trần, lúc ấy Hà Vị cũng có mặt.
Quan viên không biết mối quan hệ quá khứ của họ, chủ động giới thiệu hai người với nhau: “Triệu uỷ viên, vị này là bà chủ của vận tải đường thuỷ Hà gia, cô hai Hà”.
Hai người đối diện nhau, đều mỉm cười.
Thư ký bên cạnh vị quan viên ấy vội vàng nhắc nhở, kể mối nhân duyên trong quá khứ của cả hai, quan viên lập tức lúng túng, thầm oán mình nhiều lời.
Tối đó Triệu Ứng Khác là khách quý, tới lui được rất nhiều người giới thiệu làm quen, Hà Vị chưa nói được đôi câu, hắn đã bị kéo đi đến tiệc rượu khác tẩy trần.
Một ngày sau, thư ký của Triệu Ứng Khác mang danh thiếp tìm đến công ty vận tải, mời cô tham quan viện bảo tàng Cố Cung.
Tiểu công tử Triệu gia Triệu Ứng Thăng năm ấy được Hà Vị và Tạ Vụ Thanh cứu khỏi tô giới đưa lên thuyền, sau khi anh cả làm chính trị đã lấy lại tự do, không lâu trước thì về nước, được thuê đến viện bảo tàng làm mấy chuyện như kiểm kê, quản lý văn vật hoàng đế Thanh triều để lại.
Hôm đó Triệu Ứng Khác mời cô đến, trước cổng lớn viện bảo tàng Cố Cung, Hà Vị trông thấy Triệu Ứng Thăng.
Đường đường một người đàn ông đĩnh đạc khi bắt gặp Hà Vị lại không thốt nên lời, mãi lúc sau mới cất tiếng: “Từ lúc tôi về Bắc Bình, vẫn không dám gặp cô.
Khi trước… thật sự xin lỗi”.
Triệu Ứng Khác đúng lúc cắt ngang sự quẫn bách của em trai, bảo hắn dẫn hai người đi dạo viện bảo tàng.
Triệu Ứng Thăng đứng trước quầy triển lãm không lớn không nhỏ, kiềm lòng không đặng nói: “Sau khi Tốn Thanh hoàng đế dọn đi, người Nhật đăng trên “Thuận thiên thời báo”, đòi chúng ta giao Cố Cung cho họ quản lý, lấy lý do thời cuộc chúng ta hỗn loạn, nên “để dân tộc Nhật Bản gần nhất thay mặt đảm đương trách nhiệm bảo quản”.
Sau khi đọc được bài viết này, tôi tức đến mức không ngủ được, gấp rút lên thuyền về nước.
Ban đầu chỉ chuẩn bị sổ đăng ký, làm tới hiện giờ, tuy lương bổng không nhiều nhưng làm việc có ý nghĩa”.
Người bạn học cũ này đã quên hết chuyện xưa bị lão thái giám trong cung tra tấn, nhìn chăm chú bảo bối trong tủ trưng bày, xem như trân bảo: “Lại nói các vị quản lý của Cố Cung chúng tôi đều là người quang minh lỗi lạc, vị quản lý cấp cao tên là Trang Uẩn Khoan, quả thật là người cứng cỏi, có một lần chúng tôi không được trả lương đúng hạn, khi ấy hắn không đến cầu chính phủ Bắc Dương, lại lấy danh nghĩa cá nhân vay nợ ngân hàng, trả đủ tiền lương cho mọi người”.
Cũng chính những người này, khi quân phiệt khắp nơi hỗn chiến, đã kiên cường bảo vệ Cố Cung.
Ngày đó, ba người họ ở lại viện bảo tàng đến tận 4 giờ chiều, dọc theo hành lang đến trước điện Thái Hoà.
Triệu Ứng Thăng không nhịn được, nhỏ giọng hỏi thăm: “Có tin tức gì của Tạ tướng quân không?”
