Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lê Vân - Yêu và sống - Chương 11 phần 1
11
Nơi ấy có một bờ vai rộng…
Tôi gặp Abraham, bố của hai con trai tôi, trong một lần diễn không có sân khấu. Khách mời là những người đến tham dự triển lãm của Hà Lan về những kiểu nhà tránh lũ. Người ta uống cocktail ngoài trời, chuyện trò và xem một chương trình nghệ thuật dân tộc.
Tôi vốn ghét những buổi biểu diễn như thế. Diễn giữa ban ngày ban mặt. Ngay trên sân xi măng của Viện bảo tàng quân đội. Mọi thứ cứ trắng phếch ra, cứ như là không mặc quần áo. Cứ “người trần mắt thịt” nhìn thẳng vào mặt diễn viên. Chẳng có tí tẹo nào khoảng cách giữa diễn viên và khán giả. Chẳng có chút lung linh ánh đèn sân khấu cần thiết để lấy cảm hứng cho cả người diễn lẫn người xem. Vì mình phải tô son trát phấn, diễn rất gần đám khán giả vây tròn xung quanh. Trong tình trạng ấy, tôi múa mà cảm thấy mặt mũi sống sượng, ngượng chín người. Chẳng dám nhìn ai, cứ phải ngó bâng quơ, diễn cho xong chuyện. Đã thế, tiết mục nào cũng phải có mặt, từ diễn tập thể đến diễn đôi diễn đơn, tôi đều là tâm điểm của sự chú ý.
Diễn xong như thoát nợ, tôi mau chóng dắt xe máy ra về Vừa đến cổng, một cậu thanh niên đuổi theo: “Chị Vân ơi, ông sếp của em là người Hà Lan, vừa xem chị biểu diễn xong, rất muốn làm quen với chị. Đấy là em chỉ truyền đạt lại nguyện vọng của ông ấy”. Lúc đó đang mệt, tôi chỉ muốn thoát ra khỏi đám khán giả ấy, bèn gạt phắt đi: “Này, em về nói lại với ông sếp của em là chị chẳng muốn làm quen gì với người nước ngoài đâu nhé. Tính chị không thích như thế đâu”. Rồi dắt xe đi thẳng. Làm gì có chuyện dễ như thế nhỉ.
Chẳng quen biết gì ông lại bỗng dưng mời tôi? Tôi thấy bực bội. Thường thì những người hâm mộ hay bày tỏ tình cảm bằng những lá thư. Nếu có mời trực tiếp thì phải mời cả nhóm cùng đi ăn uống trò chuyện. Tôi không phải là loại người dễ dãi để họ dám can đảm mời một mình.
Bị từ chối thẳng thừng mà họ vẫn không tha. Biết tôi là người đang được chú ý trong giới nghệ sĩ ở Việt Nam, họ phôn đến nhà nói chuyện một cách rất dè dặt và có văn hóa, vì họ sợ một sự phản ứng không hay: “Tôi tên là Đàn, đang làm việc cho một tổ chức lương thực thế giới, hôm vừa rồi, sếp của tôi có xem chị biểu diễn và rất hâm mộ. Ông ấy muốn dược mời chị đi uống nước làm quen.” Rồi anh ta còn cố nói thêm: “Tất cả chỉ xuất phát từ lòng mến mộ thôi, sếp tôi là người rất đàng hoàng, một người tốt”. Tôi gạt phắt đi. “Anh ạ, anh về nói với sếp của anh: một là cô ấy có gia đình rồi. Hai là cô ấy không phải loại người dễ làm quen. Ba là nếu ông ta là loại người nước ngoài thích làm quen với loại đàn bà dễ dàng thế thì tốt nhất anh bảo với sếp anh ra ngoài đường đầy các em trẻ đẹp, tìm đâu cũng được.” Bốp chát như thế xong là cúp máy luôn. Ấy vậy mà anh Đàn, nay đã trở thành một người bạn của gia đình, vẫn kiên trì gọi thêm vài lần nữa. Lần nào cũng bị từ chối thẳng thừng: “Đừng làm phiền tôi nữa. Tôi không thích kiểu làm quen như thế, tôi không có cái tính ấy. Tôi không thích quan hệ với người nước ngoài”.
Vào giai đoạn ấy, tôi vẫn đang sống với chồng mình. Không bao giờ có chuyện một phụ nữ đã gần bốn mươi, đang có gia đình, lại đi nhận lời uống nước ngoài quán với một người đàn ông lạ, lại là người nước ngoài. Trong ý thức của tôi là không bao giờ có chuyện ấy. Bẵng đi một thời gian, tôi lại nhận được điện thoại từ người phiên dịch, nhưng lần này là mời tham gia biểu diễn trong đêm văn nghệ từ thiện.
Người đứng ra tổ chức chính là “Ông sếp Hà Lan” ấy. Mời đi chơi uống nước thì khó, nhưng mời làm việc, lại là việc thiện, tôi sẵn sàng nhận lời.
Abraham mời một nhóm nghệ sĩ Hà Lan sang cùng biểu diễn với một số nghệ sĩ Việt Nam. Khách mời là các sứ quán, ngoại giao đoàn và một số tổ chức xã hội khác. Mời chúng tôi đến văn phòng trao đổi công việc, Abraham nói: “Chúng tôi muốn tổ chức một đêm từ thiện, mời các nghệ sĩ Việt Nam tham gia, đương nhiên là có thù lao, tiền bán vé sẽ quyên góp cho các trẻ em nghèo”.
Nghệ sĩ đôi khi phải gặp gỡ làm việc với người mê mình là chuyện không lạ. Tất nhiên, người tinh ý sẽ biết ngay là người ta thích mình, nhưng mình không thích người ta thì cũng thấy rất bình thường. Lần đầu tiên gặp Abraham, trong lòng tội chẳng có gì rung động. Nghĩ bụng, chẳng dại gì mà đưa đẩy mình vào những mối tình éo le, ngang trái nữa. Sợ lắm rồi. Sau buổi làm việc đó, chúng tôi gặp nhau trao đôi thêm một hai lần nữa về chương trình cụ thể. Xong việc, anh mời tất cả ra quán Latino để ăn trưa và nói chuyện một cách đàng hoàng. Từ đó, chúng tôi thành quen nhau.
Đêm diễn thành công, những người trong ban tổ chức muốn vận động các nghệ sĩ góp tiền thù lao cho đêm từ thiện, nhưng vì đã thỏa thuận trước với diễn viên Việt Nam là có cat-se, Abraham lẳng lặng bỏ tiền túi ra để trả cho diễn viên như lời hứa. Sau này, anh phiên dịch nói lại chuyện ấy với tôi để chứng tỏ sếp mình là người đàng hoàng, trước sau như một.
