Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lê Vân - Yêu và sống - Chương 09 phần 1
9
Và lòng tôi tràn ngập một niềm thương cảm lớn.
Trong tình yêu với Người ấy, tôi như người sống hai cuộc đời. Cuộc đời ngoài ánh sáng với gia đình, đồng nghiệp bạn bè là cuộc đời giả tạo. Cuộc đời trong bóng tối với mối tình éo le, vụng trộm mới là cuộc đời thực, nguồn sống thực. Tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả, cả bản thân mình đi, để chỉ có Người ấy…
Ra trường, tôi được phân công ngay về Nhà hát Nhạc Vũ kịch. Sau hai năm ở đó, bỗng một hôm, tôi nhìn thấy một người đàn ông lạ. Ở độ tuổi trung niên, với mái tóc đã điểm bạc, dáng thư sinh nghệ sĩ, nom ông nổi bật một cách khác thường giữa những người xung quanh. Ảnh mắt tôi cứ bị hút về phía ông với ý nghĩ tò mò: người này là ai vậy? Tôi hỏi mấy người cùng đoàn và nhận được câu trả lời: “Không biết là ai à? Đó là một người nổi tiếng, làm cùng nhà hát, đạo diễn opera, là thần tượng của bao nhiêu cô gái trẻ, nhất là những cô chơi đàn piano con nhà quí tộc”. Thế à, tôi đáp ừ hữ vu vơ, thầm nghĩ… thảo nào, trông người ấy có vẻ gì thật đặc biệt.
Buổi tập sau, tôi đang đứng cùng các bạn trong đoàn múa, bỗng thấy Người ấy tiến đến chỗ tôi nói: “Tôi biết bố của Vân đấy, ngày xưa tôi cũng học trường Chu Văn An”.
Thì ra, trong khi tôi đi hỏi dò về Người ấy thì người ta cũng đã kịp hỏi dò về tôi rồi. Tối về, lúc ăn cơm, tôi kể màn thăm hỏi ấy cho cả nhà nghe một cách rất vô tư. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nói với gia đình về Người ấy.
Rồi đạo diễn Nông Ích Đạt đến mời tôi đi làm phim. Tôi ngại lâm, phần vì đang tập ghép múa với dàn nhạc, phần vì sợ. Tôi bảo: “Cháu chỉ biết múa thôi, không biết diễn thế nào đâu, không nói được đâu”. Tôi hỏi Khanh, lúc đó, Khanh đã từng đi làm một vai chính trong phim của cô Đức Hoàn từ năm Khanh 14 tuổi: “Này, đóng phim có khó lắm không?” Khanh nói: “Không, cứ đóng bừa đi là được ấy mà”. Các bác đoàn phim động viên: “Không sợ đâu, có đạo diễn chỉ đạo diễn xuất cơ mà”. Nhưng tôi lại bảo: “Còn phải xin phép nhà hát. Bây giờ đang phải tập với dàn nhạc, cháu sợ khó xin nghỉ”. Các bác đoàn phim hỏi phải xin phép ai, tôi chỉ sang chỗ Người ấy: “Đấy, phải xin phép ông ấy”. Không hiểu sao Người ấy đồng ý ngay, chỉ dặn: “Cần nhất lúc phối hợp toàn vở thì nhất định đoàn phim phải đưa Vân về”.
Đóng phim ở rừng Cúc Phương mãi không xong, đến ngày hẹn phải về rồi, tôi lại nhờ cụ Đạt đưa về Nhà hát xin phép tiếp. Đoàn phim mang những bức ảnh tôi đóng phim về cho Người ấy xem, khoe rằng tôi đóng tiến bộ hơn. Hình như người ta cũng chẳng để ý nhiều đến những tấm ảnh. Nhưng đến lúc chào ra về, Người ấy bỗng hỏi: “Tối nay Vân có bận không?”. Đó là buổi hẹn hò đầu tiên. Người ấy hẹn tôi đến Gò Đống Đa, chỉ dẫn đường đi một cách tỉ mỉ cẩn thận.
Lúc đó, Gò Đống Da là một khu vực ven ô vắng vẻ. Cả ngày hôm đó tôi không dấu nổi sự hồi hộp, linh cảm thấy có một điều gì đó đặc biệt sẽ xảy ra. Rõ ràng đây là một cuộc hẹn gặp không bình thường rồi. Tối đó, tôi đi đến chỗ hẹn với chiếc quần lụa đen giản dị. Đạp xe đến nơi, đã thấy Người ấy ở đó chờ sẵn từ bao giờ. Mặc dù rất hồi hộp và căng thẳng nhưng tôi vẫn cố để trò chuyện tự nhiên, đúng ra là chỉ có
Người ấy nói và tôi thì lắng nghe. Người ấy nói chuyện nhiều lắm, chủ yếu là kể tôi nghe những khát vọng về nghệ thuật, về cuộc sống gia đình riêng với người vợ và hai đứa con. Tôi chăm chú nghe nhưng hầu như chẳng hiểu gì nhiều. Những tu tưởng của thứ nghệ thuật mà người đang say sưa nói cho tôi nghe là thứ nghệ thuật cao siêu bác học nghe xa lạ làm sao với thực tế đói ăn thiếu mặc của đại bộ phận người Hà Nội bấy giờ. Tôi gọi đùa Người ấy là “Người đi trước thời đại”. Tôi xưng hô trống không, còn Người ấy gọi tôi là Vân và tự gọi mình là người này. “Người này khai hết lý lịch rồi đấy nhé”.
