-
Chương 2
- Mọi người bận rộn cả ngày chỉ tìm được vài cọng rau, trong khi một mình ngươi đào được khoai, ngươi cho rằng có gì tốt?
Tiểu Phương gật đầu lung tung, không biết là có nghe hiểu được lời Tiểu Vân nói hay không, ánh mắt cô bé từ đầu tới cuối luôn nhìn chằm chằm vào đống khoai kia, hai bàn tay nhỏ run run sờ củ khoai, cầm lên ước lượng, run giọng nói:
- Tiểu Vân, hình như củ nào cũng to hơn củ mà ta đào được.
- Ừ, đương nhiên.
Những củ này đều là khoai ẩn sâu dưới đất, hút no chất màu mỡ của đất suốt một mùa, sao có thể không to cho được.
- Được rồi, ngươi đừng ngây ra đó nữa, chúng ta mau chia khoai, mỗi người một nửa, ngươi chọn đi.
- A...ta không ngờ ngươi sẽ đào được nhiều như vậy, hay là, ngươi cho ta hai ba củ là được rồi...
Mặc dù rất luyến tiếc, nhưng Tiểu Phương cảm thấy mình không nên cầm nhiều đến thế.
- Nếu đã nói là chia cho ngươi một nửa thì ta sẽ không vì đào được nhiều hơn ý muốn ban đầu mà nổi lòng tham, chỉ chia cho ngươi số ít. Đừng nói nhiều nữa, mau lấy đi!
Tiểu Vân nhỏ hơn Tiểu Phương một tuổi nhưng về tính cách thì cô dứt khoát gọn gàng hơn nhiều.
Sau khi thoái thác mấy câu không được, tuy cảm thấy mình không nên cầm nhiều như vậy nhưng Tiểu Vân rất kiên trì, Tiểu Phương bèn chọn ra một nửa; đương nhiên, đều là chọn những củ tương đối nhỏ. Thân là hai gia đình nghèo nhất thôn Tiểu Quy, hiểu rõ sự thiếu thốn lương thực trong nhà lẫn nhau, mỗi ngày đều rầu rĩ vì cái ăn bữa tiếp theo, họ thật sự không có năng lực để tỏ ra khí phách.
Sau khi chia ra mỗi người tám củ khoai, Tiểu Phương giúp Tiểu Vân bó ít cành khô đem về nhà.
Lúc này trời đã hoàn toàn đen kịt, những căn nhà đất lợp cỏ tranh rách nát của hai cô bé xa xa đã lọt vào tầm mắt. Tiểu Phương bình tĩnh nhìn căn nhà có vẻ lung lay sắp ngã, bất cứ lúc nào cũng có thể bị một cơn mưa lớn làm sập của gia đình mình, đột nhiên cô bé quay đầu nói với Tiểu Vân:
- Tiểu Vân, ngươi có tin hay không, một ngày nào đó, ta sẽ để gia đình ta dọn vào trong thôn, xây một căn nhà gạch lợp ngói, chỉ cần đóng cửa, gió lạnh sẽ không thể thổi vào nhà; trong nhà có một cái giường ấm thật to, có bếp lò thật lớn, mua củi tốt nhất cháy lép bép ấm áp cả ngày. Như vậy, bất kể mùa đông thôn Tiểu Quy lạnh cỡ nào, chúng ta cũng không bao giờ sợ chết khi đang ngủ. Ngươi tin hay không?
Đi một đoạn đường dốc dài, lưng đeo gùi trúc nặng, tay kéo bó củi, Tiểu Vân xương như que củi sớm đã thở hồng hộc, cho nên câu trả lời của cô thở không ra hơi:
- Ta tin...chỉ cần dám nghĩ, con người sẽ không...khốn khó cả đời...ít nhất, sẽ không...lúc nào cũng đói...
- Dĩ nhiên! Ta sẽ làm được! Ta sẽ không ở nơi đây cả đời!
- Chúng ta...sẽ trưởng thành.
- Tiểu Vân, nếu ta phát đạt, chắc chắn sẽ giúp đỡ ngươi! Hai nhà chúng ta cùng dọn vào trong thôn! Phải xây nhà lớn!
- Được, ta cũng vậy.
Tiểu Vân bình ổn hơi thở, trịnh trọng gật đầu.
Trên gương mặt khô vàng của Tiểu Phương hiện ra nụ cười ngây thơ hiếm hoi, cũng trịnh trọng gật đầu.
- Ta nói này, Bạch gia, lão Bạch nhà cô mất đã hai năm rồi, hai năm qua cuộc sống của mẹ con cô ngày càng sa sút, chưa nói tới chuyện mùa đông năm ngoái còn suýt chết đói, mùa đông năm nay có thể chống đỡ qua nổi hay không cũng là một vấn đề, không phải sao?
- Lão thẩm, sáng nay Thúy Hoa tẩu nói với tôi, nghe nói Thận Nghiêm Am trên núi muốn tìm vài người làm việc giặt giũ quét dọn, hai ngày nữa tôi định đi theo Thúy Hoa tẩu lên núi hỏi thăm, nếu có thể được thì mùa đông năm nay không sợ nữa.
Tiểu Vân ngồi ở sau nhà, cầm một con dao chẻ củi mượn từ nhà Tiểu Phương, gắng sức chặt những cành phi lao nhỏ, chặt những nhánh cây hỗn độn thành đống củi ngay ngắn để dùng, đồng thời cố gắng phớt lờ cảm giác lạnh lẽo trên đầu.
