-
Chương 27
Kỳ thi mùa xuân của vương triều Đại Ung tổ chức vào trung tuần tháng ba, mồng mười tháng tư yết bảng. Người có tên trên bảng là cống sĩ, vào ngày hai mươi tháng tư vào hoàng cung tham gia thi Đình, do Hoàng đế đích thân ra đề; người đậu thi Đình sẽ được gọi là môn sinh thiên tử.
Đương nhiên, với tất cả các cống sĩ mà nói, nếu đã trăm cay nghìn đắng thi tới thi Đình thì chỉ làm một môn sinh thiên tử không thể nào thỏa mãn được họ. Cái họ tranh giành là tiến sĩ; người tự phụ về tài học đứng đầu thì mục tiêu duy nhất lại càng là nhất giáp, những thứ khác đều nhìn không vừa mắt.
Người đỗ đạt thi Đình, dựa theo thành tích cao thấp mà chia làm ba giáp. Nhất giáp chỉ lấy ba người: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; nhị giáp lấy mười bảy người, ban thưởng xuất thân tiến sĩ; còn lại đều liệt vào tam giáp, ban thưởng xuất thân đồng tiến sĩ.
Tuy có thể được đích thân Hoàng đế kiểm tra trên điện Kim Loan đã là vinh hạnh lớn nhất trong đời, đủ làm rạng rỡ tổ tông nhưng cống sĩ nào lại không liều cả mạng để giành được tư cách tiến sĩ trong hai mươi tên đầu. Dù sao các triều đại từ xưa tới nay, chưa có vị quan nào xuất thân đồng tiến sĩ có thể đứng đầu bách quan, đừng nói là đứng đầu bách quan mà tất cả các vị trí tốt nắm giữ thực quyền đều không tới lượt người có xuất thân đồng tiến sĩ.
Chuyện liên quan đến vận mệnh đường làm quan cả đời, tất cả thí sinh đương nhiên dốc hết toàn lực. Mỗi thí sinh đều muốn thể hiện tinh tế cách nhìn mà bản thân tự thấy là sâu sắc nhất, độc đáo nhất trên bài thi, vừa muốn phơi bày sự ưu việt xuất sắc của mình vừa muốn hợp với thánh ý, dù sao học thành văn tài hay võ nghệ đều là để bán cho nhà đế vương. Bản thân có hàng hóa tốt nhưng cũng phải phù hợp với nhu cầu của đế vương thì mới bán được.
Trên thích dưới theo; chỉ là, thánh tâm khó dò! Liệu có thể nắm bắt đúng ý thích của bề trên hay không, đến cửa ải này, toàn bộ đều dựa vào số mệnh!
Thi khoa cử giống như leo núi cao vạn nhẫn, mà đỉnh núi___thi Đình đã kết thúc trong tâm trạng giày vò vừa hăng hái vừa căng thẳng vừa sốt ruột của tất cả thí sinh.
Đại sự của thí sinh đã kết thúc, người bận rộn tiếp theo chính là các giám khảo chấm bài. Nhưng may là số người tham gia thi Đình không quá nhiều, không quá vài ngày là có thể chấm xong. Toàn bộ bài thi được chia thành ba hộp____bài thi được tất cả giám khảo nhất trí công nhận là ưu tú cho vào một hộp, danh sách trong hộp này nếu không có gì bất ngờ xảy ra thì đều là tiến sĩ nhất giáp và nhị giáp, tất cả bài thi còn lại được chia vào hai hộp đạt chuẩn và không đạt chuẩn, có thể được đề tên bảng vàng hay không thì phải xem tâm tình của Hoàng đế.
Ba hộp này nhanh chóng được dâng lên bàn Hoàng đế, nếu Hoàng đế cầu hiền tài như khát nước, sợ bỏ sót minh châu thì sẽ xem qua tất cả bài thi dù đạt chuẩn hay không đạt chuẩn một lần, có lẽ có một vài bài bị đánh giá là không đạt chuẩn nhưng vừa mắt Hoàng đế thì có thể trở mình cũng không biết chừng. Nhưng bình thường Hoàng đế đều không quá nhàn rỗi, ít nhất là không rỗi đến mức xem lại từng bài thi không đạt chuẩn, có thể xem lại trong đó vài bài đã xem như rất có tâm, rất yêu quý nhân tài rồi. Dù sao từ xưa đến nay hiếm khi mò được minh châu trong những bài không đạt chuẩn, các thí sinh biết phỏng đoán ý thích của Hoàng đế thì những người ngày ngày tiếp xúc với Hoàng đế lại càng là cao thủ quan sát sắc mặt, họ cân nhắc chọn văn chương cho Hoàng đế rất tinh rất chuẩn, những bài được cho vào hộp không đạt chuẩn tuyệt đối sẽ không xuất hiện tác phẩm khiến mắt Hoàng đế sáng lên.
Tân đế Đại Ung mới đăng cơ được hai năm, niên hiệu Thiên Thịnh, lúc này đang dạo bước trầm tư trong ngự thư phòng, thỉnh thoảng dừng bước, đi đến trước bàn đặt ba bài thi, xem từng bài một, cầm lên bút son mấy lần nhưng không cách nào quyết định, thế là đành đặt bút xuống.
Sau nửa canh giờ, thái giám đưa trái cây bánh ngọt trà thơm tới, Thiên Thịnh đế quay đầu nhìn đồng hồ nước ở góc tường, thấy mũi tên đang chỉ vào chữ “Thân sơ”, tức là đến giờ ăn tối. Đột nhiên Hoàng đế hỏi thái giám thân cận:
- Đoan Phương tới rồi à?
- Hạ nhị công tử vừa tới, đang chờ ở bên ngoài, tiểu nhân vốn định đợi đến khi Hoàng thượng dùng bữa xong mới bẩm báo.
Thái giám thân cận cùng trưởng thành với Hoàng đế từ nhỏ đến lớn, tình cảm không như bình thường, lúc đáp lời cũng không cứng nhắc rập khuôn mà có vẻ hoạt bát hơn.
- Đoan Phương không phải người ngoài, trẫm ăn bữa tối đâu cần đệ ấy tránh? Mau gọi đệ ấy vào.
Hoàng đế lại khoát tay nói tiếp:
- Ngươi đưa mọi người lui xuống đi, nơi này không cần người hầu hạ.
- Tiểu nhân tuân lệnh.
Thái giám hiểu chủ tử không muốn cho ai biết về cuộc trò chuyện lát nữa giữa ngài và Hạ nhị gia nên mới bảo mọi người lui xuống.
Lúc Hạ Nguyên bước vào, trong ngự thư phòng chỉ có mỗi mình Hoàng đế; thái giám thân cận sau khi cho lui các cung nữ thái giám khác thì tự đến canh gác ngoài thư phòng năm bước, không để bất kỳ ai đến gần hoặc quấy rầy, bảo đảm cuộc nói chuyện này của Hoàng đế tuyệt đối bí mật.
- Tham kiến___
- Miễn.
Không có người ngoài ở đây, Thiên Thịnh đế lười chờ biểu đệ làm hết lễ yết kiến, vẫy tay nói:
- Mau qua đây.