Cô bị hỏi hơi sửng sốt, khẽ lắc đầu.
Đợi khi đoàn người của họ rời khỏi Cố Cung, cô và Triệu Ứng Khác ngồi ghế sau xe, Triệu Ứng Khác mới nói nhỏ với cô: “Thân phận Tạ Vụ Thanh quá mức đặc thù, ngay cả chỗ chúng tôi cũng không có tin gì của hắn”.
Lúc ấy cô muốn hỏi, anh nói xem, liệu anh ấy còn sống không?
Sau nghĩ lại, quyết định không mở miệng.
Nhất định anh vẫn còn sống, cô linh cảm thế.
…
Hà Vị thoát khỏi chuyện xưa, nhìn tờ “Trình báo” trên bàn.
“Chuyện của con với Triệu Ứng Khác, nói thật đến giờ ta cũng không hiểu thấu”, cô bảy cười nói, “Theo lý thuyết, thanh mai trúc mã, lại cùng chí hướng, nên thuận theo hôn ước thành thân”.
Có lẽ, ông trời để cô từ hôn, vì muốn cô quen biết Tạ Vụ Thanh.
“Định khi nào đi?” Cô bảy bỗng hỏi.
“Tối nay anh ấy đi trước”, Hà Vị báo, “Con không an tâm về đồ vật Bạch tướng quân nhờ vận chuyển, phải đích thân giám sát bốc dỡ hàng hoá, mang ra khỏi Bắc Bình.
Chúng con hẹn 10 ngày sau gặp lại ở Lợi Thuận Đức Thiên Tân”.
“Sau này con sẽ cảm nhận được cái gì gọi là rời xa quê hương”.
Cô bảy trêu ghẹo cô.
“Mặc kệ đi đến đâu, trong lòng con vẫn nhớ mãi Bạch Tháp, Tử Cấm Thành, còn có ba ngọn núi năm cái vườn”, cô mỉm cười, “Nhớ cả cô bảy nữa”.
Hà Vị về đến căn viện ở Bách Hoa Thâm Xử.
Con ngõ nhỏ ngoài cửa viện, đèn dầu vẫn như trước, nhà nhà náo nhiệt.
Trong viện chất đầy hòm gỗ, hơn một nửa số đó là đồ phát điện và máy móc gửi điện báo của các sĩ quan cùng một ít đồ dùng công vụ khác, còn lại là mấy thứ linh tinh vặt vãnh trong viện nhỏ này, có không ít thứ của chú thím Tạ Vụ Thanh.
Cô bước vào sân, nhác thấy ông bác lén lau nước mắt trước lu nước lớn, tuổi yeutruyen.net tác ông nay đã cao, nghĩ lần này từ biệt Tạ Vụ Thanh, chỉ e kiếp này khó gặp lại lần nữa, trong lòng nhớ nhung, ngoài miệng không nói nên lời, chỉ biết vỗ mép lu nước, khiến nước sánh hết ra ngoài.
Hà Vị không làm phiền ông bác, vòng qua mấy hòm xiểng, lướt ngang những quan quân bận rộn thu dọn đồ đạc, đi vào chính phòng.
Tư Niên nhón chân, tháo tấm ảnh chụp trên tường: “Vị này là ai ạ?”
Tạ Vụ Thanh ngồi xuống ghế, đem tấm ảnh vừa gỡ ra quấn vào tấm bố màu nâu đỏ: “Là ông chú của Tư Niên”.
Ông chú.
Cô gái nhỏ nâng niu khung ảnh, hết nhìn lại nhìn, ngẩng đầu đánh giá cha, không biết nghĩ thế nào lại nhoẻn miệng cười.
Cô nhóc vốn đã quên cuộc sống trước năm hai tuổi ở Hồng Kông, lần này xuôi Nam, với con bé mà nói, không khác gì chạy về quê cha đất tổ của mình.
.
Bình luận facebook