Dao rất cùn, cô lại nhỏ người sức yếu, thường thường cùng một chỗ cô phải chém tới bốn năm nhát mới có thể chặt xuống được những nhánh cây không to lắm. Cô đã chặt rất lâu, nhưng không chặt được bao nhiêu củi trong khi chân đã tê đến mức không còn cảm giác. Nếu đã không còn cảm giác thì dứt khoát mặc kệ, cứ ra sức chặt củi, tai vểnh lên, tỉ mỉ chú ý tiếng nói chuyện đã cố ý giảm thấp âm lượng trong nhà.
Vương lão thẩm trước nay luôn lớn giọng, mặc dù đã cố gắng giảm thấp âm lượng nhưng nhà Tiểu Vân cũ nát thảm hại, có thể nói là bốn bề lộng gió nên dù giọng nói nhỏ đến đâu vẫn có thể truyền ra ngoài, truyền được bao xa không biết nhưng ít nhất, chỗ Tiểu Vân ngồi có thể nghe được rất rõ ràng.
Cho nên Tiểu Vân rất rõ Vương thẩm đang xúi giục mẹ cô tái giá.
Cô sáu tuổi đã hiểu tái giá nghĩa là gì. Không phải cô thông minh sớm mà là hơn một năm nay, số người tới cửa khuyên mẹ cô tái giá không hề ít; cô nghe nhiều, cũng hiểu được cái gọi là tái giá chính là gả cho một nam nhân khác, sống ở nhà người khác, trở thành thê tử và mẫu thân người khác, không còn là “Bạch gia” trong miệng người ta nữa, cũng không còn là mẫu thân của một mình Tiểu Vân nữa.
Tiểu Vân từng gặp rất nhiều đứa trẻ theo mẫu thân tái giá, có đứa chết đói vào năm mất mùa _____kế phụ dĩ nhiên sẽ đem số thức ăn có hạn để giữ mạng cho con mình; có đứa bị đem bán, từ đó biến mất khỏi thôn Tiểu Quy; những đứa trẻ khác trong thôn đều nói, bọn họ bị bán làm nô bộc, sống những ngày như súc vật. Đương nhiên cũng có một hai đứa không chết đói cũng không bị bán, nhưng ở trong gia đình mới phải làm lụng đầu tắt mặt tối, mệt mỏi rã rời mà suốt ngày còn bị đánh bị mắng bị bỏ đói một hai bữa.
Cho nên, nếu có thể, Tiểu Vân hi vọng mẫu thân đừng tái giá.
Ở nơi nghèo khổ như huyện Vĩnh Định, thông thường cả nam lẫn nữ mất vợ hoặc mất chồng đều sẽ nhanh chóng xây dựng gia đình mới, hết thảy vì sinh tồn, mấy thứ trinh liệt gì đó đều chưa từng nghe tới; mẹ của Tiểu Vân là mỹ nhân nổi tiếng khắp vùng, từ sau khi hài cốt của cha Bạch được xác nhận, người tới cửa làm mai chưa từng gián đoạn, nhưng đều bị Bạch nương tử cự tuyệt.
Không ai cho rằng Bạch nương tử thật sự muốn thủ tiết____mặc dù bà từng nói vậy. Nhưng một nữ nhân không nơi nương tựa không có nhi tử như bà, hoặc là đợi một mùa đông nào đó chết rét chết đói, hoặc là tái giá, chứ không có lựa chọn nào khác. Bạch nương tử hơn một năm nay không hề gật đầu đồng ý tái giá chỉ chứng tỏ rằng những người kia treo giá không đủ tốt, bà vẫn đang chờ.
Cho nên cứ mỗi cách mười ngày nửa tháng, luôn có vài phụ nhân đến tìm Bạch nương tử trò chuyện, không phải dò hỏi yêu cầu của bà thì là nói về nam nhân nào đó ở thôn nào đó không vợ muốn cưới bà. Tiếc là cho đến nay vẫn chưa ai có thể nói khiến Bạch nương tử động tâm.
Bạch nương tử nhiều lần cự tuyệt khiến các phụ nhân trong thôn bắt đầu bàn tán những lời không hay, rằng Bạch nương tử ỷ mình nhan sắc tốt nên mắt để trên đầu, yêu cầu rất cao, không vừa mắt các nông phu thợ săn thông thường, mà muốn người tốt nhất mới được! Nhan sắc đẹp đến mấy cũng không chống chọi được với tuổi tác dần già đi, làm giá cao như vậy, chẳng mấy chốc đã ba mươi rồi, một nữ nhân qua ba mươi tuổi rất khó sinh nhi tử, đến lúc đó đừng nói là chọn được một người tốt, cho dù muốn gả cũng không có nam nhân trẻ tuổi nào muốn cưới.
Đối tượng mà Vương lão thẩm lần này tới làm mai là một người ở thôn Đại Phong ba mươi tuổi góa vợ, trong nhà có ruộng, lại là ruộng nước, khoảng mười mẫu. Thôn Đại Phong là thôn giàu nhất trong bốn thôn quanh đây, các cô nương thôn Tiểu Quy có nằm mơ cũng muốn được gả qua đó, Vương lão thẩm tin rằng lần này nhất định sẽ thành, đối tượng lý tưởng như vậy, Bạch nương tử dù sao cũng nên động tâm chứ nhỉ? Kết quả bà đến chưa nói được mấy câu đã nghe Bạch nương tử nói muốn đi Thận Nghiêm Am tìm việc làm, bèn giật mình lớn tiếng_____
- Ai da! Cô đừng vờ ngớ ngẩn, Thận Nghiêm Am đó là nơi nào chứ, cô gả tới thôn Tiểu Quy cũng đã bảy tám năm rồi, không thể không hiểu, đó là chỗ có thể đi được sao? Đi có về được sao?
