-
Chương 97
Chuyến đi Hồ Nam thu hoạch ít ỏi khiến Tả Đăng Phong hơi thất vọng, nhưng cũng không sao, ít nhất đã biết thời điểm đó hai nước liền nhau đang trong trạng thái đối địch với nhau, và trong tám nước đều có những người bản lĩnh hơn người. Năm đó nhà Thương rất mạnh, Võ Vương phạt Trụ đâu phải là sư tử vồ thỏ, mà là một đám sói tấn công hổ. Lãnh thổ Tây Chu chưa bằng một phần hai mươi nhà Thương, binh lực chắc chắn không nhiều, dù có tăng thêm mấy nước chư hầu thì cũng không thể nhiều bằng nước Thương, mà bọn họ vẫn có thể chiến thắng, rất có khả năng trong tám nước chư hầu có quân đội đặc thù, tạo thành một nhánh quân đội hỗn hợp quái dị nhưng cường đại.
‘Phong Thần bảng’ là hậu nhân căn cứ đoạn lịch sử Võ Vương phạt Trụ sáng tác ra. Trong bộ truyện này có rất nhiều người và động vật kỳ quái, những đối tượng này rất có thể dựa trên những chiến sĩ và dã thú có thực của tám nước chư hầu. Dù trong sách sử chính quy không ghi lại, nhưng đôi khi lịch sử chính thức lại là bản truyền lưu trong dân gian, người cầm quyền có thể chém đầu quan chép sử, nhưng không khóa được miệng người đời.
Trước khi rời đi, Tả Đăng Phong cẩn thận tìm tòi thêm trong phế thành một phen, đã qua ba ngàn năm, đồ bằng gỗ hoặc đồng đương nhiên không còn, thậm chí chữ viết trên tấm bia đá cũng bị phong hoá không còn chút nào, nhưng sau khi cẩn thận tìm kiếm, Tả Đăng Phong vẫn tìm được rất nhiều búa đá cực lớn trong đống loạn thạch, chứng tỏ năm đó kinh đô nước Dung quả thực đã bị cự nhân nước Lô công phá.
Ngoài ra Tả Đăng Phong còn tìm thấy sáu bức tượng đá, hai bức trong đó đã bị phong hoá nghiêm trọng, không còn nhìn ra là hình gì, bốn bức còn lại vì nằm úp xuống nên còn giữ được nguyên trạng. Ba trong bốn tượng là tượng khỉ, kích thước to hơn con khỉ cửu dương rất nhiều lần, nhưng bộ dáng lại cực giống, chứng tỏ con khỉ kia đã từng được người nơi này xem là thần minh, tạc tượng sùng bái.
Bức tượng cuối cùng là một con bọ cánh cứng, có sáu cái chân dài thô to, nhưng gọi là chân chi bằng gọi là sáu bộ móng vuốt thì chính xác hơn, đầu của nó cũng không phải đầu của bọ cánh cứng, mà lại giống chuột, mõm nhọn, hai bên má có râu.
"Thập Tam, lại đây!" Tả Đăng Phong dựng bức tượng đá chỉ cao cỡ nửa thân người này lên, vẫy tay với Thập Tam cách đó không xa.
"Con vật đánh nhau với mày ở hố trời có phải con này không?" Tả Đăng Phong chỉ bức tượng đá.
Thập Tam nhìn tượng đá, gật đầu.
Tả Đăng Phong quay lại cẩn thận dò xét con vật khắc trên tượng. Dựa vào hình thể thì nó phải là bọ cánh cứng, nhưng cái đầu lại của động vật thân nhũ, nếu không phải Thập Tam chứng thực, Tả Đăng Phong sẽ cho rằng đây là con vật do cổ nhân tưởng tượng ra. Ngắm nghía tượng đá nửa ngày, Tả Đăng Phong vẫn không tài nào xác định được con vật này gần giống với loài nào nhất hiện giờ, đành phải kết luận nó là dị chủng thời cổ đại.
