Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
chap-36
Chương 36
Edit: Yunchan
Vở hí kịch diễn suốt từ giờ Mùi đến giờ Thân. Vương ban đầu đã thăm dò sở thích của Trần Tín, nên sắp xếp mấy vở sau đều là đả hí(*). Giành được sự hâm mộ nồng nhiệt của binh sĩ toàn núi. Văn Đan Khê cũng ngồi xem tới hứng thú. Trần Tín đảo mắt qua lại từ sâu khấu tới Văn Đan Khê, thấy cô cười thì lòng cũng phơi phới theo.
(*) Vở diễn thiên về đánh đấm.
Lúc tan diễn, Trần Tín thưởng thêm cho ban đầu một nén bạc, còn kèm theo một câu khen tặng: “Gánh hát của ngươi rất tốt, lần tới có hỉ sự còn nhờ vào các ngươi.”
Vương ban đầu sửng sốt một thoáng, rồi vội nói với giọng khiêm tốn: “Đâu có đâu có, Tướng quân khen nhầm rồi.” Đồng thời hắn cũng khấn thầm trong lòng: Làm ơn đừng mời bọn ta nữa mà.
Tàn kịch chưa bao lâu đã tới giờ cơm tối. Lần này vẫn là Văn Đan Khê xuống bếp chỉ huy, cơm tối cũng nấu rất đơn giản. Bột buổi sáng đã nở ngon rồi, Văn Đan Khê bèn bảo đầu bếp băm đậu đũa, cải và vài loại rau xanh khác làm nhân bánh, sau đó băm chung thịt mỡ vụn vào, rắc gia vị, bỏ thêm nước tương và chút đường. Chờ lớp bột cán đẹp thì bắt đầu làm vỏ bánh bao.
Nghĩ tới sức ăn của mấy người kia nên cô quyết định gói vỏ bánh bao to bằng cái bát. Bánh bao để vào lồng hấp xong, Văn Đan Khê lại bảo Lý thẩm làm một nồi canh trứng gà dưa leo. Sau khi giao việc đâu vào đó thì cũng hết chuyện của cô. Thế là cô bèn thả bước tản bộ bên ngoài nhà bếp để khảo sát địa hình, coi thử có thể trồng được chút rau cỏ bên cạnh không.
Cô đang mải nghỉ tới nhập thần, chợt nghe Trần Tín bất thình lình hỏi: “Cô có nóng không?”
Văn Đan Khê ngẩn ra, quay đầu hỏi ngược lại: “Sao ngài lại tới đây?”
Cô biết nam nhân cổ đại luôn có suy nghĩ
“Quân tử xa nhà bếp”, như Mặt Thẹo thích ăn đến thế mà cũng rất ít khi thò chân vào bếp. Trần Tín thì càng chưa bao giờ béng mảng tới.
Trần Tín nhìn cô, đáp chẳng đầu chẳng đuôi: “Sau này ta sẽ cho cô ăn thịt thường xuyên.”
Văn Đan Khê ngớ người, cười nói: “Không sao hết, ta cũng không thích ăn thịt lắm.”
Câu này là thật lòng, ở hiện đại cô ăn nhiều thịt tới phát ngấy, còn theo bạn bè tham gia hiệp hội ăn chay.
Trần Tín đơn phương cho rằng cô đang an ủi hắn, càng thêm hổ thẹn trong lòng: “Thật đó, ta nói được thì làm được, sau này sẽ không để cô ăn mỡ vụn nữa.”
Văn Đan Khê cười phì một tiếng nói: “Lát nữa ăn cơm ngài sẽ biết ngay mỡ vụn có ngon hay không.”
Tới bữa cơm tối, lúc này Trần Tín mới tin chuyện Văn Đan Khê nói mỡ vụn là đồ ngon, bọn Mặt Thẹo mỗi người chén sạch bốn cái bánh bao siêu lớn, ăn xong còn chép chép miệng như chưa đã thèm.
Liên tiếp mấy ngày sau đó, bọn Trần Tín phải nói là ăn ngon ngủ khỏe, người nào người nấy đều thấy bay bổng lâng lâng. Trải qua mấy ngày tưng bừng ấy, cuộc sống trên núi lại trở về với nguyên trạng. Cơm canh trong bếp cũng trở lại như ban đầu, lấy lương thực phụ và hoa màu làm chính, bột mỳ làm phụ, cách một thời gian mới gặp lại thịt heo.