Thận Nghiêm Am? Tiểu Vân cau mày suy nghĩ mới nhớ ra đó là ngôi miếu ma nổi tiếng ở Vô Quy Sơn, ở đó có mấy ni cô quanh năm mặc y phục màu xám tro, sắc mặt cứng rắn nghiêm nghị sinh sống. Am không nhận đồ thờ cúng nhang đèn của thôn dân, không cho phép thôn dân vào dâng hương lễ Phật, các ni cô trong am cũng không qua lại với thôn dân; cổng am quanh năm đóng chặt, nếu có người hiếu kỳ muốn thăm dò bên trong sẽ bị nghiêm giọng xua đuổi. Nghe đâu trong am thỉnh thoảng có tiếng kêu khóc thảm thiết thê lương của nữ tử truyền ra, cho nên cái tên miếu ma mới âm thầm lan truyền trong bốn thôn dưới núi. Với tất cả những đứa trẻ mà nói, loại nơi như Thận Nghiêm Am là một sự tồn tại còn kinh khủng hơn cả bãi tha ma.
- Lão thẩm, đó là am ni cô, cho dù...bên trong có chuyện gì chúng ta không biết cũng không liên quan với chúng ta. Tôi nghe Thúy Hoa tẩu nói hai bà hầu vốn làm việc cho Thận Nghiêm Am hình như phạm lỗi gì đó nên bị sa thải. Tin tuyển người vừa truyền ra chút phong thanh đã có nhiều người muốn có công việc này. Có lẽ tiền lương và thức ăn sẽ không ít đâu.
Trong giọng nói ôn hòa của Bạch nương tử tràn đầy kỳ vọng.
- Cô đừng có cần tiền không cần mạng. Cô không biết, mấy năm trước có một bà tử thôn Lý Gia ở trong đó lặng lẽ biến mất, quan phủ không phái người truy cứu còn không nói, thôn trưởng và thôn dân thôn Lý Gia chạy đi đòi một lời giải thích, cuối cùng chỉ cầm được vài đồng tiền về, một cái mạng cứ thế mà toi mất. Bạch gia, cô dù không yêu quý mạng mình thì cũng phải nghĩ cho Tiểu Vân mới sáu tuổi nhà cô chứ, tội nghiệp nó bốn tuổi mất cha, chỉ dựa vào cô nuôi nó khôn lớn thành người. Theo ta thấy, ổn thỏa nhất đương nhiên là cô tìm một nam nhân để gả. Lão thẩm sẽ không hại cô, cô xem, người lần này của thôn Đại Phong, không phải điều kiện tốt đứng đầu sao? Với điều kiện gia đình người này, dù muốn cưới một đại khuê nữ còn được nữa là, nhưng người ta cứ vừa ý cô, mời ta tới làm mai, lần này cô đừng có đùn đẩy nữa.
- Tôi từng nói không muốn gả cho người khác nữa. Lão thẩm, tôi nói thật đấy.
- Bạch gia...ôi, lão Bạch nhà cô dù sao cũng mất rồi, ta không gọi cô là Bạch gia nữa, trực tiếp gọi cô là Thuận Nương đi. Ta nói này Thuận Nương, cô sao lại cứng đầu không biết linh hoạt như vậy hả? Cô không nghĩ xem hai năm qua may không gặp năm mất mùa, nhà thôn trưởng mới có chút dư tiếp tế cho các cô, không để các cô bữa no bữa đói chống đỡ đến bây giờ. Nhưng cô cũng đừng nghĩ chỉ dựa vào chút lương thực cứu tế đó mà sống cả đời chứ! Lão Bạch nhà cô không ruộng không đất, buông tay ra đi thì mẹ con cô không phải chờ chết đói sao? Bình thường cô liều mạng may đồ giặt giũ, xuống ruộng làm công, bận chết bận sống cả ngày cũng không kiếm đủ thức ăn một ngày. Cuộc sống như vậy, cô rốt cục còn cố chấp cái gì? Dù lão Bạch tốt với cô, cô cảm động và ghi nhớ ơn nghĩa của hắn, nhưng ơn nghĩa này có thể no được sao? Lão Bạch nhà cô dưới đất có biết cũng mong cô tìm được một người tốt, nuôi lớn Tiểu Vân đàng hoàng, không phải sao?
Vương lão thẩm không để Bạch nương tử có cơ hội nói chuyện, những lời trong bụng cứ thế tuôn ra ào ào, vẻ mặt chỉ tiếc rèn sắt không thành thép.
Thực sự không phải Vương lão thẩm thích càu nhàu mà là tiền làm mai cho Bạch nương tử quá khó kiếm!
- Lão thẩm, tôi...
Bạch nương tử vẫn không bị thuyết phục, vẻ mặt bà nhẹ nhàng đầy áy náy:
- Tôi rất cảm kích sự giúp đỡ của thôn trưởng và mọi người, tôi cũng mong đến một ngày có thể tự lực cánh sinh, không cần phiền toái trong thôn nữa, cho nên tôi sẽ theo Thúy Hoa tẩu lên núi; nếu cha Tiểu Vân trên trời phù hộ, có lẽ hai mẹ con chúng tôi sẽ có một công việc ổn định để tôi có thể nuôi Tiểu Vân khôn lớn...
- Thuận Nương, sao nói mà cô chẳng nghe được vậy! Dù cô không sợ chết, thật sự muốn kiếm việc làm ở cái miếu ma kia thì có thể làm bao lâu? Mười năm hai mươi năm? Sau đó thì sao? Cô không có nhi tử, tương lai ai sẽ dưỡng lão, ai sẽ lo việc lâm chung cho cô? Mọi người đều sống không dễ dàng, chưa từng thấy ai cưới vợ lại tiện thể rước luôn mẹ vợ. Dù người của thôn Đại Phong không thiếu lương thực cũng không muốn như vậy. Cô vẫn trông cậy vào Tiểu Vân nhà cô nuôi cô sao? Cô nếu nghĩ thế, chính là hại Tiểu Vân không thể gả được!
Lão thẩm bị Thuận Nương làm cho giận muốn bốc hỏa.
- Thẩm đừng nóng giận, là Thuận Nương không tốt, không biết tốt xấu. Lão thẩm uống miếng nước đi, nước vẫn còn ấm đấy.
- Không uống. Ta uống nhiều một hớp thì nhà cô ít đi một hớp, hai mẹ con cô không có bao nhiêu sức, còn phải chạy hơn nửa thôn qua phía Đông gánh nước. Nhà lão thẩm cũng nghèo, không giúp được gì cho cô, nhưng để cô đỡ gánh chút nước vẫn là có thể. Ôi, ta nói, người nam nhân thôn Đại Phong kia muốn cưới cô ấy mà, cách cửa nhà không tới nửa dặm là có một con suối trong, tốt lắm. Cô thật sự nghĩ cho kỹ đi, đặc biệt là khi cô đi bảy tám dặm đường núi gánh nước thì càng phải nghĩ.
Thuyết phục không được, Vương lão thẩm cũng không có ý định nán lại lâu, kéo tay Bạch nương tử dài dòng lải nhải một hồi mới rời đi.
Bạch nương tử vừa đóng cửa trước, xoay người thì thấy nữ nhi Tiểu Vân đứng ở cửa sau lặng lẽ nhìn bà.
- Tiểu Vân, đói à? Trong bếp còn một củ khoai, con ăn đi.
- Mẹ, mẹ muốn sinh nhi tử sao?
Tiểu Vân hỏi.
- Không muốn.
Bạch nương tử cười cười, đi tới trước mặt nữ nhi, sờ sờ đầu cô bé, cười nói:
- Mong rằng tới mùa xuân tóc con sẽ dài ra.
Tiểu Vân lắc lắc đầu vung tay mẫu thân ra. Cô không thích người khác chạm vào đầu mình_____đặc biệt là khi đầu trọc. Các cô bé khác trong thôn dù bị rận đầy đầu cũng không ai cạo sạch. Chỉ có con trai mới cạo sạch đầu mà thôi. Nhưng mẹ Tiểu Vân luôn có suy nghĩ khác thường, ít nhất, bà cho rằng cạo sạch tóc trên đầu là cách đối phó rận trực tiếp và hữu hiệu nhất. Ở nơi thiếu nước tắm rửa, không có thuốc nước diệt rận này, Bạch nương tử chỉ cần phát hiện trên đầu nữ nhi có rận thì chắc chắn sẽ lấy dao cạo râu của cha Bạch năm xưa ra, không nói hai lời đem tóc trên đầu nữ nhi cạo sạch.
Cho nên Tiểu Vân sáu tuổi đã biết bình tĩnh đối mặt với lựa chọn cũng như cảm nhận được nỗi bất đắc dĩ của cuộc đời_____bị cạo trọc, sau đó trốn trong nhà không ra ngoài; hoặc là, cố gắng để đầu mình chỉ nuôi tóc, không nuôi rận.
- Tại sao mẹ không muốn sinh nhi tử?
Tiểu Vân không hề bị chuyển đề tài, hỏi.
- Chẳng lẽ Tiểu Vân lớn rồi không muốn nuôi mẹ sao?
- Con sẽ nuôi mẹ.
- Cám ơn con, mẹ sẽ xem những lời này là thật.
Bạch nương tử từ ái nhìn nữ nhi.
Trái với Bạch nương tử luôn sắc mặt nhẹ nhàng tươi cười, nữ nhi Tiểu Vân của bà lại có vẻ quá nghiêm túc, ít nhất cô bé không biết nói ngọt, không thích cười, càng không hòa đồng, không quá thích chơi với bọn trẻ trong thôn; không biết có phải do phụ thân mất quá sớm, cuộc sống quá khổ cực hay không, tóm lại, Tiểu Vân là một đứa trẻ chịu khó và không thích chơi đùa.
- Con nói thật. Mẹ không tái giá, không sinh nhi tử, con sẽ nuôi mẹ. Con sẽ để mẹ mặc y phục không có miếng vá nào, sẽ mua cho mẹ trâm vàng vòng vàng để đeo, sẽ để mẹ bữa ăn nào cũng có cơm có thịt. Con sẽ lớn lên, sức cũng dần nhiều hơn, chỉ cần con lớn hơn chút nữa là có thể tự mình đi gánh nước, ngày nào cũng sẽ đổ đầy vại nước, để mẹ có thể tắm rửa mỗi ngày, một ngày muốn tắm ba lần cũng được.
Tiểu Vân kể ra từng chút một về cuộc sống tốt trong tưởng tượng để cam đoan với mẹ.
Bạch nương tử mỉm cười, trong nụ cười ấy mơ hồ mang theo ánh lệ, đôi tay bị vô số việc nặng khiến cho khô gầy thô ráp, làn da nứt nẻ lốm đốm sợ làm đau khuôn mặt nữ nhi, chỉ dám cẩn thận vỗ về nhè nhẹ.
- Mẹ, con sẽ làm được. Mẹ cứ nhìn xem!
Tiểu Vân sáu tuổi trịnh trọng lập lời thề.
Cho nên, mẹ ơi, đừng đi làm thê tử người khác, cũng đừng làm mẫu thân người khác.
Tiểu Phương gật đầu lung tung, không biết là có nghe hiểu được lời Tiểu Vân nói hay không, ánh mắt cô bé từ đầu tới cuối luôn nhìn chằm chằm vào đống khoai kia, hai bàn tay nhỏ run run sờ củ khoai, cầm lên ước lượng, run giọng nói:
- Tiểu Vân, hình như củ nào cũng to hơn củ mà ta đào được.
- Ừ, đương nhiên.
Những củ này đều là khoai ẩn sâu dưới đất, hút no chất màu mỡ của đất suốt một mùa, sao có thể không to cho được.
- Được rồi, ngươi đừng ngây ra đó nữa, chúng ta mau chia khoai, mỗi người một nửa, ngươi chọn đi.
- A...ta không ngờ ngươi sẽ đào được nhiều như vậy, hay là, ngươi cho ta hai ba củ là được rồi...
Mặc dù rất luyến tiếc, nhưng Tiểu Phương cảm thấy mình không nên cầm nhiều đến thế.
- Nếu đã nói là chia cho ngươi một nửa thì ta sẽ không vì đào được nhiều hơn ý muốn ban đầu mà nổi lòng tham, chỉ chia cho ngươi số ít. Đừng nói nhiều nữa, mau lấy đi!
Tiểu Vân nhỏ hơn Tiểu Phương một tuổi nhưng về tính cách thì cô dứt khoát gọn gàng hơn nhiều.
Sau khi thoái thác mấy câu không được, tuy cảm thấy mình không nên cầm nhiều như vậy nhưng Tiểu Vân rất kiên trì, Tiểu Phương bèn chọn ra một nửa; đương nhiên, đều là chọn những củ tương đối nhỏ. Thân là hai gia đình nghèo nhất thôn Tiểu Quy, hiểu rõ sự thiếu thốn lương thực trong nhà lẫn nhau, mỗi ngày đều rầu rĩ vì cái ăn bữa tiếp theo, họ thật sự không có năng lực để tỏ ra khí phách.
Sau khi chia ra mỗi người tám củ khoai, Tiểu Phương giúp Tiểu Vân bó ít cành khô đem về nhà.
Lúc này trời đã hoàn toàn đen kịt, những căn nhà đất lợp cỏ tranh rách nát của hai cô bé xa xa đã lọt vào tầm mắt. Tiểu Phương bình tĩnh nhìn căn nhà có vẻ lung lay sắp ngã, bất cứ lúc nào cũng có thể bị một cơn mưa lớn làm sập của gia đình mình, đột nhiên cô bé quay đầu nói với Tiểu Vân:
- Tiểu Vân, ngươi có tin hay không, một ngày nào đó, ta sẽ để gia đình ta dọn vào trong thôn, xây một căn nhà gạch lợp ngói, chỉ cần đóng cửa, gió lạnh sẽ không thể thổi vào nhà; trong nhà có một cái giường ấm thật to, có bếp lò thật lớn, mua củi tốt nhất cháy lép bép ấm áp cả ngày. Như vậy, bất kể mùa đông thôn Tiểu Quy lạnh cỡ nào, chúng ta cũng không bao giờ sợ chết khi đang ngủ. Ngươi tin hay không?
Đi một đoạn đường dốc dài, lưng đeo gùi trúc nặng, tay kéo bó củi, Tiểu Vân xương như que củi sớm đã thở hồng hộc, cho nên câu trả lời của cô thở không ra hơi:
- Ta tin...chỉ cần dám nghĩ, con người sẽ không...khốn khó cả đời...ít nhất, sẽ không...lúc nào cũng đói...
- Dĩ nhiên! Ta sẽ làm được! Ta sẽ không ở nơi đây cả đời!
- Chúng ta...sẽ trưởng thành.
- Tiểu Vân, nếu ta phát đạt, chắc chắn sẽ giúp đỡ ngươi! Hai nhà chúng ta cùng dọn vào trong thôn! Phải xây nhà lớn!
- Được, ta cũng vậy.
Tiểu Vân bình ổn hơi thở, trịnh trọng gật đầu.
Trên gương mặt khô vàng của Tiểu Phương hiện ra nụ cười ngây thơ hiếm hoi, cũng trịnh trọng gật đầu.
- Ta nói này, Bạch gia, lão Bạch nhà cô mất đã hai năm rồi, hai năm qua cuộc sống của mẹ con cô ngày càng sa sút, chưa nói tới chuyện mùa đông năm ngoái còn suýt chết đói, mùa đông năm nay có thể chống đỡ qua nổi hay không cũng là một vấn đề, không phải sao?
- Lão thẩm, sáng nay Thúy Hoa tẩu nói với tôi, nghe nói Thận Nghiêm Am trên núi muốn tìm vài người làm việc giặt giũ quét dọn, hai ngày nữa tôi định đi theo Thúy Hoa tẩu lên núi hỏi thăm, nếu có thể được thì mùa đông năm nay không sợ nữa.
Tiểu Vân ngồi ở sau nhà, cầm một con dao chẻ củi mượn từ nhà Tiểu Phương, gắng sức chặt những cành phi lao nhỏ, chặt những nhánh cây hỗn độn thành đống củi ngay ngắn để dùng, đồng thời cố gắng phớt lờ cảm giác lạnh lẽo trên đầu.