Về khuya, trời hơi lạnh. Người tôi run lên. Có lẽ không chỉ vì lạnh. Người ấy bèn chủ động khoác lên vai tôi tấm áo len mỏng. Chúng tôi chia tay, hôm sau tôi lại lên đường.
Tôi lên đường với tâm trạng vô cùng xao xuyến. Chuyện gì đang xảy ra nhỉ? Thế nghĩa là sao? Sao Người ấy lại hẹn hò như thế với tôi, chỉ để nói chuyện nghề nghiệp? Sao Người ấy hiểu biết và lãng mạn thế! Cứ bồng bềnh như trên mây trên gió mà chẳng thể gọi tên cảm giác ấy là gì. Một buổi tối thật lãng mạn vậy thôi.
Vừa đóng xong phim này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã đến xin phép cho tôi tháng 7 đi Nha Trang quay một phim mới. Thật bất ngờ, Người ấy lại đồng ý. Lại hẹn gặp vào buổi tối trước hôm tôi đi. Vẫn chỗ cũ.
Tôi và Người ấy ngồi trên hai xe đạp đứng sát cạnh tường. Người bắt đầu truyền dạy cho tôi bài học lý thuyết nhập môn của nghệ thuật diễn xuất. Sự khác nhau giữa diễn xuất của người diễn viên điện ảnh và người diễn viên sân khấu thế nào… Đặc biệt là diễn trước ống kính phải làm sao đó như đang sống ngoài đời, như đời vậy. Tôi nghe như nuốt từng lời truyền dạy quí báu. Rồi Người ấy trao cho tôi một gói quà gồm: một hộp bánh sămpa được bọc bằng tờ giấy có chép khuôn nhạc, một đôi dép nhựa trắng rất đẹp và một cái áo mưa rất mềm. Những thứ ấy để tôi mang đi Nha Trang dùng. Khi chia tay, Người ấy hỏi: “Vân nghĩ gì về lần gặp trước và lần gặp này”. Tôi trả lời: “Không biết tất cả có phải là sự thực không?”. Ý tôi muốn nói, tình cảm của người ấy dành cho tôi có phải là thực hay không? Người ấy trả lời câu hỏi của tôi bằng một cái hôn. Bị bất ngờ, tôi phản xạ bằng cách mím môi lại. Về sau, người ấy nói tôi không biết hôn. Đúng vậy. Vì anh đã chủ động hôn tôi chứ tôi đâu biết hôn lại. Cái hôn thay cho lời nói “Anh yêu em”. Vậy tất cả là thực rồi! Và tôi tin tình cảm của anh với tôi xuất phát từ trái tim chân thật chứ không phải là lợi dụng chơi bời.
Tuy chưa cảm nhận được vị ngọt ngào say đắm của cái hôn đầu nhưng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã khẳng định được một điều: Người ấy đã yêu tôi. Phải, tôi đã được yêu. Được yêu bởi thần tượng của bao nhiêu cô gái khác. Được yêu khi mà tôi chẳng bao giờ dám mơ tưởng tới tình yêu đó. Tôi là gì chứ? Chẳng là gì cả. Tôi chỉ là một cô diễn viên múa nghèo gầy gò, vô danh, không nhan sắc. Thế mà tôi lại được một người tài năng nổi tiếng như vậy để mắt tới và yêu thương!
Suốt ba tháng làm phim ở Nha Trang tôi nhận được có một lá thư của anh. Đó là những giờ khắc không ngày không tháng. Tình yêu đến quá nhanh, như trong một giấc mơ. Tôi không thể tin rằng tôi lại được Người ấy yêu. Mãi về sau, anh mới thú thật rằng: tôi không phải là người có sắc đẹp nổi bật, nhưng anh bị hút hồn chính bởi nét mảnh mai trong sáng kỳ lạ ở tôi lúc bấy giờ.
Thế là bắt đầu một mối tình chìm ngập trong bóng tối của đam mê và tội lỗi. Của hạnh phúc và đau khổ. Của nước mắt sám hối và tê tái nụ cười. Bánh xe của tình yêu định mệnh đã quay và không gì có thể bắt nó dừng lại được nữa.
Đó là những tháng ngày của mùa hè năm 1979 nóng bỏng và khắc khoải
***
Sinh ra trong một gia đình tư sản gia giáo, sau giải phóng Thủ đô, do thích đàn hát, nghệ thuật, Người ấy xin vào Đoàn ca múa nhạc kịch. Đó là một đoàn nghệ thuật tổng hợp mỗi thứ một tí, chẳng ai được đào tạo gì. Khi ở đoàn, anh còn tham gia dạy văn hoá cho những người ở chiến khu về. Nhờ có tư chất thông minh, anh được cử đi đào tạo sáu năm tại Liên Xô. Sau này, đoàn Ca múa nhạc kịch mới tách ra thành kịch riêng hát riêng nhạc riêng…
Về nước đúng dịp có đợt điều động một đoàn nghệ thuật vào phục vụ chiến trường, Người ấy xung phong đi ngay. Sinh viên du học thời đó có lý tưởng rất rõ ràng. Họ đã được một ân huệ thảnh thơi nhàn nhã chỉ ăn với học nơi đất khách quê người trong khi ở nhà, bao nhiêu người tài giỏi vẫn phải ra chiến trường và hi sinh tính mạng. Họ chân thành nghĩ thật tội lỗi nếu chỉ biết hưởng thụ ăn học. Đó là lý do khiến anh xin ngay vào một nhóm đi phục vụ chiến trường. vừa muốn đóng góp sức mình cho đất nước, vừa thoát khỏi mặc cảm hổ thẹn, có lỗi với người ở nhà. Tôi biết tất cả những tâm tư này do một lần tình cờ nghe anh giãi bày về lý do bị bệnh đại tràng. Đang sống cuộc sống đầy đủ bên kia, về nước, anh ra thẳng chiến trường, rơi ngay vào cuộc sống thiếu thốn, kham khổ. Chính sự đảo lộn cuộc sống quá nhanh nên mới sinh bệnh tật như thế.
