Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 148: Khách không mời
Dịch: Mèo Bụng Phệ
Biên: Cún
***
Lý Mục Thư không ỷ mình là quan mà ép người. Lão trao đổi những vấn đề văn chương một cách điềm đạm, giúp Doãn Triệu Tiên bình tĩnh hơn rất nhiều, tự tin nói ra những lý tưởng và khát vọng trong lòng.
Có những điều Lý Mục Thư nghe quả thật có phần khờ khạo, nhưng Doãn Triệu Tiên không giống những người trẻ tuổi khác. Gã là kẻ có lý tưởng, phương châm và nguyên tắc. Có điều, hiện tại chưa quen thuộc, nên Doãn Triệu Tiên cũng chỉ nói thoáng qua liền dừng, nhưng cũng đủ để Lý Mục Thư suy đoán ra đôi chút.
“Hoài bão trong lòng Doãn Giải nguyên muốn trở thành hiện thực, vậy không phải thời kỳ phồn vinh ắt không thể!”
Lý Mục Thư xúc động nói.
“Doãn mỗ cảm thấy Đại Trinh hiện nay dù chưa dùng nổi hai chữ thịnh thế, nhưng cũng phồn vinh. Dân giàu ắt nước mạnh, nước mạnh ắt dân an, ấy chính là đạo lý nương tựa lẫn nhau.”
Doãn Triệu Tiên giải thích một cách lễ phép nhưng không quá kỹ càng.
Tại sảnh, hai người vừa uống trà vừa đàm đạo. Bởi yến tiệc trong vương phủ, đám người hầu bận rộn nên cũng không làm phiền họ. Tới lúc trời nhá nhem tối, đã có vài vị thân tín và hảo hữu của Tấn vương đến. Thi thoảng Lý Mục Thư cũng dẫn Doãn Triệu Tiên qua chào hỏi một chút.
Trời mỗi lúc một tối, nhiệt độ giảm xuống, Lý Mục Thư tuổi đã cao, ngồi ngoài sảnh cảm thấy lạnh bèn đề nghị Doãn Triệu Tiên cùng dời bước.
“Doãn Giải nguyên, chi bằng chúng ta qua sảnh đãi tiệc thôi, bên đấy có lò sưởi và trải thảm nhung dầy, ấm hơn bên này nhiều!”
“Việc này, vương gia còn chưa về, chúng ta đã qua đấy ư?
Doãn Triệu Tiên do dự hỏi lại.
“Hà hà… Doãn Giải nguyên cứ yên tâm, nào phải chúng ta vào tiệc sớm đâu. Huống hồ, không khéo những vị khách khác cũng đã qua rồi. Trời đông giá rét, ai muốn ngồi đây chịu trận chứ.”
“Ta đâu phải người cao sang gì.”
Doãn Triệu Tiên thầm nói một câu rồi theo Lý Thư Mục đi qua sảnh đại tiệc.
Quả thực đây chính là tiệc tại gia của vương phủ. Vài hảo hữu của Tấn vương vẫn tự nhiên như ở nhà. Yến tiệc được bày ngay trong sảnh một căn phòng lớn của vương phủ. Bên trong đã được kê sẵn bốn năm chiếc bàn tròn, chứ không phải loại bàn dài cho một người, điều này càng khiến bữa tiệc giống như một bữa cơm giao thừa trong nhà bình dân.
Ngoài mấy cái bàn tròn, trong phòng cũng có người trông lò sưởi, đóng mở cửa để đảm bảo việc thông gió, khiến cho trong phòng vô cùng ấm áp.
Khoảng trống trong phòng không còn quá nhiều, ít nhất không đủ để biểu diễn ca múa. Nhưng tính ra vẫn đầy đủ để vài thị nữ ôm đàn Tỳ Bà hát.
Lý Mục Thư và Doãn Triệu Tiên vén rèm vải bông bên cửa hông tiến vào sảnh đãi tiệc, một luồng khí ấm lập tức ập tới xua đi hết thảy lãnh lẽo trên thân hai người.
“Ha ha ha… Lý thiếu sư!”
“Lý công đã tới!”