Dao rất cùn, cô lại nhỏ người sức yếu, thường thường cùng một chỗ cô phải chém tới bốn năm nhát mới có thể chặt xuống được những nhánh cây không to lắm. Cô đã chặt rất lâu, nhưng không chặt được bao nhiêu củi trong khi chân đã tê đến mức không còn cảm giác. Nếu đã không còn cảm giác thì dứt khoát mặc kệ, cứ ra sức chặt củi, tai vểnh lên, tỉ mỉ chú ý tiếng nói chuyện đã cố ý giảm thấp âm lượng trong nhà.
Vương lão thẩm trước nay luôn lớn giọng, mặc dù đã cố gắng giảm thấp âm lượng nhưng nhà Tiểu Vân cũ nát thảm hại, có thể nói là bốn bề lộng gió nên dù giọng nói nhỏ đến đâu vẫn có thể truyền ra ngoài, truyền được bao xa không biết nhưng ít nhất, chỗ Tiểu Vân ngồi có thể nghe được rất rõ ràng.
Cho nên Tiểu Vân rất rõ Vương thẩm đang xúi giục mẹ cô tái giá.
Cô sáu tuổi đã hiểu tái giá nghĩa là gì. Không phải cô thông minh sớm mà là hơn một năm nay, số người tới cửa khuyên mẹ cô tái giá không hề ít; cô nghe nhiều, cũng hiểu được cái gọi là tái giá chính là gả cho một nam nhân khác, sống ở nhà người khác, trở thành thê tử và mẫu thân người khác, không còn là “Bạch gia” trong miệng người ta nữa, cũng không còn là mẫu thân của một mình Tiểu Vân nữa.
Tiểu Vân từng gặp rất nhiều đứa trẻ theo mẫu thân tái giá, có đứa chết đói vào năm mất mùa _____kế phụ dĩ nhiên sẽ đem số thức ăn có hạn để giữ mạng cho con mình; có đứa bị đem bán, từ đó biến mất khỏi thôn Tiểu Quy; những đứa trẻ khác trong thôn đều nói, bọn họ bị bán làm nô bộc, sống những ngày như súc vật. Đương nhiên cũng có một hai đứa không chết đói cũng không bị bán, nhưng ở trong gia đình mới phải làm lụng đầu tắt mặt tối, mệt mỏi rã rời mà suốt ngày còn bị đánh bị mắng bị bỏ đói một hai bữa.
Cho nên, nếu có thể, Tiểu Vân hi vọng mẫu thân đừng tái giá.
Ở nơi nghèo khổ như huyện Vĩnh Định, thông thường cả nam lẫn nữ mất vợ hoặc mất chồng đều sẽ nhanh chóng xây dựng gia đình mới, hết thảy vì sinh tồn, mấy thứ trinh liệt gì đó đều chưa từng nghe tới; mẹ của Tiểu Vân là mỹ nhân nổi tiếng khắp vùng, từ sau khi hài cốt của cha Bạch được xác nhận, người tới cửa làm mai chưa từng gián đoạn, nhưng đều bị Bạch nương tử cự tuyệt.
Không ai cho rằng Bạch nương tử thật sự muốn thủ tiết____mặc dù bà từng nói vậy. Nhưng một nữ nhân không nơi nương tựa không có nhi tử như bà, hoặc là đợi một mùa đông nào đó chết rét chết đói, hoặc là tái giá, chứ không có lựa chọn nào khác. Bạch nương tử hơn một năm nay không hề gật đầu đồng ý tái giá chỉ chứng tỏ rằng những người kia treo giá không đủ tốt, bà vẫn đang chờ.
Cho nên cứ mỗi cách mười ngày nửa tháng, luôn có vài phụ nhân đến tìm Bạch nương tử trò chuyện, không phải dò hỏi yêu cầu của bà thì là nói về nam nhân nào đó ở thôn nào đó không vợ muốn cưới bà. Tiếc là cho đến nay vẫn chưa ai có thể nói khiến Bạch nương tử động tâm.
Bạch nương tử nhiều lần cự tuyệt khiến các phụ nhân trong thôn bắt đầu bàn tán những lời không hay, rằng Bạch nương tử ỷ mình nhan sắc tốt nên mắt để trên đầu, yêu cầu rất cao, không vừa mắt các nông phu thợ săn thông thường, mà muốn người tốt nhất mới được! Nhan sắc đẹp đến mấy cũng không chống chọi được với tuổi tác dần già đi, làm giá cao như vậy, chẳng mấy chốc đã ba mươi rồi, một nữ nhân qua ba mươi tuổi rất khó sinh nhi tử, đến lúc đó đừng nói là chọn được một người tốt, cho dù muốn gả cũng không có nam nhân trẻ tuổi nào muốn cưới.
Đối tượng mà Vương lão thẩm lần này tới làm mai là một người ở thôn Đại Phong ba mươi tuổi góa vợ, trong nhà có ruộng, lại là ruộng nước, khoảng mười mẫu. Thôn Đại Phong là thôn giàu nhất trong bốn thôn quanh đây, các cô nương thôn Tiểu Quy có nằm mơ cũng muốn được gả qua đó, Vương lão thẩm tin rằng lần này nhất định sẽ thành, đối tượng lý tưởng như vậy, Bạch nương tử dù sao cũng nên động tâm chứ nhỉ? Kết quả bà đến chưa nói được mấy câu đã nghe Bạch nương tử nói muốn đi Thận Nghiêm Am tìm việc làm, bèn giật mình lớn tiếng_____
- Ai da! Cô đừng vờ ngớ ngẩn, Thận Nghiêm Am đó là nơi nào chứ, cô gả tới thôn Tiểu Quy cũng đã bảy tám năm rồi, không thể không hiểu, đó là chỗ có thể đi được sao? Đi có về được sao?