Tuy nhiên, dù thức ăn đơn giản, nhưng khi qua bàn tay của Văn Đan Khê thì mùi vị đã có sự biến hóa kỳ diệu. Lúc này cũng đúng vào độ rau dại trên núi sinh trưởng tốt, trong hồ nhỏ dưới chân núi cũng đầy ắp cá tôm và trai nước ngọt, thỉnh thoảng cô lại phái hỏa kế xuống dưới hái rau dại, vớt cá tôm để làm bữa ăn thêm đa dạng. Ngoài việc tiếp quản nhà bếp ra, cô còn chọn mười mấy hỏa kế có tư chất nấu ăn để tập trung bồi dưỡng, sau khi tài nấu nướng nâng cao thì phân họ tới bếp của binh sĩ. Thành thử, Văn Đan Khê càng giành được sự hoan nghênh của đông đảo binh sĩ trên núi. Mỗi lần cô đi lại trong núi, binh sĩ đụng phải cô đều cung kính chào hỏi.
Ngoài nhà bếp ra, Văn Đan Khê cũng từ từ bắt tay vào những chuyện khác trên núi Nhạn Minh, ngày nào cô cũng ra sau núi vào một thời gian nhất định, thăm dò địa thế rồi lặng lẽ lên kế hoạch. Lý Băng Nhạn cũng giúp cô trù tính. Trên núi đã có hai cô trông coi, Tần Nguyên có thể bớt thời gian để lo liệu chuyện khác.
Mấy ngày nay Hồng đại hồ tử và Quách Đại Giang bận xuống núi vận chuyển lương thực, theo như hai người nói thì trong thành Dịch Châu đã bắt đầu xuất hiện không ít lưu dân. Có điều, năm nay Dịch Châu thu hoạch cũng khá, nên giá lương thực chưa dao động quá lớn, nhưng theo đà này thì chuyện tăng giá chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Có lúc Tần Nguyên cũng theo vào thành, y nhớ kỹ chuyện Văn Đan Khê dặn, nên khi về núi chẳng những mang cho cô mấy bao hạt giống không có ở bản địa, mà còn mua thêm vài cuốn sách.
Văn Đan Khê tất nhiên hân hoan hết sức. Vì quá vui nên làm ngay vài món ăn sở trường chiêu đãi Tần Nguyên, Tần Nguyên không dám hưởng riêng, rất trượng nghĩa đưa qua chỗ Trần Tín, mời mấy huynh đệ thưởng thức chung.
Dựa vào sự miêu tả trong sách Văn Đan Khê có thể nhìn ra được sơ sơ, đây chính xác là thời kỳ quá độ chuyển giao từ cuối nhà Minh sang đầu nhà Thanh. Như bao thời kỳ suy tàn của một vương triều, giai đoạn này cũng thiên tai liên miên, dị tộc quan ngoại lăm le nhòm ngó, luôn luôn quấy nhiễu. Cô hỏi bọn Tần Nguyên thì biết quân Thát Tử và Mãn Thanh khá giống nhau, cũng dã man từ trong nguyên thủy. Văn Đan Khê lo lắng không yên, cô hoàn toàn chẳng có chút cảm tình nào với triều đại kéo cả Trung Quốc vào nước sôi lửa bỏng này, một vương triều chẳng đóng góp gì cho đời sau, ngoại trừ cống hiến cho sự nghiệp truyền hình hậu thế.
Tuy Văn Đan Khê không phải dân chuyên sử, nhưng cũng biết bập bõm về lịch sử nhà Minh. Nội trong thời gian ngắn sắp tới có lẽ sẽ mất đi thái bình, cô nên nhanh tay chuẩn bị thật nhiều thứ trước. Đầu tiên chính là vấn đề lương thực, một khi thiên tai ập tới thì lương thực còn đắt hơn vàng, dự trữ nhiều lương thực là một mặt, mặt quan trọng hơn là phải tự lực cánh sinh.
Theo quan sát của cô, chung quanh núi Nhạn Minh có địa hình rất tốt, dưới chân núi có bãi đất hoang trải dài ngút mắt, sông hồ ngang dọc, tiện lợi cho tưới tiêu. Vừa có sức người vừa có địa lợi, cô tranh thủ khuyên Trần Tín khai khẩn ruộng nương, trồng trọt lương thực. Hiện đang vào giữa hè, chỉ có thể trồng được đậu cao lương và cây ngô mà thôi.