Anh thực sự là người đam mê nghệ thuật, thứ nghệ thuật đích thực. Cũng vì quá yêu, quá say mê tìm tòi cái mới nên sinh ra không bằng lòng với thực tại. Ngay từ thời đi học ở Nga, một trong những cái nôi sinh ra nhiều thiên tài nghệ thuật thế giới ở mọi lĩnh vực, anh vẫn không dừng ở đó, không cảm thấy thỏa mãn, vẫn muốn đi tìm một cái gì đó mới hơn. Đó là những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu tám mươi.
Cũng như anh, tôi cũng không bằng lòng, không thỏa mãn với những gì được gọi là nền nghệ thuật đương thời. Nghệ thuật dường như không muốn chấp nhận cái mới, cái phá cách. Đại đa số khán giả, với thị hiếu cũ, không chấp nhận đã đành, ngay cả những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật cũng vậy Hoàn cảnh ấy đã đưa anh đến tâm thế bất hòa với cuộc đời Ngành nghề anh chọn cũng quá cao siêu, không thể hợp với những con người hoặc chân lấm tay bùn cắm mặt xuống ruộng hoặc suốt ngày cắm mặt kiếm tiền bằng mọi giá, làm gì còn thì giờ tĩnh tâm để tìm đến một thứ nghệ thuật bác học.
Nếu có thời gian giải trí, họ chỉ muốn xem một cái gì đó dễ hiểu, đừng bắt họ phải nghĩ ngợi mệt óc, họ đã quá mệt với cuộc sống thường ngày rồi. Làm sao bảo họ đến với một thứ nghệ thuật bác học như balet hay giao hưởng.
Lúc đó tôi vừa tròn đôi mươi. Tôi ví mình như một trang giấy trắng chờ anh, người nghệ sĩ gấp đôi tuổi tôi, viết lên đó những bài học đầu tiên. Gặp anh, tôi như đám ruộng hạn gặp mưa lớn, tôi hút lấy, thấm lấy tất cả những tư tưởng, kiến thức anh trao về nghệ thuật về thế thái nhân tình. Tất cả nhưng gì anh thấy bức bối ở cuộc đời thì anh trút hết vào tôi. Anh giống như một con tằm miệt mài nhồi nhét kiến thức cho tôi. Anh trải lòng mình ra với tôi như là cách xả bớt sự căng thẳng và còn là cách giúp tôi tỉnh ngộ, để tôi không bị vấp phải những cái anh đã vấp. Anh chỉ bảo cho tôi từng li từng tí dẫn dắt cho tôi trên bước đường nghệ thuật. Được đào tạo cơ bản về ngành đạo diễn ở Liên Xô, anh truyền dạy cho tôi. những kiến thức về khâu biểu diễn cá nhân. Anh hay lấy những tác phẩm của Nga ra để làm thí dụ cho tôi hiểu, nhưng thực chất anh vẫn chưa khâm phục cách biểu hiện nghệ thuật chưa hiện đại của nước này. Anh là người thích phá cách, bứt phá khỏi nền nghệ thuật cổ điển phương Tây ấy. Anh muốn tìm con đường khác để nền nghệ thuật tiếp cận được với cuộc sống: “Đừng có uyên bác quá. Hãy làm cách nào đó để nghệ thuật phải mang được hơi thở, dấu ấn của cuộc sống hiện đại”. Anh thường bảo tôi như vậy.
Thành thực, công bằng mà nói, tôi chẳng học được gì nhiều từ nhà trường dạy văn hóa, nghệ thuật múa cũng như gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật biểu diễn, ngoài những giáo huấn một chiều, nặng nề, áp đặt và buồn tẻ. Mọi mưu toan nhồi nhét kiến thức, lối sống kiểu ấy, một cách rất tự nhiên, cứ bị bật ra khỏi tôi như va vào đá. Đúng lúc đó, anh xuất hiện với một kênh văn hóa khác, kiến thức khác quyến rũ, bí ẩn và cũng vô cùng phong phú, mới mẻ. Và không gì tự nhiên hơn thế, tôi bị hút vào anh. Thực chất, tôi bị hút vào cái tầng văn hóa và kỹ năng sống mà tôi đang khao khát, tìm kiếm trong tăm tối tuyệt vọng. Tôi học tất cả từ anh. Anh là người thầy nâng đỡ đời sống tinh thần tôi. Chính anh đã tạo nên một hình ảnh của tôi, một giá trị của tôi ngày hôm nay.
Về điện ảnh, anh dạy tôi trước hết phải biết chọn lựa những tác phẩm có giá trị văn học. Sau đó là chọn đến đạo diễn. Và cái chìa khóa để thành công trong điện ảnh chính là tạo được sự chân thực. Diễn mà phải như đời thì mới là điện ảnh. Cho nên, khi mà diễn viên sân khấu sang đóng phim, bao giờ cũng bị cương, bị mắc bệnh diễn, bị đóng phim đóng kịch. Trong nghệ thuật múa, trường múa chỉ mới chú ý truyền đạt kỹ năng động tác trên sân khâu mà quên mất phần hồn.
