Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 146: Tụ tập cùng nhau
Dịch: Minh Nguyệt Châu Sa
Biên: Old_man
Chỉ có điều, trong tay tất nhiên có càng nhiều quân cờ càng tốt. Đỗ Hành có thể trở thành một quân cờ thì đúng là không thể tốt hơn. Nhưng Kế Duyên cũng không có ý định tìm kiếm hết tám người còn lại.
Việc một người trở thành quân cờ không thể cưỡng cầu được, mà bản thân người đó phải có chỗ đặc biệt nào đó. Nói thẳng ra, đó còn là duyên pháp nữa. Trước đây, ước hẹn giữa Lục Sơn Quân và chín vị thiếu niên hành hiệp trượng nghĩa cũng là một loại duyên pháp đấy thôi.
“A a a… Đã hạ cờ thì không đánh lại, đã hạ cờ thì không đánh lại!”
“Đừng nói vậy, lúc nãy ta thất thần một chút. Bước này không tính, không tính!”
Hai ông lão bên cạnh bắt đầu tranh cãi, cũng kéo suy nghĩ của hắn trở về. Hai ông lão này lại bắt đầu nữa rồi.
Một người muốn đi lại, một người không cho cũng là chuyện bình thường. Nhưng hai ngày vừa qua, Kế Duyên rất thích xem hai ông lão này đánh cờ, bởi vì bọn họ đều là những cao thủ đánh cờ thực sự, nhìn khắp toàn bộ quán cờ này cũng không có đối thủ. Chỉ là lần bình phẩm ván cờ này cũng khó nói rồi.
Mỗi khi có một bên muốn đánh lại, còn bên kia không đồng ý này, hai người sẽ có một biện pháp giải quyết khá thú vị.
“Được rồi, được rồi. Không ầm ĩ với ngươi nữa, cứ theo quy củ trước đây mà làm!”
“Được thôi!”
Kết quả là chỉ trong chốc lát, hai người không cãi nhau nữa, trực tiếp dựa vào thế cục hiện tại để chơi tiếp.
Đối với cao thủ mà nói, càng về đoạn cuối, hạ một viên cờ xuống cần rất nhiều thời gian, có đôi khi đánh một ván cờ kéo dài cả một ngày. Tình huống hiện tại cũng vậy. Thực ra, nhìn tổng thể thì ván cờ của hai người đã trôi qua hơn nửa canh giờ rồi.
Ông lão muốn đi lại liên tục vùng vẫy giãy chết, ông lão không cho đánh lại thì nhất quyết không châm chước. Trong mắt những người đứng xem cờ, bọn họ biết ván cờ này đã phân thắng bại. Nhưng hai người kia chính là đang hờn dỗi nhau, thế nào cũng phải đánh cho xong.
Kế Duyên nhìn trái nhìn phải. Những người vây lại xem đánh cờ đã đông hơn, bởi vì ai cũng biết một màn thú vị sắp diễn ra.
“Ha ha ha ha… Vẫn là ta thắng, giờ nếu cho ngươi đánh lại thì có chịu nổi không?”
“Hừ hừ, đánh lại thì đánh lại!”
Hai ông lão đấu võ mồm hai câu, thu quân cờ. Sau đó bàn cờ đã khôi phục lại cửa ải trước khi hai bên tranh cãi nhau. Chỉ là, lần này ông lão kia sẽ không đánh cờ sai nữa.
“Nhìn cho kĩ này, nếu như vừa rồi không phải ta thất thần, đánh sai một bước thì ngươi nhất định phải thua!”
“Bốc phét! Ta đang rửa mắt chờ xem đây!”
Hai ông lão lại bắt đầu đánh cờ theo tình huống mới. Lúc này, thế cờ đã hoàn toàn khác với hướng đi lúc trước. Tâm tình của hai ông lão cũng thay đổi hoàn toàn, cực kì thú vị, một người thì kiêu ngạo hơn, còn người kia thì lại vô cùng cẩn thận.
Đối với người xem đánh cờ mà nói, sự biến hóa tâm tình của hai ông lão cực kì đặc sắc, thậm chí có thể khiến cảm xúc của người đứng xem cờ bị cuốn theo.
Với người không thích cờ vây thì có lẽ những người ở đây rảnh rỗi đến mức nhàm chán. Dù sao cả buổi không thấy đối phương hạ cờ cũng sẽ cảm thấy không thú vị. Nhưng ở nơi này, ai cũng yêu đánh cờ, việc tranh đoạt chém giết trên bàn cờ cũng chính là một trận chiến im lặng, đạo của người đánh cờ cũng biểu hiện rất đặc sắc.
Trong mắt Kế Duyên, bàn cờ của hai ông lão lại có điểm khác biệt. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy mười chín đường kẻ dọc ngang, cùng với sự tranh chấp hơn ba trăm ô của quân cờ trắng và đen, nhưng trong mắt của hắn thì không phải như vậy.
Trên bàn cờ, mỗi giờ mỗi phút đều có những ý cảnh khác nhau. Phạm vi khuếch tán của cờ đen và cờ trắng cực kỳ rộng lớ, hai bên không chỉ tranh nhau từng ô cờ nho nhỏ. Khi hai phe cờ đen cờ trắng đối chọi nhau, bản thân bàn cờ cũng dần hiện ra Âm Dương biến hóa. Quá trình hai ông lão dùng cờ đen cờ trắng tranh chấp với nhau ở trong mắt Kế Duyên cũng chính là quá trình biến đổi tương sinh tương khắc lẫn nhau.
Cho nên, Kế Duyên lĩnh hội hai cảnh giới lớn huyền diệu, một là cờ vây chính quy, hai là ý cảnh chơi cờ. Vì vậy, cảm giác trải nghiệm cũng thú vị hơn người khác rất nhiều.
Đến cuối cùng, quả nhiên ông lão khác lại thắng. Hai người lại đấu võ mồm một phen. Những người mê cờ đạo đứng bên cạnh cũng chen vào.
“Không được, không được, đêm 30 phải về nhà sớm một chút!”
“Đúng vậy, ta còn chưa mua câu đối xuân!” “Ngươi tìm mấy vị thư sinh xin chữ đi, chọn người chữ đẹp ấy!”
“Đúng, đúng!”
Có người vừa nói chuyện vừa rời khỏi quán cờ.
Lúc nãy hắn đứng xem cờ đạo, giờ cũng đã phục hồi tinh thần. Hắn nhìn xung quanh quán cờ, chẳng biết từ lúc nào đã có rất nhiều người rời đi. Hắn mới xem mấy trận mà lúc này đã là xế chiều. Tiểu nhị trong quán đang sắp xếp lại mấy chén trà nhỏ và bàn cờ. Cũng có tiểu nhị đang dán câu đối lên, treo đèn lồng đỏ.
“Kế tiên sinh, ta cùng ngài đánh một ván được không?”
Chưởng quỹ của quán cờ đội mũ vuông, đang hòa nhã đề nghị Kế Duyên một câu.
Làm nghề nào thì giỏi nghề đó, tuy chưởng quỹ chưa từng thấy Kế Duyên đánh cờ, nhưng lại cho rằng chắc chắn hắn là cao thủ kỳ đạo.
Bởi vì những người khí độ bất phàm khó tránh khỏi sự chú ý của chưởng quỹ. Trong lúc vô tình xem mấy ván cờ cùng nhau, gã nhìn thấy thần sắc của vị tiên sinh này biến hóa vi diệu, luôn mang đến cảm giác hắn hiểu rõ thế cục hơn cả hai người đang chơi cờ. Chỉ là trình độ kỳ đạo của vị tiên sinh này cao đến đâu thì chưởng quỹ cũng không rõ. Dường như người này không có hứng thú với ván cờ của những người khác, chỉ có hai ông lão này mới khiến hắn nhìn nhiều hơn vài lần.