Hạ Nguyên đặt hộp gỗ trong tay lên bàn nhỏ bên cạnh, sau đó bước đến, ánh mắt quét qua ba bài thi trên bàn rồi nhìn về phía Hoàng đế, nói:
- Ngày mai yết bảng, thần ở đây chúc mừng Hoàng thượng có được anh tài trong thiên hạ. Nghe nói thí sinh tham gia thi Đình lần này không chỉ tài hoa xuất chúng mà còn khá trẻ tuổi. Người lớn nhất không quá ba mươi sáu tuổi, người nhỏ nhất chỉ mười bảy tuổi, đều trẻ trung sung sức, như mặt trời mới mọc, đủ cho ngài sử dụng ba mươi năm, hoàn thành ước nguyện vĩ đại trong lòng.
Thiên Thịnh đế cười nhẹ, hơi khổ não nói:
- Có thể thi đến thi Đình, ai không phải là tinh anh trong những người đọc sách? Chỉ là, văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, khó khăn lắm mới chọn trong hai mươi người đứng đầu được ba người, rồi lại phải quyết định thứ hạng trước sau của ba người này, quả thực khiến trẫm rất bối rối.
- Vậy thì cho tất cả thành trạng nguyên là được.
Hạ Nguyên vô trách nhiệm nói.
- Nói bậy bạ gì đó!
Thiên Thịnh đế cười mắng. Hắn biết người biểu đệ này trước giờ luôn có chừng có mực, đệ ấy thuận miệng nói linh tinh như vậy chẳng qua vì biết hắn cần một người có thể nghe hắn càm ràm oán trách một chút mà thôi. Đại sự quốc gia như chọn hiền tài dĩ nhiên cuối cùng phải do một mình Hoàng đế đảm đương, do một mình hắn quyết định cất nhắc ai bổ nhiệm ai, nếu không thì sao gọi là môn sinh thiên tử?
- Hoàng thượng, dù sao thời gian còn sớm, không vội quyết định ngay, ngài dùng bữa trước đi.
Hạ Nguyên nhìn trái cây và bánh ngọt xinh xắn trên bàn vẫn chưa được động đến, đề nghị.
- Trẫm đâu còn tâm trạng ăn nữa. Đệ ăn đi.
- Ngài không ăn thì thần đành phải nhìn thôi.
Nhân lúc xung quanh không có ai___quan trọng nhất là không có Khởi cư xá nhân và Khởi cư lang chướng mắt (Khởi cư xá nhân, Khởi cư lang: các chức quan phụ trách ghi lại lời nói và hành động của Hoàng đế để ghi vào sử sách), Thiên Thịnh đế lườm Hạ Nguyên, hầm hừ:
- Trẫm thấy đệ rõ ràng là hoàn toàn không có khẩu vị, đừng vờ như biết tuân thủ lễ nghi lắm vậy.
Tiểu tử này từ nhỏ đã giỏi giả vờ, trước mặt và sau lưng người ta cứ như hai người khác nhau, thế mà thật giả vờ được cả đời.
- Thần luôn luôn tuân thủ lễ nghi.
Hạ Nguyên ra vẻ đường hoàng nói, đồng thời nhấn mạnh:
- Toàn bộ đều nhờ biểu huynh của thần từ nhỏ đã là tấm gương tốt, biết cách dạy dỗ.
Lườm chưa đủ để thể hiện tâm trạng của Thiên Thịnh đế bèn trực tiếp trợn trắng mắt. Thân là biểu ca ruột của Hạ Nguyên, với sự “khen ngợi” này, hắn thật không dám nhận.
- Được rồi, không muốn ăn thì đừng ăn, nhân bây giờ trẫm đang rảnh, nói chuyện một tí đi.
Hôm qua Vĩnh Gia công chúa tiến cung phụng bồi thái thượng hoàng chơi xúc cúc, đặc biệt qua hỏi hắn một tiếng khi nào có thời gian rảnh, Hạ Nguyên muốn cầu kiến.
Bình thường hoàng thân tôn thất cầu kiến Hoàng đế chỉ cần tới hoàng cung nói một tiếng là được, không cần qua tầng tầng thông báo, đưa thiếp trước mấy ngày gì gì đó. Hoàng gia tuy nhiều quy củ nhưng phần lớn là dùng giữa quân thần hậu phi, còn huyết mạch chí thân trong nhà đều ngầm tùy tiện. Đợt này bận việc thi cử tuyển chọn hiền tài nên Hoàng đế trừ lúc lên triều, nghị luận chính sự và phê duyệt tấu chương ra, toàn bộ thời gian đều dùng cho việc chấm bài thi, cho nên Hạ Nguyên muốn gặp Hoàng đế một lần phải để Hoàng đế trích ra thời gian, không muốn quấy rầy chính sự của Hoàng đế.
Hạ Nguyên mỉm cười nói:
- Biểu ca, huynh còn nhớ chuyện năm năm trước, do động đất nên thái thượng hoàng ra lệnh mở lăng mộ Thái Tổ ra tu sửa không?
Biểu ca đại nhân – Thiên Thịnh Hoàng đế lườm biểu đệ nhà mình. Lúc Hạ Nguyên không gọi hắn là thái tử hay Hoàng đế có nghĩa là chuyện họ cần nói rất riêng tư, không thích hợp cho bất kỳ nhân vật lớn nào biết, mà tốt nhất họ cũng nên tạm thời gác thân phận của mình qua một bên.
- Sao không nhớ chứ. Lúc đó chuyện tu sửa lăng mộ còn do trẫm chủ trì đây này, nếu không đệ tưởng rằng loại người bá vơ như đệ có thể chen lẫn vào hoàng lăng à?
Lúc đó tu sửa lăng mộ vì để phòng ngừa thất thoát nên tất cả thợ và quan viên vào lăng đều được tuyển chọn nghiêm khắc, giới hạn số người, đồng thời lúc ra vào cần phải soát người. Nếu không nhờ lúc đó Thiên Thịnh đế còn là thái tử che chở thì Hạ Nguyên ngay cả đỉnh núi đặt hoàng lăng cũng không thấy được.
- May nhờ có biểu ca săn sóc, tiểu đệ vô cùng cảm kích.
Hạ Nguyên rất nghiêm túc chắp tay hành lễ. Tiếp theo đó, cậu cười đầy thâm ý:
- Biểu ca, vậy, chắc hẳn huynh còn nhớ “thiên hạ quán quân thiếp” chứ?
- Sao không nhớ? Năm đó trẫm tranh việc tu sửa lăng mộ không phải chỉ vì muốn vào lăng tận mắt chiêm ngưỡng “thiên hạ quán quân thiếp” hay sao?
Trên mặt Thiên Thịnh đế hiện lên biểu cảm kỳ quái vừa sùng bái vừa méo mó:
- Trẫm biết…..Thái Tổ dù sau này trở thành bá chủ một phương, dù lúc nào cũng tay không rời sách, muốn bổ khuyết nỗi tiếc nuối ít học khi còn trẻ, nhưng suy cho cùng……đã bỏ lỡ thời gian học hành tốt nhất……nét chữ không thể nào hùng hồn khí phách, tuyệt đẹp như trên tấm bia đá ngoài điện Cần Chính kia. Nhưng bản thư thiếp ấy của Thái Tổ quả thực viết cực kỳ tốt.
Thiên Thịnh đế lúc nhỏ rất sùng bái Thái Tổ, xem Thái Tổ như mục tiêu phấn đấu cả đời. Người hoàng gia đều là cầu thủ xúc cúc, Thiên Thịnh đế đương nhiên cũng không ngoại lệ, nhưng hắn lý trí hơn rất nhiều so với phụ thân và tổ phụ; ít nhất, hắn không muốn làm cao thủ xúc cúc mà chỉ muốn sau khi chết được nhận tên thụy là “Võ”. “Võ” không phải một tên thụy đẹp, còn ngầm có ý phê phán mát mẻ, nhưng Thiên Thịnh đế lại cực kỳ thích.