“Chúng ta đã ngồi đây hưởng thụ từ sớm rồi.”
“Khi nãy còn đang thắc mắc Lý công sợ lạnh đến vậy, cớ sao còn chưa vào!”
“Hà hà hà, già rồi già rồi, chịu sao nổi gió rét. Nếu không phải muốn tìm chỗ yên tĩnh để giao lưu thơ phú chữ nghĩa với Doãn Giải nguyên, ta đã chui vào đây lâu rồi. Tới đây, ta giới thiệu với các vị một người, chính là Giải nguyên Kê châu, kẻ đại tài thời nay…
...
Thấy Lý Mục Thư tới, khách khứa đang tránh rét trong sảnh tranh nhau chào hỏi. Vốn Doãn Triệu Tiên chỉ muốn lặng lẽ đứng nhìn, nào ngờ Lý Mục Thư không buông tha. Lão lôi gã ra giới thiệu một vòng để Doãn Triệu Tiên bị cả đám nhìn chằm chằm.
Kế Duyên cùng lão Long cũng đã bước vòng sảnh trước, đứng ở một góc quan sát bài trí xung quanh.
“Ứng lão tiên sinh, thủy phủ của ngài tuy rằng lộng lẫy phi thường, nhưng cuối cùng cũng chỉ là cung điện nơi đáy nước. Trời thì đang lạnh buốt, bong bong nước nào ấm áp thoải mái như nơi đây.”
Kế Duyên cười khà khà nói đùa, lão Long bĩu môi đáp:
“Bên trong Thủy phủ, nhiệt độ bốn mùa như một, ngọc ngà san hô lấp lạnh tựa sao, lại có yêu cơ bay múa, tiên nhạc du dương. Nơi đây, hừ hừ, kém lắm!”
Trong khi nói chuyện, một bình rượu và hai cái ly trên bàn lặng lẽ bay về phía lão và Kế Duyên mà những người khác không hề phát hiện.
Hai ly rượu được rót ra, màu rượu vàng tươi, mùi rượu thơm phức.
“Đây chính là Kim Ngọc tửu của Kinh Kỳ phủ?”
Kế Duyện nhận ly rượu lão Long đưa tới, cả hai cùng uống rồi bình phẩm vị rượu.
“Chẹp, vẫn không bằng Thiên Nhật Xuân, chứ đừng nói tới Long Tiên Hương.”
“Rượu phàm trần, thế này là được lắm rồi.”
Lão Long nếm xong bèn quẳng bầu rượu qua một bên. Mà ở trong sảnh tiệc, một người hầu đã phát hiện ra trên bàn thiếu một bình rượu.
“Ớ, chỗ này thiếu một bình rượu!”
“Mau lấy thêm!”
Bên kia, Doãn Triệu Tiên đã không còn câu nệ như ban đầu. Dù gì thì chủ để đàm luận cũng là hiểu biết về thơ ca văn phú.
"Thánh thượng giá lâm…"
Bỗng từ bên ngoài truyền tới giọng thái giám cao vút. Yến tiệc vốn đang náo nhiệt chợt trở nên yên tĩnh. Thậm chí Doãn Triệu Tiên nghe xong liền nổi da gà.
“Hoàng Thượng?”
“Hoàng Thượng đến phủ Tấn Vương ư?”
“Đêm nay thánh thượng không sang phủ Ngô Vương sao?"
“Việc này…”
“An tâm, từ từ chớ vội.”
Lúc này, Lý Mục Sư tựa như một người quản gia, lão giúp mọi người bình tĩnh sau đó quay sang dặn dò Doãn Triệu Tiên:
“Gặp vua không phải thường đâu, dù là tiệc nhà cũng không được phá lễ nghĩa. Chút nữa sau khi hành lễ, Doãn Giải nguyên cố gắng giữ im lặng là được.”
“Tại hạ hiểu rõ!”
Doãn Triệu Tiên cũng ước gì mình là người vô hình.
Kế Duyên và lão Long bốn mắt nhìn nhau, tựa như cùng thắc mắc, sao hoàng đế lại tới nhà tam hoàng tử một cách đột nhiên thế?
