Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 22
Gần 30 năm sau, tại Phú Gia.
Bà Phú ngóng ra cửa chờ mãi không thấy Bảo Nam về ăn cơm. Bà thở dài: thằng bé đi đâu mà giờ còn không về nhà ăn cơm chứ?
Duyên tỏ vẻ không vui: nó giờ có để ý tới ai nữa đâu, chúng ta ăn trước đi mẹ. Tối nó về con sẽ nói chuyện với nó.
- Khổ thân, cũng đã sắp tới kì hạn rồi. Con để nó sống thoải mái một chút. Thời gian của nó không còn nhiều nữa.
- Nói tới chuyện này con lại thấy bực mình. Chúng ta ra sức mai mối cho nó yên bề gia thất mà nó cãi ngang quyết không chịu hợp tác. Mẹ tính xem, bằng tuổi nó thằng Thái và Tuấn con cái lớn cả rồi. Nó thì vợ không thèm lấy. Phải chi hồi đó nó đồng ý con Mai thì giờ mẹ cũng có chắt bồng rồi.
Bà Phú buồn. Bảo Nam là thằng cháu bà hết mực thương yêu. Cậu thông minh, tài giỏi. Đáng tiếc cậu là con cháu Phú Gia nên không tránh khỏi cái kì hạn 30 tuổi do lời nguyền trinh nữ gây ra
Bà hỏi Duyên: bên thầy Lý không có tin gì sao? Không lẽ chúng ta cứ phải giương mắt nhìn từng người trong Phú Gia chết tức tưởi như thế?
- Không có tin gì mẹ ạ!
Duyên đang mang từng ngày đến kì hạn 30 năm kia với Bảo Nam cho bõ ghét. Bao nhiêu năm qua cậu ta vốn không được lòng Duyên. Bảo Nam càng được bà Phú Yêu quý bao nhiêu thì Duyên lại càng căm giận bấy nhiêu. Duyên vẫn âm thầm thuê người theo sát từng bước của Bảo Nam.
- Thằng Bảo Nam dạo này làm gì vậy, con biết không?
- Con nghe nói nó đang quen với đứa con gái ở dưới quê. Nó hay về dưới đó lắm mẹ.
Bà Phú vui mừng: quen con gái sao? Vậy chẳng phải là điều tốt ư?con tìm hiểu con bé đó giúp mẹ.
Duyên biết trong đầu bà Phú nghĩ gì. Bà đang mong Bảo Nam lấy vợ rồi nhanh chóng sinh đứa con nối dõi.
Lúc ấy Bảo Nam đang cùng nhóm bạn cố gắng tìm người. Cậu vốn được một người lạ chỉ điểm về vùng quê tìm phúc tinh của đời mình. Người ta nói cậu sẽ gặp kiếp nạn lớn năm 30 tuổi nhưng có quý nhân phù trợ nên tai qua nạn khỏi. Quý nhân của cậu chính là một cô gái. Cậu cũng biết bản thân của mình cũng như những người đàn ông khác của Phú Gia đều bị dính vào lời nguyền ma quỷ. Cậu cũng biết mấy thế hệ Phú Gia không ai qua nổi thời khắc tròn 30 tuổi. Nhắc tới chết thì ai không sợ, tuy nhiên cậu bằng lòng đối mặt.
Một người bạn hỏi: cậu chắc ông thầy chỉ đúng chứ? Có khi cậu bị lừa không? Tìm người phải biết tên tuổi, địa chỉ hay hình dáng ra sao? Đằng này cậu chỉ biết người ta ở khu vực này, một cái tên còn không có thì tìm làm sao?
- Vậy mới nói hữu duyên. Nếu số tôi có quý nhân thì trước sau gì tôi cũng gặp được. Tôi tin như vậy.
Phải, Bảo Nam đang âm thầm tìm quý nhân của đời mình. Cậu giấu kín mọi chuyện với gia đình vì không muốn bà nội lo lắng. Người biết chuyện chỉ có một người bạn thân luôn cùng cậu chạy tới các ngóc ngách này mà thôi.
Cùng lúc ấy ở một vùng quê, hai cô bé đang chạy theo nhau nói chuyện
- Trinh ơi, mẹ mày lấy chồng nữa hả?
Tiếng con Kim vang lên từ phía đằng sau làm con Trinh như chôn chân tại chỗ.
Con Kim lại gần hươ hươ tay trước mặt con Trinh rồi cười hì hì: tao nghe mẹ tao nói cái bác gì trong xí nghiệp.
- Mày đừng nói linh tinh. Mẹ tao không lấy ai cả.
- Nhưng cả khu xí nghiệp người ta nói thế mà. Mà lấy cũng được chứ sao? Bố mày cũng mất lâu lắm rồi. Nhà nội có nhận mày đâu. Mẹ mày lấy chồng thì mày lại có bố, đỡ bị tụi kia nó mỉa mai. Với cả là tao thấy bác ấy quý mày lắm mà. Bác ấy mua cho mày bao nhiêu là đồ đẹp. Cả trường này làm gì có đứa nào có đồng hồ đeo tay như mày đâu.
Trinh nhìn xuống chiếc đồng hồ đeo tay là quà tặng sinh nhật của bác Cương cho nó. Một tay nó vân vê chiếc đồng hồ đắt tiền, một tay nó nắm thật chặt. Nó đáp: mẹ tao không lấy chồng đâu. Mẹ nói mẹ chỉ yêu bố tao thôi. Dù bố tao mất mẹ cũng không thay lòng.
