Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 70
Chuyến đi từ Quảng Châu đến Thái Bình rồi lại từ Thái Bình trở về, anh chỉ mất thời gian hơn nửa tháng.
Ngày hôm nay cuối cùng cũng đến Quảng Châu. Trước khi vào thành, anh do dự một chút, cuối cùng không đi vào mà chuyển hướng đi Cổ thành gặp Bạch Thành Sơn trước.
Bạch Thành Sơn tuy ở Cổ Thành nhưng báo chí đăng tình hình thời sự hằng ngày sẽ được chuyển đến tay ông đúng giờ. Ông đã đọc được tin trên báo về hành trình của con rể đi Nam Kinh, chạng vạng nghe người làm nói anh đến thì khá bất ngờ, vui vẻ cho người chuẩn bị cơm rượu. Tối đó, hai cha con đối ẩm với nhau, hỏi anh về tình thế phương bắc hiện giờ.
Nhiếp Tái Trầm nói:
– Chính phủ tuy đã thành lập, phương bắc ngoài mặt thì ủng hộ, nhưng trên thực tế thì lại ngược lại. Chính lệnh hữu danh vô thực, khó có thể thi hành được. Mà nội bộ Nam Kinh cũng mâu thuẫn gay gắt, mỗi người mỗi ý. Chỉ sợ khó có thể duy trì lâu dài.
Bạch Thành Sơn trầm ngâm một lát:
– Là lão Phùng xúi giục sau lưng đúng không?
Nhiếp Tái Trầm gật đầu.
Bạch Thành Sơn thở dài:
– Lão Phùng từ lâu đã có dã tâm lớn, lại có người ủng hộ nên làm sao mà cam tâm phục tùng được. Vậy con định tính toán thế nào?
Nhiếp Tái Trầm nói:
– Củng cố Nam Cương, đây là việc trọng yếu nhất, còn lại thì tùy thời mà động, dốc hết sức mình.
Bạch Thành Sơn là người làm kinh doanh, dĩ nhiên ba câu không rời nghiệp chính, gật đầu nói:
– Cũng được. Chỉ mong thế cục có thể bền vững lâu dài, vậy thì ngành nghề kinh doanh mới có cơ hội phát triển vượt bậc được.
Bữa cơm đối ẩm này tuy nhắc đến thời cục làm Bạch Thành Sơn có phần tiếc nuối, nhưng con rể hầu rượu mình nhiệt tình, ông cũng rất hào hứng, tối đó uống khá nhiều, hơi chếnh choáng say nhưng không đi ngủ ngay mà gọi Nhiếp Tái Trầm vào thư phòng, nói:
– Lần này con đến, ngoài thăm cha ra có phải còn có chuyện khác đúng không? Có gì con nói đi.
Nhiếp Tái Trầm nhìn cha vợ, đến trước mặt ông, quỳ xuống theo chế độ cũ, trịnh trọng hành lễ tại tội.
Bạch Thành Sơn đoán anh có việc gì đó, nhưng không ngờ anh lại hành lễ nghiêm trang với mình như thế thì ngạc nhiên, vội đứng lên nâng anh dậy.
– Con làm gì thế? Sao đột nhiên lại hành đại lễ này với cha vậy?
Nhiếp Tái Trầm đứng lên.
– Cha ơi, có chuyện này con vẫn luôn giấu cha, hôm nay con đến là muốn cầu xin cha tha thứ, cho con một cơ hội sửa đổi.
– Chuyện gì thế? Con có chuyện gì mà giấu cha vậy? – Bạch Thành Sơn không hiểu.
– Lúc con cưới Tú Tú, gia mẫu không thể tham dự hôn lễ, không phải do đi đứng không tiện mà là lúc con về đón bà thì đã che giấu chuyện hôn sự. Mẹ con gần đây mới biết con và Tú Tú đã kết hôn.
Toàn bộ rượu uống vào buổi tối đều biến thành nước lã, Bạch Thành Sơn trợn mắt nhìn Nhiếp Tái Trầm, một hồi lâu mới nói:
– Con nói vậy nghĩa là sao?
– Lần đó con sợ hôn nhân khó có thể duy trì được lâu dài, nên mới giấu gia mẫu…
– Tất cả là lỗi của con. Chẳng những bôi nhọ Tú Tú, còn có lỗi với sự tín nhiệm và coi trọng của cha đối với con. Tú Tú đã biết việc này, kiên quyết muốn ly hôn với con. Con vừa từ quê lên, trước khi gặp cô ấy thì muốn gặp cha để tạ tội với cha trước. Con cầu xin cha tha thứ cho con, cho con thêm một cơ hội, cho phép con được theo đuổi con gái của cha, để có lại cô ấy một lần nữa.
Bạch Thành Sơn chau mày lại, chậm rãi ngồi lại xuống ghế, không nói lời nào.
Đột nhiên nghe được chuyện như vậy, nói không tức giận dĩ nhiên là giả. Nhưng thấy thái độ của anh thành khẩn, chủ động thẳng thắn với mình, đích thực là hối hận sâu sắc. Lại nhớ đến khi ấy thành thân gấp gáp, ông cũng từng cảm giác sự việc có ẩn tình, nhưng vì quá thưởng thức anh mà không tìm hiểu sâu. Giờ chuyện giữa hai đứa, ai đúng ai sai, mình là trưởng bối cũng không tiện xen vào chỉ trích con nó.
Ông trầm ngâm một lát, sắc mặt vẫn cứng ngắc, nói:
– Chỗ cha không có ý kiến gì. Nhưng Tú Tú thì phải xem nó thế nào. Nếu nó tha thứ cho con thì cha dĩ nhiên không phản đối.
Nhiếp Tái Trầm thở phào nhẹ nhõm, trịnh trọng cảm ơn ông:
– Con cảm ơn cha.
Bạch Thành Sơn nhìn anh chốc lát, chậm rãi hòa hoãn lại tâm trạng, cảm giác say lại dâng lên, phất phất tay:
– Được rồi, đừng khách sáo nữa. Người nhà cả mà. Tối nay con nghỉ lại đi, nghĩ lại cho kỹ làm thế nào để cha sớm có cháu ngoại bế mới là quan trọng nhất.