“Đi, chúng tả mở cửa nghênh đón thánh thượng!”
Cửa lớn sảnh đãi tiệc mở rộng, một luồng gió lạnh nháy mắt luồn vào. Khách khứa và đám người làm vội vàng xếp hàng hai bên cửa để nghênh đón.
Một loạt tiếng bước chân dần tới gần, bên trong sảnh đãi tiệc, đám người có phần căng thẳng thậm chí bất an.
Đây là lần đầu tiên Kế Duyên tận mắt nhìn thấy đương kim Hoàng Đế của Đại Trinh. Lão ước chừng năm mươi tuổi, dáng người hơi phệ, thân mặc áo bào vàng, đầu đội quyển vân quan. Một bên là hoàng hậu đương thời, một bên là Nhâm Quý phi mẫu thân của Tấn Vương. Tấn Vương đang đi sau ba người này.
Theo Kế Duyên thấy, sắc mặt của Tấn Vương không vui cũng chẳng buồn, nhưng có phần không được tự nhiên.
“Cung nghênh thánh thượng!”
Cả đám người trăm miệng một lời, hành lễ chào. Nếu không làm thánh thượng tức giận, theo lệ ở Đại Trinh, gặp Thiên tử cũng không cần quỳ.
“Được rồi, vào hết đi, ta chỉ đến ăn cơm thôi.”
Hoàng Đế phất tay cho người hầu lui xuống. Cả đám người theo thánh giá đi vào, sau đó đóng cửa phòng lại. Trong phòng nhiều người, lại có lò sưởi, nên chỉ một hồi bên trong đã lại ấm ấp lên.
Hoàng đế Đại Trinh ngồi ở vị trí chủ tọa, vừa xoa tay vừa cởi áo khoác ngoài ra.
“Chỗ của tiểu Tam đúng là rất thoải mái, mới chỉ nhìn nội thất thôi mà cũng đã thấy ấm cúng rồi.”
Trong sảnh được trải thảm nhung, bốn phía là các bức tường dày, chỉ cần nhìn đã thấy ấm áp.
“Đứng hết làm gì? Ngồi đi, ngồi đi, chẳng phải chỉ ăn cơm thôi ư, tiểu Tam, lúc nào vào tiệc vậy?”
“Phụ vương đã tới, vậy lập tức vào tiệc luôn.”
“Vậy thì mau đi? Vi phụ cùng hai mẫu thân của ngươi đều đói rồi!”
Vị phu nhân bên cạnh nháy mắt với Tấn Vương. Hiểu ý, y liền phát tay sai bảo người làm.
“Mọi người ngồi đi, đây là tiệc nhà. Hôm nay, phụ vương chính là chủ nhà, không cần câu nệ, sai bảo người dưới một tiếng là mở tiệc được rồi.”
Mấy lời Tấn Vương nói ra khiến hoàng đế cười tươi rói.
“Đúng rồi phụ vương, nhi tử không thích ca múa lắm, nhưng lại thích nghe chuyện xưa. Hôm nay nhi tử đã mời tiên sinh kể chuyện nổi danh đất Kinh Kỳ tới. Người này đầy một bụng kinh luân, lại giỏi ăn nói, khi kể chuyện vô cùng truyền cảm nhập tâm.”
“À? Hay lắm hay lắm, mới lạ. Ta đã nói rồi, chỉ tiểu Tam là thú vị, ha ha ha…”
Hai phi tần bên cạnh cũng cười xòa, cả đám khách mời cũng thả lỏng tâm trạng.
Yến tiệc bắt đầu, từng món ăn nóng hổi ngon lành lần lượt được đưa lên từ phía cửa bên. Bên này là phòng trung gian, hai phía cửa đều có rèm vải bông để gió lạnh không thổi trực tiếp vào sảnh đãi tiệc.
Rất nhanh, trên bàn đã đầy ắp thức ăn và rượu ngon. Tại khoảng trống nhỏ nhỏ phía trước, một thị nữ ôm đàn Tỳ Bà đi tới. Một người hầu bê tới một chiếc bình phong.