Con Kim cười: mẹ mày lấy chồng chứ mày có lấy đâu mà lo. Có bố có mẹ chả thích hơn là có mỗi mẹ hay sao? Mày không thấy chúng nó ai chả có bố mẹ.
Trinh không đáp mà cứ lầm lũi bước đi. Tới cổng chợ Trinh đâm sầm vào một bà đi ngược chiều. Bà ấy bị ngã ra đường liền tức giận chửi rủa: cha tiên sư con đĩ, mày mù mà đâm vào bà.
Trinh nhìn lại thấy ngay bà nội đang nằm trên rổ trứng vịt. Trứng vỡ dính lên cánh tay và mạn sườn của bà. Nó sợ hãi: bà nội, con xin lỗi mà.
- Tao không có đứa cháu như mày. Mày là con quỷ cái.
Nói xong bà Chiêu túm luôn nó kéo xuống rổ trứng bên cạnh. Bà bán trứng vừa bị một vố khi cả cơ thể bà chiêu đổ vào rổ trứng còn chưa kịp hoàn hồn thì lại chứng kiến bà Chiêu ấn con bé con vào rổ trứng bên cạnh bèn hốt hoảng: cái bà này, sao bà phá trứng của tôi? Bà mau đền cho tôi ngay.
Mọi người đi chợ hiếu kì xúm lại bàn tán. Bà chiêu bốc luôn trứng ném ra xung quanh: tiên sư cái lũ thối mồm này. Chúng mày có cút hết đi không thì bảo.
Bà bán trứng điên tiết túm cổ bà Chiêu giật mạnh mấy cái: bà mau đền trứng cho tôi. Đừng để tôi điên lên thì tôi cho bà tắm trứng.
Bà Chiêu đẩy bà bán trứng ngã nhào ra bên cạnh quặp mắt mà quát: tôi thách bà đấy. Con đĩ kia nó đâm vào tôi nên trứng của bà mới vỡ. Bà đợi con đĩ mẹ nó ra mà đòi. Tôi không rảnh ở đây đôi co.
Bà Chiêu thủng thẳng tính bước đi thì bị bà bán trứng túm được ống quần mà giật mạnh. Cả cơ thể bà Chiêu liêu xiêu lại ngã vật vào đống trứng nát bầy nhầy dưới đất. Bà bán trứng điêu toa chửa: mả cha bà nhà mày. Mày làm vỡ hai rổ trứng của bà mà tính đi sao? Bà mà không bắt mày nôn tiền ra thì bà làm con cho mày.
Bà bán trứng luông tay vào túi bà Chiêu tính lấy tiền thì gặp trúng anh công an xã. Anh ta thấy ồn ào chạy tới giải hoà. Bà Chiêu gào lên: thằng Vinh, mau đỡ cô dạy. Mày bỏ tù con đàn bà khốn nạn này cho cô.
Vinh thấy cô mình thì choáng váng bởi toàn thân cô nhuốm một màu vàng của trứng. Nó toan nói chuyện thì thấy Trinh cũng đang đứng bên cạnh. Nó nhíu mày hỏi: sao cô lại ở đây? Mà có chuyện gì thế?
Bà Chiêu đẩy bà bán trứng ra đứng dậy giải thích: là con ranh kia nó đâm vào cô cô làm cô ngã vào rổ trứng. Cô nói do con đó nó làm thì mẹ nó đền tiền mà mụ già mất nết này đánh cô. Cháu đòi lại công bằng cho cô đi.
Bà bán trứng tức lắm tính nói mấy câu nhưng lại bị Vinh chặn họng: bà buôn bán lấn chiếm lề đường bà phạm pháp. Bà nói nữa tôi bắt bà . lên xã.
Bà bán trứng tức giận nhưng đụng trúng ngay người nhà công an thì phải ngậm ngùi mà im miệng. Bà còn muốn sống buôn bán ở cái góc đường này nuôi gia đình. Bà Chiêu cười khẩy: đền thì vẫn có đền, nhưng ai làm người nấy chịu.
Bà quay lại bảo Vinh: cháu bắt mẹ con ôn vật kia tới đền tiền cho mụ già thối đấy cho cô. Vỡ bao nhiêu quả đến đủ bấy nhiêu tiền.
Vinh vâng dạ đáp: dạ, cháu làm ngay. Cô mau về tấm rửa thay đồ chứ mùi trứng này ghê quá. Cẩn thận lại nhiễm bệnh đấy cô ạ!
Bà Chiêu nhăn mặt tách đám đông mà đi ra. Vài người xì xào chuyện bà chiêu sai nhưng cậy con cháu làm quan mà ức hiếp một đứa trẻ. Trinh đứng một bên nhìn mọi người rồi lại nhìn Vinh. Anh ta cười khẩy: mày về bảo mẹ mày mau mang tiền ra đền cho người ta đi. Nếu không đền tao bắt mày lên xã.
Trinh sợ tái cả mặt. Đây tuy là anh họ của Trinh nhưng từ trước tới nay bọn họ luôn về hùa với nhau bắt nạt mẹ con Trinh.
Mọi người xì xào chỉ trỏ, có người bạo miệng lên tiếng: nó cũng là đứa trẻ thôi, anh là công an lại đi bắt nạt đứa trẻ hay sao?
Có người nhận ra Trinh chính là cháu nội chat bà Chiêu ban nãy bèn thở dài: khổ! Người ta bảo một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đằng này cháu nội mà cũng bỏ được thì không phải con người.
Con Kim từ đăng xa hớt hơ hớt hải chạy đến, miệng nó giục: nhanh lên cô ơi, chắc bà ấy sẽ đánh con Trinh chết mất.
Người phụ nữ chạy cạnh Kim chính là Hân, mẹ của Trinh. Vinh thấy mẹ Trinh đến quét ánh mắt đầy khinh bỉ: đến nhanh gớm nhỉ? Chị mau tới xem cái thứ con hoang của chị nó gây ra chuyện gì đây này.
Hân nhìn con gái lấm lem từ đầu tới chân toàn là trứng mà lo lắng: con không sao chứ? Cớ sao lại tới nông nỗi này?
Trinh lắp bắp: con...con...con đâm phải bà nội nên bà ngã.
- Trời ạ! Sao con lại không cẩn thận thế chứ?
- Con biết lỗi rồi, con sẽ không như vậy nữa.
Hân nắm tay con gái: người không sao là tốt rồi, hỏng đồ thì chúng ta đền.
Vinh bấy giờ bĩu môi: gớm, nhà chị có trai nó bao nên tiền vung không chán tay ấy nhỉ? Nghĩ lại trước kia ông anh tôi đúng là có mắt như mù mới nhìn trúng chị. Dòng họ nhà tôi đúng là vô phu rước được chị làm dâu.
Hân ngước lên nhìn vinh ánh mắt đầy căm hận: chú im cái miệng đi. Đường đường là người của nhà nước mà ăn nói hàm hồ. Chú không sợ vạ miệng sao? Đảng viên thì sống cho đúng với cái đức của đảng viên.
- Chị là cái thá gì mà nói tới tôi? Miệng tôi không cần chị quản.
Hân khinh bỉ: đúng là ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Tôi thấy ân hận vì khi xưa còn khuyên chồng mình đối tốt với chú. Loại người ăn cháo đái bát thế này đúng là phí tâm.
Vinh tức giận vung tay lên tính đánh Hân. Hân ngẩng đầu lên thách thức: đánh ư? Tôi thách chú đấy. Tôi bây giờ không còn là đứa con gái nhu nhược nhát chết ngày xưa để các người muốn làm gì thì làm đâu. Quan mà đánh dân xem pháp luật bênh ai?
Vinh hằm hằm chỉ tay vào mặt Hân mà rằng: chị giỏi lắm! Chắc chắn sẽ có ngày tôi cho các người biết tay. Loại đàn bà trắc nết lăng chạ hết thằng nọ đến thằng kia như chị sẽ chẳng có kết cục tốt đâu.
Ánh mắt Hân tối sầm lại. Hân nhếch mép cười: chắc chú ngủ gầm giường nhà tôi hay sao mà biết tôi lăng chạ hết người này tới người khác? Nếu nói vậy cái loại lươn lẹo, chui rúc gầm giường xó chạn nhà người khác cũng đáng kinh tởm lắm.
Hai người cãi qua cãi lại mỗi người một câu, không ai chịu nhường ai. Mấy bà đi chợ bu lại chỉ trỏ vào Vinh: gớm, đàn ông đàn ang đi cãi nhau với đàn bà không biết xấu hổ.
- Ồi dào! Dù gì người ta cũng phụ nữ, chồng thì chếtđã khổ lắm rồi. Ấy vậy mà bọn họ không tha.
- Tôi nghe người ta nói cái cô Hân này hiền lắm nhưng bị cả nhà chồng trù dập.
-.....,.
Người ta nói, người ta mỉa mai. Vinh ở lại đó chỉ thêm xấu hổ nên lớn tiếng quát tháo: mấy bà giải tán ngay đi, đứng tập trung ở đây ách tắc giao thông.
Nói xong hắn nhanh chóng rời khỏi đó. Trước khi đi còn không quên cảnh cáo mẹ con Hân.
Hân xin lỗi bà bán trứng rồi xin được bồi thường số trứng đã bị vỡ. Hai mẹ con dắt nhau đi bộ về. Trinh đi sau mẹ mà không dám mở miệng ra nói. Mẹ Hân cũng lặng lẽ đi đằng trước.
Về tới cổng khu tập thể hai mẹ con gặp bác Cương. Bác thấy Trinh từ đầu đến chân toàn trứng bèn thắc mắc: Trinh hôm nay tắm trứng hay sao mà trét từ trên xuống dưới thế kia?
Mặt Trinh bấy giờ chẳng khác gì chiếc bánh đa gặp nước. Hân chào bác Cương rồi đáp: con bé đi đường không cẩn thận bị ngã vào rổ trứng anh ạ.
Bác giục: em đưa cháu về tắm rửa đi chứ mùi trứng tanh chịu sao nổi.
Hai mẹ con Hân chào bác Cương rồi đi về. Trinh lặng lẽ xả nước tắm gội. Tiếng nước xối ào ào nước mắt Trinh cũng rơi.
Trinh còn nhớ lại những ngày ấu thơ còn có bố bên cạnh. Tuy cuộc sống của gia đình nhỏ hay có cãi vã do ông bà nội không ưa gì mẹ con Trinh cộng thêm việc mẹ Trinh lại sinh con gái đầu lòng khiến ông bà càng thêm ghét.
Mẹ Trinh là cô gái xinh đẹp, thông minh. Tuy nhiên do nhà ngoại nghèo nên mẹ không được học hành tử tế như người ta. Học xong lớp 10 mẹ Trinh nghỉ rồi đi làm công nhân cầu đường kiếm tiền gửi về cho ông bà ngoại. Tại đó mẹ quen với bố Trinh. Cả hai nhanh chóng quý mến nhau rồi không lâu sau đó mẹ Trinh có bầu.