Nói xong chắp tay sau lưng, chếnh choáng đi ra ngoài.
Nhiếp Tái Trầm ngủ một tối ở Cổ thành, sáng hôm sau lên đường về Quảng Châu, tới chạng vạng thì đến nơi. Anh mệt mỏi đi vào Bộ tư lệnh, nghỉ tạm một lúc, thư ký ôm công văn đi vào, đặt lên bàn, báo cáo với anh những việc quan trọng trước.
Chính quyền cấp tỉnh mới thành lập thực chất chỉ là lớp da duy trì hoạt động của nó mà thôi, vấn đề quan trọng chỉ có Bộ tư lệnh Quảng Châu mới quyết sách được. Mấy ngày này anh đi vắng, dĩ nhiên việc chồng chất lên rất nhiều. Thư ký báo cáo xong, đặt công văn cần giải quyết gấp lên bàn, thấy anh lật lật, chợt ngẩng lên hỏi mình:
– Lúc tôi đi vắng, vợ tôi có đến tìm không?
Thư ký đã nhận ra Bạch tiểu thư cùng Nhiếp tư lệnh bất hòa, thời gian trước anh một mình ở Bộ tư lệnh, anh ta biết rõ hơn ai hết.
Không chỉ anh ta, mà trong Bộ tư lệnh bắt đầu râm ran lan truyền tin đồn vợ chồng anh tình cảm bất hòa.
Thư ký liên tưởng đến canh tam tiên mà lần trước mình vô tình bắt gặp thì thầm nghi ngờ, lẽ nào Tư lệnh nhìn thì trẻ tuổi khỏe mạnh tinh lực tràn đầy nhưng trên giường thì lại là khẩu súng sáp bạc mà thôi, không thể làm hài lòng Bạch tiểu thư được, cho nên mới tạo nên tình cảnh vợ chồng son phải ở riêng như này hay không.
– Bạch tiểu thư không tới… Nhưng Bạch thiếu phu nhân thì thỉnh thoảng lại gọi điện tới hỏi khi nào anh về, như rất quan tâm đến anh.
Nói xong, anh ta cẩn thận nhìn Nhiếp Tái Trầm.
Nhiếp Tái Trầm không hỏi gì nữa, đứng lên nói:
– Tôi đi trước, có việc gì thì để ngày mai đi.
– Vâng vâng, anh đi đường vất vả, nên nghỉ ngơi vào. – Thư ký nịnh nọt phụ họa.
Nhiếp Tái Trầm gọi điện thoại đến Bạch gia, được cho biết Bạch Cẩm Tú còn chưa về, liền cầm theo hành lý rời khỏi Bộ tư lệnh, lái xe đi Đông Sơn, đến bên ngoài cổng nhà xưởng, hỏi bảo vệ.
Bạch Cẩm Tú còn đang làm việc trong đó.
Bảo vệ giờ cũng đã biết thân phận của anh, con rể Bạch gia kiêm Tư lệnh Quảng Châu, hình như còn làm chức to nào đó ở Nam Kinh, nên nào dám ngăn cản anh như lần trước nữa.
Nhiếp Tái Trầm chỉ vào chiếc ô tô khá quen mắt đỗ ở ngay cổng:
– Giám đốc Bạch đang có khách à?
– Phải ạ. Cũng không hẳn là khách, là có việc. Lần trước Bạch tiểu thư có đặt một lô máy móc thiết bị, nói là cần bảo dưỡng, tôi cũng không hiểu mấy. Là La công tử bán máy móc tới hỗ trợ.
Nhiếp Tái Trầm yên lặng.
– Nhiếp tư lệnh vào đi ạ. – Bảo vệ mở cổng cho anh.
Nhiếp Tái Trầm nhìn vào trong lắc đầu nói:
– Cô ấy đang bận, tôi ở ngoài chờ cũng được.
Anh trở lại xe, bắt đầu đợi.
Đến giờ tan ca, nữ công nhân tràn ra cổng lớn, từng người về nhà.
Cô vẫn chưa ra.
Sắc trời dần tối xuống.
Mẹ anh ra tay rất nặng, bởi vì gấp gáp lên đường, cộng thêm thời tiết nóng dần lên, vị trí vết thương bôi cũng không thuận tiện, cho nên vết thương phía sau lưng anh hồi phục rất chậm.
Nhiếp Tái Trầm chịu đựng cảm giác khó chịu nhưng nhức trên người, kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng xuống xe, đứng bên vệ đường giãn gân cốt, thấy bảo vệ vẫn đang lén nhìn mình thì vẫy tay với anh ta.
Anh ta chạy tới, khom người nói:
– Có việc gì không ạ?
Nhiếp Tái Trầm lấy bao thuốc lá trong xe cho anh ta. Bảo vệ thấy là loại thuốc đắt đỏ trên thị trường thì sợ sệt, vội nhận lấy, châm một điếu, hút một ngụm, khen:
– Đúng là thuốc xịn. So với loại tôi hay hút thì tốt hơn nhiều. Cảm ơn Nhiếp tư lệnh.
Nhiếp Tái Trầm mỉm cười hỏi:
– La công tử thường xuyên tới nhà xưởng tìm gặp vợ tôi à?
– Vâng vâng, không chỉ La công tử, còn có một người đàn ông mắt xanh tóc vàng nữa. Lần trước tới mời giám đốc đi đánh gôn gì đó…
Anh ta liếc nhìn Nhiếp Tái Trầm.
– Nhưng hôm đó trong xưởng bận quá nên giám đốc không đi. Anh ta nói tiếng Trung sõi lắm, nói lần sau anh ta lại tới nữa. Tôi nghe rõ lắm.
Nhiếp Tái Trầm không lên tiếng, đứng một lát, lấy đồng hồ ở túi áo ngực ra xem giờ.
Sắp 9 giờ tối rồi.
Đúng lúc này, có tiếng giày cao gót giẫm lên nền đất.
– Giám đốc Bạch ra rồi.
Bảo vệ vội chạy trở lại.
Bạch Cẩm Tú bận rộn đến tận lúc này mới xong việc, cùng La Lâm Sĩ đi ra cổng lớn, cười nói với anh ta:
– Hôm nay lại làm phiền anh rồi. Thực ra máy móc bảo dưỡng hằng ngày, lần sau anh bảo kỹ sư tới là được, không cần anh phải đích thân đến đâu.