Thị nữ chậm rãi gảy đàn. Cùng lúc này, đằng sau tấm bình phong, tiên sinh kể chuyện ngồi xuống.
Không giống với những tiên sinh kể chuyện khác, nhờ bình phong mà lão có thể thoải mái thổi hồn vào câu chuyện mình kể.
Dễ nhận thấy rằng hoàng đế chẳng mấy hứng thú với loại vô danh tiểu tốt như Doãn Triệu Tiên. Hoặc nói đúng thì lão chẳng có hứng thú với kẻ không quen biết.
Cơm canh nóng sốt, rượu ngon, lại có người kể chuyện giúp không khí bàn ăn rôm rả hẳn lên. Có điều, so với những bàn tiệc khác, nơi này thiếu một chút náo nhiệt, thêm một phần nhập tâm nghe chuyện.
Cái nghề bán nước bọt kiểu này, cả hai đời người như Kế Duyên mới được nghe lần đầu. Sau tấm bình phong, rõ ràng chỉ có một người, nhưng âm thanh vô cùng phong phú và chân thật, từ trẻ nhỏ tới cụ già, từ gà tới chó, khiến cho câu chuyện cũng cực kỳ “Thật”.
Thậm chí Kế Duyên còn cùng lão Long đi tới phía sau tấm bình phong để xác nhận rằng chỉ có một người đang nói.
Mà trên bữa tiệc, từ hoàng đế, Doãn Triệu Tiên, đến cả đám người làm cũng nghe đến mê mẩn. Chính bởi tiếng nói trầm bổng của tiên sinh kể chuyện hòa với tiếng đàn réo rắt theo tình tiết câu chuyện của thị nữ đã khiến mọi người bị thu hút.
Thời điểm giao thừa, không hợp với những chuyện đánh giết hận thù, nên tiên sinh kể chuyện đã trình bày câu chuyện huyền ảo, với bối cảnh mỹ lệ, ly kỳ và vô cùng lôi cuốn. Truyện có tên “Thần tiên truyện – Dạo bước Long cung”.
Đang kể đến một mẩu chuyện trong đó, người kể chuyện bỗng dùng thước gỗ đạp bàn cái “Bành”.
“Cuối cùng, gã tài tử kia không dằn nổi lòng tham. Trên đường đi tới chuồng hôi, gã tiện tay vặt lấy một viên ngọc quý của Long cung. Việc này Long vương tự nhiên biết, tuy chưa nói ra nhưng đã coi thường gã lắm lắm, không niềm nở như trước nữa. Đợi tới khi trời sáng, liền tống khứ gã về, từ đó về sau không bao giờ chào đón gã thư sinh này nữa!”
“Tuy gã thư sinh nhờ bán ngọc quý mà giàu có, nhưng chỉ lo ăn chơi trác táng, chả mấy mà tán gia bại sản. Cũng bởi, học hành bê trễ mà lúc cuối đời phải sống trong cảnh nghèo hèn…”
Cũng lúc này, tiếng đàn của thị nữ trở nên réo rắt thê lương.
Câu chuyện này được tiên sinh kể chuyện trình bày vô cùng sinh động, truyền cảm, ngay cả hoàng đế nghe mà cũng say sưa. Lão cầm bầu rượu đi tới, sai người cất bình phong đi, mang thêm một cái ghế ra, ngồi xuống háo hức hỏi truyện thần tiên.
Người kể chuyện không dám trái thánh ý, đành gắng sức thỏa mãn lòng hiếu kỳ của hoàng đế. Từ tiên sơn danh thắng tới sông nước Long cung, lão đều vắt óc đáp lời, tiện miệng cũng kể vài mẩu chuyện truyền thuyết trong dân gian.
Kế Duyên và lão Long đứng ở cạnh cái bàn bên rìa bữa tiệc, thỉnh thoảng lấy đũa gắp vụng đồ ăn. Kế Duyên nhìn lão hoàng đế kiên trì gặng hỏi người kể chuyện hoa, cất lời một cách giễu cợt:
“Thương thay ghế trông đêm dài.
Dân đen chẳng hỏi, hỏi gì thần ma?”