Thời bấy giờ không chồng mà chửa là tội rất nặng bị người đời chửi rủa. Mẹ Trinh khi ấy mới có 16 tuổi lại đã mang bầu nên bị ông bà ngoại đánh thừa sống thiếu chết. Ông bà ép mẹ sang nhà bố Trinh ăn vạ bắt đền cái thai. Bố Trinh nghe tin mẹ Trinh có bầu thì mừng rỡ lắm nhưng trái lại ông bà lại ghét cay ghét đắng. Mẹ Trinh từng kể bà nội hắt cả chậu nước bẩn vào người mẹ Trinh mà bảo: cái thứ ăn cơm trước kẻng đều là loại chẳng ra gì, muốn vào nhà này hãy mang xà phòng tắm cho sạch, bảy ngày sau hãy tới cửa nói chuyện tiếp.
Bố Trinh khi ấy thương mẹ Trinh lắm nên giận dỗi với ông bà. Bố dắt mẹ đi thuê cái nhà và nói sẽ ở cùng mẹ không về nhà ông bà nội nữa.
Bố Trinh làm găng quá nên ông bà nội phải xuống nước mà cho đón mẹ Trinh về nhà. Ngày cưới mẹ Trinh bụng đã to vượt mặt. Bà nội bắt mẹ Trinh bò vào nhà chứ không được phép đi thẳng hai chân như người ta. Cửa lớn mẹ Trinh không được đi mà phải vào nhà bằng cửa phụ.
Lúc bấy giờ vì muốn gia đình êm ấm nên mẹ Trinh gạt nước mắt bò vào nhà theo đúng yêu cầu của ông bà nội. Cũng bởi mẹ Trinh cam chịu và luôn nghe lời nên ông bà nội cứ được nước mà lấn tới. Cả nhà nội thi nhau chèn ép mẹ Trinh. Ngay cả chú Tín là em trai của bố Trinh cũng luôn coi mẹ Trinh như cái gai trong mắt.
Ông bà nội thì ghét cay ghét đắng nên tìm đủ mọi lý do để hành hạ Trinh mỗi khi bố Trinh vắng nhà. Đỉnh điểm nhất là chuyện bà nội bắt mẹ bụng mang dạ chửa rê hết ba sân thóc. Mẹ Trinh mệt quá tới mức động thai ra máu mà bà còn chửi: nhà tao đúng là vô phúc rước phải cái loại ăn hại như mày. Ngày xưa tao chửa làm tới lúc đẻ còn chẳng sao, mày thì nhàn hạ, chỉ ở nhà ăn với rê thóc cũng không nên hồn.
Bà chửi, bà rủa, bà chì triết nhưng mẹ Hân không dám oán thán nửa lời vì sợ mất tình cảm và xung đột mẹ chồng nàng dâu làm bố Trinh buồn lòng.
Cứ như vậy họ được nước lấn tới mà không coi mẹ Trinh ra gì. Ngày mẹ Trinh đau bụng đẻ phải tự mình đi lên trạm xá. Lúc bà đỡ báo sinh con gái, mặt mẹ Trinh rạng rỡ bao nhiêu thì mặt bà Chiêu đen như đít nồi. Bà thủng thỉnh đáp: loại ăn hại, ăn với đẻ mà cũng không biết đẻ. Mày đẻ ra con gái lại ăn hại rồi vài tuổi nữa ễnh bụng ra như con mẹ mày mà thôi.
Mẹ Hân nuốt nước mắt vào trong gắng gượng mà lo cho con gái. Bố Trinh nghe tin vội vã về nhưng bà Chiêu lại giục đi ngay: con mau đi làm đi, việc ở nhà có mẹ lo. Nó sinh chứ có gì nặng nhọc đâu mà phải nghỉ làm?
Bố Trinh ngày ấy đang phấn đấu thăng chức nên cũng không tiện nghỉ dài. Mấy hôm ở nhà ông thấy cửa nhà êm ấm, cơm lành canh ngọt nên cũng yên tâm mà đi làm.
Tuy nhiên bà Chiêu sống giả tạo, bố Trinh khi khỏi ngõ bà thay đổi ngay thái độ. Bà quát: giờ là trưa chặt ra mà nhà chị tính ngủ lấy nấm ăn hả? Mau dậy dọn dẹp và nấu cơm cho tôi ngay.
Mẹ Trinh mới sinh vài ngày còn yếu nhưng biết thân biết phận vẫn dạy làm lụng như thường. Ấy vậy mà bà Chiêu còn không hài lòng. Bà luôn miệng mắng nhiếc: mày không biết cái giống gì mà ngu đần thế. Bố mẹ mày không biết dạy hay sao mà đến nấu cơm cũng không nên thân thế? Lại còn giặt quần áo thì chậm chạp, nửa ngày không xong thì làm ăn cái chết mẹ gì nữa?
Mẹ Trinh cúi gằm mặt lí nhí đáp: tại quần áo của chú Tín đồ trắng nên con phải ngâm riêng giặt riêng mới lâu như vậy. Đồ của cháu mấy hôm nay thay nhiều, hơn nữa giếng cạn nên múc lâu mất thời gian mẹ ạ.
Bà Chiêu tức giận ấn đầu mẹ Trinh xuống thành giếng: á, à, loại con dâu mất nết. Mẹ chồng nói một câu mày cãi một câu. Mẹ mày dạy mày thế phải không?
