• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full KINH THÀNH VỀ ĐÊM (DẠ LAN KINH HOA) (1 Viewer)

  • Chương 56: Vượt Vạn Trùng Khơi Nhạn Bay 1

Ngày ấy sau khi tàu khởi hành, cảng Hải Hà chính thức đóng cửa.
Đó là mùa đông năm 1930.

Chiến sự phương Bắc chấm dứt, khắp nơi phồn hoa.
Sau khi Tạ Vụ Thanh xuôi Nam, cô vẫn giữ liên lạc qua điện tín với cô hai Tạ gia.
Về phần Tạ Sính Như, từ lúc nhà họ Tạ thất thế đã chuyển đến Thượng Hải, định cư ở tô giới Pháp.

Chị ấy trở thành hậu duệ duy nhất của Tạ gia không liên quan gì đến cách mạng.
Đều là phụ nữ nên họ có nhiều đề tài trao đổi với nhau.

Bất tri bất giác, Nam Tạ – Bắc Hà trở thành hai tên tuổi có tiếng tăm trong giới kinh doanh.
Thương nhân phương Nam khi ra Bắc, mỗi lần nhắc tới cô hai Tạ đều kể về phòng khách lớn bao quanh bởi tường gỗ mun, trong phòng người tới người đi nườm nượp, tiếp đãi nào là văn nhân tiến bộ, có cả chính khách về hưu.

Tết Nguyên Đán vừa rồi, có một văn nhân tiến bộ mang thư tiến cử của cô hai Tạ, tìm đến Hà Cửu phủ ở Thiên Tân.

Người ngồi trong phòng trà mang một đôi giày vải đơn bạc màu xám đậm, vừa từ ga tàu lửa chạy tới.

Hồ Thịnh Thu tiếp đón hắn, Hà Vị đứng ở cửa bên phòng trà, nghe bọn họ nói chuyện, thì ra vị văn nhân này muốn đến Bắc Bình làm báo: “Người Nhật xuất bản ‘Thuận Thiên Thời Báo’, chiếm cứ chiến trường dư luận ở phương Bắc, ý đồ đáng chết”.
Hồ Thịnh Thu xuất thân từ báo chí, nghe vậy, trong lòng khó nén xúc động, vì vị văn nhân tuổi trung niên này châm thêm trà: “Bắc Bình hiện giờ không còn gông cùm chính trị đeo bám, trở thành trung tâm văn hoá thắng cảnh du lịch, thích hợp là nơi khởi xướng nền báo chí mới.

Tiên sinh nếu có lòng, bản thân Thịnh Thu có thể hỗ trợ”.
Hai người trao đổi về báo giới ở phương Bắc, nhắc đến Tuyên Nam của Bắc Bình, từ những năm đầu Dân quốc nhìn lại cuối triều Thanh, từ báo chí nói đến học trò Tuyên Nam.

Hồ Thịnh Thu cảm thán, năm Mậu Tuất khi Lục quân tử [1] bị tử hình trước cửa chợ Tuyên Nam, bất quá cách nay cũng đã ba mươi năm.
[1] Trong sử gọi đây là “Chính biến Mậu Tuất 1898”.

Nguyên nhân sâu xa là do cuối thời nhà Thanh, dưới áp lực xâm lăng của ngoại bang, triều đình chia thành 2 phe là Hậu đảng (do Từ Hy Thái Hậu đứng đầu) và Đế đảng (do Vua Quang Tự đứng đầu).

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng dần đầu nhóm tri thức dâng chính sách Duy Tân, khuyên Vua Quang Tự đổi mới đất nước để thoát khỏi ách xâm lược.

Vua Quang Tự nghe theo nhưng vấp phải chống đối từ Hậu đảng.

Khi Vua Quang Tự có ý định triệu Viên Thế Khải về kinh để áp chế Hậu đảng thì bị Viên Thế Khải phản bội, bí mật tố với Hậu đảng nên Từ Hy đã bắt giam Vua Quang Tự, phong trào “Bách Nhật Duy Tân” xem như chấm dứt.

Từ Hy lùng bắt những người thuộc Đế đảng, trong khi Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn khỏi TQ thì Đàm Tự Đồng quyết tâm ở lại không đi.

Sau đó, Đàm Tự Đồng cùng 5 vị khác (có cả em của Khang Hữu Vi) bị tử hình.


Sau này 6 nhà trí thức Duy Tân ấy được gọi là “Lục quân tử”, phỏng theo câu chuyện “Lục tài tử” trong vụ án “Đảng Đông Lâm” vào thời nhà Minh.

