Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 56
Trong nhà rạp hát bộ, Lãng ngồi bên cạnh bác Mịch. Họ đang xem đào kép tập dượt vở tuồng "Chàng Lía" của Lãng.
Các kép chánh cương quyết từ chối không chịu đóng một vở tuồng mà vai chánh là một người dân thường nổi loạn chống lại triều đình, trang phục thiếu hẳn vẻ rực rỡ hào nhoáng, nên bác Mịch đã phải nhờ đến các đào kép phụ. Họ tập thêm ngoài giờ giấc bình thường, không được hưởng thù lao. Cả đến bác Mịch, bầu gánh cũng không thích thú gì. Bác nhận dựng tuồng cho Lãng chỉ vì lời gửi gấm của Long Nhương tướng quân.
Do đó, việc tập tành gặp không biết bao nhiêu khó khăn. Khởi đầu là sự rẻ rúng dè bỉu đối với một vở tuồng Nôm mà tác giả là một cậu mặt trắng chưa từng có kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhưng dần dà, vở tuồng lôi cuốn được mọi người. Mọi người cảm thấy có một không khí quen thuộc, gần gũi ấp ủ lấy họ. Dường như mẫu nhân vật đang múa may, gào khóc, cười cợt, giận dữ trên sân khấu kia không phải là ông Trương Phi hoặc Đổng Trát, không phải là nàng Dương Quí Phi hoặc Điêu Thuyền ở tận cái xứ xa xôi phương bắc, mà chính là người họ vừa gặp trên đường đi về, là chị bán trầu, là anh chăn trâu, là người chèo thuyền... Tự nhiên các đào kép cảm thấy họ khỏi cần phải cố gắng quên mình để nhập vào một nhân vật lịch sử ở cao quá tầm họ. Họ khỏi cần rướn lên cao, gân cổ hò hét ra oai, ậm ọe quát tháo. Họ hát, họ diễn tả điệu bộ y như họ nói chuyện với người hàng xóm, y như họ cư xử với mọi người. Được diễn một vở tuồng giống như các tấn tuồng họ từng tham dự trong đời, được hát những câu ai nấy đều hiểu, được khóc than, cười cợt theo cách khóc than cười cợt của dân mình, họ cảm thấy dễ chịu. Nhờ vậy, tuy là các đào kép phụ, việc luyện tập có nhiều tiến bộ.
Lãng khấp khởi mừng rỡ theo dõi những điều mình tưởng tượng hiện hình thành các nhân vật sống động trên sân khấu. Anh nín thở theo dõi cảnh đang tập. Lúc đó, tuồng đến đoạn Chàng Lía vào thành cướp được quan tài của mẹ đem về, giao cho các đàn em đem an táng ngay giữa đêm tối. Vì là một đám tang lén lút, âm thầm, nên mọi người diễn tuồng không hát, mà chỉ diễn tả tình cảm, đối thoại bằng điệu bộ. Đám tang đi trong đêm tối, nên họ phải có cử chỉ của những người mù vừa sờ soạng lần mò vừa lắng nghe các lời nhắn nhủ thì thào của người dẫn đường là chàng Lía. Dĩ nhiên sân khấu được thắp sáng để người xem nhìn thấy tuồng tích diễn ra. Nhưng bằng cử động, mọi diễn viên phải cho người xem hiểu là họ đang đi trong đêm và sợ đánh thức bọn lính canh. Đây là một đoạn tuồng khó, nên bác Mịch buộc họ tập đi tập lại nhiều lần. Thấy hai người khiêng quan tài đi trước nâng quan tài lên quá cao, bác Mịch ra dấu cho họ ngưng lại, rồi lớn giọng chê:
- Không được rồi. Dừng lại. Tôi đã dặn các chú là phải luôn luôn giữ cho quan tài thăng bằng, không được nâng cao phía trước như vậy. Đáng lý phải dằn đá cho quan tài nặng y như có đựng người, để các chú không giở cao lên được. Các chú phải biết, trên quan tài có đặt chén rượu đầy. Rượu đổ ra một giọt, tang chủ không trả tiền cho đâu!
Anh kép đóng vai Chàng Lía quay xuống phía dưới nói:
- Nhưng đây là một cuộc an táng lén lút, cháu tưởng...
Bác Mịch tức giận cắt lời anh kép:
- Chú đóng vai Chàng Lía mà chú nói vậy hả? Chú muốn người ta di quan êm ái cho mẹ chú yên nghỉ, hay muốn họ dằn xóc cái xác già của mẹ? Chú phải ở vào hoàn cảnh Chàng Lía để suy nghĩ, để đóng tuồng. Nào, bắt đầu lại đi!
Đoạn tuồng diễn lại lần thứ mười hai. Mọi sự diễn ra đúng y yêu cầu của bác Mịch. Các diễn viên diễn tả rất khéo cử chỉ những người đang đi trong đêm tối và đang lén lút di quan qua nhiều trạm canh của triều đình. Khéo nhất là vẻ sờ soạng và nét mặt xót xa, giận dữ của Chàng Lía. Nhưng bác Mịch vẫn lắc đầu, không lộ vẻ vui.
Lãng thắc mắc hỏi:
- Họ còn quên điều gì chăng?
Bác Mịch đáp:
- Không. Nhưng để cho Chàng Lía đi trước dẫn đường thế này không ổn. Có vẻ yếu đuối quá. Cậu có thấy thế không?
Lãng chưa hiểu ý bác Mịch, hỏi lại:
- Yếu đuối thế nào ạ?
- Ở... ở nhiều chỗ lắm. Trước hết cái bộ đi đó không hợp với người anh hùng.
- Chẳng lẽ Chàng Lía đi oai vệ khi mẹ mất?
- Không phải. Nhưng cái khổ mất mẹ của trang hào kiệt phải khác thường một chút. Cũng như hễ là tướng thì phải cưỡi ngựa cầm gươm mới ra tướng. Chàng Lía không phải là tướng triều đình nhưng là tướng khởi nghĩa. Không thể để cho anh ta đi bộ.
Lúc đó đám diễn viên đang ngơ ngác trên sân khấu, chưa hiểu phải làm gì nữa, phải sửa chỗ nào. Bác Mịch bảo họ:
- Các chú hãy nghỉ một chút. Xuống đây tôi hỏi. Này, ý các chú thế nào?
Anh kép đóng vai Chàng Lía hỏi:
- Chuyện gì thế ạ?
Bác Mịch hỏi:
- Chuyện của anh đấy. Anh có thấy đi đưa ma như vậy có vẻ yếu đuối buồn tẻ quá không?
Anh kép thú thực:
- Dạ, có thế ạ. So với đoạn trước, đoạn lén vào thành đánh bọn tham quan ấy, đoạn này không được ổn.
Một anh kép đóng vai người khiêng quan tài nói:
- Nhưng mẹ vừa chết thì hùng thế nào được?
Bác Mịch nói:
- Được chứ. Hạng Võ đến chỗ tuyệt lộ vẫn cứ hùng như thường. Ngay cả khi mê Ngu Cơ vẫn hùng. Rút kiếm báu ra đưa cho người đẹp giữ làm tin, chú nghĩ mà xem, kẻ tầm thường đâu có làm được.
Lãng chợt có ý lạ, vui mừng nói:
- Hay là ta đổi thế này.
Bác Mịch hỏi:
- Cậu đổi thế nào? Phải, cậu viết tuồng, chắc có ý hay hơn chúng tôi.
Lãng đỏ mặt vì sung sướng và ngượng ngùng, lắp bắp nói:
- Không biết đổi thế này có ổn không. Tôi sợ nhọc cho các anh đóng vai khiêng quan tài. Thường thường mỗi lần di quan, luôn luôn có một người chấp hiệu, đứng trên các đòn khiêng gõ sanh điều khiển những người đưa linh. Ta cho Chàng Lía đích thân đóng vai trò người chấp hiệu ấy.
Bác Mịch trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi vỗ vế reo lên:
- Hay, hay. Có thế chứ. Lẽ nào tướng cướp lại đi bộ. Phải. Chàng Lía, sau khi cướp được quan tài mẹ, đích thân làm anh chấp hiệu để đưa mẹ đi chôn. Đứng trên các đòn khiêng, Chàng Lía nhắc nhở các bộ hạ nên gượng nhẹ đối với xác mẹ, lại vừa chứng tỏ uy tín và uy quyền của mình. Hay lắm. Nào, ta bắt đầu lại đi.
Các diễn viên ngơ ngác hỏi:
- Bắt đầu thế nào đây chú?
Bác Mịch gắt:
- Lại còn hỏi! Không nghe thấy gì hay sao? Chàng Lía đích thân làm anh chấp hiệu, điều khiển tụi bay khiêng quan tài đi an táng. Chàng Lía đi lại trên hai đòn cáng, phải tập luyện lắm mới khỏi ngã. Còn mấy chú kia...
Những người đóng vai khiêng quan tài nhao nhao lên:
- Trời ơi! Khiêng cái quan tài trống còn được, chứ hắn lại đi trên cả đòn cáng thì ai chịu nổi.
Bác Mịch thấy đã quá khuya, nên nói:
- Thôi để tối mai tao tính lại đã. Bốn đứa không nổi thì tăng lên tám. Hơn nữa đoạn tuồng câm này ngắn thôi. Chịu khó một chút cũng qua. Diễn được đoạn khó cho hay tụi bay mỗi đứa mới mong nhận thưởng nhiều. Nghỉ đi. Mai đến sớm nhé!
*
* *
Chờ cho các diễn viên về hết, Bác Mịch mới bảo Lãng:
- Cậu có biết hôm qua quan Giáo phường cho gọi tôi lên có việc gì không?
Lãng tò mò quên cả cơn buồn ngủ, vội hỏi:
- Gì thế ạ?