Biên: Cún
***
Lý Mục Thư không ỷ mình là quan mà ép người. Lão trao đổi những vấn đề văn chương một cách điềm đạm, giúp Doãn Triệu Tiên bình tĩnh hơn rất nhiều, tự tin nói ra những lý tưởng và khát vọng trong lòng.
Có những điều Lý Mục Thư nghe quả thật có phần khờ khạo, nhưng Doãn Triệu Tiên không giống những người trẻ tuổi khác. Gã là kẻ có lý tưởng, phương châm và nguyên tắc. Có điều, hiện tại chưa quen thuộc, nên Doãn Triệu Tiên cũng chỉ nói thoáng qua liền dừng, nhưng cũng đủ để Lý Mục Thư suy đoán ra đôi chút.
“Hoài bão trong lòng Doãn Giải nguyên muốn trở thành hiện thực, vậy không phải thời kỳ phồn vinh ắt không thể!”
Lý Mục Thư xúc động nói.
“Doãn mỗ cảm thấy Đại Trinh hiện nay dù chưa dùng nổi hai chữ thịnh thế, nhưng cũng phồn vinh. Dân giàu ắt nước mạnh, nước mạnh ắt dân an, ấy chính là đạo lý nương tựa lẫn nhau.”
Doãn Triệu Tiên giải thích một cách lễ phép nhưng không quá kỹ càng.
Tại sảnh, hai người vừa uống trà vừa đàm đạo. Bởi yến tiệc trong vương phủ, đám người hầu bận rộn nên cũng không làm phiền họ. Tới lúc trời nhá nhem tối, đã có vài vị thân tín và hảo hữu của Tấn vương đến. Thi thoảng Lý Mục Thư cũng dẫn Doãn Triệu Tiên qua chào hỏi một chút.
Trời mỗi lúc một tối, nhiệt độ giảm xuống, Lý Mục Thư tuổi đã cao, ngồi ngoài sảnh cảm thấy lạnh bèn đề nghị Doãn Triệu Tiên cùng dời bước.
“Doãn Giải nguyên, chi bằng chúng ta qua sảnh đãi tiệc thôi, bên đấy có lò sưởi và trải thảm nhung dầy, ấm hơn bên này nhiều!”
“Việc này, vương gia còn chưa về, chúng ta đã qua đấy ư?
Doãn Triệu Tiên do dự hỏi lại.
“Hà hà… Doãn Giải nguyên cứ yên tâm, nào phải chúng ta vào tiệc sớm đâu. Huống hồ, không khéo những vị khách khác cũng đã qua rồi. Trời đông giá rét, ai muốn ngồi đây chịu trận chứ.”
“Ta đâu phải người cao sang gì.”
Doãn Triệu Tiên thầm nói một câu rồi theo Lý Thư Mục đi qua sảnh đại tiệc.
Quả thực đây chính là tiệc tại gia của vương phủ. Vài hảo hữu của Tấn vương vẫn tự nhiên như ở nhà. Yến tiệc được bày ngay trong sảnh một căn phòng lớn của vương phủ. Bên trong đã được kê sẵn bốn năm chiếc bàn tròn, chứ không phải loại bàn dài cho một người, điều này càng khiến bữa tiệc giống như một bữa cơm giao thừa trong nhà bình dân.
Ngoài mấy cái bàn tròn, trong phòng cũng có người trông lò sưởi, đóng mở cửa để đảm bảo việc thông gió, khiến cho trong phòng vô cùng ấm áp.
Khoảng trống trong phòng không còn quá nhiều, ít nhất không đủ để biểu diễn ca múa. Nhưng tính ra vẫn đầy đủ để vài thị nữ ôm đàn Tỳ Bà hát.
Lý Mục Thư và Doãn Triệu Tiên vén rèm vải bông bên cửa hông tiến vào sảnh đãi tiệc, một luồng khí ấm lập tức ập tới xua đi hết thảy lãnh lẽo trên thân hai người.
“Ha ha ha… Lý thiếu sư!”
“Lý công đã tới!”
