Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 42
Khi anh thanh niên giữ chức Phụ chính Nguyễn Huệ cùng Lãng đến phòng họp, mọi người đã đông đủ cả. Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, Thiếu phó Nguyễn Lữ, Hình bộ Bùi Văn Nhật, Thái úy Bùi Đắc Tuyên,Nội hầu Phạm Ngạn. Huệ và Lãng vào, giữa lúc các nhân vật quan trọng đứng tuổi của Tây Sơn đang nói chuyện phiếm. Bùi Văn Nhật trông thấy Lãng trong cuộc họp tối mật này, ngạc nhiên, đưa mắt hỏi thầm Huệ. Huệ không trả lời thẳng, chỉ bảo Lãng:
- Em ngồi chỗ cái ghế kia, và ghi chép cẩn thận những điều cần nhớ.
Nhật hiểu Lãng là người thân tín của Huệ, nên hết e ngại, tiếp tục câu chuyện bỏ dở. Hướng về phía Nguyễn Nhạc, Nhật nói:
-... Tâu bệ hạ, chuyện hắn say rượu nói nhảm...
Nhạc cười ha hả, đưa tay ngăn Nhật lại:
- Từ nãy đến giờ anh cứ một điều "bệ hạ" hai điều "bệ hạ". Tôi nghe không quen tai, tưởng đang xem hát bội ngoài đình. Ta tìm cách gọi khác đi.
Nhạc vỗ tay lên trán như cố đánh thức trí nhớ, rồi tiếp:
- Gọi thế nào cho tiện đây, các anh? "Muôn tâu bệ hạ", nghe đúng như trong tuồng. Kỳ lắm. Mình xưng vương cho chính danh để thu phục nhân tâm chứ đâu có ham ba cái mặt nạ hát bội. Ta xưng hô với nhau thế nào đây? Phải rồi. Cứ gọi tôi là Đức Thầy Cả. Đức Thầy Cả! Anh em Tây Sơn thượng đã quen với Đức Thầy Cả từ lâu, nghe được hơn "bệ hạ" nhiều.
Bùi Văn Nhật mau mắn nói:
- Tâu Đức Thầy Cả, nếu cứ để cho hắn tự do đi đây đi đó, nốc rượu vào rồi mượn hơi men chửi bới đủ điều, tôi e...
Nhạc cắt lời Nhật:
- Thôi, anh cứ để mặc lão muốn làm gì thì làm. Lão ức vì cái chức hàm Nguyên nhung chứ gì! Dễ hiểu mà. Mặc kệ lão. Cứ để cho ma men với uất khí giết lão. Ta càng động vào càng mang tiếng mà thôi!
Lãng hiểu Nhạc đang nói về Nguyễn Thung. Anh nhìn khắp phòng, và nhận ra rằng những người có mặt ở đây đang nắm các vai trò nòng cốt của Tây Sơn, số vắng mặt chỉ còn là những cái bóng mờ.
Nguyễn Nhạc nhìn quanh thấy đã đông đủ, liền bảo:
- Chúng ta bắt đầu đi thôi. Anh Nhật. Nói trước đi.
Bùi Văn Nhật cúi đầu chào Tây Sơn vương, khẽ gật chào Lữ và Huệ, rồi mới bắt đầu nói:
- Căn cứ vào giấy tờ sổ sách mà quan Thiếu phó tịch thu ở Gia Định mang về năm ngoái, phối hợp với lời khai của mấy tên tù binh giữ chức Giám quân và Cai bộ, ta có thể nắm được tình hình phòng thủ của Gia Định. Nhìn chung thì số tinh binh không có bao nhiêu. Dinh Trấn Biên được hai mươi thuyền, mỗi thuyền năm mươi người, cộng một ngàn người. Dinh Phiên Trấn cũng hai mươi thuyền cộng một ngàn nữa là hai ngàn. Dinh Long Hồ hai mươi thuyền một ngàn người, tất cả khoảng ba ngàn tinh binh mà thôi. Số đông đảo còn lại là thuộc binh và tạm binh, sổ sách ghi đến trên hai vạn quân thuộc loại này. Tuy ba trấn binh ở Long Hồ đông nhất vì Chúa Nguyễn cần nhiều quân để khống chế Cao Miên và phòng ngừa phía Xiêm La cùng chống lại với bọn vô lại cướp bóc đầy dẫy ở miệt đông nam đó. Số quân phòng thủ Gia Định nói trên là số ghi trong sổ bộ, thực sự nhiều hay ít hơn ta chưa biết được. Nhưng theo tin tức mới nhận được, hiện Chúa Nguyễn chỉ trông cậy vào hai đạo quân: một đạo là quân Đông sơn của tên cựu nội đội Đỗ Thành Nhân đóng ở Ba Giồng khoảng ba ngàn người, đạo kia là bọn phản trắc Hòa nghĩa của Lý Tài, quân số cao hơn, lên đến tám ngàn đóng ở quanh núi Châu Thới - Nếu cộng lại, hai đạo quân Gia Định lên đến mười một ngàn. Nhưng thực tế phải trừ ra chứ không cộng, vì Lý Tài và Đỗ Thành Nhân ghét thù nhau như chó mèo. Lấy tám ngàn trừ ba ngàn, số binh phòng thủ Gia Định sau khi mạng đổi mạng thanh toán nhau xong, chỉ còn trên dưới hai nghìn mà thôi.
Nhạc cười đắc chí, sau đó nghiêm mặt để lưu ý Nhật:
- Anh trừ gọn như vậy có ngày không còn manh giáp mà chạy về đây nữa. Có thể tên cựu thần họ Đỗ với tên phản bội họ Lý thù ghét nhau thực. Họ đã từng đem quân đến thanh toán nhau, ta cũng có nghe chuyện ấy. Hiện Lý Tài mạnh thế hơn, vì đem quân từ Châu Thới về Sài Côn buộc được chúa phải nhường ngôi cho Đông cung. Nhờ vậy nghe đâu hắn được phong chức lớn lắm... cái gì "bảo giá..." đấy.
Bùi Văn Nhật nhắc:
- Bảo giá Đại tướng quân, tâu Đức Thầy Cả!
- À Bảo giá Đại tướng quân. Tên này đúng là loại chọc trời quấy nước đấy! Ba Giồng với Châu Thới cách xa nhau, ta không vào chúng nó có thể hằm hè cắn xé lẫn nhau như anh nói, nhưng ta vào thì lại khác. Lúc đó chúng nó sẽ liên kết nhau để chống ta. Cho nên anh không thể trừ tùy tiện như thế được, mà phải cộng ba nghìn với tám nghìn thành mười một nghìn. Chú Huệ nhớ điều đó nhé!
Huệ gật đầu đáp gọn:
- Vâng.
Nhạc nói tiếp:
- Lần này ta phải diệt cho hết bọn quan quân cùng dòng họ nhà Nguyễn chứ không cốt đánh thử sức như năm ngoái. Ta đã thử sức rồi, và biết chắc hiện ta dư sức để tiêu diệt chúng. Điều quan trọng là làm sao diệt cho nhanh, cho gọn. Ta sẽ chia hai cánh quân: cánh bộ theo đường thiên lý vào đánh bọn Trần Văn Thức và Châu Văn Tiếp. Lại một tên phản bội nữa! Cánh thủy đi thẳng vào cửa Cần Giờ tiến sâu đánh Trấn Biên và Sài Côn. Chú Huệ cầm đầu cánh chủ lực này. Hãy chú ý nghe cho rõ.
Huệ lên tiếng hỏi Nhật:
- Chúng nó phòng thủ các đường trạm và cửa khẩu thế nào?
Bùi Văn Nhật lục tìm một tờ giấy trong ống quyển mang theo, đưa lên đọc lớn:
- Giấy tờ bắt được ở Gia Định còn ghi rõ đây:
Dinh Trấn Biên:
Giữ cửa Tắc Khái quân ba đội, mỗi đội ba thuyền, cộng chín thuyền, mỗi thuyền bốn mươi người, vị chi ba trăm sáu mươi người.
Giữ cửa Cần Giờ, giữ nguồn Đồng Môn, giữ Nước sông đều như thế cả.
Giữ Quảng Hóa năm đội, mỗi đội ba thuyền, cộng mười lăm thuyền, mỗi thuyền bốn mươi tám người, vị chi bảy trăm hai mươi người. Giữ Tuyên Uy, Bà Rịa, Mô Xoài đều thế cả.
Dinh Phiên Trấn:
Giữ cửa Xoài Rạp quân ba đội, mỗi đội ba thuyền, mỗi thuyền bốn mươi người, cộng ba trăm sáu mươi người.
Giữ cửa Đồng Tranh, cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Bà Lai đều thế cả.
Giữ Trường Đồn ở Mỹ Tho năm đội, mỗi đội ba thuyền, mỗi thuyền bốn mươi tám người, cộng bảy trăm hai mươi người. Giữ Đường Sử, nguồn Ba Can cũng thế (1) .
Huệ sốt ruột, chờ Nhật đọc xong liền hỏi:
- Đó là những con số trong sổ sách từ trước khi ta đánh Gia Định lần đầu. Bây giờ chắc chắn đã đổi khác chứ?
Nhật hơi lúng túng, nhưng đáp bừa:
- Nếu có đổi khác thì lưới phòng thủ Gia Định kém hơn những điều ghi trong sổ sách. Sau vụ thay bậc đổi ngôi, bọn chức sắc và quan võ ở địa phương phải ngơ ngác, dùng dằng, chờ xem bên trên ngã ngũ ra sao hãy tính. Việc canh phòng chắc chắn phải trễ tràng. Hàng ngũ tuy còn đó nhưng có biến là rã. Thực lực Gia Định chỉ thu lại trong hai đạo quân Hòa nghĩa và Đông sơn mà thôi!
Nhạc gật gù ra vẻ đồng ý với Nhật, nhưng vẫn nói dè dặt:
- Anh lại xem nhẹ chúng nó rồi! Chú Huệ chịu trách nhiệm lớn chuyến này phải tính kỹ từng đường đi nước bước mới được.
Nguyễn Huệ đáp:
- Vâng ạ.
Rồi quay hỏi Bùi Văn Nhật:
- Quan Hình bộ có thêm được nguồn tin nào mới không?
Bùi Văn Nhật reo mừng:
- Có chứ. Để tôi bảo chúng nó dẫn viên Ký lục vào.
*
* *
Với một giọng run run vì sợ hãi, lâu lâu ngắt quãng vì những tiếng tằng hắng và nói lắp, viên Ký lục tù binh từng làm việc lâu năm ở Gia Định trả lời các câu hỏi của Huệ về đường sông dẫn từ cửa Cần Giờ vào đến Bến Nghé. Khi Tây Sơn vương hỏi vì sao gọi là Bến Nghé, viên Ký lục giải thích:
- Nghé là tiếng cá sấu kêu. Ta còn gọi là cá sấu nghé, vì sấu kêu giống như tiếng nghé ngọ của trâu con. Sông rạch miệt trong còn có nhiều sấu nên gọi là Bến Nghé. Để cho văn chương hơn, còn đặt tên chữ là Ngưu tân, Ngưu chử.
Huệ thắc mắc hỏi: - Ghe thuyền từ Bến Nghé ra cửa Cần Giờ có khó không?
Tên tù binh đáp:
- Từ khu vực rừng Sác mà sông Lòng Tàu chảy qua, sông rạch chằng chịt nhưng chỉ riêng có sông Lòng Tàu là có cái lạch sâu, tàu thuyền qua lại được rất dễ dàng.
Nhạc quay lại hỏi:
- Sao lại gọi rừng Sác. Sác hay xác?
- Dạ Sác. Sác là tiếng nôm gọi rừng nước mặn trên các bãi sình lầy. Cây đước, cây vẹt, cây su mọc tràn lan sum suê trên các bãi lầy ấy. Dân đốn củi ở Bến Nghé thường chèo ghe vào rừng sác đốn củi đước về nấu bếp. Bọn chuyên nghiệp thì lập thành vạn, chịu thuế cho nhà chúa, thường gọi là Sài tân. Cây rừng sác không cao lớn như ở Cà Mau nhưng chắc thịt, hầm than hoặc làm củi đều rất đượm.
Huệ chỉ chú ý phần địa thế,nên vội hỏi thêm:
- Hai bên sông rạch ở rừng Sác có nhiều dân cư không? Chúng nó có cướp phá ghe thuyền đi lại trên sông Lòng Tàu không?