Bác Mịch chậm rãi đáp để tăng thêm mức quan trọng:
- Quan Giáo phường hỏi chuyện chúng ta tập tuồng này đấy!
Lãng lo ngại hỏi:
- Có gì hệ trọng không ạ?
Bác Mịch buồn rầu đáp:
- Hình như các quan bộ Lễ không thích ta tập tuồng mới. Nói đúng ra là không thích tuồng Nôm. Các ngài căn vặn đủ điều, làm như tôi là một phạm nhân vậy.
Lãng tức tối nói:
- Sao lại thế được! Các ngài đều xuất thân từ giới dân nghèo cả, tại sao lại thích xem những vở tuồng mà lời hát toàn chữ Nho, nghe không hiểu được gì cả. Các ngài gật gù giả vờ, vì sợ người ta chê mình dốt, chứ thực sự các ngài có hiểu gì đâu! Bây giờ lại lên tiếng chê tuồng Nôm! Sao lại thế được!
Bác Mịch lo sợ nhìn quanh, vỗ vai Lãng, can:
- Cậu đừng nên nổi nóng. Tai vách mạch rừng nguy hiểm lắm. Cậu yên tâm. Tôi đã tìm cách nói cho êm xuôi cả rồi.
Lãng vẫn chưa nguôi giận, hỏi lại:
- Bác đã nói với họ thế nào?
- Tôi bảo cậu viết tuồng này để đề cao những người dân nghèo làm nên sự nghiệp lớn như các ngài. Tôi còn bảo trước khi viết tuồng, cậu đã hỏi ý của Long Nhương tướng quân. Thật tức cười! Nghe tôi nhắc đến ông Long Nhương, các ngài nín bặt không dám hó hé thêm tiếng nào nữa cả. Nhưng để vớt vát thể diện, quan Giáo phường dặn thêm là không được bỏ bê việc luyện tập tuồng chính.
Rồi hạ thấp giọng, bác Mịch hỏi Lãng:
- Này, mấy hôm nay cậu có nghe gì không?
- Nghe gì ạ?
- Nghe tin ông Long Nhương ấy! Chuyến này gặp quân Xiêm đông đảo, chắc vất vả lắm. Hình như mấy trận đầu đều bại cả. Cậu đi lại giao thiệp nhiều nơi, có biết đích xác thế nào không?
Lãng đáp:
- Tôi cũng ù ù cạc cạc như bác thôi. Có điều tin đồn thổi thì lúc nào cũng bi thảm quá sự thực cho dễ tin. Bác tính, làm thế nào một danh tướng như ông Long Nhương lại có thể thua trận được.
- Vâng, vâng. Tôi cũng đã nghĩ như cậu. Nhưng... nhưng biết đâu trăm trận thắng lại không có một trận rủi ro... Như ta đi đường gặp tai bay vạ gió đấy mà. Mấy chuyến trước đến nơi là xáp trận ngay. Tin chiến thắng bay về tới tấp. Chuyến này đã lâu không nhận được tin vui. Tôi e rằng...
- Bác e gì nào?
- Tôi ấy hả? Tôi sợ... Nhưng thôi. Chuyện binh nhung mình có hiểu gì đâu mà đoán già đoán non. Tối mai cậu đến chứ?
Lãng thấy bác Mịch muốn cho qua câu chuyện gay cấn, vội nói:
- Dạ mai tôi đến chứ. Nhưng bác chưa nói cho tôi biết bác e ngại điều gì.
- Ối! Tôi già lẩm cẩm hơi đâu cậu để tâm! Tôi may mắn qua được cơn điên dại, nhưng đầu óc chưa được tỉnh táo bình thường đâu. Cậu thấy điều gì không phải, cậu bỏ qua cho. Hôm trước ông Thung đến cầm chầu, đập trống liên hồi như là trống thúc thuế, tôi cũng cười xòa. Đôi co sao được với người say rượu. Cậu xem đấy, không nên chú ý lời lẽ lẩm cẩm của tôi.
Thấy bác Mịch cứ quanh co né tránh, Lãng bực bội hỏi:
- Hai năm nay ở gần bên tôi, bác không hiểu tính tôi hay sao mà dè dặt thế! Tôi có giấu gì bác đâu. Mà bác thì cũng không làm điều gì quấy để phải sợ ai! Hôm nay bác lạ lắm!
Bác Mịch thở dài, đôi mắt nhìn Lãng lộ vẻ thương hại, trìu mến. Bác nói nhỏ:
- Tôi đoán hơi gió thấy sắp xảy ra nhiều điều rắc rối lắm đấy, cậu Lãng ạ. Ông Thung say rượu thật đấy, nhưng nhờ hơi men ông ấy nói ra nhiều điều đáng chú ý lắm. Cũng như gần đây Hoàng thượng có gì khang khác.
- Khác chỗ nào hở bác?
- Tôi chỉ cảm thấy thế thôi, chưa có gì làm chắc. Một hôm Hoàng thượng ghé qua rạp tuồng, gặp lúc anh em đang tập vở Chàng Lía của cậu. Hoàng thượng ngồi xem một lát, hỏi ai cho tập vậy. Nghe nhắc đến tên ông Long Nhương, nét mặt Hoàng thượng sa sầm ngay. Hoàng thượng quày quả bỏ đi. Thành thử tôi ngại lắm. Tôi chẳng hiểu rồi đây sẽ ra làm sao nữa!
Lãng cố cười lớn để lấn át nỗi lo âu vừa mới nhen nhóm, vỗ vai bác Mịch nói:
- Bác chỉ sợ bóng sợ gió thôi.
Bác Mịch cười gượng đáp:
- Tôi cũng hy vọng chỉ là chuyện hão huyền, lẩm cẩm. Cậu về nhé! Mai nhớ lại sớm để tập cho xong đoạn tuồng khó, cậu Lãng nhé!
*
* *
Lãng về đến nhà. An vẫn chưa ngủ. Con bé Thái mấy hôm nay bị đau, An lo lắng ngồi bên giường con không tài nào ngủ được. Lãng vào thăm cháu, đặt tay lên trán bé Thái thấy nó vẫn còn hâm hấp sốt. Con bé mở mắt nhìn cậu, rên ư ử. Lãng hỏi:
- Cháu có mệt lắm không?
Thái đưa lưỡi liếm đôi môi khô, thì thào:
- Cháu bớt mệt rồi, cậu.
- Cháu đã bớt nhức đầu chưa?
- Chưa, cậu ạ.
An chen vào bảo em:
- So với hôm qua cháu có bớt chút ít. Nhưng chị lo quá, nó nằm suốt bảy hôm rồi. Lúc nãy nó lơ mơ nói mớ những gì "mẹ đừng bỏ con" rồi "cháu chào ông ngoại" làm chị sợ quá. Từ nay con đừng nói bậy như thế nghe Thái.
Con bé gật đầu ngoan ngoãn thưa:
- Dạ.
Lãng vuốt tóc cháu bảo:
- Cháu ráng uống thuốc và ngủ ngoan cho chóng lành.
Thái ngoe nguẩy lắc đầu:
- Thuốc hôi quá, cậu. Lại đắng nữa. Cháu không uống đâu.
- Không được. Con không uống làm sao lành.
An nói:
- Đấy, có cậu về đây, Thái phải nghe lời cậu. Thuốc có đắng mới mau lành. Mẹ van mãi con không chịu uống, nên cứ dây dưa mãi.
Lãng góp thêm lời khuyên cháu:
- Thái không uống thuốc, làm sao ngồi dậy để học viết được. Mấy hôm cháu đau, anh Phát đã bỏ xa con rồi.
Con bé bĩu môi, đáp:
- Anh Phát đâu có chịu học. Hôm qua ảnh còn thức con dậy hỏi chữ thiên viết thế nào. Con nói mãi, anh cứ viết ra chữ phu . Làm sao ảnh hơn con được.
Lãng cười, hỏi chị:
- Nó ngủ rồi hở chị?
An thở dài đáp:
- Còn phải hỏi. Không bao giờ nó chịu học ban đêm. Ngồi bên đèn một chút, nó ngáp lên ngáp xuống, trông đến chán. Không biết lớn lên nó làm ăn ra sao nữa.
- Có lẽ chị cưng hai đứa này quá, nên dạy chúng nó không được. Tìm thầy đồ nào gửi cho chúng nó đi học có lẽ hơn.
An nói:
- Chị cũng có bảo anh Lợi thế. Con Thái thì chị tự lo lấy được. Con gái biết vài chữ cho người ta khỏi khinh, nhưng con trai phải học hành đàng hoàng. Chị lo cho thằng Phát quá. Mười tuổi đầu rồi chứ phải ít đâu.
Lãng kinh ngạc hỏi:
- Mười tuổi rồi à? Chóng thật. Mới đây chúng đã lớn cả rồi. Thế mới biết thời gian! Trông tụi nó lớn, mới giật mình nhớ ra rằng mình đã già. Em cũng trên 30 rồi. Tam thập nhi lập. Em đã lập được cái quái gì đâu!
An cười bảo Lãng:
- Nội cái chuyện lập gia đình còn chưa xong, nói chi đến lập cái khác. Chị không hiểu em nữa. Tại sao không tìm nơi nào xứng đáng nên vợ nên chồng cho rồi. Sao cứ bông lông mãi thế? Hay là...
Lãng đoán được ý chị, đỏ mặt, hấp tấp nói:
- Không phải đâu. Chị đừng nghĩ thế!
An cười hỏi:
- Ô hay! Chị có nghĩ gì đâu! Tại sao em bảo thế? Này, cái tin cô ta cương quyết cắt tóc vào chùa có đúng được phần nào không?
