Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 28
Người được Nhật cử thay thế Hai Nhiều ở vào tình cảnh khó xử. Lấy lại nhà viên chánh tổng ư? Làm thế thì nhẫn tâm quá! Cứ để mặc cho mẹ con bà Hai Nhiều ở lại ư? Ở An Thái có ngôi nhà nào khang trang đẹp đẽ cho bằng nhà đó! Vấn đề không đơn giản là ở chỗ này hay chỗ khác. Với một người vợ và hai đứa con còn bé, lâu nay chui đụt trong một túp lều thấp hẹp, mùa hè nắng nóng mùa đông hứng mưa, ở đâu mà chẳng được. Nhà rộng càng thêm mất công quét nhà. Nhưng đây là vấn đề danh dự. Dân An Thái sẽ nhìn vào, xì xầm với nhau. Thấy chưa, lão Hai Nhiều chết mà cái uy thừa vẫn còn làm cho người thay thế lão run sợ. Bộ dạng vạm vỡ oai nghi thế nhưng có dám đuổi con mẹ Hai Nhiều đi ở chỗ khác đâu. Coi hắn chui rúc trong cái xó đình kìa! Lấn tha lấn thấn như ông từ giữ đền. Mất gì thì mất, nhưng không thể mất danh dự! Dân họ còn coi mình ra gì nữa! Họ khinh nhờn, làm sao làm việc?
Nghĩ như vậy, nên anh ta cương quyết đòi bà Hai tìm nhà nào thanh tịnh hơn cho hợp với tình cảnh góa bụa. "Tôi e ở đây kẻ ra người vào ồn ào quá, thím không chịu nổi". Anh ta nói với bà Hai như vậy.
Bà Hai dư hiểu người ta muốn gì. Tuy là cay đắng, tủi thân, nhưng bà cũng thấy đó là qui luật tự nhiên của đời sống. Chồng bà đến ở đây thay thế cho lão chánh tổng hiện bị cầm tù, thì đến lượt người khác đến thay thế chồng bà. Không còn cách nào khác thì phải vớt vát phần nào hay phần nấy những gì có thể vớt vát được. Chưa tới ngày hẹn, hai mẹ con đã dọn về ở nhà cũ, không quên khuân theo cái phản gỗ, bộ tràng kỷ khảm xà cừ, sập chén bát toàn đồ sứ mỏng và cái mâm thau chậm nổi có ba chân nai.
An và gia đình viên cai cơ vừa mới làm quen với cuộc sống chung, chưa kịp hưởng sự thoải mái tin cẩn được bao lâu đã xót xa thấy mọi sự bị đảo lộn dữ dội. Bà Hai Nhiều cư xử đúng phép tắc của một người chủ nhà, hơn thế nữa, một kẻ từng có quyền thế. Bà không cần phải kiêng nể ai. An và vợ con viên cai cơ kẻ trước người sau chỉ là những kẻ vô gia cư đến ở nhờ nhà bà. So tuổi tác thì họ chỉ đứng vào hàng con cháu thôi. Bà có toàn quyền muốn làm gì thì làm.
Không cần hỏi ý kiến trước, bà sai Kiên dọn dẹp tất cả đồ đạc của An xuống nhà ngang, dành chỗ nhà trên cho bộ trường kỷ và cái phản gỗ. Bà trách An sửa đổi mấy khuôn cửa sổ và cái cửa lớn, vôi vữa lem nhem làm hư cả vách nhà cũ. Sửa như thế thà để trống toang hoác như cũ còn dễ coi hơn. Bà trách đồ đạc bề bộn không có chỗ bà đặt cái sập bà đựng đồ sứ Tàu, nhà bếp dơ dáy hôi hám như cái chuồng heo.
An không chịu nổi nữa, trả lời bà Hai:
- Thưa mợ, đúng là chúng con ở bẩn thật. Làm sao sạch sẽ cho bằng nhà tên chánh tổng. Cứ trông cái phản gỗ và bộ trường kỷ cũng đủ biết hắn sạch sẽ đến mức nào!
Bà Hai Nhiều biết cháu ăn nói xỏ xiên, giận tím mặt mà không biết phải trả lời thế nào. Đồ đạc này chẳng phải của nhà chánh tổng hay sao? Bà chối thì ai tin? Phân bua làm sao đây? Bà bực bội, tìm mọi cớ để gây gổ. Một cái rác cũng đủ sinh chuyện. Sáu người vừa đàn bà vừa con nít thuộc ba gia đình khác nhau, mối thân thuộc lỏng lẻo nhưng bị ràng buộc chịu đựng lẫn nhau trong cái nhà chật! Đúng là một thứ địa ngục nhỏ!
Lại thêm sau cái chết của Hai Nhiều, bà Hai và Kiên gần như bị cô lập với hàng xóm. Trong thời đương quyền, cả hai vợ chồng tận hưởng lạc thú được vênh mặt lên cho kẻ khác khép nép, nên bây giờ không ai thèm thăm viếng, chào hỏi góa phụ và đứa con côi cút cả. Hai mẹ con quanh quẩn trong nhà, quẩn chân quẫn trí, lấy chuyện gây gổ làm lối giải tỏa. Với An, bà Hai còn dè dặt vì biết vai vế quan trọng của ông giáo dưới phủ. Còn đối với vợ con viên cai đội thì... không có tiếng sỉ nhục nặng nề nào bà Hai không dùng.
Con người chịu đựng sự đau khổ dễ dàng hơn sự sỉ nhục. Cho nên bà Hai Nhiều dọn về nhà cũ chưa đầy mười ngày, vợ con viên cai đội đã quyết định xuống phủ Qui Nhơn để tìm đường về quê. Người mẹ bàn việc đó với An. An cũng nhận thấy mình hoàn toàn cô độc ở An Thái. Không còn gì vương vấn ở đây nữa, ngoài những kỷ niệm. Họ đồng ý với nhau sẽ xuống phủ vào rằm tháng hai, và lẳng lặng, kín đáo chuẩn bị hành trang.
*
* *
Không hiểu sao An có tiên cảm lần này ra đi, không bao giờ cô trở lại An Thái nữa. Lần cuối cùng trong đời! Ý nghĩ đó khiến mọi vật mọi cảnh quen thuộc trở nên thi vị, huyền diệu.
Cả buổi chiều An thơ thẩn quanh vườn, ngùi ngùi bước từ cái giếng nhà cậu mợ ngược về phía nền nhà cũ, dừng lại ở chỗ đặt ang nước, lấy ngón chân cái di di lên chỗ đất cứng vì bếp lửa, đưa mặt dõi theo những vệt tường cháy, tái dựng căn buồng kín gió của mẹ, phòng trước, bậc thềm, chái nhà học. An rơm rớm nước mắt, lòng nặng trĩu kỷ niệm.
Cô cảm thấy cô độc, nhỏ bé, yếu đuối. Cuộc đời mênh mông và hiu quạnh biết mấy! Không có phương nào chờ đợi cô! Cô không sống cho ai cả, không biết sống để làm gì, những ngày sắp tới chắc cũng vô vị tầm thường như những ngày đã qua. Cô muốn ngộp thở vì thất vọng. Vườn chuối xơ xác, bụi tre ngả nghiêng, cỏ dại mọc đầy trên lối đi, đất đai ở đây như đã cạn sức sống nên cây cỏ hoang sơ, héo úa. An không thể chịu đựng thêm nữa cảm giác bị tù hãm trong vùng đất chết!
Không tự chủ, An bước ra đồng. Qua mấy tháng nhiễu nhương, nhiều vùng ruộng bị bỏ hoang, lúa tháng ba ở vài đám ruộng ở gần mương nước bắt đầu oằn đầu vì những gié xanh ngậm sữa. Mùi lúa thơm mơn man khiến An cảm thấy lâng lâng, lòng cô đỡ nặng. An quyết định đi thăm mộ mẹ. Trước ngày đi Cù Mông, Lãng có đem cuốc vun quén lại mộ, nhưng nước mưa đã xói lở một góc, dấu chân bò còn in sâu trên vồng đất nâu lún phún cỏ dại. An cảm thấy đau nhói như có ai vừa dẫm lên ngực mình. Cô lấy tay lấp dấu chân bò, nước mắt ràn rụa. Cô nói:
- Con khổ quá mẹ ơi! Mẹ bỏ con bơ vơ một mình trên đời, rồi mọi người lần lượt bỏ con, xa lánh con. Không ai đoái hoài tới con. Không hiểu họ mê cái gì hở mẹ! Một ngôi nhà ấm cúng, một đôi vợ chồng thương yêu nhau, vườn cải hoa vàng có bướm bay, khói tỏa lên ở bếp đúng ngày hai bữa, trẻ con oe oe trong nôi, tiếng cười đùa trước ngõ, những điều đơn giản ấy đối với con đẹp đẽ và quyến rũ biết bao! Nhưng tại sao không có ai cùng mơ ước đơn giản như con hở mẹ! Họ chạy theo cái gì? Họ mê mải cái gì để đến nỗi không ai nhớ tưởng đến con, xem như con không có trên cõi đời vậy? Con còn sống hay đã chết, con khổ cực hay sung sướng, mạnh khỏe hay đau yếu, không là gì cả đối với họ. Mẹ ơi,hóa ra bao lâu nay con chỉ nghĩ quẩn, con tưởng tượng ra những điều không có thực, nâng niu những điều vơ vẩn. Con tự làm khổ con. Mẹ có nghe con than vãn không? Mẹ có hiểu lòng con không? Có lẽ đây là lần cuối cùng con ra thăm mẹ. Con có dự cảm như vậy, nhiều khi chỉ là ý nghĩ vẩn vơ nhưng nếu đó là sự thực, thì xót xa quá mẹ ơi! Trâu bò dẫm lên thân thể mẹ, nước xói vào thân thể mẹ, mẹ có đau không? Xin mẹ phù hộ cho cha con. Hình như độ này cha con có vẻ buồn bực, cô quạnh. Cha lơ láo giữa những gì xa lạ, nhiều lúc con có cảm tưởng cha không còn chỗ nào để đặt chân bước tới. Mẹ nên thương hại cha. Bao nhiêu năm nay cha lo âu cho các con, và càng ngày cha càng lo âu thêm lên. Chắc mẹ biết rồi. Anh Kiên như vậy, anh Chinh như vậy. Phần Lãng chắc đã nhiều lần ra đây than thở với mẹ. Còn con, con gái độc nhất của mẹ, mẹ ơi, sao con khổ sở thế này?
An khóc rấm rức một hồi mới thấy lòng dịu lại. Cô được tâm sự với mẹ,bao nhiêu cay đắng, thất vọng hòa vào nước mắt và khô trước gió! Tuy vậy trên đường trở về, lòng An vẫn cứ ngùi ngùi. Mặt trời đã sắp lặn. An theo lối tắt về gấp trước khi chạng vạng. Lối mà suốt cả thời thơ ấu An sợ không dám qua, vì cái miếu hoang đầy chim và rắn.
Bây giờ cây cối um tùm quanh miếu đã bị phát quang, cái miễu nhỏ bé trơ trọi và xấu xí hơn An tưởng. Cô mới chợt nhớ mấy tháng trước Huệ đóng quân ở đây, ngay trên gò đất này. Lòng cô hồi hộp nhìn quanh tìm dấu vết của doanh trại cũ. Không còn gì, ngoài một vài lỗ cột lở loét trên thảm cỏ ấy! Và một lần nữa, An đau xót nhức nhối vì hình ảnh những vết thương không bao giờ lành!
*
* *
An và vợ con viên cai đội xuống phủ đúng vào lúc Nhạc đưa toàn bộ lực lượng ra chiếm Quảng Nam sau trận chiến thắng Bích Kê. Gần như hầu hết những người đàn ông khỏe mạnh đều ra đi, thế giới trong phủ thành là thế giới của những chinh phụ và bọn chức việc da mét chuyên nghề cạo giấy.
Họ tìm ông giáo và Kiên không khó khăn. Ông giáo được Nhạc ủy thác việc tổ chức hành chính và quản lý thuế khóa trong toàn phủ, còn Kiên thì giúp lũ cai quản quân lương.