- Dạ dân cư thưa thớt lắm. Sông Lòng Tàu đổ vào sông Ngã Bảy, rồi ra cửa Cần Giờ. Hai bên bờ chỉ có vài xóm nhỏ rải rác, hoặc đôi ba căn chòi tranh trên bờ mà thôi. Đấy là vùng đất chỉ có dân đánh cá, săn thú và đốn củi sống được, còn dân làm ruộng thì không đến vùng ấy làm gì vì nước mặn. Do đó địa danh cả vùng đều nôm na, chẳng hạn xóm Ăn Thịt, Cát Lái lớn, Cát Lái bé, ngã ba Chó Tru, tắt Ăn Tết.
Nhạc lại hỏi:
- Tắt? Tắt là cái gì?
Tên tù binh lễ phép giải thích:
- Dạ thưa tắt là con rạch ngắn nối liền hai con rạch khác chảy song song, nơi giáp mối là một ngã ba chứ không phải ngã tư. Bến Nghé nhiều sông rạch nên có nhiều tắt. Nào tắt Ăn Tết, tắt ổ Cu, tắt Ăn Chè, tắt Quanh Quẹo lại còn rạch Cá Đao, rạch So Đũa, rạch Gành Hào, rạch Bãi Bùn, rạch Hốc Hỏa, rạch Nằm Bếp. Cả phòng nghe những tên lạ đồng ồ lên cười.
Nhạc thích thú nhất, cười ha hả, trong cơn thích thú, Tây Sơn vương trở nên rộng lượng. Nhạc hỏi tên tù binh:
- Anh có gia đình chưa?
Viên Ký lục rụt rè đáp:
- Dạ có rồi.
- Mấy con?
- Dạ bốn.
- Cha mẹ còn sống hay chết?
- Dạ chỉ còn một mẹ già. Vợ tôi ốm yếu, sợ không nuôi nổi mấy miệng ăn.
Nhạc ngạc nhiên hỏi:
- Ta nghe trong đó đồng ruộng phì nhiêu lắm mà!
Tên tù binh đáp:
- Dạ sự thực có vậy. Nhưng muốn làm ruộng phải có vốn khai hoang. Vay thì mùa đến lúa chui vào kho của Hoa kiều hết. Làm ruộng mướn thì vào kho điền chủ. Vả lại gia đình tôi ở Cù lao phố. Buôn bán nhỏ qua ngày, muốn đủ sống phải tranh thương với các phố khách.
Tây Sơn vương cười nhỏ, rồi bảo:
-Thôi được. Chuyến này ta cho chú hồi hương. Được chưa! Chú Huệ. Ta giao cho chú đấy. Muốn biết thêm những tắt những rạch những sác gì gì đấy, chú cứ hỏi ông Ký lục này. Kể từ bây giờ, ông không phải là tù phạm nữa. Ông là Ký lục của triều Tây Sơn, nhớ chưa!
*
* *
Vì được Huệ giao cho một việc gần giống như chép "nhật ký chiến dịch" nên Lãng ghi được, chẳng những các sự kiện lịch sử, mà còn ghi cả những xúc động mãnh liệt sâu đậm của mình trong chuyến vượt biển nam tiến lần đầu trong đời.
Trong chuyến chỉ huy của Huệ có một số ngư dân trước đây ở Gia Định có thuyền bị trưng dụng chở thóc ra Qui Nhơn năm trước. Họ giữ vai trò hướng đạo của chuyến hải hành. Lãng tìm đến hỏi han họ về đời sống ở Bến Nghé, nhất là đời sống trên các kinh rạch nước đục len lỏi dưới bóng những cây dà, cây đước, cây su, cây vẹt, đời sống rộn rã đơn giản nhưng cũng đầy cam go giữa những bầy sấu dưới sình lầy, cọp ra đến tận chợ, muỗi mòng hàng đàn bay đen dưới những tàn lá rậm che kín mặt trời. Từ nhỏ đến lớn, Lãng chỉ sống ở miền núi và đồng bằng, nên anh háo hức tìm hiểu thứ đời sống trôi nổi trên các mặt sông.
Cho nên, Huệ sẽ ngạc nhiên nếu đọc thấy từ những trang đầu của cuốn nhật ký chiến dịch, Lãng đã chép lời giải thích của các bác thuyền chài Gia Định về các kiểu chèo, kiểu ghe.
Lãng đã chép như sau:
"Kiểu chèo:
Nước xuôi đi thong thả thì chèo mái dài, nước ngược chảy xiết thì chèo mái cuốc (chặt xuống nhanh gọn như cuốc đất). Ở nơi có nước xoáy thì nạy hoặc kéo tức là đứng sát cột chèo mà xoay tròn, mái chèo thọc thẳng đứng xuống nước.
Chèo mái một là bỏ xuống dở lên từng động tác không rà.
Chèo bán tức là bỏ mái chèo xuống nước phân hai, nghiêng nghiêng. Chèo rà là rà thường trực mái chèo, không đưa lên khỏi mặt nước.
Gác chèo, lột chèo là dừng lại, nghỉ luôn cặp bến, hoặc thuận gió chỉ dùng buồm.
Kiểu ghe:
Ghe cửa ở đồng bằng Bến Nghé nhỏ, mũi nhọn, có thể chạy buồm vững vàng ra cửa sông rồi men theo bờ biển.
Ghe bản lồng còn gọi ghe lồng có mui, trong hầm ghe ngăn ra từng ô nhỏ để phân chia các mặt hàng.
Ghe hàng bổ là kiểu bản lồng nhỏ, chở hàng hóa nội địa.
Ghe cui coi thô sơ, bằng ở mũi và ở lái, dùng chở củi, chở lá lợp nhà.
Ghe giàn là loại ghe lớn, hai bên hông đâm thêm cánh cho cao để chở thêm hàng hóa.
Ghe lườn (độc mộc) mua dễ dàng với giá rẻ từ Cao Mên, thêm hai be thì gọi là ghe be.
Người giàu có thì đi ghe diểu, chạm trổ khéo léo ở mũi và lái, kèo mui lắm khi sơn son thếp vàng, bên trong lót ván trơn bóng có chỗ nấu nước pha trà và tiện nghi hút á phiện.
Các chức sắc cao sang thì đi ghe hầu có lính chèo.
Ghe bè làm bằng cây trong toàn thân chiếc ghe chứa hàng hóa có mui bao phủ như cái bè, người chèo chống di chuyển trên mui. Đây là loại ghe chuyên chở lớn..." (2).
Anh cũng ghi cả lời viên Ký lục mô tả địa thế Bến Nghé để giúp cho Nguyễn Huệ dễ dàng chuẩn bị các lối dàn trận, phân công sắp đến. Nguyên văn lời chép trong cuốn nhật ký như sau:
"Bến Nghé ở vào vị trí thuận lợi: sát bờ biển vì tiếp giáp với bãi nước mặn chạy dài xuống rừng sác, ở lằn ranh đất cao từ cao nguyên đổ xuống, lại tiếp giáp với một đồng bằng rộng lớn phía đông nam. Nhờ vậy Bến Nghé liên lạc dễ dàng ra trung, lên cao nguyên, có đường thủy và đường bộ qua Cao Mên và xuống đồng bằng phì nhiêu dễ dàng qua hệ thống sông rạch chằng chịt. Bến Nghé lại ăn thông với biển Đông dễ dàng qua sông Lòng Tàu, một lạch nước sâu và rộng khỏi phải nạo vét thường xuyên, quanh năm không có sương mù.
Chịu ảnh hưởng nước mặn vào mùa nắng nên dân cư thường sinh sống trên các giồng đất cao, ở đó mạch nước ngọt đủ cung cấp cho nhu cầu. Chưa bao giờ xảy ra lụt lội đến nỗi nước tràn bờ tàn phá mùa màng nhà cửa như các con sông miền bắc và trung. Cũng chưa từng hứng chịu những trận bão đáng gọi là bão. Đồn trại phòng thủ và phố xá thường lập ở các vùng đất gò và các bến sông.
Phía bắc của vùng Bến Nghé là những gò nổng. Đất cao chạy từ Gò Vấp xuống rạch Thị Nghè, gò Tân Định rồi theo mé sông chạy đến bến ghe.Điểm cao nhất ở phía nam rạch Thị Nghè nơi lập đồn Dinh, từ lâu là căn cứ quân sự quan trọng nhất trong vùng. Phần đất cao còn lại thì dân trưng chiếm chia làng lập chợ và phố, nhà cửa ở chen lộn, đường sá chỗ cong chỗ thẳng theo tự nhiên chứ chưa chỉnh đốn cho thành biên bức ngay hàng.
Về phía tây còn vị trí cao khác là khu đồng tập trận. Phía tây nam có gò Tân Triêm cũng là đất tốt vào bậc nhất. Ở đây mội nước từ lòng đất tươm lên nên hai bên đường Nước nhĩ, cây cối um tùm làm thành một nơi hóng mát đông đúc. Phú Thọ cũng là đất cao, tên chữ là Cẩm Sơn, gọi nôm na là Cẩm Đệm. Mùa xuân nền cỏ xanh như gấm mượt, điểm nhiều hoa dại trông như một bức tranh thêu. Rồi đến gò Cây Mai xanh rờn, mấy cây mai bông trắng loại đại thọ giống như cây mù u, tao nhân mặc khách thường đến đây ngắm cảnh làm thơ. Gò Cây Mai cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây gòn.
Qua rạch ông Buông về phía bắc thì biên giới phía tây nam giáp với một vùng đất chạy dài đến tận Cà Mau. Chân trời thấp, phẳng lì, rải rác từng giồng không bị ngập vào mùa mưa như những hòn đảo nhỏ chen chúc vườn xoài và bờ tre.
Song song với vùng đất gò vừa kể, ở phía nam Bến Nghé, dọc theo bờ rạch vàm Bến Nghé là vùng đất thấp. Ranh giới của hai vùng đất này là con đường ăn thông từ khu phố lập quanh đồn Dinh đến Sài Côn.
Nếu những gò đất ở phía bắc có khung cảnh thực vật giống y như vùng Bà Rịa thì bên bờ rạch phía nam, khung cảnh giống y như đất sình lầy ở Rạch Giá, Cà Mau. Nước mặn vào mùa nắng. Cây bần, cây tràm, bình bát, ô rô, cóc kèn, mái dầu mọc đầy trên các bãi bùn. Dưới nước có nhiều cua biển, cá đối, cá thòi lòi. Nhiều con rạch ngắn đổ xuống vàm Bến Nghé từ các gò đất cao như gò Tân Triêm, Phú Lâm, nhiều xóm nhà buôn bán ở bờ vàm như ở cầu Ông Lãnh, rạch Bần, cầu Kho... ở khu phố Sài Côn (Chợ Lớn ngày nay) chằng chịt sông rạch, việc mua bán đi lại đều dùng ghe xuồng.
Khu vực quan trọng nhất của Bến Nghé là ở mé sông. Phố khách tường xây mái ngói san sát, ghe thuyền chen chúc, kẻ bán người mua tấp nập còn hơn cả cửa Hội". (3)
*
* *
Trong tập nhật ký của Lãng, mãi về sau mới có những ghi chú liên quan đến chiến trường, viết theo lối kể biên niên như các sách sử ký Lãng đã học. Tuy nhiên, đây đó, Lãng có chêm vào những cảm nghĩ riêng của mình, cho nên tập nhật ký không chỉ là tấm gương soi một giai đoạn lịch sử, mà phản chiếu đầy đủ tâm tình của Lãng trước cuộc nam chinh đẫm máu ấy. Lãng đã ghi:
Ngày... tháng Ba năm Đinh Dậu.
Đại quân vào cửa Cần Giờ lúc sắp tối. Trừ những người đã tham dự cuộc tấn công năm ngoái và các dân chài người Gia Định, những người còn lại hết sức kinh ngạc trước nhiều cảnh lạ mắt mới được thấy lần đầu. Cửa sông mênh mông nước đục, từng dề bèo bềnh bồng khi kết thì thành những cù lao mầu biếc trôi nổi, khi tán thì nhấp nhô lạc lõng trên các đợt sóng bạc. Mặt trời đỏ ối chìm dần ở đường chân trời típ tắp, cảnh hoang vu của nước và trời khiến mọi người có cảm giác hãnh diện được đặt chân lần đầu tiên đến vùng đất trinh nguyên của tạo hóa. Sóng dập tí tách vào mạn thuyền như hớn hở reo vui được gặp sinh vật lạ mắt lần đầu tới đây.
Trong thuyền tiếng lao xao bàn tán không ngớt. Nhiều người bỏ mâm cơm tối, bưng bát ra khỏi mui thuyền đê mê ngắm cảnh mặt trời lặn. Một người hỏi tôi: Núi đâu cả rồi? Tôi chỉ rặng núi xanh ở mặt đông. Người đó cãi lại: Nhưng ở phía này phẳng lì như trải chiếu. Khi thuyền ép sát vào mép bờ, mấy bác lái thuyền hãnh diện trỏ từng loại cây mà đọc tên. Nhiều người cười phá vô tư khi nghe những cái tên lạ như ô rô, cóc kèn.
Đoàn chiến thuyền vào hết trong cửa sông thì trời tối hẳn.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Đến sông Ngã Bảy. Thuyền đi chậm lại. Rừng Sác đây rồi. Lệnh truyền chuẩn bị khí giới sẵn sàng đề phòng các cuộc phục kích từ những cửa rạch chằng chịt. Xuồng nhỏ được thả xuống nước, mỗi xuồng chỉ chứa gọn bốn năm quân chèo dọc theo những khóm cây thấp dọc bờ sông để dò đường. Cuộc họp ở ban tham mưu trong khoang chính kéo dài từ giờ hợi đến quá ngọ vẫn chưa xong. Tinh thần quân sĩ hết sức hăng hái và kỷ luật.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Vài xuồng dò đường bắt được vài cụm bối (bọn ăn cướp trên sông). Chúng khai cả Gia Định đang hỗn loạn, mạnh ai nấy tìm cách thoát thân. Chúng cũng vậy. Tuy nhiên chúng giấu một điều là đã cướp được khá nhiều của cải, lương thực của các ghe tản cư. Chỉ cần đe vài câu chúng đã van lạy xin làm người dẫn đường cho ba quân. Nhiều tên không nói được tiếng nam.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Mới tảng sáng đã đụng trận. Nhỏ thôi. Nhờ pháo hiệu mà đại quân biết có phục kích ở một ngã ba chỗ con rạch khá lớn đổ ra sông. Khỏi phải nhọc lòng nhờ đến các thuyền chiến lớn! Anh em quân sĩ giỏi lặn đã bất ngờ trồi lên khỏi mặt nước kéo bọn lính Gia Định xuống trấn nước. Một tên tù binh quần áo ướt lấm vừa run lập cập vừa khai rằng quân Lý Tài đã chuẩn bị lực lượng để phòng giữ Sài Côn. Chúa thì dẫn một toán quân bộ đón đường quân Tây Sơn ở mặt bắc. Hỏi về quân Đông sơn ở Ba Giồng, hắn không biết gì!
Có một điều tôi vẫn thắc mắc là các toán quân Gia Định đóng ở các cửa khẩu hoặc đồn trại dọc sông biến đi đâu không thấy bóng dáng. Theo quan Binh bộ Bùi Văn Nhật thì có ba đội quân, mỗi đội ba thuyền, mỗi thuyền bốn mươi người vị chi ba trăm sáu mươi người giữ nhiệm vụ canh phòng cửa khẩu. Gần bốn trăm binh với chiến thuyền đầy đủ không phải là một lực lượng nhỏ yếu. Chúng nó biến đi đâu. Có lẽ đúng như quan Binh bộ nói: sau cuộc thay bậc đổi ngôi ở Gia Định, tâm thần hoảng loạn, chúng nhìn trước nhìn sau chỉ chờ có biến là quăng chèo bỏ giáo tháo thân. Không hiểu như vậy thì giải thích sao được các vụ chống cự yếu ớt suốt dọc bờ sông hoang vu rậm rạp rất thuận lợi cho các cuộc phục kích.
Buổi chiều cùng ngày.
Vừa nhận được tin chiến thắng của đạo quân bộ. Sau khi theo đường núi đánh phá khắp một dải từ Phú Yên vào đến Bình Thuận để hoàn toàn cô lập Gia Định với quân cứu viện của Trần Văn Thức và Châu Văn Tiếp, quân bộ đã vào đến Trấn Biên. Quân Chúa Nguyễn ở Mô Xoài và Đồng Môn tan hàng rã ngũ sau vài cuộc giao tranh ngắn. Chúa (Tân Chính vương) chưa kịp chỉnh đốn đội ngũ thì quân ta đã ào ạt tấn công Trấn Biên. Địch bị thiệt hại nặng nề. Ta giết được một tên phó Tiết chế tên Nguyễn Cửu Tuấn và tên Chưởng trường đà Nguyễn Đại Lữ. Có lệnh đại tấn công vào thành Gia Định ngay sau khi quân sĩ ăn xong cơm chiều.
Buổi tối cùng ngày.
Khoảng một phần ba chiến thuyền đậu y nguyên vị trí cũ, đèn đuốc thắp sáng cả một khúc sông. Chẳng những thế, có lệnh cho tự do hò reo, hát bội, gõ ván, khua chèo, náo nhiệt để đánh lạc hướng địch. Trong lúc đó, số chiến thuyền còn lại lặng lẽ tắt đèn tiến thẳng về Bến Nghé. Đêm tối mịt mù, thuyền sau không thấy thuyền trước. Lái thuyền cứ theo tiếng mái chèo phía trước mà định hướng bát hay hướng cạy. Nước triều lên cao đẩy thêm cho thuyền tiến nhanh hơn. Lòng trời đã chiều theo lòng người rồi đây! Muốn ghi cho đủ cảm giác nôn nao mênh mang nhưng đầu óc cứ bừng bừng, không đủ bình tĩnh ngồi viết nữa. Trong khoang chỉ huy, có tiếng chân đi lại nặng bước làm lung lay tấm ván kê tập giấy. Tiếng ồn ào chia tay. Các tướng lãnh đã nhận nhiệm vụ xuống xuồng nhỏ trở về đơn vị của mình. Hồi hộp quá. Chắc chắn cuộc tấn công xảy ra ngay đêm nay.
Ngày... tháng Ba năm Đinh Dậu.
Đại tấn công thành Gia Định từ nửa đêm hôm qua. Nước triều dâng cao quá tầm bãi chông nên các xuồng đổ bộ vào bờ an toàn. Súng lớn của địch bắn ra đến tận đây, phần lớn đạn đều rơi xuống nước. Hai chiến thuyền phía sau bị cháy nhưng bên đó dập tắt kịp ngọn lửa. Chủ tướng Nguyễn Huệ đã xuống xuồng đổ bộ ngay từ đợt đầu, hướng chính phải chiếm là mặt nam rạch Thị Nghè. Quân thủ thành (tin cho biết là Hòa nghĩa quân của Lý Tài) chống cự mãnh liệt (không biết anh Chinh có mặt trong đó không). Quá trưa ta đánh thủng được mặt tây nam nhờ cánh quân đi vòng qua ngả gò Tân Triêm. Quân Hòa nghĩa hoảng, bắt đầu núng thế. Khi thấy một toán cứu viện của địch từ Biên Hòa kéo đến, chủ tướng ra lệnh phải hạ thành bằng bất cứ giá nào trước khi trời tối. Đến giờ dậu ta hoàn toàn chiếm được thành. Tàn quân địch tháo chạy về phía tây bắc, tức là ra Hóc Môn.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Tư khấu Uy cho quân về thành báo tin đã đánh bại được đám tàn quân địch ở Hóc Môn, nhưng chiến công chưa được trọn vẹn vì không biết được Lý Tài, Tân Chính vương và Thái Thượng vương (Duệ Tôn). Phía ta Tuần sát Huyên bị tử trận.
Chủ tướng cho lệnh thu quân để chỉnh đốn đội ngũ. Cuộc đánh chiếm thành Gia Định hoàn tất.
*
* *
Lãng cũng có ghi lại từng đoạn rời về cảnh Bến Nghé sau khi quân Tây Sơn đã chiếm được thành: (chữ Hán dịch Nôm)
* Dân chúng tụ họp cất nhà quanh những khu chợ và gò đất cao. Mà chợ thì lập ngay trên bến ghe, dọc theo các bờ rạch lớn và bờ sông. Hai khu phố nhà cửa san sát tường xây mái ngói có vẻ giàu có nhất là: Khu chợ ở hai bên rạch Sa Ngư và khu chợ Sài Côn dọc hai bên con đường nối liền vùng Thị Nghè với Phú Lâm. Chưa bao giờ tôi thấy phố xá giàu có và đông đúc như vậy. Nhưng khi chúng tôi vào, thì cửa nhà nào cũng đóng kín. Đằng sau những cánh cửa lớn mở he hé vừa đủ để len lén nhìn ra ngoài đường vắng hoặc đằng sau những cánh cửa sổ nhỏ có che rèm, tôi biết chỉ còn những ông già bà cả, con nít và phụ nữ lam lũ đứng tuổi ở lại. Trai tráng đã trốn đi để khỏi trở thành lính Hòa nghĩa hoặc kẻ bị tình nghi là lính Hòa nghĩa. Cho nên phía sau cái bề mặt lặng lẽ, buồn hiu của một vùng phố vừa đổi chủ, biết bao nhiêu nỗi lo âu, hồi hộp, biết bao nhiêu nỗi run sợ vì những rủi may bất trắc của thời loạn. Chắc chắn người ta sợ đến cả tiếng tim đập và tiếng thở của mình. Những điều ấy dễ đoán thôi, vì là qui luật chung của đời sống thời loạn!
Tôi cũng đã chứng kiến những cảnh khác của cái qui luật khắc nghiệt ấy và có báo lại với anh Phụ chính (Nguyễn Huệ). Sau một thời gian quá ngắn (đủ để những kẻ bạo gan hết bàng hoàng), bọn hôi của bắt đầu hoành hành. Đầu tiên chúng ăn trộm của cải những nhà lân cận đã tản cư bỏ lại căn nhà trống, và chỉ khuân về nhà mình những thứ lặt vặt cần thiết và dễ giấu. Nhưng hành nghề đạo tặc cơ hội được ít lâu, chúng nổi lòng tham, và trở nên táo tợn hơn. Phạm vi hoạt động của chúng mở rộng. Chúng cướp của cải cả ở những nhà có chủ. Chủ nhà biết mặt biết tên chúng mà không dám tố cáo. Lính Tây Sơn ở xa, còn mũi đao của bọn trộm cướp thì kề sát lưng. Sự khôn ngoan khuyên họ giữ im lặng, làm như không thấy bọn trộm khuân đồ đạc của mình bằng cách giả vờ ngủ, hay lánh mặt đi. Phải thật lâu về sau, khi bọn cướp đã bị chém bêu đầu giữa chợ, các nạn nhân mới dám thì thào kể lại những thứ họ bị cướp mất.
Một điều thật bất ngờ đã xảy ra sáng hôm nay. Sau một đêm căng thẳng vì đe dọa của bất trắc, Bến Nghé thức dậy đã thấy cờ đào phất phới trên từng mái nhà. Cả đến chúng tôi cũng kinh ngạc. Chúng tôi đã kịp ra lệnh cho dân chúng may cờ đỏ để treo trước từng nhà đâu! Thế mà tại sao đâu đâu cũng phất phới cờ đào cả?
Về sau truy ra mới biết có một bọn lưu manh may cờ Tây Sơn, đem đến bán từng nhà với một giá cắt cổ. Ai dám từ chối nào? Không mua cờ Tây Sơn tức là đồng đảng của quân Hòa nghĩa. Lại thêm anh là Hoa kiều; một chứng cớ nữa để buộc tội anh! Vụ bán cờ nhanh chóng lan ra như một trận dịch, và tạo nên biến cố bất ngờ!
Đã có nghiêm lệnh loan cho dân chúng phải tố cáo và dẫn nộp bọn quan quân Chúa Nguyến còn ẩn nấp trốn tránh trong nhà, ai cố ý nuôi dưỡng che giấu chúng sẽ bị nghiêm trị. Đồng thời để tạo sinh hoạt bình thường, lệnh bắt buộc các chủ phố phải mở cửa buôn bán trở lại.
Lệnh trên được tuân hành răm rắp, nhưng tuân hành có một nửa. Cửa phố mở một cánh đóng một cánh, hàng hóa bày ra chỉ là những thứ lặt vặt không có giá trị. Tuy thế, chỉ trong vòng một buổi sáng, những cửa hàng bán chao, bán mắm, bán muối, bán củi bị tràn ngập. Người ta chen chúc giành giật nhau một hũ chao hôi hay một túi muối nhỏ. Giá bao nhiêu cũng mua.
Bọn vô lại giở thêm mánh mới. Chúng giả làm lính Tây Sơn (điều này quá dễ, vì chúng tôi ăn mặc lôi thôi, có gì mặc nấy, đi chân đất cầm giáo), đến các cửa hàng giàu có bảo có người tố cáo nhà này có chứa lính Hòa nghĩa. Chúng xô cửa vào nhà để khám xét, và chỉ bỏ đi sau khi chủ nhà nộp cho chúng tiền bạc hoặc sau khi chúng cướp được những thứ khá đắt giá. Riêng một mình tôi không thôi, đã nhận được hàng chục đơn tố cáo bọn cướp làm ăn theo cách đó.
* Một số khá đông quan quân chế độ cũ bị dẫn đến giao nộp. Quá nửa số này bị tố cáo oan vì tư thù. Số còn lại gồm bọn lính Hòa nghĩa bị thương. Không chạy kịp, hoặc bọn ăn quịt say rượu có "thành tích" mà các chủ quán rượu nhớ mặt. Một số nhỏ là bọn Ký lục chậm chân. Thân nhân những người bị bắt thất thểu dắt díu nhau theo chồng, theo cha, anh, em... một đoạn xa, như đi đưa đám táng.
* Phố xá đã lấy được đôi chút sinh khí. Cửa lớn từng nhà đã mở rộng, trừ nhà vô chủ. Nhờ vậy chúng tôi thấy số gia đình có điều kiện tản cư chạy loạn trước khi chúng tôi đến đây không nhiều. Họ thuộc vào hạng giàu có, sẵn ghe thuyền và thế lực. Nghe đâu giá một chiếc ghe loại trung đã tăng gấp mười lần bình thường.
Để anh em quân sĩ Tây Sơn bớt căng thẳng tinh thần sau giai đoạn mệt nhọc nguy hiểm, đã có lệnh cho phép từng toán trên mười người đi dạo phố chung với nhau. Sở dĩ phải buộc đi thành từng toán đông đảo, là vì đã xảy ra những vụ ám sát, bắt cóc hoặc phục kích lẻ tẻ ở các góc phố hẹp, quanh co. Thế là lần đầu tiên nhiều người dân nghèo chân đất ở Qui Nhơn có dịp nhìn ngắm một thành phố giàu có ở vùng cực nam xa xôi, và lần đầu tiên dân Gia Định được nhìn thật gần (mà không còn phải nem nép sợ hãi) những người lính ăn mặc đơn giản, đi chân không, mặt mày hiền hậu, tay cầm giáo, đi lại giữa hai dãy phố ngói, gặp gì cũng trầm trồ bàn tán, nhìn ai cũng kinh ngạc thích thú. Đến đâu họ cũng hỏi trái này là trái gì, món này giá bao nhiêu. Tuy chủ phố đã hạ thấp giá hàng xuống còn phân nửa, họ vẫn bần thần suy nghĩ, xì xào bàn tán với nhau thật lâu rồi lắc đầu bỏ đi với vẻ tiếc nuối.
Dân Gia Định kinh ngạc hơn hết là vẻ hiền hòa, và tinh thần kỷ luật của họ. Thật khác xa với bọn Hòa nghĩa hay Đông sơn. Họ hiền hòa đến nỗi dân Gia Định đâm hoài nghi, không tin những con người này là những kẻ đã khiến quan quân nhà Nguyễn khiếp vía chạy dài. Họ không biết, hoặc không nhớ rằng quân Hòa nghĩa đã từng ở trong hàng ngũ Tây Sơn trước khi trở mặt phản bội, kéo vào đất này. Nhớ đến ý kiến của anh Huệ về quá trình thanh lọc của lịch sử, thấy đúng quá!
Quá trình đó sẽ tiếp tục. Phải tiếp tục, vì không phải toán quân Tây Sơn nào cũng hiền hậu, kỷ luật cả. Cũng có người to tiếng đe dọa để mua hàng với giá rẻ mạt. Cũng có người ham sắc mà bị giết thả trôi sông mất xác. Nhưng số đó quá ít ỏi. Đó là điều đáng mừng!
*
* *
Chợ Tân Kiểng là một chợ thuộc loại lớn của vùng Sài Côn. Chợ nhóm rất đông đúc lại nhiều mặt hàng, quanh chợ là vườn tre cây cối um tùm, ngày Tết nổi danh khắp Gia Định vì những giàn đu tiên (kiểu như cái xe đạp nước khá to, rộng vành, có treo đong đưa chừng sáu chiếc ghế, mỗi ghế một người ngồi. Bánh xa xoay tròn, ai ở dưới sát đất thì đạp mạnh lấy trớn cho bánh xa quay không ngừng. Người quay đu tiên thường phải mặc quần áo thật đẹp đẽ). Chính tại chợ này mà Nguyễn Đăng Trường quan Tham tán của Tân Chính vương bị Tây Sơn bắt, khi ông giả dạng làm một thầy thuốc bắc vào chợ dò la tình hình địch.
Chức vụ quan trọng của ông khiến Trường bị giải ngay đến gặp Nguyễn Huệ. Quan Phụ chính nhớ ngay nhà nho khí khái mình đã không thuyết phục nổi ở Qui Nhơn. Huệ sai Lãng bưng cái ghế bọc gấm của phủ Gia Định cũ ra mời viên Tham tán ngồi, lại sai lính hầu mang trà ngon ra mời. Lính áp giải sợ sẩy mất một tù binh quan trọng nên cột tay Trường hơi chặt. Máu bầm tụ thành một vòng sẫm tím ở hai cổ tay. Tuy đau buốt và mệt nhoài, Trường vẫn cố lấy hết can đảm và khí tiết để ngồi thẳng lưng trên ghế, đường hoàng đưa tay nhận chén trà Huệ rót mời. Mùi trà Tàu hảo hạng khiến Trường tỉnh táo, bình tĩnh hơn. Cho nên khi Huệ hỏi:
- Nhà thầy vẫn mạnh giỏi đấy chứ?
Viên Tham tán đáp với giọng sang sảng, gần như thách đố:
- Có bao giờ tôi đau yếu đâu! Cảm ơn ông, lúc nào tôi cũng mạnh.
Huệ cười mỉm, rồi hỏi:
- Ngài Bảo giá Đại tướng quân của nhà thầy ra sao? Nghe nói nhà thầy vào đây làm quân sư cho tướng quân phải không? Kể ra nhà thầy cũng khéo chọn người để phò tá đấy chứ!
Trường tức giận vì bị sỉ nhục, nhưng vẫn gắng bình tĩnh đáp:
- Tôi vào đây để làm tôi trung của chúa, chứ không làm quân sư cho tên giặc khách. Đấng trượng phu thà chết chứ không hầu hạ bọn giặc nào, dù giặc khách hay giặc nam.
Tai Nguyễn Huệ đỏ lên, nhưng ánh mắt vẫn long lanh thích thú, miệng vẫn mỉm cười. Huệ nói:
- Nhà thầy quanh co làm chi! Tân Chính vương phong cho Lý Tài chức Bảo giá Đại tướng quân vì nhờ có tên giặc khách tráo trở đó mới cướp được cái ngôi vua lung lay của Duệ Tôn ở chùa Kim Chương. Đấy nhà thầy xem, tôi am tường chuyện nhà thầy lắm. Vâng, tại chùa Kim Chương đã xảy ra cảnh giành giật nhau một chiếc ghế chân gãy, dưới sự giám sát của một tên giặc khách. Hôm đó nhà thầy có mặt ở chùa Kim Chương hay không? Chắc chắn là phải có mặt rồi. Thầy giữ chức Tham tán, bề mặt là bề tôi của Tân Chính vương nhưng thực tế là bề tôi của Lý Tài. Chữ "trung" của thầy quanh co lắm nhỉ!
Viên Tham tán chậm rãi đáp:
- Kẻ tiểu nhân, bọn đạo tặc, thì nhìn ngay ra cong, nhìn sáng thành tối, đâu thấy được lẽ quyền biến ở đời. Tên giặc khách đó chẳng qua như cái gậy để chống khi leo núi, đôi giày để mang khi bước qua một chỗ lầy lội. Ta không cần ra tay mà hắn tự giết mình, đấy là mệnh trời chứ sức người đâu có đủ để khiến như vậy!
Nguyễn Huệ vội hỏi:
- Lý Tài tự vận ư? Đến lúc này mà nhà thầy còn vẽ vời chuyện hoang đường làm chi? Cả đạo quân Hòa nghĩa của nhà thầy tan tác ở Hóc Môn, hắn không chết rấp đâu đó thì cũng ráng chui rúc lẩn trốn để tìm đường trở lại làm "ngài bảo giá", chứ dại gì mà tự vận.
Viên Tham tán cười nhạt đáp:
- Hóa ra ông chưa biết. Việc này cũng chẳng nên giấu ông làm gì. Tên giặc khách đó chết rồi. Điều đó chắc ông biết, vì nếu chưa chết, hắn đã huênh hoang miệng lưỡi cho tất cả thiên hạ nghe thấy rồi. Nhưng vì sao hắn chết? Điều này chắc chắn ông chưa biết. Ở tận Hóc Môn, đang khi dàn quân đánh với các ông chưa phân thắng bại, Lý Tài thấy có một toán quân cờ xí xa xa từ Cần Giờ kéo đến. Đó là quân của Tống Phước Thận đến tiếp viện. Nhưng lòng dạ bọn đạo tặc nhìn đâu cũng thấy cái xấu, nên Lý Tài tưởng là quân Đông sơn nhân cơ hội đến đâm sau lưng mình. Hắn cho quân Hòa nghĩa giải tán. Nhờ thế quân các ông mới được dịp xông tới, đuổi theo các toán lính đang hoang mang, hỗn loạn. Lý Tài bị bao vây, chỉ có một đường thoát là chạy về phía Ba Giồng. Trời cao có mắt, hắn sợ Đông sơn thì trời xui cho hắn chạy về Ba Giồng nộp mạng cho Đông sơn. Chúng tôi ném chiếc giày bẩn như vậy đấy!
Lòng Huệ rộn rã, nhưng viên tướng trẻ tuổi vẫn giữ được nét mặt điềm nhiên. Với một giọng lơ đãng khinh thường, Huệ gật gù bảo:
- Chết về tay ai thì cũng là chết. Chắc Đỗ Thành Nhân không dành cho tên phản trắc đó một cái chết êm dịu, nhanh chóng đâu. Thôi, hãy để cho hắn yên giấc! Hãy trở lại chuyện nhà thầy. Nhà thầy còn nhớ lời tôi nói với nhà thầy ở Qui Nhơn chứ?
Nguyễn Đăng Trường bậm môi rồi đáp gọn:
- Nhớ!
Huệ cười, rồi nói:
- Tôi cũng nhớ. Tôi đã thưa với nhà thầy: "Tiên sinh đi như thế, chẳng khác nào quay trời đất lộn ngược trở lại, hỏi làm sao được. Tôi chỉ sợ có ngày tiên sinh hối hận thì sự đã muộn lắm rồi".
Trường dõng dạc đáp:
- Tôi cũng nhớ đã đáp lại ông rằng: Bậc đại trượng phu lấy trung hiếu làm đầu. Tôi thờ mẹ tôi, rồi thờ chúa, việc ấy thật quang minh, không có gì đáng hối hận về sau cả!
Huệ tức giận hỏi:
- Nhà thầy bảo quang minh được ư? Nhà thầy học thức bậc ấy, khí tiết bậc ấy, tuổi tác bậc ấy, mà cúi đầu phò tá một tên con nít được Trương Phúc Loan bày cho đủ trò dâm loạn đến nỗi thành kẻ bất lực (Duệ Tôn), sau đó lại cúi đầu phò tá một tên hèn nhát dựa vào sức bọn đầu trộm đuôi cướp để giật ngôi vua, mà còn tự xem là quang minh! Chẳng lẽ đến lúc này mà nhà thầy chưa thấy tâm địa xấu xa của chúng, mà còn bo bo ôm lấy cái chữ trung móp méo nghiêng lệch. Nhà thầy chưa thấy ân hận hay sao?
Viên Tham tán lớn giọng đáp:
- Ta không có gì phải ân hận.
Huệ thất vọng thở dài, rồi chán nản nói:
- Thôi được. Tôi không còn cách nào khác nữa! Thầy sẽ được toại nguyện, một cách êm ái, nhanh chóng.
Trước khi chết Trường mới bắt đầu hoang mang, tự hỏi không biết mấy chữ CHÍNH VỊ, ĐẠI ĐẠO trong sách Mạnh Tử: "Cư thiên hạ chi quảng cư, lập thiên hạ chi chính vị, hành thiên hạ chi đại đạo, đắc chí dữ dân do chi, bất đắc chí độc hành kỳ đạo, phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" có phải đúng là chỗ mình đứng, đường mình đi bao lâu nay không!
(1) Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn, tr 196-197.
(2), (3) Tài liệu viết tay của Sơn Nam
- Em ngồi chỗ cái ghế kia, và ghi chép cẩn thận những điều cần nhớ.
Nhật hiểu Lãng là người thân tín của Huệ, nên hết e ngại, tiếp tục câu chuyện bỏ dở. Hướng về phía Nguyễn Nhạc, Nhật nói:
-... Tâu bệ hạ, chuyện hắn say rượu nói nhảm...
Nhạc cười ha hả, đưa tay ngăn Nhật lại:
- Từ nãy đến giờ anh cứ một điều "bệ hạ" hai điều "bệ hạ". Tôi nghe không quen tai, tưởng đang xem hát bội ngoài đình. Ta tìm cách gọi khác đi.
Nhạc vỗ tay lên trán như cố đánh thức trí nhớ, rồi tiếp:
- Gọi thế nào cho tiện đây, các anh? "Muôn tâu bệ hạ", nghe đúng như trong tuồng. Kỳ lắm. Mình xưng vương cho chính danh để thu phục nhân tâm chứ đâu có ham ba cái mặt nạ hát bội. Ta xưng hô với nhau thế nào đây? Phải rồi. Cứ gọi tôi là Đức Thầy Cả. Đức Thầy Cả! Anh em Tây Sơn thượng đã quen với Đức Thầy Cả từ lâu, nghe được hơn "bệ hạ" nhiều.
Bùi Văn Nhật mau mắn nói:
- Tâu Đức Thầy Cả, nếu cứ để cho hắn tự do đi đây đi đó, nốc rượu vào rồi mượn hơi men chửi bới đủ điều, tôi e...
Nhạc cắt lời Nhật:
- Thôi, anh cứ để mặc lão muốn làm gì thì làm. Lão ức vì cái chức hàm Nguyên nhung chứ gì! Dễ hiểu mà. Mặc kệ lão. Cứ để cho ma men với uất khí giết lão. Ta càng động vào càng mang tiếng mà thôi!
Lãng hiểu Nhạc đang nói về Nguyễn Thung. Anh nhìn khắp phòng, và nhận ra rằng những người có mặt ở đây đang nắm các vai trò nòng cốt của Tây Sơn, số vắng mặt chỉ còn là những cái bóng mờ.
Nguyễn Nhạc nhìn quanh thấy đã đông đủ, liền bảo:
- Chúng ta bắt đầu đi thôi. Anh Nhật. Nói trước đi.
Bùi Văn Nhật cúi đầu chào Tây Sơn vương, khẽ gật chào Lữ và Huệ, rồi mới bắt đầu nói:
- Căn cứ vào giấy tờ sổ sách mà quan Thiếu phó tịch thu ở Gia Định mang về năm ngoái, phối hợp với lời khai của mấy tên tù binh giữ chức Giám quân và Cai bộ, ta có thể nắm được tình hình phòng thủ của Gia Định. Nhìn chung thì số tinh binh không có bao nhiêu. Dinh Trấn Biên được hai mươi thuyền, mỗi thuyền năm mươi người, cộng một ngàn người. Dinh Phiên Trấn cũng hai mươi thuyền cộng một ngàn nữa là hai ngàn. Dinh Long Hồ hai mươi thuyền một ngàn người, tất cả khoảng ba ngàn tinh binh mà thôi. Số đông đảo còn lại là thuộc binh và tạm binh, sổ sách ghi đến trên hai vạn quân thuộc loại này. Tuy ba trấn binh ở Long Hồ đông nhất vì Chúa Nguyễn cần nhiều quân để khống chế Cao Miên và phòng ngừa phía Xiêm La cùng chống lại với bọn vô lại cướp bóc đầy dẫy ở miệt đông nam đó. Số quân phòng thủ Gia Định nói trên là số ghi trong sổ bộ, thực sự nhiều hay ít hơn ta chưa biết được. Nhưng theo tin tức mới nhận được, hiện Chúa Nguyễn chỉ trông cậy vào hai đạo quân: một đạo là quân Đông sơn của tên cựu nội đội Đỗ Thành Nhân đóng ở Ba Giồng khoảng ba ngàn người, đạo kia là bọn phản trắc Hòa nghĩa của Lý Tài, quân số cao hơn, lên đến tám ngàn đóng ở quanh núi Châu Thới - Nếu cộng lại, hai đạo quân Gia Định lên đến mười một ngàn. Nhưng thực tế phải trừ ra chứ không cộng, vì Lý Tài và Đỗ Thành Nhân ghét thù nhau như chó mèo. Lấy tám ngàn trừ ba ngàn, số binh phòng thủ Gia Định sau khi mạng đổi mạng thanh toán nhau xong, chỉ còn trên dưới hai nghìn mà thôi.
Nhạc cười đắc chí, sau đó nghiêm mặt để lưu ý Nhật:
- Anh trừ gọn như vậy có ngày không còn manh giáp mà chạy về đây nữa. Có thể tên cựu thần họ Đỗ với tên phản bội họ Lý thù ghét nhau thực. Họ đã từng đem quân đến thanh toán nhau, ta cũng có nghe chuyện ấy. Hiện Lý Tài mạnh thế hơn, vì đem quân từ Châu Thới về Sài Côn buộc được chúa phải nhường ngôi cho Đông cung. Nhờ vậy nghe đâu hắn được phong chức lớn lắm... cái gì "bảo giá..." đấy.
Bùi Văn Nhật nhắc:
- Bảo giá Đại tướng quân, tâu Đức Thầy Cả!
- À Bảo giá Đại tướng quân. Tên này đúng là loại chọc trời quấy nước đấy! Ba Giồng với Châu Thới cách xa nhau, ta không vào chúng nó có thể hằm hè cắn xé lẫn nhau như anh nói, nhưng ta vào thì lại khác. Lúc đó chúng nó sẽ liên kết nhau để chống ta. Cho nên anh không thể trừ tùy tiện như thế được, mà phải cộng ba nghìn với tám nghìn thành mười một nghìn. Chú Huệ nhớ điều đó nhé!
Huệ gật đầu đáp gọn:
- Vâng.
Nhạc nói tiếp:
- Lần này ta phải diệt cho hết bọn quan quân cùng dòng họ nhà Nguyễn chứ không cốt đánh thử sức như năm ngoái. Ta đã thử sức rồi, và biết chắc hiện ta dư sức để tiêu diệt chúng. Điều quan trọng là làm sao diệt cho nhanh, cho gọn. Ta sẽ chia hai cánh quân: cánh bộ theo đường thiên lý vào đánh bọn Trần Văn Thức và Châu Văn Tiếp. Lại một tên phản bội nữa! Cánh thủy đi thẳng vào cửa Cần Giờ tiến sâu đánh Trấn Biên và Sài Côn. Chú Huệ cầm đầu cánh chủ lực này. Hãy chú ý nghe cho rõ.
Huệ lên tiếng hỏi Nhật:
- Chúng nó phòng thủ các đường trạm và cửa khẩu thế nào?
Bùi Văn Nhật lục tìm một tờ giấy trong ống quyển mang theo, đưa lên đọc lớn:
- Giấy tờ bắt được ở Gia Định còn ghi rõ đây:
Dinh Trấn Biên:
Giữ cửa Tắc Khái quân ba đội, mỗi đội ba thuyền, cộng chín thuyền, mỗi thuyền bốn mươi người, vị chi ba trăm sáu mươi người.
Giữ cửa Cần Giờ, giữ nguồn Đồng Môn, giữ Nước sông đều như thế cả.
Giữ Quảng Hóa năm đội, mỗi đội ba thuyền, cộng mười lăm thuyền, mỗi thuyền bốn mươi tám người, vị chi bảy trăm hai mươi người. Giữ Tuyên Uy, Bà Rịa, Mô Xoài đều thế cả.
Dinh Phiên Trấn:
Giữ cửa Xoài Rạp quân ba đội, mỗi đội ba thuyền, mỗi thuyền bốn mươi người, cộng ba trăm sáu mươi người.
Giữ cửa Đồng Tranh, cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Bà Lai đều thế cả.
Giữ Trường Đồn ở Mỹ Tho năm đội, mỗi đội ba thuyền, mỗi thuyền bốn mươi tám người, cộng bảy trăm hai mươi người. Giữ Đường Sử, nguồn Ba Can cũng thế (1) .
Huệ sốt ruột, chờ Nhật đọc xong liền hỏi:
- Đó là những con số trong sổ sách từ trước khi ta đánh Gia Định lần đầu. Bây giờ chắc chắn đã đổi khác chứ?
Nhật hơi lúng túng, nhưng đáp bừa:
- Nếu có đổi khác thì lưới phòng thủ Gia Định kém hơn những điều ghi trong sổ sách. Sau vụ thay bậc đổi ngôi, bọn chức sắc và quan võ ở địa phương phải ngơ ngác, dùng dằng, chờ xem bên trên ngã ngũ ra sao hãy tính. Việc canh phòng chắc chắn phải trễ tràng. Hàng ngũ tuy còn đó nhưng có biến là rã. Thực lực Gia Định chỉ thu lại trong hai đạo quân Hòa nghĩa và Đông sơn mà thôi!
Nhạc gật gù ra vẻ đồng ý với Nhật, nhưng vẫn nói dè dặt:
- Anh lại xem nhẹ chúng nó rồi! Chú Huệ chịu trách nhiệm lớn chuyến này phải tính kỹ từng đường đi nước bước mới được.
Nguyễn Huệ đáp:
- Vâng ạ.
Rồi quay hỏi Bùi Văn Nhật:
- Quan Hình bộ có thêm được nguồn tin nào mới không?
Bùi Văn Nhật reo mừng:
- Có chứ. Để tôi bảo chúng nó dẫn viên Ký lục vào.
*
* *
Với một giọng run run vì sợ hãi, lâu lâu ngắt quãng vì những tiếng tằng hắng và nói lắp, viên Ký lục tù binh từng làm việc lâu năm ở Gia Định trả lời các câu hỏi của Huệ về đường sông dẫn từ cửa Cần Giờ vào đến Bến Nghé. Khi Tây Sơn vương hỏi vì sao gọi là Bến Nghé, viên Ký lục giải thích:
- Nghé là tiếng cá sấu kêu. Ta còn gọi là cá sấu nghé, vì sấu kêu giống như tiếng nghé ngọ của trâu con. Sông rạch miệt trong còn có nhiều sấu nên gọi là Bến Nghé. Để cho văn chương hơn, còn đặt tên chữ là Ngưu tân, Ngưu chử.
Huệ thắc mắc hỏi: - Ghe thuyền từ Bến Nghé ra cửa Cần Giờ có khó không?
Tên tù binh đáp:
- Từ khu vực rừng Sác mà sông Lòng Tàu chảy qua, sông rạch chằng chịt nhưng chỉ riêng có sông Lòng Tàu là có cái lạch sâu, tàu thuyền qua lại được rất dễ dàng.
Nhạc quay lại hỏi:
- Sao lại gọi rừng Sác. Sác hay xác?
- Dạ Sác. Sác là tiếng nôm gọi rừng nước mặn trên các bãi sình lầy. Cây đước, cây vẹt, cây su mọc tràn lan sum suê trên các bãi lầy ấy. Dân đốn củi ở Bến Nghé thường chèo ghe vào rừng sác đốn củi đước về nấu bếp. Bọn chuyên nghiệp thì lập thành vạn, chịu thuế cho nhà chúa, thường gọi là Sài tân. Cây rừng sác không cao lớn như ở Cà Mau nhưng chắc thịt, hầm than hoặc làm củi đều rất đượm.
Huệ chỉ chú ý phần địa thế,nên vội hỏi thêm:
- Hai bên sông rạch ở rừng Sác có nhiều dân cư không? Chúng nó có cướp phá ghe thuyền đi lại trên sông Lòng Tàu không?
- Dạ dân cư thưa thớt lắm. Sông Lòng Tàu đổ vào sông Ngã Bảy, rồi ra cửa Cần Giờ. Hai bên bờ chỉ có vài xóm nhỏ rải rác, hoặc đôi ba căn chòi tranh trên bờ mà thôi. Đấy là vùng đất chỉ có dân đánh cá, săn thú và đốn củi sống được, còn dân làm ruộng thì không đến vùng ấy làm gì vì nước mặn. Do đó địa danh cả vùng đều nôm na, chẳng hạn xóm Ăn Thịt, Cát Lái lớn, Cát Lái bé, ngã ba Chó Tru, tắt Ăn Tết.
Nhạc lại hỏi:
- Tắt? Tắt là cái gì?
Tên tù binh lễ phép giải thích:
- Dạ thưa tắt là con rạch ngắn nối liền hai con rạch khác chảy song song, nơi giáp mối là một ngã ba chứ không phải ngã tư. Bến Nghé nhiều sông rạch nên có nhiều tắt. Nào tắt Ăn Tết, tắt ổ Cu, tắt Ăn Chè, tắt Quanh Quẹo lại còn rạch Cá Đao, rạch So Đũa, rạch Gành Hào, rạch Bãi Bùn, rạch Hốc Hỏa, rạch Nằm Bếp. Cả phòng nghe những tên lạ đồng ồ lên cười.
Nhạc thích thú nhất, cười ha hả, trong cơn thích thú, Tây Sơn vương trở nên rộng lượng. Nhạc hỏi tên tù binh:
- Anh có gia đình chưa?
Viên Ký lục rụt rè đáp:
- Dạ có rồi.
- Mấy con?
- Dạ bốn.
- Cha mẹ còn sống hay chết?
- Dạ chỉ còn một mẹ già. Vợ tôi ốm yếu, sợ không nuôi nổi mấy miệng ăn.
Nhạc ngạc nhiên hỏi:
- Ta nghe trong đó đồng ruộng phì nhiêu lắm mà!
Tên tù binh đáp:
- Dạ sự thực có vậy. Nhưng muốn làm ruộng phải có vốn khai hoang. Vay thì mùa đến lúa chui vào kho của Hoa kiều hết. Làm ruộng mướn thì vào kho điền chủ. Vả lại gia đình tôi ở Cù lao phố. Buôn bán nhỏ qua ngày, muốn đủ sống phải tranh thương với các phố khách.
Tây Sơn vương cười nhỏ, rồi bảo:
-Thôi được. Chuyến này ta cho chú hồi hương. Được chưa! Chú Huệ. Ta giao cho chú đấy. Muốn biết thêm những tắt những rạch những sác gì gì đấy, chú cứ hỏi ông Ký lục này. Kể từ bây giờ, ông không phải là tù phạm nữa. Ông là Ký lục của triều Tây Sơn, nhớ chưa!
*
* *
Vì được Huệ giao cho một việc gần giống như chép "nhật ký chiến dịch" nên Lãng ghi được, chẳng những các sự kiện lịch sử, mà còn ghi cả những xúc động mãnh liệt sâu đậm của mình trong chuyến vượt biển nam tiến lần đầu trong đời.
Trong chuyến chỉ huy của Huệ có một số ngư dân trước đây ở Gia Định có thuyền bị trưng dụng chở thóc ra Qui Nhơn năm trước. Họ giữ vai trò hướng đạo của chuyến hải hành. Lãng tìm đến hỏi han họ về đời sống ở Bến Nghé, nhất là đời sống trên các kinh rạch nước đục len lỏi dưới bóng những cây dà, cây đước, cây su, cây vẹt, đời sống rộn rã đơn giản nhưng cũng đầy cam go giữa những bầy sấu dưới sình lầy, cọp ra đến tận chợ, muỗi mòng hàng đàn bay đen dưới những tàn lá rậm che kín mặt trời. Từ nhỏ đến lớn, Lãng chỉ sống ở miền núi và đồng bằng, nên anh háo hức tìm hiểu thứ đời sống trôi nổi trên các mặt sông.
Cho nên, Huệ sẽ ngạc nhiên nếu đọc thấy từ những trang đầu của cuốn nhật ký chiến dịch, Lãng đã chép lời giải thích của các bác thuyền chài Gia Định về các kiểu chèo, kiểu ghe.
Lãng đã chép như sau:
"Kiểu chèo:
Nước xuôi đi thong thả thì chèo mái dài, nước ngược chảy xiết thì chèo mái cuốc (chặt xuống nhanh gọn như cuốc đất). Ở nơi có nước xoáy thì nạy hoặc kéo tức là đứng sát cột chèo mà xoay tròn, mái chèo thọc thẳng đứng xuống nước.
Chèo mái một là bỏ xuống dở lên từng động tác không rà.
Chèo bán tức là bỏ mái chèo xuống nước phân hai, nghiêng nghiêng. Chèo rà là rà thường trực mái chèo, không đưa lên khỏi mặt nước.
Gác chèo, lột chèo là dừng lại, nghỉ luôn cặp bến, hoặc thuận gió chỉ dùng buồm.
Kiểu ghe:
Ghe cửa ở đồng bằng Bến Nghé nhỏ, mũi nhọn, có thể chạy buồm vững vàng ra cửa sông rồi men theo bờ biển.
Ghe bản lồng còn gọi ghe lồng có mui, trong hầm ghe ngăn ra từng ô nhỏ để phân chia các mặt hàng.
Ghe hàng bổ là kiểu bản lồng nhỏ, chở hàng hóa nội địa.
Ghe cui coi thô sơ, bằng ở mũi và ở lái, dùng chở củi, chở lá lợp nhà.
Ghe giàn là loại ghe lớn, hai bên hông đâm thêm cánh cho cao để chở thêm hàng hóa.
Ghe lườn (độc mộc) mua dễ dàng với giá rẻ từ Cao Mên, thêm hai be thì gọi là ghe be.
Người giàu có thì đi ghe diểu, chạm trổ khéo léo ở mũi và lái, kèo mui lắm khi sơn son thếp vàng, bên trong lót ván trơn bóng có chỗ nấu nước pha trà và tiện nghi hút á phiện.
Các chức sắc cao sang thì đi ghe hầu có lính chèo.
Ghe bè làm bằng cây trong toàn thân chiếc ghe chứa hàng hóa có mui bao phủ như cái bè, người chèo chống di chuyển trên mui. Đây là loại ghe chuyên chở lớn..." (2).
Anh cũng ghi cả lời viên Ký lục mô tả địa thế Bến Nghé để giúp cho Nguyễn Huệ dễ dàng chuẩn bị các lối dàn trận, phân công sắp đến. Nguyên văn lời chép trong cuốn nhật ký như sau:
"Bến Nghé ở vào vị trí thuận lợi: sát bờ biển vì tiếp giáp với bãi nước mặn chạy dài xuống rừng sác, ở lằn ranh đất cao từ cao nguyên đổ xuống, lại tiếp giáp với một đồng bằng rộng lớn phía đông nam. Nhờ vậy Bến Nghé liên lạc dễ dàng ra trung, lên cao nguyên, có đường thủy và đường bộ qua Cao Mên và xuống đồng bằng phì nhiêu dễ dàng qua hệ thống sông rạch chằng chịt. Bến Nghé lại ăn thông với biển Đông dễ dàng qua sông Lòng Tàu, một lạch nước sâu và rộng khỏi phải nạo vét thường xuyên, quanh năm không có sương mù.
Chịu ảnh hưởng nước mặn vào mùa nắng nên dân cư thường sinh sống trên các giồng đất cao, ở đó mạch nước ngọt đủ cung cấp cho nhu cầu. Chưa bao giờ xảy ra lụt lội đến nỗi nước tràn bờ tàn phá mùa màng nhà cửa như các con sông miền bắc và trung. Cũng chưa từng hứng chịu những trận bão đáng gọi là bão. Đồn trại phòng thủ và phố xá thường lập ở các vùng đất gò và các bến sông.
Phía bắc của vùng Bến Nghé là những gò nổng. Đất cao chạy từ Gò Vấp xuống rạch Thị Nghè, gò Tân Định rồi theo mé sông chạy đến bến ghe.Điểm cao nhất ở phía nam rạch Thị Nghè nơi lập đồn Dinh, từ lâu là căn cứ quân sự quan trọng nhất trong vùng. Phần đất cao còn lại thì dân trưng chiếm chia làng lập chợ và phố, nhà cửa ở chen lộn, đường sá chỗ cong chỗ thẳng theo tự nhiên chứ chưa chỉnh đốn cho thành biên bức ngay hàng.
Về phía tây còn vị trí cao khác là khu đồng tập trận. Phía tây nam có gò Tân Triêm cũng là đất tốt vào bậc nhất. Ở đây mội nước từ lòng đất tươm lên nên hai bên đường Nước nhĩ, cây cối um tùm làm thành một nơi hóng mát đông đúc. Phú Thọ cũng là đất cao, tên chữ là Cẩm Sơn, gọi nôm na là Cẩm Đệm. Mùa xuân nền cỏ xanh như gấm mượt, điểm nhiều hoa dại trông như một bức tranh thêu. Rồi đến gò Cây Mai xanh rờn, mấy cây mai bông trắng loại đại thọ giống như cây mù u, tao nhân mặc khách thường đến đây ngắm cảnh làm thơ. Gò Cây Mai cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây gòn.
Qua rạch ông Buông về phía bắc thì biên giới phía tây nam giáp với một vùng đất chạy dài đến tận Cà Mau. Chân trời thấp, phẳng lì, rải rác từng giồng không bị ngập vào mùa mưa như những hòn đảo nhỏ chen chúc vườn xoài và bờ tre.
Song song với vùng đất gò vừa kể, ở phía nam Bến Nghé, dọc theo bờ rạch vàm Bến Nghé là vùng đất thấp. Ranh giới của hai vùng đất này là con đường ăn thông từ khu phố lập quanh đồn Dinh đến Sài Côn.
Nếu những gò đất ở phía bắc có khung cảnh thực vật giống y như vùng Bà Rịa thì bên bờ rạch phía nam, khung cảnh giống y như đất sình lầy ở Rạch Giá, Cà Mau. Nước mặn vào mùa nắng. Cây bần, cây tràm, bình bát, ô rô, cóc kèn, mái dầu mọc đầy trên các bãi bùn. Dưới nước có nhiều cua biển, cá đối, cá thòi lòi. Nhiều con rạch ngắn đổ xuống vàm Bến Nghé từ các gò đất cao như gò Tân Triêm, Phú Lâm, nhiều xóm nhà buôn bán ở bờ vàm như ở cầu Ông Lãnh, rạch Bần, cầu Kho... ở khu phố Sài Côn (Chợ Lớn ngày nay) chằng chịt sông rạch, việc mua bán đi lại đều dùng ghe xuồng.
Khu vực quan trọng nhất của Bến Nghé là ở mé sông. Phố khách tường xây mái ngói san sát, ghe thuyền chen chúc, kẻ bán người mua tấp nập còn hơn cả cửa Hội". (3)
*
* *
Trong tập nhật ký của Lãng, mãi về sau mới có những ghi chú liên quan đến chiến trường, viết theo lối kể biên niên như các sách sử ký Lãng đã học. Tuy nhiên, đây đó, Lãng có chêm vào những cảm nghĩ riêng của mình, cho nên tập nhật ký không chỉ là tấm gương soi một giai đoạn lịch sử, mà phản chiếu đầy đủ tâm tình của Lãng trước cuộc nam chinh đẫm máu ấy. Lãng đã ghi:
Ngày... tháng Ba năm Đinh Dậu.
Đại quân vào cửa Cần Giờ lúc sắp tối. Trừ những người đã tham dự cuộc tấn công năm ngoái và các dân chài người Gia Định, những người còn lại hết sức kinh ngạc trước nhiều cảnh lạ mắt mới được thấy lần đầu. Cửa sông mênh mông nước đục, từng dề bèo bềnh bồng khi kết thì thành những cù lao mầu biếc trôi nổi, khi tán thì nhấp nhô lạc lõng trên các đợt sóng bạc. Mặt trời đỏ ối chìm dần ở đường chân trời típ tắp, cảnh hoang vu của nước và trời khiến mọi người có cảm giác hãnh diện được đặt chân lần đầu tiên đến vùng đất trinh nguyên của tạo hóa. Sóng dập tí tách vào mạn thuyền như hớn hở reo vui được gặp sinh vật lạ mắt lần đầu tới đây.
Trong thuyền tiếng lao xao bàn tán không ngớt. Nhiều người bỏ mâm cơm tối, bưng bát ra khỏi mui thuyền đê mê ngắm cảnh mặt trời lặn. Một người hỏi tôi: Núi đâu cả rồi? Tôi chỉ rặng núi xanh ở mặt đông. Người đó cãi lại: Nhưng ở phía này phẳng lì như trải chiếu. Khi thuyền ép sát vào mép bờ, mấy bác lái thuyền hãnh diện trỏ từng loại cây mà đọc tên. Nhiều người cười phá vô tư khi nghe những cái tên lạ như ô rô, cóc kèn.
Đoàn chiến thuyền vào hết trong cửa sông thì trời tối hẳn.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Đến sông Ngã Bảy. Thuyền đi chậm lại. Rừng Sác đây rồi. Lệnh truyền chuẩn bị khí giới sẵn sàng đề phòng các cuộc phục kích từ những cửa rạch chằng chịt. Xuồng nhỏ được thả xuống nước, mỗi xuồng chỉ chứa gọn bốn năm quân chèo dọc theo những khóm cây thấp dọc bờ sông để dò đường. Cuộc họp ở ban tham mưu trong khoang chính kéo dài từ giờ hợi đến quá ngọ vẫn chưa xong. Tinh thần quân sĩ hết sức hăng hái và kỷ luật.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Vài xuồng dò đường bắt được vài cụm bối (bọn ăn cướp trên sông). Chúng khai cả Gia Định đang hỗn loạn, mạnh ai nấy tìm cách thoát thân. Chúng cũng vậy. Tuy nhiên chúng giấu một điều là đã cướp được khá nhiều của cải, lương thực của các ghe tản cư. Chỉ cần đe vài câu chúng đã van lạy xin làm người dẫn đường cho ba quân. Nhiều tên không nói được tiếng nam.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Mới tảng sáng đã đụng trận. Nhỏ thôi. Nhờ pháo hiệu mà đại quân biết có phục kích ở một ngã ba chỗ con rạch khá lớn đổ ra sông. Khỏi phải nhọc lòng nhờ đến các thuyền chiến lớn! Anh em quân sĩ giỏi lặn đã bất ngờ trồi lên khỏi mặt nước kéo bọn lính Gia Định xuống trấn nước. Một tên tù binh quần áo ướt lấm vừa run lập cập vừa khai rằng quân Lý Tài đã chuẩn bị lực lượng để phòng giữ Sài Côn. Chúa thì dẫn một toán quân bộ đón đường quân Tây Sơn ở mặt bắc. Hỏi về quân Đông sơn ở Ba Giồng, hắn không biết gì!
Có một điều tôi vẫn thắc mắc là các toán quân Gia Định đóng ở các cửa khẩu hoặc đồn trại dọc sông biến đi đâu không thấy bóng dáng. Theo quan Binh bộ Bùi Văn Nhật thì có ba đội quân, mỗi đội ba thuyền, mỗi thuyền bốn mươi người vị chi ba trăm sáu mươi người giữ nhiệm vụ canh phòng cửa khẩu. Gần bốn trăm binh với chiến thuyền đầy đủ không phải là một lực lượng nhỏ yếu. Chúng nó biến đi đâu. Có lẽ đúng như quan Binh bộ nói: sau cuộc thay bậc đổi ngôi ở Gia Định, tâm thần hoảng loạn, chúng nhìn trước nhìn sau chỉ chờ có biến là quăng chèo bỏ giáo tháo thân. Không hiểu như vậy thì giải thích sao được các vụ chống cự yếu ớt suốt dọc bờ sông hoang vu rậm rạp rất thuận lợi cho các cuộc phục kích.
Buổi chiều cùng ngày.
Vừa nhận được tin chiến thắng của đạo quân bộ. Sau khi theo đường núi đánh phá khắp một dải từ Phú Yên vào đến Bình Thuận để hoàn toàn cô lập Gia Định với quân cứu viện của Trần Văn Thức và Châu Văn Tiếp, quân bộ đã vào đến Trấn Biên. Quân Chúa Nguyễn ở Mô Xoài và Đồng Môn tan hàng rã ngũ sau vài cuộc giao tranh ngắn. Chúa (Tân Chính vương) chưa kịp chỉnh đốn đội ngũ thì quân ta đã ào ạt tấn công Trấn Biên. Địch bị thiệt hại nặng nề. Ta giết được một tên phó Tiết chế tên Nguyễn Cửu Tuấn và tên Chưởng trường đà Nguyễn Đại Lữ. Có lệnh đại tấn công vào thành Gia Định ngay sau khi quân sĩ ăn xong cơm chiều.
Buổi tối cùng ngày.
Khoảng một phần ba chiến thuyền đậu y nguyên vị trí cũ, đèn đuốc thắp sáng cả một khúc sông. Chẳng những thế, có lệnh cho tự do hò reo, hát bội, gõ ván, khua chèo, náo nhiệt để đánh lạc hướng địch. Trong lúc đó, số chiến thuyền còn lại lặng lẽ tắt đèn tiến thẳng về Bến Nghé. Đêm tối mịt mù, thuyền sau không thấy thuyền trước. Lái thuyền cứ theo tiếng mái chèo phía trước mà định hướng bát hay hướng cạy. Nước triều lên cao đẩy thêm cho thuyền tiến nhanh hơn. Lòng trời đã chiều theo lòng người rồi đây! Muốn ghi cho đủ cảm giác nôn nao mênh mang nhưng đầu óc cứ bừng bừng, không đủ bình tĩnh ngồi viết nữa. Trong khoang chỉ huy, có tiếng chân đi lại nặng bước làm lung lay tấm ván kê tập giấy. Tiếng ồn ào chia tay. Các tướng lãnh đã nhận nhiệm vụ xuống xuồng nhỏ trở về đơn vị của mình. Hồi hộp quá. Chắc chắn cuộc tấn công xảy ra ngay đêm nay.
Ngày... tháng Ba năm Đinh Dậu.
Đại tấn công thành Gia Định từ nửa đêm hôm qua. Nước triều dâng cao quá tầm bãi chông nên các xuồng đổ bộ vào bờ an toàn. Súng lớn của địch bắn ra đến tận đây, phần lớn đạn đều rơi xuống nước. Hai chiến thuyền phía sau bị cháy nhưng bên đó dập tắt kịp ngọn lửa. Chủ tướng Nguyễn Huệ đã xuống xuồng đổ bộ ngay từ đợt đầu, hướng chính phải chiếm là mặt nam rạch Thị Nghè. Quân thủ thành (tin cho biết là Hòa nghĩa quân của Lý Tài) chống cự mãnh liệt (không biết anh Chinh có mặt trong đó không). Quá trưa ta đánh thủng được mặt tây nam nhờ cánh quân đi vòng qua ngả gò Tân Triêm. Quân Hòa nghĩa hoảng, bắt đầu núng thế. Khi thấy một toán cứu viện của địch từ Biên Hòa kéo đến, chủ tướng ra lệnh phải hạ thành bằng bất cứ giá nào trước khi trời tối. Đến giờ dậu ta hoàn toàn chiếm được thành. Tàn quân địch tháo chạy về phía tây bắc, tức là ra Hóc Môn.
Ngày... tháng Ba Đinh Dậu.
Tư khấu Uy cho quân về thành báo tin đã đánh bại được đám tàn quân địch ở Hóc Môn, nhưng chiến công chưa được trọn vẹn vì không biết được Lý Tài, Tân Chính vương và Thái Thượng vương (Duệ Tôn). Phía ta Tuần sát Huyên bị tử trận.
Chủ tướng cho lệnh thu quân để chỉnh đốn đội ngũ. Cuộc đánh chiếm thành Gia Định hoàn tất.
*
* *
Lãng cũng có ghi lại từng đoạn rời về cảnh Bến Nghé sau khi quân Tây Sơn đã chiếm được thành: (chữ Hán dịch Nôm)
* Dân chúng tụ họp cất nhà quanh những khu chợ và gò đất cao. Mà chợ thì lập ngay trên bến ghe, dọc theo các bờ rạch lớn và bờ sông. Hai khu phố nhà cửa san sát tường xây mái ngói có vẻ giàu có nhất là: Khu chợ ở hai bên rạch Sa Ngư và khu chợ Sài Côn dọc hai bên con đường nối liền vùng Thị Nghè với Phú Lâm. Chưa bao giờ tôi thấy phố xá giàu có và đông đúc như vậy. Nhưng khi chúng tôi vào, thì cửa nhà nào cũng đóng kín. Đằng sau những cánh cửa lớn mở he hé vừa đủ để len lén nhìn ra ngoài đường vắng hoặc đằng sau những cánh cửa sổ nhỏ có che rèm, tôi biết chỉ còn những ông già bà cả, con nít và phụ nữ lam lũ đứng tuổi ở lại. Trai tráng đã trốn đi để khỏi trở thành lính Hòa nghĩa hoặc kẻ bị tình nghi là lính Hòa nghĩa. Cho nên phía sau cái bề mặt lặng lẽ, buồn hiu của một vùng phố vừa đổi chủ, biết bao nhiêu nỗi lo âu, hồi hộp, biết bao nhiêu nỗi run sợ vì những rủi may bất trắc của thời loạn. Chắc chắn người ta sợ đến cả tiếng tim đập và tiếng thở của mình. Những điều ấy dễ đoán thôi, vì là qui luật chung của đời sống thời loạn!
Tôi cũng đã chứng kiến những cảnh khác của cái qui luật khắc nghiệt ấy và có báo lại với anh Phụ chính (Nguyễn Huệ). Sau một thời gian quá ngắn (đủ để những kẻ bạo gan hết bàng hoàng), bọn hôi của bắt đầu hoành hành. Đầu tiên chúng ăn trộm của cải những nhà lân cận đã tản cư bỏ lại căn nhà trống, và chỉ khuân về nhà mình những thứ lặt vặt cần thiết và dễ giấu. Nhưng hành nghề đạo tặc cơ hội được ít lâu, chúng nổi lòng tham, và trở nên táo tợn hơn. Phạm vi hoạt động của chúng mở rộng. Chúng cướp của cải cả ở những nhà có chủ. Chủ nhà biết mặt biết tên chúng mà không dám tố cáo. Lính Tây Sơn ở xa, còn mũi đao của bọn trộm cướp thì kề sát lưng. Sự khôn ngoan khuyên họ giữ im lặng, làm như không thấy bọn trộm khuân đồ đạc của mình bằng cách giả vờ ngủ, hay lánh mặt đi. Phải thật lâu về sau, khi bọn cướp đã bị chém bêu đầu giữa chợ, các nạn nhân mới dám thì thào kể lại những thứ họ bị cướp mất.
Một điều thật bất ngờ đã xảy ra sáng hôm nay. Sau một đêm căng thẳng vì đe dọa của bất trắc, Bến Nghé thức dậy đã thấy cờ đào phất phới trên từng mái nhà. Cả đến chúng tôi cũng kinh ngạc. Chúng tôi đã kịp ra lệnh cho dân chúng may cờ đỏ để treo trước từng nhà đâu! Thế mà tại sao đâu đâu cũng phất phới cờ đào cả?
Về sau truy ra mới biết có một bọn lưu manh may cờ Tây Sơn, đem đến bán từng nhà với một giá cắt cổ. Ai dám từ chối nào? Không mua cờ Tây Sơn tức là đồng đảng của quân Hòa nghĩa. Lại thêm anh là Hoa kiều; một chứng cớ nữa để buộc tội anh! Vụ bán cờ nhanh chóng lan ra như một trận dịch, và tạo nên biến cố bất ngờ!
Đã có nghiêm lệnh loan cho dân chúng phải tố cáo và dẫn nộp bọn quan quân Chúa Nguyến còn ẩn nấp trốn tránh trong nhà, ai cố ý nuôi dưỡng che giấu chúng sẽ bị nghiêm trị. Đồng thời để tạo sinh hoạt bình thường, lệnh bắt buộc các chủ phố phải mở cửa buôn bán trở lại.
Lệnh trên được tuân hành răm rắp, nhưng tuân hành có một nửa. Cửa phố mở một cánh đóng một cánh, hàng hóa bày ra chỉ là những thứ lặt vặt không có giá trị. Tuy thế, chỉ trong vòng một buổi sáng, những cửa hàng bán chao, bán mắm, bán muối, bán củi bị tràn ngập. Người ta chen chúc giành giật nhau một hũ chao hôi hay một túi muối nhỏ. Giá bao nhiêu cũng mua.
Bọn vô lại giở thêm mánh mới. Chúng giả làm lính Tây Sơn (điều này quá dễ, vì chúng tôi ăn mặc lôi thôi, có gì mặc nấy, đi chân đất cầm giáo), đến các cửa hàng giàu có bảo có người tố cáo nhà này có chứa lính Hòa nghĩa. Chúng xô cửa vào nhà để khám xét, và chỉ bỏ đi sau khi chủ nhà nộp cho chúng tiền bạc hoặc sau khi chúng cướp được những thứ khá đắt giá. Riêng một mình tôi không thôi, đã nhận được hàng chục đơn tố cáo bọn cướp làm ăn theo cách đó.
* Một số khá đông quan quân chế độ cũ bị dẫn đến giao nộp. Quá nửa số này bị tố cáo oan vì tư thù. Số còn lại gồm bọn lính Hòa nghĩa bị thương. Không chạy kịp, hoặc bọn ăn quịt say rượu có "thành tích" mà các chủ quán rượu nhớ mặt. Một số nhỏ là bọn Ký lục chậm chân. Thân nhân những người bị bắt thất thểu dắt díu nhau theo chồng, theo cha, anh, em... một đoạn xa, như đi đưa đám táng.
* Phố xá đã lấy được đôi chút sinh khí. Cửa lớn từng nhà đã mở rộng, trừ nhà vô chủ. Nhờ vậy chúng tôi thấy số gia đình có điều kiện tản cư chạy loạn trước khi chúng tôi đến đây không nhiều. Họ thuộc vào hạng giàu có, sẵn ghe thuyền và thế lực. Nghe đâu giá một chiếc ghe loại trung đã tăng gấp mười lần bình thường.
Để anh em quân sĩ Tây Sơn bớt căng thẳng tinh thần sau giai đoạn mệt nhọc nguy hiểm, đã có lệnh cho phép từng toán trên mười người đi dạo phố chung với nhau. Sở dĩ phải buộc đi thành từng toán đông đảo, là vì đã xảy ra những vụ ám sát, bắt cóc hoặc phục kích lẻ tẻ ở các góc phố hẹp, quanh co. Thế là lần đầu tiên nhiều người dân nghèo chân đất ở Qui Nhơn có dịp nhìn ngắm một thành phố giàu có ở vùng cực nam xa xôi, và lần đầu tiên dân Gia Định được nhìn thật gần (mà không còn phải nem nép sợ hãi) những người lính ăn mặc đơn giản, đi chân không, mặt mày hiền hậu, tay cầm giáo, đi lại giữa hai dãy phố ngói, gặp gì cũng trầm trồ bàn tán, nhìn ai cũng kinh ngạc thích thú. Đến đâu họ cũng hỏi trái này là trái gì, món này giá bao nhiêu. Tuy chủ phố đã hạ thấp giá hàng xuống còn phân nửa, họ vẫn bần thần suy nghĩ, xì xào bàn tán với nhau thật lâu rồi lắc đầu bỏ đi với vẻ tiếc nuối.
Dân Gia Định kinh ngạc hơn hết là vẻ hiền hòa, và tinh thần kỷ luật của họ. Thật khác xa với bọn Hòa nghĩa hay Đông sơn. Họ hiền hòa đến nỗi dân Gia Định đâm hoài nghi, không tin những con người này là những kẻ đã khiến quan quân nhà Nguyễn khiếp vía chạy dài. Họ không biết, hoặc không nhớ rằng quân Hòa nghĩa đã từng ở trong hàng ngũ Tây Sơn trước khi trở mặt phản bội, kéo vào đất này. Nhớ đến ý kiến của anh Huệ về quá trình thanh lọc của lịch sử, thấy đúng quá!
Quá trình đó sẽ tiếp tục. Phải tiếp tục, vì không phải toán quân Tây Sơn nào cũng hiền hậu, kỷ luật cả. Cũng có người to tiếng đe dọa để mua hàng với giá rẻ mạt. Cũng có người ham sắc mà bị giết thả trôi sông mất xác. Nhưng số đó quá ít ỏi. Đó là điều đáng mừng!
*
* *
Chợ Tân Kiểng là một chợ thuộc loại lớn của vùng Sài Côn. Chợ nhóm rất đông đúc lại nhiều mặt hàng, quanh chợ là vườn tre cây cối um tùm, ngày Tết nổi danh khắp Gia Định vì những giàn đu tiên (kiểu như cái xe đạp nước khá to, rộng vành, có treo đong đưa chừng sáu chiếc ghế, mỗi ghế một người ngồi. Bánh xa xoay tròn, ai ở dưới sát đất thì đạp mạnh lấy trớn cho bánh xa quay không ngừng. Người quay đu tiên thường phải mặc quần áo thật đẹp đẽ). Chính tại chợ này mà Nguyễn Đăng Trường quan Tham tán của Tân Chính vương bị Tây Sơn bắt, khi ông giả dạng làm một thầy thuốc bắc vào chợ dò la tình hình địch.
Chức vụ quan trọng của ông khiến Trường bị giải ngay đến gặp Nguyễn Huệ. Quan Phụ chính nhớ ngay nhà nho khí khái mình đã không thuyết phục nổi ở Qui Nhơn. Huệ sai Lãng bưng cái ghế bọc gấm của phủ Gia Định cũ ra mời viên Tham tán ngồi, lại sai lính hầu mang trà ngon ra mời. Lính áp giải sợ sẩy mất một tù binh quan trọng nên cột tay Trường hơi chặt. Máu bầm tụ thành một vòng sẫm tím ở hai cổ tay. Tuy đau buốt và mệt nhoài, Trường vẫn cố lấy hết can đảm và khí tiết để ngồi thẳng lưng trên ghế, đường hoàng đưa tay nhận chén trà Huệ rót mời. Mùi trà Tàu hảo hạng khiến Trường tỉnh táo, bình tĩnh hơn. Cho nên khi Huệ hỏi:
- Nhà thầy vẫn mạnh giỏi đấy chứ?
Viên Tham tán đáp với giọng sang sảng, gần như thách đố:
- Có bao giờ tôi đau yếu đâu! Cảm ơn ông, lúc nào tôi cũng mạnh.
Huệ cười mỉm, rồi hỏi:
- Ngài Bảo giá Đại tướng quân của nhà thầy ra sao? Nghe nói nhà thầy vào đây làm quân sư cho tướng quân phải không? Kể ra nhà thầy cũng khéo chọn người để phò tá đấy chứ!
Trường tức giận vì bị sỉ nhục, nhưng vẫn gắng bình tĩnh đáp:
- Tôi vào đây để làm tôi trung của chúa, chứ không làm quân sư cho tên giặc khách. Đấng trượng phu thà chết chứ không hầu hạ bọn giặc nào, dù giặc khách hay giặc nam.
Tai Nguyễn Huệ đỏ lên, nhưng ánh mắt vẫn long lanh thích thú, miệng vẫn mỉm cười. Huệ nói:
- Nhà thầy quanh co làm chi! Tân Chính vương phong cho Lý Tài chức Bảo giá Đại tướng quân vì nhờ có tên giặc khách tráo trở đó mới cướp được cái ngôi vua lung lay của Duệ Tôn ở chùa Kim Chương. Đấy nhà thầy xem, tôi am tường chuyện nhà thầy lắm. Vâng, tại chùa Kim Chương đã xảy ra cảnh giành giật nhau một chiếc ghế chân gãy, dưới sự giám sát của một tên giặc khách. Hôm đó nhà thầy có mặt ở chùa Kim Chương hay không? Chắc chắn là phải có mặt rồi. Thầy giữ chức Tham tán, bề mặt là bề tôi của Tân Chính vương nhưng thực tế là bề tôi của Lý Tài. Chữ "trung" của thầy quanh co lắm nhỉ!
Viên Tham tán chậm rãi đáp:
- Kẻ tiểu nhân, bọn đạo tặc, thì nhìn ngay ra cong, nhìn sáng thành tối, đâu thấy được lẽ quyền biến ở đời. Tên giặc khách đó chẳng qua như cái gậy để chống khi leo núi, đôi giày để mang khi bước qua một chỗ lầy lội. Ta không cần ra tay mà hắn tự giết mình, đấy là mệnh trời chứ sức người đâu có đủ để khiến như vậy!
Nguyễn Huệ vội hỏi:
- Lý Tài tự vận ư? Đến lúc này mà nhà thầy còn vẽ vời chuyện hoang đường làm chi? Cả đạo quân Hòa nghĩa của nhà thầy tan tác ở Hóc Môn, hắn không chết rấp đâu đó thì cũng ráng chui rúc lẩn trốn để tìm đường trở lại làm "ngài bảo giá", chứ dại gì mà tự vận.
Viên Tham tán cười nhạt đáp:
- Hóa ra ông chưa biết. Việc này cũng chẳng nên giấu ông làm gì. Tên giặc khách đó chết rồi. Điều đó chắc ông biết, vì nếu chưa chết, hắn đã huênh hoang miệng lưỡi cho tất cả thiên hạ nghe thấy rồi. Nhưng vì sao hắn chết? Điều này chắc chắn ông chưa biết. Ở tận Hóc Môn, đang khi dàn quân đánh với các ông chưa phân thắng bại, Lý Tài thấy có một toán quân cờ xí xa xa từ Cần Giờ kéo đến. Đó là quân của Tống Phước Thận đến tiếp viện. Nhưng lòng dạ bọn đạo tặc nhìn đâu cũng thấy cái xấu, nên Lý Tài tưởng là quân Đông sơn nhân cơ hội đến đâm sau lưng mình. Hắn cho quân Hòa nghĩa giải tán. Nhờ thế quân các ông mới được dịp xông tới, đuổi theo các toán lính đang hoang mang, hỗn loạn. Lý Tài bị bao vây, chỉ có một đường thoát là chạy về phía Ba Giồng. Trời cao có mắt, hắn sợ Đông sơn thì trời xui cho hắn chạy về Ba Giồng nộp mạng cho Đông sơn. Chúng tôi ném chiếc giày bẩn như vậy đấy!
Lòng Huệ rộn rã, nhưng viên tướng trẻ tuổi vẫn giữ được nét mặt điềm nhiên. Với một giọng lơ đãng khinh thường, Huệ gật gù bảo:
- Chết về tay ai thì cũng là chết. Chắc Đỗ Thành Nhân không dành cho tên phản trắc đó một cái chết êm dịu, nhanh chóng đâu. Thôi, hãy để cho hắn yên giấc! Hãy trở lại chuyện nhà thầy. Nhà thầy còn nhớ lời tôi nói với nhà thầy ở Qui Nhơn chứ?
Nguyễn Đăng Trường bậm môi rồi đáp gọn:
- Nhớ!
Huệ cười, rồi nói:
- Tôi cũng nhớ. Tôi đã thưa với nhà thầy: "Tiên sinh đi như thế, chẳng khác nào quay trời đất lộn ngược trở lại, hỏi làm sao được. Tôi chỉ sợ có ngày tiên sinh hối hận thì sự đã muộn lắm rồi".
Trường dõng dạc đáp:
- Tôi cũng nhớ đã đáp lại ông rằng: Bậc đại trượng phu lấy trung hiếu làm đầu. Tôi thờ mẹ tôi, rồi thờ chúa, việc ấy thật quang minh, không có gì đáng hối hận về sau cả!
Huệ tức giận hỏi:
- Nhà thầy bảo quang minh được ư? Nhà thầy học thức bậc ấy, khí tiết bậc ấy, tuổi tác bậc ấy, mà cúi đầu phò tá một tên con nít được Trương Phúc Loan bày cho đủ trò dâm loạn đến nỗi thành kẻ bất lực (Duệ Tôn), sau đó lại cúi đầu phò tá một tên hèn nhát dựa vào sức bọn đầu trộm đuôi cướp để giật ngôi vua, mà còn tự xem là quang minh! Chẳng lẽ đến lúc này mà nhà thầy chưa thấy tâm địa xấu xa của chúng, mà còn bo bo ôm lấy cái chữ trung móp méo nghiêng lệch. Nhà thầy chưa thấy ân hận hay sao?
Viên Tham tán lớn giọng đáp:
- Ta không có gì phải ân hận.
Huệ thất vọng thở dài, rồi chán nản nói:
- Thôi được. Tôi không còn cách nào khác nữa! Thầy sẽ được toại nguyện, một cách êm ái, nhanh chóng.
Trước khi chết Trường mới bắt đầu hoang mang, tự hỏi không biết mấy chữ CHÍNH VỊ, ĐẠI ĐẠO trong sách Mạnh Tử: "Cư thiên hạ chi quảng cư, lập thiên hạ chi chính vị, hành thiên hạ chi đại đạo, đắc chí dữ dân do chi, bất đắc chí độc hành kỳ đạo, phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" có phải đúng là chỗ mình đứng, đường mình đi bao lâu nay không!
(1) Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn, tr 196-197.
(2), (3) Tài liệu viết tay của Sơn Nam
Bình luận facebook