• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (4 Viewers)

  • Chap-381

Chương 347: Thái độ (1)






Không ngoài dự liệu, lúc vào triều liền có lớp lớp quan Ngự Sử đứng ra hỏi, có phải đêm qua cửa cung lại mở ra.

Trước mắt bao nhiêu người, Triệu Trinh đành phải gật đầu.

- Đây là vì chuyện gì?

- Việc này...

Triệu Trinh trong mắt lộ ra vẻ khó nói:

- Đây là việc nhà của quả nhân...

- Việc Hoàng thượng không có việc gì là riêng.

Với đức hạnh của quan viên triều Tống mà nói, không có lý còn phải tranh giành ba phần, nói gì đến bị bọn họ bắt lấy đầu đề câu chuyện.

Dưới sự truy vấn của chúng thần, Triệu Trinh đành phải kể việc Cổn Quốc Công chúa giữa đêm kêu oan ra, sau khi người gác cổng tấu lên, chính mình đã hạ chỉ cho mở cửa.

- Xin hỏi Công chúa có việc gì quan trọng mà bệ hạ phải đặc biệt phá lệ?

Nhóm các ngôn quan truy vấn.

- Việc này...

Triệu Trinh cau mày nói, sau lại chuyển qua đề tài khác:

- Các vị đều có nữ nhi, có thể đặt mình vào vấn đề người khác để suy nghĩ một chút. Nếu con gái của ngươi đêm khuya ở bên ngoài gõ cửa đòi gặp phụ thân của mình, các ngươi sẽ nhẫn tâm cự tuyệt không mở cửa sao?

- Bệ hạ thân mang xã tắc.

Nhóm các ngôn quan cũng không ngán bộ dạng này của lão, lớn tiếng lắc đầu nói:

- Sao có thể so sánh với một đám thần tử được?

Rồi đưa ra các giáo huấn nghiêm khác trong cung cấm, tầm quan trọng cùng với các bài học máu và nước mắt của các triều đại trước.

Triệu Trinh tự biết mình đuối lý, kiên trì chịu đựng nghe bọn họ huyên náo nửa ngày. Đợi bọn họ đã phun đủ nước miếng rồi, mới mềm giọng nói:

- Chỉ là một lần này, lần sau sẽ không mượn lý do này nữa. Chư vị ái khanh, chúng ta bàn luận chính sự đi?

Thấy Hoàng Đế muốn cho qua, các đại thần làm sao mà đồng ý, cũng không chịu buông tha nói:

- Nếu cung cấm không nghiêm, xã tắc bất an. Đây là đại sự lớn nhất trong thiên hạ, Công chúa trong đêm kêu oan, hoạn quan gác cổng làm sao có thể phân biệt thật giả? Thông báo dễ dàng như vậy có chút không đề phòng. Nếu như có người nhân cơ hội làm loạn, xua quân vào bên trong cung, chẳng phải sẽ nguy hại đến bệ hạ sao?

- Cho nên mong bệ hạ đem việc Công chúa mở của Hoàng thành, người gác cổng trong và ngoài cung điện giao cho quan lại điều tra.

Đám ngôn quan lời lẽ đầy chính nghĩa nói:

- Truy cứu trách nhiệm rõ ràng, nghiêm trị không tha!

Mấy năm nay Triệu Trinh đối với bọn họ không tệ, các đại thần còn hạ thủ lưu tình, không có hướng lão và khuê nữ khai đao, chỉ có thể lấy vài tên trông cửa trong cung để khai đao. Nhưng cái gọi là đánh chó khinh chủ, xử phạt bọn họ chẳng khác nào cho cha con họ một lời cảnh cáo!

Nhưng mà Triệu Trinh cũng không có thói quen lấy người bên cạnh ra chịu tội thay, lắc đầu đáp lại rõ ràng:

- Bọn họ là theo lệnh làm việc, là sai lầm của quả nhân, việc này nên do chính quả nhân gánh vác.

- Bệ hạ che chở nội thần, chắc chắn sẽ khiến bọn họ ngày càng xem nhẹ, tương lai sẽ thành họa lớn!

- Ít nhất cũng phải nhận tội qua loa không chu đáo!

Đám ngôn quan chấp nhất làm Triệu Trinh rất là đau đầu, đành phải đưa ra bản lĩnh xuất chúng là yên lặng chống đỡ! Dù ngươi ba hoa chích chòe cái gì, ta cũng không nói ra một chữ.