Kiên bần thần cả người khi nghe vợ viên cai đội nói rõ vì sao phải bỏ An Thái. Anh lúng túng hỏi:
- Bây giờ chị tính sao?
Vợ viên cai đội nói với giọng nóng nẩy, hờn dỗi:
- Còn tính sao nữa! Nay đường đã thông rồi, mẹ con tôi chỉ còn một lối là dắt díu nhau về quê nhờ vả bà con qua ngày!
Kiên không tin tai mình, thảng thốt hỏi: - Chị nói thật à?
- Chứ chú tính tôi ở đây với ai, làm gì mà sống. Giá hai đứa nhỏ đi ăn mày được, thì ba mẹ con tôi dắt díu lây lất ở đầu đường xó chợ nào đó, đỡ phải về quê trong cảnh rách rưới đói khát...
Vợ viên cai đội còn tả oán nhiều hơn nữa, càng nghe nói ruột Kiên càng rối lên. Có một điều Kiên hơi mừng, là chị ta không muốn về Điện Bàn. Quê hương không dung thứ cho những đứa con thất thế. Một là chết rấp ở chân trời góc biển nào đó, hai là trở về mũ áo xênh xang. Đã bỏ xứ ra đi mà không mang được gì về là làm nhục bà con láng giềng. Lúc đó quê hương trở nên đanh ác, tàn nhẫn. Vợ viên cai đội biết rõ điều ấy lắm. Cho nên khi Kiên đề nghị tạm ở lại phủ một thời gian để anh tìm cách xếp đặt cho kế sinh nhai, chị ta bằng lòng ngay. Kiên năn nỉ xin Lữ cho phép ba mẹ con ở tạm một ngôi nhà vô chủ sát phía nam thành, gần bến bọn mã phu thường dẫn ngựa ra tắm. Chị ta lập một cái quán nhỏ bán kẹo bánh lặt vặt và nước trà nóng, rượu. Trong khi chờ cho nắng hong khô bộ lông ngựa hoặc chờ chúng ăn cho xong giỏ cỏ, bọn mã phu ghé lại quán ực một ly rượu gạo, hay cắn một miếng kẹo đậu phộng. Thêm chút ít gạo, tiền do Kiên giúp, ba mẹ con sống được qua ngày. Họ bỏ hẳn ý định về quê!
Phần An, cô không hề nghĩ có nhiều công việc đã chờ sẵn cô dưới phủ.An tưởng mình xuống đây chỉ để lo cơm nước cho cha và anh, chờ già giữa bếp núc khói ám. Cô không còn gì khác để hy vọng. An đã lầm. Gia đình những nhân vật quan trọng chung quanh Nhạc, và cả gia đình Nhạc từ Tây Sơn thượng đã dời về Kiên Thành, rồi tử Kiên Thành dời xuống phủ. Vốn xuất thân từ những anh buôn trầu, chị đàn bà giữ con, kép hát, thầy cúng, tá điền, thợ mộc, thậm chí đến kẻ trộm cướp và dân xiêu dạt vô gia cư, những người mới có quyền thế phải học hỏi để ăn mặc, nói năng, đi đứng, cư xử cho đúng với vị trí mới. Nhất là các bà các cô. Vì tự ái họ không thể hạ mình nhờ vả bọn vợ con hào lý còn nán lại để chờ chồng con mãn hạn tù, hoặc bọn trưởng giả cũ. An trở thành người được săn đón mời mọc vì là con gái ông giáo, lại đã từng lớn lên ở kinh đô, và nhất là cách ăn mặc đi đứng của An có một vẻ khoan thai ung dung hết sức quí phái và tự nhiên. Cô được vợ Nhạc nhờ dạy thêm chữ, dạy thêu thùa, trang điểm, dạy cả đến cách giao thiệp ăn nói cho cô con gái Thọ Hương. Gia đình Bùi Văn Nhật cũng gửi gắm người em gái lên 14 tuổi cho An dạy chữ. Nhờ thế, An quên được phần nào những đau khổ riêng.
*
* *
Thọ Hương giống cha hơn giống mẹ. Cũng như Nhạc, cô có một đôi mắt hơi xếch và đôi lông mày nhạt. Khuôn mặt cũng hình lưỡi cày. May mắn là cô thừa hưởng từ phía mẹ cái mũi dọc dừa, nước da bánh mật thật mịn và cặp môi đỏ. Phần riêng của Thọ Hương là mái tóc dày và mượt, tuổi trẻ,và cái tật ưa cắn lấy môi dưới mỗi lúc e lệ hoặc bối rối.
Thọ Hương mang đến cho An một cái tráp hình hộp sơn đen, nắp tráp vẽ hình một đôi chim loan đang rỉa lông cho nhau. Cô cắn môi dưới, da hồng thành mầu trái mầng quân, rụt rè hỏi An:
- Hôm nay chị rảnh không? Bày giùm cho em nhé!
An nhìn cái hộp, đoán là đồ thêu thùa,hỏi lại:
- Cái khăn hôm qua em thêu xong chưa?
- Khó quá, chị. Em kéo chỉ thật căng,nhưng mấy cánh hoa cứ nổi cộm lên. Tháo đi tháo lại hai ba lần, đến khuya mẹ bảo phải đi ngủ.
- Em có đem cái khăn theo không. Trong này hả? Mở cho chị xem!
Thọ Hương lại cắn môi dưới, dáng ngần ngừ. Một lúc lâu cô mới thú thật:
- Không phải hộp đồ thêu, chị An ạ. Cha em mới nhờ anh Lợi đem về cho em đấy.
An tò mò hỏi:
- Thế à! Nhưng đựng thứ gì trong đó? Chị mở được không?
Thọ Hương đỏ mặt gật đầu. An đưa ngón tay bật cái chốt khóa, giở nắp hộp lên. Mùi son phấn tỏa ra thơm nức. Trong cái hộp lót nhiễu màu hồng, có một hộp phấn và một thỏi son. Phía dưới nắp hộp gắn một cái gương nhỏ hình chữ nhật, và một bọc vải cũng bằng nhiễu đựng một cái lược bằng ngà,và một cái trâm bằng thứ ngọc màu xám có vân.
An trầm trồ khen:
- Đẹp quá. Mua được ở đâu thế? Chắc đắt lắm!
Thọ Hương thực thà đáp:
- Cha em lấy được trong dinh tuần vũ Quảng Ngãi đấy. Dùng thế nào hở chị?
An cũng chân thật đáp:
- Đồ trang sức sang trọng quá chị chưa từng thấy, nên không biết trả lời em ra sao. Lúc nhỏ chị có thấy các cô con gái con quan nội hữu thoa son đánh phấn, nhưng thứ son phấn khác kia. Son cũng dùng thỏi, nhưng phấn thì từng cục hình như hình con ốc. Phấn nụ đấy mà. Còn ở đây... chị giở ra được không?
Thọ Hương vội nói:
- Được chứ chị. Cha đã cho em rồi mà. Em mở mãi không ra. Lấy mũi dao cạy cũng không được. Bị sờn ở cái nắp chị thấy không?
An cố gắng lấy nắp hộp phấn nhưng không được. Chợt cô đoán:
- Phải rồi, ta xoay ngược từ trái sang phải. A, được rồi. Phấn yên chi Hương ơi!
- Yên chi, là thứ gì chị?
- Là một loài cây bên Tàu có hoa mầu đỏ tím, trong hột có phấn trắng dùng để trang điểm.
- Thế hộp phấn này đem từ bên Tàu qua hở chị?
- Nhất định rồi. Em xem cái hộp này đủ biết. Có điều hơi lạ là phấn mầu hồng nhạt, không phải, mầu nâu nhạt. Tại sao không phải mầu trắng Hương nhỉ? Này, em ngửi xem, thơm dịu chứ không nồng. Thọ Hương kề mũi xuống sát hộp phấn, cười hãnh diện. Rồi cô cầm cái thỏi son bọc giấy hoa hỏi An:
- Chị thấy loại son này chưa? Em không dám mở, sợ làm hư như lúc nạy cái nắp phấn.
- Chị mở nhé?
- Vâng. Coi chừng rách lớp giấy hoa, uổng chị. Em xin lỗi. Chị mở tiếp đi. Đằng nào rồi cũng phải mở mà dùng chứ. Để mà ngắm à. Giống như sáp chị nhỉ.
- Loại này thì chị đã trông thấy rồi. Mầu hồng ngả tím. Loại tốt, còn có vị the như bạc hà. Em đưa chị tô môi xem có đúng vị bạc hà không?
Thọ Hương cười xấu hổ, vội đưa cả hai tay lên che mặt:
- Không, không, kỳ chết! Chị nếm thử đi.
An cười nói:
- Kìa, sao lại kỳ? Đàn bà con gái trang điểm son phấn là chuyện thường. Nếu không cha em cho em làm gì.
- Nhưng chưa bao giờ em thoa son cả. Cũng chưa bao giờ đánh phấn. Trang điểm thế này, người ta cười cho. Chịu thôi!
An hỏi cắc cớ:
- Thế em đem sang đây làm gì?
Thọ Hương lúng túng, rồi đáp bừa:
- Đem sang cho chị dùng thử xem sao. Nếu chị dùng được, em sẽ...
- Á à, vậy Hương muốn chị dùng thử xem có bị bỏng da tái môi hay không rồi mới dám dùng phải không?
- Không phải thế. Em xin thề là...
- Chị nói đùa mà, thề thốt làm gì. Thôi được. Để chị đánh thử thứ phấn này xem sao. Em có đem gương theo không? À quên, cái hộp này có gắn gương kia mà. Em đóng dùm cánh cửa cho chị. Lỡ ai trông thấy, ngượng chết! Tối quá Hương ơi! Em mở hé thêm chút nữa. Như vậy, khép bớt lại không ở ngoài trông thấy. Được đấy. Em lại đây chị vẽ cho cách dồi phấn.
Hai người cười nói rúc rích một lúc, vừa trang điểm vừa chòng ghẹo nhau. An tự dồi phấn, thoa son xong, ngượng ngùng quay mặt về phía Thọ Hương hồi hộp hỏi:
- Em thấy thế nào?
Thấy Thọ Hương mở to mắt nhìn An không nói, An lo âu, che dấu sự xấu hổ bằng cách bảo:
- Đúng là có vị bạc hà Hương ạ. Tối quá, chị bôi bác chắc trông kỳ cục lắm. Tìm cho chị cái khăn chùi mau đi.
Thọ Hương vội nói:
- Chị điên sao! Để em mở rộng cửa sổ cho chị soi gương. Chị đẹp quá chị An ơi! Không tin chị nhìn vào gương đi.
Thọ Hương chạy đến chỗ cửa sổ xô mạnh cánh gỗ khép hờ. Ánh sáng ùa vào phòng, An liếc nhìn vào gương, và đột nhiên tim cô dập nhanh vì hân hoan. Thọ Hương tíu tít nói:
- Hèn gì chú Tám cứ một điều cô An hai điều cô An. Đến nỗi cha em phải gắt lên.
An ngơ ngác hỏi:
- Chú Tám nào?
- Chú Tám Thơm đó. Chú Huệ đó. Chị còn giả vờ mãi. Tập thơ bìa bọc nhung chị cất vào đâu em không thấy?
- Tập thơ gì?
- Thôi chị ơi.Chị tưởng em mù hay sao?
- Chị hỏi thật mà!
- Lại thật! Tập thơ chú Tám lấy được trong phủ Bình Khang gửi biếu chị đấy! Của nhà thơ lớn nào tận bên Tàu, cha em nói thế. Chị biết không, cha em đọc mấy chữ chú Tám viết kèm theo gói sách gửi chị, bật cười ha hả rồi bĩu môi như thế này này, cha em nói: Cái thằng! Lo chuyện đánh đấm chưa hết hơi hay sao mà còn bày đặt thơ với thẩn! Chị biết tính cha em rồi, chúa ghét văn chương thơ phú viển vông!
