Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 73
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Nhìn Chu Minh Khải bước chân xuống mảnh đất Liễu thành, tôi không nói được cảm xúc trong nội tâm mình là có mấy phần kiên định, mấy phần bừng tỉnh hay mấy phần do dự nữa.
Cả đời này, tôi chỉ có hai lần sợ hãi trong đám người xa lạ chưa từng gặp mặt. Một lần là bến tàu cao tốc ở thủ đô năm ấy, còn một lần khác chính là hiện tại.
Chu Minh Khải không có kế hoạch, cũng không có mục đích. Nhưng biết làm sao được, người ta có tiền mà, nên không được trải nghiệm loại cảm giác như lần đầu tôi đến thủ đô đâu. Hắn rời khỏi bến tàu rồi lên xe taxi, muốn tới khách sạn gần Dân Dục.
Tôi nhớ năm đó nhà họ Chu cũng có căn nhà ở Liễu thành. Sau đó cha Chu được điều về thủ đô thì bán nó đi. Tại Liễu thành, Chu Minh Khải cũng chỉ có thể thuê khách sạn.
Từ ga tàu tới khách sạn mất hơn một giờ, khi đến trung tâm thành phố vẫn còn dư chút thời gian. Tài xế nói, nhìn Chu Minh Khải ăn mặc có sức sống, chắc không thiếu tiền, nên dẫn hắn tới khách sạn năm sao có hoàn cảnh tốt nhưng đắt đỏ. Chu Minh Khải không nói gì, vào khách sạn là đặt phòng luôn.
Chu Minh Khải không dừng ở khách sạn bao lâu. Hắn chỉ mở cửa tiến vào, đặt hành lý của mình xuống rồi lại đi ra. Khách sạn cách Dân Dục một con đường, hắn đi bộ gần mười phút là đến nơi. Bây giờ đang là nghỉ đông, cổng trường Dân Dục bị khóa, không hề có bóng người nào.
Tôi và Chu Minh Khải đứng trước cổng phút chốc mới phát hiện ngay cả bác bảo vệ cũng không có. Hỏi cửa hàng bên cạnh mới biết, hai năm trước Dân Dục từng xây dựng lại, cổng trước đổi thành cổng hông, mở ra cổng lớn mới một lần nữa. Nếu có thầy cô trọ ở trường muốn ra vào thì đều phải đi từ bên kia. Thế nhưng hai cổng lại cách một con đường.
Chu Minh Khải kiên nhẫn đi qua. Bác bảo vệ cũng không dò hỏi hắn cái gì, chắc bác cho rằng hắn là giáo sư mới trọ ở trường hoặc là vị khách nào đó. Bởi Chu Minh Khải mặc quần áo nhã nhặn, mang dáng vẻ ôn nhu, xác thực không hề giống người xấu.
Sân bóng rổ của trường đối diện lớp học cũ của chúng tôi. Đứng ở cửa phòng học vừa vặn nhìn thấy tình huống trên sân bóng. Hiện tại Chu Minh Khải đang đứng trên sân, có học sinh sống gần đó đang chơi bóng. Rõ ràng là thời tiết tuyết đọng chưa tan song bọn họ ăn mặc khá phong phanh. Trái lại, Chu Minh Khải bên cạnh mặc áo phao và quấn khăn quàng cổ dày có phần không hợp lắm.
Sân bóng rổ được quét lên lớp nước sơn mới, giỏ bóng rổ cũng được thay. Tất cả những thứ này với người cũ chúng tôi đều là trong sự xa lạ lộ ra nét quen thuộc. Chu Minh Khải ngước mắt nhìn lớp 12/7 ngày xưa. Tôi nhớ trước kia tôi thường xuyên hận không thể trực tiếp dịch chuyển phòng học đến đây, có thể tiết kiệm ba phút lên xuống cầu thang mỗi ngày vào lúc nghỉ giữa giờ.
“Đại ca, có muốn chơi cùng nhau không?” Một nam sinh chuyền bóng và hỏi.
Hồi lâu sau Chu Minh Khải mới phản ứng được là bọn họ đang nói chuyện với mình. Hắn thản nhiên nói: “Rất nhiều năm không chơi nên ngượng tay. Các em chơi đi.”
“Không sao đâu. Chơi là lập tức quen thôi.” Một nam sinh khác nói.
“Không được.” Chu Minh Khải nói.
Tôi đột nhiên có loại cảm giác Chu Minh Khải cũng đã già rồi.
Chu Minh Khải muốn rời khỏi, nhưng vừa bước mấy bước liền vòng trở lại. Hắn tháo khăn quàng và áo khoác đặt lên trên ghế dài ở bên, nói: “Hay cứ thử xem sao đi.”
