Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 65
Trần Văn Kỷ chỉ quyết định viết thư phúc đáp cho Nguyễn Huệ sau khi nhận được thư của sư cụ chùa Hà trung, bạn thiết của ông. Sư cụ tin cho ông đồ Kỷ biết: một toán trai tráng dân chài đã ùa vào phá chùa, gỡ chuông, hạ tượng Phật và bắt tất cả các chú tiểu trên mười lăm tuổi cùng hai sư bác đem lên giao nộp cho Tây Sơn. Những người phá hoại không xa lạ gì với nhà chùa. Có điều sư cụ thắc mắc phải viết thư hỏi người bạn còn hiểu chuyện trần tục là cái gì đã thúc đẩy những thanh niên hằng ngày hiền lành, nhút nhát, lầm lì, đến hành động bạo lực đó. Cái gì? Tại sao?
Trần Văn Kỷ xuống thăm bạn ngay sau khi được thư. Ngôi chùa giống như vừa trải qua một cơn bão mạnh. Cây cối trong vườn bị xác xơ gẫy đổ, nhàu nát. Bệ Phật trống trải. Tất cả đồ đồng đồ sắt trong chùa bị mang đi. Mấy chiếc mõ bị đập vỡ. Chùa chỉ còn một mình sư cụ là người lớn. Các học tăng, chỉ còn lại hai chú tiểu tuổi chưa đến mười lăm hình vóc ốm yếu, gầy gò.
Sư cụ lặng lẽ dẫn ông đồ Kỷ đi thăm một vòng khu vườn đổ nát và ngôi chùa chính. Tuyệt đối sư cụ không nói năng gì. Trần Văn Kỷ cũng không hỏi. Họ đi bên nhau, chân dẫm trên những mảnh vỡ của vôi xây bệ Phật và của cái mõ lớn, để bước vào phòng trong nơi sư cụ ở. Họ lặng lẽ ngồi xuống chiếc chiếu trải trên nền chùa.
Sư cụ chờ ông đồ hỏi, nhưng lâu quá ông đồ Kỷ vẫn chưa hỏi gì. Cho nên sư cụ phải nói trước. Bằng một giọng nhỏ như lời thủ thỉ, sư cụ bảo:
- Ông xuống có hơi sớm. Nếu kịp dọn dẹp, cảnh chùa sẽ giống như hồi nhờ ông làm cho bài phả khuyến để đúc tượng.
Trần Văn Kỷ buồn rầu đáp:
- Thật không thể tưởng tượng được. Tất cả mọi điều xảy ra quanh ta đều hết sức lạ lùng. Có thể trước đây chưa bao giờ có, và sau này, cũng sẽ không bao giờ có. Sư cụ hỏi tôi tại sao? Tôi lại tự hỏi mình: Có phải mình đã quá già, đến nỗi không còn cảm nghĩ, hành động như mọi người chung quanh chăng?
Sư cụ chờ mãi không thấy ông đồ nói tiếp, nên nói:
- Họ đã phá những gì họ đã xây, rồi mang đi dựng một cái khác. Không mất gì cả. Ông đừng nghĩ đến chuyện đổ vỡ, mất mát mà thương hại nhà chùa. Lúc nãy tôi nói y như hồi làm phả khuyến là có ý đó. Có điều tôi vẫn còn vướng víu, mê chấp, là cứ muốn biết họ sẽ xây được cái gì với số chuông tượng của chùa này.
Trần Văn Kỷ nói ngay điều thoạt nghĩ:
- Họ chưa vội xây đâu. Họ phá trước đã.
Nhà sư vội hỏi:
- Phá được cái gì?
Ông đồ đáp ngay:
- Trước mắt, họ phá được những tai ách mà tiếng chuông chùa Hà Trung không phá được. Lớp trẻ máu còn nóng, không kiên nhẫn lắng nghe chuông chùa niệm Phật như lớp cha chú của chúng, lớp đã nghe theo lời phả khuyến góp của để đúc chuông dựng tượng. Vì vậy chúng hăng hái đem chuông đi đúc súng.
- Giả sử họ phá được mọi tai ách, san bằng hết chông gai hầm hố, xóa hết nghiệp chướng, sau đó họ sẽ xây cái gì?
Trần Văn Kỷ thú nhận:
- Tôi không biết.
Nhà sư hỏi:
- Họ có biết không?
- Họ là ai?
- Những người ra lệnh phá tượng để đúc súng, và ngay cả những người tuân lệnh.
- Có lẽ họ cũng chưa biết.
- Nghe nói ông được tiếp chuyện với viên Phó tướng Tây Sơn. Ông ta biết không?
Trần Văn Kỷ bĩu môi nói:
- Hắn không nhìn quá được tầm tay.
- Thế viên Chủ tướng?
- Tôi chưa được gặp. Ông ta là người đã đạp đổ cơ nghiệp họ Nguyễn Gia Miêu, và sắp tới đây, đến phiên cơ nghiệp họ Trịnh. Long Nhương tướng quân, em ruột vua Tây Sơn, sư cụ đã nghe nói đến rồi chứ?
Nhà sư gật đầu, mặt đăm chiêu. Một lúc sau, nhà sư hỏi:
- Viên Phó tướng nhờ ông việc gì vậy?
Trần Văn Kỷ thành thực đáp:
- Hắn vâng lệnh ông Long Nhương tìm mời các sĩ phu Thuận Hóa ra cộng tác với Tây Sơn.
Nhà sư không giấu được sự nôn nóng tò mò, vội hỏi:
- Rồi ông trả lời thế nào?
- Tôi chưa trả lời thế nào cả. Bạch sư cụ, có nên ra giúp họ không?
- Nếu ông nghĩ việc đó có tạo được quả phúc cho nhiều người, thì cứ mạnh dạn.
Ông đồ hỏi dồn:
- Nhưng ý của sư cụ ra sao?
- Bần tăng đã chọn đường từ lúc cắt tóc khoác nâu sồng. Vì thế, bần tăng không còn so đo, thắc mắc chọn lựa con đường nào khác.
Ông đồ Kỷ bẻ lại:
- Nhưng nãy giờ sư cụ vẫn còn hỏi tại sao như vậy? Họ định xây cái gì? Nghĩa là...
Nhà sư vội nói:
- Ông hãy tự tìm đường. Bần tăng không tìm thay cho ông được đâu. Dĩ nhiên ông không có ý định xuống đây để xin qui y. Xưa nay ông vẫn thường xem vào chùa như một cách ở ẩn, hoặc đi trốn. Lúc nãy, ông cũng vừa lặp lại ý đó. Chẳng lẽ đến lượt ông, ông cũng đi trốn? Có thể nhờ có ông mà họ khỏi đập phá những gì không cần, hoặc chưa cần đập phá. Phải chừa lại chút gì làm móng để mai sau xây lên cái khác chứ. Ông nghĩ lại xem!
*
* *
Khoảng đầu tháng sáu Bính Ngọ, Long Nhương tướng quân tiếp Trần Văn Kỷ tại sảnh đường tráng lệ của dinh Trấn thủ. Ngoài Lãng người được giao cho phận sự dẫn lính hầu đem võng đến mời ông đồ, trong phòng chỉ có hai người: viên võ tướng lừng lẫy chiến công, và nhà nho xứ Thuận Hóa.
Vừa thấy võng điều hạ xuống trước thềm, Nguyễn Huệ đoán biết ngay là Trần Văn Kỷ, nên vội vã ra tận cửa để đón ông đồ. Nguyễn Huệ cung kính chắp tay vái chào, ân cần bảo:
- Tôi biết thế nào thầy cũng đến. Suốt mười năm sống với bọn ma quỉ họ Trịnh mà thầy không thèm mặc áo giấy, đủ biết thầy vẫn hàm dưỡng để chờ bậc anh quân. Có đúng thế không?
Trần Văn Kỷ ngồi xuống tràng kỷ không chút e dè, khách sáo, sửa lại áo khăn cho ngay ngắn, rồi mới đáp:
- Ngài quả đã thấy cả lòng dạ tôi. Vâng, cả đời tôi vẫn ước mong được thấy bậc anh quân. Cho đến nay, tôi vẫn còn tìm.
Nguyễn Huệ mỉm cười, đôi mắt vừa thân ái vừa ranh mãnh như mọi khi. Ông sai lính hầu pha trà, đẩy cơi trầu về phía ông đồ Kỷ. Ông đồ khẽ gật đầu cảm tạ, rồi lấy một miếng trầu bỏ vào miệng. Nguyễn Huệ thấy khách nhai trầu thản nhiên chứ không dè dặt lấm lét như nhiều kẻ đến gặp ông, đã bắt đầu kiêng nể. Nguyễn Huệ hỏi:
- Thầy đã tìm ra minh chúa để thờ chưa?
Trần Văn Kỷ đáp:
- Thưa chưa!
Nguyễn Huệ hỏi ngay:
- Thế tại sao thầy bằng lòng đến đây?
Ông đồ đáp:
- Tôi làm nghề dạy học lại kiêm nghề thuốc mới đủ sống. Vất vả lâu thành thói quen. Đêm hôm khuya khoắt, nhiều khi gặp con bệnh ngặt nghèo, dù mưa gió tôi cũng đi. Cho nên được đem võng tận nhà mời đón, dù chưa biết đến đâu, tôi cũng không lấy làm ngại.
Nguyễn Huệ thích chí, mỉm cười, rồi bảo:
- Quả là danh bất hư truyền. Thầy dạy học hay lắm. Không biết thuốc thầy bổ cho người ta có được công hiệu không?
Ông đồ tiếp tục nhóp nhép nhai trầu, đáp lại:
- Cái đó còn tùy. Bệnh nặng quá không thuốc nào cứu nổi, thì chỉ bổ vài thang bồi dưỡng để con bệnh sống rán được ít lâu nữa với vợ con. Bệnh chữa được thì tùy con bệnh có thực tin ở thầy thuốc hay không. Có tin mới chịu uống đúng phép tắc, cân lượng, giờ giấc. Không thể chữa được cho những người không chịu uống thuốc.
Nguyễn Huệ ngồi dịch lại gần ông đồ, chìa bàn tay phải ra, mỉm cười bảo:
- Thầy xem hộ mạch cho tôi được không?
Trần Văn Kỷ cũng mỉm cười, lắc đầu lễ phép nói:
- Ngài cương cường mạnh khỏe như vậy, có bệnh tật gì đâu mà phải xem mạch.
Nguyễn Huệ vội hỏi:
- Thế lúc ra đi, thầy định làm nghề dạy học hay làm nghề thuốc?
Ông đồ Kỷ nhũn nhặn đáp:
- Tôi chỉ vâng mệnh Ngài mà đến.
Nguyễn Huệ cười lớn, hỏi dồn:
- Vậy tại sao trước kia thầy không vâng mệnh Quận Tạo?
Trần Văn Kỷ nhớ lại cuộc trò chuyện giữa mình và sư cụ Hà Trung, nghiêm mặt đáp ngay:
- Vì sau khi phá thành Phú Xuân này, hắn không biết làm gì khác ngoài việc tiếp tục phá hoại. Còn Ngài thì...
- Tôi thì thế nào? Thầy chớ ngại. Tôi thích những lời nói thẳng.
- Ngài thì có dư lực để xây cả một giang sơn, chứ đừng nói cái chuyện mọn là chắp vá lại vài chỗ thành sập lở.
Nguyễn Huệ thích chí quá, quên cả dè dặt, đập tay xuống cái kỷ trước mặt khiến cơi trầu dồi lên. Trong khi ông đồ Kỷ đưa tay sửa lại cơi trầu, Nguyễn Huệ hân hoan nói:
- Lâu lắm tôi mới tìm được một bậc cao kiến để được nghe những lời khuyên chân thành, biện biệt phải trái nên chăng rõ ràng. Lâu lắm! Từ ngày thầy tôi mất đi...
Nguyễn Huệ chỉ nói đến đó, rồi im lặng. Mãi một lúc sau, ông trỏ Lãng lúc đó đang đứng hầu phía sau, hỏi Trần Văn Kỷ:
- Thầy biết cậu này chứ ạ?
Ông đồ nheo mắt nhìn Lãng, vui vẻ đáp:
- Thưa có gặp. Ông này đem thư của Ngài đến cho tôi.
Nguyễn Huệ nói:
- Thế thầy có biết ông giáo Hiến không?
- Thưa có.
Nguyễn Huệ hấp tấp hỏi:
- Biết từ hồi nào?
- Ông giáo thuộc lớp đàn anh của tôi. Hồi đến nhà dật sĩ Ngô Thế Lân để tập văn, đôi lần tôi có gặp ông giáo đến chơi.
- Cậu này là con trai của ông giáo đấy!
Trần Văn Kỷ nhìn về phía Lãng, mỉm cười nói:
- Thế à!
Nguyễn Huệ nói:
- Tôi được học hỏi nhiều điều bổ ích suốt mấy năm theo học thầy tôi. Sau đó vì mải theo chuyện cung kiếm, tôi không có nhiều cơ may nữa. Rồi thầy tôi qui tiên. Hôm nay được gặp thầy ở đây, tôi mừng như được gặp lại thầy.
Trần Văn Kỷ cảm động đến nghẹn lời, phải cố dằn xúc động để nói vài câu thoái thác:
- Ngài làm cho tôi hổ thẹn quá. Tôi chỉ là một lão đồ gàn, suốt đời lận đận cơm áo, có làm được việc gì đâu! Xin Ngài xét lại kẻo lầm lẫn.
Nguyễn Huệ cương quyết bảo:
- Tôi không lầm đâu. Thầy lầm thì có. Lầm vì chưa thấy, hoặc vờ như chưa thấy cái tài của mình. Xin thầy chớ ngại. Thầy đợi cho đến bao giờ nữa! Thầy vừa bảo tôi có thể xây dựng được cả một giang sơn. Thực thế ư? Xây dựng giang sơn, một người mà làm nổi ư? Ngay cái thành Phú Xuân này, quân thì lười, Quận Tạo thì nhát, nhưng hạ được nó đâu phải dễ. Nếu dân Thuận Hóa không chán ghét bọn đàn áp, nếu Trời không cho nước sông Hương dâng cao lên tận chân thành, thì dễ gì hạ họ nổi trong vòng có một đêm! Thầy là con dân của Thuận Hóa, hỏi bây giờ ai lo cho Thuận Hóa đây? Thầy chờ ai? Chờ đến bao giờ? Chắc thầy đã biết là chúng tôi sắp ra Bắc diệt Trịnh để phù Lê. Đại quân kéo đi tất có thể có nhiều kẻ lưu manh vô lại thừa chỗ hở, quấy phá dân lành. Xin thầy vui lòng giúp cho Đông định công ổn định mọi việc ở đây, trong lúc tôi ra Bắc. Tôi biết trước là thầy sẽ không từ chối, nên mới sai đưa võng tới.
Trần Văn Kỷ không còn biết nói gì thêm nữa. Vả lại, ông đồ đã có ý định ra cộng tác với Tây Sơn từ lúc ra đi, nên lời khẩn khoản của Nguyễn Huệ càng khiến ông an tâm hơn. Sau này, ông đồ chỉ tiếc là trong buổi hội kiến thân mật và thẳng thắn ban đầu, ông đã không nói gì đến chuyện phá chùa lấy chuông tượng đúc súng và bắt lính. Có lẽ trong thâm tâm, vào thời đó, ông không tin nhiều ở tiếng chuông chùa và những lời kinh kệ.
*
* *
Bốn người gồm Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm ngồi ở bốn góc sập, ở giữa là tấm bản đồ đặt thuận chiều với Huệ và Chỉnh. Lãng ngồi ở cái bàn bên cạnh chuẩn bị ghi chép. Trên tấm bản đồ, có một thanh gỗ mun dài gấp hai chiếc đũa ăn, nằm đúng tầm tay Nguyễn Huệ.
Nguyễn Lữ khó chịu vì phải nhìn bản đồ theo chiều ngược, lúng túng muốn đổi chỗ nhưng không muốn làm xáo động cuộc bàn luận quan trọng. Còn Vũ Văn Nhậm thì nét mặt dàu dàu, dường như đang nén một cơn giận. Nguyễn Huệ hỏi Chỉnh:
- Bọn tướng tá nhà Trịnh còn đủ sức cầm quân hiện nay gồm những ai?
Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
- Không được bao nhiêu. Tướng giỏi thì già. Bọn còn lại xuất thân hoạn quan hoặc là bọn thư sinh mặt trắng.
Nguyễn Huệ không bằng lòng câu trả lời mơ hồ đó, hỏi lại:
- Trấn thủ Nghệ An người thế nào?
- Thưa là Đường trung hầu Bùi Thế Toại xuất thân quan thị.
- Còn trấn thủ Thanh Hoa?
- Thưa Thùy trung hầu Tạ Danh Thùy. Cũng là quan thị!
Nguyễn Huệ cười, hỏi:
- Nhà Trịnh hết cả đàn ông hay sao mà giao kiếm lệnh cho bọn ái nam ái nữ! Thế bọn lão tướng còn có ai nào?
- Có Thái đình hầu Trịnh Tự Quyền, Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng và Quận Thạc Hoàng Phùng Cơ ở trấn Sơn Tây.
Nguyễn Huệ lại hỏi:
- Nếu ta giương cờ phù Lê diệt Trịnh, thì ai theo vua ai theo chúa?
Nguyễn Hữu Chỉnh do dự không biết trả lời thế nào, cuối cùng đáp:
- Qua loạn kiêu binh, bọn chúng đã học khôn, không muốn cho ai biết mình đứng hẳn vào phe nào. Thời loạn dạy cho chúng phải khôn để sống sót. Nói đúng ra, chúng sẵn sàng đứng về phía kẻ mạnh, đồng thời cũng sẵn sàng tháo lui khi có biến.
Nguyễn Lữ chen vào hỏi:
- Như vậy cái cớ "phù Lê diệt Trịnh" phỏng ích lợi gì! Vua Lê chỉ làm vì, bọn sĩ phu và võ tướng Bắc hà đều phải trung thành với chúa Trịnh.
Nguyễn Hữu Chỉnh vội đáp:
- Đấy là lòng người ở vào thời Bắc hà còn ổn định. Nhưng sau loạn Tam phủ và cái họa phế trưởng lập thứ, lòng dân đã bắt đầu nghiêng về vua Lê. Nêu cao danh nghĩa phù Lê thì dân Bắc hà hoặc phải hưởng ứng, hoặc băn khoăn do dự rồi đứng ngoài. Ta chỉ còn một nhúm thuộc dòng dõi và cố thần họ Trịnh.
Nguyễn Huệ hỏi:
- Lòng dân đối với vua Lê ra sao?
Nguyễn Hữu Chỉnh được dịp khoe sự hiểu biết của người trong cuộc:
- Dân Bắc hà hết sức kính trọng, thương yêu nhà vua. Mọi người xem Ngài như một kẻ cô thế, truyền tụng nhiều điều huyền hoặc nhưng tốt đẹp về Ngài. Khi hãy còn làm Hoàng tử, vì việc ông hoàng Duy Mật chống lại họ Trịnh, Ngài bị chúa Trịnh nghi ngờ, bắt giam ở nhà viên Nội thị là Hồng quận công. Đến hồi Trịnh Doanh mới lên làm Chúa, quận Hồng ra trấn ở Sơn Nam, Doanh lại đưa Ngài đến giam tại nhà cậu y là Bỉnh quận công. Trước kia quận Bỉnh chưa biết Doanh có lệnh ấy, thình lình một đêm mơ thấy Hoàng tử tới nhà, cờ quạt phất phới, đàn sáo dập dìu, rõ là cảnh tượng đời thái bình. Sáng hôm sau, chợt thấy quận Hồng cho giải Hoàng tử đến giam. Quận Bỉnh lấy làm lạ, tin rằng giấc mộng đêm trước không phải là ngẫu nhiên, bèn kể lại với Doanh. Bấy giờ bốn phương đang loạn, thế nước sắp nghiêng đổ. Doanh thấy điều đó, muốn nhờ phúc đức của Ngài để dẹp cho yên thiên hạ, bèn đón Ngài về làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng. (1)
Vũ Văn Nhậm cười nhạt, mỉa mai:
- Tên quận Bỉnh láu lắm. Bày vẽ chuyện mộng mị để lập một ông vua. Còn ông Cống dài dòng chuyện huyền hoặc để lập cái gì đấy?
Nguyễn Huệ ngước lên lừ mắt nhìn Nhậm, rồi hỏi Chỉnh:
- Liệu nhà vua có trị được nước một mình không?
Nguyễn Hữu Chỉnh rụt rè đáp:
- Có lẽ không. Ngài đã quá già rồi. Vả lại xưa nay mọi việc đã có phủ Chúa lo cả. Lúc Ngài làm vua, chẳng qua khoanh tay rũ áo, tìm trò mua vui, không phải lo việc gì cả. Nhờ thế Ngài sành về các món kỷ xảo lặt vặt. Bao nhiêu cung điệu nhạc phủ, Ngài đều chế ra làm bài mới, âm thanh cực kỳ du dương. Có khi Ngài còn treo tranh Tam quốc bắt các cung nhân mặc áo trận, cầm đồ binh, chia ra thế trận ba nước Ngụy, Ngô, Thục, dạy họ những cách ngồi, đứng, đâm, đánh, làm trò vui trong lúc thư nhàn. Về già gặp phải Trịnh Sâm đè nén mọi cách, người khác chắc phải tức giận không sao chịu nổi, song Ngài vẫn cứ đùa vui như thường. Những người thân cận nhà vua thấy vậy đều can ngăn. Nhà vua liền đáp: "Các người mới biết một đường, chưa biết hai đường. Nhà vua với nhà chúa hiện đang ngờ nhau, nếu Trẫm lấy sự mất quyền làm tức giận, nhà chúa ắt phải ngấm ngầm tính việc chẳng hay. Vì vậy Trẫm mới phải mượn trò chơi vui để tránh tai vạ đó thôi". Có lần nhà vua bảo với cung nhân rằng: "Trong đời ta, thế nào cũng có ngày được trông thấy cuộc thống nhất. Nhưng ta vẫn không lấy thế làm mừng". Cung nhân đó hỏi lại: "Nhà chúa chèn ép thế này, nếu Chúa bại tức là may cho nhà vua. Cớ sao Bệ hạ lại không mừng?". Ngài đáp: "Trời sai nhà chúa phò ta, Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất Chúa, tức là cái lo về ta, ta còn vui gì!"
Nghe đến đấy, mọi người cùng cười ồ, kể cả Vũ Văn Nhậm!
Nguyễn Huệ cố nín cười nói:
- Thật đúng như tục ngữ nói: "Cựa lắm càng sầy vẩy".
Nguyễn Lữ cũng cười ha hả, nói góp:
- Cũng như người ta bảo: "Đầu càng trọc càng mát".
Nguyễn Huệ trở lại nghiêm mặt bảo Chỉnh:
- Như vậy thì trước sau nhà vua chỉ mong thu người lại để hưởng nốt tuổi đời rồi. Chắc là dù có giao nước cho Ngài, Ngài cũng lắc đầu. Phiền nhỉ!
Nguyễn Hữu Chỉnh sáng mắt, đáp liền:
- Nhưng họ Lê không phải chỉ còn một mình vua Cảnh Hưng. Vả lại, Vua có ngại thì còn có đám nhân sĩ Bắc hà.
Nguyễn Huệ cắt lời Chỉnh:
- Thế sao ông từng bảo nhân tài Bắc hà hiếm hoi, ông... ông bảo ngoài đó chỉ là cái nước trống rỗng.
Nguyễn Huệ định nhắc câu nói kiêu căng của Chỉnh hôm trước, nhưng đã kịp nghĩ lại, và chuyển sang ý khác. Nguyễn Hữu Chỉnh xanh mặt vì sợ. Thấy thái độ Chỉnh, Nguyễn Huệ tìm cách chuyển cuộc bàn luận sang việc khác. Ông nói:
- Thôi, chuyện đó ta sẽ tính sau. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng, không được đâu. Trước mắt phải tính cho kỹ cách đánh thế nào cho chắc thắng. Ông Cống, việc Bắc hà xin để cho ông nói trước!
Nguyễn Hữu Chỉnh cố giấu bối rối bằng cách nói thật chậm:
- Sau khi hạ được thành này, chúng ta lo phòng thủ ở địa giới La Hà vì sợ quân Trịnh tiếp cứu cho Phú Xuân. Nhưng mãi đến nay, vẫn chưa thấy động tịnh gì cả. Như vậy tức là quân trấn thủ hai xứ Thanh-Nghệ đều ít và yếu. Thăng Long đang do dự chưa biết phải làm gì. Ta nên nhân cơ hội tốt, kéo thẳng đại quân ra phá Nghệ An.
Nguyễn Huệ lắc đầu, chụp thanh gỗ mun trỏ vào bản đồ nói:
- Không cần! Quân và lương của ta không có nhiều để chạy vòng đâu. Phải tiến theo đường thẳng. Hai xứ Thanh-Nghệ ư? Bọn quan thị không râu đó việc gì phải nhọc lòng. Ta chỉ cần phô trương thanh thế là chúng đã bỏ thành mà chạy. Nào, ông tìm cho tôi chỗ yết hầu của Thăng Long.
Nguyễn Huệ đưa thanh gỗ mun cho Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh chưa dám nhận, e dè hỏi:
- Yết hầu Thăng Long là thế nào ạ?
Nguyễn Huệ nóng nẩy đập đầu thanh gỗ xuống tấm bản đồ nói lớn:
- Là chỗ nếu ta đánh thật nhanh để chiếm lấy, thì Thanh-Nghệ ngơ ngác, còn Thăng Long thì dãy dụa vì ngộp thở, vì sợ hãi. Trận đầu chỉ cần nắm lấy yết hầu, sau đó mọi sự dễ dàng như lấy đồ vật trong túi áo. Ông nên nhớ nay là mùa gió nồm. Ta muốn đưa quân nhanh thì phải theo đường biển. Chỗ đó vừa thuận đường biển cũng thuận tiện đường tiến quân về Thăng Long.
Nguyễn Hữu Chỉnh mừng rỡ nói:
- Phải rồi. Ta phải chiếm lấy Vị Hoàng, thủ phủ trấn Sơn Nam.
Mọi người đều nhìn dồn về tấm bản đồ. Nguyễn Huệ vội hỏi:
- Vị Hoàng ở đâu?
Nguyễn Hữu Chỉnh cúi xuống dùng ngón tay phải chỉ địa điểm Vị Hoàng trên bản đồ, hân hoan giải thích:
- Vị Hoàng là một địa điểm trọng yếu vì nằm trên đường từ bắc vào nam. Vị Hoàng ở gần biển nên ta có thể dùng thủy binh tập kích dễ dàng, sau đó theo đường sông tiến chiếm Thăng Long. Ngoài ra ở đấy còn có một kho lương thực chứa hàng trăm vạn hộc thóc.
Nguyễn Huệ hoan hỉ nói:
- Như vậy là xong xuôi tất cả rồi! Hình như Trời bày sẵn mọi thuận tiện cho ta. Ông Cống, lòng dạ ông thế nào, anh em tôi biết hết cả. Ông chỉ ngong ngóng được mặc áo tướng cầm cờ trở về quê hương chứ gì? Lần này ông toại nguyện. Ông được chỉ huy đạo tiên phong, đem bốn trăm chiến thuyền theo đường biển đánh chiếm Vị Hoàng cho được. Trên đường đi, nếu muốn, ông cứ gửi các toán du binh vài trăm người đổ bộ đánh úp một dãy đồn lũy từ sông Gianh trở ra để phô trương thanh thế. Để cho người đồng hương xứ Nghệ mở mắt xem tài của "con cắt nước", phải thế không? Chiếm được Vị Hoàng, ông khỏi phải nhọc lòng đánh lấn ra chung quanh làm gì. Cứ ở yên đấy. Ông chỉ cần cho các toán quân nhỏ rao truyền khắp nơi lời hịch "phù Lê diệt Trịnh". Ông soạn lấy một bài hịch khác cho hợp với nhân tâm Bắc hà. Ngắn, gọn, và dễ hiểu thôi. Tài văn Nôm của ông, tôi khỏi cần nhắc lại nữa. Ông cũng cho người về Thăng Long trao cho vua Lê tờ mật tấu tôn phù, để Hoàng gia khỏi lo lắng. Sẵn kho thóc Vị Hoàng, ông cho xay giã sẵn để ba vạn quân ta đủ dùng. Tôi và Phò mã Nhậm sẽ đem đại quân ra thẳng Vị Hoàng, rồi chúng ta hợp lực tiến về Thăng Long.
Vũ Văn Nhậm hỏi:
- Làm thế nào báo tin đã chiếm được Vị Hoàng?
Nguyễn Huệ chợt nhớ ra, hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Các hỏa đài dọc theo đường thiên lý ở Bắc hà vẫn còn đấy chứ?
- Dạ còn.
- Thế thì khi chiếm được Vị Hoàng, ông cho đốt lửa làm hiệu.
Nguyễn Hữu Chỉnh do dự trước khi nói:
- Tôi sợ đạo quân tiên phong, nếu chỉ gồm toàn tân binh Thuận Hóa, chưa quen trận mạc nhất là thủy chiến, sẽ... sẽ...
Nguyễn Huệ cắt lời Chỉnh:
- Ông khỏi lo. Tôi giao cho ông bốn trăm chiến thuyền Qui Nhơn bấy lâu do ông luyện tập đã quen thủy chiến. Kể cả số du binh tinh nhuệ, đánh được cả thủy lẫn bộ. Họ đã quen trận ở Rạch Gầm, ông chớ lo. Số tân tuyển người Thuận Hóa, cứ để cho tôi với Phò mã Nhậm. Thầy chùa, cố đạo, con nít, ông già, đui què mẻ sứt gì tôi nhận hết. Chỉ cần một tiếng hô, rồi ông xem. Chỉ cần một tiếng hô, đạo quân ô hợp của tôi sẽ phất cờ đào rực khắp biển Đông rùng rùng tiến ra Bắc hà. Rồi ông sẽ xem!
Không hẹn nhau, mọi người đều cười ồ. Kể cả chú Bảy Lữ!
*
* *
Trong tập "Nhật ký chiến dịch" (Long Nhương tướng quân nửa đùa nửa thật bảo Lãng ghi chép "những chuyện để đời"), Lãng đã thay đổi cách nhìn. Anh đã bỏ cái giọng chủ quan riêng tư, những suy nghĩ mẫn cảm, và chỉ giữ lại những sự kiện chính yếu, những nét điển hình. Lãng tự thấy mình thay đổi, nhưng không có thì giờ tìm hiểu tại sao. Anh bị cuốn vào biến cố Bắc tiến như tất cả mọi người, không còn nhận ra mình được nữa. Lãng đã ghi trong Nhật ký như sau: (chữ Hán dịch Nôm)
16 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Lửa trên hỏa đài báo hiệu quân tiên phong đã chiếm được Vị Hoàng. Thật khó mà ghi chép hết được cảnh rộn rã lúc xuất quân. Khói tỏa mù trên đỉnh núi. Trống giục giã động đến cả trăng sao. Thật giống y cảnh xuất quân trong Chinh phụ ngâm khúc:
Cổ bề thanh động Trường thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam tuyền vân
Cửu trùng án kiếm khỉ đương tịch
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân.
Gió nam thổi mạnh. Hơn một nghìn chiến thuyền lướt sóng như bay, quân kỳ đỏ rực cả mặt biển. Dân Nghệ An nhìn theo đoàn thuyền hùng dũng tiến ra phía Bắc, bàn tán xôn xao. Kẻ trách ông Cống cõng rắn cắn gà nhà. Người lại bảo: "Đây là một việc không mấy đời đã có".
22 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Đại quân tới Vị Hoàng. Tiếng reo hò vang dội mặt sông. Cờ đào. Cờ đào. Khuôn mặt tướng Tiên phong Nguyễn Hữu Chỉnh hồng hào, không hiểu vì hãnh diện hay vì được nhuộm sắc cờ. Long Nhương tướng quân nghe Nguyễn Hữu Chỉnh báo công ngay trên bến thuyền. Tịch thu được trên một trăm vạn hộc thóc. Trong vòng mấy ngày, đã vận động dân chúng chia nhau xay giã và chuyển sẵn xuống các thuyền lương. Thiếu thuyền, trưng dụng cả các thuyền buôn của "khách trú" đậu tại bến Vị Hoàng. Đã dâng được mật tấu về kinh đô. Đã loan truyền bài hịch phù Lê diệt Trịnh khắp các trấn.
Thú vị nhất là lời khai tâng công của một tên quan Bắc hà.
Hắn khai rằng hôm mồng 3 tháng Sáu năm Bính Ngọ, phủ Chúa được Trấn thủ Nghệ An cấp báo Phú Xuân đã mất. Chúa tôi nhà Trịnh lo lắng họp bàn để tìm cách đối phó. Bàn xuôi bàn ngược một hồi, cuối cùng mọi người đều cho rằng: "Thuận Hóa vốn không phải là bờ cõi của triều đình, tiền triều hao phí bao nhiêu của cải trong nước mới lấy được xứ ấy, rồi lại phải đem quân đóng giữ, rốt cuộc chẳng có ích gì. Ngày nay mất đi cũng là một cái may. Bây giờ chỉ nên bàn tính việc đóng đồn ở trấn Nghệ An và định rõ cương giới cũ mà thôi. Ta lấy sự mất Thuận Hóa làm may, ắt họ phải lấy sự lấn đất của ta làm điều đáng ngại. Như thế là ta không phải lo gì nữa". Đúng y kiểu tự an ủi để bớt đau khổ trước rủi ro: "Càng trọc đầu càng mát".
23 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Quân Trịnh vội vã đưa quân xuống vùng Sơn Nam để chống đỡ. Trịnh Tự Quyền đưa quân xuống giữ Kim Động. Trấn thủ Sơn Nam Đỗ Thế Dận đóng quân ở bờ sông Phù Xa. Tất cả hy vọng của họ Trịnh dồn về đạo thủy binh hùng hậu của Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng ở cửa Luộc. Nắm rõ trận thế của địch, Long Nhương tướng quân quyết định khai trận lúc xâm xẩm tối. Tướng quân nói đùa với tướng sĩ: "Nên thương hại chúng. Đánh ban đêm cho chúng nó dễ chạy trốn". Câu nói đùa được truyền nhanh chóng khắp các chiến thuyền ở bến Vị Hoàng. Tiếng hò reo như sấm. Đầu giờ Mẹo; lệnh xuất phát. Đại quân tiến lên Phố Hiến, thủ phủ trấn Sơn Nam Thượng. Chiều, đoàn chiến thuyền tiến vào trung tâm trận thế của quân Trịnh. Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng đem chiến thuyền dàn thành hàng chữ Nhất để ngăn chặn. Đỗ Thế Dận trấn thủ Sơn Nam thì dàn bộ binh hai bên bờ.
Đầu giờ Dậu: lệnh khởi chiến. Gió đông nam thổi mạnh. Long Nhương Tướng Quân cho năm chiến thuyền lớn giương buồm liều lĩnh xông thẳng lên phía địch. Đạn và tên Trịnh bay đến tới tấp. Nhưng thuyền ta vẫn tiến. Khi những thuyền tiên phong đến gần, chúng mới biết đó là những thuyền không người. Binh sĩ trên thuyền chỉ là những thằng người rơm ẩm ướt. Lúc khám phá ra xảo kế của ta, chúng đã bắn phí hết tên đạn, trong khi quân ta vẫn tiến tới. Tướng quân ra lệnh giục trống và reo hò ầm ĩ, thanh thế kinh thiên động địa. Quân Trịnh lớp bị thương, lớp sợ hãi, kêu la thảm thiết, tranh nhau bỏ thuyền mà chạy.
Lại có lệnh khai pháo. Từ các chiến thuyền, pháo lớn nã đạn vào hai bờ sông. Thuốc đạn chớp lòe, từ trên thuyền, trông rõ cả những ngọn cổ thụ gẫy đổ. Thuyền chiến áp vào hai bờ, quân sĩ dùng hỏa hổ rắc lửa vào bộ binh của Trấn thủ Đỗ Thế Dận. Lửa cháy rần rật đỏ nhòe cả mặt sông.
Phía Kim Động, mặt trận hoàn toàn yên tĩnh. Giữa khuya, cửa Luộc chỉ còn tiếng sóng đập lép nhép vào mạn thuyền, và tiếng tre cháy dở nổ lép bép. Dĩ nhiên không kể đến tiếng reo hò tở mở của tướng sĩ.
Sáng 24 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Toàn thắng. Đại quân đường hoàng tiến vào Phố Hiến, thủ phủ trấn Sơn Nam Thượng.
*
* *
(2) Tin thua trận tới tấp đưa về Thăng Long, triều đình hoảng sợ. Văn võ triều thần cuống quít lo cất giấu của cải, đưa vợ con chạy trốn, không một ai dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm chống nhau với quân Tây Sơn.
Chúa Trịnh đang rất lúng túng, lại thấy Tể tướng Bùi Huy Bích không có một mưu kế, sách lược nào để đối phó với tình hình, liền bãi chức Tể tướng của Bùi Huy Bích và bắt ra trận đốc chiến. Thấy Bùi Huy Bích một văn thần ra cầm quân, lòng người càng mất tin tưởng. Cả kinh thành xao xuyến náo động.
Cựu Tham tụng Nguyễn Lệ từ Nghệ An về triều hiến kế "nên rút lui ra khỏi kinh thành, đưa vua Lê lên Sơn Tây, khống chế miền thượng du để tính việc đối phó về sau. ở khúc sông bãi Tự Nhiên (bãi Tự Nhiên trên sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, Hà Đông, giáp địa phận Hưng Yên), nên giăng những bè nổi trên mặt nước để chặn thuyền chiến địch. Hai bên bờ sông đặt nhiều đồn binh để đánh đột kích. Chiêu dụ bọn cướp biển, cho quan tước để chúng đánh tập hậu thủy quân Tây Sơn. Giặc lấy danh nghĩa "tôn phù" mà tới, nhưng không thấy vua Lê, tiến thoái sẽ đều bất lợi. Chiến trận kéo dài, lương hết, giặc sẽ không thể ở lại lâu được. Khi ấy, báo cho hào mục Thanh, Nghệ đánh chặn đường về của giặc thì giặc sẽ đại bại. Còn nếu nay cứ giao chiến với giặc thì kiêu binh không thể dùng được, nhất định sẽ thất bại, việc nước sẽ hỏng (Nguyễn Thu-Lê quí kỷ sự).
Nhưng kế của Lệ bị phản đối kịch liệt. Bọn tôi chúa nhà Trịnh tuy sợ chết trong tay Tây Sơn nhưng lại sợ gian khổ khi phải chạy khỏi kinh thành, nên ngần ngại không muốn theo kế của Lệ. Lính Tam phủ vốn ghét Lệ lại càng phản đối Lệ dữ dội. Nguyễn Lệ phải trốn lên Sơn Tây.
Chúa Trịnh lại một lần nữa họp triều thần bàn kế hoạch đối phó với Tây Sơn. Trần Công Xán hiến kế:
"Giặc kéo quân vào sâu xứ lạ, đó là điều mà binh pháp rất kỵ Nên nhử cho chúng tới gần nữa, rồi đánh một trận mà tiêu diệt cho hết, đó là cái thuật kỳ diệu trong phép dùng binh. Vả lại, kinh sư là cái gốc của thiên hạ, rời bỏ thì sẽ đi đâu? Chẳng những thế, nếu kiệu Chúa lật đật ra ngoài thành, tất lòng người sẽ phải lìa tan, ấy là đem nước mà trao cho giặc. Bây giờ, chỉ nên rước Thái phi và cả sáu cung hãy tạm lánh ra ngoài thành mà thôi". (Hoàng Lê).
Kế này rất hợp ý chúa Trịnh. Nhưng lấy ai là người đứng ra bảo vệ kinh thành, đánh một trận tiêu diệt hết địch như ý kiến Trần Công Xán? Chúa Trịnh đành phải tìm những viên tướng già còn lại, và lập tức sai người lên Sơn Tây gọi quận Thạc Hoàng Phùng Cơ về triều cứu Chúa.
Hoàng Phùng Cơ lúc ấy chỉ có vỏn vẹn năm trăm quân. Chúa Trịnh phải bỏ ra năm nghìn lạng bạc để Hoàng Phùng Cơ mộ thêm quân, trong một ngày thuê mộ được một nghìn lính cũ. Nhưng mặc dù có thêm quân, bọn chúa tôi nhà Trịnh không ai dám nghĩ đến chuyện xuất quân đón đánh quân Tây Sơn, mà chỉ nghĩ đến việc phòng thủ Thăng Long, ngồi chờ cho Tây Sơn đến đánh.
Chúa Trịnh và các tướng lãnh bố trí kế hoạch phòng thủ Thăng Long như sau:
- Cho đội thủy quân Tứ thị, là đội thủy quân duy nhất còn lại ở kinh thành, tới dàn chiến thuyền ở bến sông Thúy Ái để chặn giữ thủy quân Tây Sơn.
- Cho đội bộ binh do Hoàng Phùng Cơ chỉ huy tới hồ Vạn Xuân để đối phó với bộ binh Tây Sơn, và khi cần, tiếp viện cho thủy quân ở bến Thúy Ái.
- Còn chúa Trịnh Khải thì ngay từ 25 tháng Sáu Âm lịch, đích thân đốc xuất tất cả bộ binh còn lại ở kinh thành và một đội tượng binh gồm hơn một trăm con voi chiến ra quảng trường lầu Ngũ Long bày thế trận để chống giữ. Quân của Chúa chia làm năm đạo:
* đạo Tả bộ giữ mặt Đông Long.
* đạo Hữu bộ giữ mặt Tây Hồ.
* đạo Tiền bộ giữ mặt cửa thành Tiền Lâu.
* đạo Hậu bộ giữ mặt Hậu lâu cạnh bờ hồ Thủy Quân.
* đạo Trung quân gồm hai hiệu lính Nhưng, Kiệu và đội Tượng binh đóng ngay tại quảng trường lầu Ngũ long để bảo vệ Chúa.
Kế hoạch bố trí có vẻ chu đáo như vậy, nhưng tinh thần chiến đấu của quân tướng nhà Trịnh rất uể oải, kỷ luật lỏng lẻo. Đạo quân tiền tiêu đóng ở bến Thúy Ái lại chủ quan cho rằng quân Tây Sơn còn lâu mới tiến tới nơi, nên thường cột thuyền vào bến, lên bờ chơi tản mát.
Không ngờ Nguyễn Huệ hạ xong Phố Hiến liền tiến quân ngay. Đang mùa hè gió đông nam thổi mạnh, thuyền chiến Tây Sơn giương buồm thẳng tiến về Thăng Long nhanh như tên bay.
Sáng 26 tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), thủy quân Tây Sơn đã tới bến Nam Dư. Nguyễn Huệ cho một cánh quân đổ bộ lên bến Nam Dư, vòng lên đánh úp thủy quân Trịnh ở bến Thúy Ái.
Khi cánh quân Tây Sơn này tới nơi, quân Trịnh vẫn còn đi chơi tản mát trên bờ. Quân Tây Sơn một mặt nhảy xuống chiếm giữ hết các thuyền chiến của quân Trịnh, một mặt đánh bãi thủy quân Trịnh ở trên bờ. Bên Trịnh chỉ có hai viên tướng Ngô Cảnh Hoàn và Nguyễn Trọng Yên còn ở dưới thuyền. Khi thấy quân Tây Sơn ập tới, Ngô Cảnh Hoàn và Nguyễn Trọng Yên vội cầm siêu đao ra đứng ở mũi thuyền để chống cự, nhưng đều bị quân Tây Sơn dùng súng lớn bắn chết ngay.
Tiêu diệt xong đạo thủy quân Trịnh ở bến Thúy Ái, cánh quân Tây Sơn này tiến ngay lên phía hồ Vạn Xuân, tập kích quân Hoàng Phùng Cơ. Quân của Cơ đang ăn cơm bị đánh bất ngờ, bỏ cả khí giới mà chạy. Quân Tây Sơn chia làm hai toán từ hai phía đánh ép lại, quân Cơ không sao trốn thoát, thây chết ngổn ngang khắp trận địa. Một số nhảy cả xuống hồ Vạn Xuân, chết đuối không biết bao nhiêu mà kể. Một thuộc tướng của Hoàng Phùng Cơ là Mai Thế Pháp cố sức chống cự bị quân Tây Sơn đánh dồn ra tới tận bờ sông Nhị. Thế cùng, Mai Thế Pháp phải nhảy xuống sông mà chết.
Hơn 1500 quân của Hoàng Phùng Cơ chỉ còn sống sót vài chục tên, cùng với chủ tướng Hoàng Phùng Cơ và tám người con cố sức chống đỡ. Nhưng sáu người con Hoàng Phùng Cơ và mấy chục tên lính đều chết trận. Hoàng Phùng Cơ nhảy từ mình voi xuống đất, cùng hai người con sống sót cố cuớp lấy đường chạy thoát thân.
Trong khi cánh quân bộ Tây Sơn đánh thắng ở bến Thúy Ái và hồ Vạn Xuân thì thuyền chiến Tây Sơn vẫn tiến lên phía trước kinh thành Thăng Long, đổ bộ lên bến Tây Long, đánh thẳng vào trận địa quân Trịnh chung quanh lầu Ngũ long.
Quân Tây Sơn từ bến Tây Long ồ ạt tiến vào.
Quân tiền bộ của Trịnh nổ súng bắn ra. Quân Tây Sơn khom mình tránh đạn xung phong đến sát lầu Ngũ long, bản doanh của chúa Trịnh. Trịnh Khải đích thân lên voi trực tiếp chỉ huy chống cự. Mặc dù Chúa hạ lệnh phản kích, quân sĩ chỉ nhìn nhau không ai dám tiến. Trong lúc ấy, quân Tây Sơn ào ạt xông lên chém giết và dùng hỏa hổ tung lửa hừng hực vào hàng ngũ quân Trịnh.
Quân Trịnh hoàn toàn tan vỡ, vứt cả khí giới chạy thoát thân. Một toán tiền quân Tây Sơn chừng vài chục người tiến thẳng vào chiếm đóng phủ chúa Trịnh. (3)
Chúa Trịnh Khải thấy quân lính tan tác, ngó lại quanh mình cũng không còn ai. May sao lúc ấy quân Tây Sơn không biết mặt Chúa, họ tranh nhau xông vào phủ, không ai dám đến gần chân voi. Trịnh Khải vội cởi bộ nhung phục, đội khăn chữ đinh, ngồi núp vào ngăn hòm da phía sau yên voi, cố cho voi quay vào cửa Tuyên Vũ. Bấy giờ quân Tây Sơn đã vào lọt được phủ Chúa và đang treo cờ đào ở phía ngoài phủ. Trịnh Khải bèn kéo voi đi ra bờ hồ Minh Đường, trông phía cửa ô Yên Phụ mà chạy.
Như vậy ngay ngày hôm ấy (26 tháng Sáu năm Bính Ngọ) quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ kinh thành Thăng Long. Nguyễn Huệ đóng bản doanh tại phủ Chúa. Cuộc tiến công Bắc hà kết thúc trong vòng mười ngày, từ 16 tháng Sáu năm Bính Ngọ lúc Nguyễn Hữu Chỉnh đánh chiếm Vị Hoàng cho đến 26 tháng Sáu năm Bính Ngọ chiếm được Thăng Long.
(1) Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Bản dịch của Ngô Tất Tố, trang 105
(2) Tiết này dựa theo Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự Của Nguyễn Huệ, của Phạm Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, trang 144 đến 153
(3) Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự Của Nguyễn Huệ
Trần Văn Kỷ xuống thăm bạn ngay sau khi được thư. Ngôi chùa giống như vừa trải qua một cơn bão mạnh. Cây cối trong vườn bị xác xơ gẫy đổ, nhàu nát. Bệ Phật trống trải. Tất cả đồ đồng đồ sắt trong chùa bị mang đi. Mấy chiếc mõ bị đập vỡ. Chùa chỉ còn một mình sư cụ là người lớn. Các học tăng, chỉ còn lại hai chú tiểu tuổi chưa đến mười lăm hình vóc ốm yếu, gầy gò.
Sư cụ lặng lẽ dẫn ông đồ Kỷ đi thăm một vòng khu vườn đổ nát và ngôi chùa chính. Tuyệt đối sư cụ không nói năng gì. Trần Văn Kỷ cũng không hỏi. Họ đi bên nhau, chân dẫm trên những mảnh vỡ của vôi xây bệ Phật và của cái mõ lớn, để bước vào phòng trong nơi sư cụ ở. Họ lặng lẽ ngồi xuống chiếc chiếu trải trên nền chùa.
Sư cụ chờ ông đồ hỏi, nhưng lâu quá ông đồ Kỷ vẫn chưa hỏi gì. Cho nên sư cụ phải nói trước. Bằng một giọng nhỏ như lời thủ thỉ, sư cụ bảo:
- Ông xuống có hơi sớm. Nếu kịp dọn dẹp, cảnh chùa sẽ giống như hồi nhờ ông làm cho bài phả khuyến để đúc tượng.
Trần Văn Kỷ buồn rầu đáp:
- Thật không thể tưởng tượng được. Tất cả mọi điều xảy ra quanh ta đều hết sức lạ lùng. Có thể trước đây chưa bao giờ có, và sau này, cũng sẽ không bao giờ có. Sư cụ hỏi tôi tại sao? Tôi lại tự hỏi mình: Có phải mình đã quá già, đến nỗi không còn cảm nghĩ, hành động như mọi người chung quanh chăng?
Sư cụ chờ mãi không thấy ông đồ nói tiếp, nên nói:
- Họ đã phá những gì họ đã xây, rồi mang đi dựng một cái khác. Không mất gì cả. Ông đừng nghĩ đến chuyện đổ vỡ, mất mát mà thương hại nhà chùa. Lúc nãy tôi nói y như hồi làm phả khuyến là có ý đó. Có điều tôi vẫn còn vướng víu, mê chấp, là cứ muốn biết họ sẽ xây được cái gì với số chuông tượng của chùa này.
Trần Văn Kỷ nói ngay điều thoạt nghĩ:
- Họ chưa vội xây đâu. Họ phá trước đã.
Nhà sư vội hỏi:
- Phá được cái gì?
Ông đồ đáp ngay:
- Trước mắt, họ phá được những tai ách mà tiếng chuông chùa Hà Trung không phá được. Lớp trẻ máu còn nóng, không kiên nhẫn lắng nghe chuông chùa niệm Phật như lớp cha chú của chúng, lớp đã nghe theo lời phả khuyến góp của để đúc chuông dựng tượng. Vì vậy chúng hăng hái đem chuông đi đúc súng.
- Giả sử họ phá được mọi tai ách, san bằng hết chông gai hầm hố, xóa hết nghiệp chướng, sau đó họ sẽ xây cái gì?
Trần Văn Kỷ thú nhận:
- Tôi không biết.
Nhà sư hỏi:
- Họ có biết không?
- Họ là ai?
- Những người ra lệnh phá tượng để đúc súng, và ngay cả những người tuân lệnh.
- Có lẽ họ cũng chưa biết.
- Nghe nói ông được tiếp chuyện với viên Phó tướng Tây Sơn. Ông ta biết không?
Trần Văn Kỷ bĩu môi nói:
- Hắn không nhìn quá được tầm tay.
- Thế viên Chủ tướng?
- Tôi chưa được gặp. Ông ta là người đã đạp đổ cơ nghiệp họ Nguyễn Gia Miêu, và sắp tới đây, đến phiên cơ nghiệp họ Trịnh. Long Nhương tướng quân, em ruột vua Tây Sơn, sư cụ đã nghe nói đến rồi chứ?
Nhà sư gật đầu, mặt đăm chiêu. Một lúc sau, nhà sư hỏi:
- Viên Phó tướng nhờ ông việc gì vậy?
Trần Văn Kỷ thành thực đáp:
- Hắn vâng lệnh ông Long Nhương tìm mời các sĩ phu Thuận Hóa ra cộng tác với Tây Sơn.
Nhà sư không giấu được sự nôn nóng tò mò, vội hỏi:
- Rồi ông trả lời thế nào?
- Tôi chưa trả lời thế nào cả. Bạch sư cụ, có nên ra giúp họ không?
- Nếu ông nghĩ việc đó có tạo được quả phúc cho nhiều người, thì cứ mạnh dạn.
Ông đồ hỏi dồn:
- Nhưng ý của sư cụ ra sao?
- Bần tăng đã chọn đường từ lúc cắt tóc khoác nâu sồng. Vì thế, bần tăng không còn so đo, thắc mắc chọn lựa con đường nào khác.
Ông đồ Kỷ bẻ lại:
- Nhưng nãy giờ sư cụ vẫn còn hỏi tại sao như vậy? Họ định xây cái gì? Nghĩa là...
Nhà sư vội nói:
- Ông hãy tự tìm đường. Bần tăng không tìm thay cho ông được đâu. Dĩ nhiên ông không có ý định xuống đây để xin qui y. Xưa nay ông vẫn thường xem vào chùa như một cách ở ẩn, hoặc đi trốn. Lúc nãy, ông cũng vừa lặp lại ý đó. Chẳng lẽ đến lượt ông, ông cũng đi trốn? Có thể nhờ có ông mà họ khỏi đập phá những gì không cần, hoặc chưa cần đập phá. Phải chừa lại chút gì làm móng để mai sau xây lên cái khác chứ. Ông nghĩ lại xem!
*
* *
Khoảng đầu tháng sáu Bính Ngọ, Long Nhương tướng quân tiếp Trần Văn Kỷ tại sảnh đường tráng lệ của dinh Trấn thủ. Ngoài Lãng người được giao cho phận sự dẫn lính hầu đem võng đến mời ông đồ, trong phòng chỉ có hai người: viên võ tướng lừng lẫy chiến công, và nhà nho xứ Thuận Hóa.
Vừa thấy võng điều hạ xuống trước thềm, Nguyễn Huệ đoán biết ngay là Trần Văn Kỷ, nên vội vã ra tận cửa để đón ông đồ. Nguyễn Huệ cung kính chắp tay vái chào, ân cần bảo:
- Tôi biết thế nào thầy cũng đến. Suốt mười năm sống với bọn ma quỉ họ Trịnh mà thầy không thèm mặc áo giấy, đủ biết thầy vẫn hàm dưỡng để chờ bậc anh quân. Có đúng thế không?
Trần Văn Kỷ ngồi xuống tràng kỷ không chút e dè, khách sáo, sửa lại áo khăn cho ngay ngắn, rồi mới đáp:
- Ngài quả đã thấy cả lòng dạ tôi. Vâng, cả đời tôi vẫn ước mong được thấy bậc anh quân. Cho đến nay, tôi vẫn còn tìm.
Nguyễn Huệ mỉm cười, đôi mắt vừa thân ái vừa ranh mãnh như mọi khi. Ông sai lính hầu pha trà, đẩy cơi trầu về phía ông đồ Kỷ. Ông đồ khẽ gật đầu cảm tạ, rồi lấy một miếng trầu bỏ vào miệng. Nguyễn Huệ thấy khách nhai trầu thản nhiên chứ không dè dặt lấm lét như nhiều kẻ đến gặp ông, đã bắt đầu kiêng nể. Nguyễn Huệ hỏi:
- Thầy đã tìm ra minh chúa để thờ chưa?
Trần Văn Kỷ đáp:
- Thưa chưa!
Nguyễn Huệ hỏi ngay:
- Thế tại sao thầy bằng lòng đến đây?
Ông đồ đáp:
- Tôi làm nghề dạy học lại kiêm nghề thuốc mới đủ sống. Vất vả lâu thành thói quen. Đêm hôm khuya khoắt, nhiều khi gặp con bệnh ngặt nghèo, dù mưa gió tôi cũng đi. Cho nên được đem võng tận nhà mời đón, dù chưa biết đến đâu, tôi cũng không lấy làm ngại.
Nguyễn Huệ thích chí, mỉm cười, rồi bảo:
- Quả là danh bất hư truyền. Thầy dạy học hay lắm. Không biết thuốc thầy bổ cho người ta có được công hiệu không?
Ông đồ tiếp tục nhóp nhép nhai trầu, đáp lại:
- Cái đó còn tùy. Bệnh nặng quá không thuốc nào cứu nổi, thì chỉ bổ vài thang bồi dưỡng để con bệnh sống rán được ít lâu nữa với vợ con. Bệnh chữa được thì tùy con bệnh có thực tin ở thầy thuốc hay không. Có tin mới chịu uống đúng phép tắc, cân lượng, giờ giấc. Không thể chữa được cho những người không chịu uống thuốc.
Nguyễn Huệ ngồi dịch lại gần ông đồ, chìa bàn tay phải ra, mỉm cười bảo:
- Thầy xem hộ mạch cho tôi được không?
Trần Văn Kỷ cũng mỉm cười, lắc đầu lễ phép nói:
- Ngài cương cường mạnh khỏe như vậy, có bệnh tật gì đâu mà phải xem mạch.
Nguyễn Huệ vội hỏi:
- Thế lúc ra đi, thầy định làm nghề dạy học hay làm nghề thuốc?
Ông đồ Kỷ nhũn nhặn đáp:
- Tôi chỉ vâng mệnh Ngài mà đến.
Nguyễn Huệ cười lớn, hỏi dồn:
- Vậy tại sao trước kia thầy không vâng mệnh Quận Tạo?
Trần Văn Kỷ nhớ lại cuộc trò chuyện giữa mình và sư cụ Hà Trung, nghiêm mặt đáp ngay:
- Vì sau khi phá thành Phú Xuân này, hắn không biết làm gì khác ngoài việc tiếp tục phá hoại. Còn Ngài thì...
- Tôi thì thế nào? Thầy chớ ngại. Tôi thích những lời nói thẳng.
- Ngài thì có dư lực để xây cả một giang sơn, chứ đừng nói cái chuyện mọn là chắp vá lại vài chỗ thành sập lở.
Nguyễn Huệ thích chí quá, quên cả dè dặt, đập tay xuống cái kỷ trước mặt khiến cơi trầu dồi lên. Trong khi ông đồ Kỷ đưa tay sửa lại cơi trầu, Nguyễn Huệ hân hoan nói:
- Lâu lắm tôi mới tìm được một bậc cao kiến để được nghe những lời khuyên chân thành, biện biệt phải trái nên chăng rõ ràng. Lâu lắm! Từ ngày thầy tôi mất đi...
Nguyễn Huệ chỉ nói đến đó, rồi im lặng. Mãi một lúc sau, ông trỏ Lãng lúc đó đang đứng hầu phía sau, hỏi Trần Văn Kỷ:
- Thầy biết cậu này chứ ạ?
Ông đồ nheo mắt nhìn Lãng, vui vẻ đáp:
- Thưa có gặp. Ông này đem thư của Ngài đến cho tôi.
Nguyễn Huệ nói:
- Thế thầy có biết ông giáo Hiến không?
- Thưa có.
Nguyễn Huệ hấp tấp hỏi:
- Biết từ hồi nào?
- Ông giáo thuộc lớp đàn anh của tôi. Hồi đến nhà dật sĩ Ngô Thế Lân để tập văn, đôi lần tôi có gặp ông giáo đến chơi.
- Cậu này là con trai của ông giáo đấy!
Trần Văn Kỷ nhìn về phía Lãng, mỉm cười nói:
- Thế à!
Nguyễn Huệ nói:
- Tôi được học hỏi nhiều điều bổ ích suốt mấy năm theo học thầy tôi. Sau đó vì mải theo chuyện cung kiếm, tôi không có nhiều cơ may nữa. Rồi thầy tôi qui tiên. Hôm nay được gặp thầy ở đây, tôi mừng như được gặp lại thầy.
Trần Văn Kỷ cảm động đến nghẹn lời, phải cố dằn xúc động để nói vài câu thoái thác:
- Ngài làm cho tôi hổ thẹn quá. Tôi chỉ là một lão đồ gàn, suốt đời lận đận cơm áo, có làm được việc gì đâu! Xin Ngài xét lại kẻo lầm lẫn.
Nguyễn Huệ cương quyết bảo:
- Tôi không lầm đâu. Thầy lầm thì có. Lầm vì chưa thấy, hoặc vờ như chưa thấy cái tài của mình. Xin thầy chớ ngại. Thầy đợi cho đến bao giờ nữa! Thầy vừa bảo tôi có thể xây dựng được cả một giang sơn. Thực thế ư? Xây dựng giang sơn, một người mà làm nổi ư? Ngay cái thành Phú Xuân này, quân thì lười, Quận Tạo thì nhát, nhưng hạ được nó đâu phải dễ. Nếu dân Thuận Hóa không chán ghét bọn đàn áp, nếu Trời không cho nước sông Hương dâng cao lên tận chân thành, thì dễ gì hạ họ nổi trong vòng có một đêm! Thầy là con dân của Thuận Hóa, hỏi bây giờ ai lo cho Thuận Hóa đây? Thầy chờ ai? Chờ đến bao giờ? Chắc thầy đã biết là chúng tôi sắp ra Bắc diệt Trịnh để phù Lê. Đại quân kéo đi tất có thể có nhiều kẻ lưu manh vô lại thừa chỗ hở, quấy phá dân lành. Xin thầy vui lòng giúp cho Đông định công ổn định mọi việc ở đây, trong lúc tôi ra Bắc. Tôi biết trước là thầy sẽ không từ chối, nên mới sai đưa võng tới.
Trần Văn Kỷ không còn biết nói gì thêm nữa. Vả lại, ông đồ đã có ý định ra cộng tác với Tây Sơn từ lúc ra đi, nên lời khẩn khoản của Nguyễn Huệ càng khiến ông an tâm hơn. Sau này, ông đồ chỉ tiếc là trong buổi hội kiến thân mật và thẳng thắn ban đầu, ông đã không nói gì đến chuyện phá chùa lấy chuông tượng đúc súng và bắt lính. Có lẽ trong thâm tâm, vào thời đó, ông không tin nhiều ở tiếng chuông chùa và những lời kinh kệ.
*
* *
Bốn người gồm Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm ngồi ở bốn góc sập, ở giữa là tấm bản đồ đặt thuận chiều với Huệ và Chỉnh. Lãng ngồi ở cái bàn bên cạnh chuẩn bị ghi chép. Trên tấm bản đồ, có một thanh gỗ mun dài gấp hai chiếc đũa ăn, nằm đúng tầm tay Nguyễn Huệ.
Nguyễn Lữ khó chịu vì phải nhìn bản đồ theo chiều ngược, lúng túng muốn đổi chỗ nhưng không muốn làm xáo động cuộc bàn luận quan trọng. Còn Vũ Văn Nhậm thì nét mặt dàu dàu, dường như đang nén một cơn giận. Nguyễn Huệ hỏi Chỉnh:
- Bọn tướng tá nhà Trịnh còn đủ sức cầm quân hiện nay gồm những ai?
Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
- Không được bao nhiêu. Tướng giỏi thì già. Bọn còn lại xuất thân hoạn quan hoặc là bọn thư sinh mặt trắng.
Nguyễn Huệ không bằng lòng câu trả lời mơ hồ đó, hỏi lại:
- Trấn thủ Nghệ An người thế nào?
- Thưa là Đường trung hầu Bùi Thế Toại xuất thân quan thị.
- Còn trấn thủ Thanh Hoa?
- Thưa Thùy trung hầu Tạ Danh Thùy. Cũng là quan thị!
Nguyễn Huệ cười, hỏi:
- Nhà Trịnh hết cả đàn ông hay sao mà giao kiếm lệnh cho bọn ái nam ái nữ! Thế bọn lão tướng còn có ai nào?
- Có Thái đình hầu Trịnh Tự Quyền, Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng và Quận Thạc Hoàng Phùng Cơ ở trấn Sơn Tây.
Nguyễn Huệ lại hỏi:
- Nếu ta giương cờ phù Lê diệt Trịnh, thì ai theo vua ai theo chúa?
Nguyễn Hữu Chỉnh do dự không biết trả lời thế nào, cuối cùng đáp:
- Qua loạn kiêu binh, bọn chúng đã học khôn, không muốn cho ai biết mình đứng hẳn vào phe nào. Thời loạn dạy cho chúng phải khôn để sống sót. Nói đúng ra, chúng sẵn sàng đứng về phía kẻ mạnh, đồng thời cũng sẵn sàng tháo lui khi có biến.
Nguyễn Lữ chen vào hỏi:
- Như vậy cái cớ "phù Lê diệt Trịnh" phỏng ích lợi gì! Vua Lê chỉ làm vì, bọn sĩ phu và võ tướng Bắc hà đều phải trung thành với chúa Trịnh.
Nguyễn Hữu Chỉnh vội đáp:
- Đấy là lòng người ở vào thời Bắc hà còn ổn định. Nhưng sau loạn Tam phủ và cái họa phế trưởng lập thứ, lòng dân đã bắt đầu nghiêng về vua Lê. Nêu cao danh nghĩa phù Lê thì dân Bắc hà hoặc phải hưởng ứng, hoặc băn khoăn do dự rồi đứng ngoài. Ta chỉ còn một nhúm thuộc dòng dõi và cố thần họ Trịnh.
Nguyễn Huệ hỏi:
- Lòng dân đối với vua Lê ra sao?
Nguyễn Hữu Chỉnh được dịp khoe sự hiểu biết của người trong cuộc:
- Dân Bắc hà hết sức kính trọng, thương yêu nhà vua. Mọi người xem Ngài như một kẻ cô thế, truyền tụng nhiều điều huyền hoặc nhưng tốt đẹp về Ngài. Khi hãy còn làm Hoàng tử, vì việc ông hoàng Duy Mật chống lại họ Trịnh, Ngài bị chúa Trịnh nghi ngờ, bắt giam ở nhà viên Nội thị là Hồng quận công. Đến hồi Trịnh Doanh mới lên làm Chúa, quận Hồng ra trấn ở Sơn Nam, Doanh lại đưa Ngài đến giam tại nhà cậu y là Bỉnh quận công. Trước kia quận Bỉnh chưa biết Doanh có lệnh ấy, thình lình một đêm mơ thấy Hoàng tử tới nhà, cờ quạt phất phới, đàn sáo dập dìu, rõ là cảnh tượng đời thái bình. Sáng hôm sau, chợt thấy quận Hồng cho giải Hoàng tử đến giam. Quận Bỉnh lấy làm lạ, tin rằng giấc mộng đêm trước không phải là ngẫu nhiên, bèn kể lại với Doanh. Bấy giờ bốn phương đang loạn, thế nước sắp nghiêng đổ. Doanh thấy điều đó, muốn nhờ phúc đức của Ngài để dẹp cho yên thiên hạ, bèn đón Ngài về làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng. (1)
Vũ Văn Nhậm cười nhạt, mỉa mai:
- Tên quận Bỉnh láu lắm. Bày vẽ chuyện mộng mị để lập một ông vua. Còn ông Cống dài dòng chuyện huyền hoặc để lập cái gì đấy?
Nguyễn Huệ ngước lên lừ mắt nhìn Nhậm, rồi hỏi Chỉnh:
- Liệu nhà vua có trị được nước một mình không?
Nguyễn Hữu Chỉnh rụt rè đáp:
- Có lẽ không. Ngài đã quá già rồi. Vả lại xưa nay mọi việc đã có phủ Chúa lo cả. Lúc Ngài làm vua, chẳng qua khoanh tay rũ áo, tìm trò mua vui, không phải lo việc gì cả. Nhờ thế Ngài sành về các món kỷ xảo lặt vặt. Bao nhiêu cung điệu nhạc phủ, Ngài đều chế ra làm bài mới, âm thanh cực kỳ du dương. Có khi Ngài còn treo tranh Tam quốc bắt các cung nhân mặc áo trận, cầm đồ binh, chia ra thế trận ba nước Ngụy, Ngô, Thục, dạy họ những cách ngồi, đứng, đâm, đánh, làm trò vui trong lúc thư nhàn. Về già gặp phải Trịnh Sâm đè nén mọi cách, người khác chắc phải tức giận không sao chịu nổi, song Ngài vẫn cứ đùa vui như thường. Những người thân cận nhà vua thấy vậy đều can ngăn. Nhà vua liền đáp: "Các người mới biết một đường, chưa biết hai đường. Nhà vua với nhà chúa hiện đang ngờ nhau, nếu Trẫm lấy sự mất quyền làm tức giận, nhà chúa ắt phải ngấm ngầm tính việc chẳng hay. Vì vậy Trẫm mới phải mượn trò chơi vui để tránh tai vạ đó thôi". Có lần nhà vua bảo với cung nhân rằng: "Trong đời ta, thế nào cũng có ngày được trông thấy cuộc thống nhất. Nhưng ta vẫn không lấy thế làm mừng". Cung nhân đó hỏi lại: "Nhà chúa chèn ép thế này, nếu Chúa bại tức là may cho nhà vua. Cớ sao Bệ hạ lại không mừng?". Ngài đáp: "Trời sai nhà chúa phò ta, Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất Chúa, tức là cái lo về ta, ta còn vui gì!"
Nghe đến đấy, mọi người cùng cười ồ, kể cả Vũ Văn Nhậm!
Nguyễn Huệ cố nín cười nói:
- Thật đúng như tục ngữ nói: "Cựa lắm càng sầy vẩy".
Nguyễn Lữ cũng cười ha hả, nói góp:
- Cũng như người ta bảo: "Đầu càng trọc càng mát".
Nguyễn Huệ trở lại nghiêm mặt bảo Chỉnh:
- Như vậy thì trước sau nhà vua chỉ mong thu người lại để hưởng nốt tuổi đời rồi. Chắc là dù có giao nước cho Ngài, Ngài cũng lắc đầu. Phiền nhỉ!
Nguyễn Hữu Chỉnh sáng mắt, đáp liền:
- Nhưng họ Lê không phải chỉ còn một mình vua Cảnh Hưng. Vả lại, Vua có ngại thì còn có đám nhân sĩ Bắc hà.
Nguyễn Huệ cắt lời Chỉnh:
- Thế sao ông từng bảo nhân tài Bắc hà hiếm hoi, ông... ông bảo ngoài đó chỉ là cái nước trống rỗng.
Nguyễn Huệ định nhắc câu nói kiêu căng của Chỉnh hôm trước, nhưng đã kịp nghĩ lại, và chuyển sang ý khác. Nguyễn Hữu Chỉnh xanh mặt vì sợ. Thấy thái độ Chỉnh, Nguyễn Huệ tìm cách chuyển cuộc bàn luận sang việc khác. Ông nói:
- Thôi, chuyện đó ta sẽ tính sau. Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng, không được đâu. Trước mắt phải tính cho kỹ cách đánh thế nào cho chắc thắng. Ông Cống, việc Bắc hà xin để cho ông nói trước!
Nguyễn Hữu Chỉnh cố giấu bối rối bằng cách nói thật chậm:
- Sau khi hạ được thành này, chúng ta lo phòng thủ ở địa giới La Hà vì sợ quân Trịnh tiếp cứu cho Phú Xuân. Nhưng mãi đến nay, vẫn chưa thấy động tịnh gì cả. Như vậy tức là quân trấn thủ hai xứ Thanh-Nghệ đều ít và yếu. Thăng Long đang do dự chưa biết phải làm gì. Ta nên nhân cơ hội tốt, kéo thẳng đại quân ra phá Nghệ An.
Nguyễn Huệ lắc đầu, chụp thanh gỗ mun trỏ vào bản đồ nói:
- Không cần! Quân và lương của ta không có nhiều để chạy vòng đâu. Phải tiến theo đường thẳng. Hai xứ Thanh-Nghệ ư? Bọn quan thị không râu đó việc gì phải nhọc lòng. Ta chỉ cần phô trương thanh thế là chúng đã bỏ thành mà chạy. Nào, ông tìm cho tôi chỗ yết hầu của Thăng Long.
Nguyễn Huệ đưa thanh gỗ mun cho Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh chưa dám nhận, e dè hỏi:
- Yết hầu Thăng Long là thế nào ạ?
Nguyễn Huệ nóng nẩy đập đầu thanh gỗ xuống tấm bản đồ nói lớn:
- Là chỗ nếu ta đánh thật nhanh để chiếm lấy, thì Thanh-Nghệ ngơ ngác, còn Thăng Long thì dãy dụa vì ngộp thở, vì sợ hãi. Trận đầu chỉ cần nắm lấy yết hầu, sau đó mọi sự dễ dàng như lấy đồ vật trong túi áo. Ông nên nhớ nay là mùa gió nồm. Ta muốn đưa quân nhanh thì phải theo đường biển. Chỗ đó vừa thuận đường biển cũng thuận tiện đường tiến quân về Thăng Long.
Nguyễn Hữu Chỉnh mừng rỡ nói:
- Phải rồi. Ta phải chiếm lấy Vị Hoàng, thủ phủ trấn Sơn Nam.
Mọi người đều nhìn dồn về tấm bản đồ. Nguyễn Huệ vội hỏi:
- Vị Hoàng ở đâu?
Nguyễn Hữu Chỉnh cúi xuống dùng ngón tay phải chỉ địa điểm Vị Hoàng trên bản đồ, hân hoan giải thích:
- Vị Hoàng là một địa điểm trọng yếu vì nằm trên đường từ bắc vào nam. Vị Hoàng ở gần biển nên ta có thể dùng thủy binh tập kích dễ dàng, sau đó theo đường sông tiến chiếm Thăng Long. Ngoài ra ở đấy còn có một kho lương thực chứa hàng trăm vạn hộc thóc.
Nguyễn Huệ hoan hỉ nói:
- Như vậy là xong xuôi tất cả rồi! Hình như Trời bày sẵn mọi thuận tiện cho ta. Ông Cống, lòng dạ ông thế nào, anh em tôi biết hết cả. Ông chỉ ngong ngóng được mặc áo tướng cầm cờ trở về quê hương chứ gì? Lần này ông toại nguyện. Ông được chỉ huy đạo tiên phong, đem bốn trăm chiến thuyền theo đường biển đánh chiếm Vị Hoàng cho được. Trên đường đi, nếu muốn, ông cứ gửi các toán du binh vài trăm người đổ bộ đánh úp một dãy đồn lũy từ sông Gianh trở ra để phô trương thanh thế. Để cho người đồng hương xứ Nghệ mở mắt xem tài của "con cắt nước", phải thế không? Chiếm được Vị Hoàng, ông khỏi phải nhọc lòng đánh lấn ra chung quanh làm gì. Cứ ở yên đấy. Ông chỉ cần cho các toán quân nhỏ rao truyền khắp nơi lời hịch "phù Lê diệt Trịnh". Ông soạn lấy một bài hịch khác cho hợp với nhân tâm Bắc hà. Ngắn, gọn, và dễ hiểu thôi. Tài văn Nôm của ông, tôi khỏi cần nhắc lại nữa. Ông cũng cho người về Thăng Long trao cho vua Lê tờ mật tấu tôn phù, để Hoàng gia khỏi lo lắng. Sẵn kho thóc Vị Hoàng, ông cho xay giã sẵn để ba vạn quân ta đủ dùng. Tôi và Phò mã Nhậm sẽ đem đại quân ra thẳng Vị Hoàng, rồi chúng ta hợp lực tiến về Thăng Long.
Vũ Văn Nhậm hỏi:
- Làm thế nào báo tin đã chiếm được Vị Hoàng?
Nguyễn Huệ chợt nhớ ra, hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Các hỏa đài dọc theo đường thiên lý ở Bắc hà vẫn còn đấy chứ?
- Dạ còn.
- Thế thì khi chiếm được Vị Hoàng, ông cho đốt lửa làm hiệu.
Nguyễn Hữu Chỉnh do dự trước khi nói:
- Tôi sợ đạo quân tiên phong, nếu chỉ gồm toàn tân binh Thuận Hóa, chưa quen trận mạc nhất là thủy chiến, sẽ... sẽ...
Nguyễn Huệ cắt lời Chỉnh:
- Ông khỏi lo. Tôi giao cho ông bốn trăm chiến thuyền Qui Nhơn bấy lâu do ông luyện tập đã quen thủy chiến. Kể cả số du binh tinh nhuệ, đánh được cả thủy lẫn bộ. Họ đã quen trận ở Rạch Gầm, ông chớ lo. Số tân tuyển người Thuận Hóa, cứ để cho tôi với Phò mã Nhậm. Thầy chùa, cố đạo, con nít, ông già, đui què mẻ sứt gì tôi nhận hết. Chỉ cần một tiếng hô, rồi ông xem. Chỉ cần một tiếng hô, đạo quân ô hợp của tôi sẽ phất cờ đào rực khắp biển Đông rùng rùng tiến ra Bắc hà. Rồi ông sẽ xem!
Không hẹn nhau, mọi người đều cười ồ. Kể cả chú Bảy Lữ!
*
* *
Trong tập "Nhật ký chiến dịch" (Long Nhương tướng quân nửa đùa nửa thật bảo Lãng ghi chép "những chuyện để đời"), Lãng đã thay đổi cách nhìn. Anh đã bỏ cái giọng chủ quan riêng tư, những suy nghĩ mẫn cảm, và chỉ giữ lại những sự kiện chính yếu, những nét điển hình. Lãng tự thấy mình thay đổi, nhưng không có thì giờ tìm hiểu tại sao. Anh bị cuốn vào biến cố Bắc tiến như tất cả mọi người, không còn nhận ra mình được nữa. Lãng đã ghi trong Nhật ký như sau: (chữ Hán dịch Nôm)
16 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Lửa trên hỏa đài báo hiệu quân tiên phong đã chiếm được Vị Hoàng. Thật khó mà ghi chép hết được cảnh rộn rã lúc xuất quân. Khói tỏa mù trên đỉnh núi. Trống giục giã động đến cả trăng sao. Thật giống y cảnh xuất quân trong Chinh phụ ngâm khúc:
Cổ bề thanh động Trường thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam tuyền vân
Cửu trùng án kiếm khỉ đương tịch
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân.
Gió nam thổi mạnh. Hơn một nghìn chiến thuyền lướt sóng như bay, quân kỳ đỏ rực cả mặt biển. Dân Nghệ An nhìn theo đoàn thuyền hùng dũng tiến ra phía Bắc, bàn tán xôn xao. Kẻ trách ông Cống cõng rắn cắn gà nhà. Người lại bảo: "Đây là một việc không mấy đời đã có".
22 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Đại quân tới Vị Hoàng. Tiếng reo hò vang dội mặt sông. Cờ đào. Cờ đào. Khuôn mặt tướng Tiên phong Nguyễn Hữu Chỉnh hồng hào, không hiểu vì hãnh diện hay vì được nhuộm sắc cờ. Long Nhương tướng quân nghe Nguyễn Hữu Chỉnh báo công ngay trên bến thuyền. Tịch thu được trên một trăm vạn hộc thóc. Trong vòng mấy ngày, đã vận động dân chúng chia nhau xay giã và chuyển sẵn xuống các thuyền lương. Thiếu thuyền, trưng dụng cả các thuyền buôn của "khách trú" đậu tại bến Vị Hoàng. Đã dâng được mật tấu về kinh đô. Đã loan truyền bài hịch phù Lê diệt Trịnh khắp các trấn.
Thú vị nhất là lời khai tâng công của một tên quan Bắc hà.
Hắn khai rằng hôm mồng 3 tháng Sáu năm Bính Ngọ, phủ Chúa được Trấn thủ Nghệ An cấp báo Phú Xuân đã mất. Chúa tôi nhà Trịnh lo lắng họp bàn để tìm cách đối phó. Bàn xuôi bàn ngược một hồi, cuối cùng mọi người đều cho rằng: "Thuận Hóa vốn không phải là bờ cõi của triều đình, tiền triều hao phí bao nhiêu của cải trong nước mới lấy được xứ ấy, rồi lại phải đem quân đóng giữ, rốt cuộc chẳng có ích gì. Ngày nay mất đi cũng là một cái may. Bây giờ chỉ nên bàn tính việc đóng đồn ở trấn Nghệ An và định rõ cương giới cũ mà thôi. Ta lấy sự mất Thuận Hóa làm may, ắt họ phải lấy sự lấn đất của ta làm điều đáng ngại. Như thế là ta không phải lo gì nữa". Đúng y kiểu tự an ủi để bớt đau khổ trước rủi ro: "Càng trọc đầu càng mát".
23 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Quân Trịnh vội vã đưa quân xuống vùng Sơn Nam để chống đỡ. Trịnh Tự Quyền đưa quân xuống giữ Kim Động. Trấn thủ Sơn Nam Đỗ Thế Dận đóng quân ở bờ sông Phù Xa. Tất cả hy vọng của họ Trịnh dồn về đạo thủy binh hùng hậu của Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng ở cửa Luộc. Nắm rõ trận thế của địch, Long Nhương tướng quân quyết định khai trận lúc xâm xẩm tối. Tướng quân nói đùa với tướng sĩ: "Nên thương hại chúng. Đánh ban đêm cho chúng nó dễ chạy trốn". Câu nói đùa được truyền nhanh chóng khắp các chiến thuyền ở bến Vị Hoàng. Tiếng hò reo như sấm. Đầu giờ Mẹo; lệnh xuất phát. Đại quân tiến lên Phố Hiến, thủ phủ trấn Sơn Nam Thượng. Chiều, đoàn chiến thuyền tiến vào trung tâm trận thế của quân Trịnh. Liễn trung hầu Đinh Tích Nhưỡng đem chiến thuyền dàn thành hàng chữ Nhất để ngăn chặn. Đỗ Thế Dận trấn thủ Sơn Nam thì dàn bộ binh hai bên bờ.
Đầu giờ Dậu: lệnh khởi chiến. Gió đông nam thổi mạnh. Long Nhương Tướng Quân cho năm chiến thuyền lớn giương buồm liều lĩnh xông thẳng lên phía địch. Đạn và tên Trịnh bay đến tới tấp. Nhưng thuyền ta vẫn tiến. Khi những thuyền tiên phong đến gần, chúng mới biết đó là những thuyền không người. Binh sĩ trên thuyền chỉ là những thằng người rơm ẩm ướt. Lúc khám phá ra xảo kế của ta, chúng đã bắn phí hết tên đạn, trong khi quân ta vẫn tiến tới. Tướng quân ra lệnh giục trống và reo hò ầm ĩ, thanh thế kinh thiên động địa. Quân Trịnh lớp bị thương, lớp sợ hãi, kêu la thảm thiết, tranh nhau bỏ thuyền mà chạy.
Lại có lệnh khai pháo. Từ các chiến thuyền, pháo lớn nã đạn vào hai bờ sông. Thuốc đạn chớp lòe, từ trên thuyền, trông rõ cả những ngọn cổ thụ gẫy đổ. Thuyền chiến áp vào hai bờ, quân sĩ dùng hỏa hổ rắc lửa vào bộ binh của Trấn thủ Đỗ Thế Dận. Lửa cháy rần rật đỏ nhòe cả mặt sông.
Phía Kim Động, mặt trận hoàn toàn yên tĩnh. Giữa khuya, cửa Luộc chỉ còn tiếng sóng đập lép nhép vào mạn thuyền, và tiếng tre cháy dở nổ lép bép. Dĩ nhiên không kể đến tiếng reo hò tở mở của tướng sĩ.
Sáng 24 tháng Sáu năm Bính Ngọ:
Toàn thắng. Đại quân đường hoàng tiến vào Phố Hiến, thủ phủ trấn Sơn Nam Thượng.
*
* *
(2) Tin thua trận tới tấp đưa về Thăng Long, triều đình hoảng sợ. Văn võ triều thần cuống quít lo cất giấu của cải, đưa vợ con chạy trốn, không một ai dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm chống nhau với quân Tây Sơn.
Chúa Trịnh đang rất lúng túng, lại thấy Tể tướng Bùi Huy Bích không có một mưu kế, sách lược nào để đối phó với tình hình, liền bãi chức Tể tướng của Bùi Huy Bích và bắt ra trận đốc chiến. Thấy Bùi Huy Bích một văn thần ra cầm quân, lòng người càng mất tin tưởng. Cả kinh thành xao xuyến náo động.
Cựu Tham tụng Nguyễn Lệ từ Nghệ An về triều hiến kế "nên rút lui ra khỏi kinh thành, đưa vua Lê lên Sơn Tây, khống chế miền thượng du để tính việc đối phó về sau. ở khúc sông bãi Tự Nhiên (bãi Tự Nhiên trên sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, Hà Đông, giáp địa phận Hưng Yên), nên giăng những bè nổi trên mặt nước để chặn thuyền chiến địch. Hai bên bờ sông đặt nhiều đồn binh để đánh đột kích. Chiêu dụ bọn cướp biển, cho quan tước để chúng đánh tập hậu thủy quân Tây Sơn. Giặc lấy danh nghĩa "tôn phù" mà tới, nhưng không thấy vua Lê, tiến thoái sẽ đều bất lợi. Chiến trận kéo dài, lương hết, giặc sẽ không thể ở lại lâu được. Khi ấy, báo cho hào mục Thanh, Nghệ đánh chặn đường về của giặc thì giặc sẽ đại bại. Còn nếu nay cứ giao chiến với giặc thì kiêu binh không thể dùng được, nhất định sẽ thất bại, việc nước sẽ hỏng (Nguyễn Thu-Lê quí kỷ sự).
Nhưng kế của Lệ bị phản đối kịch liệt. Bọn tôi chúa nhà Trịnh tuy sợ chết trong tay Tây Sơn nhưng lại sợ gian khổ khi phải chạy khỏi kinh thành, nên ngần ngại không muốn theo kế của Lệ. Lính Tam phủ vốn ghét Lệ lại càng phản đối Lệ dữ dội. Nguyễn Lệ phải trốn lên Sơn Tây.
Chúa Trịnh lại một lần nữa họp triều thần bàn kế hoạch đối phó với Tây Sơn. Trần Công Xán hiến kế:
"Giặc kéo quân vào sâu xứ lạ, đó là điều mà binh pháp rất kỵ Nên nhử cho chúng tới gần nữa, rồi đánh một trận mà tiêu diệt cho hết, đó là cái thuật kỳ diệu trong phép dùng binh. Vả lại, kinh sư là cái gốc của thiên hạ, rời bỏ thì sẽ đi đâu? Chẳng những thế, nếu kiệu Chúa lật đật ra ngoài thành, tất lòng người sẽ phải lìa tan, ấy là đem nước mà trao cho giặc. Bây giờ, chỉ nên rước Thái phi và cả sáu cung hãy tạm lánh ra ngoài thành mà thôi". (Hoàng Lê).
Kế này rất hợp ý chúa Trịnh. Nhưng lấy ai là người đứng ra bảo vệ kinh thành, đánh một trận tiêu diệt hết địch như ý kiến Trần Công Xán? Chúa Trịnh đành phải tìm những viên tướng già còn lại, và lập tức sai người lên Sơn Tây gọi quận Thạc Hoàng Phùng Cơ về triều cứu Chúa.
Hoàng Phùng Cơ lúc ấy chỉ có vỏn vẹn năm trăm quân. Chúa Trịnh phải bỏ ra năm nghìn lạng bạc để Hoàng Phùng Cơ mộ thêm quân, trong một ngày thuê mộ được một nghìn lính cũ. Nhưng mặc dù có thêm quân, bọn chúa tôi nhà Trịnh không ai dám nghĩ đến chuyện xuất quân đón đánh quân Tây Sơn, mà chỉ nghĩ đến việc phòng thủ Thăng Long, ngồi chờ cho Tây Sơn đến đánh.
Chúa Trịnh và các tướng lãnh bố trí kế hoạch phòng thủ Thăng Long như sau:
- Cho đội thủy quân Tứ thị, là đội thủy quân duy nhất còn lại ở kinh thành, tới dàn chiến thuyền ở bến sông Thúy Ái để chặn giữ thủy quân Tây Sơn.
- Cho đội bộ binh do Hoàng Phùng Cơ chỉ huy tới hồ Vạn Xuân để đối phó với bộ binh Tây Sơn, và khi cần, tiếp viện cho thủy quân ở bến Thúy Ái.
- Còn chúa Trịnh Khải thì ngay từ 25 tháng Sáu Âm lịch, đích thân đốc xuất tất cả bộ binh còn lại ở kinh thành và một đội tượng binh gồm hơn một trăm con voi chiến ra quảng trường lầu Ngũ Long bày thế trận để chống giữ. Quân của Chúa chia làm năm đạo:
* đạo Tả bộ giữ mặt Đông Long.
* đạo Hữu bộ giữ mặt Tây Hồ.
* đạo Tiền bộ giữ mặt cửa thành Tiền Lâu.
* đạo Hậu bộ giữ mặt Hậu lâu cạnh bờ hồ Thủy Quân.
* đạo Trung quân gồm hai hiệu lính Nhưng, Kiệu và đội Tượng binh đóng ngay tại quảng trường lầu Ngũ long để bảo vệ Chúa.
Kế hoạch bố trí có vẻ chu đáo như vậy, nhưng tinh thần chiến đấu của quân tướng nhà Trịnh rất uể oải, kỷ luật lỏng lẻo. Đạo quân tiền tiêu đóng ở bến Thúy Ái lại chủ quan cho rằng quân Tây Sơn còn lâu mới tiến tới nơi, nên thường cột thuyền vào bến, lên bờ chơi tản mát.
Không ngờ Nguyễn Huệ hạ xong Phố Hiến liền tiến quân ngay. Đang mùa hè gió đông nam thổi mạnh, thuyền chiến Tây Sơn giương buồm thẳng tiến về Thăng Long nhanh như tên bay.
Sáng 26 tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), thủy quân Tây Sơn đã tới bến Nam Dư. Nguyễn Huệ cho một cánh quân đổ bộ lên bến Nam Dư, vòng lên đánh úp thủy quân Trịnh ở bến Thúy Ái.
Khi cánh quân Tây Sơn này tới nơi, quân Trịnh vẫn còn đi chơi tản mát trên bờ. Quân Tây Sơn một mặt nhảy xuống chiếm giữ hết các thuyền chiến của quân Trịnh, một mặt đánh bãi thủy quân Trịnh ở trên bờ. Bên Trịnh chỉ có hai viên tướng Ngô Cảnh Hoàn và Nguyễn Trọng Yên còn ở dưới thuyền. Khi thấy quân Tây Sơn ập tới, Ngô Cảnh Hoàn và Nguyễn Trọng Yên vội cầm siêu đao ra đứng ở mũi thuyền để chống cự, nhưng đều bị quân Tây Sơn dùng súng lớn bắn chết ngay.
Tiêu diệt xong đạo thủy quân Trịnh ở bến Thúy Ái, cánh quân Tây Sơn này tiến ngay lên phía hồ Vạn Xuân, tập kích quân Hoàng Phùng Cơ. Quân của Cơ đang ăn cơm bị đánh bất ngờ, bỏ cả khí giới mà chạy. Quân Tây Sơn chia làm hai toán từ hai phía đánh ép lại, quân Cơ không sao trốn thoát, thây chết ngổn ngang khắp trận địa. Một số nhảy cả xuống hồ Vạn Xuân, chết đuối không biết bao nhiêu mà kể. Một thuộc tướng của Hoàng Phùng Cơ là Mai Thế Pháp cố sức chống cự bị quân Tây Sơn đánh dồn ra tới tận bờ sông Nhị. Thế cùng, Mai Thế Pháp phải nhảy xuống sông mà chết.
Hơn 1500 quân của Hoàng Phùng Cơ chỉ còn sống sót vài chục tên, cùng với chủ tướng Hoàng Phùng Cơ và tám người con cố sức chống đỡ. Nhưng sáu người con Hoàng Phùng Cơ và mấy chục tên lính đều chết trận. Hoàng Phùng Cơ nhảy từ mình voi xuống đất, cùng hai người con sống sót cố cuớp lấy đường chạy thoát thân.
Trong khi cánh quân bộ Tây Sơn đánh thắng ở bến Thúy Ái và hồ Vạn Xuân thì thuyền chiến Tây Sơn vẫn tiến lên phía trước kinh thành Thăng Long, đổ bộ lên bến Tây Long, đánh thẳng vào trận địa quân Trịnh chung quanh lầu Ngũ long.
Quân Tây Sơn từ bến Tây Long ồ ạt tiến vào.
Quân tiền bộ của Trịnh nổ súng bắn ra. Quân Tây Sơn khom mình tránh đạn xung phong đến sát lầu Ngũ long, bản doanh của chúa Trịnh. Trịnh Khải đích thân lên voi trực tiếp chỉ huy chống cự. Mặc dù Chúa hạ lệnh phản kích, quân sĩ chỉ nhìn nhau không ai dám tiến. Trong lúc ấy, quân Tây Sơn ào ạt xông lên chém giết và dùng hỏa hổ tung lửa hừng hực vào hàng ngũ quân Trịnh.
Quân Trịnh hoàn toàn tan vỡ, vứt cả khí giới chạy thoát thân. Một toán tiền quân Tây Sơn chừng vài chục người tiến thẳng vào chiếm đóng phủ chúa Trịnh. (3)
Chúa Trịnh Khải thấy quân lính tan tác, ngó lại quanh mình cũng không còn ai. May sao lúc ấy quân Tây Sơn không biết mặt Chúa, họ tranh nhau xông vào phủ, không ai dám đến gần chân voi. Trịnh Khải vội cởi bộ nhung phục, đội khăn chữ đinh, ngồi núp vào ngăn hòm da phía sau yên voi, cố cho voi quay vào cửa Tuyên Vũ. Bấy giờ quân Tây Sơn đã vào lọt được phủ Chúa và đang treo cờ đào ở phía ngoài phủ. Trịnh Khải bèn kéo voi đi ra bờ hồ Minh Đường, trông phía cửa ô Yên Phụ mà chạy.
Như vậy ngay ngày hôm ấy (26 tháng Sáu năm Bính Ngọ) quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ kinh thành Thăng Long. Nguyễn Huệ đóng bản doanh tại phủ Chúa. Cuộc tiến công Bắc hà kết thúc trong vòng mười ngày, từ 16 tháng Sáu năm Bính Ngọ lúc Nguyễn Hữu Chỉnh đánh chiếm Vị Hoàng cho đến 26 tháng Sáu năm Bính Ngọ chiếm được Thăng Long.
(1) Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Bản dịch của Ngô Tất Tố, trang 105
(2) Tiết này dựa theo Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự Của Nguyễn Huệ, của Phạm Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, trang 144 đến 153
(3) Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự Của Nguyễn Huệ
Bình luận facebook