“Không được, không được. Kỹ năng đánh cờ của tại hạ không tinh, chẳng dám bêu xấu đâu. Hôm nay là đêm 30, chưởng quầy không muốn về sớm xin chữ sao?”
Kế Duyên từ chối nhã nhặn, sau đó thuận miệng hỏi thăm. Kiểu quán chơi cờ như thế này cũng chỉ có những người tao nhã mới có thể mở, bởi vì thật sự tiền lời chẳng bao nhiêu. Chưởng quỹ cũng là người chơi cờ, dù gã có nguồn tiền ở nơi khác nhưng cũng ở lại quán này lâu nhất. Có đôi khi gã gặp được người chơi cờ có trình độ cao sẽ tặng kèm nước trà, hạt dưa, tiền cũng không thu, chỉ lấy sách dạy đánh cờ.
Nghe xong, chưởng quỹ nhìn bảy tám người vẫn đang ngồi chơi trong sảnh.
“Để đó cho tiểu nhị trông tiệm cũng được, dù sao bọn họ cũng phải đợi đám người kia đánh cờ xong. Còn ta cũng muốn đi đến đầu đường Văn Khúc Nhai mua một ít trương thiếp cho năm mới đây.”
“Thật trùng hợp. Kế mỗ biết một vị cống sĩ viết thư pháp rất đẹp đang bày quầy viết chữ trên đường. Chưởng quỹ có thể cùng đi xem thử với ta!”
Đề nghị của Kế Duyên rất hợp tâm ý của chưởng quầy. Hơn nữa, gã cũng muốn làm quen với Kế tiên sinh này một chút. Cho nên hai người rất ăn nhịp với nhau, cùng đi đến Văn Khúc Nhai.
Thực ra, ban đầu Văn Khúc Nhai là cách gọi của dân chúng ở xóm chợ mà thôi. Sau này, tên này dần dần trở thành tên gọi chính thức, bởi vì trên đường này có rất nhiều thư sinh đi thi ngồi ở đây bày quầy bán chữ kiếm chút bạc.
Dù cho thi Hội, thi Đình ba năm mới tổ chức một lần, nhưng lúc nào cũng có thư sinh đến Kinh Kỳ phủ, vì vậy Văn Khúc Nhai lại càng ngày càng phát triển.
Ở đây cũng không phải chỉ là nơi bán chữ, mà còn là nơi tìm hiểu tài văn chương của từng cống sĩ. Người không có chút tài năng còn dám tới đây bán chữ sao?
Bọn họ vừa muốn xin câu đối thư pháp vừa muốn gặp được thư sinh có tài. Vì vậy, những cống sĩ đến đây xem dù không bày sạp nhưng chắc chắn sẽ đi dạo ở Văn Khúc Nhai, muốn hiểu rõ thực lực của đối thủ một chút. Thậm chí, một số quan viên khảo thí của triều đình thỉnh thoảng cũng tới đây.
Tuy Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh tạm thời không thiếu tiền, nhưng lần này bọn họ vẫn tới đây. Chỉ là thư pháp của Sử Ngọc Sinh cũng bình thường, cho nên gã chỉ đi dạo chơi là chính. Ngược lại, Doãn Triệu Tiên bày quầy hàng viết chữ.
Đường đi không rộng, chung quanh lại có quán trà, khách điếm, nhà cao tầng che chắn, nên trên đường cũng không có gió lạnh. Kế Duyên đợi Lục chưởng quỹ của quán cờ, đúng lúc nhìn thấy mấy người đang vây quanh quầy hàng của Doãn Triệu Tiên. Hai ông lão đánh cờ lúc trước cũng ở đây.
“Lục chưởng quỹ, người viết chữ ở quầy hàng kia là cống sĩ mà Kế mỗ từng kể, chính là Giải Nguyên của Kê Châu. Tài văn chương rất cao, quan trọng là…”
Kế Duyên nói đến đây thì khẽ cười.
