Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 42
Trích dẫn: Năm tháng trôi nhanh qua các đầu ngón tay, bão táp mưa sa dần tích tụ trong khí chất của Dận Chân, nét mặt chàng ngày càng quyến rũ nhưng cũng càng khó đoán.
Mà Vân Yên, dường như vẫn giống như trước đây. Vẫn khuôn mặt bình thản, vẫn giọng nói ấm áp dịu dàng. Tuy nhiên vóc người nàng đã cao hơn, nhưng trước vóc dáng cao lớn của Dận Chân, nàng vẫn nổi bật lên sự nhỏ bé yếu ớt. chỉ trong ba bước của Dận Chân, bóng dáng của nàng đã như có như không.
Trong những ngày xuân se lạnh của năm mới, Tiểu Thuận Tử nhận được thư viết rằng cha ở nhà sinh bệnh, Dận Chân vốn là người rất coi trọng đạo hiếu, lập tức cho phép y nghỉ mấy ngày để về thăm người thân. Tiểu Thuận Tử đương nhiên cảm động đến rơi nước mắt, xuất phát về nhà ngay trong đêm đó.
Ngày hôm sau, Dận Chân phải dậy sớm để vào triều, Vân Yên đang cài cúc áo ở cổ. Chàng bỗng nhiên lên tiếng:
- Ta chưa đưa ngươi đến Tử Cấm Thành phải không?
Vân Yên sững sờ, bản thân nàng cũng chưa từng nghĩ tới vấn đề này, cũng chưa bao giờ muốn thấy Tử Cấm Thành. Dù sao, những nơi này, cũng cách nàng quá xa. Giống như hai con đường không hề liên quan tới nhau. Ba trăm năm sau nàng cũng chỉ thấy trên sách báo và ti vi, thât sự chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy nơi này.
- Bẩm Tứ gia, chưa ạ.
Yên nhỏ nhẹ nói, tiếp tục cài cúc áo dưới nách chàng..
Dận Chân bình thản một vuốt cằm, xoay người sang nhẹ nhàng nói:
- Sớm muộn gì cũng phải thấy, chi bằng để hôm nay luôn đi. Ngươi thay Tiểu Thuận Tử hầu ta vào triều.
Chàng ngừng lại một lát,
- Mặc thêm nhiều quần áo trước khi đi.
Đây là lần đầu tiên, Vân Yên được đi bên cạnh kiệu của Dận Chân trên con đường của thành Bắc Kinh. Thành Bắc Kinh lúc tảng sáng, những tia sáng màu nhạt đã xuyên qua chân trời. Tất cả đều chìm trong yên tĩnh. Bên đường, những bông hoa mùa xuân kiều diễm đua nhau khoe sắc, mang theo những giọt sương trong sớm mai, lặng lẽ tỏa hương thơm ngọt ngào.
Đoạn đường này, cách hoàng cung hơi xa. Vân Yên đi bên cạnh kiệu, Dận Chân ngồi bên trong. Thỉnh thoảng, Dận Chân nhẹ nhàng xốc rèm bên cửa sổ nhỏ lên, nhìn Vân Yên đi bên cạnh, rồi lại buông xuống.
Khi nàng bắt đầu thở hổn hển, thì cuối cùng cũng sắp đến Tử Cấm Thành tường xanh ngói đỏ, tia nắng đầu tiên của bình minh xuyên qua những đám mây ——
Trời xanh mây trắng, Tử Cấm Hoàng Thành càng rõ nét hơn dưới mặt trời buổi sớm, hùng vĩ, rung động lòng người.
Là những tường thành cao lớn, ngói lưu ly lộng lẫy. Trải qua mấy trăm năm mưa gió, giờ đây đứng nguy nga sừng sững trước mắt Vân Yên. Vân Yên giống một con kiến hôi nhỏ bé trôi theo dòng lũ lịch sử, quay trở về quá khứ, ngước nhìn lên tòa thành.
Đi qua Đoan Môn rồi đến khu vực chuyên để cho cỗ kiệu dừng lại trước cửa Ngọ Môn, lúc này đã có một vài cỗ kiệu đến, gã sai vặt đứng một bên hầu hạ.
Vân Yên nhẹ nhàng vén rèm lên cho Dận Chân, nét mặt chàng khó đoán bước ra khỏi kiệu, đôi mắt bảo thạch dường như đang lóe sáng.
Dận Chân nhấc chân xuống kiệu. Vân Yên tiến lên nhẹ nhàng giúp chàng sửa lại mũ áo, không hề để lại một nếp nhăn.
Chàng nhàn nhạt nói,
- Chờ ta.
Vân Yên gật đầu, nhẹ giọng tuân lệnh.
Dáng người cao lớn của Dận Chân đi về phía Ngọ Môn , đã có một vài vị đại thần tập trung ở chỗ đó, cùng tiến lên thỉnh an chàng. Trong cách hoàng tử hình như chỉ có Tam hoàng tử Thành Quận Vương Dận Chỉ đến, huynh đệ hai người đứng sóng vai nói chuyện.
