Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 66
*Chương có nội dung hình ảnh
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Xem ảnh 1
Trình Cập đi vào trước, không bật đèn mà nhìn thoáng qua căn phòng.
“Em sống ở đây à?”
Lâm Hòa Miểu bật đèn, căn phòng rất nhỏ, cũng không có nhà vệ sinh. Cô lấy chiếc ghế duy nhất trong phòng ra cho Trình Cập ngồi: “Bà chủ rất tốt, buổi tối chỉ lấy ba mươi đồng.”
Trình Cập không ngồi xuống mà quan sát xung quanh, ánh mắt dừng lại ở mặt bàn, trên đó đặt một ấm nước nóng và hai thùng mì tôm: “Thu dọn đồ đạc đi, tối nay em ngủ tạm ở nhà tôi, tối mai tôi giúp em tìm nơi ở khác.”
Lâm Hòa Miểu gật đầu.
Trình Cập nghiêm giọng thúc giục cô: “Đừng lề mề nữa, mau thu dọn đồ đi.”
Ở chỗ gã Lâm Hòa Miểu cũng chỉ là một người thân cô thế cô, không thể làm gì được, đành phải đi thu dọn đồ đạc. Cô không có hành lý, chỉ có hai cái kính viễn vọng.
Cô lấy kính viễn vọng trong tủ quần áo ra, bên ngoài hộp giấy còn quấn thêm một lớp túi nilon chống nước.
Trình Cập nhìn cô cẩn thận đóng gói kính viễn vọng, trong lòng thấy khó chịu: “Không có tiền em không biết đường bán hai thứ này đi à?”
Cô tỏ vẻ nghiêm túc: “Không thể bán được, đây là anh tặng tôi mà.”
Đồ ngốc.
Trình Cập đi tới: “Đưa cho tôi.”
Lâm Hòa Miểu không đưa, tưởng rằng anh muốn lấy đi bán.
Trình Cập thổi phì phò làm tóc mái bay bay: “Tôi cầm giúp em.”
“À.” Cô đưa cho gã một cái.
Trình Cập xách luôn cái còn lại lên, kêu cô đi theo. Lâm Hòa Miểu ôm hai thùng mì tôm ngoan ngoãn theo sau Trình Cập.
Lúc trả phòng, bà chủ hỏi Lâm Hòa Miểu: “Ai thế?”
Trình Cập đang đứng chờ ở cửa. Lâm Hòa Miểu trả lời bà chủ: “Là người nhà của cháu ạ.”
Bà chủ yên tâm, còn dặn dò cô lần sau đừng bỏ nhà đi nữa.
Nhà của Trình Cập nằm ở đầu thôn thôn Thạch Cương Trình, là một căn nhà cũ được tu sửa lại, gã hầu như ngủ lại cửa hàng, rất ít khi qua đây.
Bàn trong phòng phủ đầy bụi.
Trình Cập đặt đồ xuống, điện thoại đổ chuông.
“Gì thế?”
Là Nhung Lê gọi đến: “Tối nay tôi không lái xe được, cậu đến nhà Từ Đàn Hề đi, cô ấy bị bệnh rồi, phải đưa đến bệnh viện trên huyện.”
Bốn tiếng trước, trên trấn đổ mưa, cơn mưa đến bất ngờ khá to, những người vội vã về nhà đều bị ướt hết.
Phố Hoa Kiều nối liền với phố cổ Lương Trạm, phía Đông phố cổ không có cửa hàng nào, đường quốc lộ cũ kỹ đã được tu sửa từ rất nhiều năm trước, sau khi xây dựng bến xe mới, con đường này cũng bị bỏ hoang, mặt đất gập ghềnh đầy ổ gà, khi có mưa, chưa tới một lúc thì vũng nước lênh láng khắp nơi, mưa bão tới, hàng cây hai bên đường xác xơ đổ nghiêng đổ ngả.
Người đi trên đường thưa thớt, có một bà cụ bán khoai lang nước đạp xe ba bánh, bên trong thùng xe phía sau chiếc xe ba bánh có một cái lò được buộc chặt bằng dây thừng và một thằng bé khoảng ba bốn tuổi.
Thằng bé lấy tay che mặt: “Bà nội ơi.” Bàn tay cậu bé đỏ bừng vì lạnh, chóp mũi cũng đỏ ửng, “Bà nội ơi, mưa to quá.”
Vóc dáng bà cụ rắn chắc, chân càng đạp nhanh hơn, bà cụ quay đầu hỏi thằng bé: “Tiểu Bảo có lạnh không?”
“Lạnh ạ.”