– Không sao đâu. Đảm bảo máy móc thiết bị khi rời khỏi tay anh phải vận hành hoàn mỹ là trách nhiệm của anh. Huống hồ hôm nay anh lại rảnh.
La Lâm Sĩ mở cửa xe cho cô.
– Cẩm Tú…
Anh ta vừa gọi cô thì lại nghe phía sau có tiếng nói:
– Tú Tú! Anh tới đón em về nhà.
Anh ta quay lại, trông thấy Nhiếp Tái Trầm từ chỗ tối bên đường đi ra, đến trước mặt Bạch Cẩm Tú thì ngẩn người ra.
Bạch Cẩm Tú cũng bị bất ngờ, không ngờ anh lại ở quê quay về nhanh như thế, mà còn tới đây dõng dạc tuyên bố đón mình về nhà nữa.
– Giám đốc Bạch, Nhiếp tư lệnh hơn 5 giờ đến đây rồi, tôi mời anh ấy vào nhưng không vào, nói là không muốn làm phiền cô đang làm việc. Vẫn chờ ở ngoài suốt đó ạ.
Bảo vệ chen vào.
Bạch Cẩm Tú nhìn Nhiếp Tái Trầm, trong lòng do dự.
Cô không hề muốn đi cùng anh chút nào. Nhưng việc ly hôn còn chưa công bố, cô cũng không muốn anh bị mất mặt mũi trước mặt bảo vệ và La Lâm Sĩ.
Nhiếp Tái Trầm cũng không chờ cô nói gì đã quay sang La Lâm Sĩ, gật đầu với anh ta thay cho chào hỏi, nói:
– Cảm ơn La công tử đã giúp vợ tôi. Hôm nay cũng muộn rồi, chúng tôi đi trước. Lần sau có rảnh, tôi mời La công tử tới nhà làm khách.
Anh cầm tay cô, đưa cô đến chỗ xe của mình, mở cửa xe để cô ngồi vào.
Bạch Cẩm Tú như có cảm giác bị bắt cóc, lòng càng khó chịu, muốn để anh mất mặt nhưng lại không làm được, đành nén cơn giận mà lên xe.
Nhiếp Tái Trầm đóng cửa xe lại, mình lên ghế lái, khởi động xe lái đi.
– Tú Tú, đói chưa? Trên đường anh có mua bánh tart trái cây và bánh nhân đậu đỏ, đều mới ra lò.
Lái đi được một đoạn rồi, anh một tay lái một tay thì nhấc túi giấy đựng bánh đưa cho cô.
Bạch Cẩm Tú hất đi, làm túi giấy rơi xuống.
Nhiếp Tái Trầm nhìn cô, nhặt lên đặt bên cạnh cô, tiếp tục lái xe, không nói gì nữa.
Bạch Cẩm Tú khoanh tay trước ngực, nhắm mắt lại tựa lưng vào ghế ngồi.
Ô tô vào thành, lúc đến Bạch gia đã gần 10 giờ tối.
Bạch Cẩm Tú cũng không đợi anh mở cửa xe cho mình, xe vừa dừng lại cô đã đẩy cửa xe bước xuống rồi.
Người gác cổng mở cổng lớn ra, thấy Nhiếp Tái Trầm cũng tới thì chào một tiếng.
Bạch Cẩm Tú đi vài bước, cảm thấy có điểm không bình thường, ngoái lại thấy anh đưa bánh cho người gác cổng, sau đó đi theo mình, tay còn xách theo rương hành lý.
Cô dừng chân:
– Anh làm gì vậy?
– Tú Tú, anh muốn về ở…
Thấy hai hàng lông mày của cô dựng lên thì vội bổ sung một câu:
– Anh ngủ sô pha cũng được.
– Không được!
– Em nói rồi, em không muốn nhìn thấy anh chút nào. Anh cho là em đùa với anh chắc?
Dù sao cũng đã qua một thời gian, người nhà giờ cũng đều biết chuyện giữa cô và anh, Bạch Cẩm Tú cũng chẳng e dè gì nữa, quay lại nói với người gác cổng:
– Không được cho anh ấy vào!
Nói xong thì đi thẳng vào trong.
Người gác cổng nhìn theo tiểu thư, cẩn thận quay sang Nhiếp Tái Trầm, nói:
– Cậu Nhiếp tôi xin lỗi. Không phải tôi không cho, mà là tiểu thư không cho. Nếu cô ấy nổi giận…
Nhiếp Tái Trầm cười gượng, xua tay, nói không sao cả.
Người gác cổng vô cùng đồng cảm với Nhiếp Tái Trầm, nhìn vào trong, chợt nghĩ ra vội nói:
– Cậu đợi một lát, tôi vào trong gọi thiếu phu nhân ra.
Nói xong chạy vào nhà.
Bạch Kính Đường hôm nay không biết sao còn chưa về, cũng không nói là đi đâu, Trương Uyển Diễm không yên tâm, hơn nữa cô út cũng chưa về, cho con trai đi ngủ rồi, chị ta ngồi chờ ở phòng khách. Vừa rồi cô út đã về, nhìn thái độ có vẻ không vui, hỏi hai câu, thấy cô nói không có chuyện gì, chị ta còn nghĩ rằng là cô út lo chuyện nhà xưởng nên cũng không để ý. Cô út lên tầng rồi, chị ta tiếp tục ngồi đợi chồng thì thấy người gác cổng chạy vào, nói cậu Nhiếp cũng tới, nhưng bị tiểu thư ngăn ở bên ngoài không cho vào nhà. Chị ta vội đi ra, nhìn thấy Nhiếp Tái Trầm đưa lưng về phía cổng, tay đút túi đứng bên đường, dáng vẻ bất lực thì ra đón, bảo người làm xách đồ của anh lên lầu, chị ta đưa anh vào, nói:
– Đừng chấp con bé. Em cố gắng dỗ dành nó đi.
Nhiếp Tái Trầm cảm ơn chị ta, nhìn về hướng phòng của hai người, cửa sổ đã sáng đèn, đi vào nhà.