Riêng anh lại dặn dò kỹ lưỡng, phải làm sao thể hiện được ngọn lửa ở bên trong. Ngọn lửa của chính tâm hồn mình chứ không phải của ai khác. Nếu diễn mà chỉ hoàn thành đúng động tác, đúng đội hình thì rất nhạt nhẽo. Anh chăm sóc tôi, hướng dẫn cho tôi cách thức để phát biểu trước công luận trong việc đối thoại với từng nhà báo: “Đừng để người ta dẫn dắt mình theo suy nghĩ của người ta, người thông minh thì phải dẫn dắt lại người phỏng vấn đi theo ý mình”. Còn trong tình yêu tình yêu cần có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh Cái đầu lạnh để còn kiểm soát được tình cảm, tránh sự mù quáng…
Người phụ nữ ViệtNamđẹp trong mắt anh nhất định phải là con nhà gia giáo, nhân ái, hiền hậu, có học. Trong cách xử sự phải là người có văn hóa. Ví dụ, đôi khi tôi có làm gì nói gì đó mà cao giọng một chút, anh bảo ngay em đừng thế. Anh rất sợ những người đàn bà khoa chân múa tay, ăn to nói lớn. Qua đó, anh thấy ngay là tôi không được dạy dỗ để trở thành con nhà nề nếp, và anh lặng lẽ kiên trì dạy tôi.
Đã từng có dư luận tôi bị bệnh lãnh cảm, chẳng bao giờ thấy rung động với bất kỳ ai. Có lẽ đúng. Bởi Người ấy đã chiếm trọn từng khoảnh khắc hơi thở đời tôi rồi! Tôi cần anh giúp tôi mở to mắt nhìn vào cuộc đời, vượt thoát khỏi không khí tù đọng lưu cữu. Với kiến thức về nghệ thuật, đời sống quá hạn hẹp buồn tẻ ở trường múa, tôi bước vào đời là một thứ nghệ sĩ công chức, sao tránh khỏi sự ấu trĩ ngô nghê!
Tôi như một mảnh đất hoang được anh khai phá, và gieo trồng những hạt mầm đầu tiên. Những thông tin, những kiến thức của anh là mạch nước ngầm nuôi dưỡng tưới tắm tâm hồn tôi. Anh thì thầm với tôi những điều không thể nói to lên với bất kỳ ai, những điều tôi chẳng bao giờ nghe thấy ở nhà trường, gia đình, hay nhà hát. Chính xác hơn, anh nói những điều trái ngược hẳn với những gì tôi được nhồi nhét dạy dỗ uốn nắn hàng ngày. Anh mang đến cho tôi toàn bộ những tri thức tôi cần để thẩm thấu nghệ thuật và ứng phó với cuộc đời.
Nếu như, người đàn ông đầu tiên tôi tiếp xúc, cho đến tận lúc này, vẫn phủ lên mắt tôi một màn sương mờ thậm chí đen tối về một mẫu người đàn ông vô trách nhiệm, là bố của mình, thì hai mươi năm sau, tôi đã gặp một người đàn ông khác, khác hoàn toàn bố mình, đó là Người ấy.
Anh là một người đàn ông làm nghệ thuật hoàn toàn không giống với hình ảnh cũng người đàn ông làm nghệ thuật của bố. Anh chi phối toàn bộ cuộc đời tôi thậm chí đến tận bây giờ. Đến tận bây giờ, mặc dù không còn tình yêu nữa, tôi vẫn nói với anh: “Anh đã ảnh hưởng lên nhân sinh quan và thế giới quan của em như thế nào anh có biết không?” Rất may, tôi đã tiếp nhận được phần nào tri thức từ anh để tự hoàn thiện mình, làm giảm bớt đi được phần nào những nhận định khắc nghiệt của xã hội về nghề nghiệp của mình. Xã hội lúc đó, thậm chí cả bây giờ, vẫn quan niệm người diễn viên chỉ là một thứ “con hát”, xướng ca vô loài, chứ có bao giờ tin vào tri thức của người diễn viên!
Người ấy đến với tôi một cách không hề dễ dàng. Lo lắng cho gia đình, có trách nhiệm với những giọt máu của chính mình, anh luôn tạo ra một không khí bình thường trong nhà. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh chủ động mời tôi đến nhà chơi. Để cho tự nhiên, anh mời cả hai người nữa cùng nhà hát. Đó là hai cô bạn thân của tôi mà sau này, khi đã gắn bó với anh, tôi cũng đành phải xa lánh họ. Anh chỉ dẫn cụ thể, đường đến nhà anh nằm trong một khư tập thể lắp ghép, dặn sẽ cho con gái mới bảy, tám tuổi gì đó ra tận cổng đón các cô vào. Anh cố tình hẹn chúng tôi đến chơi vào cái giờ mà vợ anh sẽ đón cậu con trai hai tuổi rưỡi ở mẫu giáo về. Đó là một cậu bé bụ bẫm, đáng yêu. Vợ anh, một người đàn bà xinh đẹp, hiền hậu, mời chúng tôi món mứt chà là đã được chuẩn bị chu đáo từ trước… Cuối những năm bảy mươi, khi tất cả còn phải sống chui rúc hàng trăm người chung một nhà xí, thì một căn hộ với phòng khách riêng, phòng ngủ riêng, một nhà tắm với vệ sinh riêng nhỏ xíu nhưng sạch sẽ là cả một niềm mơ ước. Hồi đó, sau giải phóng, nên trong nhà anh cũng đã thấy có kê một tủ lạnh, một đàn piano, những kệ sách chất đầy sách gợi ra cả một thiên đường tri thức…
Và lòng tôi tràn ngập một niềm thương cảm lớn.