Bà Phú ngóng ra cửa chờ mãi không thấy Bảo Nam về ăn cơm. Bà thở dài: thằng bé đi đâu mà giờ còn không về nhà ăn cơm chứ?
Duyên tỏ vẻ không vui: nó giờ có để ý tới ai nữa đâu, chúng ta ăn trước đi mẹ. Tối nó về con sẽ nói chuyện với nó.
- Khổ thân, cũng đã sắp tới kì hạn rồi. Con để nó sống thoải mái một chút. Thời gian của nó không còn nhiều nữa.
- Nói tới chuyện này con lại thấy bực mình. Chúng ta ra sức mai mối cho nó yên bề gia thất mà nó cãi ngang quyết không chịu hợp tác. Mẹ tính xem, bằng tuổi nó thằng Thái và Tuấn con cái lớn cả rồi. Nó thì vợ không thèm lấy. Phải chi hồi đó nó đồng ý con Mai thì giờ mẹ cũng có chắt bồng rồi.
Bà Phú buồn. Bảo Nam là thằng cháu bà hết mực thương yêu. Cậu thông minh, tài giỏi. Đáng tiếc cậu là con cháu Phú Gia nên không tránh khỏi cái kì hạn 30 tuổi do lời nguyền trinh nữ gây ra
Bà hỏi Duyên: bên thầy Lý không có tin gì sao? Không lẽ chúng ta cứ phải giương mắt nhìn từng người trong Phú Gia chết tức tưởi như thế?
- Không có tin gì mẹ ạ!
Duyên đang mang từng ngày đến kì hạn 30 năm kia với Bảo Nam cho bõ ghét. Bao nhiêu năm qua cậu ta vốn không được lòng Duyên. Bảo Nam càng được bà Phú Yêu quý bao nhiêu thì Duyên lại càng căm giận bấy nhiêu. Duyên vẫn âm thầm thuê người theo sát từng bước của Bảo Nam.
- Thằng Bảo Nam dạo này làm gì vậy, con biết không?
- Con nghe nói nó đang quen với đứa con gái ở dưới quê. Nó hay về dưới đó lắm mẹ.
Bà Phú vui mừng: quen con gái sao? Vậy chẳng phải là điều tốt ư?con tìm hiểu con bé đó giúp mẹ.
Duyên biết trong đầu bà Phú nghĩ gì. Bà đang mong Bảo Nam lấy vợ rồi nhanh chóng sinh đứa con nối dõi.
Lúc ấy Bảo Nam đang cùng nhóm bạn cố gắng tìm người. Cậu vốn được một người lạ chỉ điểm về vùng quê tìm phúc tinh của đời mình. Người ta nói cậu sẽ gặp kiếp nạn lớn năm 30 tuổi nhưng có quý nhân phù trợ nên tai qua nạn khỏi. Quý nhân của cậu chính là một cô gái. Cậu cũng biết bản thân của mình cũng như những người đàn ông khác của Phú Gia đều bị dính vào lời nguyền ma quỷ. Cậu cũng biết mấy thế hệ Phú Gia không ai qua nổi thời khắc tròn 30 tuổi. Nhắc tới chết thì ai không sợ, tuy nhiên cậu bằng lòng đối mặt.
Một người bạn hỏi: cậu chắc ông thầy chỉ đúng chứ? Có khi cậu bị lừa không? Tìm người phải biết tên tuổi, địa chỉ hay hình dáng ra sao? Đằng này cậu chỉ biết người ta ở khu vực này, một cái tên còn không có thì tìm làm sao?
- Vậy mới nói hữu duyên. Nếu số tôi có quý nhân thì trước sau gì tôi cũng gặp được. Tôi tin như vậy.
Phải, Bảo Nam đang âm thầm tìm quý nhân của đời mình. Cậu giấu kín mọi chuyện với gia đình vì không muốn bà nội lo lắng. Người biết chuyện chỉ có một người bạn thân luôn cùng cậu chạy tới các ngóc ngách này mà thôi.
Cùng lúc ấy ở một vùng quê, hai cô bé đang chạy theo nhau nói chuyện
- Trinh ơi, mẹ mày lấy chồng nữa hả?
Tiếng con Kim vang lên từ phía đằng sau làm con Trinh như chôn chân tại chỗ.
Con Kim lại gần hươ hươ tay trước mặt con Trinh rồi cười hì hì: tao nghe mẹ tao nói cái bác gì trong xí nghiệp.
- Mày đừng nói linh tinh. Mẹ tao không lấy ai cả.
- Nhưng cả khu xí nghiệp người ta nói thế mà. Mà lấy cũng được chứ sao? Bố mày cũng mất lâu lắm rồi. Nhà nội có nhận mày đâu. Mẹ mày lấy chồng thì mày lại có bố, đỡ bị tụi kia nó mỉa mai. Với cả là tao thấy bác ấy quý mày lắm mà. Bác ấy mua cho mày bao nhiêu là đồ đẹp. Cả trường này làm gì có đứa nào có đồng hồ đeo tay như mày đâu.
Trinh nhìn xuống chiếc đồng hồ đeo tay là quà tặng sinh nhật của bác Cương cho nó. Một tay nó vân vê chiếc đồng hồ đắt tiền, một tay nó nắm thật chặt. Nó đáp: mẹ tao không lấy chồng đâu. Mẹ nói mẹ chỉ yêu bố tao thôi. Dù bố tao mất mẹ cũng không thay lòng.