Ba đứa bé trai thấy hắn trở về đều nở nụ cười rồi ném bóng cho hắn. Chu Minh Khải chuyền bóng vẫn rất nhuần nhuyễn, tuy rằng bộ dáng tinh anh cùng sân bóng và mấy học sinh nam có chút không ăn nhập nhau lắm. Trên sân bóng không có cái gọi là quen hay không, chạy vài vòng là quen nhau hết. Tôi xem trong chốc lát, biết được trong bọn họ có một đứa tên Hàn Hi, một đứa tên Từ Hiểu, một đứa tên Vương Nghiêu. Tôi cũng nghe thấy bọn họ gọi Chu Minh Khải là Chu đại ca.
Đã rất nhiều năm tôi chưa từng chứng kiến Chu Minh Khải có sức sống đến thế. Gặp lại lần nữa, hắn suốt ngày mang bộ dáng thanh lãnh tẻ nhạt vô dục vô cầu. Lên giường cũng là dáng vẻ thật ra tôi không có hứng thú với cậu lắm, cũng may công phu trên giường tốt, tạm chấp nhận được. Tôi vẫn cho rằng, một Chu Minh Khải cùng tôi lăn lộn trên mặt tuyết, cùng tôi vui thì cười giận thì mắng rất nhiều năm trước là do tôi tưởng tượng ra, bởi vì dấu vết quá khó để tìm kiếm. Bây giờ xem ra hắn kỳ thực vẫn luôn luôn ở đó, chẳng qua là ban đầu không biểu hiện ra trước mặt tôi mà thôi.
Chu Minh Khải mới đầu vẫn không thuận tay, chơi hơn nửa tiếng mới quăng vào quả đầu tiên. Từ Hiểu và Vương Nghiêu đều rất nể tình mà vỗ tay. Thiếu niên quả thực rất thiện lương.
Chơi bóng rổ một giờ, trời cũng dần tối lại. Đoàn người mặc quần áo xong liền muốn đến nhà vệ sinh rửa tay. Chu Minh Khải đi trước nhưng bị người phía sau gọi lại.
“Chu đại ca, nhà vệ sinh bên này.” Từ Hiểu chỉ chỉ một hướng khác.
Đến tôi còn nhớ, mà không biết sao Chu Minh Khải lại quên mất. Hắn có chút lúng túng đi về phương hướng của bọn họ.
Rửa tay xong rồi đi ra, Chu Minh Khải muốn mời ba đứa bé trai ăn cơm.
Nhìn Chu Minh Khải bước chân xuống mảnh đất Liễu thành, tôi không nói được cảm xúc trong nội tâm mình là có mấy phần kiên định, mấy phần bừng tỉnh hay mấy phần do dự nữa.
Cả đời này, tôi chỉ có hai lần sợ hãi trong đám người xa lạ chưa từng gặp mặt. Một lần là bến tàu cao tốc ở thủ đô năm ấy, còn một lần khác chính là hiện tại.
Chu Minh Khải không có kế hoạch, cũng không có mục đích. Nhưng biết làm sao được, người ta có tiền mà, nên không được trải nghiệm loại cảm giác như lần đầu tôi đến thủ đô đâu. Hắn rời khỏi bến tàu rồi lên xe taxi, muốn tới khách sạn gần Dân Dục.
Tôi nhớ năm đó nhà họ Chu cũng có căn nhà ở Liễu thành. Sau đó cha Chu được điều về thủ đô thì bán nó đi. Tại Liễu thành, Chu Minh Khải cũng chỉ có thể thuê khách sạn.
Từ ga tàu tới khách sạn mất hơn một giờ, khi đến trung tâm thành phố vẫn còn dư chút thời gian. Tài xế nói, nhìn Chu Minh Khải ăn mặc có sức sống, chắc không thiếu tiền, nên dẫn hắn tới khách sạn năm sao có hoàn cảnh tốt nhưng đắt đỏ. Chu Minh Khải không nói gì, vào khách sạn là đặt phòng luôn.
Chu Minh Khải không dừng ở khách sạn bao lâu. Hắn chỉ mở cửa tiến vào, đặt hành lý của mình xuống rồi lại đi ra. Khách sạn cách Dân Dục một con đường, hắn đi bộ gần mười phút là đến nơi. Bây giờ đang là nghỉ đông, cổng trường Dân Dục bị khóa, không hề có bóng người nào.
Tôi và Chu Minh Khải đứng trước cổng phút chốc mới phát hiện ngay cả bác bảo vệ cũng không có. Hỏi cửa hàng bên cạnh mới biết, hai năm trước Dân Dục từng xây dựng lại, cổng trước đổi thành cổng hông, mở ra cổng lớn mới một lần nữa. Nếu có thầy cô trọ ở trường muốn ra vào thì đều phải đi từ bên kia. Thế nhưng hai cổng lại cách một con đường.