Trong tình yêu với Người ấy, tôi như người sống hai cuộc đời. Cuộc đời ngoài ánh sáng với gia đình, đồng nghiệp bạn bè là cuộc đời giả tạo. Cuộc đời trong bóng tối với mối tình éo le, vụng trộm mới là cuộc đời thực, nguồn sống thực. Tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả, cả bản thân mình đi, để chỉ có Người ấy…
Ra trường, tôi được phân công ngay về Nhà hát Nhạc Vũ kịch. Sau hai năm ở đó, bỗng một hôm, tôi nhìn thấy một người đàn ông lạ. Ở độ tuổi trung niên, với mái tóc đã điểm bạc, dáng thư sinh nghệ sĩ, nom ông nổi bật một cách khác thường giữa những người xung quanh. Ảnh mắt tôi cứ bị hút về phía ông với ý nghĩ tò mò: người này là ai vậy? Tôi hỏi mấy người cùng đoàn và nhận được câu trả lời: “Không biết là ai à? Đó là một người nổi tiếng, làm cùng nhà hát, đạo diễn opera, là thần tượng của bao nhiêu cô gái trẻ, nhất là những cô chơi đàn piano con nhà quí tộc”. Thế à, tôi đáp ừ hữ vu vơ, thầm nghĩ… thảo nào, trông người ấy có vẻ gì thật đặc biệt.
Buổi tập sau, tôi đang đứng cùng các bạn trong đoàn múa, bỗng thấy Người ấy tiến đến chỗ tôi nói: “Tôi biết bố của Vân đấy, ngày xưa tôi cũng học trường Chu Văn An”.
Thì ra, trong khi tôi đi hỏi dò về Người ấy thì người ta cũng đã kịp hỏi dò về tôi rồi. Tối về, lúc ăn cơm, tôi kể màn thăm hỏi ấy cho cả nhà nghe một cách rất vô tư. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nói với gia đình về Người ấy.
Rồi đạo diễn Nông Ích Đạt đến mời tôi đi làm phim. Tôi ngại lâm, phần vì đang tập ghép múa với dàn nhạc, phần vì sợ. Tôi bảo: “Cháu chỉ biết múa thôi, không biết diễn thế nào đâu, không nói được đâu”. Tôi hỏi Khanh, lúc đó, Khanh đã từng đi làm một vai chính trong phim của cô Đức Hoàn từ năm Khanh 14 tuổi: “Này, đóng phim có khó lắm không?” Khanh nói: “Không, cứ đóng bừa đi là được ấy mà”. Các bác đoàn phim động viên: “Không sợ đâu, có đạo diễn chỉ đạo diễn xuất cơ mà”. Nhưng tôi lại bảo: “Còn phải xin phép nhà hát. Bây giờ đang phải tập với dàn nhạc, cháu sợ khó xin nghỉ”. Các bác đoàn phim hỏi phải xin phép ai, tôi chỉ sang chỗ Người ấy: “Đấy, phải xin phép ông ấy”. Không hiểu sao Người ấy đồng ý ngay, chỉ dặn: “Cần nhất lúc phối hợp toàn vở thì nhất định đoàn phim phải đưa Vân về”.
Đóng phim ở rừng Cúc Phương mãi không xong, đến ngày hẹn phải về rồi, tôi lại nhờ cụ Đạt đưa về Nhà hát xin phép tiếp. Đoàn phim mang những bức ảnh tôi đóng phim về cho Người ấy xem, khoe rằng tôi đóng tiến bộ hơn. Hình như người ta cũng chẳng để ý nhiều đến những tấm ảnh. Nhưng đến lúc chào ra về, Người ấy bỗng hỏi: “Tối nay Vân có bận không?”. Đó là buổi hẹn hò đầu tiên. Người ấy hẹn tôi đến Gò Đống Đa, chỉ dẫn đường đi một cách tỉ mỉ cẩn thận.
Lúc đó, Gò Đống Da là một khu vực ven ô vắng vẻ. Cả ngày hôm đó tôi không dấu nổi sự hồi hộp, linh cảm thấy có một điều gì đó đặc biệt sẽ xảy ra. Rõ ràng đây là một cuộc hẹn gặp không bình thường rồi. Tối đó, tôi đi đến chỗ hẹn với chiếc quần lụa đen giản dị. Đạp xe đến nơi, đã thấy Người ấy ở đó chờ sẵn từ bao giờ. Mặc dù rất hồi hộp và căng thẳng nhưng tôi vẫn cố để trò chuyện tự nhiên, đúng ra là chỉ có
Người ấy nói và tôi thì lắng nghe. Người ấy nói chuyện nhiều lắm, chủ yếu là kể tôi nghe những khát vọng về nghệ thuật, về cuộc sống gia đình riêng với người vợ và hai đứa con. Tôi chăm chú nghe nhưng hầu như chẳng hiểu gì nhiều. Những tu tưởng của thứ nghệ thuật mà người đang say sưa nói cho tôi nghe là thứ nghệ thuật cao siêu bác học nghe xa lạ làm sao với thực tế đói ăn thiếu mặc của đại bộ phận người Hà Nội bấy giờ. Tôi gọi đùa Người ấy là “Người đi trước thời đại”. Tôi xưng hô trống không, còn Người ấy gọi tôi là Vân và tự gọi mình là người này. “Người này khai hết lý lịch rồi đấy nhé”.