Bà cụ dừng xe, định cởi cái áo bông chần trên người xuống đưa cho thằng bé che mưa, nhưng đúng lúc này, một chiếc ô màu đỏ che chắn cho bà cụ.
Bên viền ô có thêu mấy bông hoa nhỏ, ánh mắt bà cụ từ nhìn từ bàn tay đang cầm ô lên trên, hóa ra là một cô gái xinh xắn. Mùa Đông ở miền Nam có mưa bụi rất dày, trong làn mưa mịt mùng, cô gái cầm ô vẫn đứng thẳng tắp, duyên dáng tao nhã.
Cô nói: “Ô to lắm ạ, bà cũng vào đây tránh mưa đi.”
Giọng nói của cô cũng rất dễ nghe, bà cụ chui vào trong ô, nói bằng giọng phổ thông không chuẩn lắm: “Cảm ơn cháu.”
Cô đáp không có gì, sau đó giơ ô lên cao hơn, nghiêng ô về phía đầu hai bà cháu họ: “Bà đang đi về con đường phía bên trái ạ?”
Bà cụ nói phải, dựng xe ở phía bên trái, rồi hỏi Từ Đàn Hề sống ở thôn nào.
“Nhà cháu ở thôn Trúc Loan Nhung ạ.”
Bà cụ sống ở đập Hà Thủy: “Vậy không cùng đường rồi, cháu cứ về đi, không dám làm lỡ dở việc của cháu.”
Trên con đường này không có cửa hàng nào, cũng chưa đến thôn làng, ngay cả nơi trú mưa cũng không có. Có điều con đường này không dài, chỉ khoảng hai trăm mét nữa là tới.
Từ Đàn Hề nói: “Cháu đưa bà đến thôn phía trước nhé.” Chỗ đó có nơi trú mưa.
Bà cụ vốn không muốn làm phiền cô, nhưng nhìn đứa cháu, cuối cùng vẫn gật đầu: “Vậy làm phiền cháu quá.”
“Không phiền đâu ạ.”
Từ Đàn Hề cầm ô, bà cụ dắt xe, cậu bé ngồi đằng sau líu lo hát một bài dân ca bằng tiếng địa phương, chắc là Khuyến Tửu Ca, Từ Đàn Hề nghe hiểu một câu “Hết cốc này đến cốc khác“.
Chiếc ô hơi nhỏ, không che đủ cho ba người, chỉ một quãng đường ngắn mà lưng Từ Đàn Hề đã ướt sũng, trong khi đó hai bà cháu họ đều không bị ướt.
Cô đưa hai bà cháu họ đến một thôn gần đầu đường nhánh, tìm một nhà có mái hiên cho họ trú mưa.
Bà cụ luôn miệng nói cảm ơn, tặng cô một túi khoai lang nướng, bảo cô mang về ăn.
Từ Đàn Hề đành phải xách cái túi đó về, cầm ô đi trên con đường nhỏ đầy bùn đất, vừa đi đến đầu đường nhánh thì nhìn thấy Nhung Lê cầm một cái ô đen đứng ở một con đường nhỏ khác.
Cô đi tới, “Anh này, anh có ăn khoai lang không?”
Áo khoác ngoài của cô bị ướt gần hết, mái tóc xõa ngang vai cũng ướt nhẹp, thời tiết quá lạnh, bàn tay đang cầm ô của cô cũng đã trắng bệch.
“Tôi không ăn.” Nhung Lê nhìn hai bà cháu đứng cách đó không xa, hỏi cô: “Cô quen họ à?”
Từ Đàn Hề đáp: “Không quen.”
Ban nãy Nhung Lê đã nhìn thấy Từ Đàn Hề từ phía xa, cô nghiêng chiếc ô đỏ che cho hai bà cháu nọ, nửa người cô đều ở ngoài ô.
Nhung Lê không thể hiểu nổi: “Tại sao phải vì người lạ mà biến bản thân mình nhếch nhác thế này?”
Anh gần như không có lòng đồng cảm, trong mắt anh, cuộc sống của người khác không liên quan gì đến mình.
Từ Đàn Hề ngấm nước mưa nên hơi lạnh, bờ môi cũng trắng nhợt: “Thằng bé còn nhỏ…”
Cô đối với người già hay người tàn tật cũng vậy, Nhung Lê không có tấm lòng lương thiện ấy, ngắt lời cô: “Liên quan đến cô à?” Anh cởi áo khoác ra, ném cho cô, giọng lạnh nhạt: “Đáng đời cô bị lạnh.”