Anh lên tầng, đẩy cửa phòng còn chưa khóa lại ra, đi vào, nghe trong phòng tắm có tiếng nước chảy.
Cô đang tắm.
Anh chần chừ, không đi vào mà đứng ở gian ngooài.
Tiếng nước ngưng, một lát sau, có tiếng vặn khóa, cánh cửa màu trắng ngà được mở ra. Bạch Cẩm Tú đang túm lấy mái tóc dài xõa tung đi ra, trên người chỉ quấn chiếc khăn tắm, mái tóc dài rơi trên nửa bờ ngực và bờ vai ngọc. Khăn tắm không dài, chỉ phủ đến mông, hoàn toàn không che được đôi chân dài thon thả trắng muốt của cô.
Nhiếp Tái Trầm nhìn lươt qua, trong đầu không kiềm chế được hiện lên hình ảnh đôi chân thon thả đẹp đẽ kia từng quấn lấy hông mình, tức thì ngọn lửa trong lòng lại nhảy lên, vội vã ngoảnh mặt đi.
Bạch Cẩm Tú ngước lên, bất chợt thấy anh đứng trước mặt mình thì giật mình, khăn tắm trên người suýt tuột xuống, vội túm lấy.
– Sao anh lại lên đây?
Nhiếp Tái Trầm quay mặt lại, nhưng không có gan nhìn từ phần cổ của cô trở xuống, nhìn vào mắt cô, nói:
– Chị dâu cho anh vào.
Bạch Cẩm Tú nhìn chằm chằm cái rương của anh, nhíu mày.
– Tú Tú, mấy tháng nay anh vẫn luôn phải đi công tác, thật sự rất mệt. Bên Bộ Tư lệnh thì ngủ không được…
Giọng anh trầm thấp, nói đến đây thì ngừng lại.
Bạch Cẩm Tú liếc nhìn anh.
Gương mặt gầy xọp đi, nom tiều tụy rất nhiều so với lúc trước.
Cô hừ một tiếng, quay lại buồng trong, đóng cửa lại, tiếng khóa phòng vang lên cạch một cái.
Nhiếp Tái Trầm đứng đó một lúc lâu mới đi tới gõ cửa, không nghe thấy cô đáp lại thì gọi khẽ:
– Tú Tú, em mở cửa cho anh được không? Để anh tắm một cái.
Trong phòng trong không có động tĩnh gì, Nhiếp Tái Trầm đợi một lúc, cuối cùng đang tính đi tìm Trương Uyển Diễm, nhờ chị dâu thu xếp một phòng khác để mình tạm nghỉ thì nghe tiếng khóa cửa chuyển động, ngoái lại, thấy cửa đã được mở ra.
Cô đã mặc áo ngủ, mở cửa xong cũng không nhìn anh lấy một cái, trở lại giường nằm bò ra gối, đôi chân dài trắng muốt cong lên, tay cầm bút chì tiếp tục vẽ.
Nhiếp Tái Trầm cởi áo khoác, trên người chỉ mặc áo sơ mi trắng bên trong, đang định đi vào phòng tắm thì chợt nghe cô cất tiếng hỏi:
– Lưng anh bị sao thế?
Nhiếp Tái Trầm quay đầu lại, thấy ánh mắt của cô dừng trên lưng mình thì hiểu ra.
Gần đây hối hả ngược xuôi, nghỉ ngơi không đủ, vết thương vẫn bị loét ra, đã dính vào áo, thấm cả ra ngoài nên bị cô nhìn thấy.
Anh không muốn để cô biết chuyện mình bị mẹ đánh, sợ mất mặt, sợ cô biết càng xem thường mình thì lắc đầu, nói mình không sao cả.
Bạch Cẩm Tú làm sao dễ bị lừa gạt, vừa rồi rõ ràng cô thấy phần lưng anh có vết máu mờ thấm ra ngoài, bèn ném bút chì xuống, xuống giường.
– Cởi áo ra!
Nhiếp Tái Trầm không chịu.
– Cởi ra!
Anh đành phải chậm chạp cởi áo ra, để lộ phần lưng cho cô xem
Vết đánh sau lưng phần lớn đã đóng vảy, nhưng có một vài vết lớn nhất thì chưa hoàn toàn khỏi, miệng vết thương còn hở, hôm nay cũng không biết cọ vào đâu mà lại bị hở ra, máu từ chỗ đó rỉ ra thấm cà vào áo sơ mi.
Bạch Cẩm Tú mở to mắt, nhìn các vết thương vô cùng kinh khủng phía sau lưng anh thì nổi nóng.
– Sao lại bị thế? Anh chết rồi à, sao để người ta đánh anh như vậy? Là ai làm?
Hết cách, Nhiếp Tái Trầm đành cung khai.
– Tú Tú em đừng giận, là mẹ anh.
Bạch Cẩm Tú đã hiểu rõ rồi. Nhất định là mẹ anh dạy dỗ con trai mình đây. Thấy anh xấu hổ nhìn mình thì cười nhạt:
– Đáng đời lắm.
Nói xong cô lại nằm ra giường tiếp tục vẽ.
Nhiếp Tái Trầm đứng một lúc, thấy cô không quan tâm tới mình thì vào phòng tắm tắm rửa, quay người nhìn vào trong gương để bôi thuốc, sau đó mặc quần áo đi ra.
Cô đã dọn dẹp mọi thứ đang nằm trên giường, mái tóc dài xõa trên gối, chăn đắp đến tận ngực, cánh tay trắng mịn đặt ở bên ngoài chăn, hơi nghiêng mặt, hai mắt nhằm nghiền, có vẻ như đã ngủ rồi.
Nhiếp Tái Trầm đứng ở trước giường, nhìn cô chốc lát, đưa tay tắt đèn, nhón chân khẽ khàng đến sô pha mà trước kia anh từng nằm trên đó, đang định nằm xuống thì nghe giọng biếng nhác của cô cất lên:
– Đi ra ngoài, ngủ ở gian ngoài.
Nhiếp Tái Trầm khựng lại, chuyển hướng.
Vút một cái, thứ gì ở trên giường bay tới, đập vào mặt anh, sau đó rơi xuống đất.
Anh nhặt chiếc gối lông ngỗng lên, đứng đờ đẫn trong bóng tối một lúc, cuối cùng mới chậm rãi đi ra gian ngoài.