Nghĩ tới ngô, cô lờ mờ nhớ ra ở thời nhà Thanh cây ngô và khoai lang là hai loại lương thực cứu đói vô cùng quan trọng. Cho nên
“Khang Ung Càng thịnh thế” (*) phần lớn đều tập trung mở rộng thu hoạch giống cây này.
(*) Ba nhà vua tự lập tự cường của nhà Thanh, Khang Hy, Ung Chính và Càng Long.
Sau khi Văn Đan Khê tính kỹ xong thì nói với Tần Nguyên ý tưởng của mình, tất nhiên cô viện cớ mình từng đọc qua mấy quyển du ký ở quê nhà, trong đó có viết về những vật phiên bang. Còn sách thì đã thất lạc trong lúc chạy nạn rồi.
Nhưng Tần Nguyên chẳng ngờ vực gì cả, khi y nghe nói một mẫu khoai lang có thể trồng được bốn nghìn cân, và một mẫu ngô có thể trồng được mấy nghìn cân, lập tức vỗ bàn ra lệnh cho mấy binh sĩ lanh lợi tới những thành lân cận thu gom gạt giống.
Hai người đang thảo luận bừng bừng phấn chấn, khi Văn Đan Khê vô tình ngẩng đầu lên thì bắt gặp Trần Tín đang đen mặt đứng chình ình ngoài cửa. Tần Nguyên vội mỉm cười đứng lên chào hắn, ánh mắt Trần Tín đảo quanh hai người một lượt, sau đó chẳng nói chẳng rằng phẩy tay áo bỏ đi một nước.
Tần Nguyên cười bối rối: “Văn đại phu đừng giận, đại ca của ta chỉ có điểm này là không tốt thôi. Để ta đi giải thích một chút.”
Nói rồi Tần Nguyên gấp gáp cất bước đuổi theo.
Văn Đan Khê hơi bực trong lòng, đầu tiên là Hồng đại hồ tử rồi Tống Nhất Đường, giờ lại tới Tần Nguyên. Cô phát hiện tài uống giấm của tên Trần Tín này không phải cao thâm bình thường đâu. Rất nhiều chuyện ở trong mắt cô chỉ là việc râu ria nhỏ nhặt, nhưng hắn cũng có thể tìm được lý do để ghen bóng ghen gió. Hiện tại chẳng có gì đáng kể, đôi khi cô chỉ coi đó là thú vui của hắn nên bỏ qua. Nhưng nếu sau này sống chung với hắn thật, thì thế này không ổn chút nào. Nhìn ở phương diện khác, Trần Tín có vẻ cũng chẳng phải người bụng dạ hẹp hòi gì, bây giờ thích uống dấm chua như thế chắc do thiếu cảm giác an toàn về tình cảm thôi. Nguyên nhân này có lẽ liên quan trực tiếp tới tuổi thơ dữ dội của hắn.
Về phần gia cảnh của Trần Tín, đến giờ Văn Đan Khê vẫn chưa biết tận tường. Thật ra cô cũng không muốn hỏi thăm chuyện riêng của người khác, nhưng nếu hắn là một trong những ứng cử viên làm chồng tương lai của cô, thì nhất định cô phải biết triệt để. Khi mẹ còn sống hay dạy đi dạy lại cô rằng: Lấy chồng chính là bước vào quỹ đạo cuộc sống của chồng. Đàn ông có trình độ và gia cảnh bình thường cũng chẳng sao, nhưng đạo đức với tính tình thì phải tốt. Nhân cách của người nhà cũng không được có vấn đề quá lớn. Về phần đàn ông sinh ra trong một gia đình không bình thường thì phải chọn lựa thật thận trọng, giá nào cũng đừng ôm hy vọng ngây thơ có thể cải tạo được đàn ông, bởi
“Giang Sơn dễ đổi, còn nết có đánh chết cũng chẳng chừa”. Còn cha cô thì chỉ có một câu châm ngôn để bình luận về phương diện này: “Trên thế giới có hai chuyện khó nhất, một là móc tiền của người khác bỏ vào túi mình, hai là nhồi suy nghĩ của mình vào óc người khác.”
Văn Đan Khê nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng hạ quyết tâm từ rày về sau cô phải chú ý kỹ hơn nhất cử nhất động của Trần Tín, tìm hiểu mổ xẻ tính cách của hắn một cách toàn diện, cả nguồn gốc cái tính dở người của hắn nữa.
Vì sợ Trần Tín lên cơn ghen bất tử, Tần Nguyên rút ra bài học, về sau nếu muốn nói gì thì đều nhờ Lý Băng Nhạn và nhóm Lý thẩm nhắn lại cho cô. Thời gian này khiến cho bọn Mặt Thẹo và Hạ hắc tử cũng bất an theo, không dám tới quá sát Văn Đan Khê như trước đây nữa. May mà mọi người đã phát hiện ra một chuyện bất ngờ, rằng Trần Tín chỉ có địch ý với Tần Nguyên và Hồng đại hồ tử, còn đối với Mặt Thẹo và Hạ hắc tử thì chẳng có phản ứng gì.
Đối với sự phát hiện bất ngờ này, Hạ hắc tử và Mặt Thẹo có cách nhìn thế này.
Hạ hắc tử cười phởn chí nói: “Coi bộ lão đại tin tưởng ta không phải dạng thường đâu.”
Mặt Thẹo gật đầu: “Huynh ấy cũng tin tưởng ta.”
Hạ hắc tử nguýt Mặt Thẹo, mát mẻ nói tiếp: “Ngài ấy tin ta vì phẩm chất, còn tin ngươi là vì mặt mũi, ngươi lớn cỡ này mà có cô nương nào chịu thích đâu.”
Dù Mặt Thẹo không quan tâm tới ngoại hình, nhưng bị người ta xỏ xiêng thì cũng bị sốc tâm lý, lập tức phản đòn: “Ta thấy ngươi nên treo cái gương lên mông đi, soi người khác mà không soi lại mình, ngươi có đẹp hơn ta chỗ nào đâu.”
“…”
Khéo thay Trần Tín vô tình đi ngang qua nghe được màn tranh chấp của hai người, bèn đưa ra một câu tổng kết công bằng:
“Đừng cãi nữa, hai ngươi xấu như nhau.”
Hai người giật giật mép, lèm bèm với giọng không cam lòng: “Được rồi, cứ cho là vậy đi.”
Trần Tín dợm được mấy bước thì đột nhiên ngoái đầu hỏi: “Đúng rồi, ai trong các ngươi giấu gương thì nộp lên đây ngay, nam tử hán đại trượng phu soi soi cái gì!”
Hạ hắc tử đen mặt đáp: “Tướng quân, gương ở đâu ra, là hắn chửi thuộc hạ treo gương lên mông…”
Trần Tín gãi đầu, không thèm quan tâm tới hai người nữa, quay lưng bỏ đi. Thật ra hắn muốn soi thử mặt mũi mình coi sao, vì dạo này hắn đột nhiên phát hiện thỉnh thoảng Văn Đan Khê lại nhìn hắn chằm chằm. Hắn tình nguyện cho rằng Văn Đan Khê càng lúc càng có tình ý với hắn. Bằng không sao cô không nhìn ai khác mà chỉ nhìn mỗi hắn chứ?
Trong lòng Trần Tín khấp khởi mừng thầm, nhưng không để lộ lên nét mặt. Vừa có thời gian hắn sẽ lập tức đi dạo quanh sân nhà cô, tạo cho cô cơ hội được nhìn thấy hắn. Làm Tần Nguyên vừa thấy hắn ra ngoài tản bộ là cất giọng trêu: “Hì hì, đại ca lại ra ngoài cho tiêu cơm à.”
Trần Tín lên giọng pha trò hơi thiếu tự nhiên: “Ừ, bữa trưa ngon quá nên ăn hơi nhiều, ra ngoài tản bộ một lát.”
Tần Nguyên cố tình lấy tay che nắng ngó trời: “Nhưng đại ca à, bây giờ cách bữa trưa hơn một canh giờ rồi. Huynh còn chưa tiêu hết cơm à.”
Trần Tín nhất thời không đỡ nổi, nhưng không cam lòng bị y chế nhạo, liếc xéo y một cái nói: “Bụng ta khác đệ, nó tiêu thế nào đệ quản được sao?”
Tần Nguyên vội mỉm cười chắp tay nói: “Vâng vâng, xin mời đại ca tiêu cơm tiếp, tiểu đệ không dám quản.”
Edit: Yunchan
Vở hí kịch diễn suốt từ giờ Mùi đến giờ Thân. Vương ban đầu đã thăm dò sở thích của Trần Tín, nên sắp xếp mấy vở sau đều là đả hí(*). Giành được sự hâm mộ nồng nhiệt của binh sĩ toàn núi. Văn Đan Khê cũng ngồi xem tới hứng thú. Trần Tín đảo mắt qua lại từ sâu khấu tới Văn Đan Khê, thấy cô cười thì lòng cũng phơi phới theo.
(*) Vở diễn thiên về đánh đấm.
Lúc tan diễn, Trần Tín thưởng thêm cho ban đầu một nén bạc, còn kèm theo một câu khen tặng: “Gánh hát của ngươi rất tốt, lần tới có hỉ sự còn nhờ vào các ngươi.”
Vương ban đầu sửng sốt một thoáng, rồi vội nói với giọng khiêm tốn: “Đâu có đâu có, Tướng quân khen nhầm rồi.” Đồng thời hắn cũng khấn thầm trong lòng: Làm ơn đừng mời bọn ta nữa mà.
Tàn kịch chưa bao lâu đã tới giờ cơm tối. Lần này vẫn là Văn Đan Khê xuống bếp chỉ huy, cơm tối cũng nấu rất đơn giản. Bột buổi sáng đã nở ngon rồi, Văn Đan Khê bèn bảo đầu bếp băm đậu đũa, cải và vài loại rau xanh khác làm nhân bánh, sau đó băm chung thịt mỡ vụn vào, rắc gia vị, bỏ thêm nước tương và chút đường. Chờ lớp bột cán đẹp thì bắt đầu làm vỏ bánh bao.
Nghĩ tới sức ăn của mấy người kia nên cô quyết định gói vỏ bánh bao to bằng cái bát. Bánh bao để vào lồng hấp xong, Văn Đan Khê lại bảo Lý thẩm làm một nồi canh trứng gà dưa leo. Sau khi giao việc đâu vào đó thì cũng hết chuyện của cô. Thế là cô bèn thả bước tản bộ bên ngoài nhà bếp để khảo sát địa hình, coi thử có thể trồng được chút rau cỏ bên cạnh không.
Cô đang mải nghỉ tới nhập thần, chợt nghe Trần Tín bất thình lình hỏi: “Cô có nóng không?”
Văn Đan Khê ngẩn ra, quay đầu hỏi ngược lại: “Sao ngài lại tới đây?”
Cô biết nam nhân cổ đại luôn có suy nghĩ
“Quân tử xa nhà bếp”, như Mặt Thẹo thích ăn đến thế mà cũng rất ít khi thò chân vào bếp. Trần Tín thì càng chưa bao giờ béng mảng tới.
Trần Tín nhìn cô, đáp chẳng đầu chẳng đuôi: “Sau này ta sẽ cho cô ăn thịt thường xuyên.”
Văn Đan Khê ngớ người, cười nói: “Không sao hết, ta cũng không thích ăn thịt lắm.”
Câu này là thật lòng, ở hiện đại cô ăn nhiều thịt tới phát ngấy, còn theo bạn bè tham gia hiệp hội ăn chay.
Trần Tín đơn phương cho rằng cô đang an ủi hắn, càng thêm hổ thẹn trong lòng: “Thật đó, ta nói được thì làm được, sau này sẽ không để cô ăn mỡ vụn nữa.”
Văn Đan Khê cười phì một tiếng nói: “Lát nữa ăn cơm ngài sẽ biết ngay mỡ vụn có ngon hay không.”
Tới bữa cơm tối, lúc này Trần Tín mới tin chuyện Văn Đan Khê nói mỡ vụn là đồ ngon, bọn Mặt Thẹo mỗi người chén sạch bốn cái bánh bao siêu lớn, ăn xong còn chép chép miệng như chưa đã thèm.
Liên tiếp mấy ngày sau đó, bọn Trần Tín phải nói là ăn ngon ngủ khỏe, người nào người nấy đều thấy bay bổng lâng lâng. Trải qua mấy ngày tưng bừng ấy, cuộc sống trên núi lại trở về với nguyên trạng. Cơm canh trong bếp cũng trở lại như ban đầu, lấy lương thực phụ và hoa màu làm chính, bột mỳ làm phụ, cách một thời gian mới gặp lại thịt heo.
Tuy nhiên, dù thức ăn đơn giản, nhưng khi qua bàn tay của Văn Đan Khê thì mùi vị đã có sự biến hóa kỳ diệu. Lúc này cũng đúng vào độ rau dại trên núi sinh trưởng tốt, trong hồ nhỏ dưới chân núi cũng đầy ắp cá tôm và trai nước ngọt, thỉnh thoảng cô lại phái hỏa kế xuống dưới hái rau dại, vớt cá tôm để làm bữa ăn thêm đa dạng. Ngoài việc tiếp quản nhà bếp ra, cô còn chọn mười mấy hỏa kế có tư chất nấu ăn để tập trung bồi dưỡng, sau khi tài nấu nướng nâng cao thì phân họ tới bếp của binh sĩ. Thành thử, Văn Đan Khê càng giành được sự hoan nghênh của đông đảo binh sĩ trên núi. Mỗi lần cô đi lại trong núi, binh sĩ đụng phải cô đều cung kính chào hỏi.
Ngoài nhà bếp ra, Văn Đan Khê cũng từ từ bắt tay vào những chuyện khác trên núi Nhạn Minh, ngày nào cô cũng ra sau núi vào một thời gian nhất định, thăm dò địa thế rồi lặng lẽ lên kế hoạch. Lý Băng Nhạn cũng giúp cô trù tính. Trên núi đã có hai cô trông coi, Tần Nguyên có thể bớt thời gian để lo liệu chuyện khác.
Mấy ngày nay Hồng đại hồ tử và Quách Đại Giang bận xuống núi vận chuyển lương thực, theo như hai người nói thì trong thành Dịch Châu đã bắt đầu xuất hiện không ít lưu dân. Có điều, năm nay Dịch Châu thu hoạch cũng khá, nên giá lương thực chưa dao động quá lớn, nhưng theo đà này thì chuyện tăng giá chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Có lúc Tần Nguyên cũng theo vào thành, y nhớ kỹ chuyện Văn Đan Khê dặn, nên khi về núi chẳng những mang cho cô mấy bao hạt giống không có ở bản địa, mà còn mua thêm vài cuốn sách.
Văn Đan Khê tất nhiên hân hoan hết sức. Vì quá vui nên làm ngay vài món ăn sở trường chiêu đãi Tần Nguyên, Tần Nguyên không dám hưởng riêng, rất trượng nghĩa đưa qua chỗ Trần Tín, mời mấy huynh đệ thưởng thức chung.
Dựa vào sự miêu tả trong sách Văn Đan Khê có thể nhìn ra được sơ sơ, đây chính xác là thời kỳ quá độ chuyển giao từ cuối nhà Minh sang đầu nhà Thanh. Như bao thời kỳ suy tàn của một vương triều, giai đoạn này cũng thiên tai liên miên, dị tộc quan ngoại lăm le nhòm ngó, luôn luôn quấy nhiễu. Cô hỏi bọn Tần Nguyên thì biết quân Thát Tử và Mãn Thanh khá giống nhau, cũng dã man từ trong nguyên thủy. Văn Đan Khê lo lắng không yên, cô hoàn toàn chẳng có chút cảm tình nào với triều đại kéo cả Trung Quốc vào nước sôi lửa bỏng này, một vương triều chẳng đóng góp gì cho đời sau, ngoại trừ cống hiến cho sự nghiệp truyền hình hậu thế.
Tuy Văn Đan Khê không phải dân chuyên sử, nhưng cũng biết bập bõm về lịch sử nhà Minh. Nội trong thời gian ngắn sắp tới có lẽ sẽ mất đi thái bình, cô nên nhanh tay chuẩn bị thật nhiều thứ trước. Đầu tiên chính là vấn đề lương thực, một khi thiên tai ập tới thì lương thực còn đắt hơn vàng, dự trữ nhiều lương thực là một mặt, mặt quan trọng hơn là phải tự lực cánh sinh.
Theo quan sát của cô, chung quanh núi Nhạn Minh có địa hình rất tốt, dưới chân núi có bãi đất hoang trải dài ngút mắt, sông hồ ngang dọc, tiện lợi cho tưới tiêu. Vừa có sức người vừa có địa lợi, cô tranh thủ khuyên Trần Tín khai khẩn ruộng nương, trồng trọt lương thực. Hiện đang vào giữa hè, chỉ có thể trồng được đậu cao lương và cây ngô mà thôi.
Nghĩ tới ngô, cô lờ mờ nhớ ra ở thời nhà Thanh cây ngô và khoai lang là hai loại lương thực cứu đói vô cùng quan trọng. Cho nên
“Khang Ung Càng thịnh thế” (*) phần lớn đều tập trung mở rộng thu hoạch giống cây này.
(*) Ba nhà vua tự lập tự cường của nhà Thanh, Khang Hy, Ung Chính và Càng Long.
Sau khi Văn Đan Khê tính kỹ xong thì nói với Tần Nguyên ý tưởng của mình, tất nhiên cô viện cớ mình từng đọc qua mấy quyển du ký ở quê nhà, trong đó có viết về những vật phiên bang. Còn sách thì đã thất lạc trong lúc chạy nạn rồi.
Nhưng Tần Nguyên chẳng ngờ vực gì cả, khi y nghe nói một mẫu khoai lang có thể trồng được bốn nghìn cân, và một mẫu ngô có thể trồng được mấy nghìn cân, lập tức vỗ bàn ra lệnh cho mấy binh sĩ lanh lợi tới những thành lân cận thu gom gạt giống.
Hai người đang thảo luận bừng bừng phấn chấn, khi Văn Đan Khê vô tình ngẩng đầu lên thì bắt gặp Trần Tín đang đen mặt đứng chình ình ngoài cửa. Tần Nguyên vội mỉm cười đứng lên chào hắn, ánh mắt Trần Tín đảo quanh hai người một lượt, sau đó chẳng nói chẳng rằng phẩy tay áo bỏ đi một nước.
Tần Nguyên cười bối rối: “Văn đại phu đừng giận, đại ca của ta chỉ có điểm này là không tốt thôi. Để ta đi giải thích một chút.”
Nói rồi Tần Nguyên gấp gáp cất bước đuổi theo.
Văn Đan Khê hơi bực trong lòng, đầu tiên là Hồng đại hồ tử rồi Tống Nhất Đường, giờ lại tới Tần Nguyên. Cô phát hiện tài uống giấm của tên Trần Tín này không phải cao thâm bình thường đâu. Rất nhiều chuyện ở trong mắt cô chỉ là việc râu ria nhỏ nhặt, nhưng hắn cũng có thể tìm được lý do để ghen bóng ghen gió. Hiện tại chẳng có gì đáng kể, đôi khi cô chỉ coi đó là thú vui của hắn nên bỏ qua. Nhưng nếu sau này sống chung với hắn thật, thì thế này không ổn chút nào. Nhìn ở phương diện khác, Trần Tín có vẻ cũng chẳng phải người bụng dạ hẹp hòi gì, bây giờ thích uống dấm chua như thế chắc do thiếu cảm giác an toàn về tình cảm thôi. Nguyên nhân này có lẽ liên quan trực tiếp tới tuổi thơ dữ dội của hắn.
Về phần gia cảnh của Trần Tín, đến giờ Văn Đan Khê vẫn chưa biết tận tường. Thật ra cô cũng không muốn hỏi thăm chuyện riêng của người khác, nhưng nếu hắn là một trong những ứng cử viên làm chồng tương lai của cô, thì nhất định cô phải biết triệt để. Khi mẹ còn sống hay dạy đi dạy lại cô rằng: Lấy chồng chính là bước vào quỹ đạo cuộc sống của chồng. Đàn ông có trình độ và gia cảnh bình thường cũng chẳng sao, nhưng đạo đức với tính tình thì phải tốt. Nhân cách của người nhà cũng không được có vấn đề quá lớn. Về phần đàn ông sinh ra trong một gia đình không bình thường thì phải chọn lựa thật thận trọng, giá nào cũng đừng ôm hy vọng ngây thơ có thể cải tạo được đàn ông, bởi
“Giang Sơn dễ đổi, còn nết có đánh chết cũng chẳng chừa”. Còn cha cô thì chỉ có một câu châm ngôn để bình luận về phương diện này: “Trên thế giới có hai chuyện khó nhất, một là móc tiền của người khác bỏ vào túi mình, hai là nhồi suy nghĩ của mình vào óc người khác.”
Văn Đan Khê nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng hạ quyết tâm từ rày về sau cô phải chú ý kỹ hơn nhất cử nhất động của Trần Tín, tìm hiểu mổ xẻ tính cách của hắn một cách toàn diện, cả nguồn gốc cái tính dở người của hắn nữa.
Vì sợ Trần Tín lên cơn ghen bất tử, Tần Nguyên rút ra bài học, về sau nếu muốn nói gì thì đều nhờ Lý Băng Nhạn và nhóm Lý thẩm nhắn lại cho cô. Thời gian này khiến cho bọn Mặt Thẹo và Hạ hắc tử cũng bất an theo, không dám tới quá sát Văn Đan Khê như trước đây nữa. May mà mọi người đã phát hiện ra một chuyện bất ngờ, rằng Trần Tín chỉ có địch ý với Tần Nguyên và Hồng đại hồ tử, còn đối với Mặt Thẹo và Hạ hắc tử thì chẳng có phản ứng gì.
Đối với sự phát hiện bất ngờ này, Hạ hắc tử và Mặt Thẹo có cách nhìn thế này.
Hạ hắc tử cười phởn chí nói: “Coi bộ lão đại tin tưởng ta không phải dạng thường đâu.”
Mặt Thẹo gật đầu: “Huynh ấy cũng tin tưởng ta.”
Hạ hắc tử nguýt Mặt Thẹo, mát mẻ nói tiếp: “Ngài ấy tin ta vì phẩm chất, còn tin ngươi là vì mặt mũi, ngươi lớn cỡ này mà có cô nương nào chịu thích đâu.”
Dù Mặt Thẹo không quan tâm tới ngoại hình, nhưng bị người ta xỏ xiêng thì cũng bị sốc tâm lý, lập tức phản đòn: “Ta thấy ngươi nên treo cái gương lên mông đi, soi người khác mà không soi lại mình, ngươi có đẹp hơn ta chỗ nào đâu.”
“…”
Khéo thay Trần Tín vô tình đi ngang qua nghe được màn tranh chấp của hai người, bèn đưa ra một câu tổng kết công bằng:
“Đừng cãi nữa, hai ngươi xấu như nhau.”
Hai người giật giật mép, lèm bèm với giọng không cam lòng: “Được rồi, cứ cho là vậy đi.”
Trần Tín dợm được mấy bước thì đột nhiên ngoái đầu hỏi: “Đúng rồi, ai trong các ngươi giấu gương thì nộp lên đây ngay, nam tử hán đại trượng phu soi soi cái gì!”
Hạ hắc tử đen mặt đáp: “Tướng quân, gương ở đâu ra, là hắn chửi thuộc hạ treo gương lên mông…”
Trần Tín gãi đầu, không thèm quan tâm tới hai người nữa, quay lưng bỏ đi. Thật ra hắn muốn soi thử mặt mũi mình coi sao, vì dạo này hắn đột nhiên phát hiện thỉnh thoảng Văn Đan Khê lại nhìn hắn chằm chằm. Hắn tình nguyện cho rằng Văn Đan Khê càng lúc càng có tình ý với hắn. Bằng không sao cô không nhìn ai khác mà chỉ nhìn mỗi hắn chứ?
Trong lòng Trần Tín khấp khởi mừng thầm, nhưng không để lộ lên nét mặt. Vừa có thời gian hắn sẽ lập tức đi dạo quanh sân nhà cô, tạo cho cô cơ hội được nhìn thấy hắn. Làm Tần Nguyên vừa thấy hắn ra ngoài tản bộ là cất giọng trêu: “Hì hì, đại ca lại ra ngoài cho tiêu cơm à.”
Trần Tín lên giọng pha trò hơi thiếu tự nhiên: “Ừ, bữa trưa ngon quá nên ăn hơi nhiều, ra ngoài tản bộ một lát.”
Tần Nguyên cố tình lấy tay che nắng ngó trời: “Nhưng đại ca à, bây giờ cách bữa trưa hơn một canh giờ rồi. Huynh còn chưa tiêu hết cơm à.”
Trần Tín nhất thời không đỡ nổi, nhưng không cam lòng bị y chế nhạo, liếc xéo y một cái nói: “Bụng ta khác đệ, nó tiêu thế nào đệ quản được sao?”
Tần Nguyên vội mỉm cười chắp tay nói: “Vâng vâng, xin mời đại ca tiêu cơm tiếp, tiểu đệ không dám quản.”
Bình luận facebook