“Tại hạ cũng là người Kê Châu, là người quen biết cũ của Doãn Giải Nguyên. Ta biết rõ người này một thân có hạo nhiên chính khí, do đó câu đối xuân cũng có thanh khí, có thể gột rửa uế khí trong nhà.”
“Còn có chuyện này sao? Vậy thì Lục mỗ nhất định phải nhờ y viết thêm mấy câu đối rồi.”
Lục chưởng quỹ nói giỡn một câu, rồi cùng Kế Duyên tiến về phía trước.
Khi đến gần hơn một chút, vì không muốn ảnh hưởng đến Doãn phu tử, Kế Duyên thi pháp đứng bên ngoài, còn Lục chưởng quỹ thì bước sát tới để xem.
“Chữ đẹp quá!” “Không tệ, không tệ, chữ rất đẹp!”
"Bách điểu chào xuân hót mừng nhân gian thêm tuổi. Quần long nhả ngọc vui đón thế kỷ mới...(**) Hay lắm!”
“Thư sinh này là ai?” “Dù sao cũng thật lợi hại!”
“Tiên sinh, viết giúp ta hai câu đối, tiền không thành vấn đề!”
Doãn Triệu Tiên gác bút, sau đó thổi lên câu đối vừa viết xong.Y khẽ xoa cổ tay có chút ê ẩm. Chẳng biết từ lúc nào xung quanh có nhiều người như vậy, cũng khiến y giật mình.
“Chư vị xin đợi một chút, từng người một, từng người một nào!”
“Đến lượt ta, đến lượt ta, tiên sinh viết cho ta vài chữ Phúc thật to với.”
“Được!”
Doãn Triệu Tiên đổi một bút lông cỡ lớn, viết một chữ “Phúc” lớn lên một tờ giấy vuông màu đỏ. Chữ viết của y uyển chuyển nhưng không bị mất lực đạo, ghi chữ to cũng lộ ra bản lĩnh thư pháp của người viết.
“Ôi chữ đẹp quá!” “Đa tạ tiên sinh!”
Doãn Triệu Tiên cười cười, nhớ tới lúc nói chuyện phiếm với Kế Duyên trước đây, rồi dặn dò ông lão xin chữ một câu.
“Lúc cụ trở về có thể dán ngược chữ Phúc này.”
“Dán ngược sao?” “A, đó không phải là ‘Phúc đến’ sao?” (*)
Tác giả chơi chữ ở đây. Đảo trứ thiếp = Dán ngược lại. Lúc này từ Phúc sẽ thành ‘Phúc đáo’. Đáo và đảo cùng cách đọc trong tiếng Hoa.
Trong đám người này, có không ít người thông minh liền nghĩ ra ngụ ý ở trong đó, lập tức lại có người khen hay.
Vào lúc Doãn Triệu Tiên làm ăn phát tài, Kế Duyên lại gặp được một người bạn khác. Chỉ thấy lão Long một thân mặc trang phục người Hoa đang từ bên kia Văn Khúc Nhai đi tới. Từ đằng xa, lão đã chắp tay với Kế Duyên, hơn nữa còn có tiếng nói chậm rãi truyền đến.
“Ta đã biết trước kỳ thi mùa xuân thì Kế tiên sinh chắc chắn vẫn còn ở Kinh Kỳ phủ mà, tìm được Doãn Triệu Tiên là có thể tìm được ngài!”
Hắn cũng nở nụ cười. Lão Long này thật là, 30 Tết không ở Thông Thiên Giang cùng người nhà, lại chạy đến tìm mình là có chuyện gì.
Sau đó, ánh mắt hắn nhìn sang bên kia đường, đúng lúc thấy vị “Tam công tử”. Dường như gã tới tìm Doãn Triệu Tiên. Gã được một người dẫn đường đi tới, tiến thẳng tới quầy hàng của Doãn phu tử.
Tuy không liên quan lắm nhưng trong lòng hắn vẫn nghĩ tới một câu.
“Gom lại cũng đủ một bàn mạt chược rồi!”
(**) Câu đối được Chưởng Thiên viết lại.
Biên: Old_man
Chỉ có điều, trong tay tất nhiên có càng nhiều quân cờ càng tốt. Đỗ Hành có thể trở thành một quân cờ thì đúng là không thể tốt hơn. Nhưng Kế Duyên cũng không có ý định tìm kiếm hết tám người còn lại.
Việc một người trở thành quân cờ không thể cưỡng cầu được, mà bản thân người đó phải có chỗ đặc biệt nào đó. Nói thẳng ra, đó còn là duyên pháp nữa. Trước đây, ước hẹn giữa Lục Sơn Quân và chín vị thiếu niên hành hiệp trượng nghĩa cũng là một loại duyên pháp đấy thôi.
“A a a… Đã hạ cờ thì không đánh lại, đã hạ cờ thì không đánh lại!”
“Đừng nói vậy, lúc nãy ta thất thần một chút. Bước này không tính, không tính!”
Hai ông lão bên cạnh bắt đầu tranh cãi, cũng kéo suy nghĩ của hắn trở về. Hai ông lão này lại bắt đầu nữa rồi.
Một người muốn đi lại, một người không cho cũng là chuyện bình thường. Nhưng hai ngày vừa qua, Kế Duyên rất thích xem hai ông lão này đánh cờ, bởi vì bọn họ đều là những cao thủ đánh cờ thực sự, nhìn khắp toàn bộ quán cờ này cũng không có đối thủ. Chỉ là lần bình phẩm ván cờ này cũng khó nói rồi.
Mỗi khi có một bên muốn đánh lại, còn bên kia không đồng ý này, hai người sẽ có một biện pháp giải quyết khá thú vị.
“Được rồi, được rồi. Không ầm ĩ với ngươi nữa, cứ theo quy củ trước đây mà làm!”
“Được thôi!”
Kết quả là chỉ trong chốc lát, hai người không cãi nhau nữa, trực tiếp dựa vào thế cục hiện tại để chơi tiếp.
Đối với cao thủ mà nói, càng về đoạn cuối, hạ một viên cờ xuống cần rất nhiều thời gian, có đôi khi đánh một ván cờ kéo dài cả một ngày. Tình huống hiện tại cũng vậy. Thực ra, nhìn tổng thể thì ván cờ của hai người đã trôi qua hơn nửa canh giờ rồi.
Ông lão muốn đi lại liên tục vùng vẫy giãy chết, ông lão không cho đánh lại thì nhất quyết không châm chước. Trong mắt những người đứng xem cờ, bọn họ biết ván cờ này đã phân thắng bại. Nhưng hai người kia chính là đang hờn dỗi nhau, thế nào cũng phải đánh cho xong.
Kế Duyên nhìn trái nhìn phải. Những người vây lại xem đánh cờ đã đông hơn, bởi vì ai cũng biết một màn thú vị sắp diễn ra.
“Ha ha ha ha… Vẫn là ta thắng, giờ nếu cho ngươi đánh lại thì có chịu nổi không?”
“Hừ hừ, đánh lại thì đánh lại!”
Hai ông lão đấu võ mồm hai câu, thu quân cờ. Sau đó bàn cờ đã khôi phục lại cửa ải trước khi hai bên tranh cãi nhau. Chỉ là, lần này ông lão kia sẽ không đánh cờ sai nữa.
“Nhìn cho kĩ này, nếu như vừa rồi không phải ta thất thần, đánh sai một bước thì ngươi nhất định phải thua!”
“Bốc phét! Ta đang rửa mắt chờ xem đây!”
Hai ông lão lại bắt đầu đánh cờ theo tình huống mới. Lúc này, thế cờ đã hoàn toàn khác với hướng đi lúc trước. Tâm tình của hai ông lão cũng thay đổi hoàn toàn, cực kì thú vị, một người thì kiêu ngạo hơn, còn người kia thì lại vô cùng cẩn thận.
Đối với người xem đánh cờ mà nói, sự biến hóa tâm tình của hai ông lão cực kì đặc sắc, thậm chí có thể khiến cảm xúc của người đứng xem cờ bị cuốn theo.
Với người không thích cờ vây thì có lẽ những người ở đây rảnh rỗi đến mức nhàm chán. Dù sao cả buổi không thấy đối phương hạ cờ cũng sẽ cảm thấy không thú vị. Nhưng ở nơi này, ai cũng yêu đánh cờ, việc tranh đoạt chém giết trên bàn cờ cũng chính là một trận chiến im lặng, đạo của người đánh cờ cũng biểu hiện rất đặc sắc.
Trong mắt Kế Duyên, bàn cờ của hai ông lão lại có điểm khác biệt. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy mười chín đường kẻ dọc ngang, cùng với sự tranh chấp hơn ba trăm ô của quân cờ trắng và đen, nhưng trong mắt của hắn thì không phải như vậy.
Trên bàn cờ, mỗi giờ mỗi phút đều có những ý cảnh khác nhau. Phạm vi khuếch tán của cờ đen và cờ trắng cực kỳ rộng lớ, hai bên không chỉ tranh nhau từng ô cờ nho nhỏ. Khi hai phe cờ đen cờ trắng đối chọi nhau, bản thân bàn cờ cũng dần hiện ra Âm Dương biến hóa. Quá trình hai ông lão dùng cờ đen cờ trắng tranh chấp với nhau ở trong mắt Kế Duyên cũng chính là quá trình biến đổi tương sinh tương khắc lẫn nhau.
Cho nên, Kế Duyên lĩnh hội hai cảnh giới lớn huyền diệu, một là cờ vây chính quy, hai là ý cảnh chơi cờ. Vì vậy, cảm giác trải nghiệm cũng thú vị hơn người khác rất nhiều.
Đến cuối cùng, quả nhiên ông lão khác lại thắng. Hai người lại đấu võ mồm một phen. Những người mê cờ đạo đứng bên cạnh cũng chen vào.
“Không được, không được, đêm 30 phải về nhà sớm một chút!”
“Đúng vậy, ta còn chưa mua câu đối xuân!” “Ngươi tìm mấy vị thư sinh xin chữ đi, chọn người chữ đẹp ấy!”
“Đúng, đúng!”
Có người vừa nói chuyện vừa rời khỏi quán cờ.
Lúc nãy hắn đứng xem cờ đạo, giờ cũng đã phục hồi tinh thần. Hắn nhìn xung quanh quán cờ, chẳng biết từ lúc nào đã có rất nhiều người rời đi. Hắn mới xem mấy trận mà lúc này đã là xế chiều. Tiểu nhị trong quán đang sắp xếp lại mấy chén trà nhỏ và bàn cờ. Cũng có tiểu nhị đang dán câu đối lên, treo đèn lồng đỏ.
“Kế tiên sinh, ta cùng ngài đánh một ván được không?”
Chưởng quỹ của quán cờ đội mũ vuông, đang hòa nhã đề nghị Kế Duyên một câu.
Làm nghề nào thì giỏi nghề đó, tuy chưởng quỹ chưa từng thấy Kế Duyên đánh cờ, nhưng lại cho rằng chắc chắn hắn là cao thủ kỳ đạo.
Bởi vì những người khí độ bất phàm khó tránh khỏi sự chú ý của chưởng quỹ. Trong lúc vô tình xem mấy ván cờ cùng nhau, gã nhìn thấy thần sắc của vị tiên sinh này biến hóa vi diệu, luôn mang đến cảm giác hắn hiểu rõ thế cục hơn cả hai người đang chơi cờ. Chỉ là trình độ kỳ đạo của vị tiên sinh này cao đến đâu thì chưởng quỹ cũng không rõ. Dường như người này không có hứng thú với ván cờ của những người khác, chỉ có hai ông lão này mới khiến hắn nhìn nhiều hơn vài lần.
“Không được, không được. Kỹ năng đánh cờ của tại hạ không tinh, chẳng dám bêu xấu đâu. Hôm nay là đêm 30, chưởng quầy không muốn về sớm xin chữ sao?”
