Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 11: Quả nhiên là danh ngôn thiên cổ!
Vừa nghe thấy lời này, Liễu Thư Đồng ngồi ở một bên không khỏi ngấm ngầm giơ ngón tay cái lên tán thưởng Triệu Dung. Bằng cách này, dù thắng hay thua trong cuộc thi đấu thơ, bọn họ đều có thể nhân cơ hội này gạt bỏ chuyện dạy dỗ thái tử.
Thắng dĩ nhiên rất tốt, có thể khiến cho thái tử đích thân nói với bệ hạ, không cần bọn họ ra mặt.
Ngộ nhỡ thua, bọn họ cũng có thể coi đây là cái cớ, nói thái tử điện hạ xuất chúng hơn người, đã vượt qua bọn họ, hai người không có mặt mũi nào làm thầy của thái tử.
Tuy rằng thua một tên ngốc mà người trong kinh đô ai ai cũng biết không phải là chuyện vinh quang gì, nhưng còn hơn là sau này, vừa phải trông coi hắn học, vừa phải làm ngựa cho hắn cưỡi.
“Được, theo ý các người nếu ta thua, ta sẽ đích thân nói rõ với phụ hoàng, kêu phụ hoàng tìm thầy khác cho ta”.
Sở Kỳ đột nhiên đứng dậy, đến trước mặt Triệu Dung, nhìn thẳng vào đối phương, lạnh giọng hỏi: “Nếu ta may mắn thắng hai vị đại nhân, vậy thì như thế nào?”
“Nếu điện hạ thắng, chứng tỏ tài văn chương của điện hạ đã vượt qua hai người chúng thần. Vậy chúng thần sẽ đích thân đến nói với bệ hạ, xin bệ hạ tìm thầy khác cho thái tử để tránh bỏ lỡ tài năng của điện hạ”.
Sở Kỳ lại lắc lắc đầu, vỗ vào ngực Triệu Dung, cười nhạo: “Ông đúng là cáo già! Ông thật sự coi ta là kẻ ngốc sao?”
“Vậy điện hạ nghĩ như thế nào?”, Triệu Dung nhướng mày hỏi.
Sở Kỳ đột nhiên phất tay, chỉ ra bên ngoài, hừ lạnh: “Nếu hôm nay ta thắng hai vị đại nhân, vậy thì làm phiền hai người mỗi người cầm một cánh buồm lớn, trên đó dán bài thơ hôm nay ta sáng tác, đi bộ khắp 12 con đường lớn ở kinh đô”.
“Triệu đại nhân suy nghĩ cho kỹ…”
Liễu Thư Đồng có chút kinh ngạc.
Sở Kỳ tự tin như vậy, nói không chừng thực sự nằm mơ thấy một bài thơ đỉnh cao!
Triệu Dung cười lạnh, đáp: “Liễu huynh chớ bị bộ dạng cố làm ra vẻ ngây ngốc này dọa cho sợ, ông cảm thấy điện hạ thật sự có thể sáng tác được bài thơ gì? Cho dù là nằm mơ, tôi thấy cũng chưa chắc mơ được!"
Sau đó, Triệu Dung đẩy Liễu Thư Đồng sang một bên, nói với Sở Kỳ: “Cứ làm theo lời điện hạ nói”.
“Được rồi”, Sở Kỳ cười nhạt nói với Tam Đức Tử ở bên cạnh: “Tam Đức Tử, đi chuẩn bị giấy mực, hạn trong một tuần hương, ta và hai vị đại nhân mỗi người sẽ sáng tác ra một bài thơ để phân thắng bại!”
“Vâng!”
Tam Đức Tử đáp lại một tiếng, sau đó nhanh chóng chạy xuống sai người mang một chiếc ghế dựa đến, còn có giấy và bút mực.
Ba người Sở Kỳ đứng ở trước một chiếc bàn vuông, bắt đầu khua nghiên múa mực, Lý Cẩn và Hàng Uyển ở một bên hầu hạ.
Còn bọn thái giám cung nữ phủ thái tử, nghe tin thái tử điện hạ sẽ đấu thơ với tế tửu Quốc Tử Giám và Văn Uyên Các, bọn họ lập tức vây quanh đại sảnh để xem sự kiện hiếm có và thú vị này.
Một tuần hương trôi qua trong nháy mắt, ba người đều ngừng bút.
Trên mặt Triệu Dung và Liễu Thư Đồng tràn ngập ý cười, bộ dạng nắm chắc phần thắng trong tay.
“Đã hết giờ, mời điện hạ và hai vị đại nhân đọc thơ!”, Tam Đức Tử hắng giọng nói.
Sở Kỳ vốn muốn giữ lại bài thơ của mình đến cuối cùng mới đọc ra, cho bọn họ một bất ngờ lớn.
Không ngờ rằng Triệu Dung lại vượt lên trước một bước, nói: “Điện hạ có thân phận cao quý, vẫn mong điện hạ đọc kiệt tác của mình trước”.
Sở Kỳ lười so đo tính toán trình tự trước sau với ông ta, hắn khua khua tay, ý bảo Lý Cẩn đọc.