Trần Khác cũng có thể nhận biết được cái gì gọi là danh thần trong thiên hạ, cái gì là thời gian tảo triều quý giá, Kkông ngờ lại dùng để tranh chấp việc này. Nhưng Hoàng thượng cũng đã luyện quen rồi, ngoan cường đứng vững trước thế công của bọn Đài gián, cuối cùng nhóm Tể tướng cũng nhìn không được nữa phải dẫn dắt sang chuyện khác.

Hiệp đấu sau trên triều là thảo luận về đại sự công trình trị thủy.

Thật ra vấn đề công trình trị thủy từ sáu tháng cuối năm trước đã từng tranh luận kịch liệt, Hoàng Hà trong ba năm qua đã chảy tùy ý rồi. Sửa thì nhất định phải sửa rồi đó, nhưng mà phải sửa như thế nào? Là sửa theo hai dòng sông tự nhiên hay là làm nghẽn dòng chảy phía bắc, cho chảy toàn bộ về hướng đông, các quan lại đối với việc này đã tranh chấp không ngừng nghỉ.

Trước mắt thời gian thấm thoát trôi qua, nếu không khởi công thì phải chờ đến năm tiếp theo. Cho nên đầu năm liền lấy ra nghị luận, người có bản lĩnh của triều Tống quá nhiều... Ai cũng đều cho mình là học rộng hiểu nhiều, không gì không làm được, đương nhiên là muốn trội hơn người nên khoái chí mà tranh luận một phen.
Cảnh tượng này làm cho Trần Khác nhớ đến một câu chuyện cười phương Tây đời sau. Chuyện nói về hai vị luật sư vào giờ cơm đi vào nhà hàng, cuối cùng cửa hàng đã đóng cửa mà còn chưa gọi món, bởi vì bọn họ tranh luận lâu với các món ăn trên thực đơn.

Triều Tống không có luật sư, nhưng quan viên bọn họ đều là vua cãi nhau. Có nhiều người mở miệng như vậy, ngươi một lời ta một lời là bắt đầu rùm beng lên.

Chẳng qua nơi này cũng không có phần cho Trần Khác nói chuyện, hắn đứng từ xa tựa như một cọc gỗ. Chỉ để ba phần tinh thần trên triều, còn bảy phần còn lại đều suy nghĩ xem rốt cuộc là kẻ nào dùng hí khúc để tuyên truyền bôi nhọ hắn.

Mà việc này vốn là việc am hiểu nhất của hắn... Trần Khác xây dựng “Đại kịch viện Đỗ Thanh Sương” đương nhiên không chỉ là để giải quyết vấn đề sinh nhai của ca kỹ, mà trọng yếu là muốn làm một cái miệng để tuyên truyền cho mình. Hơn nữa sau này sẽ lũng đoạn báo chí, sách vở, hắn tin rằng ở thế giới này hoặc nhiều hoặc ít gì cũng nghe theo một ít ý chí của mình.

Ai mà ngờ đế quốc truyền thông trong tương lai còn chưa kịp ra đời, liền có người dùng phương pháp này hạ thủ với hắn.

Với một đối thủ như vậy Trần Khác cảm thấy rất hứng thú, nhưng tên này cũng rất giảo hoạt. Việc này vốn cũng là người khác giao lại cho tên A Tam kia, mà tên này chỉ biết nhận tiền chứ không nhận người, căn bản cũng không biết ông chủ là ai.

Việc này đến đây đã bị chặt đứt, có truy xét tiếp cũng không có manh mối.

Về phần ảnh hưởng của vở diễn này, vì phát hiện sớm nên việc tổn hại cực kỳ nhỏ bé. Nhưng sự khiêu khích đó của đối thủ làm khơi dậy lòng háo thắng của Trần Khác. Hắn lấy quá trình hôn nhân của mình, ra lệnh cho Đại kịch viện biên soạn ra một bộ hí khúc. Đợi cho đến khi mang lên sân khấu, hiệu quả đương nhiên so với gánh hát rong tốt hơn gấp trăm lần... Trong lúc hắn đang suy nghĩ miên man thì đột nhiên nghe được tiếng của Hoàng thượng:

- Trần Khác, ngươi cũng được xem như một nửa chuyên gia trị thủy, việc này nên làm như thế nào?

- A...

Trần Khác vội vàng định thần, cầm hốt bản (thẻ bằng ngà quan lại cầm khi chầu) nói:

- Bẩm bệ hạ, thật ra thần cũng không hiểu về vấn đề công trình trị thủy, chỉ hiểu biết một chút đạo lý thô thiển trong đó thôi. Cuối cũng là nên để thành hai con sông, hay là để nó chảy về hướng đông thì vi thần không dám kết luận bừa. Nhưng vi thần biết, sở dĩ Hoàng Hà thường xuyên phải tu sửa nguyên nhân cũng là do phù sa quá nhiều.