“Chúng ta đã ngồi đây hưởng thụ từ sớm rồi.”
“Khi nãy còn đang thắc mắc Lý công sợ lạnh đến vậy, cớ sao còn chưa vào!”
“Hà hà hà, già rồi già rồi, chịu sao nổi gió rét. Nếu không phải muốn tìm chỗ yên tĩnh để giao lưu thơ phú chữ nghĩa với Doãn Giải nguyên, ta đã chui vào đây lâu rồi. Tới đây, ta giới thiệu với các vị một người, chính là Giải nguyên Kê châu, kẻ đại tài thời nay…
...
Thấy Lý Mục Thư tới, khách khứa đang tránh rét trong sảnh tranh nhau chào hỏi. Vốn Doãn Triệu Tiên chỉ muốn lặng lẽ đứng nhìn, nào ngờ Lý Mục Thư không buông tha. Lão lôi gã ra giới thiệu một vòng để Doãn Triệu Tiên bị cả đám nhìn chằm chằm.
Kế Duyên cùng lão Long cũng đã bước vòng sảnh trước, đứng ở một góc quan sát bài trí xung quanh.
“Ứng lão tiên sinh, thủy phủ của ngài tuy rằng lộng lẫy phi thường, nhưng cuối cùng cũng chỉ là cung điện nơi đáy nước. Trời thì đang lạnh buốt, bong bong nước nào ấm áp thoải mái như nơi đây.”
Kế Duyên cười khà khà nói đùa, lão Long bĩu môi đáp:
“Bên trong Thủy phủ, nhiệt độ bốn mùa như một, ngọc ngà san hô lấp lạnh tựa sao, lại có yêu cơ bay múa, tiên nhạc du dương. Nơi đây, hừ hừ, kém lắm!”
Trong khi nói chuyện, một bình rượu và hai cái ly trên bàn lặng lẽ bay về phía lão và Kế Duyên mà những người khác không hề phát hiện.
Hai ly rượu được rót ra, màu rượu vàng tươi, mùi rượu thơm phức.
“Đây chính là Kim Ngọc tửu của Kinh Kỳ phủ?”
Kế Duyện nhận ly rượu lão Long đưa tới, cả hai cùng uống rồi bình phẩm vị rượu.
“Chẹp, vẫn không bằng Thiên Nhật Xuân, chứ đừng nói tới Long Tiên Hương.”
“Rượu phàm trần, thế này là được lắm rồi.”
Lão Long nếm xong bèn quẳng bầu rượu qua một bên. Mà ở trong sảnh tiệc, một người hầu đã phát hiện ra trên bàn thiếu một bình rượu.
“Ớ, chỗ này thiếu một bình rượu!”
“Mau lấy thêm!”
Bên kia, Doãn Triệu Tiên đã không còn câu nệ như ban đầu. Dù gì thì chủ để đàm luận cũng là hiểu biết về thơ ca văn phú.
"Thánh thượng giá lâm…"
Bỗng từ bên ngoài truyền tới giọng thái giám cao vút. Yến tiệc vốn đang náo nhiệt chợt trở nên yên tĩnh. Thậm chí Doãn Triệu Tiên nghe xong liền nổi da gà.
“Hoàng Thượng?”
“Hoàng Thượng đến phủ Tấn Vương ư?”
“Đêm nay thánh thượng không sang phủ Ngô Vương sao?"
“Việc này…”
“An tâm, từ từ chớ vội.”
Lúc này, Lý Mục Sư tựa như một người quản gia, lão giúp mọi người bình tĩnh sau đó quay sang dặn dò Doãn Triệu Tiên:
“Gặp vua không phải thường đâu, dù là tiệc nhà cũng không được phá lễ nghĩa. Chút nữa sau khi hành lễ, Doãn Giải nguyên cố gắng giữ im lặng là được.”
“Tại hạ hiểu rõ!”
Doãn Triệu Tiên cũng ước gì mình là người vô hình.
Kế Duyên và lão Long bốn mắt nhìn nhau, tựa như cùng thắc mắc, sao hoàng đế lại tới nhà tam hoàng tử một cách đột nhiên thế?