Vào thời gian đó, họa sĩ Lê Chúc, cậu ruột tôi đang vẽ và làm việc tại Hà Nội. Cậu ở với gia đình tôi. Nhiều năm dài lênh đênh trên biển chỉ là cái cớ để cậu thỏa nguyện vẽ. Cậu cần vẽ như như người ta cần cơm ăn nước uống và khí trời để thở. Tôi phục nhất ở cậu cái đức ham học, ham đọc. Đọc, nghiền ngẫm và chắt lọc kiến thức biến nó thành của mình.
Thỉnh thoảng, tôi tranh thủ thời gian nghe cậu giảng giải như nghe truyền Đạo. Đạo ở đây mang ý nghĩa rộng lớn vượt ra ngoài lĩnh vực tôn giáo. Nhờ cậu, tôi hiểu thế nào là đạo về hội họa. Sau đạo Thiên chúa, gần đây nhất, cậu hay giảng cho tôi nghe về đạo Phật.
Vì đã từng làm việc trên tàu biển nên cậu nói tiếng Anh rất giỏi. Trong một lần gặp Abraham bàn công việc, tôi nhờ cậu đi cùng để phiên dịch. Rất nhanh, họ trở thành thân thiết bởi họ ngang tuổi nhau lại cùng quan tâm đến hội họa.
Chính vì vậy, sau đó, cậu mời anh tới nhà vẽ chân dung. Đó là lý do vì sao anh có thể đến nhà tôi chơi một cách công khai. Hai người đưa nhau ra vẽ vời góc vườn hay đâu đó. Họ có thể cà kê nói chuyện với nhau hàng giờ. Trong buổi triển lãm tranh, cậu Chúc có mời anh đến dự. Tôi cũng có mặt hôm đó, đón tiếp anh với tư cách “gia chủ”. Khi đã tin tưởng nhau rồi, tôi cởi mở với anh hơn, dần dần hình thành mối quen biết thân tình như bạn bè.
Với mối tình thứ ba này, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào cắt nghĩa được sự đưa đẩy của số phận. Tôi đã dùng lý trí chống lại nó theo kiểu “hắt nước đổ đi”, thậm chí cố tình phũ phàng, sỗ sàng để người ta đừng theo đuổi mình nữa mà vẫn không thoát. Tôi chân thành nói với Abraham: “Tôi sợ bi lụy lắm rồi, sợ chết trong tình yêu lắm rồi! Tôi không muốn yêu một chút nào nữa, không muốn chuốc thêm những nỗi khổ vào mình nữa. Tôi đã cắt tóc ngắn rồi, muốn an phận cả về đường nghề lẫn đường tình”. Nhưng bất chấp mọi sự cự tuyệt của tôi, tình yêu vẫn đến…
Bỗng nhiên, năm 1997, tôi lại nhận được lời mời của Cục điện ảnh đi dự Liên hoan phim của một quĩ văn hóa Pháp tài trợ ở Phnompenh. Họ mời tôi và Thúy Hường, hai diễn viên chính của phim, vì đạo diễn bận không đi. Đợt ấy, có cả vợ chồng đạo diễn Hồ Quang Minh cũng mang phim Trang Giấy Trắng tới.
Cục Điện ảnh còn thông báo, họ đã quyết định gửi phim Lời Thề đi liên hoan phim Asean ở Indonesia. Vì thế, chưa hết thời gian ở Phnompenh, tôi đã phải bay về Sài Gòn, từ đó đi Jakarta, thủ đô của Indonesia rồi bay tiếp đến tỉnh Yoyagarta, cố đô cũ của Indonesia, nơi diễn ra liên hoan phim.
Đoàn đi gồm đạo diễn Tường Phương, hai người bên phát hành phim, một phiên dịch và tôi. Đến nơi, còn đang lả người ra vì mệt và đói, tôi vừa đặt vali xuống chuẩn bị làm thủ tục nhận phòng, đã thấy lễ tân hỏi: “Có phải bà là Lê Vân? Bà có một lá thư”. Tôi ngạc nhiên quá, ở cái nơi khỉ ho cò gáy này mình quen ai nhỉ? Nghĩ mãi không ra. Mở ra, một lá thư ngắn: chào mừng đã đến đất nước Indonesia, hỏi thăm sức khỏe sau chuyến bay, và lời nhắn: “Hãy gọi điện cho tôi theo số điện thoại này…”. Đó là một số phôn chỉ có bốn con số.
Nghĩ bụng: “Ai mà vô duyên nhỉ, gọi điện cho tôi theo số này, cứ như là ra lệnh ấy”. Bỗng tỉnh ra, đây là số nội bộ.
Như có một luồng điện giật, có lẽ là anh Hà Lan gốc Indonesia chăng? Quá dễ để anh ta biết mình nghỉ ở đâu. Không biết chừng anh ta đã thuê sẵn một phòng tại khách sạn này rồi cũng nên. Nhận phòng xong xuôi, thử gọi, vì tôi cũng rất tò mò. Bấm số xong, có người Alô trả lời luôn. Đúng là anh chàng Hà Lan! Tôi cười phá lên. Sao anh ta lại “tinh vi” thế?
Tại sao lại nghĩ ra cái màn đón đầu như thế! Chợt nhớ ra, trong một lần gặp Abram ở Hà nội trước khi đi, tôi có khoe sắp đi dự liên hoan phim ở nước anh ta tổ chức…
Và thế là, lại một khoảng trời tự do mở ra…
Ở đó, chẳng ai để ý đến ai. Có tám đoàn điện ảnh đến từ tám quốc gia khác nhau. Đoàn Việt Nam gồm bốn nam một nữ, đương nhiên là tôi phải ở riêng một phòng. Thế là lại ở nơi không ai quản lý, không ai nhìn thấy mình để mà sợ cả.
Chẳng ai để ý xem mình đang cặp kè với ai. Chương trình liên hoan khá bận rộn: Họp báo, xem phim, ra mắt đoàn, tham quan… với hàng trăm con người như thế. Năm người Việt Nam cũng chỉ gặp nhau vào lúc ăn sáng dưới nhà hàng của khách sạn, sau đó tản ra mỗi người một việc. Người đi chợ phim, người đi hội thảo. Ai muốn xem phim nào thì lên đúng cái xe đó, ban tổ chức sẽ chở đến rạp. Nói chung là sinh hoạt tự do.
Tôi vớ được ông anh người gốc Indonesia thì mừng quá Vui như hội. Tối hôm đó đói kinh khủng. Tôi đề nghị: “Anh có đưa tôi đi ăn được không vì tôi đói sắp lả ra rồi”. Anh ấy bảo: “Yên tâm, tôi sẽ đưa cô đi ăn những thứ đặc sản của lndonesia”. Anh đưa tôi đến một nhà hàng ở trung tâm.
Lúc ấy cũng chẳng để ý đến giờ giấc nhưng chắc cũng khá khuya, nhà hàng vắng teo. Bram gọi ra rất nhiều món và bảo: “Tôi ăn rồi, những món này chỉ em ăn thôi, Gọi ra năm, bảy món mà nhìn món nào tôi cũng thấy thích nhưng không thể nào ăn hết. Khi về, chúng tôi không về bằng tắc xi. Anh gợi ý đi bằng loại xe đặc biệt của Indonesia thích hơn. Đó là loại xe giống kiểu xe lôi của Việt Nam, một thứ xích lô ngược. Ông xích lô nghèo thì mới lọ mọ phục vụ khách ban đêm như thế.