Từ Đàn Hề mặc áo khoác của anh vào, lúc mặc cô chỉ cầm ô bằng một tay nên chiếc ô nghiêng ngả. Nhung Lê đưa tay cầm giúp cô, chờ cô mặc áo xong, anh rụt tay về.
Từ Đàn Hề đi đằng sau anh, hai chiếc ô một đen một đỏ, một cao một thấp, cô không đi nhanh bằng anh, ngẩng đầu lên chỉ nhìn thấy bờ lưng anh: “Trước khi lên đại học em từng đọc một cuốn sách của cậu mình, trong đó có một câu…” Cô nói bằng giọng rất dịu dàng, “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm.”
Cô đang trả lời câu hỏi “Liên quan gì đến cô à?” của anh.
Nhung Lê cũng biết câu này, còn biết cả câu trước đó: Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm.
Cô có quan điểm thiện ác rõ ràng, khác hẳn với anh.
Nhung Lê dừng lại, quay lại đối mặt với cô: “Từ Đàn Hề.”
“Hả?” Cô cũng dừng lại nghe anh nói.
“Tôi đốt thư của cô rồi.”
Không biết có phải có gió thổi qua không mà chiếc ô đỏ của cô nghiêng ngả, nước mưa tạt vào đôi boot ngắn cổ màu đen và làm ướt gấu váy cô.
Nhung Lê không nhìn vào mắt cô, chiếc áo của anh mặc trên người cô không vừa lắm, rộng thùng thình, màu đen làm tôn lên làn da gương mặt trắng ngần của cô.
Anh và cô thật sự là hai người không cùng một thế giới, cơn mưa này làm trắng và đen tương phản quá rõ ràng. Cô không sai, đối xử lương thiện với người khác cũng không sai. Là anh, là “căn bệnh” của anh đã vô phương cứu chữa, anh không thể nào hòa nhập được với thế giới này.
“Tôi độc ác hơn cô tưởng tượng nhiều lắm, đừng thích tôi, cũng đừng lãng phí thời gian với tôi.” Dứt lời, anh bỏ lại cô rồi đi trước.
Mưa không ngừng, giọng nói của Từ Đàn Hề vụn vỡ trong tiếng mưa: “Nhung Lê…”
Nhung Lê không hề quay đầu lại, cũng không biết cô có khóc không.
Từ Đàn Hề, đừng bao giờ khóc, không đáng đâu…
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Xem ảnh 1
“Em sống ở đây à?”
Lâm Hòa Miểu bật đèn, căn phòng rất nhỏ, cũng không có nhà vệ sinh. Cô lấy chiếc ghế duy nhất trong phòng ra cho Trình Cập ngồi: “Bà chủ rất tốt, buổi tối chỉ lấy ba mươi đồng.”
Trình Cập không ngồi xuống mà quan sát xung quanh, ánh mắt dừng lại ở mặt bàn, trên đó đặt một ấm nước nóng và hai thùng mì tôm: “Thu dọn đồ đạc đi, tối nay em ngủ tạm ở nhà tôi, tối mai tôi giúp em tìm nơi ở khác.”
Lâm Hòa Miểu gật đầu.
Trình Cập nghiêm giọng thúc giục cô: “Đừng lề mề nữa, mau thu dọn đồ đi.”
Ở chỗ gã Lâm Hòa Miểu cũng chỉ là một người thân cô thế cô, không thể làm gì được, đành phải đi thu dọn đồ đạc. Cô không có hành lý, chỉ có hai cái kính viễn vọng.
Cô lấy kính viễn vọng trong tủ quần áo ra, bên ngoài hộp giấy còn quấn thêm một lớp túi nilon chống nước.
Trình Cập nhìn cô cẩn thận đóng gói kính viễn vọng, trong lòng thấy khó chịu: “Không có tiền em không biết đường bán hai thứ này đi à?”
Cô tỏ vẻ nghiêm túc: “Không thể bán được, đây là anh tặng tôi mà.”
Đồ ngốc.
Trình Cập đi tới: “Đưa cho tôi.”
Lâm Hòa Miểu không đưa, tưởng rằng anh muốn lấy đi bán.
Trình Cập thổi phì phò làm tóc mái bay bay: “Tôi cầm giúp em.”
“À.” Cô đưa cho gã một cái.
Trình Cập xách luôn cái còn lại lên, kêu cô đi theo. Lâm Hòa Miểu ôm hai thùng mì tôm ngoan ngoãn theo sau Trình Cập.
Lúc trả phòng, bà chủ hỏi Lâm Hòa Miểu: “Ai thế?”
