Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 35
Ông giáo lên gặp trại chủ buổi sáng, buổi chiều, Lợi đã mạnh dạn đến thăm An với tất cả tự tin. Anh bước chậm hơn thường lệ, đầu ngửng cao, gặp ai chỉ khẽ mỉm cười chứ không vồ vập bá vai choàng cổ như trước. Lợi tự nhủ phải tỏ ra điềm tĩnh hơn, vì dù sao cũng là kẻ sắp hoàn toàn làm chủ một gia đình. Gặp một thanh niên cùng một trang lứa, Lợi nghiêng đầu nhìn anh ta, xoi mói quan sát từ chân tơ kẽ tóc. Người thì hàng lông mày rậm quá, đúng là kẻ cục súc. Người có hàm răng vẩu thô kệch. Người lưỡng quyền cao trông như dân Thượng. Người ăn mặc dơ dáy. Không ai xứng đáng được chạm đến chân nàng, chứ đừng nói cưới nàng làm vợ. Họ đáng thương đấy chứ? Hình hài con người cha mẹ sinh ra đã vậy, giàu nghèo vẫn được xem như do số phận, họ đâu có cái may mắn như mình. Trông họ lầm lũi, gặp ai không dám ngửng mặt lên nhìn. Kia rồi, các cô gái. Nước da đen quá! Coi bàn tay kìa: từng ngón nứt nẻ, da nhăn như những chiếc rễ cây xù xì vừa nhổ từ lòng đất. Mái tóc đã rối lại vàng hoe vì cháy nắng. Không ai bì được với nàng! Họ có biết ta đã xin cưới nàng không? Chắc không biết đâu! Họ không thể ngờ trên đời lại có một cuộc hôn nhân đẹp đẽ như vậy. Họ không dám mơ tưởng nên không thể tin điều đó có thực, ngay bên cạnh họ. Ta là con người sung sướng, con người đáng hãnh diện về đời sống của mình. Họ có biết ta đang sung sướng không? Họ cười nói rúc rích ư? Chắc chỉ là một câu chuyện dí dỏm tầm thường cho đời sống bớt quạnh. Làm sao họ có được niềm hạnh phúc lớn lao cho bằng ta. Hỡi các cô em đáng thương, ta cầu phúc cho các cô may mắn gặp được một thằng chồng không mê xóc đĩa và say rượu. Hãy cười to hơn, vui đùa thỏa thích lên! Trời, ta yêu cuộc đời, ta thương mọi người! Lợi đến nhà ông giáo may mắn chỉ gặp một mình An.
Tự nhiên anh sượng sùng, lúng túng khác thường. Dù biết chắc An sắp trở thành vợ mình, Lợi vẫn thấy An xa cách hơn trước. Anh đâm ngờ cả lời báo tin của Nhạc. An ngồi đó, tóc cột gọn sau ót để lộ khuôn mặt trái xoan thanh nhã và chiếc cổ trắng, hai tay xếp hiền hòa trên vế, mấy ngón tay bối rối tìm cách nương tựa an ủi lẫn nhau. An cúi nhìn xuống chân, thật lâu không dám ngửng lên, chiếc áo lụa trắng ôm ấp đôi vai nhỏ và xuôi, khiến An trở nên nhỏ yếu khác thường. Lợi cảm thấy thương cô gái yếu đuối ấy dào dạt, cảm thấy có lỗi nếu từ đây về sau cho đến lúc đầu bạc răng long, Lợi làm điều gì khiến đôi mắt hiền hòa ấy rướm lệ, đôi vai nhỏ ấy run lên vì nức nở, đôi bàn tay trắng mịn kia phải chai sạn vì lao lực. Không. Không bao giờ ta để cho An khổ. Ta nguyện suốt đời yêu thương nàng, quì xuống chân cung phụng nàng như một nàng tiên lỡ sa xuống cõi trần gian này, không thể để cho nàng thở dài hoặc nhíu mày khó chịu. An sinh ra là để hưởng hạnh phúc. Thân thể ấy, thân thể mảnh dẻ yếu đuối ấy không thể chịu được những đày đọa của nghèo đói, đau khổ, buồn bực.
Lợi ngồi chết dí trên phản ngắm An, không biết phải làm gì để nói hết các cảm tưởng sôi nổi. An lại có vẻ ngượng nghịu, dè dặt, không cười nói tự nhiên như mọi khi. Lợi hạ giọng hỏi An:
- Chắc thầy vừa lên trên phủ, phải không An?
An ngước lên nhìn Lợi, ánh mắt hơi sắc và dữ:
- Anh hỏi gì ạ?
Lợi hơi ngạc nhiên vì giọng nói cáu kỉnh ấy, nhắc lại:
- Thầy lên gặp ông Nhạc phải không?
An tự thấy mình giận dỗi vô lý, nên đáp:
- Dạ. Lại vừa có lính hầu mời lên. Trước đây không ai thèm bước chân đến đây cả. Bây giờ thì...
Lợi hấp tấp hỏi:
- Em chưa biết chuyện gì ư? Cha phải lên trên ấy để bàn cho kỹ việc chúng ta. An, sao em không vui?
Nghe Lợi hỏi thế, đột nhiên An nức lên khóc. Sau một lúc ngỡ ngàng, lính quýnh chưa biết phải làm gì, Lợi cư xử mạnh dạn như một người chồng chưa cưới. Anh đứng bật dậy,chạy đến ôm An vào lòng. An khóc mùi mẫn, không còn biết làm gì nữa, để mặc cho Lợi ôm lấy hai vai, vuốt ve mái tóc dỗ dành, an ủi, năn nỉ như dỗ dành vỗ về một đứa bé bất hạnh. Lợi ôm ghì đầu An vào ngực mình, vừa xoa nhẹ bàn tay phải lên lưng áo An vừa thì thào:
- Đừng khóc nữa, An! Anh đã bảo. Đừng khóc nữa. An có nghe anh nói không? Hãy tin anh đi, từ đây về sau cả cha lẫn em không gặp điều gì buồn khổ nguy hiểm nữa đâu. Anh dám hứa với em như vậy. Hết rồi. Người ta hết xa lánh cha như xa một mối nguy hiểm, như sợ bị vạ lây. Lâu nay anh lui tới đây, trông thấy cha với em sống thui thủi hiu quạnh, anh xót xa lắm chứ. Có người hỏi anh không biết sợ ư? Anh cười. Dù em ở tận chân trời góc biển, giữa chốn đầy chông gai, hùm sói, anh cũng dám mạo hiểm tìm đến, chứ đừng nói là em ở ngay đây. Vả lại, em biết không, trại chủ thật là người tốt bụng đáng kính. Làm gì trại chủ không biết cả bọn về hùa với nhau để quyết hại cha, nhất là sau vụ chưởng cơ Chất bỏ trốn vào với Tống Phúc Hợp. Họ phao tin rằng chính cha đã tổ chức xếp đặt mọi sự, sau khi bàn luận kỹ càng với Đông cung và Nguyễn Phúc Tịnh. Họ nói thế, em xem, có ai còn dám bén mảng đến gần nhà này nữa. Họ còn đòi đưa cha về lại An Thái. Nhưng trại chủ cương quyết bênh vực cha. Trại chủ gạt phăng các lời dèm pha độc địa, nhất định bảo cha vô tội. Họ định làm áp lực, sợ sẽ có lúc trại chủ trở lại tin cẩn cha thì họ sẽ gặp khốn đốn. Nhưng có gì qua mắt được trại chủ đâu. Cả đến những chuyện vặt như anh đem giúp đỡ em thứ này thứ nọ, ông đều biết. Trại chủ gọi anh lên, khuyến khích anh, bảo hãy thay ông lo lắng giùm cho đời sống gia đình cha. Ông không thể ra mặt đi lại giúp đỡ, vì chưa tiện. Họ còn chăm hằm chờ xem trại chủ cư xử với cha thế nào để mưu tính kế khác. Anh không tiện nói, nhưng An biết không, mấy gói đường và cân bún tàu kỳ trước anh mang đến cho em là quà của trại chủ. Em thấy không, mối hiểm nguy đã qua rồi. Đừng lo lắng nữa. Lau nước mắt đi. Đã bảo. Lau nước mắt đi, hãy tin lời anh!
Những điều Lợi kể vượt quá tầm tưởng tượng của An. Cô hồi hộp lắng nghe những gì vừa diễn ra chung quanh gia đình cô mấy tháng qua, không ngờ mình vừa thoát được một mối nguy hiểm ghê gớm. Cô hồi hộp sợ hãi chờ nghe Lợi nói, quên bẵng rằng mình đang ngả đầu úp mặt trong lòng Lợi, yếu đuối giao phó cho Lợi ôm ấp, ve vuốt, dỗ dành. Lợi nói xong, An mới dần dần ý thức được thực tại. Cô xấu hổ thấy mình ngã gọn vào ngực Lợi, tay đang mân mê cái cúc áo của Lợi. Cô bắt đầu ngửi mùi mồ hôi gây gây của Lợi, bắt đầu hồi hộp, lo sợ theo dõi bàn tay phải của Lợi đang mơn man vuốt ve trên cổ, trên vai, trên lưng mình. An hoảng hốt bật đứng dậy, định xô Lợi ra để ngồi xa cách như lúc mới gặp. Nhưng Lợi đã bạo dạn hơn trước. Anh cư xử theo quyền năng của một vị hôn phu. Lợi ôm chầm lấy An, siết chặt thân thể mềm yếu nhỏ nhắn trong đôi tay, áp mũi hít lấy hương bồ kết trên mái tóc mượt mà của người vợ chưa cưới. Lợi thấy An run rẩy trong tay mình, mắt láo liên sợ hãi như van xin cầu khẩn. Anh chột dạ, thương hại An, bắt đầu nới lỏng vòng tay. An vội vã xô nhẹ Lợi để thoát ra xa, mặt đỏ rần vì xúc động và xấu hổ. Cô lo ngại liếc ra phía cửa, sợ cha về bất chợt bắt gặp mình đang nép đầu vào ngực Lợi. Cô yên tâm khi thấy cửa vẫn kín đáo. An đưa hai tay lên vuốt lại tóc, sửa lại xống áo. Lợi nhìn nách áo còn ướt mồ hôi của An, hỏi nhỏ:
- Sao em lại nhổ đi? Anh thích em để nguyên. Như thế trông lạ hơn, có thể nói là đẹp hơn. Anh thích em để lông nách, An nhớ nhé!
An quay lại nhìn Lợi, không ngờ mọi sự tiến nhanh như vậy. Và cô thấy hổ thẹn cho chính mình.
*
* *
Chiều hôm ấy Nhạc mời ông giáo lên để tiếp tục công việc của ông mai dong. Nhạc hăng hái với nhiệm vụ một cách khác thường. Buổi sáng ông đã gặp ông giáo. Buổi chiều ông lại cho lính mời ông giáo lên gặp lần nữa. Không phải Nhạc quá rảnh rỗi. Ngoài nhà khách, mấy chục người đang lóng ngóng chờ gặp ông, người nào cũng thắc thỏm ngồi đứng không yên. Nhưng Nhạc cứ mặc cho họ đợi. Ông chậm rãi, ề à, nói đủ thứ chuyện với thầy giáo. Mãi về sau, hai người mới bàn gần đến việc tổ chức cưới xin. Nhạc vui vẻ xích ghế lại gần ông giáo nói:
- Việp Quận công sắp cho người đem sắc phong và ấn kiếm vào đây đấy. Tôi đã tin cho chú Huệ, bảo sắp xếp gấp công việc để về đây trước mồng mười. Thế là cả hai anh em đều nhận sắc của Việp Quận công. Chú Huệ đã được phong "Tiên phong Tướng quân" như thầy đã biết. Điều khó xử là làm thế nào lễ nhậm sắc vừa long trọng vừa giản dị. Long trọng quá thì họ xem nhẹ mình. Ba cái chữ hão nào trại trưởng nào tráng tiết, nào tiên phong lừa dối được ai kia, chứ mà mắt chúng ta sao được. Tiếp rước linh đình quá, họ sẽ cười mình là một lũ ngu. Mà làm sơ sài đơn giản quá, họ lại bảo mình khinh thường họ. Cho nên tôi nghĩ thế này, thầy xét xem có được không! Ta định ngày rước sắc trùng với ngày cưới của đôi trẻ. Như thế có cơ lợi cho cả đôi phía. Về cuộc rước sắc, ta làm đơn giản, nhưng nhờ tiệc cưới mà sứ giả Trịnh không cảm thấy đạm bạc thô sơ quá. Vì sau khi nhận ấn kiếm, ta mời họ qua dự tiệc cưới. Ngược lại, tiệc cưới của đôi trẻ thêm phần rôm rả nhờ có nhiều nhân vật tai mắt tham dự. Tôi là ông mai, đồng thời cũng thay mặt nhà trai đứng xin rước dâu. Như vậy công tư hai bên đều vẹn, được việc nước mà cũng được việc nhà. Ý thầy thế nào ạ?
Ông giáo sợ hãi, khâm phục cho óc tính toán của trại chủ. Ông không có lời nào để thêm vào kế hoạch toàn hảo ấy, tuy trong thâm tâm, ông giáo có cảm thấy chán ngán. Ông không muốn đem chuyện cưới xin của con gái ra làm đòn phép chính trị. Đó là chưa kể một nỗi lo khác: ông giáo quá hiểu con gái ông. Đám cưới càng linh đình, nỗi đau khổ của An càng lớn lao, chẳng khác nào phải đem bày vết thương xấu hổ của mình ra giữa chợ cho người qua kẻ lại xoi mói quan sát. Thấy Nhạc kiên nhẫn chờ đợi ý kiến mình, ông giáo phải đáp:
- Trại chủ tính vậy, thêm vinh hạnh cho gia đình tôi. Tôi rất cảm kích. Nhưng có điều chúng tôi phải áy náy, là chuyện vợ chồng riêng tư của gia đình mình có đáng phải hao tốn công quỹ hay không. Sau này chúng nó biết lấy gì đền đáp cái ân sâu nặng đó. Ý tôi chỉ cần một mâm cơm để lập bàn thờ cho đôi trẻ ra mắt tổ tiên, các chú bác xa gần, như là báo cho láng giềng tin mừng nhỏ nhoi của mình. Bày vẽ lắm, chúng tôi áy náy. Xin trại chủ nghĩ lại cho!
Nhạc cười gạt đi:
- Ồ, chuyện vặt ấy hao tốn bao nhiêu! Cũng giống như tôi nhờ thầy đãi khách hộ cho tôi thôi. Có gì đâu mà nói đến ân huệ. Thầy yên lòng. Việc gì cần tốn thì phải tốn. Tôi đã kêu thằng Lữ, vâng, đã kêu chú Lữ lên bảo xuất kho chuẩn bị mua sắm ngay từ hôm nay. Lợi là thuộc hạ của Lữ, chú ấy phải đứng chủ chốt. Chỉ còn một điều tôi hơi lo, là việc tiếp sứ giả của nhà Trịnh. Việc này quan trọng lắm, ảnh hưởng đến an nguy về sau ở phía bắc.
Ông giáo vội hỏi:
- Trại chủ đã biết sứ giả ấy là ai chưa?
- Ông Nhật bảo là tay lo việc từ hàm cho Việp Quận công, con nhà phong lưu giàu có, có tài đối đáp ứng biến. Hắn đang được Việp Quận công nể vì lắm. Lại thêm điểm này nữa: hắn rất có tài làm thơ phú quốc âm, không khéo hắn vào đây giao ấn kiếm xong, trở về rêu rao chúng ta toàn là một lũ dốt.
- Hắn tên gì ạ?
Nhạc đến chỗ bàn giấy lục tìm một lúc, cuối cùng bảo:
- Đây rồi. Hắn tên Nguyễn Hữu Chỉnh người Nghệ An, đỗ hương cống từ năm 16 tuổi. Người ta thường gọi hắn là Cống Chỉnh.
Ông giáo lắc đầu nói:
- Hắn người xứ Nghệ, tôi chưa từng nghe tên. Chắc là lớp trẻ mới lập danh sau này.
Nhạc bảo:
- Tôi giao hắn cho thầy đấy. Việc đối đáp, xướng họa sau khi tiếp ấn, hoàn toàn do thầy. Miễn sao cho hắn biết ta không yếu ớt đến nỗi run sợ trước quân Trịnh, nhưng ta cũng không tự cao tự đại đến mức khinh nhờn họ. Ta biết của, biết người. Về mấy cái chữ tráng tiết, tiên phong, trại trưởng, tướng quân, ta trân trọng biết ơn mà tiếp nhận, nhưng phải khéo léo cho hắn biết nhận xong, ta cũng chẳng thơm chẳng sang hơn chút nào. Khó là ở chỗ đó.
Ông giáo thấy được tin cậy, nhưng chưa quên những bạc bẽo lâu nay phải chịu. Ông hứa với Nhạc:
- Ông cả đã nhờ, tất nhiên tôi phải cố sức. Ông cứ yên tâm. Tôi sẽ tùy nghi mà đối đáp với hắn.
*
* *
Huệ và Sở bỏ đoàn tùy tùng ở chân đồi Cánh Tiên, phóng ngựa thật nhanh để thi nhau về phủ trước. Huệ cưỡi một con ngựa ô cao lớn đen mượt, lông kỳ óng ánh như một mái tóc vừa gội bồ kết. Chiếc yên da mầu vàng in vết mồ hôi ở hai bên hông, ôm cứng lấy thân ngựa khỏe. Sở thì cưỡi con ngựa hởi cao lớn không kém, da xám loang lổ những mảng đen ở mặt và bụng. Hai con ngựa hiểu ý chủ nên gắng hết sức tung vó, không con nào chịu kém con nào. Chạy một đoạn dài thì con ngựa hởi bắt đầu đuối sức. Nó thở phì phì, mồ hôi rướm ướt khắp thân thể. Con ngựa ô vượt được một cái đầu, rồi dần dần bỏ bạn xa phía sau. Huệ quay lại la lớn cho Sở nghe:
- Bỏ cuộc hả? Thúc nó tiến lên chứ.
Sở thúc gót giầy vào hông ngựa, nhưng con ngựa hởi đã mỏi gối. Nó vùng vằng, mõm cắn lấy ngàm cương tức giận. Sở giơ tay lên ra dấu thua cuộc, nói lớn với Huệ:
- Nó sắp khuỵu rồi. Chậm lại.
Huệ cười khanh khách bảo:
- Thua rồi nhé! Tối nay chịu phạt đúng như giao hẹn. Không được trốn nghe!
Anh ghìm bớt cương lại. Hai người bạn trẻ bắt đầu cho ngựa bước thong thả, vì đã gần tới cửa thành. Sở hỏi:
- Mình ở đây chờ đoàn hay vào thành trước?
Huệ quay nhìn phía sau, thấy một khóm bụi mờ bốc lên xa thật xa. Anh nói:
- Tôi phải vào trước. Anh chờ ở đây dẫn anh em tìm chỗ ăn và chỗ trú đêm. Cứ liên lạc với trạm gác. Chúng nó sẽ thu xếp cho chu tất.
Sở gật đầu đáp:
- Vâng, anh cứ vào trước.
Huệ cầm tấm thẻ bài giơ lên cho người lính gác thành thấy, ngồi yên trên ngựa chờ anh ta tiến tới. Nét mặt người lính có vẻ bực dọc, có lẽ vì tưởng người khách lạ vô lễ không thèm xuống ngựa đến trình diện ở trạm canh. Mặt hầm hầm, anh ta tiến đến gần. Khi nhận ra Huệ, anh ta sung sướng la to:
- Ủa, chú... Ông Tám Huệ đây mà! Trời ơi. Ông về lúc nào không báo trước: Anh em ơi, Ông Tám đã về đây rồi. Mau mở cửa thành ra cho Ông vào. Cái lũ chết tiệt ở đâu mà không chịu mở ngay. Ông cảm phiền, chúng nó tưởng đến giờ này không còn ai vào ra nữa.
Một, rồi hai ba người lính nghe bạn hô hoán tò mò thò đầu ra khỏi vọng gác. Họ nhận ra Huệ, người hùng "thần thoại". Không ai bảo ai, bọn lính kéo đến mỗi lúc một đông, vây Huệ vào giữa. Mạnh ai nấy hỏi, hỏi xong cũng chẳng cần im lặng để chờ nghe Huệ trả lời. Họ chỉ muốn xác nhận xem Huệ có đúng là một thực thể biết cười, nói, thở, sống như họ, dù trong các lời đồn đãi, Huệ trở thành một nhân vật phi thường. Một người lính già ngước lên hỏi:
- Ông Tám có mang đầu Tống Phúc Hợp về đây không?
Nhiều câu hỏi khác chen lẫn tiếng cười nói:
- Có thực ông giả làm anh bán quế không đấy?
- Chúng nó bị một mẻ sợ xanh mặt nhỉ?
- "Con gái Phú Yên một tiền ba đứa" phải không ông?
- Suỵt. Để cho ông ấy về nghỉ. Đường xa thế kia. Các chú có tránh lối ra không. Hãy về trạm gác hết đi!
Người này chen ra thì người khác chen vào. Cho đến lúc cửa thành mở và Huệ bắt đầu thúc chân vào hông con ngựa ô, một đám rước nhỏ đã thành hình. Bọn lính cười nói hăng hái, vung tay múa chân, vừa bàn luận vừa chạy lúp xúp cho kịp với đà vó ngựa. Sắp đến chính dinh thì họ bị toán cấm quân chận lại. Huệ xoay lưng vẫy chào họ, níu dây cương cho ngựa xoay đầu rẽ trái, về tư dinh của anh chị. Cả hai vợ chồng Nhạc đều vắng nhà. Thọ Hương thấy chú về, mừng quá phát khóc. Trong các cô chú, Thọ Hương thấy mình gần gũi, quyến luyến với chú Tám Thơm nhất. Cô kéo Huệ ra xa đám lính hầu, hỏi nhỏ:
- Chú về để mừng cưới chị ấy à?
Huệ trố mắt nhìn cháu, thương hại Thọ Hương vì thấy cháu xanh xao, hai mắt sâu và buồn. Huệ hỏi:
- Thọ Hương vừa bị bệnh phải không. Sao xanh mướt thế?
Hương tủi thân, run run đáp:
- Thôi, chú. Đời cháu coi như bỏ đi. Cháu tự hỏi sao không chết quách đi cho rảnh nợ.
Huệ cười to để xua bớt vẻ buồn rầu:
- Ơ kìa! Nói gì như bà già vậy? Đời còn dài và đẹp chán! Cười thật tươi lên cho chú coi nào. Thế, thế. Giơ đủ cả răng lẫn lợi xem. Phải cười hở lợi mới đúng là cười. Thế, thế. Được rồi.
Thọ Hương nghe Huệ nhắc đến tiếng Lợi, vội nhìn chú đăm đăm. Dò xét rồi rụt rè nói:
- Chú về thật may. Thế nào cô dâu chú rể cũng mừng lắm.
Đến lần này Huệ mới nhận ra ý nghĩa bí hiểm trong câu nói của cháu. Anh ngơ ngác hỏi:
- Cô dâu chú rể nào thế? Đám cưới ai vậy?
Đến lượt Thọ Hương kinh ngạc. Cô hỏi:
- Thế cha cháu không tin cho chú biết à?
- Có chứ. Cha cháu gọi chú về để tiếp ấn của quân Trịnh. Những "Tiên phong Tướng quân" kia đấy. Hương thấy chú oai ghê chưa. Mà này, cháu vừa nói sắp có đám cưới. Ai lấy ai vậy?
Thọ Hương hoang mang hỏi:
- Chẳng lẽ cha cháu không cho chú biết. Hay là chú giấu.
Huệ bực tức nói:
- Chú giấu làm gì?
Thọ Hương không muốn kéo dài nhì nhằng, nhìn thẳng vào mắt chú để đo lường phản ứng rồi mới nói thật chậm, thật rõ:
- Chị An sắp lấy chồng đấy chú. Chị ấy lấy anh Lợi.
Hương chỉ thấy Huệ nháy mắt vài cái rồi thôi, gương mặt không biến đổi dữ dội như cô đoán trước. Hơi thất vọng, Hương hỏi:
- Sao chú nghe tin mà mặt dửng dưng vậy?
Huệ mím môi nhìn cháu, cười nhỏ một tiếng, rồi hỏi Hương:
- Thế Hương muốn chú phải khóc òa lên à?
- Không đến nỗi vậy, nhưng chú phải tỏ ra kinh ngạc, đau khổ mới đúng lẽ thường. Hay là chú hết thương chị ấy từ lâu rồi?
Huệ im lặng, cúi nhìn đôi giầy lấm bùn của mình, không trả lời cháu. Hương chán nản đến nỗi mắt rơm rớm lệ, lòng ngao ngán cho sự bạc bẽo hời hợt của bọn đàn ông. Cô tức nghẹn không nói gì được nữa. Huệ im lặng một lúc, ngước lên hỏi cháu:
- Chừng nào đám cưới, Hương biết không?
- Cháu nghe cha cháu bảo sẽ làm cùng ngày với ngày tiếp ấn. Làm lễ rước sắc và nhận ấn kiếm xong, sẽ kéo qua dự tiệc cưới. Nghe nói sẽ linh đình lắm.
Huệ đưa tay trái lên lau mồ hôi trán, nói với Thọ Hương:
- Gớm. Đường bụi quá đi mất. Cháu bảo tụi nó đi múc cho chú thau nước rửa mặt. Lấy thêm cho chú cái khăn nữa nhé!
Thọ Hương không muốn sai bảo ai, đích thân đi múc nước lấy khăn cho Huệ. Lúc trở lại, cô bắt gặp Huệ ngồi y chỗ cũ, mặt gục vào hai đầu gối như một pho tượng lính thú nhớ nhà...
*
* *
Vừa lúc ấy Nhạc về tới nhà. Thấy em đang ngồi mệt mỏi, ủ rũ, như một bại tướng. Nhạc lo âu gọi lớn:
- Chú Tám! Mới về hả?
Huệ vội đứng dậy trả lời anh:
- Dạ. Em nhận được thư, xếp đặt xong mới về đây được. Còn sớm được ba ngày để bàn nhiều việc với anh.
Nhạc thấy Thọ Hương và bọn lính hầu lảng vảng nghe ngóng câu chuyện của hai người, kéo em vào phòng mình: - Chú vào đây, tôi hỏi chút việc.
Thọ Hương không hiểu cha và chú nói với nhau điều gì, bên ngoài chỉ loáng thoáng biết là họ to tiếng với nhau, thậm chí cãi vã nhau. Một lần Hương nghe cha quát:
- Chú từng ấy tuổi đầu mà không biết nghĩ. Tôi làm thế là cho chú, vì chú. Chú nhớ chưa.
Giọng Huệ trầm, nhịp nói chậm nên Thọ Hương không thể nghe được chú Huệ trả lời cha thế nào. Môt lúc sau, cửa phòng xịch mở, Huệ bước ra, mặt hầm hầm giận dữ. Trông thấy Hương, Huệ ngượng nghịu, sửa khuôn mặt cho trầm tĩnh như trước. Không muốn phải nói chuyện lúc này với cháu, Huệ quay gót đi về căn phòng vẫn dành riêng cho anh trong tư dinh của trại chủ.
Lính hầu bưng cái mâm đồng đựng cơm và thức ăn thịnh soạn lên cho Huệ lúc nào, anh cũng không hay biết. Đến lúc bác lính già rón rén vào phòng dọn mâm, thấy Huệ chưa cầm tới đũa, cơm nước nguội lạnh, bác ta chỉ ái ngại nhìn Huệ rồi lui ra, không dám lên tiếng nhắc nhở. Huệ ngồi như vậy thật lâu, mắt nhìn vào cái bấc đèn chăm chú, đến nỗi cái bấc sáng nhòe ra thành hai thành ba cái bấc khác. Lần đầu tiên trong đời anh không tin ở mình. Anh thấy mình ngờ nghệch, dại dột, quá tin ở sự đơn giản của tình cảm, ở sức mạnh của ý chí. Anh lẩm bẩm: Tại sao lại thế được? Hắn có đáng gì, cái tên bắng nhắng! Thà rằng nàng lấy được một người chồng xứng đáng thì còn đỡ tức! Chẳng lẽ nàng không đủ thông minh để thấy hết bản chất con người hắn! Nàng lầm lẫn về hắn, hay ta lầm lẫn về nàng? Làm sao trả lời câu hỏi ấy? Làm sao đây? Không thể chịu đựng được cơn hoang mang dày vò, Huệ bỏ cơm tối tìm thăm ông giáo.
Anh thấy cửa trước nhà ông giáo đóng kín, nhưng cửa sổ mở. Bên trong có ánh đèn leo lét. Huệ đi qua cửa trước nhà thầy, không dám vào thẳng để gõ cửa. Anh nghĩ; Phải đi quá một chút nữa để liếc qua cửa sổ xem thầy có nhà không rổi hãy vào. Nếu chỉ có một mình nàng ở nhà, ta vào bất tiện lắm. Huệ đi xa về phía bắc để nhìn nhanh vào cửa sổ. Ngoài ánh đèn leo lét, anh không thấy được gì rõ ràng. Anh đi qua đi lại hai ba vòng, cuối cùng mới thấy đột nhiên ánh đèn trong nhà tối lại, hình như đang bị thứ gì che khuất. Một cánh tay thò qua chấn song kéo cánh cửa sổ đóng lại. Anh vội quay mặt đi, nhưng cũng đủ nhận ra chính ông giáo vừa đóng cửa sổ. Anh mạnh dạn quay lại đường cũ. Nhưng đến ngã rẽ vào nhà thầy, anh lại nghĩ: "Thầy đi khép cửa sổ, tức là sắp đi ngủ. Vào quấy rầy thầy lúc này có tiện không? Vả lại, giữa đêm hôm khuya khoắt đến đánh thức thầy giáo dậy, tất phải có nhiều điều quan trọng lắm. Ta đến đây làm gì? Để nói gì với thầy? Với nàng? Ta có điên chưa mà toan tính rồ dại vậy? Gặp họ để trách móc ư? Mình lấy quyền gì để cật vấn nàng? Trời ơi mày quẫn trí hóa rồ rồi Huệ! Mày đến đây làm gì? Lỡ có ai trông thấy mày đứng lốm thốm ở giữa đường vắng này lấm lét nhìn vào nhà nàng, người ta nghĩ thế nào? Người ta sẽ đồn ầm lên rằng mày thất tình cóm róm đứng chực trước cửa nhà nàng để van xin, cầu khẩn nàng thương hại. Cả phủ sẽ cười vào mặt mày, thằng thất tình hóa dại!”
Càng nghĩ Huệ càng sợ. Anh đi thẳng về nhà không dám ngoái đầu nhìn lại nữa. Qua một ngã tư, khá xa nhà ông giáo, Huệ gặp một toán cấm binh cầm đuốc đi tuần đêm. Huệ lánh không cho họ thấy mặt, nép vào một dãy thành cao theo lối tắt về phòng. Bên ngoài trăng non đã lên từ lâu. Ánh trăng mờ chiếu vào cửa sổ, mang theo gió se lạnh của thu đầu. Tự nhiên Huệ cảm thấy lạnh lẽo. Bàn tay cóng lại. Anh cho tay vào túi áo tìm hơi ấm. Tay phải anh chạm một tờ giấy nhỏ. Anh nhớ bức thư ngắn Lãng nhờ anh chuyển cho chị. Đột nhiên Huệ run lên vì ý nghĩ:Lãng có biết trước chuyện này không? Nếu biết trước vụ đám cưới sao Lãng không nói gì với mình cả? Hay họ đã thu xếp từ trước mà vẫn giấu ta. Huệ vội tìm lửa đốt đèn. Lá thư Lãng viết cho An như sau:(chữ Hán dịch Nôm)
Chị,
Anh Huệ về gấp nên em chỉ đủ thì giờ nguệch ngoạc cho chị vài chữ. Chị rán đọc, đừng rủa thằng em cẩu thả và lười biếng nhớ. Em đã nhận đủ mấy lầnquà chị gửi. Cảm ơn chị lắm. Nhưng em dặn chị mấy điều này:
Thứ nhất: chị đừng bày đặt gửi quà cho em nữa. Em biết nhà mình đang túng, chị nên dành tiền lo cơm nước thuốc thang cho cha. Ở đây em không thiếu thứ gì hết, nhất là từ khi mình đã chiếm lại được Phú Yên.
Thứ nhì: Chị đừng gửi quà cho anh Lợi đem lên. Có nhiều bất tiện lắm. Anh ấy cho thuộc hạ đem đủ thứ lên trên này để bán cho anh em lính đồn, bày hẳn ra cảnh mua bán công khai rất chướng mắt. Nhận đồ từ anh Lợi chẳng khác nào dính dáng đến chuyện trục lợi (tuy thực sự là đồ của chị gửi cho em).
Đời sống của em trên này ra sao, chị hỏi anh Huệ thì rõ. Anh ấy về chuyến này, chẳng khác một dũng tướng khải hoàn. Em nghĩ dưới chân các khải hoàn môn, chắc có chị của em.
Em trêu chút thôi, đừng giận, tội nghiệp.
Lãng.
Huệ đọc đi đọc lại lá thư, lòng buồn rười rượi. Đọc xong, anh ngồi thừ bên đèn, mắt nhìn thẳng tới trước mà không trông rõ được gì. Cuối cùng, Huệ đưa lá thư gần ngọn bấc, chờ cho tờ giấy bản cháy hết mới thả cho mảng tro rơi lả tả xuống nền. Ngón tay cái và ngón trỏ bị bỏng: Huệ cảm thấy, đậm đà hơn bao giờ hết, điều mà sách vở vẫn thường nói là vị cay đắng của tình yêu.
*
* *
Đúng như Lợi nói, cuộc hôn nhân đã giải tỏa được, ít ra là trong lúc này, cái vòng vây vô hình lâu nay cách ly gia đình ông giáo với xã hội bên ngoài. Ông giáo không còn có thể “bế môn tạ khách” được nữa, vì hầu như lúc nào cũng có khách. Hết Lữ đến hỏi ý kiến ông giáo và An về việc chuẩn bị tiệc cưới, lại đến các bạn bè của ông giáo, của Chinh, của Kiên, của Lợi đến chia vui. Người ta đánh hơi được rằng chính trại chủ đứng ra gây dựng cho cuộc hôn nhân này, nên người nào đến thăm cũng mang đủ thứ quà cáp quí giá. Hai cha con ông giáo, sau thời gian sống thui thủi, còn lạ gì chuyện thế thái nhân tình. Nhưng thấy thiên hạ vồn vã, săn đón, mừng rỡ, hân hoan quá, cả ông giáo lẫn An đều bắt đầu hoang mang. Có lẽ mình xét lầm người chăng? Ai mà không sợ bị liên lụy vào chỗ hiểm nguy. Lâu nay họ xa lánh ta, chỉ vì nghĩ đến vợ con, gia đình, chứ trong thâm tâm họ vẫn thương mến quí trọng ta. Không thương mến quí trọng mà họ mang bấy nhiêu lễ vật đến đây à? Ông giáo tiếp khách đến mệt nhoài mà lòng vẫn vui. Còn An, lòng cô quýnh lên giữa đống quà cáp gói giấy hoa hoặc giấy kiếng ngổn ngang khắp căn phòng nhỏ.
Mấy ngày trước đám cưới An bớt cô đơn, nhờ cô Thọ Hương và cô em gái Nhật đến giúp đỡ. Họ không giải thích vì sao lâu nay họ vắng mặt, mà cũng không giải thích tại sao bây giờ lại đến. Mọi sự xảy ra như chuyện bình thường. Hai người quấn quýt bên An như xưa, hỏi hết chuyện này đến chuyện khác. Khách khứa ở nhà trước lâu lâu phải ngưng câu chuyện vì tiếng cười đùa vui vẻ của “cái bộ ba” náo nhiệt đó.
An mong ngóng chờ cơ hội chỉ có một mình mình với Thọ Hương để hỏi tin Huệ, nhưng suốt ngày đầu tiên, cơ hội ấy không đến. Lòng cô nóng như lửa đốt. Huệ về xế chiều hôm qua, đám rước nhỏ anh em lính gác tự động tổ chức đã thành đề tài bàn tán của cả phủ, góp thêm một nét vào kho thần thoại, làm sao An không biết! Tuy lo sợ, có thể nói là hãi hùng khi nghĩ phải gặp Huệ, nhưng An vẫn thắc thỏm chờ đợi. Ngày đầu tiên Huệ không đến. Lòng An ray rứt, gần muốn phát điên lên. Cô ăn nói giận dỗi với cả các bạn thân. Người em gái Bùi Văn Nhật phát khóc vì bị phiền trách oan ức do những cái lặt vặt không đâu. Cô bé vùng vằng bỏ về, không kết cho xong cái khăn vành nhiễu vàng của cô dâu. An đã không xin lỗi, còn để mặc cho cô bé về.
Không chờ lâu hơn được nữa, An hỏi Thọ Hương:
- Mấy ngày nay chú Tám bận lắm nhỉ?
Hương ngước nhìn bạn, ánh mắt đầy xót xa và ái ngại. Hương cố lấy giọng điềm tĩnh nói:
- Dạ, chú ấy bận lắm.
An rụt rè nhìn Thọ Hương, do dự nhiều lần trước khi hỏi:
- Chú Tám có biết Hương đến đây không?
Hương nói thực:
- Dạ biết.
An đau nhói cả lòng, giả vẻ cười cợt bảo bạn:
- Bây giờ chú là “Tiên phong Tướng quân” nên quên hết mọi người. Không chừng chú ấy quên luôn cả chị nữa. Không tin Hương cứ hỏi chú Tám: “Chú này, ngày mai là đám cưới của chị An đấy!”, chú sẽ hỏi lại em: “Chị An nào vậy kìa? Có phải An là cô Yên đó không?” Nói xong, An cười ha hả, một mình.
Thọ Hương muốn khóc khi thấy An cười, Hương nói:
- Chị đừng nói thế. Ngay buổi chiều mới về, em đã báo cho chú Tám biết chị sắp lấy chồng.
An mừng rỡ, hấp tấp hỏi:
- Rồi chú ấy bảo sao?
Thọ Hương ái ngại, dè dặt lựa từng tiếng, từng lời:
- Bảo sao ư? Em khó nói quá. Chú ấy có vẻ kinh ngạc, vì về đến đây chú mới biết chị sắp lấy chồng.
An trố mắt hỏi:
- Thật thế à?
- Vâng. Hình như cha em không báo cho chú ấy biết, chỉ bảo về để dự lễ tiếp ấn.
- Rồi chú ấy không hỏi Hương gì khác ư?
Thọ Hương muốn tìm điều gì không có thực nhưng vui lòng An, đúng với sự mong đợi. Hương không đủ óc sáng tạo nhạy bén. Cô đành thú thực:
- Chú ấy không hỏi gì nữa. Chú ấy than đường xá bụi bặm quá, nhờ em đi múc nước rửa mặt.
An hụt hẫng vì thất vọng. Chỉ có thế thôi sao! Một việc trọng đại như vậy, mà chỉ hỏi có mấy câu, rồi thôi! Thảo nào! Ta lầm, lầm, lầm. Lầm quá chừng. Mọi sự trở nên sáng tỏ trước mắt An: Bây giờ An hiểu vì sao Huệ không thèm đến đây, cũng không cho lính mang đến một chút quà nào. Anh ấy lạnh lẽo dửng dưng đến thế là cùng! Trời ơi! Ta đáng thương biết bao nhiêu. Ta dại dột biết bao nhiêu!