Bốn phương thái bình, mở rộng biên cương, giương oai thiên hạ___muốn đạt được những thứ này, một Hoàng đế bình thường không làm được. Tân đế hùng tâm dào dạt, từ nhỏ đã lập ra mục tiêu, dùng thời gian cả đời quét sạch giặc ngoại xâm biên cương, khiến vạn quốc triều bái, khiến ngoại tộc không dám xâm phạm. Hai trăm năm trước, Thái Tổ đã làm được; hai trăm năm sau, Thiên Thịnh đế muốn một lần nữa mở ra thời kỳ vinh quang thịnh thế.
- Chữ trên tấm bia đá kia hơn ở thể chữ chứ không phải chữ của chính Thái Tổ; chữ của Thái Tổ không đẹp nhưng lại có khí thế bá vương mà không ai sánh được.
Hạ Nguyên nói đúng trọng tâm.
Đương kim Hoàng thượng và đại ca nhà mình đều là người hâm mộ trung thành của Thái Tổ, đối với họ mà nói, mọi thứ về Thái Tổ đều hoàn mỹ. Nếu có gì không hoàn mỹ, mời lặp lại xem…..
- Còn không phải sao.
Hoàng đế rất tiếc nuối, rất tuân lệnh Thái Tổ nên không thể mang bản thư thiếp kia ra ngoài. Hắn hỏi:
- Tại sao đột nhiên đệ lại nhắc chuyện này?
- Đương nhiên là vì chỗ đệ có một bản mô phỏng “thiên hạ quán quân thiếp”.
Thiên Thịnh đế nghe vậy vốn định lên tiếng chế nhạo, nói với cậu là đầy đường đều có bản mô phỏng thư thiếp của Thái Tổ, kiểu nào cũng có, đồng thời đều tuyên bố là bản do mình viết mới là bản giống với bút tích thực của Thái Tổ nhất; có điều lời đến bên miệng Thiên Thịnh đế lại dừng lại. Bởi vì hắn nhớ người biểu đệ này của mình chưa bao giờ là người ăn không nói có. Đệ ấy không nói những lời đao to búa lớn, không dễ dàng đồng ý chuyện bản thân không làm được, nhưng lời đệ ấy đã nói thì chắc chắn sẽ nói được làm được.
- Mô phỏng thực sự?
Thiên Thịnh đế nửa nghi ngờ nửa kinh ngạc mừng rỡ hỏi.
- Biểu ca, huynh và đệ đều là người chân chính được thấy bút tích thực, đệ đâu qua mắt được huynh.
Hạ Nguyên chậm rãi bước đến bên bàn nhỏ để cái hộp, thong thả mở khóa, lấy ra một trục cuốn được dán kĩ lưỡng, nói:
- Huynh xem bản này trước đi.
Không đợi Hạ Nguyên mở dây lụa trên trục cuốn, Thiên Thịnh đế đã tự lấy, cẩn thận từng li từng tí kéo dây lụa, mở trục cuốn ra, sau đó, ngừng thở____
- ……..Giống, thật giống, ngay cả chữ sai cũng giống. Hình dáng và nét mực to nhỏ của khối tô lên cũng giống y như đúc……
Thiên Thịnh đế nhìn như si như say:
- Hiển nhiên, trong con chữ này thiếu khí thế sát phạt sắc bén, cái đó cũng hết cách. Năm xưa Thái Tổ từng định viết lại “thiên hạ quán quân thiếp” nhưng không được, suy cho cùng thì tâm trạng đã khác. Năm năm qua trẫm cũng thử viết, nhưng không viết được…..
- Biểu ca, huynh lại xem tiếp bản này đi.
Hạ Nguyên mỉm cười, trên tay mở ra một cuốn trục khác.
- Đừng quấy rầy trẫm thưởng thức____ô! Đây là cái gì?!
Hoàng đế vốn chỉ là không kiên nhẫn liếc qua, nào ngờ lại bị nhuệ khí lẫm liệt trong những con chữ kia hoàn toàn hấp dẫn, ngay cả bản thư thiếp mô phỏng trên tay vốn xem như trân bảo, âm thầm quyết định sẽ quý nó cả đời rơi xuống đất cũng không hay biết.
Thiên Thịnh đế sải bước lớn qua, đoạt lấy thư thiếp, lần này lại càng cẩn thận hơn, đồng thời xem kỹ từng chữ từng chữ, thử tìm ra chỗ khác biệt…..được rồi, quả thực đúng là có “một chỗ” khác biệt.
- Bản thư thiếp này không có chữ sai?
- Người nọ viết một mạch ra bản thư thiếp này, quên mất chữ sai. Sau đó cô ấy muốn viết lại một bản khác có chữ sai nhưng không viết được ý cảnh như thế nữa.
Hạ Nguyên vừa nói vừa chỉ vào cuốn trục dưới đất:
- Dù cô ấy có viết lại thế nào, cùng lắm chỉ được đến thế kia thôi.
- Hai bản này là cùng một người viết?
- Dạ phải.
- Là ai? Người luyện võ ư? Trẫm muốn triệu kiến hắn! Ngay lập tức!
Thiên Thịnh đế vội vã nói.
- Sợ là không được. Huynh không thể triệu kiến một mình cô ấy.
- Tại sao?
- Bởi vì, cô ấy í mà, có tên trong những bài thi kia, đang chờ huynh đề tên lên bảng vàng đấy! Đến lúc đó trên điện Kim Loan cũng đâu phải chỉ gặp một mình cô ấy, đúng không? Còn nữa, triệu kiến cô ấy trước lại càng không thỏa đáng.
- Là thí sinh khoa thi này?! Chỉ là một thư sinh sao?
Thiên Thịnh đế không khỏi hơi thất vọng, bởi hắn cho rằng người có thể mô phỏng bản thư thiếp khí thế hào hùng như vậy hẳn là người học võ mới phải.
- Không phải chỉ là một thư sinh đâu, Hoàng thượng.
Hạ Nguyên nói ý tứ sâu xa.
- Có ý gì?
- Người thư sinh này bảy năm trước sau khi thi tú tài không có ý định theo đường công danh, sở dĩ lên kinh ứng thí hoàn toàn là bất đắc dĩ_____vì muốn vạch trần một bí mật trước Hoàng thượng: về chuyện mật thám của tộc Bắc man ở phe ta cấu kết cùng con cháu thế gia.
- Cái gì?!
Trên đời lại có lý do đi thi kỳ lạ như vậy sao? Hắn ta xem khoa cử là gì?! Còn nữa, một thí sinh sao lại biết bí mật cỡ này?
- Người thư sinh này khổ nỗi không cách nào tố cáo việc ấy nên đành phải lên kinh ứng thí, nếu không thì, có thể cô ấy sẽ trở thành cao thủ xúc cúc đứng đầu suốt hai mươi năm tới của Đại Ung triều ta, ngay cả đệ cũng thua xa; cũng có thể cô ấy sẽ trở thành phú hộ giàu nhất Đại Ung triều trong tương lai___bởi cô ấy vốn định đi buôn bán, vị phu nhân phạm tội của Trương gia kinh thành luôn muốn nhận cô ấy làm đồ đệ, truyền thụ hết mọi tài nghệ. Đương nhiên, nếu cô ấy muốn sống thoải mái hơn thì chỉ dựa vào việc mô phỏng thư thiếp danh gia cũng đủ để cô ấy an nhàn cả đời.