Chúng tôi đi chơi cố đô bằng cái xe đó trong không gian tĩnh lặng lãng mạn của đêm phố cổ. Nghĩ mình thật là may mắn, đang đói thì có người cho đi ăn, ăn xong còn được đi chơi phố lạ bỗng nhiên thành như đã quen. Tôi rất vui, bảo anh: “Nếu không gặp anh ở đây khéo em chết đói, làm sao mà dám đi chơi Indonesia như thế này”.
Từ hôm đó, anh cứ “nằm vùng” ở đấy suốt bốn, năm ngày. Ngoài chương trình của LHP ra, có thời gian, tôi lại được anh đưa đi chơi. Chúng tôi ăn trưa, ăn tối, và thậm chí cả ăn sáng cùng nhau. Chẳng ai để ý đến chúng tôi vì đông quá. Có lẽ, người ta tưởng anh cũng là người của LHP. Ăn sáng xong, tôi đi theo chương trình của mình. Chỉ gặp anh vào buổi trưa và buổi tối. Tự nhiên có một người đưa đi khắp nơi, biết bao nhiêu thứ lạ, tôi kể lại với mấy người cùng đoàn, mọi người ngạc nhiên lắm. Người phiên dịch bảo: “Lần đầu tiên tôi được nhàn, chứ không thì đến khổ với mấy bà diễn viên Bắt đưa đi chơi, nào mua bán mặc cả, nào ăn uống đủ kiểu. Lần này mới được một bà nhanh nhẹn thế. Bà ấy chẳng cần gì, thậm chí lại còn đi trước cả mình”.
Mọi người đâu biết tôi có “tay trong” đưa đường chỉ lối Bốn năm hôm liền quấn quít bên nhau rất thân thiết. Có những lúc nằm sát cạnh nhau cực kỳ lãng mạn nhưng giữa chúng tôi vẫn có một khoảng cách tỉnh táo, không có chuyện tình cảm xa hơn.
Anh rủ tôi đi tham quan chùa Boroburdu, một di tích kiến trúc nổi tiếng của Indonesia. Ngôi chùa được xây trên một đỉnh núi, vào thế kỷ thứ tám, thời kỳ Phật giáo phát triển thịnh vượng nhất ở đây. Một trong những cái thú của khách du lịch nước ngoài là được đón mặt trời lên tại ngôi chùa. Phải có mặt lúc năm giờ sáng để thưởng thức không khí yên tĩnh buổi sáng, đúng vào khoảnh khắc mặt trời mọc.
Trước buổi đi tham quan, vì ăn tối xong cũng đã khá muộn, sáng hôm sau lại đi sớm, tôi quyết định ngủ lại phòng của anh ấy, thử lý trí mình xem sao. Ngủ cùng giường, nhưng tôi rất tỉnh táo nghĩ rằng, nếu mình không muốn thì người đàn ông không thể có cách nào mà tiến tới được. Tôi thực sự muốn thử bản lĩnh của mình xem liệu tôi có bị cám dỗ không. Có lẽ là tôi lãng mạn quá! May là không có chuyện gì xảy ra.
Chỉ có điều là anh không thể ngủ được, cứ trằn trọc quay bên nọ quay bên kia. Tôi cũng thế nhưng giả vờ ngủ thôi. Cứ như là đang thử thách nhau vậy. Bỗng nhiên, anh bật dậy, mặc quần áo ngoài. Tôi nghe tiếng cửa đóng uỳnh một cái. Biết ngay là anh bị ức chế. Biết anh đi ra quầy bar nhưng tôi cứ mặc kệ. Rồi thiếp đi. Anh về từ lúc nào tôi cũng chẳng biết. (Sau này, anh cứ cười cợt nửa đùa nửa thật bảo rằng: “Em ơi, em ngây thơ lắm tất cả bọn đàn ông đều… chó cả”).
Bốn giờ sáng dậy đi chơi núi. Trên xe, do đêm trước ngủ ít quá, tôi bị say xe và buồn ngủ kinh khủng. Đến lúc này, chả cần ý tứ gì cả cứ gối đầu bừa lên đùi anh ấy mà ngủ như chết. Suốt quãng đường bốn năm chục cây số, tôi cứ ngủ ngon lành. Ở trên xe thì còn lo gì nữa. Cả hai chúng tôi đều rất hạnh phúc. Sao lại có một thứ tình cảm trong sáng đến thế, lãng mạn và đẹp đẽ đến thế? Anh bảo, anh còn nhớ mãi cảm giác tôi gối đầu lên đùi anh tin cậy ngủ như một cô bé. Lúc ấy, trong đầu anh không hề gợn lên một chút vẩn đục nào.
Đến nơi, sương chưa tan, không gian mờ ảo, trong veo. Cảm giác trong lành và cực kỳ tĩnh tâm. Rồi mặt trời lên. Có tiếng gà gáy sáng đâu đây. Lác đác những người khách du lịch châu âu đi thăm quan, hít thở tinh khí buổi sáng. Không gian vừa tĩnh lặng vừa tràn đầy sức sống. Được xếp đặt bởi những phiến đá gắn kết với nhau giống như cách người cổ đại Ai cập làm Kim tự tháp, ngôi chùa là một kỳ quan từ bàn tay con người tạo nên chẳng cần một chất xi măng hay chất keo nào. Ngôi chùa cổ trông như một quả núi thấp, bao gồm rất nhiều những ngôi chùa nhở trong đó có tượng phật ngồi, có những bức mất cả đầu. Thật đáng sợ.
Không ai giải thích được lý do tại sao người ta lại lấy được đầu tượng Phật ra khỏi đó. Đặc biệt hàng nghìn bức tranh được khắc trên đá kể lại sự tích đạo Phật và đời sống con người thời đó. Cũng không ai giải thích được lý do nhờ đâu những nghệ sĩ cách đây hàng mười mấy thế kỷ lại tạo ra được những bức tranh khắc trên đá hoàn hảo tuyệt vời đến vậy. Phải có một niềm tin mạnh mẽ hướng về tôn giáo, về Thượng đế tuyệt đối thế nào, người Inđô mới có thể tạo ra một kỳ quan vĩ đại nhường ấy.
Hôm đó là thứ năm, ngày anh phải về lại Jakarta bàn giao công việc, thứ bảy anh bay đi Singapore rồi mới về Hà Lan. Còn tôi, thứ bảy kết thúc liên hoan phim, bay về Jakarta, rồi về Việt Nam.