Về khuya, trời hơi lạnh. Người tôi run lên. Có lẽ không chỉ vì lạnh. Người ấy bèn chủ động khoác lên vai tôi tấm áo len mỏng. Chúng tôi chia tay, hôm sau tôi lại lên đường.
Tôi lên đường với tâm trạng vô cùng xao xuyến. Chuyện gì đang xảy ra nhỉ? Thế nghĩa là sao? Sao Người ấy lại hẹn hò như thế với tôi, chỉ để nói chuyện nghề nghiệp? Sao Người ấy hiểu biết và lãng mạn thế! Cứ bồng bềnh như trên mây trên gió mà chẳng thể gọi tên cảm giác ấy là gì. Một buổi tối thật lãng mạn vậy thôi.
Vừa đóng xong phim này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã đến xin phép cho tôi tháng 7 đi Nha Trang quay một phim mới. Thật bất ngờ, Người ấy lại đồng ý. Lại hẹn gặp vào buổi tối trước hôm tôi đi. Vẫn chỗ cũ.
Tôi và Người ấy ngồi trên hai xe đạp đứng sát cạnh tường. Người bắt đầu truyền dạy cho tôi bài học lý thuyết nhập môn của nghệ thuật diễn xuất. Sự khác nhau giữa diễn xuất của người diễn viên điện ảnh và người diễn viên sân khấu thế nào… Đặc biệt là diễn trước ống kính phải làm sao đó như đang sống ngoài đời, như đời vậy. Tôi nghe như nuốt từng lời truyền dạy quí báu. Rồi Người ấy trao cho tôi một gói quà gồm: một hộp bánh sămpa được bọc bằng tờ giấy có chép khuôn nhạc, một đôi dép nhựa trắng rất đẹp và một cái áo mưa rất mềm. Những thứ ấy để tôi mang đi Nha Trang dùng. Khi chia tay, Người ấy hỏi: “Vân nghĩ gì về lần gặp trước và lần gặp này”. Tôi trả lời: “Không biết tất cả có phải là sự thực không?”. Ý tôi muốn nói, tình cảm của người ấy dành cho tôi có phải là thực hay không? Người ấy trả lời câu hỏi của tôi bằng một cái hôn. Bị bất ngờ, tôi phản xạ bằng cách mím môi lại. Về sau, người ấy nói tôi không biết hôn. Đúng vậy. Vì anh đã chủ động hôn tôi chứ tôi đâu biết hôn lại. Cái hôn thay cho lời nói “Anh yêu em”. Vậy tất cả là thực rồi! Và tôi tin tình cảm của anh với tôi xuất phát từ trái tim chân thật chứ không phải là lợi dụng chơi bời.
Tuy chưa cảm nhận được vị ngọt ngào say đắm của cái hôn đầu nhưng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã khẳng định được một điều: Người ấy đã yêu tôi. Phải, tôi đã được yêu. Được yêu bởi thần tượng của bao nhiêu cô gái khác. Được yêu khi mà tôi chẳng bao giờ dám mơ tưởng tới tình yêu đó. Tôi là gì chứ? Chẳng là gì cả. Tôi chỉ là một cô diễn viên múa nghèo gầy gò, vô danh, không nhan sắc. Thế mà tôi lại được một người tài năng nổi tiếng như vậy để mắt tới và yêu thương!
Suốt ba tháng làm phim ở Nha Trang tôi nhận được có một lá thư của anh. Đó là những giờ khắc không ngày không tháng. Tình yêu đến quá nhanh, như trong một giấc mơ. Tôi không thể tin rằng tôi lại được Người ấy yêu. Mãi về sau, anh mới thú thật rằng: tôi không phải là người có sắc đẹp nổi bật, nhưng anh bị hút hồn chính bởi nét mảnh mai trong sáng kỳ lạ ở tôi lúc bấy giờ.
Thế là bắt đầu một mối tình chìm ngập trong bóng tối của đam mê và tội lỗi. Của hạnh phúc và đau khổ. Của nước mắt sám hối và tê tái nụ cười. Bánh xe của tình yêu định mệnh đã quay và không gì có thể bắt nó dừng lại được nữa.
Đó là những tháng ngày của mùa hè năm 1979 nóng bỏng và khắc khoải
***
Sinh ra trong một gia đình tư sản gia giáo, sau giải phóng Thủ đô, do thích đàn hát, nghệ thuật, Người ấy xin vào Đoàn ca múa nhạc kịch. Đó là một đoàn nghệ thuật tổng hợp mỗi thứ một tí, chẳng ai được đào tạo gì. Khi ở đoàn, anh còn tham gia dạy văn hoá cho những người ở chiến khu về. Nhờ có tư chất thông minh, anh được cử đi đào tạo sáu năm tại Liên Xô. Sau này, đoàn Ca múa nhạc kịch mới tách ra thành kịch riêng hát riêng nhạc riêng…
Về nước đúng dịp có đợt điều động một đoàn nghệ thuật vào phục vụ chiến trường, Người ấy xung phong đi ngay. Sinh viên du học thời đó có lý tưởng rất rõ ràng. Họ đã được một ân huệ thảnh thơi nhàn nhã chỉ ăn với học nơi đất khách quê người trong khi ở nhà, bao nhiêu người tài giỏi vẫn phải ra chiến trường và hi sinh tính mạng. Họ chân thành nghĩ thật tội lỗi nếu chỉ biết hưởng thụ ăn học. Đó là lý do khiến anh xin ngay vào một nhóm đi phục vụ chiến trường. vừa muốn đóng góp sức mình cho đất nước, vừa thoát khỏi mặc cảm hổ thẹn, có lỗi với người ở nhà. Tôi biết tất cả những tâm tư này do một lần tình cờ nghe anh giãi bày về lý do bị bệnh đại tràng. Đang sống cuộc sống đầy đủ bên kia, về nước, anh ra thẳng chiến trường, rơi ngay vào cuộc sống thiếu thốn, kham khổ. Chính sự đảo lộn cuộc sống quá nhanh nên mới sinh bệnh tật như thế.