Chu Minh Khải kiên nhẫn đi qua. Bác bảo vệ cũng không dò hỏi hắn cái gì, chắc bác cho rằng hắn là giáo sư mới trọ ở trường hoặc là vị khách nào đó. Bởi Chu Minh Khải mặc quần áo nhã nhặn, mang dáng vẻ ôn nhu, xác thực không hề giống người xấu.
Sân bóng rổ của trường đối diện lớp học cũ của chúng tôi. Đứng ở cửa phòng học vừa vặn nhìn thấy tình huống trên sân bóng. Hiện tại Chu Minh Khải đang đứng trên sân, có học sinh sống gần đó đang chơi bóng. Rõ ràng là thời tiết tuyết đọng chưa tan song bọn họ ăn mặc khá phong phanh. Trái lại, Chu Minh Khải bên cạnh mặc áo phao và quấn khăn quàng cổ dày có phần không hợp lắm.
Sân bóng rổ được quét lên lớp nước sơn mới, giỏ bóng rổ cũng được thay. Tất cả những thứ này với người cũ chúng tôi đều là trong sự xa lạ lộ ra nét quen thuộc. Chu Minh Khải ngước mắt nhìn lớp 12/7 ngày xưa. Tôi nhớ trước kia tôi thường xuyên hận không thể trực tiếp dịch chuyển phòng học đến đây, có thể tiết kiệm ba phút lên xuống cầu thang mỗi ngày vào lúc nghỉ giữa giờ.
“Đại ca, có muốn chơi cùng nhau không?” Một nam sinh chuyền bóng và hỏi.
Hồi lâu sau Chu Minh Khải mới phản ứng được là bọn họ đang nói chuyện với mình. Hắn thản nhiên nói: “Rất nhiều năm không chơi nên ngượng tay. Các em chơi đi.”
“Không sao đâu. Chơi là lập tức quen thôi.” Một nam sinh khác nói.
“Không được.” Chu Minh Khải nói.
Tôi đột nhiên có loại cảm giác Chu Minh Khải cũng đã già rồi.
Chu Minh Khải muốn rời khỏi, nhưng vừa bước mấy bước liền vòng trở lại. Hắn tháo khăn quàng và áo khoác đặt lên trên ghế dài ở bên, nói: “Hay cứ thử xem sao đi.”
Ba đứa bé trai thấy hắn trở về đều nở nụ cười rồi ném bóng cho hắn. Chu Minh Khải chuyền bóng vẫn rất nhuần nhuyễn, tuy rằng bộ dáng tinh anh cùng sân bóng và mấy học sinh nam có chút không ăn nhập nhau lắm. Trên sân bóng không có cái gọi là quen hay không, chạy vài vòng là quen nhau hết. Tôi xem trong chốc lát, biết được trong bọn họ có một đứa tên Hàn Hi, một đứa tên Từ Hiểu, một đứa tên Vương Nghiêu. Tôi cũng nghe thấy bọn họ gọi Chu Minh Khải là Chu đại ca.
Đã rất nhiều năm tôi chưa từng chứng kiến Chu Minh Khải có sức sống đến thế. Gặp lại lần nữa, hắn suốt ngày mang bộ dáng thanh lãnh tẻ nhạt vô dục vô cầu. Lên giường cũng là dáng vẻ thật ra tôi không có hứng thú với cậu lắm, cũng may công phu trên giường tốt, tạm chấp nhận được. Tôi vẫn cho rằng, một Chu Minh Khải cùng tôi lăn lộn trên mặt tuyết, cùng tôi vui thì cười giận thì mắng rất nhiều năm trước là do tôi tưởng tượng ra, bởi vì dấu vết quá khó để tìm kiếm. Bây giờ xem ra hắn kỳ thực vẫn luôn luôn ở đó, chẳng qua là ban đầu không biểu hiện ra trước mặt tôi mà thôi.
Chu Minh Khải mới đầu vẫn không thuận tay, chơi hơn nửa tiếng mới quăng vào quả đầu tiên. Từ Hiểu và Vương Nghiêu đều rất nể tình mà vỗ tay. Thiếu niên quả thực rất thiện lương.
Chơi bóng rổ một giờ, trời cũng dần tối lại. Đoàn người mặc quần áo xong liền muốn đến nhà vệ sinh rửa tay. Chu Minh Khải đi trước nhưng bị người phía sau gọi lại.
“Chu đại ca, nhà vệ sinh bên này.” Từ Hiểu chỉ chỉ một hướng khác.
Đến tôi còn nhớ, mà không biết sao Chu Minh Khải lại quên mất. Hắn có chút lúng túng đi về phương hướng của bọn họ.
Rửa tay xong rồi đi ra, Chu Minh Khải muốn mời ba đứa bé trai ăn cơm.
Bình luận facebook