Thận Nghiêm Am? Tiểu Vân cau mày suy nghĩ mới nhớ ra đó là ngôi miếu ma nổi tiếng ở Vô Quy Sơn, ở đó có mấy ni cô quanh năm mặc y phục màu xám tro, sắc mặt cứng rắn nghiêm nghị sinh sống. Am không nhận đồ thờ cúng nhang đèn của thôn dân, không cho phép thôn dân vào dâng hương lễ Phật, các ni cô trong am cũng không qua lại với thôn dân; cổng am quanh năm đóng chặt, nếu có người hiếu kỳ muốn thăm dò bên trong sẽ bị nghiêm giọng xua đuổi. Nghe đâu trong am thỉnh thoảng có tiếng kêu khóc thảm thiết thê lương của nữ tử truyền ra, cho nên cái tên miếu ma mới âm thầm lan truyền trong bốn thôn dưới núi. Với tất cả những đứa trẻ mà nói, loại nơi như Thận Nghiêm Am là một sự tồn tại còn kinh khủng hơn cả bãi tha ma.
- Lão thẩm, đó là am ni cô, cho dù...bên trong có chuyện gì chúng ta không biết cũng không liên quan với chúng ta. Tôi nghe Thúy Hoa tẩu nói hai bà hầu vốn làm việc cho Thận Nghiêm Am hình như phạm lỗi gì đó nên bị sa thải. Tin tuyển người vừa truyền ra chút phong thanh đã có nhiều người muốn có công việc này. Có lẽ tiền lương và thức ăn sẽ không ít đâu.
Trong giọng nói ôn hòa của Bạch nương tử tràn đầy kỳ vọng.
- Cô đừng có cần tiền không cần mạng. Cô không biết, mấy năm trước có một bà tử thôn Lý Gia ở trong đó lặng lẽ biến mất, quan phủ không phái người truy cứu còn không nói, thôn trưởng và thôn dân thôn Lý Gia chạy đi đòi một lời giải thích, cuối cùng chỉ cầm được vài đồng tiền về, một cái mạng cứ thế mà toi mất. Bạch gia, cô dù không yêu quý mạng mình thì cũng phải nghĩ cho Tiểu Vân mới sáu tuổi nhà cô chứ, tội nghiệp nó bốn tuổi mất cha, chỉ dựa vào cô nuôi nó khôn lớn thành người. Theo ta thấy, ổn thỏa nhất đương nhiên là cô tìm một nam nhân để gả. Lão thẩm sẽ không hại cô, cô xem, người lần này của thôn Đại Phong, không phải điều kiện tốt đứng đầu sao? Với điều kiện gia đình người này, dù muốn cưới một đại khuê nữ còn được nữa là, nhưng người ta cứ vừa ý cô, mời ta tới làm mai, lần này cô đừng có đùn đẩy nữa.
- Tôi từng nói không muốn gả cho người khác nữa. Lão thẩm, tôi nói thật đấy.
- Bạch gia...ôi, lão Bạch nhà cô dù sao cũng mất rồi, ta không gọi cô là Bạch gia nữa, trực tiếp gọi cô là Thuận Nương đi. Ta nói này Thuận Nương, cô sao lại cứng đầu không biết linh hoạt như vậy hả? Cô không nghĩ xem hai năm qua may không gặp năm mất mùa, nhà thôn trưởng mới có chút dư tiếp tế cho các cô, không để các cô bữa no bữa đói chống đỡ đến bây giờ. Nhưng cô cũng đừng nghĩ chỉ dựa vào chút lương thực cứu tế đó mà sống cả đời chứ! Lão Bạch nhà cô không ruộng không đất, buông tay ra đi thì mẹ con cô không phải chờ chết đói sao? Bình thường cô liều mạng may đồ giặt giũ, xuống ruộng làm công, bận chết bận sống cả ngày cũng không kiếm đủ thức ăn một ngày. Cuộc sống như vậy, cô rốt cục còn cố chấp cái gì? Dù lão Bạch tốt với cô, cô cảm động và ghi nhớ ơn nghĩa của hắn, nhưng ơn nghĩa này có thể no được sao? Lão Bạch nhà cô dưới đất có biết cũng mong cô tìm được một người tốt, nuôi lớn Tiểu Vân đàng hoàng, không phải sao?
Vương lão thẩm không để Bạch nương tử có cơ hội nói chuyện, những lời trong bụng cứ thế tuôn ra ào ào, vẻ mặt chỉ tiếc rèn sắt không thành thép.
Thực sự không phải Vương lão thẩm thích càu nhàu mà là tiền làm mai cho Bạch nương tử quá khó kiếm!
- Lão thẩm, tôi...
Bạch nương tử vẫn không bị thuyết phục, vẻ mặt bà nhẹ nhàng đầy áy náy:
- Tôi rất cảm kích sự giúp đỡ của thôn trưởng và mọi người, tôi cũng mong đến một ngày có thể tự lực cánh sinh, không cần phiền toái trong thôn nữa, cho nên tôi sẽ theo Thúy Hoa tẩu lên núi; nếu cha Tiểu Vân trên trời phù hộ, có lẽ hai mẹ con chúng tôi sẽ có một công việc ổn định để tôi có thể nuôi Tiểu Vân khôn lớn...
- Thuận Nương, sao nói mà cô chẳng nghe được vậy! Dù cô không sợ chết, thật sự muốn kiếm việc làm ở cái miếu ma kia thì có thể làm bao lâu? Mười năm hai mươi năm? Sau đó thì sao? Cô không có nhi tử, tương lai ai sẽ dưỡng lão, ai sẽ lo việc lâm chung cho cô? Mọi người đều sống không dễ dàng, chưa từng thấy ai cưới vợ lại tiện thể rước luôn mẹ vợ. Dù người của thôn Đại Phong không thiếu lương thực cũng không muốn như vậy. Cô vẫn trông cậy vào Tiểu Vân nhà cô nuôi cô sao? Cô nếu nghĩ thế, chính là hại Tiểu Vân không thể gả được!