Trình Cập đang đứng chờ ở cửa. Lâm Hòa Miểu trả lời bà chủ: “Là người nhà của cháu ạ.”
Bà chủ yên tâm, còn dặn dò cô lần sau đừng bỏ nhà đi nữa.
Nhà của Trình Cập nằm ở đầu thôn thôn Thạch Cương Trình, là một căn nhà cũ được tu sửa lại, gã hầu như ngủ lại cửa hàng, rất ít khi qua đây.
Bàn trong phòng phủ đầy bụi.
Trình Cập đặt đồ xuống, điện thoại đổ chuông.
“Gì thế?”
Là Nhung Lê gọi đến: “Tối nay tôi không lái xe được, cậu đến nhà Từ Đàn Hề đi, cô ấy bị bệnh rồi, phải đưa đến bệnh viện trên huyện.”
Bốn tiếng trước, trên trấn đổ mưa, cơn mưa đến bất ngờ khá to, những người vội vã về nhà đều bị ướt hết.
Phố Hoa Kiều nối liền với phố cổ Lương Trạm, phía Đông phố cổ không có cửa hàng nào, đường quốc lộ cũ kỹ đã được tu sửa từ rất nhiều năm trước, sau khi xây dựng bến xe mới, con đường này cũng bị bỏ hoang, mặt đất gập ghềnh đầy ổ gà, khi có mưa, chưa tới một lúc thì vũng nước lênh láng khắp nơi, mưa bão tới, hàng cây hai bên đường xác xơ đổ nghiêng đổ ngả.
Người đi trên đường thưa thớt, có một bà cụ bán khoai lang nước đạp xe ba bánh, bên trong thùng xe phía sau chiếc xe ba bánh có một cái lò được buộc chặt bằng dây thừng và một thằng bé khoảng ba bốn tuổi.
Thằng bé lấy tay che mặt: “Bà nội ơi.” Bàn tay cậu bé đỏ bừng vì lạnh, chóp mũi cũng đỏ ửng, “Bà nội ơi, mưa to quá.”
Vóc dáng bà cụ rắn chắc, chân càng đạp nhanh hơn, bà cụ quay đầu hỏi thằng bé: “Tiểu Bảo có lạnh không?”
“Lạnh ạ.”
Bà cụ dừng xe, định cởi cái áo bông chần trên người xuống đưa cho thằng bé che mưa, nhưng đúng lúc này, một chiếc ô màu đỏ che chắn cho bà cụ.
Bên viền ô có thêu mấy bông hoa nhỏ, ánh mắt bà cụ từ nhìn từ bàn tay đang cầm ô lên trên, hóa ra là một cô gái xinh xắn. Mùa Đông ở miền Nam có mưa bụi rất dày, trong làn mưa mịt mùng, cô gái cầm ô vẫn đứng thẳng tắp, duyên dáng tao nhã.
Cô nói: “Ô to lắm ạ, bà cũng vào đây tránh mưa đi.”
Giọng nói của cô cũng rất dễ nghe, bà cụ chui vào trong ô, nói bằng giọng phổ thông không chuẩn lắm: “Cảm ơn cháu.”
Cô đáp không có gì, sau đó giơ ô lên cao hơn, nghiêng ô về phía đầu hai bà cháu họ: “Bà đang đi về con đường phía bên trái ạ?”
Bà cụ nói phải, dựng xe ở phía bên trái, rồi hỏi Từ Đàn Hề sống ở thôn nào.
“Nhà cháu ở thôn Trúc Loan Nhung ạ.”
Bà cụ sống ở đập Hà Thủy: “Vậy không cùng đường rồi, cháu cứ về đi, không dám làm lỡ dở việc của cháu.”
Trên con đường này không có cửa hàng nào, cũng chưa đến thôn làng, ngay cả nơi trú mưa cũng không có. Có điều con đường này không dài, chỉ khoảng hai trăm mét nữa là tới.
Từ Đàn Hề nói: “Cháu đưa bà đến thôn phía trước nhé.” Chỗ đó có nơi trú mưa.
Bà cụ vốn không muốn làm phiền cô, nhưng nhìn đứa cháu, cuối cùng vẫn gật đầu: “Vậy làm phiền cháu quá.”
“Không phiền đâu ạ.”
Từ Đàn Hề cầm ô, bà cụ dắt xe, cậu bé ngồi đằng sau líu lo hát một bài dân ca bằng tiếng địa phương, chắc là Khuyến Tửu Ca, Từ Đàn Hề nghe hiểu một câu “Hết cốc này đến cốc khác“.
Chiếc ô hơi nhỏ, không che đủ cho ba người, chỉ một quãng đường ngắn mà lưng Từ Đàn Hề đã ướt sũng, trong khi đó hai bà cháu họ đều không bị ướt.
Cô đưa hai bà cháu họ đến một thôn gần đầu đường nhánh, tìm một nhà có mái hiên cho họ trú mưa.
Bà cụ luôn miệng nói cảm ơn, tặng cô một túi khoai lang nướng, bảo cô mang về ăn.
Từ Đàn Hề đành phải xách cái túi đó về, cầm ô đi trên con đường nhỏ đầy bùn đất, vừa đi đến đầu đường nhánh thì nhìn thấy Nhung Lê cầm một cái ô đen đứng ở một con đường nhỏ khác.
Cô đi tới, “Anh này, anh có ăn khoai lang không?”
Áo khoác ngoài của cô bị ướt gần hết, mái tóc xõa ngang vai cũng ướt nhẹp, thời tiết quá lạnh, bàn tay đang cầm ô của cô cũng đã trắng bệch.
“Tôi không ăn.” Nhung Lê nhìn hai bà cháu đứng cách đó không xa, hỏi cô: “Cô quen họ à?”
Từ Đàn Hề đáp: “Không quen.”
Ban nãy Nhung Lê đã nhìn thấy Từ Đàn Hề từ phía xa, cô nghiêng chiếc ô đỏ che cho hai bà cháu nọ, nửa người cô đều ở ngoài ô.
Nhung Lê không thể hiểu nổi: “Tại sao phải vì người lạ mà biến bản thân mình nhếch nhác thế này?”
Anh gần như không có lòng đồng cảm, trong mắt anh, cuộc sống của người khác không liên quan gì đến mình.
Từ Đàn Hề ngấm nước mưa nên hơi lạnh, bờ môi cũng trắng nhợt: “Thằng bé còn nhỏ…”
Cô đối với người già hay người tàn tật cũng vậy, Nhung Lê không có tấm lòng lương thiện ấy, ngắt lời cô: “Liên quan đến cô à?” Anh cởi áo khoác ra, ném cho cô, giọng lạnh nhạt: “Đáng đời cô bị lạnh.”
Từ Đàn Hề mặc áo khoác của anh vào, lúc mặc cô chỉ cầm ô bằng một tay nên chiếc ô nghiêng ngả. Nhung Lê đưa tay cầm giúp cô, chờ cô mặc áo xong, anh rụt tay về.
Từ Đàn Hề đi đằng sau anh, hai chiếc ô một đen một đỏ, một cao một thấp, cô không đi nhanh bằng anh, ngẩng đầu lên chỉ nhìn thấy bờ lưng anh: “Trước khi lên đại học em từng đọc một cuốn sách của cậu mình, trong đó có một câu…” Cô nói bằng giọng rất dịu dàng, “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm.”
Cô đang trả lời câu hỏi “Liên quan gì đến cô à?” của anh.
Nhung Lê cũng biết câu này, còn biết cả câu trước đó: Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm.
Cô có quan điểm thiện ác rõ ràng, khác hẳn với anh.
Nhung Lê dừng lại, quay lại đối mặt với cô: “Từ Đàn Hề.”
“Hả?” Cô cũng dừng lại nghe anh nói.
“Tôi đốt thư của cô rồi.”
Không biết có phải có gió thổi qua không mà chiếc ô đỏ của cô nghiêng ngả, nước mưa tạt vào đôi boot ngắn cổ màu đen và làm ướt gấu váy cô.
Nhung Lê không nhìn vào mắt cô, chiếc áo của anh mặc trên người cô không vừa lắm, rộng thùng thình, màu đen làm tôn lên làn da gương mặt trắng ngần của cô.
Anh và cô thật sự là hai người không cùng một thế giới, cơn mưa này làm trắng và đen tương phản quá rõ ràng. Cô không sai, đối xử lương thiện với người khác cũng không sai. Là anh, là “căn bệnh” của anh đã vô phương cứu chữa, anh không thể nào hòa nhập được với thế giới này.
“Tôi độc ác hơn cô tưởng tượng nhiều lắm, đừng thích tôi, cũng đừng lãng phí thời gian với tôi.” Dứt lời, anh bỏ lại cô rồi đi trước.
Mưa không ngừng, giọng nói của Từ Đàn Hề vụn vỡ trong tiếng mưa: “Nhung Lê…”
Nhung Lê không hề quay đầu lại, cũng không biết cô có khóc không.
Từ Đàn Hề, đừng bao giờ khóc, không đáng đâu…
Bình luận facebook