Ngày hôm nay cuối cùng cũng đến Quảng Châu. Trước khi vào thành, anh do dự một chút, cuối cùng không đi vào mà chuyển hướng đi Cổ thành gặp Bạch Thành Sơn trước.
Bạch Thành Sơn tuy ở Cổ Thành nhưng báo chí đăng tình hình thời sự hằng ngày sẽ được chuyển đến tay ông đúng giờ. Ông đã đọc được tin trên báo về hành trình của con rể đi Nam Kinh, chạng vạng nghe người làm nói anh đến thì khá bất ngờ, vui vẻ cho người chuẩn bị cơm rượu. Tối đó, hai cha con đối ẩm với nhau, hỏi anh về tình thế phương bắc hiện giờ.
Nhiếp Tái Trầm nói:
– Chính phủ tuy đã thành lập, phương bắc ngoài mặt thì ủng hộ, nhưng trên thực tế thì lại ngược lại. Chính lệnh hữu danh vô thực, khó có thể thi hành được. Mà nội bộ Nam Kinh cũng mâu thuẫn gay gắt, mỗi người mỗi ý. Chỉ sợ khó có thể duy trì lâu dài.
Bạch Thành Sơn trầm ngâm một lát:
– Là lão Phùng xúi giục sau lưng đúng không?
Nhiếp Tái Trầm gật đầu.
Bạch Thành Sơn thở dài:
– Lão Phùng từ lâu đã có dã tâm lớn, lại có người ủng hộ nên làm sao mà cam tâm phục tùng được. Vậy con định tính toán thế nào?
Nhiếp Tái Trầm nói:
– Củng cố Nam Cương, đây là việc trọng yếu nhất, còn lại thì tùy thời mà động, dốc hết sức mình.
Bạch Thành Sơn là người làm kinh doanh, dĩ nhiên ba câu không rời nghiệp chính, gật đầu nói:
– Cũng được. Chỉ mong thế cục có thể bền vững lâu dài, vậy thì ngành nghề kinh doanh mới có cơ hội phát triển vượt bậc được.
Bữa cơm đối ẩm này tuy nhắc đến thời cục làm Bạch Thành Sơn có phần tiếc nuối, nhưng con rể hầu rượu mình nhiệt tình, ông cũng rất hào hứng, tối đó uống khá nhiều, hơi chếnh choáng say nhưng không đi ngủ ngay mà gọi Nhiếp Tái Trầm vào thư phòng, nói:
– Lần này con đến, ngoài thăm cha ra có phải còn có chuyện khác đúng không? Có gì con nói đi.
Nhiếp Tái Trầm nhìn cha vợ, đến trước mặt ông, quỳ xuống theo chế độ cũ, trịnh trọng hành lễ tại tội.
Bạch Thành Sơn đoán anh có việc gì đó, nhưng không ngờ anh lại hành lễ nghiêm trang với mình như thế thì ngạc nhiên, vội đứng lên nâng anh dậy.
– Con làm gì thế? Sao đột nhiên lại hành đại lễ này với cha vậy?
Nhiếp Tái Trầm đứng lên.
– Cha ơi, có chuyện này con vẫn luôn giấu cha, hôm nay con đến là muốn cầu xin cha tha thứ, cho con một cơ hội sửa đổi.
– Chuyện gì thế? Con có chuyện gì mà giấu cha vậy? – Bạch Thành Sơn không hiểu.
– Lúc con cưới Tú Tú, gia mẫu không thể tham dự hôn lễ, không phải do đi đứng không tiện mà là lúc con về đón bà thì đã che giấu chuyện hôn sự. Mẹ con gần đây mới biết con và Tú Tú đã kết hôn.
Toàn bộ rượu uống vào buổi tối đều biến thành nước lã, Bạch Thành Sơn trợn mắt nhìn Nhiếp Tái Trầm, một hồi lâu mới nói:
– Con nói vậy nghĩa là sao?
– Lần đó con sợ hôn nhân khó có thể duy trì được lâu dài, nên mới giấu gia mẫu…
– Tất cả là lỗi của con. Chẳng những bôi nhọ Tú Tú, còn có lỗi với sự tín nhiệm và coi trọng của cha đối với con. Tú Tú đã biết việc này, kiên quyết muốn ly hôn với con. Con vừa từ quê lên, trước khi gặp cô ấy thì muốn gặp cha để tạ tội với cha trước. Con cầu xin cha tha thứ cho con, cho con thêm một cơ hội, cho phép con được theo đuổi con gái của cha, để có lại cô ấy một lần nữa.
Bạch Thành Sơn chau mày lại, chậm rãi ngồi lại xuống ghế, không nói lời nào.
Đột nhiên nghe được chuyện như vậy, nói không tức giận dĩ nhiên là giả. Nhưng thấy thái độ của anh thành khẩn, chủ động thẳng thắn với mình, đích thực là hối hận sâu sắc. Lại nhớ đến khi ấy thành thân gấp gáp, ông cũng từng cảm giác sự việc có ẩn tình, nhưng vì quá thưởng thức anh mà không tìm hiểu sâu. Giờ chuyện giữa hai đứa, ai đúng ai sai, mình là trưởng bối cũng không tiện xen vào chỉ trích con nó.
Ông trầm ngâm một lát, sắc mặt vẫn cứng ngắc, nói:
– Chỗ cha không có ý kiến gì. Nhưng Tú Tú thì phải xem nó thế nào. Nếu nó tha thứ cho con thì cha dĩ nhiên không phản đối.
Nhiếp Tái Trầm thở phào nhẹ nhõm, trịnh trọng cảm ơn ông:
– Con cảm ơn cha.
Bạch Thành Sơn nhìn anh chốc lát, chậm rãi hòa hoãn lại tâm trạng, cảm giác say lại dâng lên, phất phất tay:
– Được rồi, đừng khách sáo nữa. Người nhà cả mà. Tối nay con nghỉ lại đi, nghĩ lại cho kỹ làm thế nào để cha sớm có cháu ngoại bế mới là quan trọng nhất.
Nói xong chắp tay sau lưng, chếnh choáng đi ra ngoài.