“Đi, chúng tả mở cửa nghênh đón thánh thượng!”
Cửa lớn sảnh đãi tiệc mở rộng, một luồng gió lạnh nháy mắt luồn vào. Khách khứa và đám người làm vội vàng xếp hàng hai bên cửa để nghênh đón.
Một loạt tiếng bước chân dần tới gần, bên trong sảnh đãi tiệc, đám người có phần căng thẳng thậm chí bất an.
Đây là lần đầu tiên Kế Duyên tận mắt nhìn thấy đương kim Hoàng Đế của Đại Trinh. Lão ước chừng năm mươi tuổi, dáng người hơi phệ, thân mặc áo bào vàng, đầu đội quyển vân quan. Một bên là hoàng hậu đương thời, một bên là Nhâm Quý phi mẫu thân của Tấn Vương. Tấn Vương đang đi sau ba người này.
Theo Kế Duyên thấy, sắc mặt của Tấn Vương không vui cũng chẳng buồn, nhưng có phần không được tự nhiên.
“Cung nghênh thánh thượng!”
Cả đám người trăm miệng một lời, hành lễ chào. Nếu không làm thánh thượng tức giận, theo lệ ở Đại Trinh, gặp Thiên tử cũng không cần quỳ.
“Được rồi, vào hết đi, ta chỉ đến ăn cơm thôi.”
Hoàng Đế phất tay cho người hầu lui xuống. Cả đám người theo thánh giá đi vào, sau đó đóng cửa phòng lại. Trong phòng nhiều người, lại có lò sưởi, nên chỉ một hồi bên trong đã lại ấm ấp lên.
Hoàng đế Đại Trinh ngồi ở vị trí chủ tọa, vừa xoa tay vừa cởi áo khoác ngoài ra.
“Chỗ của tiểu Tam đúng là rất thoải mái, mới chỉ nhìn nội thất thôi mà cũng đã thấy ấm cúng rồi.”
Trong sảnh được trải thảm nhung, bốn phía là các bức tường dày, chỉ cần nhìn đã thấy ấm áp.
“Đứng hết làm gì? Ngồi đi, ngồi đi, chẳng phải chỉ ăn cơm thôi ư, tiểu Tam, lúc nào vào tiệc vậy?”
“Phụ vương đã tới, vậy lập tức vào tiệc luôn.”
“Vậy thì mau đi? Vi phụ cùng hai mẫu thân của ngươi đều đói rồi!”
Vị phu nhân bên cạnh nháy mắt với Tấn Vương. Hiểu ý, y liền phát tay sai bảo người làm.
“Mọi người ngồi đi, đây là tiệc nhà. Hôm nay, phụ vương chính là chủ nhà, không cần câu nệ, sai bảo người dưới một tiếng là mở tiệc được rồi.”
Mấy lời Tấn Vương nói ra khiến hoàng đế cười tươi rói.
“Đúng rồi phụ vương, nhi tử không thích ca múa lắm, nhưng lại thích nghe chuyện xưa. Hôm nay nhi tử đã mời tiên sinh kể chuyện nổi danh đất Kinh Kỳ tới. Người này đầy một bụng kinh luân, lại giỏi ăn nói, khi kể chuyện vô cùng truyền cảm nhập tâm.”
“À? Hay lắm hay lắm, mới lạ. Ta đã nói rồi, chỉ tiểu Tam là thú vị, ha ha ha…”
Hai phi tần bên cạnh cũng cười xòa, cả đám khách mời cũng thả lỏng tâm trạng.
Yến tiệc bắt đầu, từng món ăn nóng hổi ngon lành lần lượt được đưa lên từ phía cửa bên. Bên này là phòng trung gian, hai phía cửa đều có rèm vải bông để gió lạnh không thổi trực tiếp vào sảnh đãi tiệc.
Rất nhanh, trên bàn đã đầy ắp thức ăn và rượu ngon. Tại khoảng trống nhỏ nhỏ phía trước, một thị nữ ôm đàn Tỳ Bà đi tới. Một người hầu bê tới một chiếc bình phong.