Vân Yên và mấy gã hầu nâng kiệu yên tĩnh đứng một bên chờ đợi, Vân Yên lui vào trong một góc. Cỗ kiệu của các đại thần vào triều lục tục đến. Một cỗ kiệu màu tím sậm với rèm cửa màu vàng kim hạ xuống, đặt bên cạnh kiệu của Tứ phủ. Vân Yên bất giác thối lui về phía sau, áp sát người vào cỗ kiệu bên mình.
Gã sai vặt vén rèm xe lên, một người đàn ông mặc triều phục thêu hình rồng nhấc chân ra khỏi kiệu. Tia nắng sáng sớm màu vàng nhạt chiếu lên khuôn mặt hắn, lấp lánh như tuyết.
Ánh sáng rực rỡ giữa hai đầu lông mày của hắn giống như một khúc ca khiến lòng người rung động nhất, kết hợp với nhịp điệu của Tử Cấm Thành, êm ái mà du dương.
Hắn, là Bát Bối Lặc Dận Tự tuyệt thế phong hoa nhất vương triều Đại Thanh.
Từ sau đêm bị sói tấn công đó, Vân Yên chưa từng gặp lại hắn. Ngay cả thuốc mà nô tài bên cạnh hắn đưa tới cũng từ chối.
Dận Tự ngừng lại, hơi nghiêng đầu nhìn về phía Vân Yên, từ trên xuống dưới, từ đầu đến chân. Ánh mắt đó dịu dàng, chân thật mà sâu sắc, rồi từ từ nở nụ cười.
Vân Yên sợ hãi yên lặng mím môi cúi đầu xuống, nghiêm chỉnh cung kính hành lễ.
Trống Ngọ Môn vang lên, rung động tinh thần.
Các đại thần xếp hàng chỉnh tề đi vào, trước hoàng cung vĩ đại mênh mông, đoàn người lại trở nên nhỏ bé.
Khi cánh cửa lớn màu đỏ tươi khép lại một lần nữa, Vân Yên cảm thấy Tử Cấm Thành này sừng sững này giống như một con thú to lớn với cái mồm đầy máu, đang lẳng lặng ngủ đông, trên mảnh đất mênh mông, đôi mắt lạnh lùng quan sát cuộc sống nhân gian, không biết đã chứng kiến bao nhiêu câu chuyện của năm tháng và lòng người phức tạp.
Nhưng là, Tử Cấm Thành vẫn xa hoa như thế, khiến vô số người phải khom lưng.
Ánh nắng rọi xuống, chiếu sáng biểu tượng Ly Vẫn (1) trên mái hiên cung điện đứng sừng sững trước Ngọ Môn.
Ly Vẫn, con trai thứ chín của rồng. trời sinh thích nuổt, thân ngắn, thích ngắm cảnh, thường được đặt trên nóc điện.
Trong truyền thuyết, chín người con của rồng, tính cách và hình dáng hoàn toàn khác nhau.
Người con trai thứ nhất của rồng, Tù Ngưu.
Sinh ra đã thích nhạc lý, nó thường hay ngự trên đầu dóng dàn để thưởng thức âm nhạc, bởi vậy trên đầu cây đàn thường khắc hình ảnh của nó. Hình tượng trang trí này bây giờ vẫn tiếp tục được sử dụng, đầu của một số cây đàn nhị có giá trị cũng được khắc hình đầu rồng, được gọi là “đàn nhị đầu rồng”.
Người con trai thứ hai của rồng, Nhai Xế.
Sinh ra đã hiếu chiến thích chém giết, người ta hay tạc hình nó trên cán dao, thân dao. Sau khi vũ khí được trang trí hình rồng, uy lực càng tăng thêm mạnh mẽ. Nó không chỉ là hình tượng trang trí trên binh khí của các danh tướng nơi sa trường, mà còn được dùng trên nghi trượng (1) và vũ khí cho các hộ vệ cung điện, do đó càng tăng thêm vẻ uy nghiêm trang trọng.
Người con trai thứ ba của rồng, Trào Phong
Sinh ra đã thích nguy hiểm lại thích ngắm cảnh, thân ngắn, con thú chạy trên góc mái cung điện chính là hình ảnh của nó. Những con thú đang đi xếp thành hàng đơn, đứng thắng tắp trên mái nhà, một vị “tiên nhân” cưỡi con chim đứng đầu tiên, đằng sau đứng theo thứ tự: Rồng, Phượng, Sư Tử, Thiên Mã, Hải Mã, Toan Nghê, Háp Ngư, Giải Trãi, Đấu Ngưu, và Hành Thập.