Lão thẩm bị Thuận Nương làm cho giận muốn bốc hỏa.
- Thẩm đừng nóng giận, là Thuận Nương không tốt, không biết tốt xấu. Lão thẩm uống miếng nước đi, nước vẫn còn ấm đấy.
- Không uống. Ta uống nhiều một hớp thì nhà cô ít đi một hớp, hai mẹ con cô không có bao nhiêu sức, còn phải chạy hơn nửa thôn qua phía Đông gánh nước. Nhà lão thẩm cũng nghèo, không giúp được gì cho cô, nhưng để cô đỡ gánh chút nước vẫn là có thể. Ôi, ta nói, người nam nhân thôn Đại Phong kia muốn cưới cô ấy mà, cách cửa nhà không tới nửa dặm là có một con suối trong, tốt lắm. Cô thật sự nghĩ cho kỹ đi, đặc biệt là khi cô đi bảy tám dặm đường núi gánh nước thì càng phải nghĩ.
Thuyết phục không được, Vương lão thẩm cũng không có ý định nán lại lâu, kéo tay Bạch nương tử dài dòng lải nhải một hồi mới rời đi.
Bạch nương tử vừa đóng cửa trước, xoay người thì thấy nữ nhi Tiểu Vân đứng ở cửa sau lặng lẽ nhìn bà.
- Tiểu Vân, đói à? Trong bếp còn một củ khoai, con ăn đi.
- Mẹ, mẹ muốn sinh nhi tử sao?
Tiểu Vân hỏi.
- Không muốn.
Bạch nương tử cười cười, đi tới trước mặt nữ nhi, sờ sờ đầu cô bé, cười nói:
- Mong rằng tới mùa xuân tóc con sẽ dài ra.
Tiểu Vân lắc lắc đầu vung tay mẫu thân ra. Cô không thích người khác chạm vào đầu mình_____đặc biệt là khi đầu trọc. Các cô bé khác trong thôn dù bị rận đầy đầu cũng không ai cạo sạch. Chỉ có con trai mới cạo sạch đầu mà thôi. Nhưng mẹ Tiểu Vân luôn có suy nghĩ khác thường, ít nhất, bà cho rằng cạo sạch tóc trên đầu là cách đối phó rận trực tiếp và hữu hiệu nhất. Ở nơi thiếu nước tắm rửa, không có thuốc nước diệt rận này, Bạch nương tử chỉ cần phát hiện trên đầu nữ nhi có rận thì chắc chắn sẽ lấy dao cạo râu của cha Bạch năm xưa ra, không nói hai lời đem tóc trên đầu nữ nhi cạo sạch.
Cho nên Tiểu Vân sáu tuổi đã biết bình tĩnh đối mặt với lựa chọn cũng như cảm nhận được nỗi bất đắc dĩ của cuộc đời_____bị cạo trọc, sau đó trốn trong nhà không ra ngoài; hoặc là, cố gắng để đầu mình chỉ nuôi tóc, không nuôi rận.
- Tại sao mẹ không muốn sinh nhi tử?
Tiểu Vân không hề bị chuyển đề tài, hỏi.
- Chẳng lẽ Tiểu Vân lớn rồi không muốn nuôi mẹ sao?
- Con sẽ nuôi mẹ.
- Cám ơn con, mẹ sẽ xem những lời này là thật.
Bạch nương tử từ ái nhìn nữ nhi.
Trái với Bạch nương tử luôn sắc mặt nhẹ nhàng tươi cười, nữ nhi Tiểu Vân của bà lại có vẻ quá nghiêm túc, ít nhất cô bé không biết nói ngọt, không thích cười, càng không hòa đồng, không quá thích chơi với bọn trẻ trong thôn; không biết có phải do phụ thân mất quá sớm, cuộc sống quá khổ cực hay không, tóm lại, Tiểu Vân là một đứa trẻ chịu khó và không thích chơi đùa.
- Con nói thật. Mẹ không tái giá, không sinh nhi tử, con sẽ nuôi mẹ. Con sẽ để mẹ mặc y phục không có miếng vá nào, sẽ mua cho mẹ trâm vàng vòng vàng để đeo, sẽ để mẹ bữa ăn nào cũng có cơm có thịt. Con sẽ lớn lên, sức cũng dần nhiều hơn, chỉ cần con lớn hơn chút nữa là có thể tự mình đi gánh nước, ngày nào cũng sẽ đổ đầy vại nước, để mẹ có thể tắm rửa mỗi ngày, một ngày muốn tắm ba lần cũng được.
Tiểu Vân kể ra từng chút một về cuộc sống tốt trong tưởng tượng để cam đoan với mẹ.
Bạch nương tử mỉm cười, trong nụ cười ấy mơ hồ mang theo ánh lệ, đôi tay bị vô số việc nặng khiến cho khô gầy thô ráp, làn da nứt nẻ lốm đốm sợ làm đau khuôn mặt nữ nhi, chỉ dám cẩn thận vỗ về nhè nhẹ.
- Mẹ, con sẽ làm được. Mẹ cứ nhìn xem!
Tiểu Vân sáu tuổi trịnh trọng lập lời thề.
Cho nên, mẹ ơi, đừng đi làm thê tử người khác, cũng đừng làm mẫu thân người khác.
Bình luận facebook