Kế Duyên từ chối nhã nhặn, sau đó thuận miệng hỏi thăm. Kiểu quán chơi cờ như thế này cũng chỉ có những người tao nhã mới có thể mở, bởi vì thật sự tiền lời chẳng bao nhiêu. Chưởng quỹ cũng là người chơi cờ, dù gã có nguồn tiền ở nơi khác nhưng cũng ở lại quán này lâu nhất. Có đôi khi gã gặp được người chơi cờ có trình độ cao sẽ tặng kèm nước trà, hạt dưa, tiền cũng không thu, chỉ lấy sách dạy đánh cờ.
Nghe xong, chưởng quỹ nhìn bảy tám người vẫn đang ngồi chơi trong sảnh.
“Để đó cho tiểu nhị trông tiệm cũng được, dù sao bọn họ cũng phải đợi đám người kia đánh cờ xong. Còn ta cũng muốn đi đến đầu đường Văn Khúc Nhai mua một ít trương thiếp cho năm mới đây.”
“Thật trùng hợp. Kế mỗ biết một vị cống sĩ viết thư pháp rất đẹp đang bày quầy viết chữ trên đường. Chưởng quỹ có thể cùng đi xem thử với ta!”
Đề nghị của Kế Duyên rất hợp tâm ý của chưởng quầy. Hơn nữa, gã cũng muốn làm quen với Kế tiên sinh này một chút. Cho nên hai người rất ăn nhịp với nhau, cùng đi đến Văn Khúc Nhai.
Thực ra, ban đầu Văn Khúc Nhai là cách gọi của dân chúng ở xóm chợ mà thôi. Sau này, tên này dần dần trở thành tên gọi chính thức, bởi vì trên đường này có rất nhiều thư sinh đi thi ngồi ở đây bày quầy bán chữ kiếm chút bạc.
Dù cho thi Hội, thi Đình ba năm mới tổ chức một lần, nhưng lúc nào cũng có thư sinh đến Kinh Kỳ phủ, vì vậy Văn Khúc Nhai lại càng ngày càng phát triển.
Ở đây cũng không phải chỉ là nơi bán chữ, mà còn là nơi tìm hiểu tài văn chương của từng cống sĩ. Người không có chút tài năng còn dám tới đây bán chữ sao?
Bọn họ vừa muốn xin câu đối thư pháp vừa muốn gặp được thư sinh có tài. Vì vậy, những cống sĩ đến đây xem dù không bày sạp nhưng chắc chắn sẽ đi dạo ở Văn Khúc Nhai, muốn hiểu rõ thực lực của đối thủ một chút. Thậm chí, một số quan viên khảo thí của triều đình thỉnh thoảng cũng tới đây.
Tuy Doãn Triệu Tiên và Sử Ngọc Sinh tạm thời không thiếu tiền, nhưng lần này bọn họ vẫn tới đây. Chỉ là thư pháp của Sử Ngọc Sinh cũng bình thường, cho nên gã chỉ đi dạo chơi là chính. Ngược lại, Doãn Triệu Tiên bày quầy hàng viết chữ.
Đường đi không rộng, chung quanh lại có quán trà, khách điếm, nhà cao tầng che chắn, nên trên đường cũng không có gió lạnh. Kế Duyên đợi Lục chưởng quỹ của quán cờ, đúng lúc nhìn thấy mấy người đang vây quanh quầy hàng của Doãn Triệu Tiên. Hai ông lão đánh cờ lúc trước cũng ở đây.
“Lục chưởng quỹ, người viết chữ ở quầy hàng kia là cống sĩ mà Kế mỗ từng kể, chính là Giải Nguyên của Kê Châu. Tài văn chương rất cao, quan trọng là…”
Kế Duyên nói đến đây thì khẽ cười.
“Tại hạ cũng là người Kê Châu, là người quen biết cũ của Doãn Giải Nguyên. Ta biết rõ người này một thân có hạo nhiên chính khí, do đó câu đối xuân cũng có thanh khí, có thể gột rửa uế khí trong nhà.”
“Còn có chuyện này sao? Vậy thì Lục mỗ nhất định phải nhờ y viết thêm mấy câu đối rồi.”
Lục chưởng quỹ nói giỡn một câu, rồi cùng Kế Duyên tiến về phía trước.
Khi đến gần hơn một chút, vì không muốn ảnh hưởng đến Doãn phu tử, Kế Duyên thi pháp đứng bên ngoài, còn Lục chưởng quỹ thì bước sát tới để xem.
“Chữ đẹp quá!” “Không tệ, không tệ, chữ rất đẹp!”
"Bách điểu chào xuân hót mừng nhân gian thêm tuổi. Quần long nhả ngọc vui đón thế kỷ mới...(**) Hay lắm!”
“Thư sinh này là ai?” “Dù sao cũng thật lợi hại!”
“Tiên sinh, viết giúp ta hai câu đối, tiền không thành vấn đề!”
Doãn Triệu Tiên gác bút, sau đó thổi lên câu đối vừa viết xong.Y khẽ xoa cổ tay có chút ê ẩm. Chẳng biết từ lúc nào xung quanh có nhiều người như vậy, cũng khiến y giật mình.
“Chư vị xin đợi một chút, từng người một, từng người một nào!”
“Đến lượt ta, đến lượt ta, tiên sinh viết cho ta vài chữ Phúc thật to với.”
“Được!”
Doãn Triệu Tiên đổi một bút lông cỡ lớn, viết một chữ “Phúc” lớn lên một tờ giấy vuông màu đỏ. Chữ viết của y uyển chuyển nhưng không bị mất lực đạo, ghi chữ to cũng lộ ra bản lĩnh thư pháp của người viết.
“Ôi chữ đẹp quá!” “Đa tạ tiên sinh!”
Doãn Triệu Tiên cười cười, nhớ tới lúc nói chuyện phiếm với Kế Duyên trước đây, rồi dặn dò ông lão xin chữ một câu.
“Lúc cụ trở về có thể dán ngược chữ Phúc này.”
“Dán ngược sao?” “A, đó không phải là ‘Phúc đến’ sao?” (*)
Tác giả chơi chữ ở đây. Đảo trứ thiếp = Dán ngược lại. Lúc này từ Phúc sẽ thành ‘Phúc đáo’. Đáo và đảo cùng cách đọc trong tiếng Hoa.
Trong đám người này, có không ít người thông minh liền nghĩ ra ngụ ý ở trong đó, lập tức lại có người khen hay.
Vào lúc Doãn Triệu Tiên làm ăn phát tài, Kế Duyên lại gặp được một người bạn khác. Chỉ thấy lão Long một thân mặc trang phục người Hoa đang từ bên kia Văn Khúc Nhai đi tới. Từ đằng xa, lão đã chắp tay với Kế Duyên, hơn nữa còn có tiếng nói chậm rãi truyền đến.
“Ta đã biết trước kỳ thi mùa xuân thì Kế tiên sinh chắc chắn vẫn còn ở Kinh Kỳ phủ mà, tìm được Doãn Triệu Tiên là có thể tìm được ngài!”
Hắn cũng nở nụ cười. Lão Long này thật là, 30 Tết không ở Thông Thiên Giang cùng người nhà, lại chạy đến tìm mình là có chuyện gì.
Sau đó, ánh mắt hắn nhìn sang bên kia đường, đúng lúc thấy vị “Tam công tử”. Dường như gã tới tìm Doãn Triệu Tiên. Gã được một người dẫn đường đi tới, tiến thẳng tới quầy hàng của Doãn phu tử.
Tuy không liên quan lắm nhưng trong lòng hắn vẫn nghĩ tới một câu.
“Gom lại cũng đủ một bàn mạt chược rồi!”
(**) Câu đối được Chưởng Thiên viết lại.
Bình luận facebook