Càng nghe Thọ Hương nói, An càng hồi hộp, choáng váng. Hóa ra anh ấy có gửi sách và thư cho mình sao? Quà gửi lúc nào? Sao không tới tay mình? An cầm lấy hai tay Thọ Hương lắc lắc, khẩn khoản, van nài:
- Chị nói thật đó Hương. Chị không nhận được sách vở thư từ gì của chú Tám Hương hết! Chị không giấu đâu. Ở đây chỉ có hai chị em mình, chị giấu làm gì. "Chú Tám" gửi sách cho chị lúc nào? Cha em sai ai chuyển cho chị?
Đến lượt Thọ Hương kinh ngạc:
- Lâu rồi mà chị! Cách đây cả tháng trời, hồi chú Huệ đem quân vào lấy phủ Phú Yên và Bình Khang. Cha em chưa đưa quà cho chị thật à?
- Chưa. Chị nói thật mà Hương!
- Thế thì lạ quá! Có lẽ sau đó cha em bận chuẩn bị đáng dấn ra Quảng Nam nên quên khuấy đi. Để em chạy về lục lại xem còn bên đó không. Chị chờ em chút nhé. Sao mặt chị tái mét thế?
An vội nói:
- Không đâu. Có lẽ chị dồi phấn nhiều quá đấy. Em chạy gấp về bên nhà xem mẹ có sai bảo gì không. Tới giờ cơm chưa?
An nôn nao chờ Thọ Hương trở lại, nhưng chờ mãi chờ hoài không thấy bóng Thọ Hương đâu. Buổi chiều người em gái Bùi Văn Nhật cắp sách đến học viết, An không còn thiết dạy dỗ gì nữa, cho cô bé nghỉ một hôm. Cô bé lo lắng hỏi:
- Cô bị bệnh phải không? Em về lấy dầu khuynh diệp cho nhé?
An muốn yên tĩnh để suy nghĩ, vội gạt đi:
- Không sao! Cị chỉ xâm xoàng sơ sơ thôi. Em về chép lại trang này nhé. Bắt đầu từ câu: Đường lệ chi hoa, thiên kỳ phản nhi”(1). Rán viết kỹ hơn hôm qua nhé!
*
* *
Buổi tối An sửa soạn cơm nước trễ. Ông giáo gặp nhiều chuyện buồn phiền trong phủ nên hai cha con lặng lẽ và cơm dưới ánh đèn dầu. Lâu lâu, ông giáo lại hỏi An:
- Nó không dặn con gì cả à?
An trả lời cụt lủn:
- Dạ không.
Rồi tiếp tục cắm cúi ăn. Ông giáo bớt mệt thì nỗi bồn chồn càng tăng. Ông hỏi:
- Mấy ngày nay con thấy nó có gì lạ không?
An chú ý hơn đến nỗi lo của cha, vội đáp:
- Dạ có. Ảnh như người đang ngồi trên lửa. Hết đi ra lại đi vào. Con hỏi, ảnh không nói.
Ông giáo buồn rầu, thở dài rồi bảo:
- Cha đoán thế nào rồi cũng phải đến. Nhưng lâu nay cha hy vọng nó nghĩ lại, khi mấy mẹ con đã có nơi ăn chốn ở. Ai ngờ...
Ông giáo không nói tiếp. An cũng dùng lối nói mơ hồ như cha, sợ động đến nỗi đau đớn chung của gia đình:
- Hôm kia em gái ông Nhật bảo bọn mã phu kháo với nhau rằng... ôi toàn những câu đùa bỡn độc địa. Cô ấy hỏi con có đúng như vậy không. Con bảo miệng lưỡi thiên hạ độc địa quá, anh ấy có bổn phận phải trả cái ơn sâu ngày trước. Cô ấy nói chính mắt cô trông thấy ảnh xoay trần ra, cặm cụi đục đẽo sửa lại cái quầy rượu cho người ta, y như một người chủ gia đình. Cô ấy còn nghe ảnh gọi người ta là “nhà ơi”...
Ông giáo nóng nẩy cắt lời An:
- Thôi đừng kể nữa. Coi như không có nó trong nhà này.
An mạnh dạn nói:
- Dù sao chăng nữa cũng phải chờ mãn tang. Và có cưới xin đàng hoàng. Thiên hạ chỉ chờ có thế để nói bóng nói gió về cái nghiệp nho của cha.
Ông giáo cay đắng nhắc đi nhắc lại lời con:
- Nghiệp nho! Nghiệp nho! Đúng là một cái nghiệp!
Hai cha con không nói gì thêm, trệu trạo cho xong bữa. An vừa dọn mâm chén xuống bếp thì Lợi đến. Như mọi lần, hai tay anh ôm một quà lớn. Ông giáo cũng quá quen với chuyện biếu xén của Lợi, thản nhiên chờ Lợi đem đặt hộp quà chỗ kệ gỗ, không chút áy náy hay khách sáo. Ông hỏi:
- Anh mới về à?
Lợi tự nhiên đến ngồi trước mặt ông giáo, tươi cười đáp:
- Dạ. Đáng lẽ con về sớm hơn, nhưng trưng dụng không đủ ghe. Ra khơi lại bão. Xuống bến chợ Giã con phải nằm suốt hai ngày đầu óc mới hết choáng váng. Thế mà đến giờ mỗi lần đi đâu, con đường trước mắt cứ nhấp nhô như sóng. Không biết đến bao giờ toán kia mới về tới đây. Thầy có tin gì không ạ?
- Anh bảo toán nào?
- Dạ toán dẫn voi. Chuyến đánh Quảng Nam lần này ta thu được nhiều chiến lợi phẩm hơn kỳ ra Quảng Ngãi năm trước. Riêng voi không thôi đã được bốn mươi lăm thớt. Ngoài ra còn vô số vũ khí, trống chiêng, cờ xí, lương thực. Phủ Quảng Nam giàu thật. Con quên kể với thầy là vũ khí lớn bây giờ của ta dồi cát lợi tặng triều đình để phòng thủ dinh chàm đều bị ta đoạt.
Ông giáo không tò mò việc quân, nên hỏi Lợi:
- Kỳ này ông cả giải quyết số của cải, lương thực thu được thế nào, anh có biết không? Hay lại rắc rối sinh chuyện như lần trước?
Lợi mắt sáng lên. Ông giáo vừa hỏi đến điều anh quan tâm nhất. Lợi mau mắn nói:
- Nếu không kịp thời báo cho trại chủ thì rầy rà to. Người nào cũng cho thuộc hạ tom góp chiến lợi phẩm trong vùng của mình đem xuống ghe, định chở về đây làm của riêng. Có người chở đến trên mười chiếc ghe vẫn chưa hết đồ đạc. Con không thể nói rõ cho thầy người nào bao nhiêu ghe, ai ít ai nhiều, nhưng lòng tham thực không có đáy. May ông cả biết kịp, ra nghiêm lệnh sẽ chém tại chỗ những ai dẫm lên xương máu anh em cướp đoạt tài sản dân chúng làm của riêng. Nhiều người bất mãn ra mặt. Có người hỏi thẳng con rằng đã theo ông cả khó nhọc bao lâu mà không được tự do tom góp của cải đem về cho vợ con, thì chịu khó nhọc nguy hiểm làm gì. Con nói điều này xin thầy đừng lộ cho ai biết, bọn bất mãn nhất không ai khác hơn đạo Trung nghĩa và Hòa nghĩa. Thủ hạ của họ phần lớn xuất thân dân cướp biển.
An từ dưới bếp lên ngồi lẳng lặng nghe hai người nói chuyện, đến lúc đó mới chen vào hỏi:
- Anh có gặp anh Chinh không?
Tự nhiên nét mặt Lợi không vui. Anh ta đáp:
- Có. Nhưng lúc xuống ghe về chợ Giã thì đạo quân của hai ông Tập Đình, Lý Tài đã chuyển lên phía Trà Kiệu.
Ông giáo vội hỏi:
- Nó có nhắn gì không?
Lợi không dám kể hôm đó Chinh uống rượu say sưa, đến lúc Lợi chia tay Chinh vẫn chưa tỉnh lại, nên nói dối:
- Chinh định gửi cho con lá thư. Nhưng lúc ghe nhổ neo con chờ mãi không thấy Chinh đâu. Về sau mới biết có lệnh chuyển quân của ông cả.
Ông giáo nghiêm mặt hỏi:
- Tóc nó đã mọc dài ra chưa?
Lợi muốn cười mà không dám cười, liếc nhìn về phía An trước khi đáp:
- Dạ đã khá dài. Nhưng chưa búi được.
Ông giáo hỏi tiếp:
- Nó còn ở trần không?
Lần này Lợi đáp đúng sự thực:
- Dạ chỉ khi nào ra trận thôi.
Ông giáo gằn giọng nói:
- Lần này khi ông cả về, tôi sẽ xin rút không cho nó theo Lý Tài nữa.
Không ai biết rõ con bằng cha mẹ. Nó đi với họ như chim sổ lồng, sợ ít lâu nữa quên mất tiếng nam. Nó còn dám say sưa nữa không?
Lợi lúng túng trước khi đáp:
- Lúc gặp con thì Chinh tỉnh táo.
Ông giáo hiểu lối tránh né khéo léo của Lợi, buồn phiền không nói thêm điều gì. Nhân cơ hội tốt, Lợi đến chỗ đặt hộp quà tháo dây buộc, đưa từng thứ ra nói với An:
- Phải nhận là cửa Hội đông vui hơn dưới chợ Giã nhiều. Lúc ta đến một số thuyền bè đã trốn ra khơi nhưng trên bến vẫn còn đậu san sát. Chuyến này có nhiều thì giờ nên tôi tìm đủ thứ cho An. Ngoài đó đường phèn và quế rẻ mạt. Loại quế này thịt dày, thơm và cay hơn các thứ thường bán ở đây. Gói đường phèn này An tìm chỗ khô ráo mà cất, sợ ẩm chảy nước. Hôm nào lạnh, An lấy đường phèn chưng với chanh cho thầy ăn, trị trước bệnh ho. Vi cá thì phải có thêm ngũ vị nấu mới ngon. An hỏi ở tiệm thuốc bắc ngoài phố. Hồng, lê, táo ở Hội An ê hề, tôi lựa mãi mới được mấy chục quả có thể đem về đến đây mà không hư. Đây gói kim châm và nấm hương. Còn đây là “dầu – thái”. Không phải là một loại dầu đâu. Bắp cải làm theo lối Tàu đấy. Đại khái cũng như cách làm của ta, nhưng để An ăn thử xem, nó có vị lạ hơn.
Soạn bao nhiêu gói nhỏ gói lớn trong hộp, Lợi mới rút trong bọc áo một gói giấy khác đưa cho An, nhỏ giọng bảo:
- Còn đây là quà riêng cho An.
An cảm động, chớp chớp mắt hỏi:
- Anh chỉ vẽ! Đã biết bao nhiêu thứ rồi!
Lợi liếc về phía ông giáo, nói nhỏ hơn:
- Nhưng An phải có phần riêng chứ. An mở ra đi.
An cởi sợi chỉ điều buộc gói giấy. Bên trong có một cái khăn nhiễu màu xanh lá mạ. Lợi nói:
- Màu này hợp với nước da của An lắm. Nhất là những hôm trời trong có nắng. Nước da hồng choàng thêm cái khăn lá mạ! Mong ngày mai trời có nắng!
*
* *
Hôm sau xuống kho lương tìm Kiên để chuyển lời cha gọi (đêm hôm trước, Kiên không về) An gặp nhiều người cùng về một chuyến với Lợi. Nhờ vậy An được nhìn Lợi từ một góc độ khác.