“Cách đây mấy ngày, ở trong mộng, ta đi đến một vùng nông thôn, thấy trên đường có nhiều người chết đói, bách tính khổ cực, lương thực khó thu hoạch, nhớ lại ta liền viết ra bài thơ này”.
“Bài thơ có tên ‘Mẫn nông’, để Lý công công đọc cho mọi người nghe nhé!”
Lý Cẩn cung kính hành lễ, hắng giọng, đang chuẩn bị đọc thành tiếng.
Nhưng đột nhiên, ông ta đứng nguyên tại chỗ, hai mắt chậm rãi mở to.
“Cái này…”
Mọi người không biết tại sao.
Hai người Triệu Dung và Liễu Thư Đồng thấy bộ dạng của Lý Cẩn đều cho rằng Sở Kỳ viết quá kém, ngại đọc ra, bọn họ đưa mắt nhìn nhau, cười mỉa mai châm biếm.
“Lý công công, sao thế, chẳng lẽ là thái tử viết quá hay, khiến cho Lý công công kinh sợ à?”
“Đúng đó, nếu thật sự hay như vậy, tại sao Lý công công không đọc to ra để cho mọi người cùng thưởng thức?”
Nói xong, Triệu Dung và Liễu Thư Đồng bắt đầu cười ha hả.
Sự lạnh lùng trên mặt Sở Kỳ ngày càng nồng đậm, hắn nhìn Lý Cẩn: “Lý công công, không cần cả kinh, đọc đi”.
“Vâng...vâng!”
Lý Cẩn sực tỉnh lại, kìm nén nỗi chấn kinh trong lòng, liếc nhìn hai người Triệu Dung và Liễu Thư Đồng: “Hai vị đại nhân nghe cho kỹ nhé!”
Sau đó, ông ta đọc thành tiếng toàn bộ bài thơ.
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
“Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!”
Đọc xong, Lý Cẩn cầm bài thơ lên, đi quanh đại sảnh một vòng, đầu tiên ông ta đưa cho các cung nữ thái giám ngoài điện xem qua một lượt, sau đó mới đi đến trước mặt Triệu Dung và Liễu Thư Đồng.
Chỉ thấy có một bài thơ được viết trên giấy trắng, đó chính là “Mẫn nông” do Sở Kỳ sáng tác, nét chữ mạnh mẽ mà uy lực, rồng bay phượng múa, không có sự khổ công tôi luyện mấy chục năm, sợ rằng không thể luyện ra nét chữ này.
Bài thơ này cũng có thể hiểu là một cảm hứng bùng nổ, nhưng nét chữ lại đòi hỏi sự chăm chỉ khổ luyện từng ngày mới có thể được như vậy.
Mà ban nãy, hai người Triệu Dung và Liễu Thư Đồng không phát hiện ra có người viết thay Sở Kỳ, điều này cũng chứng tỏ rằng, bất kể bài thơ này có phải là do hắn viết hay không, thì chữ trên đó nhất định là của hắn!
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!”
Lý Cẩn giơ bài thơ lên, lại đọc lớn mấy lần.
Lúc này, có thể nói ông ta còn ra oai hơn cả Sở Kỳ.
Nếu không biết sau khi điện hạ hôn mê tỉnh lại giống như biến thành người khác, ông ta căn bản không dám tin, bài thơ này do chính tay điện hạ viết ra!
Lời thơ tuy thẳng thắn nhưng cảm xúc lại vô cùng sâu sắc và giản dị, hoàn toàn phù hợp với chủ trương tiết kiệm mà Sở hoàng khởi xướng!
Nếu bệ hạ nghe được bài thơ này, không biết sẽ vui mừng đến nhường nào!
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày... Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!”
Lúc này, Triệu Dung và Liễu Thư Đồng cũng đọc đi đọc lại bài thơ của Sở Kỳ, nhất thời bọn họ sửng sốt đến tột đỉnh, ngồi phịch xuống ghế sau lưng, sợ hãi mất bình tĩnh.
Mà ở ngoài điện, đám cung nữ thái giám vây quanh xem đấu thơ càng sững sờ hơn.
Thậm chí còn có người rơi lệ.
Bọn họ có trình độ văn hóa hạn chế, nhưng cũng có thể nghe ra bài thơ nói lên điều gì.
Thứ nhất là bài thơ “Mẫn nông” của Lý Thân- nhà thơ thời Đường đã nói lên nỗi vất vả bần cùng khốn khổ của bách tính, một bài khác lại phê phán sưu cao thuế nặng, ý tứ biểu đạt quá rõ ràng, cho nên Sở Kỳ cũng không dám dùng bừa bãi.
Ngộ nhỡ bất trắc, khoe khoang không được ngược lại bị người khác bắt thóp, nói đương kim thái tử làm thơ ngang nhiên gièm pha thuế quan triều đình quá nặng, khiến cho bách tính bần hàn không biết dựa vào đâu, vậy thì hắn chẳng khác nào tự lấy đá đập vào chân mình.
Cũng may, bài thơ “Mẫn nông” này còn có thể mượn để dùng, dù sao cũng chỉ nói về sự vất vả bần cùng và sự khó khăn kiếm kế sinh nhai của bách tính.