Chúng được sắp xếp theo tôn ti trật tự nghiêm ngặt, chỉ có điện Thái Hòa có quy cách cao nhất trong Tử Cấm Thành mới có đủ mười loài, và điện Thái Hòa cũng là điện duy nhất. Những điện đường thứ yếu phải giảm bớt theo địa vị cao thấp tương ứng. Ngay cả Ngọ Môn, cửa chính trong Tử Cấm Thành cũng chỉ có chín loài, thiếu loài cuối cùng là Hành Thập
Nó không chỉ tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo sự đẹp mắt và uy nghiêm, mà còn răn đuổi ma quỷ, thanh trừ tai họa. Trang trí Trào Phong, tạo nên sự tôn nghiêm và mang lại sự giàu có sung túc cho cả cung điện, đạt tới sự thống nhất trong trang trọng và hài hòa sinh động, trong hùng vĩ và tinh tế, Trào Phong mang lại thêm không khí thần bí cho cả cung điện cao ngất.
Người con trai thứ tư của rồng, Toan Nghê
Hình dáng giống như con sư tử, sinh ra đã thích tĩnh không thích động, thích ngồi, đặc biệt thích khói lửa, bởi vậy hình ảnh nó được đúc làm trang trí trên chỗ ngồi của Phật và trên nắp lò hương. Vị trí của nó phần lớn là đứng trước tượng Bồ Tát ngồi xếp bằng hoặc ngồi bắt chéo chân. Trên các lư hương hoặc tượng Phật trong các chùa miếu có thể nhìn thấy phong thái của nó. Một con rồng giống y như một con sư tử ngay cả hổ báo cũng dám ăn! Là con vật có tướng mạo anh tuấn phong thái hiên ngang.
Bởi vì Phật tổ Thích Ca Mâu Ni nói rõ “không sợ sư tử”, nên mọi người sắp xếp nó ngồi bên cạnh Phật tổ, hoặc chạm khắc nó trên lư hương để trông coi hương khói. Hình ảnh trang trí trên cổ sư tử đá hoặc sư tử đồng giữa thời Minh – Thanh cũng chính là hình tượng Toan Nghê, nó tăng thêm sự uy vũ và dữ tợn cho các con sư tử truyền thống Trung Quốc chuyên đứng hộ vệ trước cửa chính.
Người con trai thứ năm của rồng, Bồ Lao.
Sinh ra đã thích gào thét, hình dáng giống như một con rồng đang cong mình. Hình ảnh con rồng được khắc trên chuông lớn chính là hình tượng của nó. Vốn dĩ Bồ Lao sống ở bờ biển, tuy là con trai của rồng, nhưng lại rất sợ quái vật khổng lồ là cá kình (cá voi). Cho nên mỗi lần bị cá kình tấn công nó lại bỏ chạy kêu thét. Người ta dựa vào đặc điểm “thích gào thét” của nó, mà đúc nó lên quai chuông với hàm ý tiếng chuông sẽ kêu to và vang xa như loài Bồ Lao hét, hơn nữa còn làm cái chày gỗ để dộng chuông thành hình cá kình. Mỗi khi dộng chuông, cá kình như đánh từng cái một vào Bồ Lao, không những khiến cho "Âm thang vang lên tận mây xanh" mà còn "Truyền đến tận mọi phương xa" .
Người con trai thứ sáu của rồng, Bật Hí
Còn có tên là Bá Hạ. Sinh ra đã thích cõng vật nặng trên lưng, hình dáng giống như rùa, sức mạnh kinh hồn, hình ảnh nó ngồi làm bệ bia đá chính là nó. Truyền thuyết kể rằng thưở xa xưa Bật Hí thường cõng tam sơn ngũ nhạc trên lưng, gây nên sóng to gió lớn tại sông Hoàng Hà và Trường Giang. Về sau Đại Vũ (2) trị thủy thì hàng phục được nó, nó phục tùng sự chỉ huy của Đại Vũ, dời núi đào kênh, khai thông đường sông, góp một phần công sức cho việc trị thủy. Việc trị thủy xong, Đại Vũ sợ Bật Hí lại đi lung tung gây họa, liền làm một tấm bia đá đội trời đạp đất cực kì to, trên có khắc công trạng trị thủy của nó, rồi cho Bật Hí cõng lên, tấm bia đá nặng tới mức khiến nó không thể lung tung đi đâu được. Bật Hí gần giống như rùa, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy sự khác nhau, Bật Hí có hàm răng, mà rùa lại không có, số vân và hình dáng trên mai của Bật Hí và rùa cũng khác nhau.
Bật Hí được xưng là rùa đá (thạch quy), là biểu tượng cho sự trường thọ và cát tường. Nó luôn cố hết sức ngẩng đầu lên phía trước, bốn chân cố gắng đứng lên, chật vật đi về phía trước, nhưng một bước cũng không di dịch được. Một vài tấm bia đá ghi chiến công hiển hách cũng được nó cõng lên, trong rừng bia và một số di tích thắng cảnh cũng có thể nhìn thấy nó.