Anh thực sự là người đam mê nghệ thuật, thứ nghệ thuật đích thực. Cũng vì quá yêu, quá say mê tìm tòi cái mới nên sinh ra không bằng lòng với thực tại. Ngay từ thời đi học ở Nga, một trong những cái nôi sinh ra nhiều thiên tài nghệ thuật thế giới ở mọi lĩnh vực, anh vẫn không dừng ở đó, không cảm thấy thỏa mãn, vẫn muốn đi tìm một cái gì đó mới hơn. Đó là những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu tám mươi.
Cũng như anh, tôi cũng không bằng lòng, không thỏa mãn với những gì được gọi là nền nghệ thuật đương thời. Nghệ thuật dường như không muốn chấp nhận cái mới, cái phá cách. Đại đa số khán giả, với thị hiếu cũ, không chấp nhận đã đành, ngay cả những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật cũng vậy Hoàn cảnh ấy đã đưa anh đến tâm thế bất hòa với cuộc đời Ngành nghề anh chọn cũng quá cao siêu, không thể hợp với những con người hoặc chân lấm tay bùn cắm mặt xuống ruộng hoặc suốt ngày cắm mặt kiếm tiền bằng mọi giá, làm gì còn thì giờ tĩnh tâm để tìm đến một thứ nghệ thuật bác học.
Nếu có thời gian giải trí, họ chỉ muốn xem một cái gì đó dễ hiểu, đừng bắt họ phải nghĩ ngợi mệt óc, họ đã quá mệt với cuộc sống thường ngày rồi. Làm sao bảo họ đến với một thứ nghệ thuật bác học như balet hay giao hưởng.
Lúc đó tôi vừa tròn đôi mươi. Tôi ví mình như một trang giấy trắng chờ anh, người nghệ sĩ gấp đôi tuổi tôi, viết lên đó những bài học đầu tiên. Gặp anh, tôi như đám ruộng hạn gặp mưa lớn, tôi hút lấy, thấm lấy tất cả những tư tưởng, kiến thức anh trao về nghệ thuật về thế thái nhân tình. Tất cả nhưng gì anh thấy bức bối ở cuộc đời thì anh trút hết vào tôi. Anh giống như một con tằm miệt mài nhồi nhét kiến thức cho tôi. Anh trải lòng mình ra với tôi như là cách xả bớt sự căng thẳng và còn là cách giúp tôi tỉnh ngộ, để tôi không bị vấp phải những cái anh đã vấp. Anh chỉ bảo cho tôi từng li từng tí dẫn dắt cho tôi trên bước đường nghệ thuật. Được đào tạo cơ bản về ngành đạo diễn ở Liên Xô, anh truyền dạy cho tôi. những kiến thức về khâu biểu diễn cá nhân. Anh hay lấy những tác phẩm của Nga ra để làm thí dụ cho tôi hiểu, nhưng thực chất anh vẫn chưa khâm phục cách biểu hiện nghệ thuật chưa hiện đại của nước này. Anh là người thích phá cách, bứt phá khỏi nền nghệ thuật cổ điển phương Tây ấy. Anh muốn tìm con đường khác để nền nghệ thuật tiếp cận được với cuộc sống: “Đừng có uyên bác quá. Hãy làm cách nào đó để nghệ thuật phải mang được hơi thở, dấu ấn của cuộc sống hiện đại”. Anh thường bảo tôi như vậy.
Thành thực, công bằng mà nói, tôi chẳng học được gì nhiều từ nhà trường dạy văn hóa, nghệ thuật múa cũng như gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật biểu diễn, ngoài những giáo huấn một chiều, nặng nề, áp đặt và buồn tẻ. Mọi mưu toan nhồi nhét kiến thức, lối sống kiểu ấy, một cách rất tự nhiên, cứ bị bật ra khỏi tôi như va vào đá. Đúng lúc đó, anh xuất hiện với một kênh văn hóa khác, kiến thức khác quyến rũ, bí ẩn và cũng vô cùng phong phú, mới mẻ. Và không gì tự nhiên hơn thế, tôi bị hút vào anh. Thực chất, tôi bị hút vào cái tầng văn hóa và kỹ năng sống mà tôi đang khao khát, tìm kiếm trong tăm tối tuyệt vọng. Tôi học tất cả từ anh. Anh là người thầy nâng đỡ đời sống tinh thần tôi. Chính anh đã tạo nên một hình ảnh của tôi, một giá trị của tôi ngày hôm nay.
Về điện ảnh, anh dạy tôi trước hết phải biết chọn lựa những tác phẩm có giá trị văn học. Sau đó là chọn đến đạo diễn. Và cái chìa khóa để thành công trong điện ảnh chính là tạo được sự chân thực. Diễn mà phải như đời thì mới là điện ảnh. Cho nên, khi mà diễn viên sân khấu sang đóng phim, bao giờ cũng bị cương, bị mắc bệnh diễn, bị đóng phim đóng kịch. Trong nghệ thuật múa, trường múa chỉ mới chú ý truyền đạt kỹ năng động tác trên sân khâu mà quên mất phần hồn.