Con Kim cười: mẹ mày lấy chồng chứ mày có lấy đâu mà lo. Có bố có mẹ chả thích hơn là có mỗi mẹ hay sao? Mày không thấy chúng nó ai chả có bố mẹ.
Trinh không đáp mà cứ lầm lũi bước đi. Tới cổng chợ Trinh đâm sầm vào một bà đi ngược chiều. Bà ấy bị ngã ra đường liền tức giận chửi rủa: cha tiên sư con đĩ, mày mù mà đâm vào bà.
Trinh nhìn lại thấy ngay bà nội đang nằm trên rổ trứng vịt. Trứng vỡ dính lên cánh tay và mạn sườn của bà. Nó sợ hãi: bà nội, con xin lỗi mà.
- Tao không có đứa cháu như mày. Mày là con quỷ cái.
Nói xong bà Chiêu túm luôn nó kéo xuống rổ trứng bên cạnh. Bà bán trứng vừa bị một vố khi cả cơ thể bà chiêu đổ vào rổ trứng còn chưa kịp hoàn hồn thì lại chứng kiến bà Chiêu ấn con bé con vào rổ trứng bên cạnh bèn hốt hoảng: cái bà này, sao bà phá trứng của tôi? Bà mau đền cho tôi ngay.
Mọi người đi chợ hiếu kì xúm lại bàn tán. Bà chiêu bốc luôn trứng ném ra xung quanh: tiên sư cái lũ thối mồm này. Chúng mày có cút hết đi không thì bảo.
Bà bán trứng điên tiết túm cổ bà Chiêu giật mạnh mấy cái: bà mau đền trứng cho tôi. Đừng để tôi điên lên thì tôi cho bà tắm trứng.
Bà Chiêu đẩy bà bán trứng ngã nhào ra bên cạnh quặp mắt mà quát: tôi thách bà đấy. Con đĩ kia nó đâm vào tôi nên trứng của bà mới vỡ. Bà đợi con đĩ mẹ nó ra mà đòi. Tôi không rảnh ở đây đôi co.
Bà Chiêu thủng thẳng tính bước đi thì bị bà bán trứng túm được ống quần mà giật mạnh. Cả cơ thể bà Chiêu liêu xiêu lại ngã vật vào đống trứng nát bầy nhầy dưới đất. Bà bán trứng điêu toa chửa: mả cha bà nhà mày. Mày làm vỡ hai rổ trứng của bà mà tính đi sao? Bà mà không bắt mày nôn tiền ra thì bà làm con cho mày.
Bà bán trứng luông tay vào túi bà Chiêu tính lấy tiền thì gặp trúng anh công an xã. Anh ta thấy ồn ào chạy tới giải hoà. Bà Chiêu gào lên: thằng Vinh, mau đỡ cô dạy. Mày bỏ tù con đàn bà khốn nạn này cho cô.
Vinh thấy cô mình thì choáng váng bởi toàn thân cô nhuốm một màu vàng của trứng. Nó toan nói chuyện thì thấy Trinh cũng đang đứng bên cạnh. Nó nhíu mày hỏi: sao cô lại ở đây? Mà có chuyện gì thế?
Bà Chiêu đẩy bà bán trứng ra đứng dậy giải thích: là con ranh kia nó đâm vào cô cô làm cô ngã vào rổ trứng. Cô nói do con đó nó làm thì mẹ nó đền tiền mà mụ già mất nết này đánh cô. Cháu đòi lại công bằng cho cô đi.
Bà bán trứng tức lắm tính nói mấy câu nhưng lại bị Vinh chặn họng: bà buôn bán lấn chiếm lề đường bà phạm pháp. Bà nói nữa tôi bắt bà . lên xã.
Bà bán trứng tức giận nhưng đụng trúng ngay người nhà công an thì phải ngậm ngùi mà im miệng. Bà còn muốn sống buôn bán ở cái góc đường này nuôi gia đình. Bà Chiêu cười khẩy: đền thì vẫn có đền, nhưng ai làm người nấy chịu.
Bà quay lại bảo Vinh: cháu bắt mẹ con ôn vật kia tới đền tiền cho mụ già thối đấy cho cô. Vỡ bao nhiêu quả đến đủ bấy nhiêu tiền.
Vinh vâng dạ đáp: dạ, cháu làm ngay. Cô mau về tấm rửa thay đồ chứ mùi trứng này ghê quá. Cẩn thận lại nhiễm bệnh đấy cô ạ!
Bà Chiêu nhăn mặt tách đám đông mà đi ra. Vài người xì xào chuyện bà chiêu sai nhưng cậy con cháu làm quan mà ức hiếp một đứa trẻ. Trinh đứng một bên nhìn mọi người rồi lại nhìn Vinh. Anh ta cười khẩy: mày về bảo mẹ mày mau mang tiền ra đền cho người ta đi. Nếu không đền tao bắt mày lên xã.
Trinh sợ tái cả mặt. Đây tuy là anh họ của Trinh nhưng từ trước tới nay bọn họ luôn về hùa với nhau bắt nạt mẹ con Trinh.
Mọi người xì xào chỉ trỏ, có người bạo miệng lên tiếng: nó cũng là đứa trẻ thôi, anh là công an lại đi bắt nạt đứa trẻ hay sao?
Có người nhận ra Trinh chính là cháu nội chat bà Chiêu ban nãy bèn thở dài: khổ! Người ta bảo một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đằng này cháu nội mà cũng bỏ được thì không phải con người.