Sau khi đi tham quan về, chúng tôi ăn với nhau bữa, cơm trưa chia tay trong một nhà hàng lịch sự. Vừa đưa miếng thức ăn lên miệng, bỗng nhiên tôi thấy nghẹn ngào. Lại bị cảm xúc chia ly chi phối. Mấy ngày trời quấn quít bên nhau như thế, bao nhiêu là tình cảm êm đềm, vui tươi, lãng mạn. Mà chia tay như thế này nghĩa là chia tay luôn. Anh trở về Hà Lan, tôi ở lại lầm lũi một mình. Một nỗi xúc cảm dâng lên, nghẹn lại một cục ở cổ, không sao nuốt nổi. Cứ cắm mặt xuống khóc. Không dám để người ta biết mình khóc. Còn bao nhiêu người xung quanh nữa chứ. Lại lo, nếu anh biết mình khóc, nghĩa là mình đã mở rộng trái tim như một lời thú nhận Tôi không dám ngẩng mặt lên. Đến khi anh ấy hỏi một câu gì đấy, không thấy trả lời, anh mới biết là tôi đang khóc.
Anh ra sức an ủi, thế nào chúng tôi cũng gặp lại nhau. Rồi tôi tưởng tượng, ngày mai, không có ai chờ mình ăn sáng, trưa mình sẽ ăn cơm với ai, tối ai đưa mình đi chơi. Thế là mình lại côi cút giữa xứ lạ này. Thế là không sao kìm được cơn nức nở. Anh phải ngừng bữa ăn đưa tôi về khách sạn rồi ra sân bay luôn.
Cho đến lúc đó, tuy giữa chúng tôi chưa có gì vượt quá tình bạn, tình anh em, nhưng mấy ngày chia sẻ cùng nhau biết bao điều khiến tôi thấy anh trở nên gần gụi lạ lùng. Sẽ không bao giờ có lại cái thời gian đẹp đẽ, lãng mạn như thế nữa ư? Anh đi khỏi, tôi nằm vật ra. Khóc. Như rơi vào một khoảng trống. Năm phút sau, có tiếng gõ cửa. Tôi mừng rỡ bật dậy, cầu mong đấy là anh.
Không phải anh. Người hầu phòng khách sạn bước vào. Anh nhờ họ chuyển lên cho tôi một bao thuốc lá. Thời gian đó, thỉnh thoảng tôi có hút thuốc. Thế là anh bay đi thật rồi!
Chiều hôm đó, tôi chỉ nằm buồn rũ rượi. Chẳng muốn ra ngoài ăn uống vì không cất nhắc nổi chân tay. Đến tối, đấu tranh tư tưởng, hình như mình vừa bỏ lỡ một điều gì đó. Nếu mình không quyết định lúc này thì không bao giờ có thể lấy lại được Tại sao mình lại được số phận đưa đẩy đến một khoảng thời gian lãng mạn như thế mà mình lại để mất, đánh mất cái điều đẹp đẽ đến như thế. Một ý nghĩ tỉnh táo vụt đến, tôi vồ lấy mẩu giấy có ghi số điện thoại của anh ở Jakarta.
Giờ này chắc là anh về đến nơi rồi. Lập tức giở hướng dẫn gọi điện thoại ra ngoài của khách sạn ra, bấm hú họa. Nào, thử xem số phận nó đẩy mình đến đâu? Thế mà rồi chuông reo. Gọi đúng rồi! Sau vài hồi chuông lảnh lót, nghĩ nhiều phần anh chưa về đến nơi. Thế mà rồi có người nhấc máy. Giọng anh vang lên: “Anh vừa về đến nơi thì nghe tiếng chuông”. Tôi sướng quá, lại nghe thấy giọng nói của anh. Tôi gấp gáp: “Anh hãy quay lại ngay với em, em không thể chịu đựng được nữa. Chưa bao giờ em cảm thấy cô đơn như lúc này. Bây giờ em vẫn đang nằm bẹp ở khách sạn, chưa ăn gì, không có ai đưa em đi ăn. Anh hãy tìm mọi cách bay ngay đến đây được không? Có thể anh vẫn kịp chuyến bay tối. Anh hãy quay lại ngay không có em chết mất”. Đến lúc này, tôi không thể che dấu được tình cảm của mình nữa rồi. Chả cần phải nói, em đã yêu anh mất rồi, thì anh cũng đã hiểu.
Anh hứa. Bằng mọi giá, anh sẽ bay đến ở đó với tôi một ngày. Tiếc là tối hôm đó, chuyến bay đã đầy chỗ, anh sẽ bay chuyến sớm nhất của ngày hôm sau. Thế là mừng quá, không ngủ nổi. Vừa run vừa hồi hộp. Sống trong cảm giác bị trúng mũi tên của thần tình yêu, tôi thức trắng luôn để chờ.
Tôi không ăn tối, bữa sáng hôm sau cũng nhịn luôn. Tám giờ sáng, anh xuất hiện. Chúng tôi lao vào nhau, không còn ngượng ngùng dè dặt, không còn giữ gìn ý tứ, và cả không còn khoảng cách nào ngăn cách hai chúng tôi nữa.
Ngẫm lại hoàn cảnh thử thách tình cảm và bản lĩnh của mình, tôi nhận ra, những tình cảm chúng tôi có với nhau khi đó đích thực là tình yêu. Chúng tôi không bị hút vào nhau bằng vật chất hay thân xác, nhục dục. Tôi đã thử thách bản thân đến vậy và chiến thắng được mình trong những giây phút yếu mềm nhất. Trong đầu tôi không nghĩ đến chuyện ấy. Chỉ muốn sao cho cả hai đều có những giây phút êm đềm không thể quên nên cũng không dám đi quá hơn vì lo nó không còn đẹp nữa. Đến thời khắc phải chia tay anh, trái tim tôi mới bất ngờ lên tiếng. Tôi cứ như bị chết hẳn, người cứ sóng xoài ra, tha hồ mà khóc. Cô đơn trống rỗng, như bỗng nhiên bị vứt lại giữa dòng đời không biết bấu víu vào đâu.
Rồi tự mình cường điệu lên. Ngày mai ai sẽ lo lắng cho mình. Cảm thấy như mình vừa bị tuột khỏi tay một điều gì đó tuyệt đẹp Chúng tôi lấy ngày tôi gọi anh lại làm ngày khai sinh cho mối tình của chúng tôi. Ngày 9 tháng 4. Chúng tôi chụp chung một bức ảnh trước cửa khách sạn Yoyagarta, thầm hứa sẽ quay lại nơi này cùng con cái để cho chúng biết nơi tình yêu của bố mẹ bắt đầu. Cuốn sách về kỳ liên hoan phim đó được cất giữ cẩn thận như một báu vật trong kho tàng tình yêu của chúng tôi.
Lần chia tay thứ hai, tôi không còn sợ hãi nữa, biết chắc là đã có nhau, biết chắc là sẽ gặp lại. Anh hứa sẽ đến Việt Nam ngay khi có thể. Theo chương trình, chủ nhật tôi bay lên Jakarta, chờ một tiếng ở sân bay rồi bay về Sài Gòn. Anh hẹn gặp tôi ở sân bay vì sáng hôm đó, anh cũng bay đi Singapore.