Lúc trước trong một khe nước Tả Đăng Phong thậm chí còn tìm thấy một con cóc ba chân, nên bây giờ khả năng tiếp nhận quái sự của hắn đã tăng lên rất nhiều. Ở những nơi rừng sâu núi thẳm ít người lui tới thường có khả năng cất giấu những loại động vật thần bí, không ai phát hiện ra chúng nó vì chúng không dám để ai nhìn thấy, vì bị nhìn thấy đồng nghĩa với việc cách cái chết không xa.
"Thập Tam, chúng ta đi thôi!" Tả Đăng Phong quyết định đi Hồ Bắc tìm nước Lô. Nước Lô là nơi có cự nhân dùng búa đá cực lớn, họ có còn hậu duệ hay không thì khó mà biết, nhưng những chứng có hiện có không thể chứng minh bọn họ đã diệt tuyệt, hơn nữa theo tình hình trước mắt thì họ đã chiến thắng trong cuộc chiến với nước Dung.
Thập Tam chạy tới gần hắn thì chuyển hướng chạy tới rìa hố trời, đái một bãi. Tả Đăng Phong mỉm cười, Thập Tam không biết nói chuyện, không thể dùng ngôn ngữ chửi rủa đối phương, đành phải chọn dùng ngôn ngữ tứ chi để phát tiết sự bất mãn, đái xuống dưới đồng nghĩa với nhân loại thách: “Sao, không phục thì lên đây!”
Hố trời rất lớn, chút xíu nước tiểu này của Thập Tam chắc chẳng tới được đáy hố đã bị gió thổi tiêu tán mất, hơn nữa con thú kia đã bị nó làm bị thương, chắc sẽ trở lên tiếp tục đánh nhau với nó.
"Để tao giúp mày." Tả Đăng Phong thấy thú vị, liền dùng linh khí nhấc lên một tảng đá lớn đẩy xuống hố trời. Tảng đá rất lớn, phải cả ngàn cân, một hồi lâu sau rốt cục nghe được thấy một tiếng vang ‘bách’ nho nhỏ, chứng tỏ dưới đáy hố có ít nước. Nếu như nhiều nước thì phải là tiếng ‘tõm’, nếu không có nước, phải là ‘bùm’ .
Thập Tam thấy Tả Đăng Phong giúp nó đối phó địch nhân, vui vẻ nhảy nhót. Tả Đăng Phong thấy hắn cao hứng, liền vận linh khí quăng tiếp mấy tảng đá nữa xuống. Lúc trước vô duyên vô cớ mắng Thập Tam, Tả Đăng Phong cảm thấy có lỗi với nó, cũng may nó chỉ là một con mèo, nếu đổi lại là người, với thái độ đó của hắn, chắc đã sớm bỏ đi rồi.
Tả Đăng Phong không hề nghĩ ném mấy tảng đá đó là đủ đập chết con chuột ở dưới, nên chỉ định quậy một chút thôi, sau đó lấy hết điển tịch Đạo gia đã xem qua trong thùng gỗ sau lưng ném hết, dọn ra một chỗ cho Thập Tam ngồi.
Trước khi Thập Tam nhảy vào thùng gỗ, nó chạy tới trước tượng đá, kêu ô ô, Tả Đăng Phong chợt nhớ mèo với chuột vốn là thiên địch, lần đầu tiên Thập Tam tới đây đến bây giờ đều đánh loạn với con chuột thân bọ kia cũng là vì thiên tính này. Còn lần trước nó với chủ nhân đến đây để làm gì thì Tả Đăng Phong không biết, vì Thập Tam không thể nào biểu đạt ra được.