Con Kim từ đăng xa hớt hơ hớt hải chạy đến, miệng nó giục: nhanh lên cô ơi, chắc bà ấy sẽ đánh con Trinh chết mất.
Người phụ nữ chạy cạnh Kim chính là Hân, mẹ của Trinh. Vinh thấy mẹ Trinh đến quét ánh mắt đầy khinh bỉ: đến nhanh gớm nhỉ? Chị mau tới xem cái thứ con hoang của chị nó gây ra chuyện gì đây này.
Hân nhìn con gái lấm lem từ đầu tới chân toàn là trứng mà lo lắng: con không sao chứ? Cớ sao lại tới nông nỗi này?
Trinh lắp bắp: con...con...con đâm phải bà nội nên bà ngã.
- Trời ạ! Sao con lại không cẩn thận thế chứ?
- Con biết lỗi rồi, con sẽ không như vậy nữa.
Hân nắm tay con gái: người không sao là tốt rồi, hỏng đồ thì chúng ta đền.
Vinh bấy giờ bĩu môi: gớm, nhà chị có trai nó bao nên tiền vung không chán tay ấy nhỉ? Nghĩ lại trước kia ông anh tôi đúng là có mắt như mù mới nhìn trúng chị. Dòng họ nhà tôi đúng là vô phu rước được chị làm dâu.
Hân ngước lên nhìn vinh ánh mắt đầy căm hận: chú im cái miệng đi. Đường đường là người của nhà nước mà ăn nói hàm hồ. Chú không sợ vạ miệng sao? Đảng viên thì sống cho đúng với cái đức của đảng viên.
- Chị là cái thá gì mà nói tới tôi? Miệng tôi không cần chị quản.
Hân khinh bỉ: đúng là ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Tôi thấy ân hận vì khi xưa còn khuyên chồng mình đối tốt với chú. Loại người ăn cháo đái bát thế này đúng là phí tâm.
Vinh tức giận vung tay lên tính đánh Hân. Hân ngẩng đầu lên thách thức: đánh ư? Tôi thách chú đấy. Tôi bây giờ không còn là đứa con gái nhu nhược nhát chết ngày xưa để các người muốn làm gì thì làm đâu. Quan mà đánh dân xem pháp luật bênh ai?
Vinh hằm hằm chỉ tay vào mặt Hân mà rằng: chị giỏi lắm! Chắc chắn sẽ có ngày tôi cho các người biết tay. Loại đàn bà trắc nết lăng chạ hết thằng nọ đến thằng kia như chị sẽ chẳng có kết cục tốt đâu.
Ánh mắt Hân tối sầm lại. Hân nhếch mép cười: chắc chú ngủ gầm giường nhà tôi hay sao mà biết tôi lăng chạ hết người này tới người khác? Nếu nói vậy cái loại lươn lẹo, chui rúc gầm giường xó chạn nhà người khác cũng đáng kinh tởm lắm.
Hai người cãi qua cãi lại mỗi người một câu, không ai chịu nhường ai. Mấy bà đi chợ bu lại chỉ trỏ vào Vinh: gớm, đàn ông đàn ang đi cãi nhau với đàn bà không biết xấu hổ.
- Ồi dào! Dù gì người ta cũng phụ nữ, chồng thì chếtđã khổ lắm rồi. Ấy vậy mà bọn họ không tha.
- Tôi nghe người ta nói cái cô Hân này hiền lắm nhưng bị cả nhà chồng trù dập.
-.....,.
Người ta nói, người ta mỉa mai. Vinh ở lại đó chỉ thêm xấu hổ nên lớn tiếng quát tháo: mấy bà giải tán ngay đi, đứng tập trung ở đây ách tắc giao thông.
Nói xong hắn nhanh chóng rời khỏi đó. Trước khi đi còn không quên cảnh cáo mẹ con Hân.
Hân xin lỗi bà bán trứng rồi xin được bồi thường số trứng đã bị vỡ. Hai mẹ con dắt nhau đi bộ về. Trinh đi sau mẹ mà không dám mở miệng ra nói. Mẹ Hân cũng lặng lẽ đi đằng trước.
Về tới cổng khu tập thể hai mẹ con gặp bác Cương. Bác thấy Trinh từ đầu đến chân toàn trứng bèn thắc mắc: Trinh hôm nay tắm trứng hay sao mà trét từ trên xuống dưới thế kia?
Mặt Trinh bấy giờ chẳng khác gì chiếc bánh đa gặp nước. Hân chào bác Cương rồi đáp: con bé đi đường không cẩn thận bị ngã vào rổ trứng anh ạ.
Bác giục: em đưa cháu về tắm rửa đi chứ mùi trứng tanh chịu sao nổi.
Hai mẹ con Hân chào bác Cương rồi đi về. Trinh lặng lẽ xả nước tắm gội. Tiếng nước xối ào ào nước mắt Trinh cũng rơi.
Trinh còn nhớ lại những ngày ấu thơ còn có bố bên cạnh. Tuy cuộc sống của gia đình nhỏ hay có cãi vã do ông bà nội không ưa gì mẹ con Trinh cộng thêm việc mẹ Trinh lại sinh con gái đầu lòng khiến ông bà càng thêm ghét.
Mẹ Trinh là cô gái xinh đẹp, thông minh. Tuy nhiên do nhà ngoại nghèo nên mẹ không được học hành tử tế như người ta. Học xong lớp 10 mẹ Trinh nghỉ rồi đi làm công nhân cầu đường kiếm tiền gửi về cho ông bà ngoại. Tại đó mẹ quen với bố Trinh. Cả hai nhanh chóng quý mến nhau rồi không lâu sau đó mẹ Trinh có bầu.