Thị nữ chậm rãi gảy đàn. Cùng lúc này, đằng sau tấm bình phong, tiên sinh kể chuyện ngồi xuống.
Không giống với những tiên sinh kể chuyện khác, nhờ bình phong mà lão có thể thoải mái thổi hồn vào câu chuyện mình kể.
Dễ nhận thấy rằng hoàng đế chẳng mấy hứng thú với loại vô danh tiểu tốt như Doãn Triệu Tiên. Hoặc nói đúng thì lão chẳng có hứng thú với kẻ không quen biết.
Cơm canh nóng sốt, rượu ngon, lại có người kể chuyện giúp không khí bàn ăn rôm rả hẳn lên. Có điều, so với những bàn tiệc khác, nơi này thiếu một chút náo nhiệt, thêm một phần nhập tâm nghe chuyện.
Cái nghề bán nước bọt kiểu này, cả hai đời người như Kế Duyên mới được nghe lần đầu. Sau tấm bình phong, rõ ràng chỉ có một người, nhưng âm thanh vô cùng phong phú và chân thật, từ trẻ nhỏ tới cụ già, từ gà tới chó, khiến cho câu chuyện cũng cực kỳ “Thật”.
Thậm chí Kế Duyên còn cùng lão Long đi tới phía sau tấm bình phong để xác nhận rằng chỉ có một người đang nói.
Mà trên bữa tiệc, từ hoàng đế, Doãn Triệu Tiên, đến cả đám người làm cũng nghe đến mê mẩn. Chính bởi tiếng nói trầm bổng của tiên sinh kể chuyện hòa với tiếng đàn réo rắt theo tình tiết câu chuyện của thị nữ đã khiến mọi người bị thu hút.
Thời điểm giao thừa, không hợp với những chuyện đánh giết hận thù, nên tiên sinh kể chuyện đã trình bày câu chuyện huyền ảo, với bối cảnh mỹ lệ, ly kỳ và vô cùng lôi cuốn. Truyện có tên “Thần tiên truyện – Dạo bước Long cung”.
Đang kể đến một mẩu chuyện trong đó, người kể chuyện bỗng dùng thước gỗ đạp bàn cái “Bành”.
“Cuối cùng, gã tài tử kia không dằn nổi lòng tham. Trên đường đi tới chuồng hôi, gã tiện tay vặt lấy một viên ngọc quý của Long cung. Việc này Long vương tự nhiên biết, tuy chưa nói ra nhưng đã coi thường gã lắm lắm, không niềm nở như trước nữa. Đợi tới khi trời sáng, liền tống khứ gã về, từ đó về sau không bao giờ chào đón gã thư sinh này nữa!”
“Tuy gã thư sinh nhờ bán ngọc quý mà giàu có, nhưng chỉ lo ăn chơi trác táng, chả mấy mà tán gia bại sản. Cũng bởi, học hành bê trễ mà lúc cuối đời phải sống trong cảnh nghèo hèn…”
Cũng lúc này, tiếng đàn của thị nữ trở nên réo rắt thê lương.
Câu chuyện này được tiên sinh kể chuyện trình bày vô cùng sinh động, truyền cảm, ngay cả hoàng đế nghe mà cũng say sưa. Lão cầm bầu rượu đi tới, sai người cất bình phong đi, mang thêm một cái ghế ra, ngồi xuống háo hức hỏi truyện thần tiên.
Người kể chuyện không dám trái thánh ý, đành gắng sức thỏa mãn lòng hiếu kỳ của hoàng đế. Từ tiên sơn danh thắng tới sông nước Long cung, lão đều vắt óc đáp lời, tiện miệng cũng kể vài mẩu chuyện truyền thuyết trong dân gian.
Kế Duyên và lão Long đứng ở cạnh cái bàn bên rìa bữa tiệc, thỉnh thoảng lấy đũa gắp vụng đồ ăn. Kế Duyên nhìn lão hoàng đế kiên trì gặng hỏi người kể chuyện hoa, cất lời một cách giễu cợt:
“Thương thay ghế trông đêm dài.
Dân đen chẳng hỏi, hỏi gì thần ma?”
Bình luận facebook