Cô biết thêm những điều Lợi giấu không nói với ông giáo. Chẳng hạn lý do vì đâu Nhạc vội vã ra lệnh chuyển gấp hai đạo Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân lên Trà Kiệu. Một phần không nhỏ số của cải Lợi chở về Qui Nhơn, chất khẳm gần hai mươi chiếc ghe bầu là “chiến lợi phẩm” của hai đạo quân này. Luôn luôn giữ vai trò xung kích mở đường trong các trận đánh nên đám thuộc hạ Tập Đình, Lý Tài thu góp được vô số của cải quí giá. Lại xuất thân từ nghề cướp biển nên họ biết lo xa, luôn luôn dành sẵn một số ghe thuyền ở các bến sông bãi biển thuận lợi để chuyên chở số hàng thu được đến nơi an toàn, “lo trước cái lo của mọi người” như lời dạy của Khổng phu tử. Sự “khôn ngoan” của họ tác hại ghê gớm đến tinh thần nghĩa quân. Các toán đến sau chịu đựng sự căm thù, ác cảm của dân chúng, hoặc lẳng lặng giả vờ không nghe thấy những lời chửi rủa bóng gió của họ, hoặc nổi giận vơ vét sạch sẽ những gì còn thừa lại, từ con gà đang ấp cho đến một trái dừa non. Nhạc mau chóng thấy rõ nguy cơ, nên khi nghe Lợi báo cho biết chỗ các ghe tàu của Tập Đình, Lý Tài chất hàng, ông quyết định phải có biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát. Một mặt ông sai Bùi Đắc Tuyên đem một toán quân đến bao vây bến ghe, một mặt ông tập trung tức khắc hai đạo quân của Tập Đình, Lý Tài và chuyển gấp lên miền tây. Lợi đã thuật đúng sự bất mãn của bọn thuộc hạ Tập Đình, Lý Tài, nhưng anh đã giấu không cho ông giáo biết họ căm thù Lợi đến mức nào. Đối với Lợi, những người cầm quân xông pha đây đó, gặp bao nhiêu nguy hiểm gian khổ giữa tên đạn, tro bụi, họ có một lối cư xử phức tạp, mâu thuẫn với anh. Một đằng họ xem thường Lợi như một thứ bạc nhược vì không đủ sức múa gươm giương cung nên phải đánh võ mồm, dùng ba tấc lưỡi che dấu sự bất túc. Đằng khác vì cần đến sự tiếp tế của Lợi, thậm chí cần đến sự thông cảm làm ngơ của Lợi đối với vài trường hợp buông thả, dễ dãi cho quân lính phấn khởi, họ phải nể nang Lợi. Làm thân với Lợi, chỉ có lợi chứ không có hại. Ít ra là lợi trước mắt, như có rượu thịt ê hề cho một cuộc say, có chút quà gửi về cho vợ con. Lợi trở nên một người có uy thế, tuy là uy thế giả tạo. Khi Lợi quay lưng đi, những người vừa anh anh em em với Lợi liền cười nhạt bĩu môi.
An không sống trong không khí sôi động của chiến trường gian khổ nên ngỡ ngàng không hiểu vì đâu những người An gặp ở kho lương mỉa mai Lợi cay độc như vậy. Cô đỏ mặt, tưởng ai ai cũng biết cái khăn quàng mầu lá mạ trên đầu cô do đâu mà có. Cô cảm thấy bị sỉ nhục, nên không chờ được Kiên, bỏ về nhà.
Ra đến cổng kho, một nghĩa quân trạc 30 tuổi khuôn mặt lanh lợi chạy theo An hỏi:
- Cô ơi! Cô có phải là con gái thầy giáo không?
An tưởng người ta sắp xỏ xiên về cái khăn nhiễu của mình, dừng lại sừng sộ:
- Ông muốn gì?
Người lính ngơ ngác, lúng túng hỏi:
- Xin lỗi có phải cô là cô An không?
An thấy mình giận dữ vô lý, vội dịu giọng đáp:
- Vâng.
Người lính lật đật rút ra một tờ giấy gấp tư trong túi đưa cho An, e dè bảo:
- Có thư của cậu Chinh gửi về. Hai hôm nay tôi tìm mãi không biết cô ở đâu. Lên An Thái người ta bảo cô đã dời nhà rồi!
An không muốn tỏ sự vui mừng trước người lạ, cảm ơn anh ta rồi dợm bước đi. Người lính vội nói:
- Xin cô đọc ngay cho. Cậu Chinh viết riêng cho cô, và dặn cô đọc ngay để trả lời.
An không có cách nào khác là giở thư anh ra đọc. Lá thư viết bằng nét chữ cẩu thả nhưng dài khác thường. Chinh viết: (dịch nôm)
- An ơi. Có chuyện gấp cầu cứu đến em đây. Em giấu đừng cho cha biết chuyện này. Anh mắc nợ bạn bè mỗi người một ít. Chỉ riêng với anh bạn mang thư này, anh mắc nợ nhiều nhất, tất cả là hai mươi quan. Em tới gặp Lợi, hỏi mượn tạm một trăm quan đưa trả cho anh bạn này. Anh biết Lợi có nhiều tiền, Lợi không dám từ chối đâu. Có dịp về thăm nhà, anh sẽ đem tiền trả lại cho Lợi. An đừng giận anh, ráng giúp đỡ ngay cho anh việc đó.
Cha vẫn khỏe mạnh chứ? An Thái có gì lạ không. Thằng “mủ mít” còn nằm khoèo ngâm thơ hay làm gì khác? Anh Kiên chắc vẫn ở lì dưới phủ chứ? Cho anh gửi lời thăm cả nhà, và những thâm quyến xa gần. Nhớ lo gấp việc anh nhờ.
Chinh
An đọc xong lá thư, vừa thương vừa giận anh. Cô không biết trả lời với người mang thư thế nào! Chinh chưa biết An đã bỏ An Thái, và Lãng đã nhập ngũ. Nhưng Chinh biết rõ tình cảm của Lợi đối với cô, và đặt An trước một việc nan giải. Đã đành đối với Lợi, An luôn luôn cảm thấy thoải mái vì được sống trong sự dung thường, khỏi phải phí sức cố gắng hay khổ sở vì mặc cảm như đối với Huệ. Đôi lúc An còn cảm thấy mình cao hơn Lợi, do đó mỗi lần Lợi đến thăm, cô được tự nhiên muốn ngồi thế nào cho dễ chịu thì ngồi, muốn nói gì thì nói, khoan khoái tận hưởng sự dễ dãi buông thả của mình và sự chiều chuộng đến cái vụn vặt nhất của Lợi. Nhưng ngửa tay mượn Lợi đến hai mươi quan, trời đất hỡi! Có bao giờ An nghĩ đến lúc nhục nhã này! Phải làm sao đây? Người mang thư vẫn kiên nhẫn đợi An. Cô phải hứa liều:
- Gấp quá tôi không thể lo ngay được. Sáng mai có được không anh?
Người lính mừng rỡ nói:
- Dạ được. Mốt tôi mới xuống chợ Giã. Mai tôi gặp cô ở đâu?
An nói trong hoang mang:
- Ở đây. Cũng khoảng giờ này.
Rồi vội bước gấp ra đường cái.
*
* *
An lóng ngóng chờ Thọ Hương gần đến trưa không được, phải vội đi tìm Lợi. Cô gặp Lợi đang đứng nói chuyện với Huyền Khê ngay trước cổng kho quân lương nên e ngại, hổ thẹn định bỏ về. Lợi thấy An, vẻ mặt mừng rỡ nhưng giọng nói có vẻ kẻ cả: - An chờ tôi một chút.
Khiến An càng hổ thẹn hơn. Cô có cảm tưởng Lợi đã biết trước là An đến mượn tiền. Không thế tại sao lại có cái giọng kẻ cả như truyền lệnh cho kẻ dưới? An đành phải đứng chờ hai người nói chuyện xong. Nghe cô Huyền Khê hỏi Lợi:
- Trại chủ có nhận được thư khiếu nại của tôi không?
Lợi lễ phép đáp:
- Dạ có. Cháu nghe nói chuyện của bác được đem ra bàn bạc suốt cả đêm.Cuối cùng mọi người đều thấy phủ Phú Yên cần có bác hơn. Nghe nói quân ngũ-dinh sắp sửa kéo ra. Đệ nhất trại chủ bận ngoài Quảng Nam. Bác Thung hiện ở Quảng Ngãi. Bác không lo giùm cho mặt nam, sợ rằng...
Huyền Khê cắt lời Lợi, bão:
- Nhưng trong đó đã có ông Tiếp rồi. Công việc ở đây còn bề bộn, đi sao được.
- Đã có anh Lữ thay thế bác.Trại chủ nhắn bác về Phú Yên càng sớm càng tốt. Mọi điều có dặn kỹ trong thư, chắc bác đã xem qua.
- Tôi đọc kỹ lắm. Ông ấy bảo phải vào chấn chỉnh tạm quân lương gần đèo cả. Làm gì có trạm đó.
- Có lẽ ông Tiếp mới lập cũng nên. Bác đi, cháu cũng lo không biết có cáng đáng nổi việc ở đây hay không. Anh Lữ lo nhiều việc khác, cháu thì tính bộp chộp. Gì thế Ngạnh? Được, cứ phát cho họ đi, anh sẽ xem danh sách sau. Gạo loại nhì hết rồi à? Không,loại nhất dành riêng đó. Lấy gạo đỏ phát cho họ. Nhớ đừng cân già, hụt kho không biết lấy gì mà bù. Nhắc ông ấy lần sau mua giúp cho thứ anh đã dặn, tiền nong tính sau. À, giở luôn đồ hát bội cho ông Mịch. Bác thấy không, bác đi chắc cháu không có thì giờ để ăn nữa. Đầu tắt mặt tối, quần áo lấm lem hết. Có dịp về đây liên lạc công việc, bác nhắn tin trước cho cháu đi đón, bác nhé!
Huyền Khê không nói gì,cũng không chào Lợi, lẳng lặng bỏ đi. Một người lính trạc năm mươi tuổi hớt hải chạy tìm Lợi. Lợi mau mắn hỏi:
- Chưa đi sao bác Bảy?
Người lính già hấp tấp hỏi:
- Sao lại thiếu hai chục bao muối?
Lợi cười, đáp:
- Bác cứ chở bấy nhiêu, về ông ấy hiểu liền.
- Nhưng trong giấy ghi là tám mươi bao. Tôi ký nhận mà!
Lợi bực bội gắt:
- Bác chỉ biết chuyện lãnh hàng này, còn kỳ trước bác có đi không? Ông ấy đã mượn trước hai mươi bao rồi. Chuyến này tôi trừ nợ. Người ta chịu hết trách nhiệm, bác lo làm gì.
Bác lính già nửa tin nửa ngờ, dùng dằng một lúc rồi bỏ đi. An phải chờ một người nữa kéo Lợi ra xa nói nhỏ điều gì đó, cười đùa vỗ vai, vỗ lưng nhau một hồi. Cuối cùng Lợi mới đến nói chuyện với An. An nói với giọng hờn dỗi:
- Anh bận việc quá nhỉ?
Lợi xem đó là một lời khen, cười thỏa mãn, nói:
- Bữa nay ít việc đó. Nhiều hôm người ta xúm lại làm tội tôi, ai cũng muốn được phát trước. Làm việc này mà không kiên nhẫn, dễ tính, chắc phát điên lên mất. Điều an ủi là anh em ở xa về luôn luôn nhớ đến mình, ai cũng tay bắt mặt mừng. Nhiều hôm họ ép rượu, phải trốn! An có cần gì không?
An lại thấy khó chịu với cái giọng kẻ cả. Cô muốn đáp ”không“ rồi bỏ về. Nhưng nghĩ tới anh, An thu hết can đảm nói: - Anh Lợi có tiền cho em mượn hai mươi quan.
Lợi trố mặt nhìn An, hỏi:
- Bao nhiêu quan?
An đã lỡ phóng lao phải theo lao, đáp thật rõ:
- Hai mươi quan.
- Cần việc gì mà nhiều thế?
- Dĩ nhiên cần lắm mới mượn anh. Anh có không? Em phải về lo cơm nước cho cha.
Lợi vội nói:
- Có, có chứ. Nhưng hai mươi quan nhiều quá. Không biết có đủ không. An mím môi, rồi nói:
- Cảm ơn anh vậy!
Lợi sợ An bỏ đi, vội bảo:
- Chừng nào An lấy tiền?
An làm ra vẻ kẻ cả y như Lợi:
- Ngay bây giờ.