Nơi ấy có một bờ vai rộng…
Tôi gặp Abraham, bố của hai con trai tôi, trong một lần diễn không có sân khấu. Khách mời là những người đến tham dự triển lãm của Hà Lan về những kiểu nhà tránh lũ. Người ta uống cocktail ngoài trời, chuyện trò và xem một chương trình nghệ thuật dân tộc.
Tôi vốn ghét những buổi biểu diễn như thế. Diễn giữa ban ngày ban mặt. Ngay trên sân xi măng của Viện bảo tàng quân đội. Mọi thứ cứ trắng phếch ra, cứ như là không mặc quần áo. Cứ “người trần mắt thịt” nhìn thẳng vào mặt diễn viên. Chẳng có tí tẹo nào khoảng cách giữa diễn viên và khán giả. Chẳng có chút lung linh ánh đèn sân khấu cần thiết để lấy cảm hứng cho cả người diễn lẫn người xem. Vì mình phải tô son trát phấn, diễn rất gần đám khán giả vây tròn xung quanh. Trong tình trạng ấy, tôi múa mà cảm thấy mặt mũi sống sượng, ngượng chín người. Chẳng dám nhìn ai, cứ phải ngó bâng quơ, diễn cho xong chuyện. Đã thế, tiết mục nào cũng phải có mặt, từ diễn tập thể đến diễn đôi diễn đơn, tôi đều là tâm điểm của sự chú ý.
Diễn xong như thoát nợ, tôi mau chóng dắt xe máy ra về Vừa đến cổng, một cậu thanh niên đuổi theo: “Chị Vân ơi, ông sếp của em là người Hà Lan, vừa xem chị biểu diễn xong, rất muốn làm quen với chị. Đấy là em chỉ truyền đạt lại nguyện vọng của ông ấy”. Lúc đó đang mệt, tôi chỉ muốn thoát ra khỏi đám khán giả ấy, bèn gạt phắt đi: “Này, em về nói lại với ông sếp của em là chị chẳng muốn làm quen gì với người nước ngoài đâu nhé. Tính chị không thích như thế đâu”. Rồi dắt xe đi thẳng. Làm gì có chuyện dễ như thế nhỉ.
Chẳng quen biết gì ông lại bỗng dưng mời tôi? Tôi thấy bực bội. Thường thì những người hâm mộ hay bày tỏ tình cảm bằng những lá thư. Nếu có mời trực tiếp thì phải mời cả nhóm cùng đi ăn uống trò chuyện. Tôi không phải là loại người dễ dãi để họ dám can đảm mời một mình.
Bị từ chối thẳng thừng mà họ vẫn không tha. Biết tôi là người đang được chú ý trong giới nghệ sĩ ở Việt Nam, họ phôn đến nhà nói chuyện một cách rất dè dặt và có văn hóa, vì họ sợ một sự phản ứng không hay: “Tôi tên là Đàn, đang làm việc cho một tổ chức lương thực thế giới, hôm vừa rồi, sếp của tôi có xem chị biểu diễn và rất hâm mộ. Ông ấy muốn dược mời chị đi uống nước làm quen.” Rồi anh ta còn cố nói thêm: “Tất cả chỉ xuất phát từ lòng mến mộ thôi, sếp tôi là người rất đàng hoàng, một người tốt”. Tôi gạt phắt đi. “Anh ạ, anh về nói với sếp của anh: một là cô ấy có gia đình rồi. Hai là cô ấy không phải loại người dễ làm quen. Ba là nếu ông ta là loại người nước ngoài thích làm quen với loại đàn bà dễ dàng thế thì tốt nhất anh bảo với sếp anh ra ngoài đường đầy các em trẻ đẹp, tìm đâu cũng được.” Bốp chát như thế xong là cúp máy luôn. Ấy vậy mà anh Đàn, nay đã trở thành một người bạn của gia đình, vẫn kiên trì gọi thêm vài lần nữa. Lần nào cũng bị từ chối thẳng thừng: “Đừng làm phiền tôi nữa. Tôi không thích kiểu làm quen như thế, tôi không có cái tính ấy. Tôi không thích quan hệ với người nước ngoài”.
Vào giai đoạn ấy, tôi vẫn đang sống với chồng mình. Không bao giờ có chuyện một phụ nữ đã gần bốn mươi, đang có gia đình, lại đi nhận lời uống nước ngoài quán với một người đàn ông lạ, lại là người nước ngoài. Trong ý thức của tôi là không bao giờ có chuyện ấy. Bẵng đi một thời gian, tôi lại nhận được điện thoại từ người phiên dịch, nhưng lần này là mời tham gia biểu diễn trong đêm văn nghệ từ thiện.
Người đứng ra tổ chức chính là “Ông sếp Hà Lan” ấy. Mời đi chơi uống nước thì khó, nhưng mời làm việc, lại là việc thiện, tôi sẵn sàng nhận lời.
Abraham mời một nhóm nghệ sĩ Hà Lan sang cùng biểu diễn với một số nghệ sĩ Việt Nam. Khách mời là các sứ quán, ngoại giao đoàn và một số tổ chức xã hội khác. Mời chúng tôi đến văn phòng trao đổi công việc, Abraham nói: “Chúng tôi muốn tổ chức một đêm từ thiện, mời các nghệ sĩ Việt Nam tham gia, đương nhiên là có thù lao, tiền bán vé sẽ quyên góp cho các trẻ em nghèo”.
Nghệ sĩ đôi khi phải gặp gỡ làm việc với người mê mình là chuyện không lạ. Tất nhiên, người tinh ý sẽ biết ngay là người ta thích mình, nhưng mình không thích người ta thì cũng thấy rất bình thường. Lần đầu tiên gặp Abraham, trong lòng tội chẳng có gì rung động. Nghĩ bụng, chẳng dại gì mà đưa đẩy mình vào những mối tình éo le, ngang trái nữa. Sợ lắm rồi. Sau buổi làm việc đó, chúng tôi gặp nhau trao đôi thêm một hai lần nữa về chương trình cụ thể. Xong việc, anh mời tất cả ra quán Latino để ăn trưa và nói chuyện một cách đàng hoàng. Từ đó, chúng tôi thành quen nhau.
Đêm diễn thành công, những người trong ban tổ chức muốn vận động các nghệ sĩ góp tiền thù lao cho đêm từ thiện, nhưng vì đã thỏa thuận trước với diễn viên Việt Nam là có cat-se, Abraham lẳng lặng bỏ tiền túi ra để trả cho diễn viên như lời hứa. Sau này, anh phiên dịch nói lại chuyện ấy với tôi để chứng tỏ sếp mình là người đàng hoàng, trước sau như một.
Vào thời gian đó, họa sĩ Lê Chúc, cậu ruột tôi đang vẽ và làm việc tại Hà Nội. Cậu ở với gia đình tôi. Nhiều năm dài lênh đênh trên biển chỉ là cái cớ để cậu thỏa nguyện vẽ. Cậu cần vẽ như như người ta cần cơm ăn nước uống và khí trời để thở. Tôi phục nhất ở cậu cái đức ham học, ham đọc. Đọc, nghiền ngẫm và chắt lọc kiến thức biến nó thành của mình.