Thời bấy giờ không chồng mà chửa là tội rất nặng bị người đời chửi rủa. Mẹ Trinh khi ấy mới có 16 tuổi lại đã mang bầu nên bị ông bà ngoại đánh thừa sống thiếu chết. Ông bà ép mẹ sang nhà bố Trinh ăn vạ bắt đền cái thai. Bố Trinh nghe tin mẹ Trinh có bầu thì mừng rỡ lắm nhưng trái lại ông bà lại ghét cay ghét đắng. Mẹ Trinh từng kể bà nội hắt cả chậu nước bẩn vào người mẹ Trinh mà bảo: cái thứ ăn cơm trước kẻng đều là loại chẳng ra gì, muốn vào nhà này hãy mang xà phòng tắm cho sạch, bảy ngày sau hãy tới cửa nói chuyện tiếp.
Bố Trinh khi ấy thương mẹ Trinh lắm nên giận dỗi với ông bà. Bố dắt mẹ đi thuê cái nhà và nói sẽ ở cùng mẹ không về nhà ông bà nội nữa.
Bố Trinh làm găng quá nên ông bà nội phải xuống nước mà cho đón mẹ Trinh về nhà. Ngày cưới mẹ Trinh bụng đã to vượt mặt. Bà nội bắt mẹ Trinh bò vào nhà chứ không được phép đi thẳng hai chân như người ta. Cửa lớn mẹ Trinh không được đi mà phải vào nhà bằng cửa phụ.
Lúc bấy giờ vì muốn gia đình êm ấm nên mẹ Trinh gạt nước mắt bò vào nhà theo đúng yêu cầu của ông bà nội. Cũng bởi mẹ Trinh cam chịu và luôn nghe lời nên ông bà nội cứ được nước mà lấn tới. Cả nhà nội thi nhau chèn ép mẹ Trinh. Ngay cả chú Tín là em trai của bố Trinh cũng luôn coi mẹ Trinh như cái gai trong mắt.
Ông bà nội thì ghét cay ghét đắng nên tìm đủ mọi lý do để hành hạ Trinh mỗi khi bố Trinh vắng nhà. Đỉnh điểm nhất là chuyện bà nội bắt mẹ bụng mang dạ chửa rê hết ba sân thóc. Mẹ Trinh mệt quá tới mức động thai ra máu mà bà còn chửi: nhà tao đúng là vô phúc rước phải cái loại ăn hại như mày. Ngày xưa tao chửa làm tới lúc đẻ còn chẳng sao, mày thì nhàn hạ, chỉ ở nhà ăn với rê thóc cũng không nên hồn.
Bà chửi, bà rủa, bà chì triết nhưng mẹ Hân không dám oán thán nửa lời vì sợ mất tình cảm và xung đột mẹ chồng nàng dâu làm bố Trinh buồn lòng.
Cứ như vậy họ được nước lấn tới mà không coi mẹ Trinh ra gì. Ngày mẹ Trinh đau bụng đẻ phải tự mình đi lên trạm xá. Lúc bà đỡ báo sinh con gái, mặt mẹ Trinh rạng rỡ bao nhiêu thì mặt bà Chiêu đen như đít nồi. Bà thủng thỉnh đáp: loại ăn hại, ăn với đẻ mà cũng không biết đẻ. Mày đẻ ra con gái lại ăn hại rồi vài tuổi nữa ễnh bụng ra như con mẹ mày mà thôi.
Mẹ Hân nuốt nước mắt vào trong gắng gượng mà lo cho con gái. Bố Trinh nghe tin vội vã về nhưng bà Chiêu lại giục đi ngay: con mau đi làm đi, việc ở nhà có mẹ lo. Nó sinh chứ có gì nặng nhọc đâu mà phải nghỉ làm?
Bố Trinh ngày ấy đang phấn đấu thăng chức nên cũng không tiện nghỉ dài. Mấy hôm ở nhà ông thấy cửa nhà êm ấm, cơm lành canh ngọt nên cũng yên tâm mà đi làm.
Tuy nhiên bà Chiêu sống giả tạo, bố Trinh khi khỏi ngõ bà thay đổi ngay thái độ. Bà quát: giờ là trưa chặt ra mà nhà chị tính ngủ lấy nấm ăn hả? Mau dậy dọn dẹp và nấu cơm cho tôi ngay.
Mẹ Trinh mới sinh vài ngày còn yếu nhưng biết thân biết phận vẫn dạy làm lụng như thường. Ấy vậy mà bà Chiêu còn không hài lòng. Bà luôn miệng mắng nhiếc: mày không biết cái giống gì mà ngu đần thế. Bố mẹ mày không biết dạy hay sao mà đến nấu cơm cũng không nên thân thế? Lại còn giặt quần áo thì chậm chạp, nửa ngày không xong thì làm ăn cái chết mẹ gì nữa?
Mẹ Trinh cúi gằm mặt lí nhí đáp: tại quần áo của chú Tín đồ trắng nên con phải ngâm riêng giặt riêng mới lâu như vậy. Đồ của cháu mấy hôm nay thay nhiều, hơn nữa giếng cạn nên múc lâu mất thời gian mẹ ạ.
Bà Chiêu tức giận ấn đầu mẹ Trinh xuống thành giếng: á, à, loại con dâu mất nết. Mẹ chồng nói một câu mày cãi một câu. Mẹ mày dạy mày thế phải không?
Bình luận facebook