-
Chương 71: Hoàng hậu hồng hạnh xuất tường 17
Minh Trí quốc, mỗi năm một lần sẽ tổ chức cúng bái lễ tế giao.
Lễ tế giao, thường được gọi là lễ tế Nam Giao. Là nghi lễ tế trời do bậc quân chủ đời trước nghĩ ra theo văn hoá Khổng Tử mà tiến hành. Đây được coi là nghi thức xếp vào hàng Đại tự (lễ lớn) và là lễ tế linh thiêng bậc nhất của các triều đại phong kiến.
Địa điểm thực hiện nghi thức tại đền Thiên Đàn, chính điện Kỳ Niên, trên đỉnh núi Như Lai. Thiên Đàn được người đời gọi là Đàn thờ Trời, có rất nhiều các điện thờ để cúng bái chư vị thần linh. Ngày Đông chí hàng năm, Đế hậu cùng toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn. Mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay. Tại đó Hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cùng Quốc sư, cầu cho mùa màng bội thu, dân chúng ấm no hoà hảo...
Cũng như lễ tế Trời, lễ tế Đất sẽ tổ chức vào hạ chí mọi năm.
Tuy những năm gần đây đạo làm vua của Lưu Tổ Đế như củ chuối, nhưng đây là truyền thống lâu đời rồi. Dù lão ta trị nước không nghiêm nhưng vẫn phải tuân theo quy chế.
Nghi thức tế lễ diễn ra ba ngày liên tiếp, trước ba ngày đấy mấy ngày, tất cả mọi người đều phải tập trung ở đỉnh núi Như Lai. Thánh Âm ngồi trong bồn tắm nơi trắc điện Trai cung, tiến hành tắm rửa thanh tịnh cơ thể cho lễ tế. Hai ngày ở đây ăn chay ở đây khiến khẩu vị nàng nhạt đi nhiều. Còn một canh giờ nữa là lễ tế giao bắt đầu, trong khoảng thời gian này mọi người phải đứng trước Thiên Đàn đón chờ Đế hậu.
Dù cho lúc ở trong Thiên Đàn phải ăn chay đơn giản nhưng khi cúng bái thì mâm cỗ luôn luôn phải bao gồm đống (*)tô nhục, mâm ngũ quả cùng vài chiếc bánh gạo hoa lan cổ truyền. Thánh Âm được đám cung nhân khoác lên năm lớp phượng phục nặng trịch. Bộ bên trong mỏng nhưng càng ra ngoài càng dày cộp. Đến lớp cuối cùng thì nàng khoác áo bào thêu (**)phượng vân. Một đầu tóc đen búi thấp đơn giản. Quả là lễ tế, xem ra bộ trang phục này so với đại điển phong hậu còn nhẹ nhàng hơn nhiều.
(*) Tô nhục: tô thịt.
(**) Phượng vân: phượng hoàng và mây.
Ngự liễn của Hoàng đế xa giá đã đi trước. Thánh Âm nhanh nhẹn làm theo lời khuyên nhủ từ ái của bà ma ma đi cạnh, ngồi vào Phượng liễn, để đám người hầu đưa mình lên đỉnh núi Như Lai.
Hoàng hậu luôn có một chỗ đứng riêng đằng sau Hoàng thượng. Sau đấy là vị trí của các Thân vương, quận vương, vương công quý tộc nhà quan lại. Càng xuống thấp thì chức vị càng nhỏ nhoi. Thánh Âm ngồi trong kiệu, trái mông tròn của nàng bị ê ẩm tới nỗi sắp hỏng rồi...
Nghi thức cổ đại, không chỉ rườm rà mà còn rất phiền toái.
...
Tùng, tùng, tùng, tùng...
Từng hồi trống oanh liệt vang vọng khắp chốn không gian đỉnh núi Như Lai. Ngay tức khắc, mọi tạp âm nhốn nháo bèn bị dập tắt. Vạn vật chìm vào tĩnh lặng tới nỗi mơ hồ có thể nghe thấy tiếng kim rơi. Bầu trời xanh trong vắt, đống chim đậu trên nhành cây bị thanh âm cái trống doạ sợ, giang cánh bay xa.
Lưu Tổ Đế mặc long bào màu vàng kim rực rỡ tượng trưng cho Thiên tử. Đầu đội hoàng kim quan cao quý, đạp từng bước chân đi đến gần bài vị của (1)Hạo Thiên Thượng Đế cùng các thần linh, giơ cao quyển Kinh lễ đọc bài tế văn. Đám người sau lão đều nghiêm cẩn, trang trọng cúi đầu. Trong tình huống linh thiêng này mà ai dám đùa cợt chứng tỏ tên đó bị ngu.
(1)Hạo Thiên Thượng Đế: Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Hạo Thiên Thượng Đế là vị thần tối cao cai quản cõi trời (Thiên đình) vì thế Hoàng đế là người đứng đầu thế giới loài người phải thay mặt toàn thể dân chúng mà làm lễ tế trời.