Lãng không biết trả lời thế nào, đành nói quanh:
- Chị hỏi gì ạ? À, chuyện vào chùa hả? Em cũng chẳng biết nữa. Chỉ có một lần anh Huệ nói đùa bảo cô ta định vào chùa Thập Tháp. Có lẽ chỉ là chuyện bỡn cợt mà thôi. Vả lại, đến bây giờ em vẫn không hiểu lúc đó mình thế nào. Chị nhắc lại, chỉ thêm rắc rối, nguy hiểm là khác.
Con bé Thái không hiểu mẹ và cậu đang nói chuyện gì, trố mắt hết nhìn An lại nhìn Lãng. Nó hỏi:
- Mẹ nói gì thế mẹ?
An mắng át đi:
- Đừng hỏi chuyện người lớn. Con ngủ đi.
Con bé giận dỗi, vùng vằng quay hẳn người lại, nhìn vào tường vờ ngủ. An không để tâm đến con, hỏi Lãng:
- Độ này sao em về trễ thế?
Lãng nhớ đến công việc hiện tại của mình, hớn hở khoe:
- Em với bác Mịch đang dựng một vở tuồng mới, chị biết chưa?
An không tin em, hỏi lại:
- Em dựng tuồng à? Tuồng gì thế?
Lãng hối hận vì đã quá tự tin, nhưng không còn cách nào thối lui được nữa. Anh bối rối thú thực:
- Tuồng Chàng Lía em viết lâu nay. Tập gần xong rồi.
- Thật thế à? Hôm nào mới diễn?
- Em cũng chưa biết.
- Nhớ báo cho chị đi xem với. Em viết được tuồng, lại dựng được để diễn ngay tại cung đình. Em của chị tài quá!
Lãng vội cải chính:
- Không diễn được ở cung đình đâu!
- Sao vậy? Gánh bác Mịch là gánh chính của giáo phường mà! Không diễn cho nhà vua xem thì diễn ở đâu?
Bé Thái không nhịn được nữa, quay lưng lại dặn cậu:
- Hôm nào cậu dẫn cả cháu đi xem nữa nhé! Cả anh Phát nữa. Cả mẹ, cả cha nữa!
Lãng xoa đầu cháu nói:
- Được, được. Cậu sẽ mời cả nhà.
An không bỏ nửa chừng thắc mắc, kéo áo em hỏi:
- Em vừa nói gì? Tại sao không diễn được trong cung đình?
Lãng buồn rầu đáp:
- Hình như nhà vua không thích tuồng Nôm.
An vội hỏi:
- Thế em soạn tuồng Nôm làm gì? Sao không dựa vào các tuồng xưa để soạn?
Lãng nhìn chị, giọng hơi bực:
- Chị mà cũng hỏi thế à? Mình là người Nam, sao lại soạn tuồng Khách? Chẳng lẽ đất nước mình không có chuyện trung hiếu, vui buồn, để viết hay sao? Việc gì phải mượn đến Điêu Thuyền, Lữ Bố để nói chuyện ghen tuông.
An không vừa, cãi lại:
- Nhưng nói chuyện Điêu Thuyền thì ai cũng hiểu. Còn chuyện... chuyện gì em vừa nói đó, chuyện...
Lãng nhắc:
- Chuyện Chàng Lía!
An vui mừng tiếp lời:
- Phải chuyện Chàng Lía thì có ai biết đâu. Cả cái tên nghe cũng kỳ cục.
Lãng hơi to tiếng:
- Chị lầm rồi. Không có người dân Qui Nhơn nào không biết chuyện Chàng Lía. Người ta đặt vè để ca tụng chàng tướng cướp đó, bài vè dài nhưng không có người nào không thuộc.
- Chị có thuộc đâu?
- Chị khác. Gia đình mình chỉ là dân ngụ cư, không sống, không nghĩ như dân Qui Nhơn.
- Nhưng làm tướng cướp thì có vinh quang gì mà phải soạn tuồng?
- Ấy là chỉ nói cho gọn thế thôi, chứ đúng ra anh ta là một nông dân không chịu được áp bức bất công của bọn tham quan, nổi loạn chống triều đình.
- Nổi loạn? Vậy thì chị can em. Bây giờ chị hiểu, chị hiểu hết rồi. Không cho diễn ở cung đình là phải. Lãng, chị nói thật, không biết em viết tuồng tích ra thế nào, nhưng chỉ mới nghe qua như vậy, chị đã thấy việc này nguy hiểm lắm. Không phải là chuyện đùa được đâu. Em nghĩ lại cho chín đi!
- Chị khéo yếu bóng vía. Chàng Lía nổi dậy chống triều đình, có khác nào anh em Tây Sơn nổi dậy chống nhà Nguyễn Gia Miêu. Người anh hùng áo vải đó không thành công được như anh em nhà vua, nhưng nhìn chung có khác gì đâu!
Bé Thái lại chen vào hỏi:
- Có phải chú Lía tụi nhỏ thường hát:
Chiều chiều én liệng truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
không hở cậu?
An phát mạnh vào mông con, gắt:
- Đã bảo không được chen vào chuyện người lớn. Có ngủ đi không.
Bé Thái thút thít khóc. An không thèm dỗ con, nghiêm giọng bảo Lãng:
- Em đừng xem lời chị là lời đàn bà. Em nghĩ lại mà xem, giữa một nơi đã có đầy đủ trật tự trên dưới, vua quan ổn định, ngay giữa chốn kinh đô, em soạn một vở tuồng ca tụng người tướng cướp nổi loạn chống lại cái trật tự đã ổn cố. Nhà vua sẽ nghĩ thế nào? Các quan ở bộ Lễ, ở giáo phường sẽ nghĩ thế nào? Họ không nghĩ em ca tụng, mà nghĩ rằng em hô hào sự nổi loạn, sự chống đối. Em để cho chị nói hết đã. Em nên nhớ gia đình mình đã từng gặp nhiều rủi ro, từng gây ra nhiều nghi kỵ. Từ cha cho đến anh Chinh, anh Lợi. Cả em cũng vậy nữa. Em cứ nhìn thẳng vào thực tế mà xem. Nếu không được anh Huệ che chở, thì vụ Thọ Hương sẽ dẫn em đến đâu. Người ta khép tội em dễ lắm, và dù lúc đó trong triều còn có nhiều người ít học, nhưng không thiếu kẻ viện dẫn đến lễ nghĩa Nho giáo để quàng vào cổ em đủ thứ tội phi nghĩa. Không, em cứ để cho chị nói hết.
Lãng không nhường nhịn chị, cướp lời nói:
- Chị phải để cho em nói đã. Chị nói đúng, nhiều điều chị nói em cũng đã từng lo lắng chứ không phải không. Quả thật vở tuồng không được nhiều người ưa thích: trước hết là những tên dốt nát không dám để lộ cho người ta thấy cái dốt của mình, thà ngủ gà ngủ gật trước một vở tuồng Tàu khó hiểu hơn là xem một vở tuồng nôm na, tiếp theo là những kẻ sợ sự thực như loài gián sợ ánh sáng, cuối cùng là bọn tiểu nhân tìm mọi cơ hội để hãm hại người khác, lấy đó mà xu nịnh, luồn lọt. Em thú thực với chị là ngay nhà vua cũng không thích vở tuồng Chàng Lía. Các quan bộ Lễ cũng vậy. Nhưng chị bảo em viết gì bây giờ? Nếu cả chị lẫn em đều nghĩ: cuộc nổi dậy long trời lở đất này, cuộc nổi dậy của những người áo vải chân đất mà gia đình chúng ta may mắn được tham dự từ đầu này là một điều cao đẹp, tất nhiên, là chính nghĩa, thì tại sao chúng ta không dám công khai xưng tụng những con người áo vải dũng mãnh chơn chất ấy? Chúng ta sợ cái gì? Những người dựng nghiệp cả chị lẫn em từng quen biết, không phải là những Chàng Lía hay sao? Hơi đâu đi ca tụng bọn xúng xính cân đai lấy vâng dạ để làm chữ trung, lấy cầu an để làm nghĩa. Hoàng thượng, quan Tiết chế, Long Nhương tướng quân, hay chỉ có chị với em ở đây, ta nói đơn giản là bác Biện Nhạc, anh Lữ, anh Huệ không phải là những Chàng Lía của đất Qui Nhơn hay sao? Nếu có người nào sợ hình tượng Chàng Lía, chỉ vì họ không được cao đẹp như người nông dân trẻ tuổi nổi loạn đó, chỉ vì... chỉ vì họ là những Chàng Lía giả mạo...
An lo sợ nhìn quanh, thì thào bảo Lãng:
- Chị van em. Em mất trí rồi. Em có hiểu mình vừa nói gì không hở Lãng? Những điều em vừa nói, nếu có người tọc mạch nói đi nói lại, có thể... không, chắc chắn sẽ thành tai vạ cho cả nhà ta đó. Sao em dại dột vậy. Thái, có ngủ đi không! Thôi, hãy chờ lúc nào em bình tĩnh lại chị sẽ nói tiếp. Bây giờ em chưa thấy hết đâu. Quái, sao đến giờ này anh Lợi vẫn chưa về!
Lãng do dự, nửa muốn bàn tiếp câu chuyện gay cấn, nửa muốn tránh sang việc khác. Cuối cùng, Lãng bảo:
- Mai em sẽ bàn tiếp với chị. Tối nay em sẽ nghĩ thật chín về những điều chị vừa nói. Cháu ngủ rồi hở chị? Chị cũng nên đi ngủ đi. Chắc anh Lợi không về đâu!
An than:
- Gần đây anh ấy đi về thất thường.
- Anh Lợi ở dưới xưởng đóng chiến thuyền hở chị?
- Chị chả hiểu nữa. Anh ấy theo ông Cống Chỉnh, quên cả vợ con. Không hiểu sao tự nhiên chị ghét cái lão ấy thế!
Để xua bớt dư âm nặng nề, Lãng đùa:
- Tại ông ta bắt mất anh Lợi của chị chứ gì?
An vội nói:
- Không phải thế. Chị biết mình vô lý, bất công với ông Chỉnh. Nhưng tự nhiên chị không ưa ông ta. Chẳng hiểu vì sao!
*
* *
Đêm đó Lãng suy nghĩ lan man hết chuyện này đến chuyện kia, không chợp mắt nổi.
Anh ôn lại những gì An nói. Ban đầu, lòng anh ấm ức vu vơ, không tìm ra nguyên do. Anh có cảm giác bị chèn ép, bị đè nén, bắt nạt. Nhưng ai là kẻ chèn ép, bắt nạt anh? An ư? bác Mịch ư? Giáo phường ư? Không! Suốt mấy năm về làm ở giáo phường, anh là một người nhàn tản, tự do. Không ai đặt cho anh một trách nhiệm rõ rệt. Không ai đòi hỏi anh phải làm một cái gì cụ thể, bắt buộc phải hoàn tất trong một thời gian nhất định. Đúng như lời gửi gấm của Long Nhương tướng quân, Lãng về giáo phường để làm quen với nghề hát bội, rồi tập tành viết tuồng. Làm quen trong bao lâu? Viết tuồng gì? Không ai đòi hỏi Lãng trả lời dứt khoát. Nhiều người ở giáo phường xem Lãng như một kẻ bị ruồng bỏ, bị đẩy về "ngồi chơi xơi nước" ở cái gánh hát xa lạ này vì không làm vừa lòng Nguyễn Huệ. Lãng sống ở giáo phường như cái bóng lạc lõng một thời gian khá lâu, dần dần mọi người thấy anh là một kẻ vô hại, nên đâm thương mến anh. Bác Mịch xem Lãng là một người em, ân cần chỉ vẽ các ngón nghề trong hát tuồng, giải thích cho Lãng hiểu các mấu chốt của tuồng tích và nghệ thuật biểu diễn. Lãng bị lôi cuốn vào thế giới son phấn mũ áo ấy lúc nào không hay. Từ một người khách lạ, anh trở thành kẻ đam mê. Nhờ thế, chỉ cần một năm Lãng đã trở thành một người thành thạo.
Bác Mịch giao cho anh việc ghi lại thành bài bản các đoạn tuồng lâu nay truyền lại cho nhau bằng trí nhớ. Lãng vừa ghi vừa sửa chữa lại các câu, các chữ sai lầm do trình độ học vấn hạn chế của các đào kép. Anh cũng ghi được cả những đoạn hát cương tùy hứng, nhất là những lời pha trò của các hề đồng. Công việc ấy thật bổ ích cho Lãng. Anh tự tìm ra được những bí quyết của nghề nghiệp: cách tạo sự chú ý, cách thắt nút mở nút câu chuyện, cách gây các phản ứng thoải mái hoặc thương cảm cho người xem, cách tạo sự hòa điệu vui buồn trong một vở tuồng. Những kinh nghiệm ấy thật quí giá cho Lãng, khi anh bắt đầu có ý thực hiện ý định viết một vở tuồng về Chàng Lía. Suốt thời gian thai nghén đề tài, Lãng thường xuyên đem phác thảo tưởng tượng của mình đặt kế các vở tuồng đang công diễn, lục lọi tìm kiếm những gì có thể dùng làm chất liệu sáng tạo, hoặc những gì phải kiên quyết gạt bỏ vì khuôn sáo cũ kỹ và nội dung giả dối. Lúc nào hình tượng Chàng Lía cũng lởn vởn trong đầu anh. Câu hỏi anh thường đặt ra để tự giải đáp là: ở vào trường hợp thế này, Chàng Lía sẽ làm gì? Nếu anh ta như vậy, thì phải diễn tả trên sân khấu tuồng thế nào cho người xem hiểu được anh ta?
Bác Mịch chỉ hiểu được phần nào những bận tâm của anh chàng soạn tuồng tập sự. Bác đã khá già để có can đảm không thèm dẫm chân trên các lối mòn. Nhưng sự đồng cảm của hai người cùng đam mê khiến một già một trẻ trở nên quyến luyến gần gũi. Bác Mịch chịu khó ngồi nghe những lời trình bày, những dự tính sáng tạo còn lộn xộn, mù mờ của Lãng. Bác góp ý, khuyên Lãng dứt khoát cắt bỏ những phần không thể diễn tả trên sân khấu, xén bớt các đối thoại, lời ca phức tạp khó ai hiểu hết, thêm thắt những lời giễu cợt giải trí người xem.
Vở tuồng của Lãng dần dần có hình, như một bào thai bắt đầu có đầu, thân thể và tứ chi. Bác Mịch còn giúp cho Lãng thực hiện được một điều quan trọng hơn hết là tạo sức sống hùng tráng cho nhân vật chính, điều mà do bản chất lãng mạn mẫn cảm Lãng không làm nổi. Vì vậy, có thể xem vở tuồng là tác phẩm chung của Lãng và bác Mịch, qua gần hai năm suy nghĩ, thể nghiệm. Cho đến lúc vở tuồng thành hình, việc tập dượt sắp hoàn tất, thì những lời cảnh cáo của An đảo ngược toàn thể vấn đề. Lãng xót xa như một đứa bé ra sức đắp một tòa thành cát trên bãi biển, lúc gần xong lại bị một ngọn sóng lớn ùa vào phá mất!
Điều khiến Lãng khổ sở là những điều An nói hoàn toàn có lý. Lãng không thể làm ngơ trước sự thờ ơ hoặc ác cảm của rất nhiều người, (trong đó đa số đều giữ vị trí quan trọng của triều đình) đối với vở tuồng. Thành thực mà nói, Lãng chỉ yên tâm khi trông chờ sự bảo trợ của Long Nhương tướng quân. Mà tướng quân lại không có mặt ở đây! Càng nghiền ngẫm lời chị, Lãng càng thấy mối nguy hiểm đang rình rập mình là có thực. Nó chờ đợi đâu đây, gần lắm rồi. Nanh vuốt đã chuốt nhọn, chỉ cần vồ một cái, mối nguy hiểm ấy đủ xé tan tất cả sinh mệnh của Lãng.
Trăn qua trở lại, nhiều phen Lãng vẫn không ngủ được. Anh nghe rõ từng tiếng động của ban đêm. Gần nhất là tiếng mọt gặm, ở thật gần, hình như ngay trên cái đòn kê dưới chiếc phản anh nằm. Tiếng mọt nghiến vào gỗ nghe ghê răng, Lãng có cảm giác nghẹt thở khó chịu như đang nín thở theo dõi một người đang dồn hết sức cố làm cho bằng được một việc nguy hiểm quá sức bình sinh, như một kẻ ốm yếu bị buộc giương một cây cung khỏe, hoặc một đứa trẻ lên mười còng lưng gánh một đôi nước nặng. Muốn cho con mọt thôi nghiến gỗ, Lãng thử lấy tay gõ nhẹ lên mặt phản. Nhưng nó vẫn tiếp tục công việc của nó. Lãng đoán con mọt ở xa hơn, có thể tận đầu kèo, hoặc trên mấy cái rui tre. Sau đó anh chú ý nghe được một tiếng động lạ khác, nửa giống như tiếng một vòi nước ri rỉ chảy, nửa giống như tiếng một người mẹ xi cho con đi tiểu. Nghe ngóng thật lâu, anh chỉ đoán đại khái đó là tiếng một loài dế. Dưới nhà ngang, thằng Phát ú ớ nói sảng, sau đó gió thổi mạnh làm cho nhánh ổi sà xuống quét rột rạt lên mái tranh nhà trên.
Lãng nằm im lắng nghe mọi thứ tiếng động, lơ mơ nửa thức nửa tỉnh, rồi chìm dần trong một giấc ngủ lửng lơ, dật dờ, bập bềnh. Anh vẫn nhận thức được trạng thái lơ lửng, nên cố nghĩ ra một điều cụ thể để thức tỉnh.
Lãng nghĩ đến cảnh tuồng đang tập, đoạn Chàng Lía cùng mấy người bạn chiến đấu dưới quyền lén lút đưa quan tài mẹ đi an táng. Chàng Lía đích thân làm người chấp hiệu, và trên sân khấu, kép chánh đang đóng vai trò một người chấp hiệu chuyên nghiệp. Trên hai đòn khiêng quan tài, Lía thoăn thoắt di chuyển từ đầu này đến đầu kia, gõ sanh ra dấu cho người bên này phải nâng cao đòn khiêng lên, hoặc người đi bên tả phía sau hãy hạ bớt đòn khiêng xuống. Cử chỉ nhanh nhẹn, uyển chuyển, lộ vẻ lo lắng cho thân xác mẹ đồng thời với vẻ uy dũng của một vị chỉ huy. Gần như Chàng Lía bay lượn trên quan tài mẹ để dẫn đường cho bọn phu huyệt, và trên nền trời xanh đen, hình dáng chàng uốn lượn tung hoành như một con rồng đang uốn khúc. Đã đến lúc Lãng không còn giữ mình tỉnh táo được nữa. Anh mê dần trong giấc ngủ muộn, trong mê hình ảnh Chàng Lía vẫn múa lượn. Có điều Lãng kinh ngạc sững sờ đến nỗi ngay trong mơ anh đã nghĩ phải cố ghi nhớ (và Lãng đã nhớ rõ mồn một vào sáng hôm sau) là khuôn mặt Chàng Lía lúc thì lẫm liệt hào tráng như khuôn mặt Nguyễn Huệ, lúc lại láo liên xảo trá giống y như... giống y như ai? Lãng không nhớ ra!
Cho đến sáng hôm sau, trên đường đến bộ Lễ gặp Lợi, Lãng mới nhớ khuôn mặt láo liên trong cơn mơ đêm qua giống với khuôn mặt Đô đốc Chỉnh.
Các kép chánh cương quyết từ chối không chịu đóng một vở tuồng mà vai chánh là một người dân thường nổi loạn chống lại triều đình, trang phục thiếu hẳn vẻ rực rỡ hào nhoáng, nên bác Mịch đã phải nhờ đến các đào kép phụ. Họ tập thêm ngoài giờ giấc bình thường, không được hưởng thù lao. Cả đến bác Mịch, bầu gánh cũng không thích thú gì. Bác nhận dựng tuồng cho Lãng chỉ vì lời gửi gấm của Long Nhương tướng quân.
Do đó, việc tập tành gặp không biết bao nhiêu khó khăn. Khởi đầu là sự rẻ rúng dè bỉu đối với một vở tuồng Nôm mà tác giả là một cậu mặt trắng chưa từng có kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhưng dần dà, vở tuồng lôi cuốn được mọi người. Mọi người cảm thấy có một không khí quen thuộc, gần gũi ấp ủ lấy họ. Dường như mẫu nhân vật đang múa may, gào khóc, cười cợt, giận dữ trên sân khấu kia không phải là ông Trương Phi hoặc Đổng Trát, không phải là nàng Dương Quí Phi hoặc Điêu Thuyền ở tận cái xứ xa xôi phương bắc, mà chính là người họ vừa gặp trên đường đi về, là chị bán trầu, là anh chăn trâu, là người chèo thuyền... Tự nhiên các đào kép cảm thấy họ khỏi cần phải cố gắng quên mình để nhập vào một nhân vật lịch sử ở cao quá tầm họ. Họ khỏi cần rướn lên cao, gân cổ hò hét ra oai, ậm ọe quát tháo. Họ hát, họ diễn tả điệu bộ y như họ nói chuyện với người hàng xóm, y như họ cư xử với mọi người. Được diễn một vở tuồng giống như các tấn tuồng họ từng tham dự trong đời, được hát những câu ai nấy đều hiểu, được khóc than, cười cợt theo cách khóc than cười cợt của dân mình, họ cảm thấy dễ chịu. Nhờ vậy, tuy là các đào kép phụ, việc luyện tập có nhiều tiến bộ.
Lãng khấp khởi mừng rỡ theo dõi những điều mình tưởng tượng hiện hình thành các nhân vật sống động trên sân khấu. Anh nín thở theo dõi cảnh đang tập. Lúc đó, tuồng đến đoạn Chàng Lía vào thành cướp được quan tài của mẹ đem về, giao cho các đàn em đem an táng ngay giữa đêm tối. Vì là một đám tang lén lút, âm thầm, nên mọi người diễn tuồng không hát, mà chỉ diễn tả tình cảm, đối thoại bằng điệu bộ. Đám tang đi trong đêm tối, nên họ phải có cử chỉ của những người mù vừa sờ soạng lần mò vừa lắng nghe các lời nhắn nhủ thì thào của người dẫn đường là chàng Lía. Dĩ nhiên sân khấu được thắp sáng để người xem nhìn thấy tuồng tích diễn ra. Nhưng bằng cử động, mọi diễn viên phải cho người xem hiểu là họ đang đi trong đêm và sợ đánh thức bọn lính canh. Đây là một đoạn tuồng khó, nên bác Mịch buộc họ tập đi tập lại nhiều lần. Thấy hai người khiêng quan tài đi trước nâng quan tài lên quá cao, bác Mịch ra dấu cho họ ngưng lại, rồi lớn giọng chê:
- Không được rồi. Dừng lại. Tôi đã dặn các chú là phải luôn luôn giữ cho quan tài thăng bằng, không được nâng cao phía trước như vậy. Đáng lý phải dằn đá cho quan tài nặng y như có đựng người, để các chú không giở cao lên được. Các chú phải biết, trên quan tài có đặt chén rượu đầy. Rượu đổ ra một giọt, tang chủ không trả tiền cho đâu!
Anh kép đóng vai Chàng Lía quay xuống phía dưới nói:
- Nhưng đây là một cuộc an táng lén lút, cháu tưởng...
Bác Mịch tức giận cắt lời anh kép:
- Chú đóng vai Chàng Lía mà chú nói vậy hả? Chú muốn người ta di quan êm ái cho mẹ chú yên nghỉ, hay muốn họ dằn xóc cái xác già của mẹ? Chú phải ở vào hoàn cảnh Chàng Lía để suy nghĩ, để đóng tuồng. Nào, bắt đầu lại đi!
Đoạn tuồng diễn lại lần thứ mười hai. Mọi sự diễn ra đúng y yêu cầu của bác Mịch. Các diễn viên diễn tả rất khéo cử chỉ những người đang đi trong đêm tối và đang lén lút di quan qua nhiều trạm canh của triều đình. Khéo nhất là vẻ sờ soạng và nét mặt xót xa, giận dữ của Chàng Lía. Nhưng bác Mịch vẫn lắc đầu, không lộ vẻ vui.
Lãng thắc mắc hỏi:
- Họ còn quên điều gì chăng?
Bác Mịch đáp:
- Không. Nhưng để cho Chàng Lía đi trước dẫn đường thế này không ổn. Có vẻ yếu đuối quá. Cậu có thấy thế không?
Lãng chưa hiểu ý bác Mịch, hỏi lại:
- Yếu đuối thế nào ạ?
- Ở... ở nhiều chỗ lắm. Trước hết cái bộ đi đó không hợp với người anh hùng.
- Chẳng lẽ Chàng Lía đi oai vệ khi mẹ mất?
- Không phải. Nhưng cái khổ mất mẹ của trang hào kiệt phải khác thường một chút. Cũng như hễ là tướng thì phải cưỡi ngựa cầm gươm mới ra tướng. Chàng Lía không phải là tướng triều đình nhưng là tướng khởi nghĩa. Không thể để cho anh ta đi bộ.
Lúc đó đám diễn viên đang ngơ ngác trên sân khấu, chưa hiểu phải làm gì nữa, phải sửa chỗ nào. Bác Mịch bảo họ:
- Các chú hãy nghỉ một chút. Xuống đây tôi hỏi. Này, ý các chú thế nào?
Anh kép đóng vai Chàng Lía hỏi:
- Chuyện gì thế ạ?
Bác Mịch hỏi:
- Chuyện của anh đấy. Anh có thấy đi đưa ma như vậy có vẻ yếu đuối buồn tẻ quá không?
Anh kép thú thực:
- Dạ, có thế ạ. So với đoạn trước, đoạn lén vào thành đánh bọn tham quan ấy, đoạn này không được ổn.
Một anh kép đóng vai người khiêng quan tài nói:
- Nhưng mẹ vừa chết thì hùng thế nào được?
Bác Mịch nói:
- Được chứ. Hạng Võ đến chỗ tuyệt lộ vẫn cứ hùng như thường. Ngay cả khi mê Ngu Cơ vẫn hùng. Rút kiếm báu ra đưa cho người đẹp giữ làm tin, chú nghĩ mà xem, kẻ tầm thường đâu có làm được.
Lãng chợt có ý lạ, vui mừng nói:
- Hay là ta đổi thế này.
Bác Mịch hỏi:
- Cậu đổi thế nào? Phải, cậu viết tuồng, chắc có ý hay hơn chúng tôi.
Lãng đỏ mặt vì sung sướng và ngượng ngùng, lắp bắp nói:
- Không biết đổi thế này có ổn không. Tôi sợ nhọc cho các anh đóng vai khiêng quan tài. Thường thường mỗi lần di quan, luôn luôn có một người chấp hiệu, đứng trên các đòn khiêng gõ sanh điều khiển những người đưa linh. Ta cho Chàng Lía đích thân đóng vai trò người chấp hiệu ấy.
Bác Mịch trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi vỗ vế reo lên:
- Hay, hay. Có thế chứ. Lẽ nào tướng cướp lại đi bộ. Phải. Chàng Lía, sau khi cướp được quan tài mẹ, đích thân làm anh chấp hiệu để đưa mẹ đi chôn. Đứng trên các đòn khiêng, Chàng Lía nhắc nhở các bộ hạ nên gượng nhẹ đối với xác mẹ, lại vừa chứng tỏ uy tín và uy quyền của mình. Hay lắm. Nào, ta bắt đầu lại đi.
Các diễn viên ngơ ngác hỏi:
- Bắt đầu thế nào đây chú?
Bác Mịch gắt:
- Lại còn hỏi! Không nghe thấy gì hay sao? Chàng Lía đích thân làm anh chấp hiệu, điều khiển tụi bay khiêng quan tài đi an táng. Chàng Lía đi lại trên hai đòn cáng, phải tập luyện lắm mới khỏi ngã. Còn mấy chú kia...
Những người đóng vai khiêng quan tài nhao nhao lên:
- Trời ơi! Khiêng cái quan tài trống còn được, chứ hắn lại đi trên cả đòn cáng thì ai chịu nổi.
Bác Mịch thấy đã quá khuya, nên nói:
- Thôi để tối mai tao tính lại đã. Bốn đứa không nổi thì tăng lên tám. Hơn nữa đoạn tuồng câm này ngắn thôi. Chịu khó một chút cũng qua. Diễn được đoạn khó cho hay tụi bay mỗi đứa mới mong nhận thưởng nhiều. Nghỉ đi. Mai đến sớm nhé!
*
* *
Chờ cho các diễn viên về hết, Bác Mịch mới bảo Lãng:
- Cậu có biết hôm qua quan Giáo phường cho gọi tôi lên có việc gì không?
Lãng tò mò quên cả cơn buồn ngủ, vội hỏi:
- Gì thế ạ?
Bác Mịch chậm rãi đáp để tăng thêm mức quan trọng:
- Quan Giáo phường hỏi chuyện chúng ta tập tuồng này đấy!
Lãng lo ngại hỏi:
- Có gì hệ trọng không ạ?
Bác Mịch buồn rầu đáp:
- Hình như các quan bộ Lễ không thích ta tập tuồng mới. Nói đúng ra là không thích tuồng Nôm. Các ngài căn vặn đủ điều, làm như tôi là một phạm nhân vậy.
Lãng tức tối nói:
- Sao lại thế được! Các ngài đều xuất thân từ giới dân nghèo cả, tại sao lại thích xem những vở tuồng mà lời hát toàn chữ Nho, nghe không hiểu được gì cả. Các ngài gật gù giả vờ, vì sợ người ta chê mình dốt, chứ thực sự các ngài có hiểu gì đâu! Bây giờ lại lên tiếng chê tuồng Nôm! Sao lại thế được!
Bác Mịch lo sợ nhìn quanh, vỗ vai Lãng, can:
- Cậu đừng nên nổi nóng. Tai vách mạch rừng nguy hiểm lắm. Cậu yên tâm. Tôi đã tìm cách nói cho êm xuôi cả rồi.
Lãng vẫn chưa nguôi giận, hỏi lại:
- Bác đã nói với họ thế nào?
- Tôi bảo cậu viết tuồng này để đề cao những người dân nghèo làm nên sự nghiệp lớn như các ngài. Tôi còn bảo trước khi viết tuồng, cậu đã hỏi ý của Long Nhương tướng quân. Thật tức cười! Nghe tôi nhắc đến ông Long Nhương, các ngài nín bặt không dám hó hé thêm tiếng nào nữa cả. Nhưng để vớt vát thể diện, quan Giáo phường dặn thêm là không được bỏ bê việc luyện tập tuồng chính.
Rồi hạ thấp giọng, bác Mịch hỏi Lãng:
- Này, mấy hôm nay cậu có nghe gì không?
- Nghe gì ạ?
- Nghe tin ông Long Nhương ấy! Chuyến này gặp quân Xiêm đông đảo, chắc vất vả lắm. Hình như mấy trận đầu đều bại cả. Cậu đi lại giao thiệp nhiều nơi, có biết đích xác thế nào không?
Lãng đáp:
- Tôi cũng ù ù cạc cạc như bác thôi. Có điều tin đồn thổi thì lúc nào cũng bi thảm quá sự thực cho dễ tin. Bác tính, làm thế nào một danh tướng như ông Long Nhương lại có thể thua trận được.
- Vâng, vâng. Tôi cũng đã nghĩ như cậu. Nhưng... nhưng biết đâu trăm trận thắng lại không có một trận rủi ro... Như ta đi đường gặp tai bay vạ gió đấy mà. Mấy chuyến trước đến nơi là xáp trận ngay. Tin chiến thắng bay về tới tấp. Chuyến này đã lâu không nhận được tin vui. Tôi e rằng...
- Bác e gì nào?
- Tôi ấy hả? Tôi sợ... Nhưng thôi. Chuyện binh nhung mình có hiểu gì đâu mà đoán già đoán non. Tối mai cậu đến chứ?
Lãng thấy bác Mịch muốn cho qua câu chuyện gay cấn, vội nói:
- Dạ mai tôi đến chứ. Nhưng bác chưa nói cho tôi biết bác e ngại điều gì.
- Ối! Tôi già lẩm cẩm hơi đâu cậu để tâm! Tôi may mắn qua được cơn điên dại, nhưng đầu óc chưa được tỉnh táo bình thường đâu. Cậu thấy điều gì không phải, cậu bỏ qua cho. Hôm trước ông Thung đến cầm chầu, đập trống liên hồi như là trống thúc thuế, tôi cũng cười xòa. Đôi co sao được với người say rượu. Cậu xem đấy, không nên chú ý lời lẽ lẩm cẩm của tôi.
Thấy bác Mịch cứ quanh co né tránh, Lãng bực bội hỏi:
- Hai năm nay ở gần bên tôi, bác không hiểu tính tôi hay sao mà dè dặt thế! Tôi có giấu gì bác đâu. Mà bác thì cũng không làm điều gì quấy để phải sợ ai! Hôm nay bác lạ lắm!
Bác Mịch thở dài, đôi mắt nhìn Lãng lộ vẻ thương hại, trìu mến. Bác nói nhỏ:
- Tôi đoán hơi gió thấy sắp xảy ra nhiều điều rắc rối lắm đấy, cậu Lãng ạ. Ông Thung say rượu thật đấy, nhưng nhờ hơi men ông ấy nói ra nhiều điều đáng chú ý lắm. Cũng như gần đây Hoàng thượng có gì khang khác.
- Khác chỗ nào hở bác?
- Tôi chỉ cảm thấy thế thôi, chưa có gì làm chắc. Một hôm Hoàng thượng ghé qua rạp tuồng, gặp lúc anh em đang tập vở Chàng Lía của cậu. Hoàng thượng ngồi xem một lát, hỏi ai cho tập vậy. Nghe nhắc đến tên ông Long Nhương, nét mặt Hoàng thượng sa sầm ngay. Hoàng thượng quày quả bỏ đi. Thành thử tôi ngại lắm. Tôi chẳng hiểu rồi đây sẽ ra làm sao nữa!
Lãng cố cười lớn để lấn át nỗi lo âu vừa mới nhen nhóm, vỗ vai bác Mịch nói:
- Bác chỉ sợ bóng sợ gió thôi.
Bác Mịch cười gượng đáp:
- Tôi cũng hy vọng chỉ là chuyện hão huyền, lẩm cẩm. Cậu về nhé! Mai nhớ lại sớm để tập cho xong đoạn tuồng khó, cậu Lãng nhé!
*
* *
Lãng về đến nhà. An vẫn chưa ngủ. Con bé Thái mấy hôm nay bị đau, An lo lắng ngồi bên giường con không tài nào ngủ được. Lãng vào thăm cháu, đặt tay lên trán bé Thái thấy nó vẫn còn hâm hấp sốt. Con bé mở mắt nhìn cậu, rên ư ử. Lãng hỏi:
- Cháu có mệt lắm không?
Thái đưa lưỡi liếm đôi môi khô, thì thào:
- Cháu bớt mệt rồi, cậu.
- Cháu đã bớt nhức đầu chưa?
- Chưa, cậu ạ.
An chen vào bảo em:
- So với hôm qua cháu có bớt chút ít. Nhưng chị lo quá, nó nằm suốt bảy hôm rồi. Lúc nãy nó lơ mơ nói mớ những gì "mẹ đừng bỏ con" rồi "cháu chào ông ngoại" làm chị sợ quá. Từ nay con đừng nói bậy như thế nghe Thái.
Con bé gật đầu ngoan ngoãn thưa:
- Dạ.
Lãng vuốt tóc cháu bảo:
- Cháu ráng uống thuốc và ngủ ngoan cho chóng lành.
Thái ngoe nguẩy lắc đầu:
- Thuốc hôi quá, cậu. Lại đắng nữa. Cháu không uống đâu.
- Không được. Con không uống làm sao lành.
An nói:
- Đấy, có cậu về đây, Thái phải nghe lời cậu. Thuốc có đắng mới mau lành. Mẹ van mãi con không chịu uống, nên cứ dây dưa mãi.
Lãng góp thêm lời khuyên cháu:
- Thái không uống thuốc, làm sao ngồi dậy để học viết được. Mấy hôm cháu đau, anh Phát đã bỏ xa con rồi.
Con bé bĩu môi, đáp:
- Anh Phát đâu có chịu học. Hôm qua ảnh còn thức con dậy hỏi chữ thiên viết thế nào. Con nói mãi, anh cứ viết ra chữ phu . Làm sao ảnh hơn con được.
Lãng cười, hỏi chị:
- Nó ngủ rồi hở chị?
An thở dài đáp:
- Còn phải hỏi. Không bao giờ nó chịu học ban đêm. Ngồi bên đèn một chút, nó ngáp lên ngáp xuống, trông đến chán. Không biết lớn lên nó làm ăn ra sao nữa.
- Có lẽ chị cưng hai đứa này quá, nên dạy chúng nó không được. Tìm thầy đồ nào gửi cho chúng nó đi học có lẽ hơn.
An nói:
- Chị cũng có bảo anh Lợi thế. Con Thái thì chị tự lo lấy được. Con gái biết vài chữ cho người ta khỏi khinh, nhưng con trai phải học hành đàng hoàng. Chị lo cho thằng Phát quá. Mười tuổi đầu rồi chứ phải ít đâu.
Lãng kinh ngạc hỏi:
- Mười tuổi rồi à? Chóng thật. Mới đây chúng đã lớn cả rồi. Thế mới biết thời gian! Trông tụi nó lớn, mới giật mình nhớ ra rằng mình đã già. Em cũng trên 30 rồi. Tam thập nhi lập. Em đã lập được cái quái gì đâu!
An cười bảo Lãng:
- Nội cái chuyện lập gia đình còn chưa xong, nói chi đến lập cái khác. Chị không hiểu em nữa. Tại sao không tìm nơi nào xứng đáng nên vợ nên chồng cho rồi. Sao cứ bông lông mãi thế? Hay là...
Lãng đoán được ý chị, đỏ mặt, hấp tấp nói:
- Không phải đâu. Chị đừng nghĩ thế!
An cười hỏi:
- Ô hay! Chị có nghĩ gì đâu! Tại sao em bảo thế? Này, cái tin cô ta cương quyết cắt tóc vào chùa có đúng được phần nào không?
Lãng không biết trả lời thế nào, đành nói quanh:
- Chị hỏi gì ạ? À, chuyện vào chùa hả? Em cũng chẳng biết nữa. Chỉ có một lần anh Huệ nói đùa bảo cô ta định vào chùa Thập Tháp. Có lẽ chỉ là chuyện bỡn cợt mà thôi. Vả lại, đến bây giờ em vẫn không hiểu lúc đó mình thế nào. Chị nhắc lại, chỉ thêm rắc rối, nguy hiểm là khác.
Con bé Thái không hiểu mẹ và cậu đang nói chuyện gì, trố mắt hết nhìn An lại nhìn Lãng. Nó hỏi:
- Mẹ nói gì thế mẹ?
An mắng át đi:
- Đừng hỏi chuyện người lớn. Con ngủ đi.
Con bé giận dỗi, vùng vằng quay hẳn người lại, nhìn vào tường vờ ngủ. An không để tâm đến con, hỏi Lãng:
- Độ này sao em về trễ thế?
Lãng nhớ đến công việc hiện tại của mình, hớn hở khoe:
- Em với bác Mịch đang dựng một vở tuồng mới, chị biết chưa?
An không tin em, hỏi lại:
- Em dựng tuồng à? Tuồng gì thế?
Lãng hối hận vì đã quá tự tin, nhưng không còn cách nào thối lui được nữa. Anh bối rối thú thực:
- Tuồng Chàng Lía em viết lâu nay. Tập gần xong rồi.
- Thật thế à? Hôm nào mới diễn?
- Em cũng chưa biết.
- Nhớ báo cho chị đi xem với. Em viết được tuồng, lại dựng được để diễn ngay tại cung đình. Em của chị tài quá!
Lãng vội cải chính:
- Không diễn được ở cung đình đâu!
- Sao vậy? Gánh bác Mịch là gánh chính của giáo phường mà! Không diễn cho nhà vua xem thì diễn ở đâu?
Bé Thái không nhịn được nữa, quay lưng lại dặn cậu:
- Hôm nào cậu dẫn cả cháu đi xem nữa nhé! Cả anh Phát nữa. Cả mẹ, cả cha nữa!
Lãng xoa đầu cháu nói:
- Được, được. Cậu sẽ mời cả nhà.
An không bỏ nửa chừng thắc mắc, kéo áo em hỏi:
- Em vừa nói gì? Tại sao không diễn được trong cung đình?
Lãng buồn rầu đáp:
- Hình như nhà vua không thích tuồng Nôm.
An vội hỏi:
- Thế em soạn tuồng Nôm làm gì? Sao không dựa vào các tuồng xưa để soạn?
Lãng nhìn chị, giọng hơi bực:
- Chị mà cũng hỏi thế à? Mình là người Nam, sao lại soạn tuồng Khách? Chẳng lẽ đất nước mình không có chuyện trung hiếu, vui buồn, để viết hay sao? Việc gì phải mượn đến Điêu Thuyền, Lữ Bố để nói chuyện ghen tuông.
An không vừa, cãi lại:
- Nhưng nói chuyện Điêu Thuyền thì ai cũng hiểu. Còn chuyện... chuyện gì em vừa nói đó, chuyện...
Lãng nhắc:
- Chuyện Chàng Lía!
An vui mừng tiếp lời:
- Phải chuyện Chàng Lía thì có ai biết đâu. Cả cái tên nghe cũng kỳ cục.
Lãng hơi to tiếng:
- Chị lầm rồi. Không có người dân Qui Nhơn nào không biết chuyện Chàng Lía. Người ta đặt vè để ca tụng chàng tướng cướp đó, bài vè dài nhưng không có người nào không thuộc.
- Chị có thuộc đâu?
- Chị khác. Gia đình mình chỉ là dân ngụ cư, không sống, không nghĩ như dân Qui Nhơn.
- Nhưng làm tướng cướp thì có vinh quang gì mà phải soạn tuồng?
- Ấy là chỉ nói cho gọn thế thôi, chứ đúng ra anh ta là một nông dân không chịu được áp bức bất công của bọn tham quan, nổi loạn chống triều đình.
- Nổi loạn? Vậy thì chị can em. Bây giờ chị hiểu, chị hiểu hết rồi. Không cho diễn ở cung đình là phải. Lãng, chị nói thật, không biết em viết tuồng tích ra thế nào, nhưng chỉ mới nghe qua như vậy, chị đã thấy việc này nguy hiểm lắm. Không phải là chuyện đùa được đâu. Em nghĩ lại cho chín đi!
- Chị khéo yếu bóng vía. Chàng Lía nổi dậy chống triều đình, có khác nào anh em Tây Sơn nổi dậy chống nhà Nguyễn Gia Miêu. Người anh hùng áo vải đó không thành công được như anh em nhà vua, nhưng nhìn chung có khác gì đâu!
Bé Thái lại chen vào hỏi:
- Có phải chú Lía tụi nhỏ thường hát:
Chiều chiều én liệng truông Mây
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
không hở cậu?
An phát mạnh vào mông con, gắt:
- Đã bảo không được chen vào chuyện người lớn. Có ngủ đi không.
Bé Thái thút thít khóc. An không thèm dỗ con, nghiêm giọng bảo Lãng:
- Em đừng xem lời chị là lời đàn bà. Em nghĩ lại mà xem, giữa một nơi đã có đầy đủ trật tự trên dưới, vua quan ổn định, ngay giữa chốn kinh đô, em soạn một vở tuồng ca tụng người tướng cướp nổi loạn chống lại cái trật tự đã ổn cố. Nhà vua sẽ nghĩ thế nào? Các quan ở bộ Lễ, ở giáo phường sẽ nghĩ thế nào? Họ không nghĩ em ca tụng, mà nghĩ rằng em hô hào sự nổi loạn, sự chống đối. Em để cho chị nói hết đã. Em nên nhớ gia đình mình đã từng gặp nhiều rủi ro, từng gây ra nhiều nghi kỵ. Từ cha cho đến anh Chinh, anh Lợi. Cả em cũng vậy nữa. Em cứ nhìn thẳng vào thực tế mà xem. Nếu không được anh Huệ che chở, thì vụ Thọ Hương sẽ dẫn em đến đâu. Người ta khép tội em dễ lắm, và dù lúc đó trong triều còn có nhiều người ít học, nhưng không thiếu kẻ viện dẫn đến lễ nghĩa Nho giáo để quàng vào cổ em đủ thứ tội phi nghĩa. Không, em cứ để cho chị nói hết.
Lãng không nhường nhịn chị, cướp lời nói:
- Chị phải để cho em nói đã. Chị nói đúng, nhiều điều chị nói em cũng đã từng lo lắng chứ không phải không. Quả thật vở tuồng không được nhiều người ưa thích: trước hết là những tên dốt nát không dám để lộ cho người ta thấy cái dốt của mình, thà ngủ gà ngủ gật trước một vở tuồng Tàu khó hiểu hơn là xem một vở tuồng nôm na, tiếp theo là những kẻ sợ sự thực như loài gián sợ ánh sáng, cuối cùng là bọn tiểu nhân tìm mọi cơ hội để hãm hại người khác, lấy đó mà xu nịnh, luồn lọt. Em thú thực với chị là ngay nhà vua cũng không thích vở tuồng Chàng Lía. Các quan bộ Lễ cũng vậy. Nhưng chị bảo em viết gì bây giờ? Nếu cả chị lẫn em đều nghĩ: cuộc nổi dậy long trời lở đất này, cuộc nổi dậy của những người áo vải chân đất mà gia đình chúng ta may mắn được tham dự từ đầu này là một điều cao đẹp, tất nhiên, là chính nghĩa, thì tại sao chúng ta không dám công khai xưng tụng những con người áo vải dũng mãnh chơn chất ấy? Chúng ta sợ cái gì? Những người dựng nghiệp cả chị lẫn em từng quen biết, không phải là những Chàng Lía hay sao? Hơi đâu đi ca tụng bọn xúng xính cân đai lấy vâng dạ để làm chữ trung, lấy cầu an để làm nghĩa. Hoàng thượng, quan Tiết chế, Long Nhương tướng quân, hay chỉ có chị với em ở đây, ta nói đơn giản là bác Biện Nhạc, anh Lữ, anh Huệ không phải là những Chàng Lía của đất Qui Nhơn hay sao? Nếu có người nào sợ hình tượng Chàng Lía, chỉ vì họ không được cao đẹp như người nông dân trẻ tuổi nổi loạn đó, chỉ vì... chỉ vì họ là những Chàng Lía giả mạo...
An lo sợ nhìn quanh, thì thào bảo Lãng:
- Chị van em. Em mất trí rồi. Em có hiểu mình vừa nói gì không hở Lãng? Những điều em vừa nói, nếu có người tọc mạch nói đi nói lại, có thể... không, chắc chắn sẽ thành tai vạ cho cả nhà ta đó. Sao em dại dột vậy. Thái, có ngủ đi không! Thôi, hãy chờ lúc nào em bình tĩnh lại chị sẽ nói tiếp. Bây giờ em chưa thấy hết đâu. Quái, sao đến giờ này anh Lợi vẫn chưa về!
Lãng do dự, nửa muốn bàn tiếp câu chuyện gay cấn, nửa muốn tránh sang việc khác. Cuối cùng, Lãng bảo:
- Mai em sẽ bàn tiếp với chị. Tối nay em sẽ nghĩ thật chín về những điều chị vừa nói. Cháu ngủ rồi hở chị? Chị cũng nên đi ngủ đi. Chắc anh Lợi không về đâu!
An than:
- Gần đây anh ấy đi về thất thường.
- Anh Lợi ở dưới xưởng đóng chiến thuyền hở chị?
- Chị chả hiểu nữa. Anh ấy theo ông Cống Chỉnh, quên cả vợ con. Không hiểu sao tự nhiên chị ghét cái lão ấy thế!
Để xua bớt dư âm nặng nề, Lãng đùa:
- Tại ông ta bắt mất anh Lợi của chị chứ gì?
An vội nói:
- Không phải thế. Chị biết mình vô lý, bất công với ông Chỉnh. Nhưng tự nhiên chị không ưa ông ta. Chẳng hiểu vì sao!
*
* *
Đêm đó Lãng suy nghĩ lan man hết chuyện này đến chuyện kia, không chợp mắt nổi.
Anh ôn lại những gì An nói. Ban đầu, lòng anh ấm ức vu vơ, không tìm ra nguyên do. Anh có cảm giác bị chèn ép, bị đè nén, bắt nạt. Nhưng ai là kẻ chèn ép, bắt nạt anh? An ư? bác Mịch ư? Giáo phường ư? Không! Suốt mấy năm về làm ở giáo phường, anh là một người nhàn tản, tự do. Không ai đặt cho anh một trách nhiệm rõ rệt. Không ai đòi hỏi anh phải làm một cái gì cụ thể, bắt buộc phải hoàn tất trong một thời gian nhất định. Đúng như lời gửi gấm của Long Nhương tướng quân, Lãng về giáo phường để làm quen với nghề hát bội, rồi tập tành viết tuồng. Làm quen trong bao lâu? Viết tuồng gì? Không ai đòi hỏi Lãng trả lời dứt khoát. Nhiều người ở giáo phường xem Lãng như một kẻ bị ruồng bỏ, bị đẩy về "ngồi chơi xơi nước" ở cái gánh hát xa lạ này vì không làm vừa lòng Nguyễn Huệ. Lãng sống ở giáo phường như cái bóng lạc lõng một thời gian khá lâu, dần dần mọi người thấy anh là một kẻ vô hại, nên đâm thương mến anh. Bác Mịch xem Lãng là một người em, ân cần chỉ vẽ các ngón nghề trong hát tuồng, giải thích cho Lãng hiểu các mấu chốt của tuồng tích và nghệ thuật biểu diễn. Lãng bị lôi cuốn vào thế giới son phấn mũ áo ấy lúc nào không hay. Từ một người khách lạ, anh trở thành kẻ đam mê. Nhờ thế, chỉ cần một năm Lãng đã trở thành một người thành thạo.
Bác Mịch giao cho anh việc ghi lại thành bài bản các đoạn tuồng lâu nay truyền lại cho nhau bằng trí nhớ. Lãng vừa ghi vừa sửa chữa lại các câu, các chữ sai lầm do trình độ học vấn hạn chế của các đào kép. Anh cũng ghi được cả những đoạn hát cương tùy hứng, nhất là những lời pha trò của các hề đồng. Công việc ấy thật bổ ích cho Lãng. Anh tự tìm ra được những bí quyết của nghề nghiệp: cách tạo sự chú ý, cách thắt nút mở nút câu chuyện, cách gây các phản ứng thoải mái hoặc thương cảm cho người xem, cách tạo sự hòa điệu vui buồn trong một vở tuồng. Những kinh nghiệm ấy thật quí giá cho Lãng, khi anh bắt đầu có ý thực hiện ý định viết một vở tuồng về Chàng Lía. Suốt thời gian thai nghén đề tài, Lãng thường xuyên đem phác thảo tưởng tượng của mình đặt kế các vở tuồng đang công diễn, lục lọi tìm kiếm những gì có thể dùng làm chất liệu sáng tạo, hoặc những gì phải kiên quyết gạt bỏ vì khuôn sáo cũ kỹ và nội dung giả dối. Lúc nào hình tượng Chàng Lía cũng lởn vởn trong đầu anh. Câu hỏi anh thường đặt ra để tự giải đáp là: ở vào trường hợp thế này, Chàng Lía sẽ làm gì? Nếu anh ta như vậy, thì phải diễn tả trên sân khấu tuồng thế nào cho người xem hiểu được anh ta?
Bác Mịch chỉ hiểu được phần nào những bận tâm của anh chàng soạn tuồng tập sự. Bác đã khá già để có can đảm không thèm dẫm chân trên các lối mòn. Nhưng sự đồng cảm của hai người cùng đam mê khiến một già một trẻ trở nên quyến luyến gần gũi. Bác Mịch chịu khó ngồi nghe những lời trình bày, những dự tính sáng tạo còn lộn xộn, mù mờ của Lãng. Bác góp ý, khuyên Lãng dứt khoát cắt bỏ những phần không thể diễn tả trên sân khấu, xén bớt các đối thoại, lời ca phức tạp khó ai hiểu hết, thêm thắt những lời giễu cợt giải trí người xem.
Vở tuồng của Lãng dần dần có hình, như một bào thai bắt đầu có đầu, thân thể và tứ chi. Bác Mịch còn giúp cho Lãng thực hiện được một điều quan trọng hơn hết là tạo sức sống hùng tráng cho nhân vật chính, điều mà do bản chất lãng mạn mẫn cảm Lãng không làm nổi. Vì vậy, có thể xem vở tuồng là tác phẩm chung của Lãng và bác Mịch, qua gần hai năm suy nghĩ, thể nghiệm. Cho đến lúc vở tuồng thành hình, việc tập dượt sắp hoàn tất, thì những lời cảnh cáo của An đảo ngược toàn thể vấn đề. Lãng xót xa như một đứa bé ra sức đắp một tòa thành cát trên bãi biển, lúc gần xong lại bị một ngọn sóng lớn ùa vào phá mất!
Điều khiến Lãng khổ sở là những điều An nói hoàn toàn có lý. Lãng không thể làm ngơ trước sự thờ ơ hoặc ác cảm của rất nhiều người, (trong đó đa số đều giữ vị trí quan trọng của triều đình) đối với vở tuồng. Thành thực mà nói, Lãng chỉ yên tâm khi trông chờ sự bảo trợ của Long Nhương tướng quân. Mà tướng quân lại không có mặt ở đây! Càng nghiền ngẫm lời chị, Lãng càng thấy mối nguy hiểm đang rình rập mình là có thực. Nó chờ đợi đâu đây, gần lắm rồi. Nanh vuốt đã chuốt nhọn, chỉ cần vồ một cái, mối nguy hiểm ấy đủ xé tan tất cả sinh mệnh của Lãng.
Trăn qua trở lại, nhiều phen Lãng vẫn không ngủ được. Anh nghe rõ từng tiếng động của ban đêm. Gần nhất là tiếng mọt gặm, ở thật gần, hình như ngay trên cái đòn kê dưới chiếc phản anh nằm. Tiếng mọt nghiến vào gỗ nghe ghê răng, Lãng có cảm giác nghẹt thở khó chịu như đang nín thở theo dõi một người đang dồn hết sức cố làm cho bằng được một việc nguy hiểm quá sức bình sinh, như một kẻ ốm yếu bị buộc giương một cây cung khỏe, hoặc một đứa trẻ lên mười còng lưng gánh một đôi nước nặng. Muốn cho con mọt thôi nghiến gỗ, Lãng thử lấy tay gõ nhẹ lên mặt phản. Nhưng nó vẫn tiếp tục công việc của nó. Lãng đoán con mọt ở xa hơn, có thể tận đầu kèo, hoặc trên mấy cái rui tre. Sau đó anh chú ý nghe được một tiếng động lạ khác, nửa giống như tiếng một vòi nước ri rỉ chảy, nửa giống như tiếng một người mẹ xi cho con đi tiểu. Nghe ngóng thật lâu, anh chỉ đoán đại khái đó là tiếng một loài dế. Dưới nhà ngang, thằng Phát ú ớ nói sảng, sau đó gió thổi mạnh làm cho nhánh ổi sà xuống quét rột rạt lên mái tranh nhà trên.
Lãng nằm im lắng nghe mọi thứ tiếng động, lơ mơ nửa thức nửa tỉnh, rồi chìm dần trong một giấc ngủ lửng lơ, dật dờ, bập bềnh. Anh vẫn nhận thức được trạng thái lơ lửng, nên cố nghĩ ra một điều cụ thể để thức tỉnh.
Lãng nghĩ đến cảnh tuồng đang tập, đoạn Chàng Lía cùng mấy người bạn chiến đấu dưới quyền lén lút đưa quan tài mẹ đi an táng. Chàng Lía đích thân làm người chấp hiệu, và trên sân khấu, kép chánh đang đóng vai trò một người chấp hiệu chuyên nghiệp. Trên hai đòn khiêng quan tài, Lía thoăn thoắt di chuyển từ đầu này đến đầu kia, gõ sanh ra dấu cho người bên này phải nâng cao đòn khiêng lên, hoặc người đi bên tả phía sau hãy hạ bớt đòn khiêng xuống. Cử chỉ nhanh nhẹn, uyển chuyển, lộ vẻ lo lắng cho thân xác mẹ đồng thời với vẻ uy dũng của một vị chỉ huy. Gần như Chàng Lía bay lượn trên quan tài mẹ để dẫn đường cho bọn phu huyệt, và trên nền trời xanh đen, hình dáng chàng uốn lượn tung hoành như một con rồng đang uốn khúc. Đã đến lúc Lãng không còn giữ mình tỉnh táo được nữa. Anh mê dần trong giấc ngủ muộn, trong mê hình ảnh Chàng Lía vẫn múa lượn. Có điều Lãng kinh ngạc sững sờ đến nỗi ngay trong mơ anh đã nghĩ phải cố ghi nhớ (và Lãng đã nhớ rõ mồn một vào sáng hôm sau) là khuôn mặt Chàng Lía lúc thì lẫm liệt hào tráng như khuôn mặt Nguyễn Huệ, lúc lại láo liên xảo trá giống y như... giống y như ai? Lãng không nhớ ra!
Cho đến sáng hôm sau, trên đường đến bộ Lễ gặp Lợi, Lãng mới nhớ khuôn mặt láo liên trong cơn mơ đêm qua giống với khuôn mặt Đô đốc Chỉnh.
Bình luận facebook