Thỉnh thoảng, tôi tranh thủ thời gian nghe cậu giảng giải như nghe truyền Đạo. Đạo ở đây mang ý nghĩa rộng lớn vượt ra ngoài lĩnh vực tôn giáo. Nhờ cậu, tôi hiểu thế nào là đạo về hội họa. Sau đạo Thiên chúa, gần đây nhất, cậu hay giảng cho tôi nghe về đạo Phật.
Vì đã từng làm việc trên tàu biển nên cậu nói tiếng Anh rất giỏi. Trong một lần gặp Abraham bàn công việc, tôi nhờ cậu đi cùng để phiên dịch. Rất nhanh, họ trở thành thân thiết bởi họ ngang tuổi nhau lại cùng quan tâm đến hội họa.
Chính vì vậy, sau đó, cậu mời anh tới nhà vẽ chân dung. Đó là lý do vì sao anh có thể đến nhà tôi chơi một cách công khai. Hai người đưa nhau ra vẽ vời góc vườn hay đâu đó. Họ có thể cà kê nói chuyện với nhau hàng giờ. Trong buổi triển lãm tranh, cậu Chúc có mời anh đến dự. Tôi cũng có mặt hôm đó, đón tiếp anh với tư cách “gia chủ”. Khi đã tin tưởng nhau rồi, tôi cởi mở với anh hơn, dần dần hình thành mối quen biết thân tình như bạn bè.
Với mối tình thứ ba này, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào cắt nghĩa được sự đưa đẩy của số phận. Tôi đã dùng lý trí chống lại nó theo kiểu “hắt nước đổ đi”, thậm chí cố tình phũ phàng, sỗ sàng để người ta đừng theo đuổi mình nữa mà vẫn không thoát. Tôi chân thành nói với Abraham: “Tôi sợ bi lụy lắm rồi, sợ chết trong tình yêu lắm rồi! Tôi không muốn yêu một chút nào nữa, không muốn chuốc thêm những nỗi khổ vào mình nữa. Tôi đã cắt tóc ngắn rồi, muốn an phận cả về đường nghề lẫn đường tình”. Nhưng bất chấp mọi sự cự tuyệt của tôi, tình yêu vẫn đến…
Bỗng nhiên, năm 1997, tôi lại nhận được lời mời của Cục điện ảnh đi dự Liên hoan phim của một quĩ văn hóa Pháp tài trợ ở Phnompenh. Họ mời tôi và Thúy Hường, hai diễn viên chính của phim, vì đạo diễn bận không đi. Đợt ấy, có cả vợ chồng đạo diễn Hồ Quang Minh cũng mang phim Trang Giấy Trắng tới.
Cục Điện ảnh còn thông báo, họ đã quyết định gửi phim Lời Thề đi liên hoan phim Asean ở Indonesia. Vì thế, chưa hết thời gian ở Phnompenh, tôi đã phải bay về Sài Gòn, từ đó đi Jakarta, thủ đô của Indonesia rồi bay tiếp đến tỉnh Yoyagarta, cố đô cũ của Indonesia, nơi diễn ra liên hoan phim.
Đoàn đi gồm đạo diễn Tường Phương, hai người bên phát hành phim, một phiên dịch và tôi. Đến nơi, còn đang lả người ra vì mệt và đói, tôi vừa đặt vali xuống chuẩn bị làm thủ tục nhận phòng, đã thấy lễ tân hỏi: “Có phải bà là Lê Vân? Bà có một lá thư”. Tôi ngạc nhiên quá, ở cái nơi khỉ ho cò gáy này mình quen ai nhỉ? Nghĩ mãi không ra. Mở ra, một lá thư ngắn: chào mừng đã đến đất nước Indonesia, hỏi thăm sức khỏe sau chuyến bay, và lời nhắn: “Hãy gọi điện cho tôi theo số điện thoại này…”. Đó là một số phôn chỉ có bốn con số.
Nghĩ bụng: “Ai mà vô duyên nhỉ, gọi điện cho tôi theo số này, cứ như là ra lệnh ấy”. Bỗng tỉnh ra, đây là số nội bộ.
Như có một luồng điện giật, có lẽ là anh Hà Lan gốc Indonesia chăng? Quá dễ để anh ta biết mình nghỉ ở đâu. Không biết chừng anh ta đã thuê sẵn một phòng tại khách sạn này rồi cũng nên. Nhận phòng xong xuôi, thử gọi, vì tôi cũng rất tò mò. Bấm số xong, có người Alô trả lời luôn. Đúng là anh chàng Hà Lan! Tôi cười phá lên. Sao anh ta lại “tinh vi” thế?
Tại sao lại nghĩ ra cái màn đón đầu như thế! Chợt nhớ ra, trong một lần gặp Abram ở Hà nội trước khi đi, tôi có khoe sắp đi dự liên hoan phim ở nước anh ta tổ chức…
Và thế là, lại một khoảng trời tự do mở ra…
Ở đó, chẳng ai để ý đến ai. Có tám đoàn điện ảnh đến từ tám quốc gia khác nhau. Đoàn Việt Nam gồm bốn nam một nữ, đương nhiên là tôi phải ở riêng một phòng. Thế là lại ở nơi không ai quản lý, không ai nhìn thấy mình để mà sợ cả.
Chẳng ai để ý xem mình đang cặp kè với ai. Chương trình liên hoan khá bận rộn: Họp báo, xem phim, ra mắt đoàn, tham quan… với hàng trăm con người như thế. Năm người Việt Nam cũng chỉ gặp nhau vào lúc ăn sáng dưới nhà hàng của khách sạn, sau đó tản ra mỗi người một việc. Người đi chợ phim, người đi hội thảo. Ai muốn xem phim nào thì lên đúng cái xe đó, ban tổ chức sẽ chở đến rạp. Nói chung là sinh hoạt tự do.
Tôi vớ được ông anh người gốc Indonesia thì mừng quá Vui như hội. Tối hôm đó đói kinh khủng. Tôi đề nghị: “Anh có đưa tôi đi ăn được không vì tôi đói sắp lả ra rồi”. Anh ấy bảo: “Yên tâm, tôi sẽ đưa cô đi ăn những thứ đặc sản của lndonesia”. Anh đưa tôi đến một nhà hàng ở trung tâm.
Lúc ấy cũng chẳng để ý đến giờ giấc nhưng chắc cũng khá khuya, nhà hàng vắng teo. Bram gọi ra rất nhiều món và bảo: “Tôi ăn rồi, những món này chỉ em ăn thôi, Gọi ra năm, bảy món mà nhìn món nào tôi cũng thấy thích nhưng không thể nào ăn hết. Khi về, chúng tôi không về bằng tắc xi. Anh gợi ý đi bằng loại xe đặc biệt của Indonesia thích hơn. Đó là loại xe giống kiểu xe lôi của Việt Nam, một thứ xích lô ngược. Ông xích lô nghèo thì mới lọ mọ phục vụ khách ban đêm như thế.