(Thật ra vụ này mình tham khảo Baidu và nhiều nguồn khác thì dài lắm, bạn nào có hứng thú tìm hiểu thì xem thêm nha, mình tóm lược cho dễ cảm mạch truyện thôi ạ~)(E b o o k T r u y e n.

N e t)
Nhìn đến vận mệnh của bọn họ, thật đáng vui mừng.
Hà Vị không tiện gặp mặt thanh niên tiến bộ, chờ Hồ Thịnh Thu tiễn người đi rồi, cô mới vén mành bước vào phòng trà.
“Lời hắn nói làm tâm tình tôi rối rắm”, Hồ Thịnh Thu nói với cô, “Sức ảnh hưởng của ‘Thuận Thiên Thời Báo’ quả thật rất lớn, trước mắt thấy bọn họ đang thâm nhập vào dư luận.

Nếu không phải đi theo cô hai có thể làm nhiều việc hơn, tôi thật muốn quay về Tuyên Nam, làm một phần của báo chí, chiến đấu sống mái một trận với bọn họ”.
“Tầm nhìn của anh giờ đã xa hơn, việc phải làm cũng nhiều lên”, cô ngồi xuống ghế, “Vừa rồi nghe anh nói chuyện Lục quân tử vào năm Mậu Tuất, lúc trước tôi có nghe chú hai thường kể.

Chúng ta không chênh lệch tuổi tác là bao, không chứng kiến tình cảnh năm đó, dân chúng vỗ tay chúc mừng thế nào”.

Đúng thật đáng buồn vô cùng.
Chú hai kể cho người khác nghe về cảnh tượng khi hành hình, hai mắt đỏ trạch lặp đi lặp lại mãi.
Rau quả hôi thối không ngừng ném vào người họ, bọn họ bị mấy lá rau cải ấy đập đến đáy lòng lạnh lẽo.

Đao hành hình rất cùn, chém hơn hai mươi nhát mới xong.

Đàm Tự Đồng đến lúc chết cũng chưa từng cầu xin tha thứ, thề dùng máu nóng của mình tưới tỉnh người Trung Hoa.
Sau này, Thái Ngạc tướng quân xuất thân từ phương Nam, từng là học trò của Đàm Tự Đồng.
Lại sau đó, người của khởi nghĩa Nam Xương, cũng có học trò của Thái Ngạc.
Có rất nhiều thứ, chưa từng sợ hư hao.
Có kẻ nửa chừng quên mất, tiền nhân vì cái gì không tiếc xương máu, nhưng dù sao cũng sẽ có người tiếp nối thôi.
Rèm châu trắng đong đưa qua lại, thím nhỏ bưng hai ly rượu hoa điêu vừa ủ nóng.
Hà Vị cùng Hồ Thịnh Thu ngơ ngác, thím nhỏ cười nói: “Cửu gia bảo, hôm nay ngày tốt, tô giới Bỉ ở Thiên Tân vừa được thu hồi.

Dặn ta chuẩn bị rượu nóng chiêu đãi mọi người”.
Cô không giỏi uống rượu.

Hồ Thịnh Thu tự nhận hai ly, liên tiếp uống cạn đến khi thấy đáy.

Hắn là người Giang Tô, vì vào kinh theo cách mạng nên đến nay chưa từng về quê lần nào, rượu hoa điêu [2] này cũng thật rất lâu rồi hắn chưa nếm lại.
[2] Rượu hoa điêu là rượu đặc sản của vùng Giang Chiết

Đêm giao thừa năm 1931, cô sốt cao ở Thiên Tân.
Năm ngoái khi trời vào thu, cô từng lên cơn sốt một lần, cứ tưởng rằng đã sớm khỏi, không ngờ đến tối giao thừa vẫn tái diễn.

Giống như nghi thức vén rèm, cúi chào cảm ơn dưới sân khấu, không nào thể tránh khỏi.
Chiều trừ tịch, cô không chút hoang mang dặn Quân Khương sắt một chén thuốc trước, sau khi nốc cạn cả chén, cô quấn chăn gấm bọc cả người hệt như một cái kén ve nho nhỏ, bên ngoài đắp thêm thảm lông dê trắng tinh.

Vừa ngã đầu xuống đã thiếp đi.
Tỉnh dậy, nhưng vẫn không hạ sốt.
Chú chín mời mấy bác sĩ đến khám, mọi người tranh luận không ngừng, kê toàn phương thuốc cũ.