Người con trai thứ bảy của rồng, Bệ Ngạn
Còn có tên là Hiến Chương. Sinh ra đã thích tranh tụng, hình dáng giống hổ, lại có uy lực, hình ảnh đầu hổ được chạm khắc trên cửa nhà ngục chính là nó. Trong truyền thuyết Bệ Ngạn không chỉ thích tranh tụng trượng nghĩa, bênh vực lẽ phải, mà còn có thể làm rõ đúng sai, phán quyết theo lẽ công bằng, hơn nữa hình tượng của nó uy phong lẫm liệt, vì vậy ngoại trừ làm trang trí trên cửa ngục, nó còn ngồi quỳ ở hai bên công đường của quan phủ. Mỗi khi quan viên nha môn ngồi trên công đường xử án, đôi mắt hổ của nó oai nghiêm quan sát xung quanh để duy trì trật tự kỉ cương chốn công đường.
Người con trai thứ tám của rồng, Phụ Hí
Sinh ra đã thích thanh nhã lịch sự, thân hình giống như rồng. Hoa văn hình rồng ở hai bên tấm bia đá chính là hình ảnh của nó. Lịch sử bia đá trải qua một thời gian dài, nội dung phong phú, tạo hình của chúng cổ xưa, thể bia mảnh dẻ trơn trượt, sáng ngời, có thể soi thấu hình ảnh; chữ khắc trên đó tinh xảo, từng chữ có thư thế, nét bút sinh động; cũng có rất nhiều nhà thơ nhà văn nổi tiếng khắc trên tấm bia đá, những tuyệt tác bất hủ hàng ngàn năm qua sống mãi với thời gian. Mà Phí Hí cực kì thích những văn chương lấp lánh ánh sáng nghệ thuật trên tấm bia đá, nó cam tâm tình nguyện làm hoa văn hình rồng tôn lên những văn học quý báu truyền lại cho đời sau, bia đá được trang trí Phụ Hí lại càng thêm trang nhã tuyệt trần. Chúng vây xung quanh, thoạt nhìn giống như đang từ từ chuyển động, Kết hợp cùng với Bật Hí ở bệ, càng thêm đồ sộ tráng lệ.
Người con trai thứ chín của rồng, Ly Vẫn
Còn có tên là Si Vĩ, sinh ra đã thích nuốt, là con rồng có hình cá. Trong kinh Phật, nó là con vật của thần mưa, có thể dập tắt lửa. Phần lớn nó ngồi trên hai đầu của nóc nhà, có tác dụng dập tắt hỏa hoạn. Con rồng có hình thú đang nuốt sống, đầu rồng ở hai đầu sống nóc mái điện chính là hình ảnh của nó.
Trên cổng thành, trừ Long Vẫn trên đỉnh mái nhà, hai đầu sống nóc mái nhà cũng có Long Vẫn, còn được gọi là Thùy Thích Vẫn, kích thước cơ thể của nó nhỏ hơn, tư thế tiến lên phía trước, có các dụng trang trí khiến cung điện thêm trang trọng. Ly Vẫn thuộc tính nước, dùng để làm vật trấn tà chống hỏa hoạn. Mỗi lần nó đều đứng ở chỗ cao nhất trên nóc cung điện ngắm nhìn phương xa, tư thế ngạo nghễ.
Còn về chữ số chín, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, mang hàm nghĩa rất uyên thâm. Dùng chữ số chín để biểu thị cực kì nhiều, có địa vị cao nhất không ai bằng, hoàng đế tự xưng là ngôi cửu ngũ.
Chín là số mang biểu tượng không có thật, là số quý, cho nên dùng để miêu tả con trai của rồng. Rồng có chín người con trai là cách nói từ xưa đến nay, nhưng không chỉ là chín người con, mà còn nhiều hơn.
Chín con trai của rồng, tất cả đều có diện mạo tính cách không hề giống nhau, nhưng đều do rồng sinh ra, được muôn đời kính ngưỡng, tôn thờ.
Mà Chân Long Thiên Tử Đại Đế Khang Hi thiên cổ, con trai của rồng được sinh ra mỗi người tính cách diện mạo đều không giống nhau, có sở trường riêng biệt, chín con rồng bay ra, ai là ai của ai, đến cuối cùng sẽ như thế nào?
– HẾT CHƯƠNG 43 –
(1) Nghi trượng: vũ khí, quạt, dù, cờ…mà đội hộ vệ mang theo khi vua, quan lại đi tuần thời xưa.
(2) Đại Vũ: ông vua đời đầu của nhà Hạ, Trung Quốc.
* Linh thú trang trí trên nóc điện Thái Hòa, Bắc Kinh
Theo thứ tự từ trái qua phải: Tiên nhân cưỡi chim, Rồng, Phượng, Sư Tử, Thiên Mã, Hải Mã, Toan Nghê, Háp Ngư, Giải Trãi, Đấu Ngưu, và Hành Thập.
* Chín người con của rồng
Mà Vân Yên, dường như vẫn giống như trước đây. Vẫn khuôn mặt bình thản, vẫn giọng nói ấm áp dịu dàng. Tuy nhiên vóc người nàng đã cao hơn, nhưng trước vóc dáng cao lớn của Dận Chân, nàng vẫn nổi bật lên sự nhỏ bé yếu ớt. chỉ trong ba bước của Dận Chân, bóng dáng của nàng đã như có như không.
Trong những ngày xuân se lạnh của năm mới, Tiểu Thuận Tử nhận được thư viết rằng cha ở nhà sinh bệnh, Dận Chân vốn là người rất coi trọng đạo hiếu, lập tức cho phép y nghỉ mấy ngày để về thăm người thân. Tiểu Thuận Tử đương nhiên cảm động đến rơi nước mắt, xuất phát về nhà ngay trong đêm đó.
Ngày hôm sau, Dận Chân phải dậy sớm để vào triều, Vân Yên đang cài cúc áo ở cổ. Chàng bỗng nhiên lên tiếng:
- Ta chưa đưa ngươi đến Tử Cấm Thành phải không?
Vân Yên sững sờ, bản thân nàng cũng chưa từng nghĩ tới vấn đề này, cũng chưa bao giờ muốn thấy Tử Cấm Thành. Dù sao, những nơi này, cũng cách nàng quá xa. Giống như hai con đường không hề liên quan tới nhau. Ba trăm năm sau nàng cũng chỉ thấy trên sách báo và ti vi, thât sự chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy nơi này.
- Bẩm Tứ gia, chưa ạ.
Yên nhỏ nhẹ nói, tiếp tục cài cúc áo dưới nách chàng..
Dận Chân bình thản một vuốt cằm, xoay người sang nhẹ nhàng nói:
- Sớm muộn gì cũng phải thấy, chi bằng để hôm nay luôn đi. Ngươi thay Tiểu Thuận Tử hầu ta vào triều.
Chàng ngừng lại một lát,
- Mặc thêm nhiều quần áo trước khi đi.
Đây là lần đầu tiên, Vân Yên được đi bên cạnh kiệu của Dận Chân trên con đường của thành Bắc Kinh. Thành Bắc Kinh lúc tảng sáng, những tia sáng màu nhạt đã xuyên qua chân trời. Tất cả đều chìm trong yên tĩnh. Bên đường, những bông hoa mùa xuân kiều diễm đua nhau khoe sắc, mang theo những giọt sương trong sớm mai, lặng lẽ tỏa hương thơm ngọt ngào.
Đoạn đường này, cách hoàng cung hơi xa. Vân Yên đi bên cạnh kiệu, Dận Chân ngồi bên trong. Thỉnh thoảng, Dận Chân nhẹ nhàng xốc rèm bên cửa sổ nhỏ lên, nhìn Vân Yên đi bên cạnh, rồi lại buông xuống.
Khi nàng bắt đầu thở hổn hển, thì cuối cùng cũng sắp đến Tử Cấm Thành tường xanh ngói đỏ, tia nắng đầu tiên của bình minh xuyên qua những đám mây ——
Trời xanh mây trắng, Tử Cấm Hoàng Thành càng rõ nét hơn dưới mặt trời buổi sớm, hùng vĩ, rung động lòng người.
Là những tường thành cao lớn, ngói lưu ly lộng lẫy. Trải qua mấy trăm năm mưa gió, giờ đây đứng nguy nga sừng sững trước mắt Vân Yên. Vân Yên giống một con kiến hôi nhỏ bé trôi theo dòng lũ lịch sử, quay trở về quá khứ, ngước nhìn lên tòa thành.
Đi qua Đoan Môn rồi đến khu vực chuyên để cho cỗ kiệu dừng lại trước cửa Ngọ Môn, lúc này đã có một vài cỗ kiệu đến, gã sai vặt đứng một bên hầu hạ.
Vân Yên nhẹ nhàng vén rèm lên cho Dận Chân, nét mặt chàng khó đoán bước ra khỏi kiệu, đôi mắt bảo thạch dường như đang lóe sáng.
Dận Chân nhấc chân xuống kiệu. Vân Yên tiến lên nhẹ nhàng giúp chàng sửa lại mũ áo, không hề để lại một nếp nhăn.
Chàng nhàn nhạt nói,
- Chờ ta.
Vân Yên gật đầu, nhẹ giọng tuân lệnh.
Dáng người cao lớn của Dận Chân đi về phía Ngọ Môn , đã có một vài vị đại thần tập trung ở chỗ đó, cùng tiến lên thỉnh an chàng. Trong cách hoàng tử hình như chỉ có Tam hoàng tử Thành Quận Vương Dận Chỉ đến, huynh đệ hai người đứng sóng vai nói chuyện.
Vân Yên và mấy gã hầu nâng kiệu yên tĩnh đứng một bên chờ đợi, Vân Yên lui vào trong một góc. Cỗ kiệu của các đại thần vào triều lục tục đến. Một cỗ kiệu màu tím sậm với rèm cửa màu vàng kim hạ xuống, đặt bên cạnh kiệu của Tứ phủ. Vân Yên bất giác thối lui về phía sau, áp sát người vào cỗ kiệu bên mình.
Gã sai vặt vén rèm xe lên, một người đàn ông mặc triều phục thêu hình rồng nhấc chân ra khỏi kiệu. Tia nắng sáng sớm màu vàng nhạt chiếu lên khuôn mặt hắn, lấp lánh như tuyết.
Ánh sáng rực rỡ giữa hai đầu lông mày của hắn giống như một khúc ca khiến lòng người rung động nhất, kết hợp với nhịp điệu của Tử Cấm Thành, êm ái mà du dương.
Hắn, là Bát Bối Lặc Dận Tự tuyệt thế phong hoa nhất vương triều Đại Thanh.
Từ sau đêm bị sói tấn công đó, Vân Yên chưa từng gặp lại hắn. Ngay cả thuốc mà nô tài bên cạnh hắn đưa tới cũng từ chối.
Dận Tự ngừng lại, hơi nghiêng đầu nhìn về phía Vân Yên, từ trên xuống dưới, từ đầu đến chân. Ánh mắt đó dịu dàng, chân thật mà sâu sắc, rồi từ từ nở nụ cười.
Vân Yên sợ hãi yên lặng mím môi cúi đầu xuống, nghiêm chỉnh cung kính hành lễ.
Trống Ngọ Môn vang lên, rung động tinh thần.
Các đại thần xếp hàng chỉnh tề đi vào, trước hoàng cung vĩ đại mênh mông, đoàn người lại trở nên nhỏ bé.
Khi cánh cửa lớn màu đỏ tươi khép lại một lần nữa, Vân Yên cảm thấy Tử Cấm Thành này sừng sững này giống như một con thú to lớn với cái mồm đầy máu, đang lẳng lặng ngủ đông, trên mảnh đất mênh mông, đôi mắt lạnh lùng quan sát cuộc sống nhân gian, không biết đã chứng kiến bao nhiêu câu chuyện của năm tháng và lòng người phức tạp.
Nhưng là, Tử Cấm Thành vẫn xa hoa như thế, khiến vô số người phải khom lưng.
Ánh nắng rọi xuống, chiếu sáng biểu tượng Ly Vẫn (1) trên mái hiên cung điện đứng sừng sững trước Ngọ Môn.
Ly Vẫn, con trai thứ chín của rồng. trời sinh thích nuổt, thân ngắn, thích ngắm cảnh, thường được đặt trên nóc điện.
Trong truyền thuyết, chín người con của rồng, tính cách và hình dáng hoàn toàn khác nhau.
Người con trai thứ nhất của rồng, Tù Ngưu.
Sinh ra đã thích nhạc lý, nó thường hay ngự trên đầu dóng dàn để thưởng thức âm nhạc, bởi vậy trên đầu cây đàn thường khắc hình ảnh của nó. Hình tượng trang trí này bây giờ vẫn tiếp tục được sử dụng, đầu của một số cây đàn nhị có giá trị cũng được khắc hình đầu rồng, được gọi là “đàn nhị đầu rồng”.
Người con trai thứ hai của rồng, Nhai Xế.
Sinh ra đã hiếu chiến thích chém giết, người ta hay tạc hình nó trên cán dao, thân dao. Sau khi vũ khí được trang trí hình rồng, uy lực càng tăng thêm mạnh mẽ. Nó không chỉ là hình tượng trang trí trên binh khí của các danh tướng nơi sa trường, mà còn được dùng trên nghi trượng (1) và vũ khí cho các hộ vệ cung điện, do đó càng tăng thêm vẻ uy nghiêm trang trọng.
Người con trai thứ ba của rồng, Trào Phong
Sinh ra đã thích nguy hiểm lại thích ngắm cảnh, thân ngắn, con thú chạy trên góc mái cung điện chính là hình ảnh của nó. Những con thú đang đi xếp thành hàng đơn, đứng thắng tắp trên mái nhà, một vị “tiên nhân” cưỡi con chim đứng đầu tiên, đằng sau đứng theo thứ tự: Rồng, Phượng, Sư Tử, Thiên Mã, Hải Mã, Toan Nghê, Háp Ngư, Giải Trãi, Đấu Ngưu, và Hành Thập.
Chúng được sắp xếp theo tôn ti trật tự nghiêm ngặt, chỉ có điện Thái Hòa có quy cách cao nhất trong Tử Cấm Thành mới có đủ mười loài, và điện Thái Hòa cũng là điện duy nhất. Những điện đường thứ yếu phải giảm bớt theo địa vị cao thấp tương ứng. Ngay cả Ngọ Môn, cửa chính trong Tử Cấm Thành cũng chỉ có chín loài, thiếu loài cuối cùng là Hành Thập
Nó không chỉ tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo sự đẹp mắt và uy nghiêm, mà còn răn đuổi ma quỷ, thanh trừ tai họa. Trang trí Trào Phong, tạo nên sự tôn nghiêm và mang lại sự giàu có sung túc cho cả cung điện, đạt tới sự thống nhất trong trang trọng và hài hòa sinh động, trong hùng vĩ và tinh tế, Trào Phong mang lại thêm không khí thần bí cho cả cung điện cao ngất.
Người con trai thứ tư của rồng, Toan Nghê
Hình dáng giống như con sư tử, sinh ra đã thích tĩnh không thích động, thích ngồi, đặc biệt thích khói lửa, bởi vậy hình ảnh nó được đúc làm trang trí trên chỗ ngồi của Phật và trên nắp lò hương. Vị trí của nó phần lớn là đứng trước tượng Bồ Tát ngồi xếp bằng hoặc ngồi bắt chéo chân. Trên các lư hương hoặc tượng Phật trong các chùa miếu có thể nhìn thấy phong thái của nó. Một con rồng giống y như một con sư tử ngay cả hổ báo cũng dám ăn! Là con vật có tướng mạo anh tuấn phong thái hiên ngang.
Bởi vì Phật tổ Thích Ca Mâu Ni nói rõ “không sợ sư tử”, nên mọi người sắp xếp nó ngồi bên cạnh Phật tổ, hoặc chạm khắc nó trên lư hương để trông coi hương khói. Hình ảnh trang trí trên cổ sư tử đá hoặc sư tử đồng giữa thời Minh – Thanh cũng chính là hình tượng Toan Nghê, nó tăng thêm sự uy vũ và dữ tợn cho các con sư tử truyền thống Trung Quốc chuyên đứng hộ vệ trước cửa chính.
Người con trai thứ năm của rồng, Bồ Lao.
Sinh ra đã thích gào thét, hình dáng giống như một con rồng đang cong mình. Hình ảnh con rồng được khắc trên chuông lớn chính là hình tượng của nó. Vốn dĩ Bồ Lao sống ở bờ biển, tuy là con trai của rồng, nhưng lại rất sợ quái vật khổng lồ là cá kình (cá voi). Cho nên mỗi lần bị cá kình tấn công nó lại bỏ chạy kêu thét. Người ta dựa vào đặc điểm “thích gào thét” của nó, mà đúc nó lên quai chuông với hàm ý tiếng chuông sẽ kêu to và vang xa như loài Bồ Lao hét, hơn nữa còn làm cái chày gỗ để dộng chuông thành hình cá kình. Mỗi khi dộng chuông, cá kình như đánh từng cái một vào Bồ Lao, không những khiến cho "Âm thang vang lên tận mây xanh" mà còn "Truyền đến tận mọi phương xa" .
Người con trai thứ sáu của rồng, Bật Hí
Còn có tên là Bá Hạ. Sinh ra đã thích cõng vật nặng trên lưng, hình dáng giống như rùa, sức mạnh kinh hồn, hình ảnh nó ngồi làm bệ bia đá chính là nó. Truyền thuyết kể rằng thưở xa xưa Bật Hí thường cõng tam sơn ngũ nhạc trên lưng, gây nên sóng to gió lớn tại sông Hoàng Hà và Trường Giang. Về sau Đại Vũ (2) trị thủy thì hàng phục được nó, nó phục tùng sự chỉ huy của Đại Vũ, dời núi đào kênh, khai thông đường sông, góp một phần công sức cho việc trị thủy. Việc trị thủy xong, Đại Vũ sợ Bật Hí lại đi lung tung gây họa, liền làm một tấm bia đá đội trời đạp đất cực kì to, trên có khắc công trạng trị thủy của nó, rồi cho Bật Hí cõng lên, tấm bia đá nặng tới mức khiến nó không thể lung tung đi đâu được. Bật Hí gần giống như rùa, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy sự khác nhau, Bật Hí có hàm răng, mà rùa lại không có, số vân và hình dáng trên mai của Bật Hí và rùa cũng khác nhau.
Bật Hí được xưng là rùa đá (thạch quy), là biểu tượng cho sự trường thọ và cát tường. Nó luôn cố hết sức ngẩng đầu lên phía trước, bốn chân cố gắng đứng lên, chật vật đi về phía trước, nhưng một bước cũng không di dịch được. Một vài tấm bia đá ghi chiến công hiển hách cũng được nó cõng lên, trong rừng bia và một số di tích thắng cảnh cũng có thể nhìn thấy nó.
Người con trai thứ bảy của rồng, Bệ Ngạn
Còn có tên là Hiến Chương. Sinh ra đã thích tranh tụng, hình dáng giống hổ, lại có uy lực, hình ảnh đầu hổ được chạm khắc trên cửa nhà ngục chính là nó. Trong truyền thuyết Bệ Ngạn không chỉ thích tranh tụng trượng nghĩa, bênh vực lẽ phải, mà còn có thể làm rõ đúng sai, phán quyết theo lẽ công bằng, hơn nữa hình tượng của nó uy phong lẫm liệt, vì vậy ngoại trừ làm trang trí trên cửa ngục, nó còn ngồi quỳ ở hai bên công đường của quan phủ. Mỗi khi quan viên nha môn ngồi trên công đường xử án, đôi mắt hổ của nó oai nghiêm quan sát xung quanh để duy trì trật tự kỉ cương chốn công đường.
Người con trai thứ tám của rồng, Phụ Hí
Sinh ra đã thích thanh nhã lịch sự, thân hình giống như rồng. Hoa văn hình rồng ở hai bên tấm bia đá chính là hình ảnh của nó. Lịch sử bia đá trải qua một thời gian dài, nội dung phong phú, tạo hình của chúng cổ xưa, thể bia mảnh dẻ trơn trượt, sáng ngời, có thể soi thấu hình ảnh; chữ khắc trên đó tinh xảo, từng chữ có thư thế, nét bút sinh động; cũng có rất nhiều nhà thơ nhà văn nổi tiếng khắc trên tấm bia đá, những tuyệt tác bất hủ hàng ngàn năm qua sống mãi với thời gian. Mà Phí Hí cực kì thích những văn chương lấp lánh ánh sáng nghệ thuật trên tấm bia đá, nó cam tâm tình nguyện làm hoa văn hình rồng tôn lên những văn học quý báu truyền lại cho đời sau, bia đá được trang trí Phụ Hí lại càng thêm trang nhã tuyệt trần. Chúng vây xung quanh, thoạt nhìn giống như đang từ từ chuyển động, Kết hợp cùng với Bật Hí ở bệ, càng thêm đồ sộ tráng lệ.
Người con trai thứ chín của rồng, Ly Vẫn
Còn có tên là Si Vĩ, sinh ra đã thích nuốt, là con rồng có hình cá. Trong kinh Phật, nó là con vật của thần mưa, có thể dập tắt lửa. Phần lớn nó ngồi trên hai đầu của nóc nhà, có tác dụng dập tắt hỏa hoạn. Con rồng có hình thú đang nuốt sống, đầu rồng ở hai đầu sống nóc mái điện chính là hình ảnh của nó.
Trên cổng thành, trừ Long Vẫn trên đỉnh mái nhà, hai đầu sống nóc mái nhà cũng có Long Vẫn, còn được gọi là Thùy Thích Vẫn, kích thước cơ thể của nó nhỏ hơn, tư thế tiến lên phía trước, có các dụng trang trí khiến cung điện thêm trang trọng. Ly Vẫn thuộc tính nước, dùng để làm vật trấn tà chống hỏa hoạn. Mỗi lần nó đều đứng ở chỗ cao nhất trên nóc cung điện ngắm nhìn phương xa, tư thế ngạo nghễ.
Còn về chữ số chín, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, mang hàm nghĩa rất uyên thâm. Dùng chữ số chín để biểu thị cực kì nhiều, có địa vị cao nhất không ai bằng, hoàng đế tự xưng là ngôi cửu ngũ.
Chín là số mang biểu tượng không có thật, là số quý, cho nên dùng để miêu tả con trai của rồng. Rồng có chín người con trai là cách nói từ xưa đến nay, nhưng không chỉ là chín người con, mà còn nhiều hơn.
Chín con trai của rồng, tất cả đều có diện mạo tính cách không hề giống nhau, nhưng đều do rồng sinh ra, được muôn đời kính ngưỡng, tôn thờ.
Mà Chân Long Thiên Tử Đại Đế Khang Hi thiên cổ, con trai của rồng được sinh ra mỗi người tính cách diện mạo đều không giống nhau, có sở trường riêng biệt, chín con rồng bay ra, ai là ai của ai, đến cuối cùng sẽ như thế nào?
– HẾT CHƯƠNG 43 –
(1) Nghi trượng: vũ khí, quạt, dù, cờ…mà đội hộ vệ mang theo khi vua, quan lại đi tuần thời xưa.
(2) Đại Vũ: ông vua đời đầu của nhà Hạ, Trung Quốc.
* Linh thú trang trí trên nóc điện Thái Hòa, Bắc Kinh
Theo thứ tự từ trái qua phải: Tiên nhân cưỡi chim, Rồng, Phượng, Sư Tử, Thiên Mã, Hải Mã, Toan Nghê, Háp Ngư, Giải Trãi, Đấu Ngưu, và Hành Thập.
* Chín người con của rồng
Bình luận facebook