Nhiếp Tái Trầm ngủ một tối ở Cổ thành, sáng hôm sau lên đường về Quảng Châu, tới chạng vạng thì đến nơi. Anh mệt mỏi đi vào Bộ tư lệnh, nghỉ tạm một lúc, thư ký ôm công văn đi vào, đặt lên bàn, báo cáo với anh những việc quan trọng trước.
Chính quyền cấp tỉnh mới thành lập thực chất chỉ là lớp da duy trì hoạt động của nó mà thôi, vấn đề quan trọng chỉ có Bộ tư lệnh Quảng Châu mới quyết sách được. Mấy ngày này anh đi vắng, dĩ nhiên việc chồng chất lên rất nhiều. Thư ký báo cáo xong, đặt công văn cần giải quyết gấp lên bàn, thấy anh lật lật, chợt ngẩng lên hỏi mình:
– Lúc tôi đi vắng, vợ tôi có đến tìm không?
Thư ký đã nhận ra Bạch tiểu thư cùng Nhiếp tư lệnh bất hòa, thời gian trước anh một mình ở Bộ tư lệnh, anh ta biết rõ hơn ai hết.
Không chỉ anh ta, mà trong Bộ tư lệnh bắt đầu râm ran lan truyền tin đồn vợ chồng anh tình cảm bất hòa.
Thư ký liên tưởng đến canh tam tiên mà lần trước mình vô tình bắt gặp thì thầm nghi ngờ, lẽ nào Tư lệnh nhìn thì trẻ tuổi khỏe mạnh tinh lực tràn đầy nhưng trên giường thì lại là khẩu súng sáp bạc mà thôi, không thể làm hài lòng Bạch tiểu thư được, cho nên mới tạo nên tình cảnh vợ chồng son phải ở riêng như này hay không.
– Bạch tiểu thư không tới… Nhưng Bạch thiếu phu nhân thì thỉnh thoảng lại gọi điện tới hỏi khi nào anh về, như rất quan tâm đến anh.
Nói xong, anh ta cẩn thận nhìn Nhiếp Tái Trầm.
Nhiếp Tái Trầm không hỏi gì nữa, đứng lên nói:
– Tôi đi trước, có việc gì thì để ngày mai đi.
– Vâng vâng, anh đi đường vất vả, nên nghỉ ngơi vào. – Thư ký nịnh nọt phụ họa.
Nhiếp Tái Trầm gọi điện thoại đến Bạch gia, được cho biết Bạch Cẩm Tú còn chưa về, liền cầm theo hành lý rời khỏi Bộ tư lệnh, lái xe đi Đông Sơn, đến bên ngoài cổng nhà xưởng, hỏi bảo vệ.
Bạch Cẩm Tú còn đang làm việc trong đó.
Bảo vệ giờ cũng đã biết thân phận của anh, con rể Bạch gia kiêm Tư lệnh Quảng Châu, hình như còn làm chức to nào đó ở Nam Kinh, nên nào dám ngăn cản anh như lần trước nữa.
Nhiếp Tái Trầm chỉ vào chiếc ô tô khá quen mắt đỗ ở ngay cổng:
– Giám đốc Bạch đang có khách à?
– Phải ạ. Cũng không hẳn là khách, là có việc. Lần trước Bạch tiểu thư có đặt một lô máy móc thiết bị, nói là cần bảo dưỡng, tôi cũng không hiểu mấy. Là La công tử bán máy móc tới hỗ trợ.
Nhiếp Tái Trầm yên lặng.
– Nhiếp tư lệnh vào đi ạ. – Bảo vệ mở cổng cho anh.
Nhiếp Tái Trầm nhìn vào trong lắc đầu nói:
– Cô ấy đang bận, tôi ở ngoài chờ cũng được.
Anh trở lại xe, bắt đầu đợi.
Đến giờ tan ca, nữ công nhân tràn ra cổng lớn, từng người về nhà.
Cô vẫn chưa ra.
Sắc trời dần tối xuống.
Mẹ anh ra tay rất nặng, bởi vì gấp gáp lên đường, cộng thêm thời tiết nóng dần lên, vị trí vết thương bôi cũng không thuận tiện, cho nên vết thương phía sau lưng anh hồi phục rất chậm.
Nhiếp Tái Trầm chịu đựng cảm giác khó chịu nhưng nhức trên người, kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng xuống xe, đứng bên vệ đường giãn gân cốt, thấy bảo vệ vẫn đang lén nhìn mình thì vẫy tay với anh ta.
Anh ta chạy tới, khom người nói:
– Có việc gì không ạ?
Nhiếp Tái Trầm lấy bao thuốc lá trong xe cho anh ta. Bảo vệ thấy là loại thuốc đắt đỏ trên thị trường thì sợ sệt, vội nhận lấy, châm một điếu, hút một ngụm, khen:
– Đúng là thuốc xịn. So với loại tôi hay hút thì tốt hơn nhiều. Cảm ơn Nhiếp tư lệnh.
Nhiếp Tái Trầm mỉm cười hỏi:
– La công tử thường xuyên tới nhà xưởng tìm gặp vợ tôi à?
– Vâng vâng, không chỉ La công tử, còn có một người đàn ông mắt xanh tóc vàng nữa. Lần trước tới mời giám đốc đi đánh gôn gì đó…
Anh ta liếc nhìn Nhiếp Tái Trầm.
– Nhưng hôm đó trong xưởng bận quá nên giám đốc không đi. Anh ta nói tiếng Trung sõi lắm, nói lần sau anh ta lại tới nữa. Tôi nghe rõ lắm.
Nhiếp Tái Trầm không lên tiếng, đứng một lát, lấy đồng hồ ở túi áo ngực ra xem giờ.
Sắp 9 giờ tối rồi.
Đúng lúc này, có tiếng giày cao gót giẫm lên nền đất.
– Giám đốc Bạch ra rồi.
Bảo vệ vội chạy trở lại.
Bạch Cẩm Tú bận rộn đến tận lúc này mới xong việc, cùng La Lâm Sĩ đi ra cổng lớn, cười nói với anh ta:
– Hôm nay lại làm phiền anh rồi. Thực ra máy móc bảo dưỡng hằng ngày, lần sau anh bảo kỹ sư tới là được, không cần anh phải đích thân đến đâu.