Đến lúc giao thừa, vẫn không chút hiệu quả, thẳng đến chiều Mùng Một, Khấu Thanh dẫn theo một ông lão lạ mặt đến bắt mạch cho cô.
“Bác sĩ mới à…” Cô mơ màng hỏi.
“Là quân y lúc trước của thiếu tướng quân ạ”, Khấu Thanh thì thầm, “Ở Thiên Tân”.
Lão quân y nấu một chén cháo trắng nóng hổi, nhìn qua không khác gì nước cháo cơm.

Khấu Thanh khuấy thìa sứ trắng, đút một ngụm nhỏ cho cô.

Cháo hãy còn nóng, cô nghĩ là Tạ Vụ Thanh bảo người chuẩn bị, cũng không khen chê, ăn rất ngon miệng.
“Cháo thuốc này gọi là cháo thạch cao”, lão quân y nói, “Thời điểm chiến tranh hộ quốc, có một bác sĩ trong quân cải tiến phương thuốc của Trương Trọng Cảnh, chữa khỏi cho rất nhiều binh lính sốt cao không hạ.

Sau này, những người từng tham gia chiến tranh yeutruyen.net hộ quốc như chúng ta đều học được phương thuốc ấy”.
Cô rất nhanh toát mồ hôi, cuối cùng cũng hạ sốt.
Lão quân y lại kê một phương thuốc phụ, giúp cô bồi bổ thân thể.
Khi hai tay giao phương thuốc cho Khấu Thanh, lão quân y rời khỏi quân đội từ lâu bỗng do dự, ông đứng cạnh mép giường hỏi một câu: “Có phải suốt ba tháng qua, cô hai vẫn không có?”
Cô khẽ gật đầu.

Nếu không, chú chín cũng không thận trọng mời bác sĩ thầy thuốc như thế, đều cân nhắc đến hai người lớn nhỏ bọn họ.
Lão quân y bật cười, trong con ngươi xám đen như tro lộ ra chút ánh sáng, như đã đoán được đứa nhỏ này là huyết mạch nhà ai, liền nói: “Đúng là tin tốt, thật sự rất tốt”.
Lão quân y muốn chắp tay, nói một câu chúc mừng cô hai, nhưng hai tay vừa chập vào nhau, lại đổi sang hành quân lễ, nói, mong cô hai bảo trọng thân thể.

Ông rời quân ngũ đã lâu, mấy năm qua chưa từng hành quân lễ với bất kỳ ai, sau khi thu tay, lại lần nữa cười rộ lên, than một câu không liên quan đến người trong phòng: “Nếu không phải vì cơ thể lão già đây vô dụng, đã sớm theo thiếu tướng quân xuôi Nam đánh giặc rồi”.
Hà Vị gọi Khấu Thanh mang bao lì xì đến cho lão quân y, dặn dò ông đừng nói với Tạ Vụ Thanh, cô muốn chính miệng báo anh biết.
Năm ngoái ước hẹn “ngày xuân về yeutruyen.net hoa nở”, chính là vì trong bụng cô đang mang đứa nhỏ, khi rời khỏi Bắc Bình, trung y trong nhà nhiều lần dặn dò, ba tháng đầu thai kỳ nguy hiểm, cần phải tĩnh dưỡng nhiều.

Nhưng cô ngồi tàu nhà mình, bên cạnh có Tạ Vụ Thanh, vô cùng an toàn.

Không ngờ nửa đường xảy ra biến cố, cô vì an toàn của mọi người, không tiện tuỳ ý khởi hành, thế nên đành nhẫn nại chờ đến Tết Nguyên Đán năm nay.
Trước lúc lão quân y rời đi, Tư Niên rửa sạch tay chân mặt mày, đi đến cạnh Hà Vị cúi người, khuôn mặt nhỏ nhắn trong suốt như quả vải tươi áp lên bụng cô, tay khẽ sờ, lặng lẽ hỏi: “Người lớn sốt cao, bé con trong bụng cũng sốt sao? Có cần ra mồ hôi không ạ?”
Chuyện này… ngược lại khiến lão quân y không thể đáp lời.


Phương Nam, khu vực dân tộc thiểu số.
“Hai lữ đoàn của bọn họ, đã năm tháng không phát lương bổng”, người đàn ông ngồi cạnh bếp lò lộ thiên, tay bưng chén cháo khoai lang gạo kê, nhấp hai ngụm, “Đợi đến cuối năm khi lòng quân dao động nhất, thừa dịp Tết Nguyên Đán, bắt lấy toàn bộ”.
Có người lĩnh mệnh.
Tạ Vụ Thanh chỉ vào phó quan của Lâm Kiêu, nói: “Cậu hiểu rõ nơi này nhất, đến lúc đó trong thành tuyên bố, khuyên những tộc người thiểu số ấy đầu hàng”.
Vị phó quan ấy nhanh chóng buông bát, rời đi.
Lâm Kiêu bắt đầu giúp mọi người dọn dẹp chén đũa, mang theo một xô nước đổ vào nồi lớn trên bếp.

Đây là bữa cơm tất niên của bọn họ, xem như ăn xong.

Tạ Vụ Thanh vỗ đất trên vải quần, đứng thẳng người dậy.
Trước khi xuất phát, Vương Cẩn mang đến một bức điện báo: Đã hạ sốt, cô hai không sao.
Anh gấp điện báo, nhét vào túi quần.
Không ai ngờ được, một tháng trước, khi công tử Tạ gia vừa xuống tàu, chị hai đã mở tiệc chiêu đãi lãnh sứ các nước tại nhà riêng.

Trong bữa tiệc, cả chủ và khách đều vô cùng vui vẻ, ánh đèn phản chiếu xuống thành ly thuỷ tinh, họ nói về tình hình kinh tế thế giới, nói về việc Ấn Độ bị biến thành thuộc địa.

Sau khi mặt trời lặn, quân trưởng được mời dự tiệc cùng mấy vị sư trưởng, sư phó của sư đoàn, phó tư lệnh Không quân, tư lệnh Hiến binh, đều bị đại đội trưởng đội cảnh vệ Lâm Kiêu dẫn theo người tước toàn bộ vũ khí, giam lỏng trong phòng khách.
Màn đêm buông xuống, thiếu tướng quân Tạ gia phát điện báo đến thuộc hạ cũ dưới trướng, tuyên bố khởi nghĩa.
Trong điện báo viết:
Nửa đời trước của Thanh, lấy mục tiêu lật đổ chính phủ Mãn Thanh, thu phục tô giới là trách nhiệm của mình, tiền nhân dùng máu tươi mở đường, hậu nhân đến chết không quên.

Nhớ Cách mạng Tân Hợi, chúng ta từng lập chí, khôi phục đại nghĩa, chấn hưng non sông, mà hiện giờ, phía trước Bắc phạt tạm dừng, phía sau Tế Nam vây khốn, đại nghĩa bị phủ bụi, non sông bị lâm nguy, quả thật là sỉ nhục với quân nhân chúng ta.
Hôm nay quyết định khởi nghĩa, không phải vì một nhà họ Tạ, mà vì con đường tương lai phía trước của Hoa Hạ.

Lời nói cùng hành động của ta, trăm triệu đồng bào chứng giám.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Tạ Vụ Thanh
Mùng Một tháng Mười Hai, năm Canh Ngọ.

Tết Nguyên Đán vừa qua, cô đến bến cảng xem tình hình băng tan, nhìn như đang tính toán thời điểm xuất hành của chuyến tàu đầu tiên trong năm, nhưng thật ra là lên kế hoạch xuôi Nam.
Mấy năm nay băng tan chậm, sợ không kịp ngồi tàu.
Đường đường là người nắm quyền vận tải đường thuỷ Hà gia, lại lựa chọn đi đường bộ để xuôi Nam, chuyện này e là không ai lường trước được.
Mùng Năm Tết.
Cô ba Trịnh gia dùng danh nghĩa của Trịnh Độ, đặt một toa tàu trên chuyến Thiên Tân đến Phổ Khẩu ở Nam Kinh.
Trịnh Sính Tích để lại tâm phúc, tiễn cô lên tàu đi Nam Kinh.

Chị ấy lo lắng kiểm tra mọi cửa nẻo, phòng vệ sinh, thậm chí là giường ngủ, sau đó cởi bỏ găng tay bằng nhung, tự mình sờ soạng một lượt dưới ghế sô pha.
Trịnh Sính Tích nói: “Nam Kinh quá nguy hiểm.

Các em vừa đến Phổ Khẩu thì xuống tàu, đổi sang đường thuỷ đến Thượng Hải.

Sính Như sẽ tiếp ứng em”.
“Xưa đều là em sắp xếp hành trình của người khác, hiếm có dịp hưởng thụ như lần này”.

Cô mỉm cười.
“Từng đến phía Nam chưa?” Trịnh Sính Tích không cười nổi, lời nói ngập tràn lo lắng.
“Từng đến hai lần ạ”.

Một lần đi Kim Lăng, một lần đi Hồng Kông.
Tàu hoả hú còi, tiếng vang đầy trời.
Trịnh Độ mặc âu phục, tựa người vào cửa phòng, dùng ánh mắt thúc giục chị ba nhanh chóng xuống tàu.

Trịnh Sính Tích không thể ở lại, rời khỏi phòng riêng, vừa bước hai bước ra ngoài, nhác thấy Trịnh Độ không có ý định xuống tàu, liền cảnh giác nhìn hắn: “Lại muốn tìm phiền toái gì”.
Trịnh Độ dở khóc dở cười: “Tỷ tỷ đáng kính, em trai nào dám”.
Trịnh Sính Tích lạnh lùng nhìn hắn.
Trịnh Độ tốt bụng giải thích: “Em muốn đến Nam Kinh làm một chuyện, định tháng sau sẽ đi, nhưng mấy ngày qua thấy chị ăn không ngon ngủ không yên, nên tính toán một chút, để chị có thể an tâm, em trai như em sẽ đẩy nhanh tiến trình, sẵn tiện hộ tống cô hai xuôi Nam”.
Hà Vị kinh ngạc, Trịnh Sính Tích bất ngờ.
Trịnh Độ cười như không cười, chỉ vào cửa toa tàu: “Tàu chuẩn bị đi rồi”.
Trịnh Sính Tích nhìn hắn không giống đùa giỡn, lẩm bẩm: “Đến mỗi trạm phải phát điện tín cho chị”.
Trịnh Độ hơi khom người: “Tuân mệnh”.
Tàu bắt đầu khởi động, bánh xe bằng kim loại khi ma sát phát ra tạp âm rất lớn, Trịnh Sính Tích tách ra hai ba bước, vừa bước xuống sân ga.

Cách một cửa sổ, Trịnh Độ vẫy tay với chị gái, buông rèm vải vàng.
Sau khi tiếng còi vang lên lần nữa, tàu lửa vẫn không di chuyển.
Hà Vị cùng Trịnh Độ đồng thời phát hiện điểm khác thường, Trịnh Độ khẽ hất cằm với phó quan, phó quan nhanh chóng ra ngoài.

Không bao lâu, người quay về, thì thầm vào tai Trịnh Độ: “Là kiểm tra tàu, người của Tổng cục Thiên Tân, hình như đang truy đuổi một văn nhân phản động”.
Dù thủ đoạn của Trịnh Độ cứng rắn hơn nữa thì chung quy hắn vẫn là khách ngoại lai.

Hắn đắn đo mấy lần, hỏi: “Toa của Trịnh gia của kiểm tra à?”
Phó quan gật đầu.
Trịnh Độ không đoán được truy đuổi văn nhân là lấy cớ hay có mục đích gì khác.
Chuyện Hà Vị xuôi Nam tuyệt không thể để người ngoài biết, nếu không đợi ra khỏi Thiên Tân sẽ có kẻ mật báo.

Đến lúc đó dọc theo tuyến đường qua nhiều tỉnh thành, thế lực đan xen, không biết gặp phải phiền phức gì.


Căn cơ Trịnh gia ở ba tỉnh Đông Bắc, tuy hiện giờ thế lực quân Đông Bắc ngang bằng lực lượng Nam Kinh, nhưng rốt cuộc miền Nam cũng không phải phạm vi hoạt động của Trịnh gia, một khi bại lộ hành tung, nguy hiểm khôn lường.
“Để tôi đi xem thử, nếu không ổn, chỉ đành về Bắc Bình trước”.

Trịnh Độ nói.
Khấu Thanh chăm Tư Niên trên giường, đang xếp tấm bản đồ Trung Hoa.
Đây là quà sinh nhật do chính tay Tạ Vụ Thanh làm tặng Tư Niên trước khi đi, Tư Niên xem như trân bảo.
Hà Vị thấy Tư Niên vừa lắp ráp bản đồ, vừa lấy khăn tay lau vết bẩn trên đó, trong lòng lo lắng, cô sợ hành trình bỗng dưng thay đổi, Tư Niên lại thất vọng lần nữa.

Đứa trẻ này đã ngoan ngoãn chờ suốt ba tháng.

Ngoài toa tàu loáng thoáng tiếng bước chân.
Hà Vị không phân biệt được đây là tiếng giày cao gót hay giày da, cô tập trung nghe ngóng, bên ngoài vang lên giọng Trịnh Độ: “Chính phủ quân phiệt Bắc Dương khi xưa chẳng dám lục soát toa tàu của người Trịnh gia, chư vị thật cứng cỏi, so với đám quân phiệt cũ còn tài tình hơn”.
Giọng nói như đã từng nghe qua, thấp giọng hỏi, có thể trình báo người trong toa tàu là ai không?
Trịnh Độ đáp, một ngoại thất của cha tôi, xuống phía Nam thăm người thân, không tiện lộ mặt.
Ngoài cửa trao đổi lúc lâu, hai bên giằng co.
Tư Niên ngẩng đầu, tựa như đoán được có chuyện xảy ra, lo lắng nhìn Hà Vị.
Hà Vị cười trấn an cô bé, dùng khẩu hình miệng bảo: Không sao đâu.
Cô cân nhắc mãi, vẫn nên đặt an nguy của Tư Niên và đứa bé trong bụng lên hàng đầu, nếu thật sự không thể đi thì nghĩ biện pháp khác vậy.

Ngoài cửa, có tiếng động súng, cô vội vàng đi lên hai bước, khẽ đẩy cửa toa tàu.
Trên lối đi chật hẹp, Trịnh Độ cùng hai phó quan đứng đó, họ rút súng.
Mà đối diện, quả nhiên là hai cố nhân nửa quen nửa lạ.

Một người là Tổng cục thư ký, người còn lại là lão thái giám tâm phúc của thương nhân Nhật Bản, từng năm lần bảy lượt đến tìm Tạ Vụ Thanh và Hà Vị.

Bọn họ không dẫn người của mình vào toa tàu, nói đến cùng, vẫn có chút kiêng nể thể diện Trịnh gia.
Hai người không ngờ Hà Vị lại xuất hiện, vô cùng sửng sốt.
Hà Vị mỉm cười, không nói lời nào, chỉ khẽ gật đầu chào hỏi họ.
Yên tĩnh một lúc.

Mọi người đều có tư tâm.
Lão thái giám khoanh tay, nhìn về phía lối đi trong toa tàu, cũng không biết muốn tìm thứ gì.
Tổng cục thư ký nhìn Trịnh Độ, ngầm bảo Trịnh Độ động thủ.
Họng súng của phó quan Trịnh Độ nhắm thẳng vào lão thái giám.

Vừa rồi ở ngoài toa tàu, bọn họ đã giao kèo, Tổng cục thư ký thật ra không muốn đắc tội Trịnh gia, mà lão thái giám lại là người của triều đình Tốn Thanh, thường khó thoả hiệp.
Trịnh Độ đã sớm nảy ra ý tưởng, nếu phải diệt khẩu, cứ tiêu diệt lão thái giám này trước.

Về phần Tổng cục thư ký từng phụng dưỡng chính phủ quân phiệt bao đời, tinh tường nhạy bén, muốn giữ mạng sẽ không dám nói bừa.
“Nếu là ngoại thất của Trịnh lão tướng quân thì chúng ta không quấy rầy nữa”.

Lão thái giám phất tay áo, rũ mắt nói.
Ông bước từng bước nhỏ, tự mình rời đi.
Hà Vị nhìn theo bóng dáng lão thái giám, đè chặt khẩu súng trong tay phó quan Trịnh Độ: “Ông ta sẽ không nói.

Ông ấy có mối quan hệ sâu xa với thiếu tướng quân”.
Còn nhớ ngày đó ở rạp hát Trịnh gia, Lâm Kiêu kể, trước lúc cô tới, Tạ Vụ Thanh dùng hai ba câu chế nhạo quan viên của triều đình Tốn Thanh.

Vị quan viên ấy mặt trắng bệch, nhanh chóng rời đi.

Mà lão thái giám lại bất ngờ hành lễ cũ nghiêm trang với Tạ Vụ Thanh.
Hà Vị nghe xong thấy lạ, lão thái giám này không tính là người tiến bộ, lúc trước khi nam bắc hoà đàm, từng vì việc dọn về Cố Cung đến tìm Tạ Vụ Thanh.

Cô nhớ lại ngày đó, không hiểu lão thái giám kính trọng Tạ Vụ Thanh vì điều gì.

Còn cả hành lễ theo kiểu cũ là vì sao?
Tạ Vụ Thanh bảo, lão thái giám là người Tế Nam.

Hành lễ kiểu xưa không hẳn là vì Tạ Vụ Thanh, mà vì anh đã thay người Tế Nam nói những lời đó.

.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom