Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 194
Hoàng đế Ung Chính về đến điện Dưỡng Tâm thì đổ bệnh, Thái Hậu Ô Nhã thị về đến cung Vĩnh Hòa cũng đổ bệnh.
Quý phi Niên thị cung Dực Khôn đang bụng mang dạ chửa mà phải chịu đại tang Thánh tổ Hoàng đế Khang Hi, mang tiếng “Phục trung tử” (1), Ung Chính tiếc nuối con cái hậu cung quá ít nên nàng ta mới giữ lại được, kết quả khi sinh thì phát hiện dây rốn quấn quanh cổ tiểu a ca, tiểu a ca suýt chết, vô cùng vất vả mới cứu sống được, nhưng sau khi Ung Chính vừa mới ban tên “Phúc Bái”, chưa đến nửa ngày đã chết yểu.
Dấu hiệu không đủ may mắn này vô cùng xấu, sau đó bệnh của Thái hậu Ô Nhã thị chuyển nặng, cuối cùng Ung Chính cũng gấp gáp triệu Hoàng Thập Tứ đệ Doãn Đề từ Cảnh Lăng về kinh, đáng tiếc thay, giờ sửu (2) đêm hai mươi ba tháng năm, Thái hậu Ô Nhã thị băng hà tại cung Vĩnh Hòa, sáng sớm khi Hoàng Thập Tứ đệ Doãn Đề đến, tử quan đã được đặt trong cung Ninh Thọ.
Đây cũng là lần đầu tiên Vân Yên bước vào cung Vĩnh Hòa lúc nửa đêm, có lẽ đây là khoảng thời gian nàng nhìn thấy ngài khóc nhiều nhất trong cuộc đời mình, mất cha, mất mẹ, mất con, tất cả nỗi đau trên thế gian đều vây xung quanh ngài, xua cũng không đi.
Vân Yên chưa từng có cơ hội nhìn rõ khuôn mặt bà như hôm nay, đường nét tuổi xế chiều không khác người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp trong bức tranh là bao, trong khóe mắt đuôi mày ảm đạm vẫn hiện lên phong thái năm ấy, nhưng trong lòng con trai cả của bà, bà đã nhắm mắt vĩnh viễn. Không ai dám ngăn cản, Ung Chính tự tay ôm bà đến cung Ninh Thọ, nơi Thái Hậu khi còn sống có chết cũng không chịu đi, lần này, không ai ép được bà nữa.
Để an ủi linh hồn Thái Hậu Ô Nhã thị trên trời, Ung Chính phong cho Hoàng Thập Tứ đệ Doãn Đề làm Quận vương, nhưng không ban phong hào, trong hoàng sách vẫn ghi là “Cố Sơn Bối tử”, trái lại Doãn Đề “không hề có ý cảm tạ, hơn nữa còn tỏ ra phẫn nộ”, sau khi Thái Hậu Ô Nhã thị về trời, cán cân mâu thuẫn giữa huynh đệ hai người hoàn toàn mất thăng bằng.
Thái Hậu băng hà, đối với Ung Chính là cú đánh cực lớn, ngài tuyên bố thay đổi tục chịu tang “lấy ngày làm tháng" (3), mặc đồ mộc mạc chịu tang Thánh tổ Nhân Hoàng đế Khang Hi và Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị ba năm để giữ trọn đạo hiếu, ngừng tuyển tú, mùa đông đóng cửa chỉ đi đi về về để xử lý công vụ giữa hai nơi điện Dưỡng Tâm và cung Càn Thanh. Điện Dưỡng Tâm cũng hoàn toàn trở thành cấm địa trong hoàng cung rộng lớn, một nơi thần bí, trừ tùy tùng thị vệ thân cận, rất ít người có thể nhìn thấy cuộc sống thật sự của hoàng đế Ung Chính.
Sau nửa năm đầy biến động, tất cả mọi thứ đều trở về với vẻ bình lặng, những chuyện phải qua đều đã qua, sau đại tang, cả hoàng cung vô cùng quạnh quẽ, đại lễ sắc phong hậu phi cũng bặt vô âm tín.
Một ngày nọ, Ung Chính đưa cho Vân Yên một số công văn chiếu thư, Vân Yên không hiểu, bèn mở ra xem…
“Bỏ giáo phường nhạc tịch (4) ở Sơn Tây, Thiểm Tây, chuyển thành lương dân, bỏ đọa dân (5) ăn mày ở phủ Thiệu Hưng, chuyển thành lương dân.”
Tiện tịch chỉ nô bộc, ca kỹ, sai dịch, nhạc hộ, đọa dân, dân vô gia cư, và ngài đang từng bước xóa bỏ tịch tiện dân! Vân Yên không biết nên diễn tả tâm trạng của mình bây giờ thế nào, trước đây khi nàng còn ở kỳ Tương Bạch, cho đến bây giờ theo ngài đến kỳ Chính Hoàng. Tổ tiên nàng là nô tài phạm tội văn tự mà nhập tội tịch, trong các dân tịch ti tiện, đây là thân phận nô bộc khó thay đổi nhất, nhiều năm trôi qua, nàng đã không còn để trong lòng từ lâu. Nhưng ở thời đại này, ngài lại có suy nghĩ và tấm lòng tặng cho nàng một điều bất ngờ!
Một đế vương ba trăm năm trước đã có suy nghĩ về bình đẳng giai cấp, tuy suy nghĩ này vẫn còn hạn chế, nhưng cuối cùng ngài đã bắt tay làm, hơn nữa còn muốn làm triệt để.
Nàng không biết chuyện này có liên quan gì tới mình hay không, nhưng nàng cảm thấy suy nghĩ này của ngài đã vượt qua thời đại. Ngài coi trọng người Hán, coi trọng năng lực, cất nhắc nhân tài mà không hạn chế phạm vi. Lý Vệ, Điền Văn Kính đều là những đại diện điển hình. Còn ngài có thể hiểu và yêu thương một người phụ nữ có thân phận như nàng, có lẽ vì tâm hồn và suy nghĩ của ngài đã vượt qua thời đại này rồi.
Ung Chính ôm nàng từ phía sau, nói:
- Đã quá nhiều năm trôi qua, ta đã quên một việc quan trọng nhất, chưa từng tổ chức cho nàng một lần sinh thần nào, sau này mỗi năm ta sẽ bên nàng, giúp nàng tổ chức, được không?
Vân Yên ngẩn ngơ, trong tim nóng hổi, nàng xoay người lại, vùi người vào lòng ngài, cánh mũi hấp háy:
- Chàng không biết phụ nữ không thích tổ chức sinh nhật sao? Thêm một tuổi là già đi một tuổi.
Nàng gần như đã quên tuổi tác của mình rồi, chỉ nhớ nhỏ hơn ngài chín tuổi. Từ lúc hai mươi tuổi đến giờ, ngài hoàn toàn trở thành một người đàn ông xuất sắc hơn bốn mươi tuổi, cửu ngũ chí tôn. Còn dung mạo nàng không hề thay đổi.
Ung Chính xoa nhẹ gáy nàng, nét mắt sâu xa:
- Có lúc ta hi vọng nàng già đi một chút, ta mới yên tâm.
Vân Yên ngẩng đầu, đáp:
- Có một chuyện chưa nói với chàng, thật ra sinh nhật của thiếp và chàng không cùng một ngày.
Tháng tám, Ung Chính bí mật triệu đại thần cửu khanh tới sau tấm hoành “Quang minh chính đại” để nói về chuyện lập trữ. Người nào cũng muốn biết trong ấy viết ai, người nào cũng suy đoán, nhưng không thể xác định. Vân Yên biết, trên tấm ngự chỉ vàng óng ấy viết tên Tứ A Ca Hoằng Lịch, không chỉ do nàng biết trước lịch sử, mà còn vì nàng tận mắt nhìn thấy ngài viết từng chữ từng nét.
Ung Chính công bố chỉ dụ: “Nếu phải điều chỉnh quân binh, dùng lương bổng, xử lý lương bổng của đại thần và đốc phủ đề trấn Xuyên Thiểm, Vân Nam, thực hiện theo Niên Canh Nghiêu.” Niên Canh Nghiêu lúc này đã hoàn toàn trở thành người phát ngôn của Ung Chính tại Tây Bắc, quyền chức cao hơn hẳn những quan viên ở đó, có quyền liên lạc trực tiếp với hoàng đế, tham gia vào việc bổ nhiệm và miễn nhiệm quan viên triều đình, tham gia bàn bạc đại sự quốc gia, nắm hết quyền binh.
Tháng mười, Thanh Hải xảy ra phản loạn La Bốc Tạng Đan Tân. Thế cục Thanh Hãi hỗn loạn, ngọn lửa chiến tranh nổi lên ở biên giới phía tây. Ung Chính lệnh cho Tổng đốc Xuyên Thiểm Niên Canh Nghiêu nhậm chức “Phủ Viễn Đại Tướng Quân”, tổng đốc toàn bộ Tây Thiểm, trấn giữ hại Tây Ninh chỉ huy bình định phản loạn, trở thành Tây Bắc Vương tiếng tăm lừng lẫy.
Hiện giờ Vương triều đang ở thời đầu thành lập, quốc khố trống rỗng, Di Thân vương Doãn Tường quản lý Hộ bộ cũng phải giật gấu vá vai khi xử lý chiến sự tiền tuyến phía tây, ngày ba mươi tháng mười, Ung Chính hạ lệnh bãi bỏ yến tiệc sinh nhật bốn mươi sáu tuổi của mình, chỉ có Vân Yên xuống ngự thiện phòng ở điện Dưỡng Tâm nấu hai bát mì Trường Thọ, làm mấy món ăn gia đình, hai người cùng ngồi ăn trong điện Dưỡng Tâm.
Bắt đầu từ Tuần phủ Trực Lệ Lý Duy Quân, Ung Chính nhanh chóng chính thức thúc đẩy “Than đinh nhập mẫu” trên cả nước, tức là theo nguyên tắc tiền thuế cá nhân sẽ được gộp chung với thuế ruộng để trưng thu, chuyển thành tiêu chuẩn trưng thu dựa theo hộ người và đất ruộng, giảm nhẹ gánh nặng cho người dân không có đất và ít đất. (Theo người dịch hiểu, thuế được thu theo nguyên tắc: ít người ít đất thì thuế ít, không phải chia bình quân đầu người như trước).
Cải cách chính sách, “Than đinh nhập mẫu” chỉ như phần nổi của tảng băng trôi. Cả một đất nước cần phải chỉnh đốn, công việc đặt nặng lên vai Ung Chính khiến ngài thâu đêm suốt sáng xử lý công vụ trong điện Dưỡng Tâm, thường triệu tổng lý đại thần đến noãn các phía tây tiền điện bàn bạc sự vụ, phần lớn là Doãn Tường, Long Khoa Đa, Trương Đình Ngọc, cũng liên tục trao đổi công văn thư tín với thần tử tâm phúc từ trước đến nay Niên Canh Nghiêu, Ngạc Nhĩ Thái, Lý Vệ, Điền Văn Kính. Duy chỉ có Liêm thân vương Doãn Tự rất ít khi xuất hiện ở điện Dưỡng Tâm dù là tổng lý đại thần.
Di thân vương Doãn Tường mặc cổn phục đoàn long Hòa Thạc thân vương, đi tới đâu cũng được ủng hộ, dưới một người trên vạn người, không còn là hoàng tử bị thất sủng của triều Khang Hi xưa, văn võ triều Mãn ai cũng biết địa vị của ngài, nhưng ngài luôn khiêm nhường từ tốn, trước mặt người khác vô cùng cung kính với Ung Chính, khi không có ai, hai người vẫn xưng hô huynh đệ thân thiết như trước đây.
Gian phòng nhỏ trong noãn các phía tây yên tĩnh bí mật, bão hạ bên ngoài cửa sổ phía nam có tường gỗ vây xung quanh, không ai có thể nghe trộm, phía đông là lối đi nhỏ giữa hai bức tường, có cửa thông đến phòng phía sau. Đây là nơi cố định để Ung Chính và Di thân vương Doãn Tường thân mật chuyện trò.
Nói đến việc sửa tên, Ung Chính vốn không định để Di thân vương Doãn Tường sửa chữ “Dận”, nhưng Di thân vương không chịu, vẫn đổi tên thành Doãn Tường như các huynh đệ khác, vì việc này mà ở noãn các phía tây Ung Chính còn nói riêng với ngài rằng, tình nghĩa hai người tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Đương nhiên, bất cứ tình nghĩa nào trên thế gian đều không thể lụi tàn chỉ trong một sớm một chiều, đáng quý khi mưa gió ập tới, hai người vẫn keo sơn như xưa.
Lại là thời khắc hoàng hôn, Ung Chính mặc long bào màu tím ngồi trên sập rồng, trước chiếc bàn nhỏ đăt mấy chồng tấu chương, Di Thân vương Doãn Tường cũng ngồi trên chiếc sập đối diện, nói chuyện với ngài.
Phía sau lối đi nhỏ ở bức tường phía đông truyền tới tiếng bước chân nhịp nhàng, tiếng gõ cửa nhè nhẹ chợt vang lên sau cánh cửa nhỏ, cửa được mở ra, người phụ nữ có gương mặt trầm tĩnh bình thản xuất hiện.
Ung Chính đặt tấu chương trong tay xuống, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, lưng ngả ra chiếc gối dựa phía sau, thả lỏng gân cốt, hỏi:
- Đã muộn vậy rồi ư? Sao trẫm không cảm thấy gì nhỉ?
Di Thân vương Doãn Tường mỉm cười:
- Đúng vậy nhỉ, Hoàng thượng, thần đệ cũng không nhận ra.
Vân Yên một tay bưng khay, một tay nhẹ nhàng khép cửa lại, nàng bước vào rất tự nhiên:
- Các ngài đang lừa gạt thiếp sao, cũng không thắp đèn, sắp hỏng mắt rồi.
Nàng nhìn Ung Chính đang ngồi trên sập, nở nụ cười rồi đặt nhẹ chiếc khay đầy ắp thức ăn lên chiếc bàn nhỏ bên cạnh, sau đó đi thắp cây nến ở góc phòng, ngọn đèn bừng sáng, căn phòng cũng tràn ngập hơi thở ấm áp của ánh nến màu vàng.
Vân Yên ngồi bên cạnh sập rồng của Ung Chính, vừa đưa mắt nhìn ngài vừa giúp ngài thu dọn đống tấu chương đến cái bàn trước mặt, một chồng ngài đã đọc, một chồng thì chưa.
Ung Chính tựa lưng vào gối dựa, nghiêng đầu nhìn Di Thân vương ngồi đối diện:
- Lại bị phê bình rồi, lần sau phải chú ý!
Di Thân vương Doãn Tường đáp:
- Thần đệ biết tội, thần đệ sẽ nhớ rõ!
Vân Yên nghe vậy bèn bật cười, vừa lườm ngài vừa đẩy đầu gối ngài một cái, rồi bưng chiếc khay ở chiếc bàn nhỏ bên cạnh sang.
- Còn không sợ người ta cười cho.
Ung Chính và Di Thân vương Doãn Tường không kiềm chế nổi nữa mà bật cười thành tiếng, bầu không khí nặng nề trong một buổi chiều ảm đạm dường như được xua tan đi.
Vân Yên đặt khay lên bàn, lấy từng đĩa thức ăn ra, màu sắc không lòe loẹt, đều những những món ăn gia đình mà Ung Chính thích, đậu phụ sốt gạch cua, tôm bóc nõn, vịt sốt nhân hồ đào, cải thìa xào nấm tươi, bánh bao nhân chay, cùng với cháo đậu đỏ đủ để hai người ăn.
Vân Yên bày món xong thì múc cho hai người bát cháo. Nàng bưng bát đưa cho Di Thân vương, ngài cung kính nhận lấy:
- Thần đệ cảm ơn hoàng tẩu.
Mỗi lần Di Thân vương Doãn Tường nói thế, Vân Yên đều im lặng. Nàng ngồi bên cạnh sập rồng của Ung Chính, chỉnh lại gối tựa sau lưng ngài, thu dọn xong bèn chuẩn bị bước ra.
Ung Chính nhìn nàng:
- Nàng không ăn cùng sao?
Vân Yên mỉm cười đáp:
- Thiếp đã ăn ở phòng trong rồi, hai người cứ ăn đi, lát nữa thiếp tới thu dọn. Dùng xong cơm hẵng làm việc tiếp, thời tiết trở lạnh, đừng để Thập Tam về quá muộn, chân ngài ấy có bệnh.
Ung Chính gật đầu nói được, Vân Yên cười cười nhẹ nhàng ra ngoài từ cánh cửa nhỏ bí mật trên bức tường phía đông, men theo lối đi nhỏ về thẳng đến phòng ngủ phía sau.
Dùng xong bữa tối, Vân Yên tới thu dọn, hai người lại tiếp tục bận bịu đến giờ Tuất (6), bấy giờ Di Thân vương Doãn Tường mới rời khỏi điện Dưỡng Tâm. Một lát sau, từ phòng trực ban hạ nhân trước cửa điện Dưỡng Tâm, Tô Bồi Thịnh đưa công văn khẩn từ các nơi tới, Vân Yên lại thấy thêm một chồng mới.
Người quen nhiều năm, tình cảm cũng không phải hời hợt. Tô Bồi Thịnh đưa văn thư tấu chương đến tận tay Vân Yên, giọng nói có phần lo lắng:
- Phu nhân, nô tài có vài lời cũng chỉ dám nói với phu nhân... trong lòng nô tài thật sự rất lo cho long thể của Vạn Tuế Gia, trừ phu nhân ra, không ai dám khuyên ngài ấy.
Vân Yên gật đầu:
- Rồi sẽ ổn cả thôi, anh yên tâm, trong lòng Vạn Tuế Gia hiểu rõ.
Khi nàng ôm văn thư đẩy cửa vào, ngài đăng chăm chú phê sửa tấu chương, dưới ánh nến màu vàng ấm áp, đường mắt nên nửa sườn mặt vô cùng nghiêm túc và ung dung, hàng râu trên miệng được cạo gọn gàng, râu dưới cằm được cạo sạch sẽ, đường nét thẳng tắp cương nghị gầy gò mà quyến rũ, thoạt nhìn ngài còn gầy hơn cả năm trước.
Vân Yên đặt công văn khẩn lên chiếc bàn nhỏ, lẳng lặng ngồi sau ngài, khe khẽ vòng tay qua eo chiếc long bào màu đen thêu hoa văn vàng ngài đang mặc, tựa gò má mình lên bờ vai vững chắc của ngài.
Hoa văn rồng tinh xảo dán lên làn da gò má nàng, nàng cụp mắt xuống nhìn đôi mắt uy nghiêm dữ tợn của con rồng, sống động y như thật.
Ung Chính gác bút xuống, đóng tấu chương đã phê xong vào, rất tự nhiên nắm lấy bàn tay mảnh khảnh đang đặt trên eo mình:
- Sao mặc ít thế? Tay lạnh cóng rồi này.
Vân Yên hơi ngước mặt lên, Ung Chính quay người lại, nâng khuôn mặt nàng, nửa ôm nửa kéo để nàng ngồi vào lòng mình, bàn tay rộng dày cởi giày thêu dưới chân nàng, lấy chân mình kẹp bờ eo mảnh khảnh của Vân Yên, rồi hôn lên trán nàng, thì thầm:
- Sao thế?
Vân Yên ôm cổ ngài, ngây thơ đáp:
- Không sao, chỉ muốn ôm chàng mà thôi.
(Còn tiếp)
(1) Phục trung tử: Nghĩa là có thai trong kì tang. Ở cổ đại, có thai trong kì tang là không thể chấp nhận được.
(2) Giờ Sửu: Từ 1 đến 3 giờ sáng
(3) Hán việt: Dĩ nhật dịch nguyệt. Khi hoàng đế qua đời, thái tử kế vị sẽ phải để tang ba năm (ba mươi sáu tháng), sau đó Hán Văn đế sửa thành ba mươi sáu ngày thì có thể cởi bỏ áo tang, nên gọi là “lấy ngày làm tháng”.
(4) Giáo phường nhạc tịch: Cơ quan cai quản âm nhạc thời phong kiến.
(5) Đọa dân: Người không có việc làm.
(6) Giờ Tuất: Từ bảy giờ đến chín giờ tối.
Quý phi Niên thị cung Dực Khôn đang bụng mang dạ chửa mà phải chịu đại tang Thánh tổ Hoàng đế Khang Hi, mang tiếng “Phục trung tử” (1), Ung Chính tiếc nuối con cái hậu cung quá ít nên nàng ta mới giữ lại được, kết quả khi sinh thì phát hiện dây rốn quấn quanh cổ tiểu a ca, tiểu a ca suýt chết, vô cùng vất vả mới cứu sống được, nhưng sau khi Ung Chính vừa mới ban tên “Phúc Bái”, chưa đến nửa ngày đã chết yểu.
Dấu hiệu không đủ may mắn này vô cùng xấu, sau đó bệnh của Thái hậu Ô Nhã thị chuyển nặng, cuối cùng Ung Chính cũng gấp gáp triệu Hoàng Thập Tứ đệ Doãn Đề từ Cảnh Lăng về kinh, đáng tiếc thay, giờ sửu (2) đêm hai mươi ba tháng năm, Thái hậu Ô Nhã thị băng hà tại cung Vĩnh Hòa, sáng sớm khi Hoàng Thập Tứ đệ Doãn Đề đến, tử quan đã được đặt trong cung Ninh Thọ.
Đây cũng là lần đầu tiên Vân Yên bước vào cung Vĩnh Hòa lúc nửa đêm, có lẽ đây là khoảng thời gian nàng nhìn thấy ngài khóc nhiều nhất trong cuộc đời mình, mất cha, mất mẹ, mất con, tất cả nỗi đau trên thế gian đều vây xung quanh ngài, xua cũng không đi.
Vân Yên chưa từng có cơ hội nhìn rõ khuôn mặt bà như hôm nay, đường nét tuổi xế chiều không khác người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp trong bức tranh là bao, trong khóe mắt đuôi mày ảm đạm vẫn hiện lên phong thái năm ấy, nhưng trong lòng con trai cả của bà, bà đã nhắm mắt vĩnh viễn. Không ai dám ngăn cản, Ung Chính tự tay ôm bà đến cung Ninh Thọ, nơi Thái Hậu khi còn sống có chết cũng không chịu đi, lần này, không ai ép được bà nữa.
Để an ủi linh hồn Thái Hậu Ô Nhã thị trên trời, Ung Chính phong cho Hoàng Thập Tứ đệ Doãn Đề làm Quận vương, nhưng không ban phong hào, trong hoàng sách vẫn ghi là “Cố Sơn Bối tử”, trái lại Doãn Đề “không hề có ý cảm tạ, hơn nữa còn tỏ ra phẫn nộ”, sau khi Thái Hậu Ô Nhã thị về trời, cán cân mâu thuẫn giữa huynh đệ hai người hoàn toàn mất thăng bằng.
Thái Hậu băng hà, đối với Ung Chính là cú đánh cực lớn, ngài tuyên bố thay đổi tục chịu tang “lấy ngày làm tháng" (3), mặc đồ mộc mạc chịu tang Thánh tổ Nhân Hoàng đế Khang Hi và Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị ba năm để giữ trọn đạo hiếu, ngừng tuyển tú, mùa đông đóng cửa chỉ đi đi về về để xử lý công vụ giữa hai nơi điện Dưỡng Tâm và cung Càn Thanh. Điện Dưỡng Tâm cũng hoàn toàn trở thành cấm địa trong hoàng cung rộng lớn, một nơi thần bí, trừ tùy tùng thị vệ thân cận, rất ít người có thể nhìn thấy cuộc sống thật sự của hoàng đế Ung Chính.
Sau nửa năm đầy biến động, tất cả mọi thứ đều trở về với vẻ bình lặng, những chuyện phải qua đều đã qua, sau đại tang, cả hoàng cung vô cùng quạnh quẽ, đại lễ sắc phong hậu phi cũng bặt vô âm tín.
Một ngày nọ, Ung Chính đưa cho Vân Yên một số công văn chiếu thư, Vân Yên không hiểu, bèn mở ra xem…
“Bỏ giáo phường nhạc tịch (4) ở Sơn Tây, Thiểm Tây, chuyển thành lương dân, bỏ đọa dân (5) ăn mày ở phủ Thiệu Hưng, chuyển thành lương dân.”
Tiện tịch chỉ nô bộc, ca kỹ, sai dịch, nhạc hộ, đọa dân, dân vô gia cư, và ngài đang từng bước xóa bỏ tịch tiện dân! Vân Yên không biết nên diễn tả tâm trạng của mình bây giờ thế nào, trước đây khi nàng còn ở kỳ Tương Bạch, cho đến bây giờ theo ngài đến kỳ Chính Hoàng. Tổ tiên nàng là nô tài phạm tội văn tự mà nhập tội tịch, trong các dân tịch ti tiện, đây là thân phận nô bộc khó thay đổi nhất, nhiều năm trôi qua, nàng đã không còn để trong lòng từ lâu. Nhưng ở thời đại này, ngài lại có suy nghĩ và tấm lòng tặng cho nàng một điều bất ngờ!
Một đế vương ba trăm năm trước đã có suy nghĩ về bình đẳng giai cấp, tuy suy nghĩ này vẫn còn hạn chế, nhưng cuối cùng ngài đã bắt tay làm, hơn nữa còn muốn làm triệt để.
Nàng không biết chuyện này có liên quan gì tới mình hay không, nhưng nàng cảm thấy suy nghĩ này của ngài đã vượt qua thời đại. Ngài coi trọng người Hán, coi trọng năng lực, cất nhắc nhân tài mà không hạn chế phạm vi. Lý Vệ, Điền Văn Kính đều là những đại diện điển hình. Còn ngài có thể hiểu và yêu thương một người phụ nữ có thân phận như nàng, có lẽ vì tâm hồn và suy nghĩ của ngài đã vượt qua thời đại này rồi.
Ung Chính ôm nàng từ phía sau, nói:
- Đã quá nhiều năm trôi qua, ta đã quên một việc quan trọng nhất, chưa từng tổ chức cho nàng một lần sinh thần nào, sau này mỗi năm ta sẽ bên nàng, giúp nàng tổ chức, được không?
Vân Yên ngẩn ngơ, trong tim nóng hổi, nàng xoay người lại, vùi người vào lòng ngài, cánh mũi hấp háy:
- Chàng không biết phụ nữ không thích tổ chức sinh nhật sao? Thêm một tuổi là già đi một tuổi.
Nàng gần như đã quên tuổi tác của mình rồi, chỉ nhớ nhỏ hơn ngài chín tuổi. Từ lúc hai mươi tuổi đến giờ, ngài hoàn toàn trở thành một người đàn ông xuất sắc hơn bốn mươi tuổi, cửu ngũ chí tôn. Còn dung mạo nàng không hề thay đổi.
Ung Chính xoa nhẹ gáy nàng, nét mắt sâu xa:
- Có lúc ta hi vọng nàng già đi một chút, ta mới yên tâm.
Vân Yên ngẩng đầu, đáp:
- Có một chuyện chưa nói với chàng, thật ra sinh nhật của thiếp và chàng không cùng một ngày.
Tháng tám, Ung Chính bí mật triệu đại thần cửu khanh tới sau tấm hoành “Quang minh chính đại” để nói về chuyện lập trữ. Người nào cũng muốn biết trong ấy viết ai, người nào cũng suy đoán, nhưng không thể xác định. Vân Yên biết, trên tấm ngự chỉ vàng óng ấy viết tên Tứ A Ca Hoằng Lịch, không chỉ do nàng biết trước lịch sử, mà còn vì nàng tận mắt nhìn thấy ngài viết từng chữ từng nét.
Ung Chính công bố chỉ dụ: “Nếu phải điều chỉnh quân binh, dùng lương bổng, xử lý lương bổng của đại thần và đốc phủ đề trấn Xuyên Thiểm, Vân Nam, thực hiện theo Niên Canh Nghiêu.” Niên Canh Nghiêu lúc này đã hoàn toàn trở thành người phát ngôn của Ung Chính tại Tây Bắc, quyền chức cao hơn hẳn những quan viên ở đó, có quyền liên lạc trực tiếp với hoàng đế, tham gia vào việc bổ nhiệm và miễn nhiệm quan viên triều đình, tham gia bàn bạc đại sự quốc gia, nắm hết quyền binh.
Tháng mười, Thanh Hải xảy ra phản loạn La Bốc Tạng Đan Tân. Thế cục Thanh Hãi hỗn loạn, ngọn lửa chiến tranh nổi lên ở biên giới phía tây. Ung Chính lệnh cho Tổng đốc Xuyên Thiểm Niên Canh Nghiêu nhậm chức “Phủ Viễn Đại Tướng Quân”, tổng đốc toàn bộ Tây Thiểm, trấn giữ hại Tây Ninh chỉ huy bình định phản loạn, trở thành Tây Bắc Vương tiếng tăm lừng lẫy.
Hiện giờ Vương triều đang ở thời đầu thành lập, quốc khố trống rỗng, Di Thân vương Doãn Tường quản lý Hộ bộ cũng phải giật gấu vá vai khi xử lý chiến sự tiền tuyến phía tây, ngày ba mươi tháng mười, Ung Chính hạ lệnh bãi bỏ yến tiệc sinh nhật bốn mươi sáu tuổi của mình, chỉ có Vân Yên xuống ngự thiện phòng ở điện Dưỡng Tâm nấu hai bát mì Trường Thọ, làm mấy món ăn gia đình, hai người cùng ngồi ăn trong điện Dưỡng Tâm.
Bắt đầu từ Tuần phủ Trực Lệ Lý Duy Quân, Ung Chính nhanh chóng chính thức thúc đẩy “Than đinh nhập mẫu” trên cả nước, tức là theo nguyên tắc tiền thuế cá nhân sẽ được gộp chung với thuế ruộng để trưng thu, chuyển thành tiêu chuẩn trưng thu dựa theo hộ người và đất ruộng, giảm nhẹ gánh nặng cho người dân không có đất và ít đất. (Theo người dịch hiểu, thuế được thu theo nguyên tắc: ít người ít đất thì thuế ít, không phải chia bình quân đầu người như trước).
Cải cách chính sách, “Than đinh nhập mẫu” chỉ như phần nổi của tảng băng trôi. Cả một đất nước cần phải chỉnh đốn, công việc đặt nặng lên vai Ung Chính khiến ngài thâu đêm suốt sáng xử lý công vụ trong điện Dưỡng Tâm, thường triệu tổng lý đại thần đến noãn các phía tây tiền điện bàn bạc sự vụ, phần lớn là Doãn Tường, Long Khoa Đa, Trương Đình Ngọc, cũng liên tục trao đổi công văn thư tín với thần tử tâm phúc từ trước đến nay Niên Canh Nghiêu, Ngạc Nhĩ Thái, Lý Vệ, Điền Văn Kính. Duy chỉ có Liêm thân vương Doãn Tự rất ít khi xuất hiện ở điện Dưỡng Tâm dù là tổng lý đại thần.
Di thân vương Doãn Tường mặc cổn phục đoàn long Hòa Thạc thân vương, đi tới đâu cũng được ủng hộ, dưới một người trên vạn người, không còn là hoàng tử bị thất sủng của triều Khang Hi xưa, văn võ triều Mãn ai cũng biết địa vị của ngài, nhưng ngài luôn khiêm nhường từ tốn, trước mặt người khác vô cùng cung kính với Ung Chính, khi không có ai, hai người vẫn xưng hô huynh đệ thân thiết như trước đây.
Gian phòng nhỏ trong noãn các phía tây yên tĩnh bí mật, bão hạ bên ngoài cửa sổ phía nam có tường gỗ vây xung quanh, không ai có thể nghe trộm, phía đông là lối đi nhỏ giữa hai bức tường, có cửa thông đến phòng phía sau. Đây là nơi cố định để Ung Chính và Di thân vương Doãn Tường thân mật chuyện trò.
Nói đến việc sửa tên, Ung Chính vốn không định để Di thân vương Doãn Tường sửa chữ “Dận”, nhưng Di thân vương không chịu, vẫn đổi tên thành Doãn Tường như các huynh đệ khác, vì việc này mà ở noãn các phía tây Ung Chính còn nói riêng với ngài rằng, tình nghĩa hai người tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Đương nhiên, bất cứ tình nghĩa nào trên thế gian đều không thể lụi tàn chỉ trong một sớm một chiều, đáng quý khi mưa gió ập tới, hai người vẫn keo sơn như xưa.
Lại là thời khắc hoàng hôn, Ung Chính mặc long bào màu tím ngồi trên sập rồng, trước chiếc bàn nhỏ đăt mấy chồng tấu chương, Di Thân vương Doãn Tường cũng ngồi trên chiếc sập đối diện, nói chuyện với ngài.
Phía sau lối đi nhỏ ở bức tường phía đông truyền tới tiếng bước chân nhịp nhàng, tiếng gõ cửa nhè nhẹ chợt vang lên sau cánh cửa nhỏ, cửa được mở ra, người phụ nữ có gương mặt trầm tĩnh bình thản xuất hiện.
Ung Chính đặt tấu chương trong tay xuống, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, lưng ngả ra chiếc gối dựa phía sau, thả lỏng gân cốt, hỏi:
- Đã muộn vậy rồi ư? Sao trẫm không cảm thấy gì nhỉ?
Di Thân vương Doãn Tường mỉm cười:
- Đúng vậy nhỉ, Hoàng thượng, thần đệ cũng không nhận ra.
Vân Yên một tay bưng khay, một tay nhẹ nhàng khép cửa lại, nàng bước vào rất tự nhiên:
- Các ngài đang lừa gạt thiếp sao, cũng không thắp đèn, sắp hỏng mắt rồi.
Nàng nhìn Ung Chính đang ngồi trên sập, nở nụ cười rồi đặt nhẹ chiếc khay đầy ắp thức ăn lên chiếc bàn nhỏ bên cạnh, sau đó đi thắp cây nến ở góc phòng, ngọn đèn bừng sáng, căn phòng cũng tràn ngập hơi thở ấm áp của ánh nến màu vàng.
Vân Yên ngồi bên cạnh sập rồng của Ung Chính, vừa đưa mắt nhìn ngài vừa giúp ngài thu dọn đống tấu chương đến cái bàn trước mặt, một chồng ngài đã đọc, một chồng thì chưa.
Ung Chính tựa lưng vào gối dựa, nghiêng đầu nhìn Di Thân vương ngồi đối diện:
- Lại bị phê bình rồi, lần sau phải chú ý!
Di Thân vương Doãn Tường đáp:
- Thần đệ biết tội, thần đệ sẽ nhớ rõ!
Vân Yên nghe vậy bèn bật cười, vừa lườm ngài vừa đẩy đầu gối ngài một cái, rồi bưng chiếc khay ở chiếc bàn nhỏ bên cạnh sang.
- Còn không sợ người ta cười cho.
Ung Chính và Di Thân vương Doãn Tường không kiềm chế nổi nữa mà bật cười thành tiếng, bầu không khí nặng nề trong một buổi chiều ảm đạm dường như được xua tan đi.
Vân Yên đặt khay lên bàn, lấy từng đĩa thức ăn ra, màu sắc không lòe loẹt, đều những những món ăn gia đình mà Ung Chính thích, đậu phụ sốt gạch cua, tôm bóc nõn, vịt sốt nhân hồ đào, cải thìa xào nấm tươi, bánh bao nhân chay, cùng với cháo đậu đỏ đủ để hai người ăn.
Vân Yên bày món xong thì múc cho hai người bát cháo. Nàng bưng bát đưa cho Di Thân vương, ngài cung kính nhận lấy:
- Thần đệ cảm ơn hoàng tẩu.
Mỗi lần Di Thân vương Doãn Tường nói thế, Vân Yên đều im lặng. Nàng ngồi bên cạnh sập rồng của Ung Chính, chỉnh lại gối tựa sau lưng ngài, thu dọn xong bèn chuẩn bị bước ra.
Ung Chính nhìn nàng:
- Nàng không ăn cùng sao?
Vân Yên mỉm cười đáp:
- Thiếp đã ăn ở phòng trong rồi, hai người cứ ăn đi, lát nữa thiếp tới thu dọn. Dùng xong cơm hẵng làm việc tiếp, thời tiết trở lạnh, đừng để Thập Tam về quá muộn, chân ngài ấy có bệnh.
Ung Chính gật đầu nói được, Vân Yên cười cười nhẹ nhàng ra ngoài từ cánh cửa nhỏ bí mật trên bức tường phía đông, men theo lối đi nhỏ về thẳng đến phòng ngủ phía sau.
Dùng xong bữa tối, Vân Yên tới thu dọn, hai người lại tiếp tục bận bịu đến giờ Tuất (6), bấy giờ Di Thân vương Doãn Tường mới rời khỏi điện Dưỡng Tâm. Một lát sau, từ phòng trực ban hạ nhân trước cửa điện Dưỡng Tâm, Tô Bồi Thịnh đưa công văn khẩn từ các nơi tới, Vân Yên lại thấy thêm một chồng mới.
Người quen nhiều năm, tình cảm cũng không phải hời hợt. Tô Bồi Thịnh đưa văn thư tấu chương đến tận tay Vân Yên, giọng nói có phần lo lắng:
- Phu nhân, nô tài có vài lời cũng chỉ dám nói với phu nhân... trong lòng nô tài thật sự rất lo cho long thể của Vạn Tuế Gia, trừ phu nhân ra, không ai dám khuyên ngài ấy.
Vân Yên gật đầu:
- Rồi sẽ ổn cả thôi, anh yên tâm, trong lòng Vạn Tuế Gia hiểu rõ.
Khi nàng ôm văn thư đẩy cửa vào, ngài đăng chăm chú phê sửa tấu chương, dưới ánh nến màu vàng ấm áp, đường mắt nên nửa sườn mặt vô cùng nghiêm túc và ung dung, hàng râu trên miệng được cạo gọn gàng, râu dưới cằm được cạo sạch sẽ, đường nét thẳng tắp cương nghị gầy gò mà quyến rũ, thoạt nhìn ngài còn gầy hơn cả năm trước.
Vân Yên đặt công văn khẩn lên chiếc bàn nhỏ, lẳng lặng ngồi sau ngài, khe khẽ vòng tay qua eo chiếc long bào màu đen thêu hoa văn vàng ngài đang mặc, tựa gò má mình lên bờ vai vững chắc của ngài.
Hoa văn rồng tinh xảo dán lên làn da gò má nàng, nàng cụp mắt xuống nhìn đôi mắt uy nghiêm dữ tợn của con rồng, sống động y như thật.
Ung Chính gác bút xuống, đóng tấu chương đã phê xong vào, rất tự nhiên nắm lấy bàn tay mảnh khảnh đang đặt trên eo mình:
- Sao mặc ít thế? Tay lạnh cóng rồi này.
Vân Yên hơi ngước mặt lên, Ung Chính quay người lại, nâng khuôn mặt nàng, nửa ôm nửa kéo để nàng ngồi vào lòng mình, bàn tay rộng dày cởi giày thêu dưới chân nàng, lấy chân mình kẹp bờ eo mảnh khảnh của Vân Yên, rồi hôn lên trán nàng, thì thầm:
- Sao thế?
Vân Yên ôm cổ ngài, ngây thơ đáp:
- Không sao, chỉ muốn ôm chàng mà thôi.
(Còn tiếp)
(1) Phục trung tử: Nghĩa là có thai trong kì tang. Ở cổ đại, có thai trong kì tang là không thể chấp nhận được.
(2) Giờ Sửu: Từ 1 đến 3 giờ sáng
(3) Hán việt: Dĩ nhật dịch nguyệt. Khi hoàng đế qua đời, thái tử kế vị sẽ phải để tang ba năm (ba mươi sáu tháng), sau đó Hán Văn đế sửa thành ba mươi sáu ngày thì có thể cởi bỏ áo tang, nên gọi là “lấy ngày làm tháng”.
(4) Giáo phường nhạc tịch: Cơ quan cai quản âm nhạc thời phong kiến.
(5) Đọa dân: Người không có việc làm.
(6) Giờ Tuất: Từ bảy giờ đến chín giờ tối.
Bình luận facebook