Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 7
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Một cơn mưa bão hiếm gặp điên cuồng táp xuống Đôn Hoàng, ngoài vấn đề giao thông và liên lạc với bên ngoài, thứ ảnh hưởng nhất e rằng chính là những hang đá trên núi.
Tin hot trên mạng tuy đã nguội bớt nhưng liên quan đến việc hang đá Đôn Hoàng đóng cửa, bên ngoài vẫn còn đồn thổi rần rần. Những bức bích họa và tượng màu trong hang đá chính là minh chứng cho nền văn minh lịch sử cả trăm, ngàn năm. Hang đá có bất kỳ hiện tượng bất thường gì, tin tức rầm rộ lên, áp lực dĩ nhiên sẽ rơi xuống đầu Viện Nghiên cứu.
Liên quan đến tình trạng đóng cửa hiện tại của hang đá và những động thái ngờ vực ở bên ngoài, Hồ Tường Thanh không giấu giếm Giang Chấp. Ông chân thành nói: “Phương Tây đa phần là bích họa ướt(*), còn Đôn Hoàng chúng ta toàn là bích họa khô. Sự khác biệt giữa hai loại bích họa cũng như sự sai khác trong phương pháp khôi phục, tôi nghĩ cậu là người nắm quá rõ rồi. Vốn dĩ những ‘căn bệnh’ của bích họa Đôn Hoàng đã đủ đa dạng và phức tạp rồi, bây giờ lại gặp phải cơn mưa lớn này và nước ngập, trong phút chốc mang tới cho các nhà khôi phục trong Viện không ít áp lực.”
(*) Bích họa ướt hay còn gọi là Fresco, là loại tranh vẽ được thực hiện trên một diện tích lớn, thường là tường vách hoặc trần nhà dùng kỹ thuật vẽ trên vữa vôi. Nước pha phẩm màu được dùng tô lên mặt vữa khi vữa còn ướt.
Khi nói chuyện, họ đang đứng trước một hang đá nằm tại phân khúc phía Nam của khu phía Nam. Cửa hang chưa khóa, bên trong thi thoảng vọng ra tiếng trò chuyện.
Buổi chiều, nắng càng gắt hơn, có thể nhìn thấy vách núi bị nắng vàng soi chiếu đến nhức mắt. Nghe nói cơn mưa lần này đã làm tăng mực nước cho sông Đãng Tuyền, vậy mà nhìn xuống, con đường được trải đẹp đẽ bên dưới hang đá đã có một lớp cát vàng rất dày, khô nóng tới mức không một chút ẩm. Thi thoảng có gió thổi qua, còn có thể nghe thấy tiếng cát bụi ma sát xuống mặt đường nhựa.
Trong giai đoạn dừng cho tham quan, bên trong và bên ngoài hang đá đều yên ắng vô cùng. Giang Chấp đứng giữa quần thể hang.
Có tiếng bước chân tới từ nhân viên dọn dẹp, đang cắm đầu xử lý đống đất cát gần như sắp bịt chết hành lang trong góc tối. Những hang đá có vị trí tương đối thấp khó tránh khỏi số phận ngập nước, ngập cát. Nghe nói mấy ngày hôm nay đã phải tổng động viên tất cả mọi người, các nhà khôi phục bích họa lại càng phải làm việc ngày đêm không nghỉ.
Giang Chấp ngẩng đầu nhìn nhanh số hiệu của hang đá, hang 98. Bên này, Hồ Tường Thanh gõ hai tiếng lên cửa hang rồi tiến vào, nói với anh: “Hang đá này được khôi phục từ năm 1998, đến tận năm 2013 về cơ bản mới hoàn thành. Vốn dĩ chỉ còn lại một số công việc kết thúc, bây giờ lại bị ngập nước mưa. Tâm huyết quá nửa cuộc đời của các sư phụ đã đặt cả vào đây.”