Thiên Thịnh đế nghe mà trố mắt, ánh mắt không kiềm được dời về phía đống bài thi được xác định là đỗ đạt trên bàn, cùng với ba bài thi nhất giáp đang bày ra giữa bàn, chỉ là vẫn chưa phân thứ hạng một hai ba.
Người thư sinh kỳ lạ trong lời Hạ Nguyên kia thật sự có tên trong đống bài thi đó sao? Hắn nhớ lại kiểu chữ trong tất cả bài thi, rất khẳng định là không có bài nào có kiểu chữ từa tựa như bản thư thiếp này.
- A Nguyên, làm sao đệ chắc chắn người thư sinh đó có thể đề tên bảng vàng?
- Nếu cô ấy không thể đề tên bảng vàng thì nhất định là tổn thất lớn nhất trong khoa thi này của huynh.
Hạ Nguyên nhàn nhạt nói:
- Người này đã đọc qua là không quên, đầu óc nhanh nhạy linh hoạt, có thể mô phỏng tất cả thư thiếp của danh gia trong thiên hạ, nhưng không hề khoe khoang tài nghệ, bề ngoài luôn kiên trì giữ vững tác phong chuẩn mực nhất. Người vừa giỏi ứng biến vừa trầm ổn như vậy, huynh không thu về làm đại thần đắc lực, chẳng lẽ muốn thả cô ấy đi chiếm núi làm vua trở thành sơn tặc?
- Thế này là….thế nào? Sao không làm đại thần đắc lực thì chỉ có thể làm sơn tặc? Đệ đang khen hay đang mắng thư sinh đó?
Không thể phủ nhận, lòng hiếu kỳ của Thiên Thịnh đế chưa bao giờ được khơi lên nhiều đến thế. Hắn chưa từng thấy biểu đệ đánh giá ai cao như vậy, nhưng bây giờ đệ ấy lại vô cùng tự tin và cực kỳ sùng bái với mỗi mình thư sinh đó, sao có thể không khiến người khác hiếu kỳ cơ chứ.
- Đệ không phải khen cũng không phải mắng mà chỉ là bày ra sự thật thôi.
Hạ Nguyên không cảm thấy mình có nói lời nào hay ho.
Thiên Thịnh đế cho rằng mình nên lập tức quyết định thứ hạng trạng nguyên bảng nhãn thám hoa, sau đó niêm phong hộp giao cho thái giám đưa tất cả bài thi đỗ đạt đến Lễ bộ, để họ viết tên lên bảng vàng, sáng sớm ngày mai đúng giờ yết bảng; còn hắn thì có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian túm lấy biểu đệ, bảo đệ ấy nói nhiều hơn về chuyện của thư sinh đó; dĩ nhiên, quan trọng nhất là hiểu rõ chuyện Bắc man cấu kết với người Đại Ung bồi dưỡng mật thám là thế nào.
- A Nguyên, đệ ở đây chờ, trẫm quyết định thứ tự nhất giáp xong ngay. Sau khi đưa danh sách đỗ đạt đi, đệ lại nói cho trẫm biết người thư sinh đó là ai.
Hạ Nguyên thản nhiên nói:
- Lúc Hoàng thượng chưa quyết định xong thứ hạng, thần cũng không muốn nói với ngài họ tên của cô ấy, như vậy sẽ khiến ngài mất đi tính công bằng khi phán quyết, điều đó không phải ý nguyện của thần.
Nói xong, cậu xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ, không liếc về phía bàn dài bên kia nữa, kỳ thực trong lòng cậu sớm đã xác định___cậu đã thấy trong ba bài nhất giáp xếp thành hàng kia, có một bài với thể chữ Đài Các nhìn vô cùng quen mắt. Bạch Vân dù không phải trạng nguyên, ít nhất cũng là thám hoa.
Thiên Thịnh đế gật đầu, đứng trước bàn, cầm bút son, xem lại ba bài thi một lượt, nhắm mắt, lúc mở mắt ra lần nữa, hắn nhanh chóng viết xuống trên ba bài thi lần lượt là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, sau đó đích thân cuộn ba bài thi cho vào trong hộp màu đỏ thẫm khóa lại, kế đó thì gộp chung với hai hộp khác chứa các bài thi còn lại đi đến cửa thư phòng, gọi thái giám thân cận, nói:
- Lập tức đưa đến Lễ bộ, đích thân giao cho Triệu thượng thư.
- Tiểu nhân tuân lệnh.
Thái giám nhận lấy ba cái hộp, nhanh chóng rời đi.
Thiên Thịnh đế quay đầu nhìn Hạ Nguyên, nói:
- Bây giờ đệ có thể nói cho trẫm biết thư sinh kia là ai, lai lịch gì, quen biết với đệ thế nào rồi chứ?
Thế là, Hạ Nguyên bắt đầu nói với Thiên Thịnh đế rằng ở huyện Vĩnh Định của Thường Châu có một thôn Tiểu Quy, thôn Tiểu Quy này có lịch sử ra sao. Cậu nói sơ qua một cách đơn giản để Thiên Thịnh đế hiểu rõ người thư sinh xuất thân từ thôn Tiểu Quy thông thường sẽ có tính tình thế nào.
Kế đó____
Hạ Nguyên nói với Thiên Thịnh đế rằng người thư sinh kia tên Bạch Vân, mười tuổi thi đậu tú tài, mười sáu tuổi đậu cử nhân, hiện nay chỉ mới mười bảy tuổi (Hạ Nguyên không hề bất ngờ khi thấy chân mày Thiên Thịnh đế hơi nhướn lên, nhưng cậu vờ như không biết).
Hạ Nguyên nói với Thiên Thịnh đế rằng: Bạch Vân xuất thân nhà nghèo, trừ đọc sách giỏi ra còn tay chân nhanh nhẹn, săn thú, đốn củi, trèo cây, chơi xúc cúc, món nào cũng là cao thủ. Năm mười sáu tuổi, cô ấy giương cung bắn chim để thêm bữa ăn cho gia đình lại bắn được bồ câu đưa thư. Ban đầu cô ấy không chú ý, tùy tiện ném ống thư, ăn thịt bồ câu; sau đó thịt bồ câu ăn được nhiều hơn, vô tình phát hiện trong ống thư có kế hoạch hãm hại trung thần, lại còn là chuyện lớn thông đồng với địch, thế là cô ấy không ăn thịt bồ câu nữa, nhưng vẫn bắt sống tất cả bồ câu đưa thư, sau khi sao chép lại y hệt thư bỏ lại vào ống thư thì thả cho chim bồ câu bay đi, còn cô ấy giữ lại bút tích thực để làm chứng cứ.
Lúc này, Thiên Thịnh đế nghe đến mê mẩn, không kiềm được hỏi___
- Một thiếu niên thôn quê sao có thể nhận ra tin tức trong bồ câu đưa thư? Sao biết được nhân mã hai phe đang hợp mưu muốn hãm hại trung thần? Sao hắn biết ai là trung thần?
- Một thư sinh thôn quê đương nhiên không biết ai là trung thần, dù sao vị quan lớn nhất cô ấy từng gặp trong đời chẳng qua là thôn trưởng. Nhưng cô ấy lại biết người sắp bị hãm hại kia nên bất kể thế nào cũng phải cứu người đó.
- Chuyện này lại là sao nữa?