Hơn một tháng nay, Tả Đăng Phong chưa hề nấu cơm cho đàng hoàng dù gạo không hề thiếu, nên hắn không rời núi, mà cõng Thập Tam đi về hướng bắc, đi hơn bốn trăm dặm, Tả Đăng Phong có thôn dân sống trong núi, cảnh sắc trước mặt cũng biến đổi. Vùng núi phía nam phải dùng từ là khỉ ho cò gáy để hình dung, còn phong cảnh ở đây lại phải dùng từ non xanh nước biếc mà miêu tả. Núi cao ngất sừng sững, suối thanh tịnh sàn nhu, người dân nơi đây đàn ông như núi, phụ nữ như nước, tướng mạo tuấn tú, tư thái ôn nhu, nhưng nhìn thấy Tả Đăng Phong chẳng ai còn ôn nhu gì nữa, các cô hét toáng bỏ chạy, ban đầu Tả Đăng Phong chẳng hiểu vì sao, sau mới nghĩ ra có lẽ do bộ dáng của hắn hù bọn họ.
"Thập Tam, tao khó coi lắm hả?" Tả Đăng Phong hỏi Thập Tam đang chạy bên cạnh.
Thập Tam quay sang nhìn hắn, ngần ngừ rồi gật đầu.
"Tao khó coi thật à?" Tả Đăng Phong vuốt cằm, bây giờ tóc hắn dài tới bả vai, râu ria xồm xoàm nhìn không thấy miệng.
Thập Tam chạy thẳng tới dòng suối nhỏ dưới chân núi.
Tả Đăng Phong lắc đầu thở dài bước nhanh đi theo, đến bên dòng suối, vốc nước rửa mặt, bộ dạng của hắn hiện giờ rửa hay không rửa mặt có gì khác nhau đâu.
Rửa mặt xong, Tả Đăng Phong đi ngược lên vài dặm, tìm được một ao nước nhỏ. Nước trong ao rất trong, thanh tịnh thấy đáy, đá cuội dưới nước rõ ràng hiện rõ mồn một, lúc này vừa qua giờ ngọ, ánh nắng tươi sáng, nước rất ấm, Tả Đăng Phong đến bên dòng suối bên bắc nồi nhóm lửa, cởi áo choàng phơi nắng, nhảy vào ao nước, cởi quần áo ra giặt.
Để quần áo lên bờ phơi nắng, Tả Đăng Phong bắt đầu tắm rửa. Cả người hắn đầy rôm sảy, tắm rửa chà xát rất đau, nhưng nước ở đây vừa sạch vừa ấm, nên tắm xong, mặc đồ sạch khô ráo, rôm sảy cũng khỏi rất nhanh.
Trong ao nước có cánhưng không lớn, chỉ chừng hai ba lạng. Tả Đăng Phong tóm lấy mấy con quăng lên bờ cho Thập Tam. Thập Tam nằm sấp xuống ăn, nó không thích nước, trừ phi bất đắc dĩ, nếu không thì không xuống nước.
Tả Đăng Phong lấy dao mổ bụng cá, ném cá vào trong nồi, hắn theo khoa học hiện đại, nên biết cá không có cảm giác đau. Hắn đang học theo Đạo Môn, nên có một chút hạn chế về sát sinh, nếu một giáo tu tại gia muốn ăn thịt, sẽ ưu tiên chọn cá, tiếp theo là gia cầm, cuối cùng mới là động vật có vú. Rùa không bao giờ ăn, trâu bò heo cũng không ăn, ấy là cấm kỵ.
Tả Đăng Phong định dùng dao cắt râu, nhưng dao không đủ sắc, nên cắt thử vài cái thì bỏ qua.
Tắm rửa xong Tả Đăng Phong nhặt vài viên đá cuội dưới đáy ao xoay xoay, điển tịch Đạo môn Kim Châm đưa cho hắn đã đọc xong, trong đó có ghi lại bát trận đồ của Gia Cát Lượng, sau khi hoàng đế chiếm được bản đầy đủ của ‘Thiên Triện Văn Sách’ thì cho truyền lại, Khương Tử Nha tìm được thì tàng tư, chỉ đem ‘Kỳ Môn Độn Giáp một ngàn lẻ tám mươi cục’ truyền lại cho đời sau, Trương Lương lại tiếp tục tàng tư, chém mất một phần của ‘Kỳ Môn Độn Giáp một ngàn lẻ tám mươi cục’, chỉ còn lại ‘ Kỳ Môn Độn Giáp’ đời sau này.
Theo lý thuyết, dù đồ có tốt tới cỡ nào mà bị chém tới chém lui như vậy thì cũng thành cứt trâu, nhưng Gia Cát Lượng là người vô cùng thông minh, chỉ bằng ‘Kỳ Môn Độn Giáp’ đã diễn sinh ra tám loại trận pháp, khiến Tả Đăng Phong cực kỳ khâm phục.
Ai cũng biết Kỳ Môn Độn Giáp là thôi diễn từ tướng số, Gia Cát Lượng dùng nó để tìm hiểu trận pháp có khác gì đơm đó trên ngọn tre, vậy mà Gia Cát Lượng lại làm được. Phương pháp ông ta dùng là phương pháp suy ngược, đầu tiên suy tính ra đầy đủ Kỳ Môn Độn Giáp, sau đó từ Kỳ Môn Độn Giáp đi ngược lại, tìm ra ý nghĩa tinh lọc đại khái, là ‘Thiên Triện Văn Sách’, lại căn cứ trên ‘Thiên Triện Văn Sách’ diễn biến ra tám loại trận pháp. Tám loại trận pháp này không bằng ‘Cô hư pháp mười hai chương’ chính thống, vì trong quá trình suy ngược, Gia Cát Lượng dùng óc tưởng tượng để bù vào những nội dung đã bị Trương Lương và Khương Tử Nha xóa bỏ, nên kết quả tính ra sau cùng mang tính chủ quan. Dù vậy, tám trận đồ vẫn vô cùng huyền diệu, theo trong sách ghi lại, trận này khi lập thành, có thể chống đỡ mười vạn tinh binh.
Tả Đăng Phong hứng thú với bát trận đồ có hai nguyên nhân, một là so với ‘Cô hư pháp mười hai chương’, bát trận đồ có cách làm khác nhau nhưng lại dẫn đến kết quả giống nhau đến kì diệu, nên nghiên cứu đối bát trận đồ có thể giúp giải Cô Hư Trận Pháp của Khương Tử Nha. Hai là tám loại đồ vật dùng để bố trí bát trận đồ không cần phải đảm bảo Ngũ Hành đối ứng, Gia Cát Lượng chỉ coi trọng phương vị mà không chú trọng Ngũ Hành, Tả Đăng Phong muốn học tinh thông cả hai nguyên lý bày trận này.
Hắn cầm đá cuội nhíu mày trầm tư nửa ngày, cuối cùng ném đi
Hắn nghĩ không ra đầu mối, nên đi lên bờ ăn cơm. . .
‘Phong Thần bảng’ là hậu nhân căn cứ đoạn lịch sử Võ Vương phạt Trụ sáng tác ra. Trong bộ truyện này có rất nhiều người và động vật kỳ quái, những đối tượng này rất có thể dựa trên những chiến sĩ và dã thú có thực của tám nước chư hầu. Dù trong sách sử chính quy không ghi lại, nhưng đôi khi lịch sử chính thức lại là bản truyền lưu trong dân gian, người cầm quyền có thể chém đầu quan chép sử, nhưng không khóa được miệng người đời.
Trước khi rời đi, Tả Đăng Phong cẩn thận tìm tòi thêm trong phế thành một phen, đã qua ba ngàn năm, đồ bằng gỗ hoặc đồng đương nhiên không còn, thậm chí chữ viết trên tấm bia đá cũng bị phong hoá không còn chút nào, nhưng sau khi cẩn thận tìm kiếm, Tả Đăng Phong vẫn tìm được rất nhiều búa đá cực lớn trong đống loạn thạch, chứng tỏ năm đó kinh đô nước Dung quả thực đã bị cự nhân nước Lô công phá.
Ngoài ra Tả Đăng Phong còn tìm thấy sáu bức tượng đá, hai bức trong đó đã bị phong hoá nghiêm trọng, không còn nhìn ra là hình gì, bốn bức còn lại vì nằm úp xuống nên còn giữ được nguyên trạng. Ba trong bốn tượng là tượng khỉ, kích thước to hơn con khỉ cửu dương rất nhiều lần, nhưng bộ dáng lại cực giống, chứng tỏ con khỉ kia đã từng được người nơi này xem là thần minh, tạc tượng sùng bái.
Bức tượng cuối cùng là một con bọ cánh cứng, có sáu cái chân dài thô to, nhưng gọi là chân chi bằng gọi là sáu bộ móng vuốt thì chính xác hơn, đầu của nó cũng không phải đầu của bọ cánh cứng, mà lại giống chuột, mõm nhọn, hai bên má có râu.
"Thập Tam, lại đây!" Tả Đăng Phong dựng bức tượng đá chỉ cao cỡ nửa thân người này lên, vẫy tay với Thập Tam cách đó không xa.
"Con vật đánh nhau với mày ở hố trời có phải con này không?" Tả Đăng Phong chỉ bức tượng đá.
Thập Tam nhìn tượng đá, gật đầu.
Tả Đăng Phong quay lại cẩn thận dò xét con vật khắc trên tượng. Dựa vào hình thể thì nó phải là bọ cánh cứng, nhưng cái đầu lại của động vật thân nhũ, nếu không phải Thập Tam chứng thực, Tả Đăng Phong sẽ cho rằng đây là con vật do cổ nhân tưởng tượng ra. Ngắm nghía tượng đá nửa ngày, Tả Đăng Phong vẫn không tài nào xác định được con vật này gần giống với loài nào nhất hiện giờ, đành phải kết luận nó là dị chủng thời cổ đại.
Lúc trước trong một khe nước Tả Đăng Phong thậm chí còn tìm thấy một con cóc ba chân, nên bây giờ khả năng tiếp nhận quái sự của hắn đã tăng lên rất nhiều. Ở những nơi rừng sâu núi thẳm ít người lui tới thường có khả năng cất giấu những loại động vật thần bí, không ai phát hiện ra chúng nó vì chúng không dám để ai nhìn thấy, vì bị nhìn thấy đồng nghĩa với việc cách cái chết không xa.
"Thập Tam, chúng ta đi thôi!" Tả Đăng Phong quyết định đi Hồ Bắc tìm nước Lô. Nước Lô là nơi có cự nhân dùng búa đá cực lớn, họ có còn hậu duệ hay không thì khó mà biết, nhưng những chứng có hiện có không thể chứng minh bọn họ đã diệt tuyệt, hơn nữa theo tình hình trước mắt thì họ đã chiến thắng trong cuộc chiến với nước Dung.
Thập Tam chạy tới gần hắn thì chuyển hướng chạy tới rìa hố trời, đái một bãi. Tả Đăng Phong mỉm cười, Thập Tam không biết nói chuyện, không thể dùng ngôn ngữ chửi rủa đối phương, đành phải chọn dùng ngôn ngữ tứ chi để phát tiết sự bất mãn, đái xuống dưới đồng nghĩa với nhân loại thách: “Sao, không phục thì lên đây!”
Hố trời rất lớn, chút xíu nước tiểu này của Thập Tam chắc chẳng tới được đáy hố đã bị gió thổi tiêu tán mất, hơn nữa con thú kia đã bị nó làm bị thương, chắc sẽ trở lên tiếp tục đánh nhau với nó.
"Để tao giúp mày." Tả Đăng Phong thấy thú vị, liền dùng linh khí nhấc lên một tảng đá lớn đẩy xuống hố trời. Tảng đá rất lớn, phải cả ngàn cân, một hồi lâu sau rốt cục nghe được thấy một tiếng vang ‘bách’ nho nhỏ, chứng tỏ dưới đáy hố có ít nước. Nếu như nhiều nước thì phải là tiếng ‘tõm’, nếu không có nước, phải là ‘bùm’ .
Thập Tam thấy Tả Đăng Phong giúp nó đối phó địch nhân, vui vẻ nhảy nhót. Tả Đăng Phong thấy hắn cao hứng, liền vận linh khí quăng tiếp mấy tảng đá nữa xuống. Lúc trước vô duyên vô cớ mắng Thập Tam, Tả Đăng Phong cảm thấy có lỗi với nó, cũng may nó chỉ là một con mèo, nếu đổi lại là người, với thái độ đó của hắn, chắc đã sớm bỏ đi rồi.
Tả Đăng Phong không hề nghĩ ném mấy tảng đá đó là đủ đập chết con chuột ở dưới, nên chỉ định quậy một chút thôi, sau đó lấy hết điển tịch Đạo gia đã xem qua trong thùng gỗ sau lưng ném hết, dọn ra một chỗ cho Thập Tam ngồi.
Trước khi Thập Tam nhảy vào thùng gỗ, nó chạy tới trước tượng đá, kêu ô ô, Tả Đăng Phong chợt nhớ mèo với chuột vốn là thiên địch, lần đầu tiên Thập Tam tới đây đến bây giờ đều đánh loạn với con chuột thân bọ kia cũng là vì thiên tính này. Còn lần trước nó với chủ nhân đến đây để làm gì thì Tả Đăng Phong không biết, vì Thập Tam không thể nào biểu đạt ra được.
Hơn một tháng nay, Tả Đăng Phong chưa hề nấu cơm cho đàng hoàng dù gạo không hề thiếu, nên hắn không rời núi, mà cõng Thập Tam đi về hướng bắc, đi hơn bốn trăm dặm, Tả Đăng Phong có thôn dân sống trong núi, cảnh sắc trước mặt cũng biến đổi. Vùng núi phía nam phải dùng từ là khỉ ho cò gáy để hình dung, còn phong cảnh ở đây lại phải dùng từ non xanh nước biếc mà miêu tả. Núi cao ngất sừng sững, suối thanh tịnh sàn nhu, người dân nơi đây đàn ông như núi, phụ nữ như nước, tướng mạo tuấn tú, tư thái ôn nhu, nhưng nhìn thấy Tả Đăng Phong chẳng ai còn ôn nhu gì nữa, các cô hét toáng bỏ chạy, ban đầu Tả Đăng Phong chẳng hiểu vì sao, sau mới nghĩ ra có lẽ do bộ dáng của hắn hù bọn họ.
"Thập Tam, tao khó coi lắm hả?" Tả Đăng Phong hỏi Thập Tam đang chạy bên cạnh.
Thập Tam quay sang nhìn hắn, ngần ngừ rồi gật đầu.
"Tao khó coi thật à?" Tả Đăng Phong vuốt cằm, bây giờ tóc hắn dài tới bả vai, râu ria xồm xoàm nhìn không thấy miệng.
Thập Tam chạy thẳng tới dòng suối nhỏ dưới chân núi.
Tả Đăng Phong lắc đầu thở dài bước nhanh đi theo, đến bên dòng suối, vốc nước rửa mặt, bộ dạng của hắn hiện giờ rửa hay không rửa mặt có gì khác nhau đâu.
Rửa mặt xong, Tả Đăng Phong đi ngược lên vài dặm, tìm được một ao nước nhỏ. Nước trong ao rất trong, thanh tịnh thấy đáy, đá cuội dưới nước rõ ràng hiện rõ mồn một, lúc này vừa qua giờ ngọ, ánh nắng tươi sáng, nước rất ấm, Tả Đăng Phong đến bên dòng suối bên bắc nồi nhóm lửa, cởi áo choàng phơi nắng, nhảy vào ao nước, cởi quần áo ra giặt.
Để quần áo lên bờ phơi nắng, Tả Đăng Phong bắt đầu tắm rửa. Cả người hắn đầy rôm sảy, tắm rửa chà xát rất đau, nhưng nước ở đây vừa sạch vừa ấm, nên tắm xong, mặc đồ sạch khô ráo, rôm sảy cũng khỏi rất nhanh.
Trong ao nước có cánhưng không lớn, chỉ chừng hai ba lạng. Tả Đăng Phong tóm lấy mấy con quăng lên bờ cho Thập Tam. Thập Tam nằm sấp xuống ăn, nó không thích nước, trừ phi bất đắc dĩ, nếu không thì không xuống nước.
Tả Đăng Phong lấy dao mổ bụng cá, ném cá vào trong nồi, hắn theo khoa học hiện đại, nên biết cá không có cảm giác đau. Hắn đang học theo Đạo Môn, nên có một chút hạn chế về sát sinh, nếu một giáo tu tại gia muốn ăn thịt, sẽ ưu tiên chọn cá, tiếp theo là gia cầm, cuối cùng mới là động vật có vú. Rùa không bao giờ ăn, trâu bò heo cũng không ăn, ấy là cấm kỵ.
Tả Đăng Phong định dùng dao cắt râu, nhưng dao không đủ sắc, nên cắt thử vài cái thì bỏ qua.
Tắm rửa xong Tả Đăng Phong nhặt vài viên đá cuội dưới đáy ao xoay xoay, điển tịch Đạo môn Kim Châm đưa cho hắn đã đọc xong, trong đó có ghi lại bát trận đồ của Gia Cát Lượng, sau khi hoàng đế chiếm được bản đầy đủ của ‘Thiên Triện Văn Sách’ thì cho truyền lại, Khương Tử Nha tìm được thì tàng tư, chỉ đem ‘Kỳ Môn Độn Giáp một ngàn lẻ tám mươi cục’ truyền lại cho đời sau, Trương Lương lại tiếp tục tàng tư, chém mất một phần của ‘Kỳ Môn Độn Giáp một ngàn lẻ tám mươi cục’, chỉ còn lại ‘ Kỳ Môn Độn Giáp’ đời sau này.
Theo lý thuyết, dù đồ có tốt tới cỡ nào mà bị chém tới chém lui như vậy thì cũng thành cứt trâu, nhưng Gia Cát Lượng là người vô cùng thông minh, chỉ bằng ‘Kỳ Môn Độn Giáp’ đã diễn sinh ra tám loại trận pháp, khiến Tả Đăng Phong cực kỳ khâm phục.
Ai cũng biết Kỳ Môn Độn Giáp là thôi diễn từ tướng số, Gia Cát Lượng dùng nó để tìm hiểu trận pháp có khác gì đơm đó trên ngọn tre, vậy mà Gia Cát Lượng lại làm được. Phương pháp ông ta dùng là phương pháp suy ngược, đầu tiên suy tính ra đầy đủ Kỳ Môn Độn Giáp, sau đó từ Kỳ Môn Độn Giáp đi ngược lại, tìm ra ý nghĩa tinh lọc đại khái, là ‘Thiên Triện Văn Sách’, lại căn cứ trên ‘Thiên Triện Văn Sách’ diễn biến ra tám loại trận pháp. Tám loại trận pháp này không bằng ‘Cô hư pháp mười hai chương’ chính thống, vì trong quá trình suy ngược, Gia Cát Lượng dùng óc tưởng tượng để bù vào những nội dung đã bị Trương Lương và Khương Tử Nha xóa bỏ, nên kết quả tính ra sau cùng mang tính chủ quan. Dù vậy, tám trận đồ vẫn vô cùng huyền diệu, theo trong sách ghi lại, trận này khi lập thành, có thể chống đỡ mười vạn tinh binh.
Tả Đăng Phong hứng thú với bát trận đồ có hai nguyên nhân, một là so với ‘Cô hư pháp mười hai chương’, bát trận đồ có cách làm khác nhau nhưng lại dẫn đến kết quả giống nhau đến kì diệu, nên nghiên cứu đối bát trận đồ có thể giúp giải Cô Hư Trận Pháp của Khương Tử Nha. Hai là tám loại đồ vật dùng để bố trí bát trận đồ không cần phải đảm bảo Ngũ Hành đối ứng, Gia Cát Lượng chỉ coi trọng phương vị mà không chú trọng Ngũ Hành, Tả Đăng Phong muốn học tinh thông cả hai nguyên lý bày trận này.
Hắn cầm đá cuội nhíu mày trầm tư nửa ngày, cuối cùng ném đi
Hắn nghĩ không ra đầu mối, nên đi lên bờ ăn cơm. . .
Bình luận facebook