Đọc xong tràng dài tế văn thứ nhất, hồi trống thứ hai liền vang lên. Quốc sư từ đài cao đang làm lễ khẽ nghiêng người, cúi đầu ý chỉ cái bàn thờ. Lưu Tổ Đế nhanh chóng nhận lấy nén nhang từ tay vị (2)thần quan nọ, châm lửa một cái, mới dám đi đến cắm nó vô chậu nhang.
(2) Thần quan: chức quan liên quan đến thần linh.
Chính là vào khoảnh khắc này, một biến cố kinh khủng đã âm thầm nảy sinh.
Đài làm lễ cao cùng chỗ đứng của Thánh Âm cách nhau khá xa, nàng không thể nhìn rõ được động tác của Lưu Tổ Đế cùng chuyện gì sẽ xảy ra. Mà thực tế thì tiểu yêu tinh vốn không có hứng thú với mấy điều đây.
Hệ thống chủ dường như rất yêu thích việc quăng bom. Trong khi mà đầu óc Thánh Âm đang nghĩ vẩn vơ về âm nhạc - niềm vui của cuộc sống thì chợt con mợ hệ thống đã chết lâu năm bèn đội mồ sống dậy: [ Túc chủ thân ái, bảo vệ thân thể thật tốt.]
Chơi gì kì zậy? Nói vậy ông nội nhà ngươi cũng đếch hiểu?
Thánh Âm định mở mồm hỏi lại nó. Nhưng chợt có một tiếng xẹt xẹt kì quái đập thẳng vào tai nàng...
Cảm tưởng giống...có một sự nguy hiểm gì đấy sắp ập tới...
Nhớ lại lời hệ thống chủ vừa "tốt bụng" khuyên nhủ. Hải yêu bèn lấy hai tay ôm đầu, lùi ra sau vài bước...Quá đông người, chạy không thoát.
"Bệ hạ, cẩn thận!" Quốc sư là người đứng gần Hoàng đế nhất. Ông ta kinh hãi gào thét...
Chỉ là đã muộn mất rồi...
Bùm!
Tiếng nổ kinh thiên động địa vang ầm ầm, đất núi rung chuyển như muốn sụp đổ. Đám người đằng sau liền náo loạn gào thét đầy thống thiết. Trước khi rơi vào đống đá mòn kia, Thánh Âm chỉ muốn chửi bậy...
Dân cổ đại mẹ nó còn chơi bom tấn à???
Thôi, kiếp sau đầu thai ta lại làm hảo hán.
Lễ tế giao, thường được gọi là lễ tế Nam Giao. Là nghi lễ tế trời do bậc quân chủ đời trước nghĩ ra theo văn hoá Khổng Tử mà tiến hành. Đây được coi là nghi thức xếp vào hàng Đại tự (lễ lớn) và là lễ tế linh thiêng bậc nhất của các triều đại phong kiến.
Địa điểm thực hiện nghi thức tại đền Thiên Đàn, chính điện Kỳ Niên, trên đỉnh núi Như Lai. Thiên Đàn được người đời gọi là Đàn thờ Trời, có rất nhiều các điện thờ để cúng bái chư vị thần linh. Ngày Đông chí hàng năm, Đế hậu cùng toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn. Mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay. Tại đó Hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cùng Quốc sư, cầu cho mùa màng bội thu, dân chúng ấm no hoà hảo...
Cũng như lễ tế Trời, lễ tế Đất sẽ tổ chức vào hạ chí mọi năm.
Tuy những năm gần đây đạo làm vua của Lưu Tổ Đế như củ chuối, nhưng đây là truyền thống lâu đời rồi. Dù lão ta trị nước không nghiêm nhưng vẫn phải tuân theo quy chế.
Nghi thức tế lễ diễn ra ba ngày liên tiếp, trước ba ngày đấy mấy ngày, tất cả mọi người đều phải tập trung ở đỉnh núi Như Lai. Thánh Âm ngồi trong bồn tắm nơi trắc điện Trai cung, tiến hành tắm rửa thanh tịnh cơ thể cho lễ tế. Hai ngày ở đây ăn chay ở đây khiến khẩu vị nàng nhạt đi nhiều. Còn một canh giờ nữa là lễ tế giao bắt đầu, trong khoảng thời gian này mọi người phải đứng trước Thiên Đàn đón chờ Đế hậu.
Dù cho lúc ở trong Thiên Đàn phải ăn chay đơn giản nhưng khi cúng bái thì mâm cỗ luôn luôn phải bao gồm đống (*)tô nhục, mâm ngũ quả cùng vài chiếc bánh gạo hoa lan cổ truyền. Thánh Âm được đám cung nhân khoác lên năm lớp phượng phục nặng trịch. Bộ bên trong mỏng nhưng càng ra ngoài càng dày cộp. Đến lớp cuối cùng thì nàng khoác áo bào thêu (**)phượng vân. Một đầu tóc đen búi thấp đơn giản. Quả là lễ tế, xem ra bộ trang phục này so với đại điển phong hậu còn nhẹ nhàng hơn nhiều.