– Không sao đâu. Đảm bảo máy móc thiết bị khi rời khỏi tay anh phải vận hành hoàn mỹ là trách nhiệm của anh. Huống hồ hôm nay anh lại rảnh.
La Lâm Sĩ mở cửa xe cho cô.
– Cẩm Tú…
Anh ta vừa gọi cô thì lại nghe phía sau có tiếng nói:
– Tú Tú! Anh tới đón em về nhà.
Anh ta quay lại, trông thấy Nhiếp Tái Trầm từ chỗ tối bên đường đi ra, đến trước mặt Bạch Cẩm Tú thì ngẩn người ra.
Bạch Cẩm Tú cũng bị bất ngờ, không ngờ anh lại ở quê quay về nhanh như thế, mà còn tới đây dõng dạc tuyên bố đón mình về nhà nữa.
– Giám đốc Bạch, Nhiếp tư lệnh hơn 5 giờ đến đây rồi, tôi mời anh ấy vào nhưng không vào, nói là không muốn làm phiền cô đang làm việc. Vẫn chờ ở ngoài suốt đó ạ.
Bảo vệ chen vào.
Bạch Cẩm Tú nhìn Nhiếp Tái Trầm, trong lòng do dự.
Cô không hề muốn đi cùng anh chút nào. Nhưng việc ly hôn còn chưa công bố, cô cũng không muốn anh bị mất mặt mũi trước mặt bảo vệ và La Lâm Sĩ.
Nhiếp Tái Trầm cũng không chờ cô nói gì đã quay sang La Lâm Sĩ, gật đầu với anh ta thay cho chào hỏi, nói:
– Cảm ơn La công tử đã giúp vợ tôi. Hôm nay cũng muộn rồi, chúng tôi đi trước. Lần sau có rảnh, tôi mời La công tử tới nhà làm khách.
Anh cầm tay cô, đưa cô đến chỗ xe của mình, mở cửa xe để cô ngồi vào.
Bạch Cẩm Tú như có cảm giác bị bắt cóc, lòng càng khó chịu, muốn để anh mất mặt nhưng lại không làm được, đành nén cơn giận mà lên xe.
Nhiếp Tái Trầm đóng cửa xe lại, mình lên ghế lái, khởi động xe lái đi.
– Tú Tú, đói chưa? Trên đường anh có mua bánh tart trái cây và bánh nhân đậu đỏ, đều mới ra lò.
Lái đi được một đoạn rồi, anh một tay lái một tay thì nhấc túi giấy đựng bánh đưa cho cô.
Bạch Cẩm Tú hất đi, làm túi giấy rơi xuống.
Nhiếp Tái Trầm nhìn cô, nhặt lên đặt bên cạnh cô, tiếp tục lái xe, không nói gì nữa.
Bạch Cẩm Tú khoanh tay trước ngực, nhắm mắt lại tựa lưng vào ghế ngồi.
Ô tô vào thành, lúc đến Bạch gia đã gần 10 giờ tối.
Bạch Cẩm Tú cũng không đợi anh mở cửa xe cho mình, xe vừa dừng lại cô đã đẩy cửa xe bước xuống rồi.
Người gác cổng mở cổng lớn ra, thấy Nhiếp Tái Trầm cũng tới thì chào một tiếng.
Bạch Cẩm Tú đi vài bước, cảm thấy có điểm không bình thường, ngoái lại thấy anh đưa bánh cho người gác cổng, sau đó đi theo mình, tay còn xách theo rương hành lý.
Cô dừng chân:
– Anh làm gì vậy?
– Tú Tú, anh muốn về ở…
Thấy hai hàng lông mày của cô dựng lên thì vội bổ sung một câu:
– Anh ngủ sô pha cũng được.
– Không được!
– Em nói rồi, em không muốn nhìn thấy anh chút nào. Anh cho là em đùa với anh chắc?
Dù sao cũng đã qua một thời gian, người nhà giờ cũng đều biết chuyện giữa cô và anh, Bạch Cẩm Tú cũng chẳng e dè gì nữa, quay lại nói với người gác cổng:
– Không được cho anh ấy vào!
Nói xong thì đi thẳng vào trong.
Người gác cổng nhìn theo tiểu thư, cẩn thận quay sang Nhiếp Tái Trầm, nói:
– Cậu Nhiếp tôi xin lỗi. Không phải tôi không cho, mà là tiểu thư không cho. Nếu cô ấy nổi giận…
Nhiếp Tái Trầm cười gượng, xua tay, nói không sao cả.
Người gác cổng vô cùng đồng cảm với Nhiếp Tái Trầm, nhìn vào trong, chợt nghĩ ra vội nói:
– Cậu đợi một lát, tôi vào trong gọi thiếu phu nhân ra.
Nói xong chạy vào nhà.
Bạch Kính Đường hôm nay không biết sao còn chưa về, cũng không nói là đi đâu, Trương Uyển Diễm không yên tâm, hơn nữa cô út cũng chưa về, cho con trai đi ngủ rồi, chị ta ngồi chờ ở phòng khách. Vừa rồi cô út đã về, nhìn thái độ có vẻ không vui, hỏi hai câu, thấy cô nói không có chuyện gì, chị ta còn nghĩ rằng là cô út lo chuyện nhà xưởng nên cũng không để ý. Cô út lên tầng rồi, chị ta tiếp tục ngồi đợi chồng thì thấy người gác cổng chạy vào, nói cậu Nhiếp cũng tới, nhưng bị tiểu thư ngăn ở bên ngoài không cho vào nhà. Chị ta vội đi ra, nhìn thấy Nhiếp Tái Trầm đưa lưng về phía cổng, tay đút túi đứng bên đường, dáng vẻ bất lực thì ra đón, bảo người làm xách đồ của anh lên lầu, chị ta đưa anh vào, nói:
– Đừng chấp con bé. Em cố gắng dỗ dành nó đi.
Nhiếp Tái Trầm cảm ơn chị ta, nhìn về hướng phòng của hai người, cửa sổ đã sáng đèn, đi vào nhà.
Anh lên tầng, đẩy cửa phòng còn chưa khóa lại ra, đi vào, nghe trong phòng tắm có tiếng nước chảy.