Lợi suy nghĩ một lúc, rồi lớn tiếng gọi:
- Ngạnh ơi! Em gọi thằng thủ kho lại cho anh. Hay thôi, để anh đi gặp nó vậy. An chờ anh chút nhé!
(1) Tử Hãn 30 - Luận ngữ: Đường lệ chi hoa, thiên kỳ phản nhi, khởi bất nhĩ, tư, thất thị viễn nhi. Tử viết: Vị chi tư dã. Phủ hà viễn chi hữu?
Dịch nghĩa: Đọc bốn câu này trong kinh thi: Hoa đường lệ kia, lay động trước gió, tôi nhớ ai lắm, nhưng xa không tới được. Khổng tử bảo: Như vậy là chưa thật nhớ. Thật nhớ thì đâu ngại xa?
Nghĩ như vậy, nên anh ta cương quyết đòi bà Hai tìm nhà nào thanh tịnh hơn cho hợp với tình cảnh góa bụa. "Tôi e ở đây kẻ ra người vào ồn ào quá, thím không chịu nổi". Anh ta nói với bà Hai như vậy.
Bà Hai dư hiểu người ta muốn gì. Tuy là cay đắng, tủi thân, nhưng bà cũng thấy đó là qui luật tự nhiên của đời sống. Chồng bà đến ở đây thay thế cho lão chánh tổng hiện bị cầm tù, thì đến lượt người khác đến thay thế chồng bà. Không còn cách nào khác thì phải vớt vát phần nào hay phần nấy những gì có thể vớt vát được. Chưa tới ngày hẹn, hai mẹ con đã dọn về ở nhà cũ, không quên khuân theo cái phản gỗ, bộ tràng kỷ khảm xà cừ, sập chén bát toàn đồ sứ mỏng và cái mâm thau chậm nổi có ba chân nai.
An và gia đình viên cai cơ vừa mới làm quen với cuộc sống chung, chưa kịp hưởng sự thoải mái tin cẩn được bao lâu đã xót xa thấy mọi sự bị đảo lộn dữ dội. Bà Hai Nhiều cư xử đúng phép tắc của một người chủ nhà, hơn thế nữa, một kẻ từng có quyền thế. Bà không cần phải kiêng nể ai. An và vợ con viên cai cơ kẻ trước người sau chỉ là những kẻ vô gia cư đến ở nhờ nhà bà. So tuổi tác thì họ chỉ đứng vào hàng con cháu thôi. Bà có toàn quyền muốn làm gì thì làm.
Không cần hỏi ý kiến trước, bà sai Kiên dọn dẹp tất cả đồ đạc của An xuống nhà ngang, dành chỗ nhà trên cho bộ trường kỷ và cái phản gỗ. Bà trách An sửa đổi mấy khuôn cửa sổ và cái cửa lớn, vôi vữa lem nhem làm hư cả vách nhà cũ. Sửa như thế thà để trống toang hoác như cũ còn dễ coi hơn. Bà trách đồ đạc bề bộn không có chỗ bà đặt cái sập bà đựng đồ sứ Tàu, nhà bếp dơ dáy hôi hám như cái chuồng heo.
An không chịu nổi nữa, trả lời bà Hai:
- Thưa mợ, đúng là chúng con ở bẩn thật. Làm sao sạch sẽ cho bằng nhà tên chánh tổng. Cứ trông cái phản gỗ và bộ trường kỷ cũng đủ biết hắn sạch sẽ đến mức nào!
Bà Hai Nhiều biết cháu ăn nói xỏ xiên, giận tím mặt mà không biết phải trả lời thế nào. Đồ đạc này chẳng phải của nhà chánh tổng hay sao? Bà chối thì ai tin? Phân bua làm sao đây? Bà bực bội, tìm mọi cớ để gây gổ. Một cái rác cũng đủ sinh chuyện. Sáu người vừa đàn bà vừa con nít thuộc ba gia đình khác nhau, mối thân thuộc lỏng lẻo nhưng bị ràng buộc chịu đựng lẫn nhau trong cái nhà chật! Đúng là một thứ địa ngục nhỏ!
Lại thêm sau cái chết của Hai Nhiều, bà Hai và Kiên gần như bị cô lập với hàng xóm. Trong thời đương quyền, cả hai vợ chồng tận hưởng lạc thú được vênh mặt lên cho kẻ khác khép nép, nên bây giờ không ai thèm thăm viếng, chào hỏi góa phụ và đứa con côi cút cả. Hai mẹ con quanh quẩn trong nhà, quẩn chân quẫn trí, lấy chuyện gây gổ làm lối giải tỏa. Với An, bà Hai còn dè dặt vì biết vai vế quan trọng của ông giáo dưới phủ. Còn đối với vợ con viên cai đội thì... không có tiếng sỉ nhục nặng nề nào bà Hai không dùng.
Con người chịu đựng sự đau khổ dễ dàng hơn sự sỉ nhục. Cho nên bà Hai Nhiều dọn về nhà cũ chưa đầy mười ngày, vợ con viên cai đội đã quyết định xuống phủ Qui Nhơn để tìm đường về quê. Người mẹ bàn việc đó với An. An cũng nhận thấy mình hoàn toàn cô độc ở An Thái. Không còn gì vương vấn ở đây nữa, ngoài những kỷ niệm. Họ đồng ý với nhau sẽ xuống phủ vào rằm tháng hai, và lẳng lặng, kín đáo chuẩn bị hành trang.
*
* *
Không hiểu sao An có tiên cảm lần này ra đi, không bao giờ cô trở lại An Thái nữa. Lần cuối cùng trong đời! Ý nghĩ đó khiến mọi vật mọi cảnh quen thuộc trở nên thi vị, huyền diệu.
Cả buổi chiều An thơ thẩn quanh vườn, ngùi ngùi bước từ cái giếng nhà cậu mợ ngược về phía nền nhà cũ, dừng lại ở chỗ đặt ang nước, lấy ngón chân cái di di lên chỗ đất cứng vì bếp lửa, đưa mặt dõi theo những vệt tường cháy, tái dựng căn buồng kín gió của mẹ, phòng trước, bậc thềm, chái nhà học. An rơm rớm nước mắt, lòng nặng trĩu kỷ niệm.
Cô cảm thấy cô độc, nhỏ bé, yếu đuối. Cuộc đời mênh mông và hiu quạnh biết mấy! Không có phương nào chờ đợi cô! Cô không sống cho ai cả, không biết sống để làm gì, những ngày sắp tới chắc cũng vô vị tầm thường như những ngày đã qua. Cô muốn ngộp thở vì thất vọng. Vườn chuối xơ xác, bụi tre ngả nghiêng, cỏ dại mọc đầy trên lối đi, đất đai ở đây như đã cạn sức sống nên cây cỏ hoang sơ, héo úa. An không thể chịu đựng thêm nữa cảm giác bị tù hãm trong vùng đất chết!
Không tự chủ, An bước ra đồng. Qua mấy tháng nhiễu nhương, nhiều vùng ruộng bị bỏ hoang, lúa tháng ba ở vài đám ruộng ở gần mương nước bắt đầu oằn đầu vì những gié xanh ngậm sữa. Mùi lúa thơm mơn man khiến An cảm thấy lâng lâng, lòng cô đỡ nặng. An quyết định đi thăm mộ mẹ. Trước ngày đi Cù Mông, Lãng có đem cuốc vun quén lại mộ, nhưng nước mưa đã xói lở một góc, dấu chân bò còn in sâu trên vồng đất nâu lún phún cỏ dại. An cảm thấy đau nhói như có ai vừa dẫm lên ngực mình. Cô lấy tay lấp dấu chân bò, nước mắt ràn rụa. Cô nói:
- Con khổ quá mẹ ơi! Mẹ bỏ con bơ vơ một mình trên đời, rồi mọi người lần lượt bỏ con, xa lánh con. Không ai đoái hoài tới con. Không hiểu họ mê cái gì hở mẹ! Một ngôi nhà ấm cúng, một đôi vợ chồng thương yêu nhau, vườn cải hoa vàng có bướm bay, khói tỏa lên ở bếp đúng ngày hai bữa, trẻ con oe oe trong nôi, tiếng cười đùa trước ngõ, những điều đơn giản ấy đối với con đẹp đẽ và quyến rũ biết bao! Nhưng tại sao không có ai cùng mơ ước đơn giản như con hở mẹ! Họ chạy theo cái gì? Họ mê mải cái gì để đến nỗi không ai nhớ tưởng đến con, xem như con không có trên cõi đời vậy? Con còn sống hay đã chết, con khổ cực hay sung sướng, mạnh khỏe hay đau yếu, không là gì cả đối với họ. Mẹ ơi,hóa ra bao lâu nay con chỉ nghĩ quẩn, con tưởng tượng ra những điều không có thực, nâng niu những điều vơ vẩn. Con tự làm khổ con. Mẹ có nghe con than vãn không? Mẹ có hiểu lòng con không? Có lẽ đây là lần cuối cùng con ra thăm mẹ. Con có dự cảm như vậy, nhiều khi chỉ là ý nghĩ vẩn vơ nhưng nếu đó là sự thực, thì xót xa quá mẹ ơi! Trâu bò dẫm lên thân thể mẹ, nước xói vào thân thể mẹ, mẹ có đau không? Xin mẹ phù hộ cho cha con. Hình như độ này cha con có vẻ buồn bực, cô quạnh. Cha lơ láo giữa những gì xa lạ, nhiều lúc con có cảm tưởng cha không còn chỗ nào để đặt chân bước tới. Mẹ nên thương hại cha. Bao nhiêu năm nay cha lo âu cho các con, và càng ngày cha càng lo âu thêm lên. Chắc mẹ biết rồi. Anh Kiên như vậy, anh Chinh như vậy. Phần Lãng chắc đã nhiều lần ra đây than thở với mẹ. Còn con, con gái độc nhất của mẹ, mẹ ơi, sao con khổ sở thế này?
An khóc rấm rức một hồi mới thấy lòng dịu lại. Cô được tâm sự với mẹ,bao nhiêu cay đắng, thất vọng hòa vào nước mắt và khô trước gió! Tuy vậy trên đường trở về, lòng An vẫn cứ ngùi ngùi. Mặt trời đã sắp lặn. An theo lối tắt về gấp trước khi chạng vạng. Lối mà suốt cả thời thơ ấu An sợ không dám qua, vì cái miếu hoang đầy chim và rắn.
Bây giờ cây cối um tùm quanh miếu đã bị phát quang, cái miễu nhỏ bé trơ trọi và xấu xí hơn An tưởng. Cô mới chợt nhớ mấy tháng trước Huệ đóng quân ở đây, ngay trên gò đất này. Lòng cô hồi hộp nhìn quanh tìm dấu vết của doanh trại cũ. Không còn gì, ngoài một vài lỗ cột lở loét trên thảm cỏ ấy! Và một lần nữa, An đau xót nhức nhối vì hình ảnh những vết thương không bao giờ lành!
*
* *
An và vợ con viên cai đội xuống phủ đúng vào lúc Nhạc đưa toàn bộ lực lượng ra chiếm Quảng Nam sau trận chiến thắng Bích Kê. Gần như hầu hết những người đàn ông khỏe mạnh đều ra đi, thế giới trong phủ thành là thế giới của những chinh phụ và bọn chức việc da mét chuyên nghề cạo giấy.
Họ tìm ông giáo và Kiên không khó khăn. Ông giáo được Nhạc ủy thác việc tổ chức hành chính và quản lý thuế khóa trong toàn phủ, còn Kiên thì giúp lũ cai quản quân lương.
Kiên bần thần cả người khi nghe vợ viên cai đội nói rõ vì sao phải bỏ An Thái. Anh lúng túng hỏi:
- Bây giờ chị tính sao?
Vợ viên cai đội nói với giọng nóng nẩy, hờn dỗi:
- Còn tính sao nữa! Nay đường đã thông rồi, mẹ con tôi chỉ còn một lối là dắt díu nhau về quê nhờ vả bà con qua ngày!
Kiên không tin tai mình, thảng thốt hỏi: - Chị nói thật à?