Riêng anh lại dặn dò kỹ lưỡng, phải làm sao thể hiện được ngọn lửa ở bên trong. Ngọn lửa của chính tâm hồn mình chứ không phải của ai khác. Nếu diễn mà chỉ hoàn thành đúng động tác, đúng đội hình thì rất nhạt nhẽo. Anh chăm sóc tôi, hướng dẫn cho tôi cách thức để phát biểu trước công luận trong việc đối thoại với từng nhà báo: “Đừng để người ta dẫn dắt mình theo suy nghĩ của người ta, người thông minh thì phải dẫn dắt lại người phỏng vấn đi theo ý mình”. Còn trong tình yêu tình yêu cần có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh Cái đầu lạnh để còn kiểm soát được tình cảm, tránh sự mù quáng…
Người phụ nữ ViệtNamđẹp trong mắt anh nhất định phải là con nhà gia giáo, nhân ái, hiền hậu, có học. Trong cách xử sự phải là người có văn hóa. Ví dụ, đôi khi tôi có làm gì nói gì đó mà cao giọng một chút, anh bảo ngay em đừng thế. Anh rất sợ những người đàn bà khoa chân múa tay, ăn to nói lớn. Qua đó, anh thấy ngay là tôi không được dạy dỗ để trở thành con nhà nề nếp, và anh lặng lẽ kiên trì dạy tôi.
Đã từng có dư luận tôi bị bệnh lãnh cảm, chẳng bao giờ thấy rung động với bất kỳ ai. Có lẽ đúng. Bởi Người ấy đã chiếm trọn từng khoảnh khắc hơi thở đời tôi rồi! Tôi cần anh giúp tôi mở to mắt nhìn vào cuộc đời, vượt thoát khỏi không khí tù đọng lưu cữu. Với kiến thức về nghệ thuật, đời sống quá hạn hẹp buồn tẻ ở trường múa, tôi bước vào đời là một thứ nghệ sĩ công chức, sao tránh khỏi sự ấu trĩ ngô nghê!
Tôi như một mảnh đất hoang được anh khai phá, và gieo trồng những hạt mầm đầu tiên. Những thông tin, những kiến thức của anh là mạch nước ngầm nuôi dưỡng tưới tắm tâm hồn tôi. Anh thì thầm với tôi những điều không thể nói to lên với bất kỳ ai, những điều tôi chẳng bao giờ nghe thấy ở nhà trường, gia đình, hay nhà hát. Chính xác hơn, anh nói những điều trái ngược hẳn với những gì tôi được nhồi nhét dạy dỗ uốn nắn hàng ngày. Anh mang đến cho tôi toàn bộ những tri thức tôi cần để thẩm thấu nghệ thuật và ứng phó với cuộc đời.
Nếu như, người đàn ông đầu tiên tôi tiếp xúc, cho đến tận lúc này, vẫn phủ lên mắt tôi một màn sương mờ thậm chí đen tối về một mẫu người đàn ông vô trách nhiệm, là bố của mình, thì hai mươi năm sau, tôi đã gặp một người đàn ông khác, khác hoàn toàn bố mình, đó là Người ấy.
Anh là một người đàn ông làm nghệ thuật hoàn toàn không giống với hình ảnh cũng người đàn ông làm nghệ thuật của bố. Anh chi phối toàn bộ cuộc đời tôi thậm chí đến tận bây giờ. Đến tận bây giờ, mặc dù không còn tình yêu nữa, tôi vẫn nói với anh: “Anh đã ảnh hưởng lên nhân sinh quan và thế giới quan của em như thế nào anh có biết không?” Rất may, tôi đã tiếp nhận được phần nào tri thức từ anh để tự hoàn thiện mình, làm giảm bớt đi được phần nào những nhận định khắc nghiệt của xã hội về nghề nghiệp của mình. Xã hội lúc đó, thậm chí cả bây giờ, vẫn quan niệm người diễn viên chỉ là một thứ “con hát”, xướng ca vô loài, chứ có bao giờ tin vào tri thức của người diễn viên!
Người ấy đến với tôi một cách không hề dễ dàng. Lo lắng cho gia đình, có trách nhiệm với những giọt máu của chính mình, anh luôn tạo ra một không khí bình thường trong nhà. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh chủ động mời tôi đến nhà chơi. Để cho tự nhiên, anh mời cả hai người nữa cùng nhà hát. Đó là hai cô bạn thân của tôi mà sau này, khi đã gắn bó với anh, tôi cũng đành phải xa lánh họ. Anh chỉ dẫn cụ thể, đường đến nhà anh nằm trong một khư tập thể lắp ghép, dặn sẽ cho con gái mới bảy, tám tuổi gì đó ra tận cổng đón các cô vào. Anh cố tình hẹn chúng tôi đến chơi vào cái giờ mà vợ anh sẽ đón cậu con trai hai tuổi rưỡi ở mẫu giáo về. Đó là một cậu bé bụ bẫm, đáng yêu. Vợ anh, một người đàn bà xinh đẹp, hiền hậu, mời chúng tôi món mứt chà là đã được chuẩn bị chu đáo từ trước… Cuối những năm bảy mươi, khi tất cả còn phải sống chui rúc hàng trăm người chung một nhà xí, thì một căn hộ với phòng khách riêng, phòng ngủ riêng, một nhà tắm với vệ sinh riêng nhỏ xíu nhưng sạch sẽ là cả một niềm mơ ước. Hồi đó, sau giải phóng, nên trong nhà anh cũng đã thấy có kê một tủ lạnh, một đàn piano, những kệ sách chất đầy sách gợi ra cả một thiên đường tri thức…
Bình luận facebook