Trong hang có bảy, tám nhân viên. Người quét bụi, người đo lường, người phết hồ, các công việc đều đang được tiến hành tuần tự. Nhìn thấy Hồ Tường Thanh đi vào, ai nấy đều lần lượt chào hỏi ông, lại tỏ ra khá tò mò về Giang Chấp đứng bên cạnh ông.
Hồ Tường Thanh không quấy rầy công việc của họ, giới thiệu về Giang Chấp một cách đơn giản: “Trước mắt, công việc bảo vệ của chúng ta yêu cầu tiến độ. Như nhiều quốc gia Âu Mỹ, tiến độ do người khôi phục quyết định, nên thời gian yêu cầu sẽ dài hơn.”
Giang Chấp gật đầu, quả thực là như vậy.
Anh nhìn bốn phía xung quanh, men dần theo con đường tỉ mỉ quan sát. Trong hang được tạo thành từ hành lang và khu chính, có bốn bức tượng, một trong số đó hình như có vệt nước và dấu vết của cát. Có nhân viên đang cầm tăm bông và nhíp tỉ mỉ gạt bỏ.
Thấy Hồ Tường Thanh nhìn mình chằm chằm, Giang Chấp khẽ lên tiếng: “Phật đàn đứng trung tâm, kết cấu điện đường bằng đá hình Phúc Đẩu men dài theo bốn bức tường, áp dụng hình thức hang đá cuối thời Đường, bốn bức kinh biến(*) trên bốn bức tường lần lượt là ‘Báo ân kinh biến’, ‘Lao độ xoa đẩu thánh biến’, ‘Tư ích kinh biến’, ‘Vimalakirti kinh biến’. Hang đá ở tầng thấp, tạm thời không nhắc đến cơn mưa lớn lần này, thì quanh năm cũng thường xuyên bị nước và gió cát xâm nhập…”
(*) Kinh biến là loại tranh dùng hình ảnh để giải thích nội dung tư tưởng của một bộ kinh Phật, là một loại trong dòng tranh Phật. Nói dễ hiểu, phàm những bức tranh dựa theo Kinh Phật để vẽ đều thống nhất gọi là “biến”.
Nói đến đây, anh rút găng tay kháng khuẩn từ trong túi áo ra đeo vào, ngón tay mảnh dẻ nhẹ nhàng ấn lên một vài chỗ của bức tường đá, rồi anh nói tiếp: “Những căn bệnh như rỗng trong, mục ruỗng, bạc màu… chắc chắn không thể thiếu, ngoài ra lớp địa trượng đã từng có rất nhiều chỗ nứt rộng. Bệnh tật phức tạp đa dạng, khôi phục trong vòng hơn chục năm quả thực rất nhanh rồi.”
Khôi phục bích họa nói trắng ra là chỉnh sửa thời gian. Có những nhà khôi phục cả cuộc đời có thể chỉ dồn hết tâm huyết vào một bức bích họa.
Hồ Tường Thanh có ý ngợi khen: “Bàn tay nhạy cảm, ánh mắt đủ tinh.”
Lúc ra khỏi hang, tầm nhìn có sự khác biệt, ánh nắng càng trở nên nhức nhối. Sau khi tháo găng tay, Giang Chấp day day khóe mắt đang căng ra. Hồ Tường Thanh không dừng bước, đi thẳng tới trước một hang đá khác ở tầng thấp phân khúc phía Nam mặt núi.
Bấy giờ Giang Chấp mới rút một chiếc kẹo cao su từ trong túi quần ra, bỏ vào miệng, phì cười trong lòng: Ông già này…
Hang số 130.
Vào trong liền thấy ngay một bức tượng Phật cao tới nóc, có bậc thang, giàn giáo được dựng lên từ ống thép và thép tấm để đi lên đi xuống. Có ba người đứng bên dưới mặt Phật làm việc, hang động này đang ở trong giai đoạn khôi phục. Kiểu động rộng lớn thế này cần những công cụ xây dựng phụ trợ, bằng không thì những công việc trên nóc hang là không thể hoàn thành.
“Hang động này được khởi công xây dựng vào năm Thiên Bảo, đời Đường Khai Nguyên(*).” Hồ Tường Thanh hướng mặt lên trên, chỉ trỏ phác họa: “Các sư phụ đang sửa tượng Phật Nam Đại, trước kia giàn giáo thuộc kiểu đơn giản, các sư phụ đứng lên trên sửa tranh rất không tiện. Bây giờ các công cụ hỗ trợ càng ngày càng chi tiết hóa, nhất là về nguồn điện và các thiết bị phòng chống cháy lửa đều rất kiện toàn. Thế nên có thể nhìn thấy rất rõ Phi Thiên trên nóc hang. Trang phục của Phi Thiên được làm bằng kỹ thuật “nhỏ bột dán vàng”(**), cực kỳ tinh xảo.”
(*) Khai Nguyên là niên hiệu thời vua Đường Huyền Tông của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài 29 năm.
(**) Nhỏ bột dán vàng: Một trong những kỹ thuật trong kiến trúc hội họa, dùng một chiếc ống có lỗ, đầu nhọn, bên trong đựng một hỗn hợp dạng cao gồm keo và đất bùn, tô theo những hoa văn gồ lên trên tranh. Sau khi tô hỗn hợp đó, người ta sẽ dán lá thếp vàng lên trên, tạo cảm giác 3D cho tranh.
Giang Chấp nhai kẹo cao su, gật đầu, rồi lại nhìn xung quanh một vòng, sau đó mượn ánh sáng, chăm chú ngắm nóc hang: “Quần thể tượng nổi ‘Long Hoa Cái Tảo Tỉnh’, thời Bắc Tống.”
Cuối cùng, anh đi tới góc tường phía Tây Bắc hành lang, ngồi sụp xuống kiểm tra. Bức tranh trên vách tường đã phai mờ không rõ: “Bong tróc quá đáng tiếc. Ba lớp bích họa thời kỳ Thịnh Đường, cuối Đường và Bắc Tống. Bây giờ khôi phục ngược lại trở thành ‘bỏ thì thương, vương thì tội’.”
Sự tán thưởng trong ánh mắt Hồ Tường Thanh dành cho anh càng sâu đậm, ông nói: “Vậy nên chúng tôi đã thực hiện việc sao chép bản phục hồi, đặc biệt giai đoạn hậu kỳ của bản phục hồi làm cực kỳ tốt.”
“Ai làm vậy?” Giang Chấp tùy ý hỏi.
Hồ Tường Thanh cười nói: “Chính là cô gái mà cậu vừa gặp, Thịnh Đường. Đừng nghĩ cô ấy còn trẻ mà coi thường, nền tảng hội họa thuộc dạng hiếm có khó tìm đấy.”
Nghe xong câu này, Giang Chấp ít nhiều có bất ngờ. Lát sau anh đứng lên, buông một câu: “Quả thật không nhìn ra đấy.”
Ra khỏi hang đá, một bên hành lang đã được dọn dẹp sạch sẽ. Giang Chấp đã đi qua đó rồi, bỗng dưng đột ngột dừng bước, sau đó quay đầu trở lại.
Bên trong góc của hành lang có đặt một khúc hồ dương khô, ruột cây được đào rỗng, đắp đất, bên trong trồng không ít loài cây mọng nước(*), bên cạnh nữa có những nồi đất nung hoặc mẻ hoặc vỡ nhưng đều đã được thu dọn cẩn thận, cũng trồng đủ các loại cây mọng nước, đang phát triển rất tốt.
(*) Trong thực vật học, thực vật mọng nước, cũng được gọi là cây mọng nước hoặc đôi khi là thực vật béo, là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn.
Sau khi thực vật mọng nước trở thành “tình yêu mới” của người hiện đại, mọi người đua nhau trồng chúng vào những chậu hoa nhỏ tinh xảo. Kiểu trồng cây thô lỗ, tùy tiện này không thường gặp, tuy rằng Giang Chấp cũng cho rằng loài thực vật này vốn dĩ phải được trồng như thế, không cần chiều chuộng, cứ để nó mặc sức sinh trưởng theo tự nhiên.
Hồ Tường Thanh thấy anh quan sát một lúc lâu, bèn tiến lên nói: “Đường Đường trồng đấy. Con bé nói trồng ở đây có thể thêm vào chút sinh khí, mà chúng phát triển cũng rất tốt, có rất nhiều loại tôi còn không đọc được tên.”
Giang Chấp thổi một quả bong bóng thật to, đến lúc vỡ ra, kẹo dính dớp quanh môi. Anh liếm môi một cái là tất cả về vị trí cũ, cười khẩy: “Chẳng trách trên giấy viết đầy những lời hoang đường, có dồn tâm trí vào việc chính đâu cơ chứ.”
Hồ Tường Thanh nghe xong đầu tiên sững sờ, sau đó bừng tỉnh ngộ, nói: “Cậu đã nhớ ra…”
“Giáo sư Hồ.” Giang Chấp bất thình lình ngắt lời ông, khi nhìn qua, ánh mắt nửa đùa nửa thật: “Hai hang động, thử tài cũng đã thử rồi, bây giờ cũng nên nói cho tôi biết về tình hình của hang số 0 rồi chứ?”
***
“Không tìm ra được tư liệu? Là con khỉ họ Tôn sinh ra từ trong hòn đá chắc?” Thịnh Đường khoanh chân ngồi trên xô pha, miệng gặm dưa hấu, bên cạnh đặt giỏ chứa đồ, bên trong toàn là hạt dưa hấu.
“Chắc chắn là một cao thủ tuyệt thế vô song, lại biết đâu ngờ là kiểu tẩm ngẩm tầm ngầm mà thành đại gia. Giáo sư Hồ yêu cầu cao như thế, đâu thể mời một nhà khôi phục tầm thường bình bình vào hang được, đúng không?” Trình Tần nói một tràng tiếng địa phương Đông Bắc, giọng sang sảng, to tướng…
*********************************
Một cơn mưa bão hiếm gặp điên cuồng táp xuống Đôn Hoàng, ngoài vấn đề giao thông và liên lạc với bên ngoài, thứ ảnh hưởng nhất e rằng chính là những hang đá trên núi.
Tin hot trên mạng tuy đã nguội bớt nhưng liên quan đến việc hang đá Đôn Hoàng đóng cửa, bên ngoài vẫn còn đồn thổi rần rần. Những bức bích họa và tượng màu trong hang đá chính là minh chứng cho nền văn minh lịch sử cả trăm, ngàn năm. Hang đá có bất kỳ hiện tượng bất thường gì, tin tức rầm rộ lên, áp lực dĩ nhiên sẽ rơi xuống đầu Viện Nghiên cứu.
Liên quan đến tình trạng đóng cửa hiện tại của hang đá và những động thái ngờ vực ở bên ngoài, Hồ Tường Thanh không giấu giếm Giang Chấp. Ông chân thành nói: “Phương Tây đa phần là bích họa ướt(*), còn Đôn Hoàng chúng ta toàn là bích họa khô. Sự khác biệt giữa hai loại bích họa cũng như sự sai khác trong phương pháp khôi phục, tôi nghĩ cậu là người nắm quá rõ rồi. Vốn dĩ những ‘căn bệnh’ của bích họa Đôn Hoàng đã đủ đa dạng và phức tạp rồi, bây giờ lại gặp phải cơn mưa lớn này và nước ngập, trong phút chốc mang tới cho các nhà khôi phục trong Viện không ít áp lực.”
(*) Bích họa ướt hay còn gọi là Fresco, là loại tranh vẽ được thực hiện trên một diện tích lớn, thường là tường vách hoặc trần nhà dùng kỹ thuật vẽ trên vữa vôi. Nước pha phẩm màu được dùng tô lên mặt vữa khi vữa còn ướt.
Khi nói chuyện, họ đang đứng trước một hang đá nằm tại phân khúc phía Nam của khu phía Nam. Cửa hang chưa khóa, bên trong thi thoảng vọng ra tiếng trò chuyện.
Buổi chiều, nắng càng gắt hơn, có thể nhìn thấy vách núi bị nắng vàng soi chiếu đến nhức mắt. Nghe nói cơn mưa lần này đã làm tăng mực nước cho sông Đãng Tuyền, vậy mà nhìn xuống, con đường được trải đẹp đẽ bên dưới hang đá đã có một lớp cát vàng rất dày, khô nóng tới mức không một chút ẩm. Thi thoảng có gió thổi qua, còn có thể nghe thấy tiếng cát bụi ma sát xuống mặt đường nhựa.
Trong giai đoạn dừng cho tham quan, bên trong và bên ngoài hang đá đều yên ắng vô cùng. Giang Chấp đứng giữa quần thể hang.
Có tiếng bước chân tới từ nhân viên dọn dẹp, đang cắm đầu xử lý đống đất cát gần như sắp bịt chết hành lang trong góc tối. Những hang đá có vị trí tương đối thấp khó tránh khỏi số phận ngập nước, ngập cát. Nghe nói mấy ngày hôm nay đã phải tổng động viên tất cả mọi người, các nhà khôi phục bích họa lại càng phải làm việc ngày đêm không nghỉ.
Giang Chấp ngẩng đầu nhìn nhanh số hiệu của hang đá, hang 98. Bên này, Hồ Tường Thanh gõ hai tiếng lên cửa hang rồi tiến vào, nói với anh: “Hang đá này được khôi phục từ năm 1998, đến tận năm 2013 về cơ bản mới hoàn thành. Vốn dĩ chỉ còn lại một số công việc kết thúc, bây giờ lại bị ngập nước mưa. Tâm huyết quá nửa cuộc đời của các sư phụ đã đặt cả vào đây.”
Trong hang có bảy, tám nhân viên. Người quét bụi, người đo lường, người phết hồ, các công việc đều đang được tiến hành tuần tự. Nhìn thấy Hồ Tường Thanh đi vào, ai nấy đều lần lượt chào hỏi ông, lại tỏ ra khá tò mò về Giang Chấp đứng bên cạnh ông.
Hồ Tường Thanh không quấy rầy công việc của họ, giới thiệu về Giang Chấp một cách đơn giản: “Trước mắt, công việc bảo vệ của chúng ta yêu cầu tiến độ. Như nhiều quốc gia Âu Mỹ, tiến độ do người khôi phục quyết định, nên thời gian yêu cầu sẽ dài hơn.”
Giang Chấp gật đầu, quả thực là như vậy.
Anh nhìn bốn phía xung quanh, men dần theo con đường tỉ mỉ quan sát. Trong hang được tạo thành từ hành lang và khu chính, có bốn bức tượng, một trong số đó hình như có vệt nước và dấu vết của cát. Có nhân viên đang cầm tăm bông và nhíp tỉ mỉ gạt bỏ.
Thấy Hồ Tường Thanh nhìn mình chằm chằm, Giang Chấp khẽ lên tiếng: “Phật đàn đứng trung tâm, kết cấu điện đường bằng đá hình Phúc Đẩu men dài theo bốn bức tường, áp dụng hình thức hang đá cuối thời Đường, bốn bức kinh biến(*) trên bốn bức tường lần lượt là ‘Báo ân kinh biến’, ‘Lao độ xoa đẩu thánh biến’, ‘Tư ích kinh biến’, ‘Vimalakirti kinh biến’. Hang đá ở tầng thấp, tạm thời không nhắc đến cơn mưa lớn lần này, thì quanh năm cũng thường xuyên bị nước và gió cát xâm nhập…”
(*) Kinh biến là loại tranh dùng hình ảnh để giải thích nội dung tư tưởng của một bộ kinh Phật, là một loại trong dòng tranh Phật. Nói dễ hiểu, phàm những bức tranh dựa theo Kinh Phật để vẽ đều thống nhất gọi là “biến”.
Nói đến đây, anh rút găng tay kháng khuẩn từ trong túi áo ra đeo vào, ngón tay mảnh dẻ nhẹ nhàng ấn lên một vài chỗ của bức tường đá, rồi anh nói tiếp: “Những căn bệnh như rỗng trong, mục ruỗng, bạc màu… chắc chắn không thể thiếu, ngoài ra lớp địa trượng đã từng có rất nhiều chỗ nứt rộng. Bệnh tật phức tạp đa dạng, khôi phục trong vòng hơn chục năm quả thực rất nhanh rồi.”
Khôi phục bích họa nói trắng ra là chỉnh sửa thời gian. Có những nhà khôi phục cả cuộc đời có thể chỉ dồn hết tâm huyết vào một bức bích họa.
Hồ Tường Thanh có ý ngợi khen: “Bàn tay nhạy cảm, ánh mắt đủ tinh.”
Lúc ra khỏi hang, tầm nhìn có sự khác biệt, ánh nắng càng trở nên nhức nhối. Sau khi tháo găng tay, Giang Chấp day day khóe mắt đang căng ra. Hồ Tường Thanh không dừng bước, đi thẳng tới trước một hang đá khác ở tầng thấp phân khúc phía Nam mặt núi.
Bấy giờ Giang Chấp mới rút một chiếc kẹo cao su từ trong túi quần ra, bỏ vào miệng, phì cười trong lòng: Ông già này…
Hang số 130.
Vào trong liền thấy ngay một bức tượng Phật cao tới nóc, có bậc thang, giàn giáo được dựng lên từ ống thép và thép tấm để đi lên đi xuống. Có ba người đứng bên dưới mặt Phật làm việc, hang động này đang ở trong giai đoạn khôi phục. Kiểu động rộng lớn thế này cần những công cụ xây dựng phụ trợ, bằng không thì những công việc trên nóc hang là không thể hoàn thành.
“Hang động này được khởi công xây dựng vào năm Thiên Bảo, đời Đường Khai Nguyên(*).” Hồ Tường Thanh hướng mặt lên trên, chỉ trỏ phác họa: “Các sư phụ đang sửa tượng Phật Nam Đại, trước kia giàn giáo thuộc kiểu đơn giản, các sư phụ đứng lên trên sửa tranh rất không tiện. Bây giờ các công cụ hỗ trợ càng ngày càng chi tiết hóa, nhất là về nguồn điện và các thiết bị phòng chống cháy lửa đều rất kiện toàn. Thế nên có thể nhìn thấy rất rõ Phi Thiên trên nóc hang. Trang phục của Phi Thiên được làm bằng kỹ thuật “nhỏ bột dán vàng”(**), cực kỳ tinh xảo.”
(*) Khai Nguyên là niên hiệu thời vua Đường Huyền Tông của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài 29 năm.
(**) Nhỏ bột dán vàng: Một trong những kỹ thuật trong kiến trúc hội họa, dùng một chiếc ống có lỗ, đầu nhọn, bên trong đựng một hỗn hợp dạng cao gồm keo và đất bùn, tô theo những hoa văn gồ lên trên tranh. Sau khi tô hỗn hợp đó, người ta sẽ dán lá thếp vàng lên trên, tạo cảm giác 3D cho tranh.
Giang Chấp nhai kẹo cao su, gật đầu, rồi lại nhìn xung quanh một vòng, sau đó mượn ánh sáng, chăm chú ngắm nóc hang: “Quần thể tượng nổi ‘Long Hoa Cái Tảo Tỉnh’, thời Bắc Tống.”
Cuối cùng, anh đi tới góc tường phía Tây Bắc hành lang, ngồi sụp xuống kiểm tra. Bức tranh trên vách tường đã phai mờ không rõ: “Bong tróc quá đáng tiếc. Ba lớp bích họa thời kỳ Thịnh Đường, cuối Đường và Bắc Tống. Bây giờ khôi phục ngược lại trở thành ‘bỏ thì thương, vương thì tội’.”
Sự tán thưởng trong ánh mắt Hồ Tường Thanh dành cho anh càng sâu đậm, ông nói: “Vậy nên chúng tôi đã thực hiện việc sao chép bản phục hồi, đặc biệt giai đoạn hậu kỳ của bản phục hồi làm cực kỳ tốt.”
“Ai làm vậy?” Giang Chấp tùy ý hỏi.
Hồ Tường Thanh cười nói: “Chính là cô gái mà cậu vừa gặp, Thịnh Đường. Đừng nghĩ cô ấy còn trẻ mà coi thường, nền tảng hội họa thuộc dạng hiếm có khó tìm đấy.”
Nghe xong câu này, Giang Chấp ít nhiều có bất ngờ. Lát sau anh đứng lên, buông một câu: “Quả thật không nhìn ra đấy.”
Ra khỏi hang đá, một bên hành lang đã được dọn dẹp sạch sẽ. Giang Chấp đã đi qua đó rồi, bỗng dưng đột ngột dừng bước, sau đó quay đầu trở lại.
Bên trong góc của hành lang có đặt một khúc hồ dương khô, ruột cây được đào rỗng, đắp đất, bên trong trồng không ít loài cây mọng nước(*), bên cạnh nữa có những nồi đất nung hoặc mẻ hoặc vỡ nhưng đều đã được thu dọn cẩn thận, cũng trồng đủ các loại cây mọng nước, đang phát triển rất tốt.
(*) Trong thực vật học, thực vật mọng nước, cũng được gọi là cây mọng nước hoặc đôi khi là thực vật béo, là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn.
Sau khi thực vật mọng nước trở thành “tình yêu mới” của người hiện đại, mọi người đua nhau trồng chúng vào những chậu hoa nhỏ tinh xảo. Kiểu trồng cây thô lỗ, tùy tiện này không thường gặp, tuy rằng Giang Chấp cũng cho rằng loài thực vật này vốn dĩ phải được trồng như thế, không cần chiều chuộng, cứ để nó mặc sức sinh trưởng theo tự nhiên.
Hồ Tường Thanh thấy anh quan sát một lúc lâu, bèn tiến lên nói: “Đường Đường trồng đấy. Con bé nói trồng ở đây có thể thêm vào chút sinh khí, mà chúng phát triển cũng rất tốt, có rất nhiều loại tôi còn không đọc được tên.”
Giang Chấp thổi một quả bong bóng thật to, đến lúc vỡ ra, kẹo dính dớp quanh môi. Anh liếm môi một cái là tất cả về vị trí cũ, cười khẩy: “Chẳng trách trên giấy viết đầy những lời hoang đường, có dồn tâm trí vào việc chính đâu cơ chứ.”
Hồ Tường Thanh nghe xong đầu tiên sững sờ, sau đó bừng tỉnh ngộ, nói: “Cậu đã nhớ ra…”
“Giáo sư Hồ.” Giang Chấp bất thình lình ngắt lời ông, khi nhìn qua, ánh mắt nửa đùa nửa thật: “Hai hang động, thử tài cũng đã thử rồi, bây giờ cũng nên nói cho tôi biết về tình hình của hang số 0 rồi chứ?”
***
“Không tìm ra được tư liệu? Là con khỉ họ Tôn sinh ra từ trong hòn đá chắc?” Thịnh Đường khoanh chân ngồi trên xô pha, miệng gặm dưa hấu, bên cạnh đặt giỏ chứa đồ, bên trong toàn là hạt dưa hấu.
“Chắc chắn là một cao thủ tuyệt thế vô song, lại biết đâu ngờ là kiểu tẩm ngẩm tầm ngầm mà thành đại gia. Giáo sư Hồ yêu cầu cao như thế, đâu thể mời một nhà khôi phục tầm thường bình bình vào hang được, đúng không?” Trình Tần nói một tràng tiếng địa phương Đông Bắc, giọng sang sảng, to tướng…
Bình luận facebook