(*) Tô nhục: tô thịt.
(**) Phượng vân: phượng hoàng và mây.
Ngự liễn của Hoàng đế xa giá đã đi trước. Thánh Âm nhanh nhẹn làm theo lời khuyên nhủ từ ái của bà ma ma đi cạnh, ngồi vào Phượng liễn, để đám người hầu đưa mình lên đỉnh núi Như Lai.
Hoàng hậu luôn có một chỗ đứng riêng đằng sau Hoàng thượng. Sau đấy là vị trí của các Thân vương, quận vương, vương công quý tộc nhà quan lại. Càng xuống thấp thì chức vị càng nhỏ nhoi. Thánh Âm ngồi trong kiệu, trái mông tròn của nàng bị ê ẩm tới nỗi sắp hỏng rồi...
Nghi thức cổ đại, không chỉ rườm rà mà còn rất phiền toái.
...
Tùng, tùng, tùng, tùng...
Từng hồi trống oanh liệt vang vọng khắp chốn không gian đỉnh núi Như Lai. Ngay tức khắc, mọi tạp âm nhốn nháo bèn bị dập tắt. Vạn vật chìm vào tĩnh lặng tới nỗi mơ hồ có thể nghe thấy tiếng kim rơi. Bầu trời xanh trong vắt, đống chim đậu trên nhành cây bị thanh âm cái trống doạ sợ, giang cánh bay xa.
Lưu Tổ Đế mặc long bào màu vàng kim rực rỡ tượng trưng cho Thiên tử. Đầu đội hoàng kim quan cao quý, đạp từng bước chân đi đến gần bài vị của (1)Hạo Thiên Thượng Đế cùng các thần linh, giơ cao quyển Kinh lễ đọc bài tế văn. Đám người sau lão đều nghiêm cẩn, trang trọng cúi đầu. Trong tình huống linh thiêng này mà ai dám đùa cợt chứng tỏ tên đó bị ngu.
(1)Hạo Thiên Thượng Đế: Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Hạo Thiên Thượng Đế là vị thần tối cao cai quản cõi trời (Thiên đình) vì thế Hoàng đế là người đứng đầu thế giới loài người phải thay mặt toàn thể dân chúng mà làm lễ tế trời.
Đọc xong tràng dài tế văn thứ nhất, hồi trống thứ hai liền vang lên. Quốc sư từ đài cao đang làm lễ khẽ nghiêng người, cúi đầu ý chỉ cái bàn thờ. Lưu Tổ Đế nhanh chóng nhận lấy nén nhang từ tay vị (2)thần quan nọ, châm lửa một cái, mới dám đi đến cắm nó vô chậu nhang.
(2) Thần quan: chức quan liên quan đến thần linh.
Chính là vào khoảnh khắc này, một biến cố kinh khủng đã âm thầm nảy sinh.
Đài làm lễ cao cùng chỗ đứng của Thánh Âm cách nhau khá xa, nàng không thể nhìn rõ được động tác của Lưu Tổ Đế cùng chuyện gì sẽ xảy ra. Mà thực tế thì tiểu yêu tinh vốn không có hứng thú với mấy điều đây.
Hệ thống chủ dường như rất yêu thích việc quăng bom. Trong khi mà đầu óc Thánh Âm đang nghĩ vẩn vơ về âm nhạc - niềm vui của cuộc sống thì chợt con mợ hệ thống đã chết lâu năm bèn đội mồ sống dậy: [ Túc chủ thân ái, bảo vệ thân thể thật tốt.]
Chơi gì kì zậy? Nói vậy ông nội nhà ngươi cũng đếch hiểu?
Thánh Âm định mở mồm hỏi lại nó. Nhưng chợt có một tiếng xẹt xẹt kì quái đập thẳng vào tai nàng...
Cảm tưởng giống...có một sự nguy hiểm gì đấy sắp ập tới...
Nhớ lại lời hệ thống chủ vừa "tốt bụng" khuyên nhủ. Hải yêu bèn lấy hai tay ôm đầu, lùi ra sau vài bước...Quá đông người, chạy không thoát.
"Bệ hạ, cẩn thận!" Quốc sư là người đứng gần Hoàng đế nhất. Ông ta kinh hãi gào thét...
Chỉ là đã muộn mất rồi...
Bùm!
Tiếng nổ kinh thiên động địa vang ầm ầm, đất núi rung chuyển như muốn sụp đổ. Đám người đằng sau liền náo loạn gào thét đầy thống thiết. Trước khi rơi vào đống đá mòn kia, Thánh Âm chỉ muốn chửi bậy...
Dân cổ đại mẹ nó còn chơi bom tấn à???
Thôi, kiếp sau đầu thai ta lại làm hảo hán.
Bình luận facebook