Thiên Thịnh đế kinh ngạc.
- Bởi vì, người đó là Triệu Tư Ẩn; mà Triệu Tư Ẩn lại là huynh trưởng cùng mẹ khác cha của cô ấy.
Đương nhiên, với tất cả các cống sĩ mà nói, nếu đã trăm cay nghìn đắng thi tới thi Đình thì chỉ làm một môn sinh thiên tử không thể nào thỏa mãn được họ. Cái họ tranh giành là tiến sĩ; người tự phụ về tài học đứng đầu thì mục tiêu duy nhất lại càng là nhất giáp, những thứ khác đều nhìn không vừa mắt.
Người đỗ đạt thi Đình, dựa theo thành tích cao thấp mà chia làm ba giáp. Nhất giáp chỉ lấy ba người: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; nhị giáp lấy mười bảy người, ban thưởng xuất thân tiến sĩ; còn lại đều liệt vào tam giáp, ban thưởng xuất thân đồng tiến sĩ.
Tuy có thể được đích thân Hoàng đế kiểm tra trên điện Kim Loan đã là vinh hạnh lớn nhất trong đời, đủ làm rạng rỡ tổ tông nhưng cống sĩ nào lại không liều cả mạng để giành được tư cách tiến sĩ trong hai mươi tên đầu. Dù sao các triều đại từ xưa tới nay, chưa có vị quan nào xuất thân đồng tiến sĩ có thể đứng đầu bách quan, đừng nói là đứng đầu bách quan mà tất cả các vị trí tốt nắm giữ thực quyền đều không tới lượt người có xuất thân đồng tiến sĩ.
Chuyện liên quan đến vận mệnh đường làm quan cả đời, tất cả thí sinh đương nhiên dốc hết toàn lực. Mỗi thí sinh đều muốn thể hiện tinh tế cách nhìn mà bản thân tự thấy là sâu sắc nhất, độc đáo nhất trên bài thi, vừa muốn phơi bày sự ưu việt xuất sắc của mình vừa muốn hợp với thánh ý, dù sao học thành văn tài hay võ nghệ đều là để bán cho nhà đế vương. Bản thân có hàng hóa tốt nhưng cũng phải phù hợp với nhu cầu của đế vương thì mới bán được.
Trên thích dưới theo; chỉ là, thánh tâm khó dò! Liệu có thể nắm bắt đúng ý thích của bề trên hay không, đến cửa ải này, toàn bộ đều dựa vào số mệnh!
Thi khoa cử giống như leo núi cao vạn nhẫn, mà đỉnh núi___thi Đình đã kết thúc trong tâm trạng giày vò vừa hăng hái vừa căng thẳng vừa sốt ruột của tất cả thí sinh.
Đại sự của thí sinh đã kết thúc, người bận rộn tiếp theo chính là các giám khảo chấm bài. Nhưng may là số người tham gia thi Đình không quá nhiều, không quá vài ngày là có thể chấm xong. Toàn bộ bài thi được chia thành ba hộp____bài thi được tất cả giám khảo nhất trí công nhận là ưu tú cho vào một hộp, danh sách trong hộp này nếu không có gì bất ngờ xảy ra thì đều là tiến sĩ nhất giáp và nhị giáp, tất cả bài thi còn lại được chia vào hai hộp đạt chuẩn và không đạt chuẩn, có thể được đề tên bảng vàng hay không thì phải xem tâm tình của Hoàng đế.
Ba hộp này nhanh chóng được dâng lên bàn Hoàng đế, nếu Hoàng đế cầu hiền tài như khát nước, sợ bỏ sót minh châu thì sẽ xem qua tất cả bài thi dù đạt chuẩn hay không đạt chuẩn một lần, có lẽ có một vài bài bị đánh giá là không đạt chuẩn nhưng vừa mắt Hoàng đế thì có thể trở mình cũng không biết chừng. Nhưng bình thường Hoàng đế đều không quá nhàn rỗi, ít nhất là không rỗi đến mức xem lại từng bài thi không đạt chuẩn, có thể xem lại trong đó vài bài đã xem như rất có tâm, rất yêu quý nhân tài rồi. Dù sao từ xưa đến nay hiếm khi mò được minh châu trong những bài không đạt chuẩn, các thí sinh biết phỏng đoán ý thích của Hoàng đế thì những người ngày ngày tiếp xúc với Hoàng đế lại càng là cao thủ quan sát sắc mặt, họ cân nhắc chọn văn chương cho Hoàng đế rất tinh rất chuẩn, những bài được cho vào hộp không đạt chuẩn tuyệt đối sẽ không xuất hiện tác phẩm khiến mắt Hoàng đế sáng lên.
Tân đế Đại Ung mới đăng cơ được hai năm, niên hiệu Thiên Thịnh, lúc này đang dạo bước trầm tư trong ngự thư phòng, thỉnh thoảng dừng bước, đi đến trước bàn đặt ba bài thi, xem từng bài một, cầm lên bút son mấy lần nhưng không cách nào quyết định, thế là đành đặt bút xuống.
Sau nửa canh giờ, thái giám đưa trái cây bánh ngọt trà thơm tới, Thiên Thịnh đế quay đầu nhìn đồng hồ nước ở góc tường, thấy mũi tên đang chỉ vào chữ “Thân sơ”, tức là đến giờ ăn tối. Đột nhiên Hoàng đế hỏi thái giám thân cận:
- Đoan Phương tới rồi à?
- Hạ nhị công tử vừa tới, đang chờ ở bên ngoài, tiểu nhân vốn định đợi đến khi Hoàng thượng dùng bữa xong mới bẩm báo.
Thái giám thân cận cùng trưởng thành với Hoàng đế từ nhỏ đến lớn, tình cảm không như bình thường, lúc đáp lời cũng không cứng nhắc rập khuôn mà có vẻ hoạt bát hơn.
- Đoan Phương không phải người ngoài, trẫm ăn bữa tối đâu cần đệ ấy tránh? Mau gọi đệ ấy vào.
Hoàng đế lại khoát tay nói tiếp:
- Ngươi đưa mọi người lui xuống đi, nơi này không cần người hầu hạ.
- Tiểu nhân tuân lệnh.
Thái giám hiểu chủ tử không muốn cho ai biết về cuộc trò chuyện lát nữa giữa ngài và Hạ nhị gia nên mới bảo mọi người lui xuống.
Lúc Hạ Nguyên bước vào, trong ngự thư phòng chỉ có mỗi mình Hoàng đế; thái giám thân cận sau khi cho lui các cung nữ thái giám khác thì tự đến canh gác ngoài thư phòng năm bước, không để bất kỳ ai đến gần hoặc quấy rầy, bảo đảm cuộc nói chuyện này của Hoàng đế tuyệt đối bí mật.
- Tham kiến___
- Miễn.
Không có người ngoài ở đây, Thiên Thịnh đế lười chờ biểu đệ làm hết lễ yết kiến, vẫy tay nói:
- Mau qua đây.
Hạ Nguyên đặt hộp gỗ trong tay lên bàn nhỏ bên cạnh, sau đó bước đến, ánh mắt quét qua ba bài thi trên bàn rồi nhìn về phía Hoàng đế, nói:
- Ngày mai yết bảng, thần ở đây chúc mừng Hoàng thượng có được anh tài trong thiên hạ. Nghe nói thí sinh tham gia thi Đình lần này không chỉ tài hoa xuất chúng mà còn khá trẻ tuổi. Người lớn nhất không quá ba mươi sáu tuổi, người nhỏ nhất chỉ mười bảy tuổi, đều trẻ trung sung sức, như mặt trời mới mọc, đủ cho ngài sử dụng ba mươi năm, hoàn thành ước nguyện vĩ đại trong lòng.