Chúng tôi đi chơi cố đô bằng cái xe đó trong không gian tĩnh lặng lãng mạn của đêm phố cổ. Nghĩ mình thật là may mắn, đang đói thì có người cho đi ăn, ăn xong còn được đi chơi phố lạ bỗng nhiên thành như đã quen. Tôi rất vui, bảo anh: “Nếu không gặp anh ở đây khéo em chết đói, làm sao mà dám đi chơi Indonesia như thế này”.
Từ hôm đó, anh cứ “nằm vùng” ở đấy suốt bốn, năm ngày. Ngoài chương trình của LHP ra, có thời gian, tôi lại được anh đưa đi chơi. Chúng tôi ăn trưa, ăn tối, và thậm chí cả ăn sáng cùng nhau. Chẳng ai để ý đến chúng tôi vì đông quá. Có lẽ, người ta tưởng anh cũng là người của LHP. Ăn sáng xong, tôi đi theo chương trình của mình. Chỉ gặp anh vào buổi trưa và buổi tối. Tự nhiên có một người đưa đi khắp nơi, biết bao nhiêu thứ lạ, tôi kể lại với mấy người cùng đoàn, mọi người ngạc nhiên lắm. Người phiên dịch bảo: “Lần đầu tiên tôi được nhàn, chứ không thì đến khổ với mấy bà diễn viên Bắt đưa đi chơi, nào mua bán mặc cả, nào ăn uống đủ kiểu. Lần này mới được một bà nhanh nhẹn thế. Bà ấy chẳng cần gì, thậm chí lại còn đi trước cả mình”.
Mọi người đâu biết tôi có “tay trong” đưa đường chỉ lối Bốn năm hôm liền quấn quít bên nhau rất thân thiết. Có những lúc nằm sát cạnh nhau cực kỳ lãng mạn nhưng giữa chúng tôi vẫn có một khoảng cách tỉnh táo, không có chuyện tình cảm xa hơn.
Anh rủ tôi đi tham quan chùa Boroburdu, một di tích kiến trúc nổi tiếng của Indonesia. Ngôi chùa được xây trên một đỉnh núi, vào thế kỷ thứ tám, thời kỳ Phật giáo phát triển thịnh vượng nhất ở đây. Một trong những cái thú của khách du lịch nước ngoài là được đón mặt trời lên tại ngôi chùa. Phải có mặt lúc năm giờ sáng để thưởng thức không khí yên tĩnh buổi sáng, đúng vào khoảnh khắc mặt trời mọc.
Trước buổi đi tham quan, vì ăn tối xong cũng đã khá muộn, sáng hôm sau lại đi sớm, tôi quyết định ngủ lại phòng của anh ấy, thử lý trí mình xem sao. Ngủ cùng giường, nhưng tôi rất tỉnh táo nghĩ rằng, nếu mình không muốn thì người đàn ông không thể có cách nào mà tiến tới được. Tôi thực sự muốn thử bản lĩnh của mình xem liệu tôi có bị cám dỗ không. Có lẽ là tôi lãng mạn quá! May là không có chuyện gì xảy ra.
Chỉ có điều là anh không thể ngủ được, cứ trằn trọc quay bên nọ quay bên kia. Tôi cũng thế nhưng giả vờ ngủ thôi. Cứ như là đang thử thách nhau vậy. Bỗng nhiên, anh bật dậy, mặc quần áo ngoài. Tôi nghe tiếng cửa đóng uỳnh một cái. Biết ngay là anh bị ức chế. Biết anh đi ra quầy bar nhưng tôi cứ mặc kệ. Rồi thiếp đi. Anh về từ lúc nào tôi cũng chẳng biết. (Sau này, anh cứ cười cợt nửa đùa nửa thật bảo rằng: “Em ơi, em ngây thơ lắm tất cả bọn đàn ông đều… chó cả”).
Bốn giờ sáng dậy đi chơi núi. Trên xe, do đêm trước ngủ ít quá, tôi bị say xe và buồn ngủ kinh khủng. Đến lúc này, chả cần ý tứ gì cả cứ gối đầu bừa lên đùi anh ấy mà ngủ như chết. Suốt quãng đường bốn năm chục cây số, tôi cứ ngủ ngon lành. Ở trên xe thì còn lo gì nữa. Cả hai chúng tôi đều rất hạnh phúc. Sao lại có một thứ tình cảm trong sáng đến thế, lãng mạn và đẹp đẽ đến thế? Anh bảo, anh còn nhớ mãi cảm giác tôi gối đầu lên đùi anh tin cậy ngủ như một cô bé. Lúc ấy, trong đầu anh không hề gợn lên một chút vẩn đục nào.
Đến nơi, sương chưa tan, không gian mờ ảo, trong veo. Cảm giác trong lành và cực kỳ tĩnh tâm. Rồi mặt trời lên. Có tiếng gà gáy sáng đâu đây. Lác đác những người khách du lịch châu âu đi thăm quan, hít thở tinh khí buổi sáng. Không gian vừa tĩnh lặng vừa tràn đầy sức sống. Được xếp đặt bởi những phiến đá gắn kết với nhau giống như cách người cổ đại Ai cập làm Kim tự tháp, ngôi chùa là một kỳ quan từ bàn tay con người tạo nên chẳng cần một chất xi măng hay chất keo nào. Ngôi chùa cổ trông như một quả núi thấp, bao gồm rất nhiều những ngôi chùa nhở trong đó có tượng phật ngồi, có những bức mất cả đầu. Thật đáng sợ.
Không ai giải thích được lý do tại sao người ta lại lấy được đầu tượng Phật ra khỏi đó. Đặc biệt hàng nghìn bức tranh được khắc trên đá kể lại sự tích đạo Phật và đời sống con người thời đó. Cũng không ai giải thích được lý do nhờ đâu những nghệ sĩ cách đây hàng mười mấy thế kỷ lại tạo ra được những bức tranh khắc trên đá hoàn hảo tuyệt vời đến vậy. Phải có một niềm tin mạnh mẽ hướng về tôn giáo, về Thượng đế tuyệt đối thế nào, người Inđô mới có thể tạo ra một kỳ quan vĩ đại nhường ấy.
Hôm đó là thứ năm, ngày anh phải về lại Jakarta bàn giao công việc, thứ bảy anh bay đi Singapore rồi mới về Hà Lan. Còn tôi, thứ bảy kết thúc liên hoan phim, bay về Jakarta, rồi về Việt Nam.
Sau khi đi tham quan về, chúng tôi ăn với nhau bữa, cơm trưa chia tay trong một nhà hàng lịch sự. Vừa đưa miếng thức ăn lên miệng, bỗng nhiên tôi thấy nghẹn ngào. Lại bị cảm xúc chia ly chi phối. Mấy ngày trời quấn quít bên nhau như thế, bao nhiêu là tình cảm êm đềm, vui tươi, lãng mạn. Mà chia tay như thế này nghĩa là chia tay luôn. Anh trở về Hà Lan, tôi ở lại lầm lũi một mình. Một nỗi xúc cảm dâng lên, nghẹn lại một cục ở cổ, không sao nuốt nổi. Cứ cắm mặt xuống khóc. Không dám để người ta biết mình khóc. Còn bao nhiêu người xung quanh nữa chứ. Lại lo, nếu anh biết mình khóc, nghĩa là mình đã mở rộng trái tim như một lời thú nhận Tôi không dám ngẩng mặt lên. Đến khi anh ấy hỏi một câu gì đấy, không thấy trả lời, anh mới biết là tôi đang khóc.
Anh ra sức an ủi, thế nào chúng tôi cũng gặp lại nhau. Rồi tôi tưởng tượng, ngày mai, không có ai chờ mình ăn sáng, trưa mình sẽ ăn cơm với ai, tối ai đưa mình đi chơi. Thế là mình lại côi cút giữa xứ lạ này. Thế là không sao kìm được cơn nức nở. Anh phải ngừng bữa ăn đưa tôi về khách sạn rồi ra sân bay luôn.
Cho đến lúc đó, tuy giữa chúng tôi chưa có gì vượt quá tình bạn, tình anh em, nhưng mấy ngày chia sẻ cùng nhau biết bao điều khiến tôi thấy anh trở nên gần gụi lạ lùng. Sẽ không bao giờ có lại cái thời gian đẹp đẽ, lãng mạn như thế nữa ư? Anh đi khỏi, tôi nằm vật ra. Khóc. Như rơi vào một khoảng trống. Năm phút sau, có tiếng gõ cửa. Tôi mừng rỡ bật dậy, cầu mong đấy là anh.
Không phải anh. Người hầu phòng khách sạn bước vào. Anh nhờ họ chuyển lên cho tôi một bao thuốc lá. Thời gian đó, thỉnh thoảng tôi có hút thuốc. Thế là anh bay đi thật rồi!
Chiều hôm đó, tôi chỉ nằm buồn rũ rượi. Chẳng muốn ra ngoài ăn uống vì không cất nhắc nổi chân tay. Đến tối, đấu tranh tư tưởng, hình như mình vừa bỏ lỡ một điều gì đó. Nếu mình không quyết định lúc này thì không bao giờ có thể lấy lại được Tại sao mình lại được số phận đưa đẩy đến một khoảng thời gian lãng mạn như thế mà mình lại để mất, đánh mất cái điều đẹp đẽ đến như thế. Một ý nghĩ tỉnh táo vụt đến, tôi vồ lấy mẩu giấy có ghi số điện thoại của anh ở Jakarta.
Giờ này chắc là anh về đến nơi rồi. Lập tức giở hướng dẫn gọi điện thoại ra ngoài của khách sạn ra, bấm hú họa. Nào, thử xem số phận nó đẩy mình đến đâu? Thế mà rồi chuông reo. Gọi đúng rồi! Sau vài hồi chuông lảnh lót, nghĩ nhiều phần anh chưa về đến nơi. Thế mà rồi có người nhấc máy. Giọng anh vang lên: “Anh vừa về đến nơi thì nghe tiếng chuông”. Tôi sướng quá, lại nghe thấy giọng nói của anh. Tôi gấp gáp: “Anh hãy quay lại ngay với em, em không thể chịu đựng được nữa. Chưa bao giờ em cảm thấy cô đơn như lúc này. Bây giờ em vẫn đang nằm bẹp ở khách sạn, chưa ăn gì, không có ai đưa em đi ăn. Anh hãy tìm mọi cách bay ngay đến đây được không? Có thể anh vẫn kịp chuyến bay tối. Anh hãy quay lại ngay không có em chết mất”. Đến lúc này, tôi không thể che dấu được tình cảm của mình nữa rồi. Chả cần phải nói, em đã yêu anh mất rồi, thì anh cũng đã hiểu.
Anh hứa. Bằng mọi giá, anh sẽ bay đến ở đó với tôi một ngày. Tiếc là tối hôm đó, chuyến bay đã đầy chỗ, anh sẽ bay chuyến sớm nhất của ngày hôm sau. Thế là mừng quá, không ngủ nổi. Vừa run vừa hồi hộp. Sống trong cảm giác bị trúng mũi tên của thần tình yêu, tôi thức trắng luôn để chờ.
Tôi không ăn tối, bữa sáng hôm sau cũng nhịn luôn. Tám giờ sáng, anh xuất hiện. Chúng tôi lao vào nhau, không còn ngượng ngùng dè dặt, không còn giữ gìn ý tứ, và cả không còn khoảng cách nào ngăn cách hai chúng tôi nữa.
Ngẫm lại hoàn cảnh thử thách tình cảm và bản lĩnh của mình, tôi nhận ra, những tình cảm chúng tôi có với nhau khi đó đích thực là tình yêu. Chúng tôi không bị hút vào nhau bằng vật chất hay thân xác, nhục dục. Tôi đã thử thách bản thân đến vậy và chiến thắng được mình trong những giây phút yếu mềm nhất. Trong đầu tôi không nghĩ đến chuyện ấy. Chỉ muốn sao cho cả hai đều có những giây phút êm đềm không thể quên nên cũng không dám đi quá hơn vì lo nó không còn đẹp nữa. Đến thời khắc phải chia tay anh, trái tim tôi mới bất ngờ lên tiếng. Tôi cứ như bị chết hẳn, người cứ sóng xoài ra, tha hồ mà khóc. Cô đơn trống rỗng, như bỗng nhiên bị vứt lại giữa dòng đời không biết bấu víu vào đâu.
Rồi tự mình cường điệu lên. Ngày mai ai sẽ lo lắng cho mình. Cảm thấy như mình vừa bị tuột khỏi tay một điều gì đó tuyệt đẹp Chúng tôi lấy ngày tôi gọi anh lại làm ngày khai sinh cho mối tình của chúng tôi. Ngày 9 tháng 4. Chúng tôi chụp chung một bức ảnh trước cửa khách sạn Yoyagarta, thầm hứa sẽ quay lại nơi này cùng con cái để cho chúng biết nơi tình yêu của bố mẹ bắt đầu. Cuốn sách về kỳ liên hoan phim đó được cất giữ cẩn thận như một báu vật trong kho tàng tình yêu của chúng tôi.
Lần chia tay thứ hai, tôi không còn sợ hãi nữa, biết chắc là đã có nhau, biết chắc là sẽ gặp lại. Anh hứa sẽ đến Việt Nam ngay khi có thể. Theo chương trình, chủ nhật tôi bay lên Jakarta, chờ một tiếng ở sân bay rồi bay về Sài Gòn. Anh hẹn gặp tôi ở sân bay vì sáng hôm đó, anh cũng bay đi Singapore.
Bình luận facebook