- Chứ chú tính tôi ở đây với ai, làm gì mà sống. Giá hai đứa nhỏ đi ăn mày được, thì ba mẹ con tôi dắt díu lây lất ở đầu đường xó chợ nào đó, đỡ phải về quê trong cảnh rách rưới đói khát...
Vợ viên cai đội còn tả oán nhiều hơn nữa, càng nghe nói ruột Kiên càng rối lên. Có một điều Kiên hơi mừng, là chị ta không muốn về Điện Bàn. Quê hương không dung thứ cho những đứa con thất thế. Một là chết rấp ở chân trời góc biển nào đó, hai là trở về mũ áo xênh xang. Đã bỏ xứ ra đi mà không mang được gì về là làm nhục bà con láng giềng. Lúc đó quê hương trở nên đanh ác, tàn nhẫn. Vợ viên cai đội biết rõ điều ấy lắm. Cho nên khi Kiên đề nghị tạm ở lại phủ một thời gian để anh tìm cách xếp đặt cho kế sinh nhai, chị ta bằng lòng ngay. Kiên năn nỉ xin Lữ cho phép ba mẹ con ở tạm một ngôi nhà vô chủ sát phía nam thành, gần bến bọn mã phu thường dẫn ngựa ra tắm. Chị ta lập một cái quán nhỏ bán kẹo bánh lặt vặt và nước trà nóng, rượu. Trong khi chờ cho nắng hong khô bộ lông ngựa hoặc chờ chúng ăn cho xong giỏ cỏ, bọn mã phu ghé lại quán ực một ly rượu gạo, hay cắn một miếng kẹo đậu phộng. Thêm chút ít gạo, tiền do Kiên giúp, ba mẹ con sống được qua ngày. Họ bỏ hẳn ý định về quê!
Phần An, cô không hề nghĩ có nhiều công việc đã chờ sẵn cô dưới phủ.An tưởng mình xuống đây chỉ để lo cơm nước cho cha và anh, chờ già giữa bếp núc khói ám. Cô không còn gì khác để hy vọng. An đã lầm. Gia đình những nhân vật quan trọng chung quanh Nhạc, và cả gia đình Nhạc từ Tây Sơn thượng đã dời về Kiên Thành, rồi tử Kiên Thành dời xuống phủ. Vốn xuất thân từ những anh buôn trầu, chị đàn bà giữ con, kép hát, thầy cúng, tá điền, thợ mộc, thậm chí đến kẻ trộm cướp và dân xiêu dạt vô gia cư, những người mới có quyền thế phải học hỏi để ăn mặc, nói năng, đi đứng, cư xử cho đúng với vị trí mới. Nhất là các bà các cô. Vì tự ái họ không thể hạ mình nhờ vả bọn vợ con hào lý còn nán lại để chờ chồng con mãn hạn tù, hoặc bọn trưởng giả cũ. An trở thành người được săn đón mời mọc vì là con gái ông giáo, lại đã từng lớn lên ở kinh đô, và nhất là cách ăn mặc đi đứng của An có một vẻ khoan thai ung dung hết sức quí phái và tự nhiên. Cô được vợ Nhạc nhờ dạy thêm chữ, dạy thêu thùa, trang điểm, dạy cả đến cách giao thiệp ăn nói cho cô con gái Thọ Hương. Gia đình Bùi Văn Nhật cũng gửi gắm người em gái lên 14 tuổi cho An dạy chữ. Nhờ thế, An quên được phần nào những đau khổ riêng.
*
* *
Thọ Hương giống cha hơn giống mẹ. Cũng như Nhạc, cô có một đôi mắt hơi xếch và đôi lông mày nhạt. Khuôn mặt cũng hình lưỡi cày. May mắn là cô thừa hưởng từ phía mẹ cái mũi dọc dừa, nước da bánh mật thật mịn và cặp môi đỏ. Phần riêng của Thọ Hương là mái tóc dày và mượt, tuổi trẻ,và cái tật ưa cắn lấy môi dưới mỗi lúc e lệ hoặc bối rối.
Thọ Hương mang đến cho An một cái tráp hình hộp sơn đen, nắp tráp vẽ hình một đôi chim loan đang rỉa lông cho nhau. Cô cắn môi dưới, da hồng thành mầu trái mầng quân, rụt rè hỏi An:
- Hôm nay chị rảnh không? Bày giùm cho em nhé!
An nhìn cái hộp, đoán là đồ thêu thùa,hỏi lại:
- Cái khăn hôm qua em thêu xong chưa?
- Khó quá, chị. Em kéo chỉ thật căng,nhưng mấy cánh hoa cứ nổi cộm lên. Tháo đi tháo lại hai ba lần, đến khuya mẹ bảo phải đi ngủ.
- Em có đem cái khăn theo không. Trong này hả? Mở cho chị xem!
Thọ Hương lại cắn môi dưới, dáng ngần ngừ. Một lúc lâu cô mới thú thật:
- Không phải hộp đồ thêu, chị An ạ. Cha em mới nhờ anh Lợi đem về cho em đấy.
An tò mò hỏi:
- Thế à! Nhưng đựng thứ gì trong đó? Chị mở được không?
Thọ Hương đỏ mặt gật đầu. An đưa ngón tay bật cái chốt khóa, giở nắp hộp lên. Mùi son phấn tỏa ra thơm nức. Trong cái hộp lót nhiễu màu hồng, có một hộp phấn và một thỏi son. Phía dưới nắp hộp gắn một cái gương nhỏ hình chữ nhật, và một bọc vải cũng bằng nhiễu đựng một cái lược bằng ngà,và một cái trâm bằng thứ ngọc màu xám có vân.
An trầm trồ khen:
- Đẹp quá. Mua được ở đâu thế? Chắc đắt lắm!
Thọ Hương thực thà đáp:
- Cha em lấy được trong dinh tuần vũ Quảng Ngãi đấy. Dùng thế nào hở chị?
An cũng chân thật đáp:
- Đồ trang sức sang trọng quá chị chưa từng thấy, nên không biết trả lời em ra sao. Lúc nhỏ chị có thấy các cô con gái con quan nội hữu thoa son đánh phấn, nhưng thứ son phấn khác kia. Son cũng dùng thỏi, nhưng phấn thì từng cục hình như hình con ốc. Phấn nụ đấy mà. Còn ở đây... chị giở ra được không?
Thọ Hương vội nói:
- Được chứ chị. Cha đã cho em rồi mà. Em mở mãi không ra. Lấy mũi dao cạy cũng không được. Bị sờn ở cái nắp chị thấy không?
An cố gắng lấy nắp hộp phấn nhưng không được. Chợt cô đoán:
- Phải rồi, ta xoay ngược từ trái sang phải. A, được rồi. Phấn yên chi Hương ơi!
- Yên chi, là thứ gì chị?
- Là một loài cây bên Tàu có hoa mầu đỏ tím, trong hột có phấn trắng dùng để trang điểm.
- Thế hộp phấn này đem từ bên Tàu qua hở chị?
- Nhất định rồi. Em xem cái hộp này đủ biết. Có điều hơi lạ là phấn mầu hồng nhạt, không phải, mầu nâu nhạt. Tại sao không phải mầu trắng Hương nhỉ? Này, em ngửi xem, thơm dịu chứ không nồng. Thọ Hương kề mũi xuống sát hộp phấn, cười hãnh diện. Rồi cô cầm cái thỏi son bọc giấy hoa hỏi An:
- Chị thấy loại son này chưa? Em không dám mở, sợ làm hư như lúc nạy cái nắp phấn.
- Chị mở nhé?
- Vâng. Coi chừng rách lớp giấy hoa, uổng chị. Em xin lỗi. Chị mở tiếp đi. Đằng nào rồi cũng phải mở mà dùng chứ. Để mà ngắm à. Giống như sáp chị nhỉ.
- Loại này thì chị đã trông thấy rồi. Mầu hồng ngả tím. Loại tốt, còn có vị the như bạc hà. Em đưa chị tô môi xem có đúng vị bạc hà không?
Thọ Hương cười xấu hổ, vội đưa cả hai tay lên che mặt:
- Không, không, kỳ chết! Chị nếm thử đi.
An cười nói:
- Kìa, sao lại kỳ? Đàn bà con gái trang điểm son phấn là chuyện thường. Nếu không cha em cho em làm gì.
- Nhưng chưa bao giờ em thoa son cả. Cũng chưa bao giờ đánh phấn. Trang điểm thế này, người ta cười cho. Chịu thôi!
An hỏi cắc cớ:
- Thế em đem sang đây làm gì?
Thọ Hương lúng túng, rồi đáp bừa:
- Đem sang cho chị dùng thử xem sao. Nếu chị dùng được, em sẽ...
- Á à, vậy Hương muốn chị dùng thử xem có bị bỏng da tái môi hay không rồi mới dám dùng phải không?
- Không phải thế. Em xin thề là...
- Chị nói đùa mà, thề thốt làm gì. Thôi được. Để chị đánh thử thứ phấn này xem sao. Em có đem gương theo không? À quên, cái hộp này có gắn gương kia mà. Em đóng dùm cánh cửa cho chị. Lỡ ai trông thấy, ngượng chết! Tối quá Hương ơi! Em mở hé thêm chút nữa. Như vậy, khép bớt lại không ở ngoài trông thấy. Được đấy. Em lại đây chị vẽ cho cách dồi phấn.
Hai người cười nói rúc rích một lúc, vừa trang điểm vừa chòng ghẹo nhau. An tự dồi phấn, thoa son xong, ngượng ngùng quay mặt về phía Thọ Hương hồi hộp hỏi:
- Em thấy thế nào?
Thấy Thọ Hương mở to mắt nhìn An không nói, An lo âu, che dấu sự xấu hổ bằng cách bảo:
- Đúng là có vị bạc hà Hương ạ. Tối quá, chị bôi bác chắc trông kỳ cục lắm. Tìm cho chị cái khăn chùi mau đi.
Thọ Hương vội nói:
- Chị điên sao! Để em mở rộng cửa sổ cho chị soi gương. Chị đẹp quá chị An ơi! Không tin chị nhìn vào gương đi.
Thọ Hương chạy đến chỗ cửa sổ xô mạnh cánh gỗ khép hờ. Ánh sáng ùa vào phòng, An liếc nhìn vào gương, và đột nhiên tim cô dập nhanh vì hân hoan. Thọ Hương tíu tít nói:
- Hèn gì chú Tám cứ một điều cô An hai điều cô An. Đến nỗi cha em phải gắt lên.
An ngơ ngác hỏi:
- Chú Tám nào?
- Chú Tám Thơm đó. Chú Huệ đó. Chị còn giả vờ mãi. Tập thơ bìa bọc nhung chị cất vào đâu em không thấy?
- Tập thơ gì?
- Thôi chị ơi.Chị tưởng em mù hay sao?
- Chị hỏi thật mà!
- Lại thật! Tập thơ chú Tám lấy được trong phủ Bình Khang gửi biếu chị đấy! Của nhà thơ lớn nào tận bên Tàu, cha em nói thế. Chị biết không, cha em đọc mấy chữ chú Tám viết kèm theo gói sách gửi chị, bật cười ha hả rồi bĩu môi như thế này này, cha em nói: Cái thằng! Lo chuyện đánh đấm chưa hết hơi hay sao mà còn bày đặt thơ với thẩn! Chị biết tính cha em rồi, chúa ghét văn chương thơ phú viển vông!
Càng nghe Thọ Hương nói, An càng hồi hộp, choáng váng. Hóa ra anh ấy có gửi sách và thư cho mình sao? Quà gửi lúc nào? Sao không tới tay mình? An cầm lấy hai tay Thọ Hương lắc lắc, khẩn khoản, van nài:
- Chị nói thật đó Hương. Chị không nhận được sách vở thư từ gì của chú Tám Hương hết! Chị không giấu đâu. Ở đây chỉ có hai chị em mình, chị giấu làm gì. "Chú Tám" gửi sách cho chị lúc nào? Cha em sai ai chuyển cho chị?
Đến lượt Thọ Hương kinh ngạc:
- Lâu rồi mà chị! Cách đây cả tháng trời, hồi chú Huệ đem quân vào lấy phủ Phú Yên và Bình Khang. Cha em chưa đưa quà cho chị thật à?
- Chưa. Chị nói thật mà Hương!
- Thế thì lạ quá! Có lẽ sau đó cha em bận chuẩn bị đáng dấn ra Quảng Nam nên quên khuấy đi. Để em chạy về lục lại xem còn bên đó không. Chị chờ em chút nhé. Sao mặt chị tái mét thế?
An vội nói:
- Không đâu. Có lẽ chị dồi phấn nhiều quá đấy. Em chạy gấp về bên nhà xem mẹ có sai bảo gì không. Tới giờ cơm chưa?
An nôn nao chờ Thọ Hương trở lại, nhưng chờ mãi chờ hoài không thấy bóng Thọ Hương đâu. Buổi chiều người em gái Bùi Văn Nhật cắp sách đến học viết, An không còn thiết dạy dỗ gì nữa, cho cô bé nghỉ một hôm. Cô bé lo lắng hỏi:
- Cô bị bệnh phải không? Em về lấy dầu khuynh diệp cho nhé?
An muốn yên tĩnh để suy nghĩ, vội gạt đi:
- Không sao! Cị chỉ xâm xoàng sơ sơ thôi. Em về chép lại trang này nhé. Bắt đầu từ câu: Đường lệ chi hoa, thiên kỳ phản nhi”(1). Rán viết kỹ hơn hôm qua nhé!
*
* *
Buổi tối An sửa soạn cơm nước trễ. Ông giáo gặp nhiều chuyện buồn phiền trong phủ nên hai cha con lặng lẽ và cơm dưới ánh đèn dầu. Lâu lâu, ông giáo lại hỏi An:
- Nó không dặn con gì cả à?
An trả lời cụt lủn:
- Dạ không.
Rồi tiếp tục cắm cúi ăn. Ông giáo bớt mệt thì nỗi bồn chồn càng tăng. Ông hỏi:
- Mấy ngày nay con thấy nó có gì lạ không?
An chú ý hơn đến nỗi lo của cha, vội đáp:
- Dạ có. Ảnh như người đang ngồi trên lửa. Hết đi ra lại đi vào. Con hỏi, ảnh không nói.
Ông giáo buồn rầu, thở dài rồi bảo:
- Cha đoán thế nào rồi cũng phải đến. Nhưng lâu nay cha hy vọng nó nghĩ lại, khi mấy mẹ con đã có nơi ăn chốn ở. Ai ngờ...
Ông giáo không nói tiếp. An cũng dùng lối nói mơ hồ như cha, sợ động đến nỗi đau đớn chung của gia đình:
- Hôm kia em gái ông Nhật bảo bọn mã phu kháo với nhau rằng... ôi toàn những câu đùa bỡn độc địa. Cô ấy hỏi con có đúng như vậy không. Con bảo miệng lưỡi thiên hạ độc địa quá, anh ấy có bổn phận phải trả cái ơn sâu ngày trước. Cô ấy nói chính mắt cô trông thấy ảnh xoay trần ra, cặm cụi đục đẽo sửa lại cái quầy rượu cho người ta, y như một người chủ gia đình. Cô ấy còn nghe ảnh gọi người ta là “nhà ơi”...
Ông giáo nóng nẩy cắt lời An:
- Thôi đừng kể nữa. Coi như không có nó trong nhà này.
An mạnh dạn nói:
- Dù sao chăng nữa cũng phải chờ mãn tang. Và có cưới xin đàng hoàng. Thiên hạ chỉ chờ có thế để nói bóng nói gió về cái nghiệp nho của cha.
Ông giáo cay đắng nhắc đi nhắc lại lời con:
- Nghiệp nho! Nghiệp nho! Đúng là một cái nghiệp!
Hai cha con không nói gì thêm, trệu trạo cho xong bữa. An vừa dọn mâm chén xuống bếp thì Lợi đến. Như mọi lần, hai tay anh ôm một quà lớn. Ông giáo cũng quá quen với chuyện biếu xén của Lợi, thản nhiên chờ Lợi đem đặt hộp quà chỗ kệ gỗ, không chút áy náy hay khách sáo. Ông hỏi:
- Anh mới về à?
Lợi tự nhiên đến ngồi trước mặt ông giáo, tươi cười đáp:
- Dạ. Đáng lẽ con về sớm hơn, nhưng trưng dụng không đủ ghe. Ra khơi lại bão. Xuống bến chợ Giã con phải nằm suốt hai ngày đầu óc mới hết choáng váng. Thế mà đến giờ mỗi lần đi đâu, con đường trước mắt cứ nhấp nhô như sóng. Không biết đến bao giờ toán kia mới về tới đây. Thầy có tin gì không ạ?
- Anh bảo toán nào?
- Dạ toán dẫn voi. Chuyến đánh Quảng Nam lần này ta thu được nhiều chiến lợi phẩm hơn kỳ ra Quảng Ngãi năm trước. Riêng voi không thôi đã được bốn mươi lăm thớt. Ngoài ra còn vô số vũ khí, trống chiêng, cờ xí, lương thực. Phủ Quảng Nam giàu thật. Con quên kể với thầy là vũ khí lớn bây giờ của ta dồi cát lợi tặng triều đình để phòng thủ dinh chàm đều bị ta đoạt.
Ông giáo không tò mò việc quân, nên hỏi Lợi:
- Kỳ này ông cả giải quyết số của cải, lương thực thu được thế nào, anh có biết không? Hay lại rắc rối sinh chuyện như lần trước?
Lợi mắt sáng lên. Ông giáo vừa hỏi đến điều anh quan tâm nhất. Lợi mau mắn nói:
- Nếu không kịp thời báo cho trại chủ thì rầy rà to. Người nào cũng cho thuộc hạ tom góp chiến lợi phẩm trong vùng của mình đem xuống ghe, định chở về đây làm của riêng. Có người chở đến trên mười chiếc ghe vẫn chưa hết đồ đạc. Con không thể nói rõ cho thầy người nào bao nhiêu ghe, ai ít ai nhiều, nhưng lòng tham thực không có đáy. May ông cả biết kịp, ra nghiêm lệnh sẽ chém tại chỗ những ai dẫm lên xương máu anh em cướp đoạt tài sản dân chúng làm của riêng. Nhiều người bất mãn ra mặt. Có người hỏi thẳng con rằng đã theo ông cả khó nhọc bao lâu mà không được tự do tom góp của cải đem về cho vợ con, thì chịu khó nhọc nguy hiểm làm gì. Con nói điều này xin thầy đừng lộ cho ai biết, bọn bất mãn nhất không ai khác hơn đạo Trung nghĩa và Hòa nghĩa. Thủ hạ của họ phần lớn xuất thân dân cướp biển.
An từ dưới bếp lên ngồi lẳng lặng nghe hai người nói chuyện, đến lúc đó mới chen vào hỏi:
- Anh có gặp anh Chinh không?
Tự nhiên nét mặt Lợi không vui. Anh ta đáp:
- Có. Nhưng lúc xuống ghe về chợ Giã thì đạo quân của hai ông Tập Đình, Lý Tài đã chuyển lên phía Trà Kiệu.
Ông giáo vội hỏi:
- Nó có nhắn gì không?
Lợi không dám kể hôm đó Chinh uống rượu say sưa, đến lúc Lợi chia tay Chinh vẫn chưa tỉnh lại, nên nói dối:
- Chinh định gửi cho con lá thư. Nhưng lúc ghe nhổ neo con chờ mãi không thấy Chinh đâu. Về sau mới biết có lệnh chuyển quân của ông cả.
Ông giáo nghiêm mặt hỏi:
- Tóc nó đã mọc dài ra chưa?
Lợi muốn cười mà không dám cười, liếc nhìn về phía An trước khi đáp:
- Dạ đã khá dài. Nhưng chưa búi được.
Ông giáo hỏi tiếp:
- Nó còn ở trần không?
Lần này Lợi đáp đúng sự thực:
- Dạ chỉ khi nào ra trận thôi.
Ông giáo gằn giọng nói:
- Lần này khi ông cả về, tôi sẽ xin rút không cho nó theo Lý Tài nữa.
Không ai biết rõ con bằng cha mẹ. Nó đi với họ như chim sổ lồng, sợ ít lâu nữa quên mất tiếng nam. Nó còn dám say sưa nữa không?
Lợi lúng túng trước khi đáp:
- Lúc gặp con thì Chinh tỉnh táo.
Ông giáo hiểu lối tránh né khéo léo của Lợi, buồn phiền không nói thêm điều gì. Nhân cơ hội tốt, Lợi đến chỗ đặt hộp quà tháo dây buộc, đưa từng thứ ra nói với An:
- Phải nhận là cửa Hội đông vui hơn dưới chợ Giã nhiều. Lúc ta đến một số thuyền bè đã trốn ra khơi nhưng trên bến vẫn còn đậu san sát. Chuyến này có nhiều thì giờ nên tôi tìm đủ thứ cho An. Ngoài đó đường phèn và quế rẻ mạt. Loại quế này thịt dày, thơm và cay hơn các thứ thường bán ở đây. Gói đường phèn này An tìm chỗ khô ráo mà cất, sợ ẩm chảy nước. Hôm nào lạnh, An lấy đường phèn chưng với chanh cho thầy ăn, trị trước bệnh ho. Vi cá thì phải có thêm ngũ vị nấu mới ngon. An hỏi ở tiệm thuốc bắc ngoài phố. Hồng, lê, táo ở Hội An ê hề, tôi lựa mãi mới được mấy chục quả có thể đem về đến đây mà không hư. Đây gói kim châm và nấm hương. Còn đây là “dầu – thái”. Không phải là một loại dầu đâu. Bắp cải làm theo lối Tàu đấy. Đại khái cũng như cách làm của ta, nhưng để An ăn thử xem, nó có vị lạ hơn.
Soạn bao nhiêu gói nhỏ gói lớn trong hộp, Lợi mới rút trong bọc áo một gói giấy khác đưa cho An, nhỏ giọng bảo:
- Còn đây là quà riêng cho An.
An cảm động, chớp chớp mắt hỏi:
- Anh chỉ vẽ! Đã biết bao nhiêu thứ rồi!
Lợi liếc về phía ông giáo, nói nhỏ hơn:
- Nhưng An phải có phần riêng chứ. An mở ra đi.
An cởi sợi chỉ điều buộc gói giấy. Bên trong có một cái khăn nhiễu màu xanh lá mạ. Lợi nói:
- Màu này hợp với nước da của An lắm. Nhất là những hôm trời trong có nắng. Nước da hồng choàng thêm cái khăn lá mạ! Mong ngày mai trời có nắng!
*
* *
Hôm sau xuống kho lương tìm Kiên để chuyển lời cha gọi (đêm hôm trước, Kiên không về) An gặp nhiều người cùng về một chuyến với Lợi. Nhờ vậy An được nhìn Lợi từ một góc độ khác.