Cô đang tắm.
Anh chần chừ, không đi vào mà đứng ở gian ngooài.
Tiếng nước ngưng, một lát sau, có tiếng vặn khóa, cánh cửa màu trắng ngà được mở ra. Bạch Cẩm Tú đang túm lấy mái tóc dài xõa tung đi ra, trên người chỉ quấn chiếc khăn tắm, mái tóc dài rơi trên nửa bờ ngực và bờ vai ngọc. Khăn tắm không dài, chỉ phủ đến mông, hoàn toàn không che được đôi chân dài thon thả trắng muốt của cô.
Nhiếp Tái Trầm nhìn lươt qua, trong đầu không kiềm chế được hiện lên hình ảnh đôi chân thon thả đẹp đẽ kia từng quấn lấy hông mình, tức thì ngọn lửa trong lòng lại nhảy lên, vội vã ngoảnh mặt đi.
Bạch Cẩm Tú ngước lên, bất chợt thấy anh đứng trước mặt mình thì giật mình, khăn tắm trên người suýt tuột xuống, vội túm lấy.
– Sao anh lại lên đây?
Nhiếp Tái Trầm quay mặt lại, nhưng không có gan nhìn từ phần cổ của cô trở xuống, nhìn vào mắt cô, nói:
– Chị dâu cho anh vào.
Bạch Cẩm Tú nhìn chằm chằm cái rương của anh, nhíu mày.
– Tú Tú, mấy tháng nay anh vẫn luôn phải đi công tác, thật sự rất mệt. Bên Bộ Tư lệnh thì ngủ không được…
Giọng anh trầm thấp, nói đến đây thì ngừng lại.
Bạch Cẩm Tú liếc nhìn anh.
Gương mặt gầy xọp đi, nom tiều tụy rất nhiều so với lúc trước.
Cô hừ một tiếng, quay lại buồng trong, đóng cửa lại, tiếng khóa phòng vang lên cạch một cái.
Nhiếp Tái Trầm đứng đó một lúc lâu mới đi tới gõ cửa, không nghe thấy cô đáp lại thì gọi khẽ:
– Tú Tú, em mở cửa cho anh được không? Để anh tắm một cái.
Trong phòng trong không có động tĩnh gì, Nhiếp Tái Trầm đợi một lúc, cuối cùng đang tính đi tìm Trương Uyển Diễm, nhờ chị dâu thu xếp một phòng khác để mình tạm nghỉ thì nghe tiếng khóa cửa chuyển động, ngoái lại, thấy cửa đã được mở ra.
Cô đã mặc áo ngủ, mở cửa xong cũng không nhìn anh lấy một cái, trở lại giường nằm bò ra gối, đôi chân dài trắng muốt cong lên, tay cầm bút chì tiếp tục vẽ.
Nhiếp Tái Trầm cởi áo khoác, trên người chỉ mặc áo sơ mi trắng bên trong, đang định đi vào phòng tắm thì chợt nghe cô cất tiếng hỏi:
– Lưng anh bị sao thế?
Nhiếp Tái Trầm quay đầu lại, thấy ánh mắt của cô dừng trên lưng mình thì hiểu ra.
Gần đây hối hả ngược xuôi, nghỉ ngơi không đủ, vết thương vẫn bị loét ra, đã dính vào áo, thấm cả ra ngoài nên bị cô nhìn thấy.
Anh không muốn để cô biết chuyện mình bị mẹ đánh, sợ mất mặt, sợ cô biết càng xem thường mình thì lắc đầu, nói mình không sao cả.
Bạch Cẩm Tú làm sao dễ bị lừa gạt, vừa rồi rõ ràng cô thấy phần lưng anh có vết máu mờ thấm ra ngoài, bèn ném bút chì xuống, xuống giường.
– Cởi áo ra!
Nhiếp Tái Trầm không chịu.
– Cởi ra!
Anh đành phải chậm chạp cởi áo ra, để lộ phần lưng cho cô xem
Vết đánh sau lưng phần lớn đã đóng vảy, nhưng có một vài vết lớn nhất thì chưa hoàn toàn khỏi, miệng vết thương còn hở, hôm nay cũng không biết cọ vào đâu mà lại bị hở ra, máu từ chỗ đó rỉ ra thấm cà vào áo sơ mi.
Bạch Cẩm Tú mở to mắt, nhìn các vết thương vô cùng kinh khủng phía sau lưng anh thì nổi nóng.
– Sao lại bị thế? Anh chết rồi à, sao để người ta đánh anh như vậy? Là ai làm?
Hết cách, Nhiếp Tái Trầm đành cung khai.
– Tú Tú em đừng giận, là mẹ anh.
Bạch Cẩm Tú đã hiểu rõ rồi. Nhất định là mẹ anh dạy dỗ con trai mình đây. Thấy anh xấu hổ nhìn mình thì cười nhạt:
– Đáng đời lắm.
Nói xong cô lại nằm ra giường tiếp tục vẽ.
Nhiếp Tái Trầm đứng một lúc, thấy cô không quan tâm tới mình thì vào phòng tắm tắm rửa, quay người nhìn vào trong gương để bôi thuốc, sau đó mặc quần áo đi ra.
Cô đã dọn dẹp mọi thứ đang nằm trên giường, mái tóc dài xõa trên gối, chăn đắp đến tận ngực, cánh tay trắng mịn đặt ở bên ngoài chăn, hơi nghiêng mặt, hai mắt nhằm nghiền, có vẻ như đã ngủ rồi.
Nhiếp Tái Trầm đứng ở trước giường, nhìn cô chốc lát, đưa tay tắt đèn, nhón chân khẽ khàng đến sô pha mà trước kia anh từng nằm trên đó, đang định nằm xuống thì nghe giọng biếng nhác của cô cất lên:
– Đi ra ngoài, ngủ ở gian ngoài.
Nhiếp Tái Trầm khựng lại, chuyển hướng.
Vút một cái, thứ gì ở trên giường bay tới, đập vào mặt anh, sau đó rơi xuống đất.
Anh nhặt chiếc gối lông ngỗng lên, đứng đờ đẫn trong bóng tối một lúc, cuối cùng mới chậm rãi đi ra gian ngoài.
Bình luận facebook