An mím môi lại. Cô bảo Thọ Hương:
- Thôi được. Em đưa hộp phấn cho chị.
Thọ Hương reo lên:
- Chị chịu dồi phấn rồi phỏng? Tô son nữa nhé? Có thế chứ. Ai đời cô dâu mà không chịu trang điểm. Người ta sẽ nghĩ anh Lợi cho cai tù đến còng chị dắt về!
An bơ thờ nói:
- Tụi đàn bà chúng ta đều thua thiệt như vậy cả, Hương ơi! Ngồi kiệu hoa hay là lẽo đẽo đi bộ theo sau chàng rể, cũng là tù phạm như nhau. Mai sau chị quyết không sinh con gái, cho nó khỏi phải khổ như chị.
Thọ Hương thấy ý An ngộ nghĩnh, cười to rồi nói:
- Trai hay gái là Trời cho chứ chị chọn được sao mà quyết với không quyết. Chị lú lẫn mất rồi, chị An!
Tự nhiên anh sượng sùng, lúng túng khác thường. Dù biết chắc An sắp trở thành vợ mình, Lợi vẫn thấy An xa cách hơn trước. Anh đâm ngờ cả lời báo tin của Nhạc. An ngồi đó, tóc cột gọn sau ót để lộ khuôn mặt trái xoan thanh nhã và chiếc cổ trắng, hai tay xếp hiền hòa trên vế, mấy ngón tay bối rối tìm cách nương tựa an ủi lẫn nhau. An cúi nhìn xuống chân, thật lâu không dám ngửng lên, chiếc áo lụa trắng ôm ấp đôi vai nhỏ và xuôi, khiến An trở nên nhỏ yếu khác thường. Lợi cảm thấy thương cô gái yếu đuối ấy dào dạt, cảm thấy có lỗi nếu từ đây về sau cho đến lúc đầu bạc răng long, Lợi làm điều gì khiến đôi mắt hiền hòa ấy rướm lệ, đôi vai nhỏ ấy run lên vì nức nở, đôi bàn tay trắng mịn kia phải chai sạn vì lao lực. Không. Không bao giờ ta để cho An khổ. Ta nguyện suốt đời yêu thương nàng, quì xuống chân cung phụng nàng như một nàng tiên lỡ sa xuống cõi trần gian này, không thể để cho nàng thở dài hoặc nhíu mày khó chịu. An sinh ra là để hưởng hạnh phúc. Thân thể ấy, thân thể mảnh dẻ yếu đuối ấy không thể chịu được những đày đọa của nghèo đói, đau khổ, buồn bực.
Lợi ngồi chết dí trên phản ngắm An, không biết phải làm gì để nói hết các cảm tưởng sôi nổi. An lại có vẻ ngượng nghịu, dè dặt, không cười nói tự nhiên như mọi khi. Lợi hạ giọng hỏi An:
- Chắc thầy vừa lên trên phủ, phải không An?
An ngước lên nhìn Lợi, ánh mắt hơi sắc và dữ:
- Anh hỏi gì ạ?
Lợi hơi ngạc nhiên vì giọng nói cáu kỉnh ấy, nhắc lại:
- Thầy lên gặp ông Nhạc phải không?
An tự thấy mình giận dỗi vô lý, nên đáp:
- Dạ. Lại vừa có lính hầu mời lên. Trước đây không ai thèm bước chân đến đây cả. Bây giờ thì...
Lợi hấp tấp hỏi:
- Em chưa biết chuyện gì ư? Cha phải lên trên ấy để bàn cho kỹ việc chúng ta. An, sao em không vui?
Nghe Lợi hỏi thế, đột nhiên An nức lên khóc. Sau một lúc ngỡ ngàng, lính quýnh chưa biết phải làm gì, Lợi cư xử mạnh dạn như một người chồng chưa cưới. Anh đứng bật dậy,chạy đến ôm An vào lòng. An khóc mùi mẫn, không còn biết làm gì nữa, để mặc cho Lợi ôm lấy hai vai, vuốt ve mái tóc dỗ dành, an ủi, năn nỉ như dỗ dành vỗ về một đứa bé bất hạnh. Lợi ôm ghì đầu An vào ngực mình, vừa xoa nhẹ bàn tay phải lên lưng áo An vừa thì thào:
- Đừng khóc nữa, An! Anh đã bảo. Đừng khóc nữa. An có nghe anh nói không? Hãy tin anh đi, từ đây về sau cả cha lẫn em không gặp điều gì buồn khổ nguy hiểm nữa đâu. Anh dám hứa với em như vậy. Hết rồi. Người ta hết xa lánh cha như xa một mối nguy hiểm, như sợ bị vạ lây. Lâu nay anh lui tới đây, trông thấy cha với em sống thui thủi hiu quạnh, anh xót xa lắm chứ. Có người hỏi anh không biết sợ ư? Anh cười. Dù em ở tận chân trời góc biển, giữa chốn đầy chông gai, hùm sói, anh cũng dám mạo hiểm tìm đến, chứ đừng nói là em ở ngay đây. Vả lại, em biết không, trại chủ thật là người tốt bụng đáng kính. Làm gì trại chủ không biết cả bọn về hùa với nhau để quyết hại cha, nhất là sau vụ chưởng cơ Chất bỏ trốn vào với Tống Phúc Hợp. Họ phao tin rằng chính cha đã tổ chức xếp đặt mọi sự, sau khi bàn luận kỹ càng với Đông cung và Nguyễn Phúc Tịnh. Họ nói thế, em xem, có ai còn dám bén mảng đến gần nhà này nữa. Họ còn đòi đưa cha về lại An Thái. Nhưng trại chủ cương quyết bênh vực cha. Trại chủ gạt phăng các lời dèm pha độc địa, nhất định bảo cha vô tội. Họ định làm áp lực, sợ sẽ có lúc trại chủ trở lại tin cẩn cha thì họ sẽ gặp khốn đốn. Nhưng có gì qua mắt được trại chủ đâu. Cả đến những chuyện vặt như anh đem giúp đỡ em thứ này thứ nọ, ông đều biết. Trại chủ gọi anh lên, khuyến khích anh, bảo hãy thay ông lo lắng giùm cho đời sống gia đình cha. Ông không thể ra mặt đi lại giúp đỡ, vì chưa tiện. Họ còn chăm hằm chờ xem trại chủ cư xử với cha thế nào để mưu tính kế khác. Anh không tiện nói, nhưng An biết không, mấy gói đường và cân bún tàu kỳ trước anh mang đến cho em là quà của trại chủ. Em thấy không, mối hiểm nguy đã qua rồi. Đừng lo lắng nữa. Lau nước mắt đi. Đã bảo. Lau nước mắt đi, hãy tin lời anh!
Những điều Lợi kể vượt quá tầm tưởng tượng của An. Cô hồi hộp lắng nghe những gì vừa diễn ra chung quanh gia đình cô mấy tháng qua, không ngờ mình vừa thoát được một mối nguy hiểm ghê gớm. Cô hồi hộp sợ hãi chờ nghe Lợi nói, quên bẵng rằng mình đang ngả đầu úp mặt trong lòng Lợi, yếu đuối giao phó cho Lợi ôm ấp, ve vuốt, dỗ dành. Lợi nói xong, An mới dần dần ý thức được thực tại. Cô xấu hổ thấy mình ngã gọn vào ngực Lợi, tay đang mân mê cái cúc áo của Lợi. Cô bắt đầu ngửi mùi mồ hôi gây gây của Lợi, bắt đầu hồi hộp, lo sợ theo dõi bàn tay phải của Lợi đang mơn man vuốt ve trên cổ, trên vai, trên lưng mình. An hoảng hốt bật đứng dậy, định xô Lợi ra để ngồi xa cách như lúc mới gặp. Nhưng Lợi đã bạo dạn hơn trước. Anh cư xử theo quyền năng của một vị hôn phu. Lợi ôm chầm lấy An, siết chặt thân thể mềm yếu nhỏ nhắn trong đôi tay, áp mũi hít lấy hương bồ kết trên mái tóc mượt mà của người vợ chưa cưới. Lợi thấy An run rẩy trong tay mình, mắt láo liên sợ hãi như van xin cầu khẩn. Anh chột dạ, thương hại An, bắt đầu nới lỏng vòng tay. An vội vã xô nhẹ Lợi để thoát ra xa, mặt đỏ rần vì xúc động và xấu hổ. Cô lo ngại liếc ra phía cửa, sợ cha về bất chợt bắt gặp mình đang nép đầu vào ngực Lợi. Cô yên tâm khi thấy cửa vẫn kín đáo. An đưa hai tay lên vuốt lại tóc, sửa lại xống áo. Lợi nhìn nách áo còn ướt mồ hôi của An, hỏi nhỏ:
- Sao em lại nhổ đi? Anh thích em để nguyên. Như thế trông lạ hơn, có thể nói là đẹp hơn. Anh thích em để lông nách, An nhớ nhé!
An quay lại nhìn Lợi, không ngờ mọi sự tiến nhanh như vậy. Và cô thấy hổ thẹn cho chính mình.
*
* *
Chiều hôm ấy Nhạc mời ông giáo lên để tiếp tục công việc của ông mai dong. Nhạc hăng hái với nhiệm vụ một cách khác thường. Buổi sáng ông đã gặp ông giáo. Buổi chiều ông lại cho lính mời ông giáo lên gặp lần nữa. Không phải Nhạc quá rảnh rỗi. Ngoài nhà khách, mấy chục người đang lóng ngóng chờ gặp ông, người nào cũng thắc thỏm ngồi đứng không yên. Nhưng Nhạc cứ mặc cho họ đợi. Ông chậm rãi, ề à, nói đủ thứ chuyện với thầy giáo. Mãi về sau, hai người mới bàn gần đến việc tổ chức cưới xin. Nhạc vui vẻ xích ghế lại gần ông giáo nói:
- Việp Quận công sắp cho người đem sắc phong và ấn kiếm vào đây đấy. Tôi đã tin cho chú Huệ, bảo sắp xếp gấp công việc để về đây trước mồng mười. Thế là cả hai anh em đều nhận sắc của Việp Quận công. Chú Huệ đã được phong "Tiên phong Tướng quân" như thầy đã biết. Điều khó xử là làm thế nào lễ nhậm sắc vừa long trọng vừa giản dị. Long trọng quá thì họ xem nhẹ mình. Ba cái chữ hão nào trại trưởng nào tráng tiết, nào tiên phong lừa dối được ai kia, chứ mà mắt chúng ta sao được. Tiếp rước linh đình quá, họ sẽ cười mình là một lũ ngu. Mà làm sơ sài đơn giản quá, họ lại bảo mình khinh thường họ. Cho nên tôi nghĩ thế này, thầy xét xem có được không! Ta định ngày rước sắc trùng với ngày cưới của đôi trẻ. Như thế có cơ lợi cho cả đôi phía. Về cuộc rước sắc, ta làm đơn giản, nhưng nhờ tiệc cưới mà sứ giả Trịnh không cảm thấy đạm bạc thô sơ quá. Vì sau khi nhận ấn kiếm, ta mời họ qua dự tiệc cưới. Ngược lại, tiệc cưới của đôi trẻ thêm phần rôm rả nhờ có nhiều nhân vật tai mắt tham dự. Tôi là ông mai, đồng thời cũng thay mặt nhà trai đứng xin rước dâu. Như vậy công tư hai bên đều vẹn, được việc nước mà cũng được việc nhà. Ý thầy thế nào ạ?
Ông giáo sợ hãi, khâm phục cho óc tính toán của trại chủ. Ông không có lời nào để thêm vào kế hoạch toàn hảo ấy, tuy trong thâm tâm, ông giáo có cảm thấy chán ngán. Ông không muốn đem chuyện cưới xin của con gái ra làm đòn phép chính trị. Đó là chưa kể một nỗi lo khác: ông giáo quá hiểu con gái ông. Đám cưới càng linh đình, nỗi đau khổ của An càng lớn lao, chẳng khác nào phải đem bày vết thương xấu hổ của mình ra giữa chợ cho người qua kẻ lại xoi mói quan sát. Thấy Nhạc kiên nhẫn chờ đợi ý kiến mình, ông giáo phải đáp:
- Trại chủ tính vậy, thêm vinh hạnh cho gia đình tôi. Tôi rất cảm kích. Nhưng có điều chúng tôi phải áy náy, là chuyện vợ chồng riêng tư của gia đình mình có đáng phải hao tốn công quỹ hay không. Sau này chúng nó biết lấy gì đền đáp cái ân sâu nặng đó. Ý tôi chỉ cần một mâm cơm để lập bàn thờ cho đôi trẻ ra mắt tổ tiên, các chú bác xa gần, như là báo cho láng giềng tin mừng nhỏ nhoi của mình. Bày vẽ lắm, chúng tôi áy náy. Xin trại chủ nghĩ lại cho!
Nhạc cười gạt đi:
- Ồ, chuyện vặt ấy hao tốn bao nhiêu! Cũng giống như tôi nhờ thầy đãi khách hộ cho tôi thôi. Có gì đâu mà nói đến ân huệ. Thầy yên lòng. Việc gì cần tốn thì phải tốn. Tôi đã kêu thằng Lữ, vâng, đã kêu chú Lữ lên bảo xuất kho chuẩn bị mua sắm ngay từ hôm nay. Lợi là thuộc hạ của Lữ, chú ấy phải đứng chủ chốt. Chỉ còn một điều tôi hơi lo, là việc tiếp sứ giả của nhà Trịnh. Việc này quan trọng lắm, ảnh hưởng đến an nguy về sau ở phía bắc.
Ông giáo vội hỏi:
- Trại chủ đã biết sứ giả ấy là ai chưa?
- Ông Nhật bảo là tay lo việc từ hàm cho Việp Quận công, con nhà phong lưu giàu có, có tài đối đáp ứng biến. Hắn đang được Việp Quận công nể vì lắm. Lại thêm điểm này nữa: hắn rất có tài làm thơ phú quốc âm, không khéo hắn vào đây giao ấn kiếm xong, trở về rêu rao chúng ta toàn là một lũ dốt.
- Hắn tên gì ạ?
Nhạc đến chỗ bàn giấy lục tìm một lúc, cuối cùng bảo:
- Đây rồi. Hắn tên Nguyễn Hữu Chỉnh người Nghệ An, đỗ hương cống từ năm 16 tuổi. Người ta thường gọi hắn là Cống Chỉnh.
Ông giáo lắc đầu nói:
- Hắn người xứ Nghệ, tôi chưa từng nghe tên. Chắc là lớp trẻ mới lập danh sau này.
Nhạc bảo:
- Tôi giao hắn cho thầy đấy. Việc đối đáp, xướng họa sau khi tiếp ấn, hoàn toàn do thầy. Miễn sao cho hắn biết ta không yếu ớt đến nỗi run sợ trước quân Trịnh, nhưng ta cũng không tự cao tự đại đến mức khinh nhờn họ. Ta biết của, biết người. Về mấy cái chữ tráng tiết, tiên phong, trại trưởng, tướng quân, ta trân trọng biết ơn mà tiếp nhận, nhưng phải khéo léo cho hắn biết nhận xong, ta cũng chẳng thơm chẳng sang hơn chút nào. Khó là ở chỗ đó.
Ông giáo thấy được tin cậy, nhưng chưa quên những bạc bẽo lâu nay phải chịu. Ông hứa với Nhạc:
- Ông cả đã nhờ, tất nhiên tôi phải cố sức. Ông cứ yên tâm. Tôi sẽ tùy nghi mà đối đáp với hắn.
*
* *
Huệ và Sở bỏ đoàn tùy tùng ở chân đồi Cánh Tiên, phóng ngựa thật nhanh để thi nhau về phủ trước. Huệ cưỡi một con ngựa ô cao lớn đen mượt, lông kỳ óng ánh như một mái tóc vừa gội bồ kết. Chiếc yên da mầu vàng in vết mồ hôi ở hai bên hông, ôm cứng lấy thân ngựa khỏe. Sở thì cưỡi con ngựa hởi cao lớn không kém, da xám loang lổ những mảng đen ở mặt và bụng. Hai con ngựa hiểu ý chủ nên gắng hết sức tung vó, không con nào chịu kém con nào. Chạy một đoạn dài thì con ngựa hởi bắt đầu đuối sức. Nó thở phì phì, mồ hôi rướm ướt khắp thân thể. Con ngựa ô vượt được một cái đầu, rồi dần dần bỏ bạn xa phía sau. Huệ quay lại la lớn cho Sở nghe:
- Bỏ cuộc hả? Thúc nó tiến lên chứ.
Sở thúc gót giầy vào hông ngựa, nhưng con ngựa hởi đã mỏi gối. Nó vùng vằng, mõm cắn lấy ngàm cương tức giận. Sở giơ tay lên ra dấu thua cuộc, nói lớn với Huệ:
- Nó sắp khuỵu rồi. Chậm lại.
Huệ cười khanh khách bảo:
- Thua rồi nhé! Tối nay chịu phạt đúng như giao hẹn. Không được trốn nghe!
Anh ghìm bớt cương lại. Hai người bạn trẻ bắt đầu cho ngựa bước thong thả, vì đã gần tới cửa thành. Sở hỏi:
- Mình ở đây chờ đoàn hay vào thành trước?
Huệ quay nhìn phía sau, thấy một khóm bụi mờ bốc lên xa thật xa. Anh nói:
- Tôi phải vào trước. Anh chờ ở đây dẫn anh em tìm chỗ ăn và chỗ trú đêm. Cứ liên lạc với trạm gác. Chúng nó sẽ thu xếp cho chu tất.
Sở gật đầu đáp:
- Vâng, anh cứ vào trước.
Huệ cầm tấm thẻ bài giơ lên cho người lính gác thành thấy, ngồi yên trên ngựa chờ anh ta tiến tới. Nét mặt người lính có vẻ bực dọc, có lẽ vì tưởng người khách lạ vô lễ không thèm xuống ngựa đến trình diện ở trạm canh. Mặt hầm hầm, anh ta tiến đến gần. Khi nhận ra Huệ, anh ta sung sướng la to:
- Ủa, chú... Ông Tám Huệ đây mà! Trời ơi. Ông về lúc nào không báo trước: Anh em ơi, Ông Tám đã về đây rồi. Mau mở cửa thành ra cho Ông vào. Cái lũ chết tiệt ở đâu mà không chịu mở ngay. Ông cảm phiền, chúng nó tưởng đến giờ này không còn ai vào ra nữa.
Một, rồi hai ba người lính nghe bạn hô hoán tò mò thò đầu ra khỏi vọng gác. Họ nhận ra Huệ, người hùng "thần thoại". Không ai bảo ai, bọn lính kéo đến mỗi lúc một đông, vây Huệ vào giữa. Mạnh ai nấy hỏi, hỏi xong cũng chẳng cần im lặng để chờ nghe Huệ trả lời. Họ chỉ muốn xác nhận xem Huệ có đúng là một thực thể biết cười, nói, thở, sống như họ, dù trong các lời đồn đãi, Huệ trở thành một nhân vật phi thường. Một người lính già ngước lên hỏi:
- Ông Tám có mang đầu Tống Phúc Hợp về đây không?
Nhiều câu hỏi khác chen lẫn tiếng cười nói:
- Có thực ông giả làm anh bán quế không đấy?
- Chúng nó bị một mẻ sợ xanh mặt nhỉ?
- "Con gái Phú Yên một tiền ba đứa" phải không ông?
- Suỵt. Để cho ông ấy về nghỉ. Đường xa thế kia. Các chú có tránh lối ra không. Hãy về trạm gác hết đi!
Người này chen ra thì người khác chen vào. Cho đến lúc cửa thành mở và Huệ bắt đầu thúc chân vào hông con ngựa ô, một đám rước nhỏ đã thành hình. Bọn lính cười nói hăng hái, vung tay múa chân, vừa bàn luận vừa chạy lúp xúp cho kịp với đà vó ngựa. Sắp đến chính dinh thì họ bị toán cấm quân chận lại. Huệ xoay lưng vẫy chào họ, níu dây cương cho ngựa xoay đầu rẽ trái, về tư dinh của anh chị. Cả hai vợ chồng Nhạc đều vắng nhà. Thọ Hương thấy chú về, mừng quá phát khóc. Trong các cô chú, Thọ Hương thấy mình gần gũi, quyến luyến với chú Tám Thơm nhất. Cô kéo Huệ ra xa đám lính hầu, hỏi nhỏ:
- Chú về để mừng cưới chị ấy à?
Huệ trố mắt nhìn cháu, thương hại Thọ Hương vì thấy cháu xanh xao, hai mắt sâu và buồn. Huệ hỏi:
- Thọ Hương vừa bị bệnh phải không. Sao xanh mướt thế?
Hương tủi thân, run run đáp:
- Thôi, chú. Đời cháu coi như bỏ đi. Cháu tự hỏi sao không chết quách đi cho rảnh nợ.
Huệ cười to để xua bớt vẻ buồn rầu:
- Ơ kìa! Nói gì như bà già vậy? Đời còn dài và đẹp chán! Cười thật tươi lên cho chú coi nào. Thế, thế. Giơ đủ cả răng lẫn lợi xem. Phải cười hở lợi mới đúng là cười. Thế, thế. Được rồi.
Thọ Hương nghe Huệ nhắc đến tiếng Lợi, vội nhìn chú đăm đăm. Dò xét rồi rụt rè nói:
- Chú về thật may. Thế nào cô dâu chú rể cũng mừng lắm.
Đến lần này Huệ mới nhận ra ý nghĩa bí hiểm trong câu nói của cháu. Anh ngơ ngác hỏi:
- Cô dâu chú rể nào thế? Đám cưới ai vậy?
Đến lượt Thọ Hương kinh ngạc. Cô hỏi:
- Thế cha cháu không tin cho chú biết à?
- Có chứ. Cha cháu gọi chú về để tiếp ấn của quân Trịnh. Những "Tiên phong Tướng quân" kia đấy. Hương thấy chú oai ghê chưa. Mà này, cháu vừa nói sắp có đám cưới. Ai lấy ai vậy?
Thọ Hương hoang mang hỏi:
- Chẳng lẽ cha cháu không cho chú biết. Hay là chú giấu.
Huệ bực tức nói:
- Chú giấu làm gì?
Thọ Hương không muốn kéo dài nhì nhằng, nhìn thẳng vào mắt chú để đo lường phản ứng rồi mới nói thật chậm, thật rõ:
- Chị An sắp lấy chồng đấy chú. Chị ấy lấy anh Lợi.
Hương chỉ thấy Huệ nháy mắt vài cái rồi thôi, gương mặt không biến đổi dữ dội như cô đoán trước. Hơi thất vọng, Hương hỏi:
- Sao chú nghe tin mà mặt dửng dưng vậy?
Huệ mím môi nhìn cháu, cười nhỏ một tiếng, rồi hỏi Hương:
- Thế Hương muốn chú phải khóc òa lên à?
- Không đến nỗi vậy, nhưng chú phải tỏ ra kinh ngạc, đau khổ mới đúng lẽ thường. Hay là chú hết thương chị ấy từ lâu rồi?
Huệ im lặng, cúi nhìn đôi giầy lấm bùn của mình, không trả lời cháu. Hương chán nản đến nỗi mắt rơm rớm lệ, lòng ngao ngán cho sự bạc bẽo hời hợt của bọn đàn ông. Cô tức nghẹn không nói gì được nữa. Huệ im lặng một lúc, ngước lên hỏi cháu:
- Chừng nào đám cưới, Hương biết không?
- Cháu nghe cha cháu bảo sẽ làm cùng ngày với ngày tiếp ấn. Làm lễ rước sắc và nhận ấn kiếm xong, sẽ kéo qua dự tiệc cưới. Nghe nói sẽ linh đình lắm.
Huệ đưa tay trái lên lau mồ hôi trán, nói với Thọ Hương:
- Gớm. Đường bụi quá đi mất. Cháu bảo tụi nó đi múc cho chú thau nước rửa mặt. Lấy thêm cho chú cái khăn nữa nhé!
Thọ Hương không muốn sai bảo ai, đích thân đi múc nước lấy khăn cho Huệ. Lúc trở lại, cô bắt gặp Huệ ngồi y chỗ cũ, mặt gục vào hai đầu gối như một pho tượng lính thú nhớ nhà...
*
* *
Vừa lúc ấy Nhạc về tới nhà. Thấy em đang ngồi mệt mỏi, ủ rũ, như một bại tướng. Nhạc lo âu gọi lớn:
- Chú Tám! Mới về hả?
Huệ vội đứng dậy trả lời anh:
- Dạ. Em nhận được thư, xếp đặt xong mới về đây được. Còn sớm được ba ngày để bàn nhiều việc với anh.
Nhạc thấy Thọ Hương và bọn lính hầu lảng vảng nghe ngóng câu chuyện của hai người, kéo em vào phòng mình: - Chú vào đây, tôi hỏi chút việc.
Thọ Hương không hiểu cha và chú nói với nhau điều gì, bên ngoài chỉ loáng thoáng biết là họ to tiếng với nhau, thậm chí cãi vã nhau. Một lần Hương nghe cha quát:
- Chú từng ấy tuổi đầu mà không biết nghĩ. Tôi làm thế là cho chú, vì chú. Chú nhớ chưa.
Giọng Huệ trầm, nhịp nói chậm nên Thọ Hương không thể nghe được chú Huệ trả lời cha thế nào. Môt lúc sau, cửa phòng xịch mở, Huệ bước ra, mặt hầm hầm giận dữ. Trông thấy Hương, Huệ ngượng nghịu, sửa khuôn mặt cho trầm tĩnh như trước. Không muốn phải nói chuyện lúc này với cháu, Huệ quay gót đi về căn phòng vẫn dành riêng cho anh trong tư dinh của trại chủ.
Lính hầu bưng cái mâm đồng đựng cơm và thức ăn thịnh soạn lên cho Huệ lúc nào, anh cũng không hay biết. Đến lúc bác lính già rón rén vào phòng dọn mâm, thấy Huệ chưa cầm tới đũa, cơm nước nguội lạnh, bác ta chỉ ái ngại nhìn Huệ rồi lui ra, không dám lên tiếng nhắc nhở. Huệ ngồi như vậy thật lâu, mắt nhìn vào cái bấc đèn chăm chú, đến nỗi cái bấc sáng nhòe ra thành hai thành ba cái bấc khác. Lần đầu tiên trong đời anh không tin ở mình. Anh thấy mình ngờ nghệch, dại dột, quá tin ở sự đơn giản của tình cảm, ở sức mạnh của ý chí. Anh lẩm bẩm: Tại sao lại thế được? Hắn có đáng gì, cái tên bắng nhắng! Thà rằng nàng lấy được một người chồng xứng đáng thì còn đỡ tức! Chẳng lẽ nàng không đủ thông minh để thấy hết bản chất con người hắn! Nàng lầm lẫn về hắn, hay ta lầm lẫn về nàng? Làm sao trả lời câu hỏi ấy? Làm sao đây? Không thể chịu đựng được cơn hoang mang dày vò, Huệ bỏ cơm tối tìm thăm ông giáo.
Anh thấy cửa trước nhà ông giáo đóng kín, nhưng cửa sổ mở. Bên trong có ánh đèn leo lét. Huệ đi qua cửa trước nhà thầy, không dám vào thẳng để gõ cửa. Anh nghĩ; Phải đi quá một chút nữa để liếc qua cửa sổ xem thầy có nhà không rổi hãy vào. Nếu chỉ có một mình nàng ở nhà, ta vào bất tiện lắm. Huệ đi xa về phía bắc để nhìn nhanh vào cửa sổ. Ngoài ánh đèn leo lét, anh không thấy được gì rõ ràng. Anh đi qua đi lại hai ba vòng, cuối cùng mới thấy đột nhiên ánh đèn trong nhà tối lại, hình như đang bị thứ gì che khuất. Một cánh tay thò qua chấn song kéo cánh cửa sổ đóng lại. Anh vội quay mặt đi, nhưng cũng đủ nhận ra chính ông giáo vừa đóng cửa sổ. Anh mạnh dạn quay lại đường cũ. Nhưng đến ngã rẽ vào nhà thầy, anh lại nghĩ: "Thầy đi khép cửa sổ, tức là sắp đi ngủ. Vào quấy rầy thầy lúc này có tiện không? Vả lại, giữa đêm hôm khuya khoắt đến đánh thức thầy giáo dậy, tất phải có nhiều điều quan trọng lắm. Ta đến đây làm gì? Để nói gì với thầy? Với nàng? Ta có điên chưa mà toan tính rồ dại vậy? Gặp họ để trách móc ư? Mình lấy quyền gì để cật vấn nàng? Trời ơi mày quẫn trí hóa rồ rồi Huệ! Mày đến đây làm gì? Lỡ có ai trông thấy mày đứng lốm thốm ở giữa đường vắng này lấm lét nhìn vào nhà nàng, người ta nghĩ thế nào? Người ta sẽ đồn ầm lên rằng mày thất tình cóm róm đứng chực trước cửa nhà nàng để van xin, cầu khẩn nàng thương hại. Cả phủ sẽ cười vào mặt mày, thằng thất tình hóa dại!”
Càng nghĩ Huệ càng sợ. Anh đi thẳng về nhà không dám ngoái đầu nhìn lại nữa. Qua một ngã tư, khá xa nhà ông giáo, Huệ gặp một toán cấm binh cầm đuốc đi tuần đêm. Huệ lánh không cho họ thấy mặt, nép vào một dãy thành cao theo lối tắt về phòng. Bên ngoài trăng non đã lên từ lâu. Ánh trăng mờ chiếu vào cửa sổ, mang theo gió se lạnh của thu đầu. Tự nhiên Huệ cảm thấy lạnh lẽo. Bàn tay cóng lại. Anh cho tay vào túi áo tìm hơi ấm. Tay phải anh chạm một tờ giấy nhỏ. Anh nhớ bức thư ngắn Lãng nhờ anh chuyển cho chị. Đột nhiên Huệ run lên vì ý nghĩ:Lãng có biết trước chuyện này không? Nếu biết trước vụ đám cưới sao Lãng không nói gì với mình cả? Hay họ đã thu xếp từ trước mà vẫn giấu ta. Huệ vội tìm lửa đốt đèn. Lá thư Lãng viết cho An như sau:(chữ Hán dịch Nôm)
Chị,
Anh Huệ về gấp nên em chỉ đủ thì giờ nguệch ngoạc cho chị vài chữ. Chị rán đọc, đừng rủa thằng em cẩu thả và lười biếng nhớ. Em đã nhận đủ mấy lầnquà chị gửi. Cảm ơn chị lắm. Nhưng em dặn chị mấy điều này:
Thứ nhất: chị đừng bày đặt gửi quà cho em nữa. Em biết nhà mình đang túng, chị nên dành tiền lo cơm nước thuốc thang cho cha. Ở đây em không thiếu thứ gì hết, nhất là từ khi mình đã chiếm lại được Phú Yên.
Thứ nhì: Chị đừng gửi quà cho anh Lợi đem lên. Có nhiều bất tiện lắm. Anh ấy cho thuộc hạ đem đủ thứ lên trên này để bán cho anh em lính đồn, bày hẳn ra cảnh mua bán công khai rất chướng mắt. Nhận đồ từ anh Lợi chẳng khác nào dính dáng đến chuyện trục lợi (tuy thực sự là đồ của chị gửi cho em).
Đời sống của em trên này ra sao, chị hỏi anh Huệ thì rõ. Anh ấy về chuyến này, chẳng khác một dũng tướng khải hoàn. Em nghĩ dưới chân các khải hoàn môn, chắc có chị của em.
Em trêu chút thôi, đừng giận, tội nghiệp.
Lãng.
Huệ đọc đi đọc lại lá thư, lòng buồn rười rượi. Đọc xong, anh ngồi thừ bên đèn, mắt nhìn thẳng tới trước mà không trông rõ được gì. Cuối cùng, Huệ đưa lá thư gần ngọn bấc, chờ cho tờ giấy bản cháy hết mới thả cho mảng tro rơi lả tả xuống nền. Ngón tay cái và ngón trỏ bị bỏng: Huệ cảm thấy, đậm đà hơn bao giờ hết, điều mà sách vở vẫn thường nói là vị cay đắng của tình yêu.
*
* *
Đúng như Lợi nói, cuộc hôn nhân đã giải tỏa được, ít ra là trong lúc này, cái vòng vây vô hình lâu nay cách ly gia đình ông giáo với xã hội bên ngoài. Ông giáo không còn có thể “bế môn tạ khách” được nữa, vì hầu như lúc nào cũng có khách. Hết Lữ đến hỏi ý kiến ông giáo và An về việc chuẩn bị tiệc cưới, lại đến các bạn bè của ông giáo, của Chinh, của Kiên, của Lợi đến chia vui. Người ta đánh hơi được rằng chính trại chủ đứng ra gây dựng cho cuộc hôn nhân này, nên người nào đến thăm cũng mang đủ thứ quà cáp quí giá. Hai cha con ông giáo, sau thời gian sống thui thủi, còn lạ gì chuyện thế thái nhân tình. Nhưng thấy thiên hạ vồn vã, săn đón, mừng rỡ, hân hoan quá, cả ông giáo lẫn An đều bắt đầu hoang mang. Có lẽ mình xét lầm người chăng? Ai mà không sợ bị liên lụy vào chỗ hiểm nguy. Lâu nay họ xa lánh ta, chỉ vì nghĩ đến vợ con, gia đình, chứ trong thâm tâm họ vẫn thương mến quí trọng ta. Không thương mến quí trọng mà họ mang bấy nhiêu lễ vật đến đây à? Ông giáo tiếp khách đến mệt nhoài mà lòng vẫn vui. Còn An, lòng cô quýnh lên giữa đống quà cáp gói giấy hoa hoặc giấy kiếng ngổn ngang khắp căn phòng nhỏ.
Mấy ngày trước đám cưới An bớt cô đơn, nhờ cô Thọ Hương và cô em gái Nhật đến giúp đỡ. Họ không giải thích vì sao lâu nay họ vắng mặt, mà cũng không giải thích tại sao bây giờ lại đến. Mọi sự xảy ra như chuyện bình thường. Hai người quấn quýt bên An như xưa, hỏi hết chuyện này đến chuyện khác. Khách khứa ở nhà trước lâu lâu phải ngưng câu chuyện vì tiếng cười đùa vui vẻ của “cái bộ ba” náo nhiệt đó.
An mong ngóng chờ cơ hội chỉ có một mình mình với Thọ Hương để hỏi tin Huệ, nhưng suốt ngày đầu tiên, cơ hội ấy không đến. Lòng cô nóng như lửa đốt. Huệ về xế chiều hôm qua, đám rước nhỏ anh em lính gác tự động tổ chức đã thành đề tài bàn tán của cả phủ, góp thêm một nét vào kho thần thoại, làm sao An không biết! Tuy lo sợ, có thể nói là hãi hùng khi nghĩ phải gặp Huệ, nhưng An vẫn thắc thỏm chờ đợi. Ngày đầu tiên Huệ không đến. Lòng An ray rứt, gần muốn phát điên lên. Cô ăn nói giận dỗi với cả các bạn thân. Người em gái Bùi Văn Nhật phát khóc vì bị phiền trách oan ức do những cái lặt vặt không đâu. Cô bé vùng vằng bỏ về, không kết cho xong cái khăn vành nhiễu vàng của cô dâu. An đã không xin lỗi, còn để mặc cho cô bé về.
Không chờ lâu hơn được nữa, An hỏi Thọ Hương:
- Mấy ngày nay chú Tám bận lắm nhỉ?
Hương ngước nhìn bạn, ánh mắt đầy xót xa và ái ngại. Hương cố lấy giọng điềm tĩnh nói:
- Dạ, chú ấy bận lắm.
An rụt rè nhìn Thọ Hương, do dự nhiều lần trước khi hỏi:
- Chú Tám có biết Hương đến đây không?
Hương nói thực:
- Dạ biết.
An đau nhói cả lòng, giả vẻ cười cợt bảo bạn:
- Bây giờ chú là “Tiên phong Tướng quân” nên quên hết mọi người. Không chừng chú ấy quên luôn cả chị nữa. Không tin Hương cứ hỏi chú Tám: “Chú này, ngày mai là đám cưới của chị An đấy!”, chú sẽ hỏi lại em: “Chị An nào vậy kìa? Có phải An là cô Yên đó không?” Nói xong, An cười ha hả, một mình.
Thọ Hương muốn khóc khi thấy An cười, Hương nói:
- Chị đừng nói thế. Ngay buổi chiều mới về, em đã báo cho chú Tám biết chị sắp lấy chồng.
An mừng rỡ, hấp tấp hỏi:
- Rồi chú ấy bảo sao?
Thọ Hương ái ngại, dè dặt lựa từng tiếng, từng lời:
- Bảo sao ư? Em khó nói quá. Chú ấy có vẻ kinh ngạc, vì về đến đây chú mới biết chị sắp lấy chồng.
An trố mắt hỏi:
- Thật thế à?
- Vâng. Hình như cha em không báo cho chú ấy biết, chỉ bảo về để dự lễ tiếp ấn.
- Rồi chú ấy không hỏi Hương gì khác ư?
Thọ Hương muốn tìm điều gì không có thực nhưng vui lòng An, đúng với sự mong đợi. Hương không đủ óc sáng tạo nhạy bén. Cô đành thú thực:
- Chú ấy không hỏi gì nữa. Chú ấy than đường xá bụi bặm quá, nhờ em đi múc nước rửa mặt.
An hụt hẫng vì thất vọng. Chỉ có thế thôi sao! Một việc trọng đại như vậy, mà chỉ hỏi có mấy câu, rồi thôi! Thảo nào! Ta lầm, lầm, lầm. Lầm quá chừng. Mọi sự trở nên sáng tỏ trước mắt An: Bây giờ An hiểu vì sao Huệ không thèm đến đây, cũng không cho lính mang đến một chút quà nào. Anh ấy lạnh lẽo dửng dưng đến thế là cùng! Trời ơi! Ta đáng thương biết bao nhiêu. Ta dại dột biết bao nhiêu!
An mím môi lại. Cô bảo Thọ Hương:
- Thôi được. Em đưa hộp phấn cho chị.
Thọ Hương reo lên:
- Chị chịu dồi phấn rồi phỏng? Tô son nữa nhé? Có thế chứ. Ai đời cô dâu mà không chịu trang điểm. Người ta sẽ nghĩ anh Lợi cho cai tù đến còng chị dắt về!
An bơ thờ nói:
- Tụi đàn bà chúng ta đều thua thiệt như vậy cả, Hương ơi! Ngồi kiệu hoa hay là lẽo đẽo đi bộ theo sau chàng rể, cũng là tù phạm như nhau. Mai sau chị quyết không sinh con gái, cho nó khỏi phải khổ như chị.
Thọ Hương thấy ý An ngộ nghĩnh, cười to rồi nói:
- Trai hay gái là Trời cho chứ chị chọn được sao mà quyết với không quyết. Chị lú lẫn mất rồi, chị An!
Bình luận facebook