- Hiện tai chúng ta đã biết phù sa là từ thượng nguồn Hoàng Thổ ở vùng Cam – Thiểm chảy xuống. Nhưng mà đê Hoàng Hà vùng Cam - Thiểm không có vỡ, nguyên nhân chính là do chênh lệch quá lớn. Nước sông Hoàng Hà đang có xu thế dâng lên, tự nhiên sẽ cuốn theo nhiều bùn cát xuống. Nhưng mà khi đến được Khai Phong, đi vào mảnh đất bình nguyên, thế nước lại chậm dần làm cho bùn cát lắng đọng xuống dưới, khiến cho lòng sông ngày càng cao, cho nên mới xuất hiện cảnh tượng như vậy.

Trần Khác lại nói tiếp:

- Có thể nói tốc độ chảy của nước sông không phải nhân tố quan trọng dẫn đến tai họa. Dòng nước chảy mạnh chẳng những có thể làm cát mới không lắng đọng lại, còn có thế cuốn theo cát cũ ra biển. Lòng sông đương nhiên sẽ càng ngày càng sâu, mực nước sông cũng sẽ càng ngày càng thấp, sẽ không dẫn đến tai họa vỡ đê...

Lần này hắn nói đạo lý dễ hiểu, làm cho không ít đại thần lộ ra vẻ suy nghĩ sâu xa. Nhưng cũng có người không nhìn hắn thuận mắt, tỷ như tên Tả ti gián Chu Bộ Đạo từng buộc tội hắn, lên tiếng ngắt lời:

- Bệ hạ là hỏi ngươi xem phương án nào tốt, chứ không phải muốn nghe ngươi thao thao bất tuyệt như vậy.

- Lời của hạ quan cũng đã nói rõ ràng. Nếu muốn trị tận gốc nạn Hoàng Hà, một là phải giảm bớt bùn cát ở thượng du, hai là ở trung và hạ du phải duy trì thế nước mạnh. Hai con sông chia nước sông thành hai phần, xét theo suy tính ngắn hạn dĩ nhiên sẽ có hiệu quả lớn. Nhưng mà điều này cũng có nghĩa thế nước bị chia làm hai, tốc độ chảy tự nhiên cũng sẽ chậm lại rất nhiều, bùn cát lắng đọng lại cũng sẽ tăng lớn... Cho nên phương pháp phân ra làm hai nhánh gần như để lại hậu hoạn vô cùng.

- Vậy ý của ngươi là ủng hộ việc cho chảy về hướng đông sao?

Chu Bộ Đạo tiếp tục truy hỏi.

Trần Khác lắc đầu nói:

- Theo hạ quan được biết, thật ra cho chảy về hướng đông cũng không phải là cách. Trên thực tế là đi trên dòng cũ khi Hoàng Hà đổi dòng thời Tây Hán, triều đại thay đổi nên nó đã hoang phế. Nếu lấy đó làm đường sông mới, chắc chắc sẽ nguy hại hơn nhiều so với dòng cũ.

- Cái này cũng không được, cái kia cũng không được, ngươi thật ra là muốn như thế nào mới được?

- Hạ quan ngay từ lúc đầu cũng đã nói, ta không hiểu công trình trị thủy, chỉ có biết một chút ít đạo lý thô thiển thôi.

Trần Khác thản nhiên nói:

- Dùng để chọn ra khuyết điểm còn được, muốn tự nghĩ ra biện pháp chỉ sợ không được.

- Như vậy thì có tác dụng gì?

- Ít nhất cũng có thể tránh được sai lầm!

Trần Khác lạnh lùng cười, trầm giọng nói:

- Hơn nữa việc sửa chữa Hoàng Hà cũng không thể chỉ lo trước mắt. Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, con sông này cũng đã ngập lụt, tàn phá bừa bãi mấy ngàn năm, không có khả năng chúng ta chỉ làm một lần là có thể xong.

- Như vậy thì có tác dụng gì?

- Ít nhất cũng có thể tránh được sai lầm!

Trần Khác lạnh lùng cười, trầm giọng nói:

- Hơn nữa việc sửa chữa Hoàng Hà cũng không thể chỉ lo trước mắt. Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, con sông này cũng đã ngập lụt, tàn phá bừa bãi mấy ngàn năm, không có khả năng chúng ta chỉ làm một lần là có thể xong.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom