Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 72
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tôi chưa bao giờ ngờ tới, có một ngày Chu Minh Khải và Hứa Gia Dương sẽ trở về Liễu thành dưới hình thức một người một quỷ. Rõ ràng tôi ở bên trái hắn, mà lại như cách xa cả dải ngân hà. Gần như vậy lại xa đến thế.
Không phải là tôi chưa từng nghĩ tới việc trở lại thăm Liễu thành. Vào khoảng tầm năm thứ tư ở thủ đô, cuộc sống của tôi ổn định hơn chút, tôi bắt đầu điên cuồng nhớ nhung Liễu thành, nhớ nhung mảnh đất ấm áp đã sinh tôi nuôi tôi. Cuối cùng tôi vẫn mua vé về Liễu thành. Ở phòng chờ tôi gặp hai cô gái, một đang khóc thành sông, một đang nhẹ nhàng trấn an.
Từ cuộc đối thoại của hai người, tôi đã biết nguyên nhân cô khóc. Quê hương của cô tên là Nhân Hòa, một địa phương tôi chưa từng nghe qua. Lý do khóc rất kỳ quái, là bởi cô chợt lướt qua một câu nói trên điện thoại, “nếu chưa già thì quyết chưa về quê, nếu về quê thì sẽ buồn đứt ruột”(1).
(1) 未老莫还乡, 还乡须断肠: trích từ bài thơ “Bồ tát man kỳ 3” của Vi Trang. “Vị lão mạc hoàn hương, Hoàn hương tu đoạn trường”, phía trên là tạm dịch. (Thivien)
Cô gái ấy không kìm được nước mắt. Cô kéo tay người bạn bên cạnh và nói, chỉ có người đã trải qua mới biết kẻ từng nói chết cũng phải chết tha hương sẽ ôm loại tình cảm gì đối với cố hương của chính mình. Đó là nỗi nhớ cả đời chém không đứt, cũng là thù hận không buông xuống được. Muốn trở về bao nhiêu thì có nhiều sợ sệt bấy nhiêu, về quê cần đứt ruột đứt gan.
Sau đó tôi cũng không biết cô gái kia đi nơi nào. Tôi chỉ nhớ rõ, hai người họ vừa đi là tôi liền xé nát vé tàu trong tay. Nhân Hòa đối với cô và Liễu thành đối với tôi không giống nhau sao? Những linh hồn không trọn vẹn chỉ có rời khỏi sự ấm áp của cố hương xưa mới có thể thoáng thở dốc.
Về sau tôi càng thêm tưởng niệm Liễu thành. Mà càng nhớ lại càng không dám trở về.
Hiện giờ trở về cùng Chu Minh Khải, tôi đã không cần đi đối mặt bất cứ điều gì. Không có ai sẽ làm khó dễ một vong linh. Vào lúc này, thế giới rốt cuộc đã yên tĩnh. Thăm quê cũ cần đứt ruột, nhưng chúng tôi đã chết thì tìm ruột từ đâu tới để đứt đây.
Chu Minh Khải soát vé rồi lên tàu cao tốc. Hắn tìm được chỗ của mình ở vị trí kế cửa sổ, bên cạnh đã có một người phụ nữ trung niên đang ngồi. Thấy Chu Minh Khải tới đây, người phụ nữ đứng dậy nhường hắn vào trong. Tôi ngồi ở chỗ còn trống cùng hàng với Chu Minh Khải, trung gian cách một hành lang đi lại.
Xe bán đồ ăn đi tới đi lui. Chu Minh Khải tháo kính mắt xuống rồi ngồi lẳng lặng tại chỗ. Dáng vẻ hắn rất trống rỗng, tôi không biết hắn đang suy nghĩ gì.
Tàu cao tốc mới khởi động chưa được mấy phút, hành khách ngồi sau bỗng nói với người đồng hành: “Biết gì không? Trước kia đã từng có một thanh niên trẻ chết ở đây. Cậu ta thấy tàu đến cũng không tránh, trực tiếp bị nghiền thành từng mảnh vụn, thi thể nát bươm.”
Người bên cạnh phụ họa: “Sao lại nghĩ luẩn quẩn vậy chứ?”
“Ai biết được? Không chừng chính là đã nghĩ thông rồi đó.”
“Nghĩ thông mà lại tự sát à?”
“Ai biết người ta được.”
“…”
Tôi nghiêng đầu nhìn, sắc mặt Chu Minh Khải cũng không có gì thay đổi, chỉ là đôi mắt vốn không mấy tập trung nay nhìn thẳng tắp về phía trước. Ánh mắt tựa đao, băng giá và lạnh lẽo.
Một người lẻ loi hiu quạnh sống sót thật sự rất mệt. Trước đây tôi nghĩ mình còn có một Chu Minh Khải, không muốn bỏ lại hắn. Nhưng hiện tại hắn cũng nói là không yêu tôi, vậy tại sao tôi còn muốn nhất quyết chống đỡ chứ? Tôi mệt mỏi, địa ngục khổ chăng nữa cũng còn thoải mái hơn nhân gian, không phải sao? Cho nên chính tôi cũng nói không rõ là mình đã thông suốt hay là nghĩ không ra. Dù sao thì việc không có tình yêu thật sự làm người ta bi ai tuyệt vọng.
Tôi đột nhiên nhớ tới một ca khúc của Châu Kiệt Luân, tên là “Pháo hoa chóng tàn”. Bên trong có câu ca từ, ‘cố hương lẫn khuất sau cỏ cây’.
Lâu rồi mới về nơi cũ, cỏ cây đã mọc rậm rạp. Có lẽ rất nhiều người sẽ không có mấy cảm xúc, nhưng đối với người đến chết cũng chưa từng trở lại quê cũ như tôi, trái tim vẫn rất đau. Nếu thật sự có thể biến cố hương thành tha hương, e rằng vô số người cũng sẽ không mê man hay mâu thuẫn suốt đời đến thế. Buông xuống những chiếc gai quá khứ hoặc tạo dựng đường về lần nữa cũng được. Đáng tiếc, cả hai điều tôi đều không làm nổi.
Từ thủ đô đến Liễu thành mất khoảng năm tiếng. Tôi cảm giác thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ chớp mắt tôi và Chu Minh Khải đã xuống tàu. Lúc đi xuống, mọi người có chút sốt ruột nên hơi chen lấn. Chu Minh Khải là người xuống cuối cùng.
Vừa đặt chân lên đất Liễu thành, chúng tôi liền nghe thấy một cậu bé mặc đồ học sinh nói một câu rất trẻ trâu. Thanh âm cậu ta rất lớn, khí thế ngút trời.
“Trốn đi nửa cuộc đời, ông đây trở về vẫn là thiếu niên!”
Tôi chợt vui vẻ, nghĩ thầm rằng, đương nhiên thằng nhóc chỉ ra ngoài ăn Tết rồi về thì vẫn là thiếu niên chứ sao. Nếu thật sự đi ra ngoài cả nửa đời mới trở về thì không thể nào còn thiếu niên được, bất luận là ai. Vĩnh viễn đừng xem thường uy lực của thời gian. Ví dụ như tôi, Hứa Gia Dương, rời đi Liễu thành năm mười tám tuổi, chết ở thủ đô lúc hai mươi bảy tuổi. Đừng nói thiếu niên hay không, tôi chẳng qua chỉ là một tia cô hồn chẳng biết lúc nào sẽ hóa thành mây khói trên thế gian mà thôi.
Rời khỏi tàu cao tốc, tôi và Chu Minh Khải đều ngẩn người một chút. Nhiệt độ ở Liễu thành quá thấp so với thủ đô. Bây giờ Liễu thành còn chưa tan hết tuyết đọng. Giữa bầu trời có nắng ấm, chiếu vào tuyết rồi phản xạ ra ánh sáng chói mắt. Khung cảnh thật quen thuộc. Tôi đã rời đi quá lâu, cũng sắp sửa quên mất nó rồi.
Liễu thành, tôi đã trở về.
Tác giả có lời muốn nói:
Nhân Hòa là quê hương của tôi. Liễu thành với Hứa Gia Dương và Nhân Hòa với tôi là giống nhau. Cho nên nơi này viết dựa theo nguyên mẫu là chính mình. Aiz, càng viết trái tim càng đau.
Minh họa: “Pháo hoa chóng tàn” của Châu Kiệt Luân là một bài hát cổ phong rất đặc sắc, thuộc top những bài nên nghe của Châu Kiệt Luân (dù với tư cách là fan thì tôi thấy bài nào cũng hay~). Ý tưởng MV cũng khá tốt. Nhạc nghe buồn rầu, đúng chất ngược giống MV.
Tôi chưa bao giờ ngờ tới, có một ngày Chu Minh Khải và Hứa Gia Dương sẽ trở về Liễu thành dưới hình thức một người một quỷ. Rõ ràng tôi ở bên trái hắn, mà lại như cách xa cả dải ngân hà. Gần như vậy lại xa đến thế.
Không phải là tôi chưa từng nghĩ tới việc trở lại thăm Liễu thành. Vào khoảng tầm năm thứ tư ở thủ đô, cuộc sống của tôi ổn định hơn chút, tôi bắt đầu điên cuồng nhớ nhung Liễu thành, nhớ nhung mảnh đất ấm áp đã sinh tôi nuôi tôi. Cuối cùng tôi vẫn mua vé về Liễu thành. Ở phòng chờ tôi gặp hai cô gái, một đang khóc thành sông, một đang nhẹ nhàng trấn an.
Từ cuộc đối thoại của hai người, tôi đã biết nguyên nhân cô khóc. Quê hương của cô tên là Nhân Hòa, một địa phương tôi chưa từng nghe qua. Lý do khóc rất kỳ quái, là bởi cô chợt lướt qua một câu nói trên điện thoại, “nếu chưa già thì quyết chưa về quê, nếu về quê thì sẽ buồn đứt ruột”(1).
(1) 未老莫还乡, 还乡须断肠: trích từ bài thơ “Bồ tát man kỳ 3” của Vi Trang. “Vị lão mạc hoàn hương, Hoàn hương tu đoạn trường”, phía trên là tạm dịch. (Thivien)
Cô gái ấy không kìm được nước mắt. Cô kéo tay người bạn bên cạnh và nói, chỉ có người đã trải qua mới biết kẻ từng nói chết cũng phải chết tha hương sẽ ôm loại tình cảm gì đối với cố hương của chính mình. Đó là nỗi nhớ cả đời chém không đứt, cũng là thù hận không buông xuống được. Muốn trở về bao nhiêu thì có nhiều sợ sệt bấy nhiêu, về quê cần đứt ruột đứt gan.
Sau đó tôi cũng không biết cô gái kia đi nơi nào. Tôi chỉ nhớ rõ, hai người họ vừa đi là tôi liền xé nát vé tàu trong tay. Nhân Hòa đối với cô và Liễu thành đối với tôi không giống nhau sao? Những linh hồn không trọn vẹn chỉ có rời khỏi sự ấm áp của cố hương xưa mới có thể thoáng thở dốc.
Về sau tôi càng thêm tưởng niệm Liễu thành. Mà càng nhớ lại càng không dám trở về.
Hiện giờ trở về cùng Chu Minh Khải, tôi đã không cần đi đối mặt bất cứ điều gì. Không có ai sẽ làm khó dễ một vong linh. Vào lúc này, thế giới rốt cuộc đã yên tĩnh. Thăm quê cũ cần đứt ruột, nhưng chúng tôi đã chết thì tìm ruột từ đâu tới để đứt đây.
Chu Minh Khải soát vé rồi lên tàu cao tốc. Hắn tìm được chỗ của mình ở vị trí kế cửa sổ, bên cạnh đã có một người phụ nữ trung niên đang ngồi. Thấy Chu Minh Khải tới đây, người phụ nữ đứng dậy nhường hắn vào trong. Tôi ngồi ở chỗ còn trống cùng hàng với Chu Minh Khải, trung gian cách một hành lang đi lại.
Xe bán đồ ăn đi tới đi lui. Chu Minh Khải tháo kính mắt xuống rồi ngồi lẳng lặng tại chỗ. Dáng vẻ hắn rất trống rỗng, tôi không biết hắn đang suy nghĩ gì.
Tàu cao tốc mới khởi động chưa được mấy phút, hành khách ngồi sau bỗng nói với người đồng hành: “Biết gì không? Trước kia đã từng có một thanh niên trẻ chết ở đây. Cậu ta thấy tàu đến cũng không tránh, trực tiếp bị nghiền thành từng mảnh vụn, thi thể nát bươm.”
Người bên cạnh phụ họa: “Sao lại nghĩ luẩn quẩn vậy chứ?”
“Ai biết được? Không chừng chính là đã nghĩ thông rồi đó.”
“Nghĩ thông mà lại tự sát à?”
“Ai biết người ta được.”
“…”
Tôi nghiêng đầu nhìn, sắc mặt Chu Minh Khải cũng không có gì thay đổi, chỉ là đôi mắt vốn không mấy tập trung nay nhìn thẳng tắp về phía trước. Ánh mắt tựa đao, băng giá và lạnh lẽo.
Một người lẻ loi hiu quạnh sống sót thật sự rất mệt. Trước đây tôi nghĩ mình còn có một Chu Minh Khải, không muốn bỏ lại hắn. Nhưng hiện tại hắn cũng nói là không yêu tôi, vậy tại sao tôi còn muốn nhất quyết chống đỡ chứ? Tôi mệt mỏi, địa ngục khổ chăng nữa cũng còn thoải mái hơn nhân gian, không phải sao? Cho nên chính tôi cũng nói không rõ là mình đã thông suốt hay là nghĩ không ra. Dù sao thì việc không có tình yêu thật sự làm người ta bi ai tuyệt vọng.
Tôi đột nhiên nhớ tới một ca khúc của Châu Kiệt Luân, tên là “Pháo hoa chóng tàn”. Bên trong có câu ca từ, ‘cố hương lẫn khuất sau cỏ cây’.
Lâu rồi mới về nơi cũ, cỏ cây đã mọc rậm rạp. Có lẽ rất nhiều người sẽ không có mấy cảm xúc, nhưng đối với người đến chết cũng chưa từng trở lại quê cũ như tôi, trái tim vẫn rất đau. Nếu thật sự có thể biến cố hương thành tha hương, e rằng vô số người cũng sẽ không mê man hay mâu thuẫn suốt đời đến thế. Buông xuống những chiếc gai quá khứ hoặc tạo dựng đường về lần nữa cũng được. Đáng tiếc, cả hai điều tôi đều không làm nổi.
Từ thủ đô đến Liễu thành mất khoảng năm tiếng. Tôi cảm giác thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ chớp mắt tôi và Chu Minh Khải đã xuống tàu. Lúc đi xuống, mọi người có chút sốt ruột nên hơi chen lấn. Chu Minh Khải là người xuống cuối cùng.
Vừa đặt chân lên đất Liễu thành, chúng tôi liền nghe thấy một cậu bé mặc đồ học sinh nói một câu rất trẻ trâu. Thanh âm cậu ta rất lớn, khí thế ngút trời.
“Trốn đi nửa cuộc đời, ông đây trở về vẫn là thiếu niên!”
Tôi chợt vui vẻ, nghĩ thầm rằng, đương nhiên thằng nhóc chỉ ra ngoài ăn Tết rồi về thì vẫn là thiếu niên chứ sao. Nếu thật sự đi ra ngoài cả nửa đời mới trở về thì không thể nào còn thiếu niên được, bất luận là ai. Vĩnh viễn đừng xem thường uy lực của thời gian. Ví dụ như tôi, Hứa Gia Dương, rời đi Liễu thành năm mười tám tuổi, chết ở thủ đô lúc hai mươi bảy tuổi. Đừng nói thiếu niên hay không, tôi chẳng qua chỉ là một tia cô hồn chẳng biết lúc nào sẽ hóa thành mây khói trên thế gian mà thôi.
Rời khỏi tàu cao tốc, tôi và Chu Minh Khải đều ngẩn người một chút. Nhiệt độ ở Liễu thành quá thấp so với thủ đô. Bây giờ Liễu thành còn chưa tan hết tuyết đọng. Giữa bầu trời có nắng ấm, chiếu vào tuyết rồi phản xạ ra ánh sáng chói mắt. Khung cảnh thật quen thuộc. Tôi đã rời đi quá lâu, cũng sắp sửa quên mất nó rồi.
Liễu thành, tôi đã trở về.
Tác giả có lời muốn nói:
Nhân Hòa là quê hương của tôi. Liễu thành với Hứa Gia Dương và Nhân Hòa với tôi là giống nhau. Cho nên nơi này viết dựa theo nguyên mẫu là chính mình. Aiz, càng viết trái tim càng đau.
Minh họa: “Pháo hoa chóng tàn” của Châu Kiệt Luân là một bài hát cổ phong rất đặc sắc, thuộc top những bài nên nghe của Châu Kiệt Luân (dù với tư cách là fan thì tôi thấy bài nào cũng hay~). Ý tưởng MV cũng khá tốt. Nhạc nghe buồn rầu, đúng chất ngược giống MV.
Bình luận facebook