Cô biết thêm những điều Lợi giấu không nói với ông giáo. Chẳng hạn lý do vì đâu Nhạc vội vã ra lệnh chuyển gấp hai đạo Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân lên Trà Kiệu. Một phần không nhỏ số của cải Lợi chở về Qui Nhơn, chất khẳm gần hai mươi chiếc ghe bầu là “chiến lợi phẩm” của hai đạo quân này. Luôn luôn giữ vai trò xung kích mở đường trong các trận đánh nên đám thuộc hạ Tập Đình, Lý Tài thu góp được vô số của cải quí giá. Lại xuất thân từ nghề cướp biển nên họ biết lo xa, luôn luôn dành sẵn một số ghe thuyền ở các bến sông bãi biển thuận lợi để chuyên chở số hàng thu được đến nơi an toàn, “lo trước cái lo của mọi người” như lời dạy của Khổng phu tử. Sự “khôn ngoan” của họ tác hại ghê gớm đến tinh thần nghĩa quân. Các toán đến sau chịu đựng sự căm thù, ác cảm của dân chúng, hoặc lẳng lặng giả vờ không nghe thấy những lời chửi rủa bóng gió của họ, hoặc nổi giận vơ vét sạch sẽ những gì còn thừa lại, từ con gà đang ấp cho đến một trái dừa non. Nhạc mau chóng thấy rõ nguy cơ, nên khi nghe Lợi báo cho biết chỗ các ghe tàu của Tập Đình, Lý Tài chất hàng, ông quyết định phải có biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát. Một mặt ông sai Bùi Đắc Tuyên đem một toán quân đến bao vây bến ghe, một mặt ông tập trung tức khắc hai đạo quân của Tập Đình, Lý Tài và chuyển gấp lên miền tây. Lợi đã thuật đúng sự bất mãn của bọn thuộc hạ Tập Đình, Lý Tài, nhưng anh đã giấu không cho ông giáo biết họ căm thù Lợi đến mức nào. Đối với Lợi, những người cầm quân xông pha đây đó, gặp bao nhiêu nguy hiểm gian khổ giữa tên đạn, tro bụi, họ có một lối cư xử phức tạp, mâu thuẫn với anh. Một đằng họ xem thường Lợi như một thứ bạc nhược vì không đủ sức múa gươm giương cung nên phải đánh võ mồm, dùng ba tấc lưỡi che dấu sự bất túc. Đằng khác vì cần đến sự tiếp tế của Lợi, thậm chí cần đến sự thông cảm làm ngơ của Lợi đối với vài trường hợp buông thả, dễ dãi cho quân lính phấn khởi, họ phải nể nang Lợi. Làm thân với Lợi, chỉ có lợi chứ không có hại. Ít ra là lợi trước mắt, như có rượu thịt ê hề cho một cuộc say, có chút quà gửi về cho vợ con. Lợi trở nên một người có uy thế, tuy là uy thế giả tạo. Khi Lợi quay lưng đi, những người vừa anh anh em em với Lợi liền cười nhạt bĩu môi.
An không sống trong không khí sôi động của chiến trường gian khổ nên ngỡ ngàng không hiểu vì đâu những người An gặp ở kho lương mỉa mai Lợi cay độc như vậy. Cô đỏ mặt, tưởng ai ai cũng biết cái khăn quàng mầu lá mạ trên đầu cô do đâu mà có. Cô cảm thấy bị sỉ nhục, nên không chờ được Kiên, bỏ về nhà.
Ra đến cổng kho, một nghĩa quân trạc 30 tuổi khuôn mặt lanh lợi chạy theo An hỏi:
- Cô ơi! Cô có phải là con gái thầy giáo không?
An tưởng người ta sắp xỏ xiên về cái khăn nhiễu của mình, dừng lại sừng sộ:
- Ông muốn gì?
Người lính ngơ ngác, lúng túng hỏi:
- Xin lỗi có phải cô là cô An không?
An thấy mình giận dữ vô lý, vội dịu giọng đáp:
- Vâng.
Người lính lật đật rút ra một tờ giấy gấp tư trong túi đưa cho An, e dè bảo:
- Có thư của cậu Chinh gửi về. Hai hôm nay tôi tìm mãi không biết cô ở đâu. Lên An Thái người ta bảo cô đã dời nhà rồi!
An không muốn tỏ sự vui mừng trước người lạ, cảm ơn anh ta rồi dợm bước đi. Người lính vội nói:
- Xin cô đọc ngay cho. Cậu Chinh viết riêng cho cô, và dặn cô đọc ngay để trả lời.
An không có cách nào khác là giở thư anh ra đọc. Lá thư viết bằng nét chữ cẩu thả nhưng dài khác thường. Chinh viết: (dịch nôm)
- An ơi. Có chuyện gấp cầu cứu đến em đây. Em giấu đừng cho cha biết chuyện này. Anh mắc nợ bạn bè mỗi người một ít. Chỉ riêng với anh bạn mang thư này, anh mắc nợ nhiều nhất, tất cả là hai mươi quan. Em tới gặp Lợi, hỏi mượn tạm một trăm quan đưa trả cho anh bạn này. Anh biết Lợi có nhiều tiền, Lợi không dám từ chối đâu. Có dịp về thăm nhà, anh sẽ đem tiền trả lại cho Lợi. An đừng giận anh, ráng giúp đỡ ngay cho anh việc đó.
Cha vẫn khỏe mạnh chứ? An Thái có gì lạ không. Thằng “mủ mít” còn nằm khoèo ngâm thơ hay làm gì khác? Anh Kiên chắc vẫn ở lì dưới phủ chứ? Cho anh gửi lời thăm cả nhà, và những thâm quyến xa gần. Nhớ lo gấp việc anh nhờ.
Chinh
An đọc xong lá thư, vừa thương vừa giận anh. Cô không biết trả lời với người mang thư thế nào! Chinh chưa biết An đã bỏ An Thái, và Lãng đã nhập ngũ. Nhưng Chinh biết rõ tình cảm của Lợi đối với cô, và đặt An trước một việc nan giải. Đã đành đối với Lợi, An luôn luôn cảm thấy thoải mái vì được sống trong sự dung thường, khỏi phải phí sức cố gắng hay khổ sở vì mặc cảm như đối với Huệ. Đôi lúc An còn cảm thấy mình cao hơn Lợi, do đó mỗi lần Lợi đến thăm, cô được tự nhiên muốn ngồi thế nào cho dễ chịu thì ngồi, muốn nói gì thì nói, khoan khoái tận hưởng sự dễ dãi buông thả của mình và sự chiều chuộng đến cái vụn vặt nhất của Lợi. Nhưng ngửa tay mượn Lợi đến hai mươi quan, trời đất hỡi! Có bao giờ An nghĩ đến lúc nhục nhã này! Phải làm sao đây? Người mang thư vẫn kiên nhẫn đợi An. Cô phải hứa liều:
- Gấp quá tôi không thể lo ngay được. Sáng mai có được không anh?
Người lính mừng rỡ nói:
- Dạ được. Mốt tôi mới xuống chợ Giã. Mai tôi gặp cô ở đâu?
An nói trong hoang mang:
- Ở đây. Cũng khoảng giờ này.
Rồi vội bước gấp ra đường cái.
*
* *
An lóng ngóng chờ Thọ Hương gần đến trưa không được, phải vội đi tìm Lợi. Cô gặp Lợi đang đứng nói chuyện với Huyền Khê ngay trước cổng kho quân lương nên e ngại, hổ thẹn định bỏ về. Lợi thấy An, vẻ mặt mừng rỡ nhưng giọng nói có vẻ kẻ cả: - An chờ tôi một chút.
Khiến An càng hổ thẹn hơn. Cô có cảm tưởng Lợi đã biết trước là An đến mượn tiền. Không thế tại sao lại có cái giọng kẻ cả như truyền lệnh cho kẻ dưới? An đành phải đứng chờ hai người nói chuyện xong. Nghe cô Huyền Khê hỏi Lợi:
- Trại chủ có nhận được thư khiếu nại của tôi không?
Lợi lễ phép đáp:
- Dạ có. Cháu nghe nói chuyện của bác được đem ra bàn bạc suốt cả đêm.Cuối cùng mọi người đều thấy phủ Phú Yên cần có bác hơn. Nghe nói quân ngũ-dinh sắp sửa kéo ra. Đệ nhất trại chủ bận ngoài Quảng Nam. Bác Thung hiện ở Quảng Ngãi. Bác không lo giùm cho mặt nam, sợ rằng...
Huyền Khê cắt lời Lợi, bão:
- Nhưng trong đó đã có ông Tiếp rồi. Công việc ở đây còn bề bộn, đi sao được.
- Đã có anh Lữ thay thế bác.Trại chủ nhắn bác về Phú Yên càng sớm càng tốt. Mọi điều có dặn kỹ trong thư, chắc bác đã xem qua.
- Tôi đọc kỹ lắm. Ông ấy bảo phải vào chấn chỉnh tạm quân lương gần đèo cả. Làm gì có trạm đó.
- Có lẽ ông Tiếp mới lập cũng nên. Bác đi, cháu cũng lo không biết có cáng đáng nổi việc ở đây hay không. Anh Lữ lo nhiều việc khác, cháu thì tính bộp chộp. Gì thế Ngạnh? Được, cứ phát cho họ đi, anh sẽ xem danh sách sau. Gạo loại nhì hết rồi à? Không,loại nhất dành riêng đó. Lấy gạo đỏ phát cho họ. Nhớ đừng cân già, hụt kho không biết lấy gì mà bù. Nhắc ông ấy lần sau mua giúp cho thứ anh đã dặn, tiền nong tính sau. À, giở luôn đồ hát bội cho ông Mịch. Bác thấy không, bác đi chắc cháu không có thì giờ để ăn nữa. Đầu tắt mặt tối, quần áo lấm lem hết. Có dịp về đây liên lạc công việc, bác nhắn tin trước cho cháu đi đón, bác nhé!
Huyền Khê không nói gì,cũng không chào Lợi, lẳng lặng bỏ đi. Một người lính trạc năm mươi tuổi hớt hải chạy tìm Lợi. Lợi mau mắn hỏi:
- Chưa đi sao bác Bảy?
Người lính già hấp tấp hỏi:
- Sao lại thiếu hai chục bao muối?
Lợi cười, đáp:
- Bác cứ chở bấy nhiêu, về ông ấy hiểu liền.
- Nhưng trong giấy ghi là tám mươi bao. Tôi ký nhận mà!
Lợi bực bội gắt:
- Bác chỉ biết chuyện lãnh hàng này, còn kỳ trước bác có đi không? Ông ấy đã mượn trước hai mươi bao rồi. Chuyến này tôi trừ nợ. Người ta chịu hết trách nhiệm, bác lo làm gì.
Bác lính già nửa tin nửa ngờ, dùng dằng một lúc rồi bỏ đi. An phải chờ một người nữa kéo Lợi ra xa nói nhỏ điều gì đó, cười đùa vỗ vai, vỗ lưng nhau một hồi. Cuối cùng Lợi mới đến nói chuyện với An. An nói với giọng hờn dỗi:
- Anh bận việc quá nhỉ?
Lợi xem đó là một lời khen, cười thỏa mãn, nói:
- Bữa nay ít việc đó. Nhiều hôm người ta xúm lại làm tội tôi, ai cũng muốn được phát trước. Làm việc này mà không kiên nhẫn, dễ tính, chắc phát điên lên mất. Điều an ủi là anh em ở xa về luôn luôn nhớ đến mình, ai cũng tay bắt mặt mừng. Nhiều hôm họ ép rượu, phải trốn! An có cần gì không?
An lại thấy khó chịu với cái giọng kẻ cả. Cô muốn đáp ”không“ rồi bỏ về. Nhưng nghĩ tới anh, An thu hết can đảm nói: - Anh Lợi có tiền cho em mượn hai mươi quan.
Lợi trố mặt nhìn An, hỏi:
- Bao nhiêu quan?
An đã lỡ phóng lao phải theo lao, đáp thật rõ:
- Hai mươi quan.
- Cần việc gì mà nhiều thế?
- Dĩ nhiên cần lắm mới mượn anh. Anh có không? Em phải về lo cơm nước cho cha.
Lợi vội nói:
- Có, có chứ. Nhưng hai mươi quan nhiều quá. Không biết có đủ không. An mím môi, rồi nói:
- Cảm ơn anh vậy!
Lợi sợ An bỏ đi, vội bảo:
- Chừng nào An lấy tiền?
An làm ra vẻ kẻ cả y như Lợi:
- Ngay bây giờ.
Lợi suy nghĩ một lúc, rồi lớn tiếng gọi:
- Ngạnh ơi! Em gọi thằng thủ kho lại cho anh. Hay thôi, để anh đi gặp nó vậy. An chờ anh chút nhé!
(1) Tử Hãn 30 - Luận ngữ: Đường lệ chi hoa, thiên kỳ phản nhi, khởi bất nhĩ, tư, thất thị viễn nhi. Tử viết: Vị chi tư dã. Phủ hà viễn chi hữu?
Dịch nghĩa: Đọc bốn câu này trong kinh thi: Hoa đường lệ kia, lay động trước gió, tôi nhớ ai lắm, nhưng xa không tới được. Khổng tử bảo: Như vậy là chưa thật nhớ. Thật nhớ thì đâu ngại xa?
Bình luận facebook