Thiên Thịnh đế cười nhẹ, hơi khổ não nói:
- Có thể thi đến thi Đình, ai không phải là tinh anh trong những người đọc sách? Chỉ là, văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, khó khăn lắm mới chọn trong hai mươi người đứng đầu được ba người, rồi lại phải quyết định thứ hạng trước sau của ba người này, quả thực khiến trẫm rất bối rối.
- Vậy thì cho tất cả thành trạng nguyên là được.
Hạ Nguyên vô trách nhiệm nói.
- Nói bậy bạ gì đó!
Thiên Thịnh đế cười mắng. Hắn biết người biểu đệ này trước giờ luôn có chừng có mực, đệ ấy thuận miệng nói linh tinh như vậy chẳng qua vì biết hắn cần một người có thể nghe hắn càm ràm oán trách một chút mà thôi. Đại sự quốc gia như chọn hiền tài dĩ nhiên cuối cùng phải do một mình Hoàng đế đảm đương, do một mình hắn quyết định cất nhắc ai bổ nhiệm ai, nếu không thì sao gọi là môn sinh thiên tử?
- Hoàng thượng, dù sao thời gian còn sớm, không vội quyết định ngay, ngài dùng bữa trước đi.
Hạ Nguyên nhìn trái cây và bánh ngọt xinh xắn trên bàn vẫn chưa được động đến, đề nghị.
- Trẫm đâu còn tâm trạng ăn nữa. Đệ ăn đi.
- Ngài không ăn thì thần đành phải nhìn thôi.
Nhân lúc xung quanh không có ai___quan trọng nhất là không có Khởi cư xá nhân và Khởi cư lang chướng mắt (Khởi cư xá nhân, Khởi cư lang: các chức quan phụ trách ghi lại lời nói và hành động của Hoàng đế để ghi vào sử sách), Thiên Thịnh đế lườm Hạ Nguyên, hầm hừ:
- Trẫm thấy đệ rõ ràng là hoàn toàn không có khẩu vị, đừng vờ như biết tuân thủ lễ nghi lắm vậy.
Tiểu tử này từ nhỏ đã giỏi giả vờ, trước mặt và sau lưng người ta cứ như hai người khác nhau, thế mà thật giả vờ được cả đời.
- Thần luôn luôn tuân thủ lễ nghi.
Hạ Nguyên ra vẻ đường hoàng nói, đồng thời nhấn mạnh:
- Toàn bộ đều nhờ biểu huynh của thần từ nhỏ đã là tấm gương tốt, biết cách dạy dỗ.
Lườm chưa đủ để thể hiện tâm trạng của Thiên Thịnh đế bèn trực tiếp trợn trắng mắt. Thân là biểu ca ruột của Hạ Nguyên, với sự “khen ngợi” này, hắn thật không dám nhận.
- Được rồi, không muốn ăn thì đừng ăn, nhân bây giờ trẫm đang rảnh, nói chuyện một tí đi.
Hôm qua Vĩnh Gia công chúa tiến cung phụng bồi thái thượng hoàng chơi xúc cúc, đặc biệt qua hỏi hắn một tiếng khi nào có thời gian rảnh, Hạ Nguyên muốn cầu kiến.
Bình thường hoàng thân tôn thất cầu kiến Hoàng đế chỉ cần tới hoàng cung nói một tiếng là được, không cần qua tầng tầng thông báo, đưa thiếp trước mấy ngày gì gì đó. Hoàng gia tuy nhiều quy củ nhưng phần lớn là dùng giữa quân thần hậu phi, còn huyết mạch chí thân trong nhà đều ngầm tùy tiện. Đợt này bận việc thi cử tuyển chọn hiền tài nên Hoàng đế trừ lúc lên triều, nghị luận chính sự và phê duyệt tấu chương ra, toàn bộ thời gian đều dùng cho việc chấm bài thi, cho nên Hạ Nguyên muốn gặp Hoàng đế một lần phải để Hoàng đế trích ra thời gian, không muốn quấy rầy chính sự của Hoàng đế.
Hạ Nguyên mỉm cười nói:
- Biểu ca, huynh còn nhớ chuyện năm năm trước, do động đất nên thái thượng hoàng ra lệnh mở lăng mộ Thái Tổ ra tu sửa không?
Biểu ca đại nhân – Thiên Thịnh Hoàng đế lườm biểu đệ nhà mình. Lúc Hạ Nguyên không gọi hắn là thái tử hay Hoàng đế có nghĩa là chuyện họ cần nói rất riêng tư, không thích hợp cho bất kỳ nhân vật lớn nào biết, mà tốt nhất họ cũng nên tạm thời gác thân phận của mình qua một bên.
- Sao không nhớ chứ. Lúc đó chuyện tu sửa lăng mộ còn do trẫm chủ trì đây này, nếu không đệ tưởng rằng loại người bá vơ như đệ có thể chen lẫn vào hoàng lăng à?
Lúc đó tu sửa lăng mộ vì để phòng ngừa thất thoát nên tất cả thợ và quan viên vào lăng đều được tuyển chọn nghiêm khắc, giới hạn số người, đồng thời lúc ra vào cần phải soát người. Nếu không nhờ lúc đó Thiên Thịnh đế còn là thái tử che chở thì Hạ Nguyên ngay cả đỉnh núi đặt hoàng lăng cũng không thấy được.
- May nhờ có biểu ca săn sóc, tiểu đệ vô cùng cảm kích.
Hạ Nguyên rất nghiêm túc chắp tay hành lễ. Tiếp theo đó, cậu cười đầy thâm ý:
- Biểu ca, vậy, chắc hẳn huynh còn nhớ “thiên hạ quán quân thiếp” chứ?
- Sao không nhớ? Năm đó trẫm tranh việc tu sửa lăng mộ không phải chỉ vì muốn vào lăng tận mắt chiêm ngưỡng “thiên hạ quán quân thiếp” hay sao?
Trên mặt Thiên Thịnh đế hiện lên biểu cảm kỳ quái vừa sùng bái vừa méo mó:
- Trẫm biết…..Thái Tổ dù sau này trở thành bá chủ một phương, dù lúc nào cũng tay không rời sách, muốn bổ khuyết nỗi tiếc nuối ít học khi còn trẻ, nhưng suy cho cùng……đã bỏ lỡ thời gian học hành tốt nhất……nét chữ không thể nào hùng hồn khí phách, tuyệt đẹp như trên tấm bia đá ngoài điện Cần Chính kia. Nhưng bản thư thiếp ấy của Thái Tổ quả thực viết cực kỳ tốt.
Thiên Thịnh đế lúc nhỏ rất sùng bái Thái Tổ, xem Thái Tổ như mục tiêu phấn đấu cả đời. Người hoàng gia đều là cầu thủ xúc cúc, Thiên Thịnh đế đương nhiên cũng không ngoại lệ, nhưng hắn lý trí hơn rất nhiều so với phụ thân và tổ phụ; ít nhất, hắn không muốn làm cao thủ xúc cúc mà chỉ muốn sau khi chết được nhận tên thụy là “Võ”. “Võ” không phải một tên thụy đẹp, còn ngầm có ý phê phán mát mẻ, nhưng Thiên Thịnh đế lại cực kỳ thích.
Bốn phương thái bình, mở rộng biên cương, giương oai thiên hạ___muốn đạt được những thứ này, một Hoàng đế bình thường không làm được. Tân đế hùng tâm dào dạt, từ nhỏ đã lập ra mục tiêu, dùng thời gian cả đời quét sạch giặc ngoại xâm biên cương, khiến vạn quốc triều bái, khiến ngoại tộc không dám xâm phạm. Hai trăm năm trước, Thái Tổ đã làm được; hai trăm năm sau, Thiên Thịnh đế muốn một lần nữa mở ra thời kỳ vinh quang thịnh thế.
- Chữ trên tấm bia đá kia hơn ở thể chữ chứ không phải chữ của chính Thái Tổ; chữ của Thái Tổ không đẹp nhưng lại có khí thế bá vương mà không ai sánh được.
Hạ Nguyên nói đúng trọng tâm.
Đương kim Hoàng thượng và đại ca nhà mình đều là người hâm mộ trung thành của Thái Tổ, đối với họ mà nói, mọi thứ về Thái Tổ đều hoàn mỹ. Nếu có gì không hoàn mỹ, mời lặp lại xem…..
- Còn không phải sao.
Hoàng đế rất tiếc nuối, rất tuân lệnh Thái Tổ nên không thể mang bản thư thiếp kia ra ngoài. Hắn hỏi:
- Tại sao đột nhiên đệ lại nhắc chuyện này?
- Đương nhiên là vì chỗ đệ có một bản mô phỏng “thiên hạ quán quân thiếp”.
Thiên Thịnh đế nghe vậy vốn định lên tiếng chế nhạo, nói với cậu là đầy đường đều có bản mô phỏng thư thiếp của Thái Tổ, kiểu nào cũng có, đồng thời đều tuyên bố là bản do mình viết mới là bản giống với bút tích thực của Thái Tổ nhất; có điều lời đến bên miệng Thiên Thịnh đế lại dừng lại. Bởi vì hắn nhớ người biểu đệ này của mình chưa bao giờ là người ăn không nói có. Đệ ấy không nói những lời đao to búa lớn, không dễ dàng đồng ý chuyện bản thân không làm được, nhưng lời đệ ấy đã nói thì chắc chắn sẽ nói được làm được.
- Mô phỏng thực sự?
Thiên Thịnh đế nửa nghi ngờ nửa kinh ngạc mừng rỡ hỏi.
- Biểu ca, huynh và đệ đều là người chân chính được thấy bút tích thực, đệ đâu qua mắt được huynh.
Hạ Nguyên chậm rãi bước đến bên bàn nhỏ để cái hộp, thong thả mở khóa, lấy ra một trục cuốn được dán kĩ lưỡng, nói:
- Huynh xem bản này trước đi.
Không đợi Hạ Nguyên mở dây lụa trên trục cuốn, Thiên Thịnh đế đã tự lấy, cẩn thận từng li từng tí kéo dây lụa, mở trục cuốn ra, sau đó, ngừng thở____
- ……..Giống, thật giống, ngay cả chữ sai cũng giống. Hình dáng và nét mực to nhỏ của khối tô lên cũng giống y như đúc……
Thiên Thịnh đế nhìn như si như say:
- Hiển nhiên, trong con chữ này thiếu khí thế sát phạt sắc bén, cái đó cũng hết cách. Năm xưa Thái Tổ từng định viết lại “thiên hạ quán quân thiếp” nhưng không được, suy cho cùng thì tâm trạng đã khác. Năm năm qua trẫm cũng thử viết, nhưng không viết được…..
- Biểu ca, huynh lại xem tiếp bản này đi.
Hạ Nguyên mỉm cười, trên tay mở ra một cuốn trục khác.
- Đừng quấy rầy trẫm thưởng thức____ô! Đây là cái gì?!
Hoàng đế vốn chỉ là không kiên nhẫn liếc qua, nào ngờ lại bị nhuệ khí lẫm liệt trong những con chữ kia hoàn toàn hấp dẫn, ngay cả bản thư thiếp mô phỏng trên tay vốn xem như trân bảo, âm thầm quyết định sẽ quý nó cả đời rơi xuống đất cũng không hay biết.
Thiên Thịnh đế sải bước lớn qua, đoạt lấy thư thiếp, lần này lại càng cẩn thận hơn, đồng thời xem kỹ từng chữ từng chữ, thử tìm ra chỗ khác biệt…..được rồi, quả thực đúng là có “một chỗ” khác biệt.
- Bản thư thiếp này không có chữ sai?
- Người nọ viết một mạch ra bản thư thiếp này, quên mất chữ sai. Sau đó cô ấy muốn viết lại một bản khác có chữ sai nhưng không viết được ý cảnh như thế nữa.
Hạ Nguyên vừa nói vừa chỉ vào cuốn trục dưới đất:
- Dù cô ấy có viết lại thế nào, cùng lắm chỉ được đến thế kia thôi.
- Hai bản này là cùng một người viết?
- Dạ phải.
- Là ai? Người luyện võ ư? Trẫm muốn triệu kiến hắn! Ngay lập tức!
Thiên Thịnh đế vội vã nói.
- Sợ là không được. Huynh không thể triệu kiến một mình cô ấy.
- Tại sao?
- Bởi vì, cô ấy í mà, có tên trong những bài thi kia, đang chờ huynh đề tên lên bảng vàng đấy! Đến lúc đó trên điện Kim Loan cũng đâu phải chỉ gặp một mình cô ấy, đúng không? Còn nữa, triệu kiến cô ấy trước lại càng không thỏa đáng.
- Là thí sinh khoa thi này?! Chỉ là một thư sinh sao?
Thiên Thịnh đế không khỏi hơi thất vọng, bởi hắn cho rằng người có thể mô phỏng bản thư thiếp khí thế hào hùng như vậy hẳn là người học võ mới phải.
- Không phải chỉ là một thư sinh đâu, Hoàng thượng.
Hạ Nguyên nói ý tứ sâu xa.
- Có ý gì?
- Người thư sinh này bảy năm trước sau khi thi tú tài không có ý định theo đường công danh, sở dĩ lên kinh ứng thí hoàn toàn là bất đắc dĩ_____vì muốn vạch trần một bí mật trước Hoàng thượng: về chuyện mật thám của tộc Bắc man ở phe ta cấu kết cùng con cháu thế gia.
- Cái gì?!
Trên đời lại có lý do đi thi kỳ lạ như vậy sao? Hắn ta xem khoa cử là gì?! Còn nữa, một thí sinh sao lại biết bí mật cỡ này?
- Người thư sinh này khổ nỗi không cách nào tố cáo việc ấy nên đành phải lên kinh ứng thí, nếu không thì, có thể cô ấy sẽ trở thành cao thủ xúc cúc đứng đầu suốt hai mươi năm tới của Đại Ung triều ta, ngay cả đệ cũng thua xa; cũng có thể cô ấy sẽ trở thành phú hộ giàu nhất Đại Ung triều trong tương lai___bởi cô ấy vốn định đi buôn bán, vị phu nhân phạm tội của Trương gia kinh thành luôn muốn nhận cô ấy làm đồ đệ, truyền thụ hết mọi tài nghệ. Đương nhiên, nếu cô ấy muốn sống thoải mái hơn thì chỉ dựa vào việc mô phỏng thư thiếp danh gia cũng đủ để cô ấy an nhàn cả đời.
Thiên Thịnh đế nghe mà trố mắt, ánh mắt không kiềm được dời về phía đống bài thi được xác định là đỗ đạt trên bàn, cùng với ba bài thi nhất giáp đang bày ra giữa bàn, chỉ là vẫn chưa phân thứ hạng một hai ba.
Người thư sinh kỳ lạ trong lời Hạ Nguyên kia thật sự có tên trong đống bài thi đó sao? Hắn nhớ lại kiểu chữ trong tất cả bài thi, rất khẳng định là không có bài nào có kiểu chữ từa tựa như bản thư thiếp này.
- A Nguyên, làm sao đệ chắc chắn người thư sinh đó có thể đề tên bảng vàng?
- Nếu cô ấy không thể đề tên bảng vàng thì nhất định là tổn thất lớn nhất trong khoa thi này của huynh.
Hạ Nguyên nhàn nhạt nói:
- Người này đã đọc qua là không quên, đầu óc nhanh nhạy linh hoạt, có thể mô phỏng tất cả thư thiếp của danh gia trong thiên hạ, nhưng không hề khoe khoang tài nghệ, bề ngoài luôn kiên trì giữ vững tác phong chuẩn mực nhất. Người vừa giỏi ứng biến vừa trầm ổn như vậy, huynh không thu về làm đại thần đắc lực, chẳng lẽ muốn thả cô ấy đi chiếm núi làm vua trở thành sơn tặc?
- Thế này là….thế nào? Sao không làm đại thần đắc lực thì chỉ có thể làm sơn tặc? Đệ đang khen hay đang mắng thư sinh đó?
Không thể phủ nhận, lòng hiếu kỳ của Thiên Thịnh đế chưa bao giờ được khơi lên nhiều đến thế. Hắn chưa từng thấy biểu đệ đánh giá ai cao như vậy, nhưng bây giờ đệ ấy lại vô cùng tự tin và cực kỳ sùng bái với mỗi mình thư sinh đó, sao có thể không khiến người khác hiếu kỳ cơ chứ.
- Đệ không phải khen cũng không phải mắng mà chỉ là bày ra sự thật thôi.
Hạ Nguyên không cảm thấy mình có nói lời nào hay ho.
Thiên Thịnh đế cho rằng mình nên lập tức quyết định thứ hạng trạng nguyên bảng nhãn thám hoa, sau đó niêm phong hộp giao cho thái giám đưa tất cả bài thi đỗ đạt đến Lễ bộ, để họ viết tên lên bảng vàng, sáng sớm ngày mai đúng giờ yết bảng; còn hắn thì có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian túm lấy biểu đệ, bảo đệ ấy nói nhiều hơn về chuyện của thư sinh đó; dĩ nhiên, quan trọng nhất là hiểu rõ chuyện Bắc man cấu kết với người Đại Ung bồi dưỡng mật thám là thế nào.
- A Nguyên, đệ ở đây chờ, trẫm quyết định thứ tự nhất giáp xong ngay. Sau khi đưa danh sách đỗ đạt đi, đệ lại nói cho trẫm biết người thư sinh đó là ai.
Hạ Nguyên thản nhiên nói:
- Lúc Hoàng thượng chưa quyết định xong thứ hạng, thần cũng không muốn nói với ngài họ tên của cô ấy, như vậy sẽ khiến ngài mất đi tính công bằng khi phán quyết, điều đó không phải ý nguyện của thần.
Nói xong, cậu xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ, không liếc về phía bàn dài bên kia nữa, kỳ thực trong lòng cậu sớm đã xác định___cậu đã thấy trong ba bài nhất giáp xếp thành hàng kia, có một bài với thể chữ Đài Các nhìn vô cùng quen mắt. Bạch Vân dù không phải trạng nguyên, ít nhất cũng là thám hoa.
Thiên Thịnh đế gật đầu, đứng trước bàn, cầm bút son, xem lại ba bài thi một lượt, nhắm mắt, lúc mở mắt ra lần nữa, hắn nhanh chóng viết xuống trên ba bài thi lần lượt là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, sau đó đích thân cuộn ba bài thi cho vào trong hộp màu đỏ thẫm khóa lại, kế đó thì gộp chung với hai hộp khác chứa các bài thi còn lại đi đến cửa thư phòng, gọi thái giám thân cận, nói:
- Lập tức đưa đến Lễ bộ, đích thân giao cho Triệu thượng thư.
- Tiểu nhân tuân lệnh.
Thái giám nhận lấy ba cái hộp, nhanh chóng rời đi.
Thiên Thịnh đế quay đầu nhìn Hạ Nguyên, nói:
- Bây giờ đệ có thể nói cho trẫm biết thư sinh kia là ai, lai lịch gì, quen biết với đệ thế nào rồi chứ?
Thế là, Hạ Nguyên bắt đầu nói với Thiên Thịnh đế rằng ở huyện Vĩnh Định của Thường Châu có một thôn Tiểu Quy, thôn Tiểu Quy này có lịch sử ra sao. Cậu nói sơ qua một cách đơn giản để Thiên Thịnh đế hiểu rõ người thư sinh xuất thân từ thôn Tiểu Quy thông thường sẽ có tính tình thế nào.
Kế đó____
Hạ Nguyên nói với Thiên Thịnh đế rằng người thư sinh kia tên Bạch Vân, mười tuổi thi đậu tú tài, mười sáu tuổi đậu cử nhân, hiện nay chỉ mới mười bảy tuổi (Hạ Nguyên không hề bất ngờ khi thấy chân mày Thiên Thịnh đế hơi nhướn lên, nhưng cậu vờ như không biết).
Hạ Nguyên nói với Thiên Thịnh đế rằng: Bạch Vân xuất thân nhà nghèo, trừ đọc sách giỏi ra còn tay chân nhanh nhẹn, săn thú, đốn củi, trèo cây, chơi xúc cúc, món nào cũng là cao thủ. Năm mười sáu tuổi, cô ấy giương cung bắn chim để thêm bữa ăn cho gia đình lại bắn được bồ câu đưa thư. Ban đầu cô ấy không chú ý, tùy tiện ném ống thư, ăn thịt bồ câu; sau đó thịt bồ câu ăn được nhiều hơn, vô tình phát hiện trong ống thư có kế hoạch hãm hại trung thần, lại còn là chuyện lớn thông đồng với địch, thế là cô ấy không ăn thịt bồ câu nữa, nhưng vẫn bắt sống tất cả bồ câu đưa thư, sau khi sao chép lại y hệt thư bỏ lại vào ống thư thì thả cho chim bồ câu bay đi, còn cô ấy giữ lại bút tích thực để làm chứng cứ.
Lúc này, Thiên Thịnh đế nghe đến mê mẩn, không kiềm được hỏi___
- Một thiếu niên thôn quê sao có thể nhận ra tin tức trong bồ câu đưa thư? Sao biết được nhân mã hai phe đang hợp mưu muốn hãm hại trung thần? Sao hắn biết ai là trung thần?
- Một thư sinh thôn quê đương nhiên không biết ai là trung thần, dù sao vị quan lớn nhất cô ấy từng gặp trong đời chẳng qua là thôn trưởng. Nhưng cô ấy lại biết người sắp bị hãm hại kia nên bất kể thế nào cũng phải cứu người đó.
- Chuyện này lại là sao nữa?
Thiên Thịnh đế kinh ngạc.
- Bởi vì, người đó là Triệu Tư Ẩn; mà Triệu Tư Ẩn lại là huynh trưởng cùng mẹ khác cha của cô ấy.
Bình luận facebook