Đám cung nữ thái giám trong phủ thái tử về cơ bản đều là con nhà nghèo, nếu không nghèo đến nỗi không có cơm ăn, ai lại gửi con mình vào cung làm cung nữ thái giám chứ?
Đoạn tử tuyệt tôn còn may, ngộ nhỡ khi hầu hạ xảy ra sơ xuất thì mất đầu như chơi.
Vì vậy, sau khi nghe bài thơ này, đám cung nữ thái giám mới có cảm xúc như vậy.
Bọn họ không ngờ rằng thái tử điện hạ cao cao tại thượng, cả ngày chỉ biết chơi đùa hưởng lạc cũng có thể cảm nhận được nỗi cay đắng của những con người nghèo khổ đáng thương này.
Một lúc lâu sau, Triệu Dung mới mang theo sắc mặt khó coi nói: “Quả nhiên là một bài thơ hay, quả nhiên xứng với danh hiệu danh ngôn thiên cổ, chẳng qua là…”
Ông ta nhìn vê phía Sở Kỳ, mang theo tia hoài nghi, hỏi: “Thái tử điện hạ, bài thơ này do ngài viết thật sao?”
Thái tử là kẻ ngốc mười mấy năm, đột nhiên viết đẹp không nói, đằng này còn viết ra một kiệt tác thiên cổ trong vòng một tuần hương, cũng khó trách Triệu Dung và Liễu Thư Đồng có chút nghi ngờ.
Trong lòng Sở Kỳ thầm vui mừng, may mà kiếp trước hắn học chuyên ngành lịch sử, cũng được coi như là sinh viên văn khoa.
Đương nhiên, hắn cũng thông thạo và có hiểu biết nhất định về mấy bài thơ cổ này, còn về nét chữ, hắn đã luyện từ nhỏ cho đến lớn, không ngờ rằng sau khi hóa thân, hắn vẫn giữ được kỹ năng này.
Nghe thấy Triệu Dung chất vấn bài thơ của Sở Kỳ, Hàng Uyển rất không phục, nàng sải bước tới, giơ nắm đấm lên mắng: “Tôi thấy hai người già quá nên mắt mờ rồi, ban nãy có biết bao nhiêu con mắt nhìn vào, không phải do thái tử viết, chẳng lẽ do ông viết à?”
Sở Kỳ xấu hổ, kéo kéo Hàng Uyển, giải thích với nàng: “Triệu đại nhân không nói chữ này không phải do ta viết, mà là nghi ngờ bài thơ này của ta sao chép từ chỗ khác”.
“Uh… ồ, vậy sao…”
Lúc này Hàng Uyển mới hiểu ra, mặt nàng đỏ bừng, thè thè lưỡi.
Thắng dĩ nhiên rất tốt, có thể khiến cho thái tử đích thân nói với bệ hạ, không cần bọn họ ra mặt.
Ngộ nhỡ thua, bọn họ cũng có thể coi đây là cái cớ, nói thái tử điện hạ xuất chúng hơn người, đã vượt qua bọn họ, hai người không có mặt mũi nào làm thầy của thái tử.
Tuy rằng thua một tên ngốc mà người trong kinh đô ai ai cũng biết không phải là chuyện vinh quang gì, nhưng còn hơn là sau này, vừa phải trông coi hắn học, vừa phải làm ngựa cho hắn cưỡi.
“Được, theo ý các người nếu ta thua, ta sẽ đích thân nói rõ với phụ hoàng, kêu phụ hoàng tìm thầy khác cho ta”.
Sở Kỳ đột nhiên đứng dậy, đến trước mặt Triệu Dung, nhìn thẳng vào đối phương, lạnh giọng hỏi: “Nếu ta may mắn thắng hai vị đại nhân, vậy thì như thế nào?”
“Nếu điện hạ thắng, chứng tỏ tài văn chương của điện hạ đã vượt qua hai người chúng thần. Vậy chúng thần sẽ đích thân đến nói với bệ hạ, xin bệ hạ tìm thầy khác cho thái tử để tránh bỏ lỡ tài năng của điện hạ”.
Sở Kỳ lại lắc lắc đầu, vỗ vào ngực Triệu Dung, cười nhạo: “Ông đúng là cáo già! Ông thật sự coi ta là kẻ ngốc sao?”
“Vậy điện hạ nghĩ như thế nào?”, Triệu Dung nhướng mày hỏi.
Sở Kỳ đột nhiên phất tay, chỉ ra bên ngoài, hừ lạnh: “Nếu hôm nay ta thắng hai vị đại nhân, vậy thì làm phiền hai người mỗi người cầm một cánh buồm lớn, trên đó dán bài thơ hôm nay ta sáng tác, đi bộ khắp 12 con đường lớn ở kinh đô”.
“Triệu đại nhân suy nghĩ cho kỹ…”
Liễu Thư Đồng có chút kinh ngạc.
Sở Kỳ tự tin như vậy, nói không chừng thực sự nằm mơ thấy một bài thơ đỉnh cao!
Triệu Dung cười lạnh, đáp: “Liễu huynh chớ bị bộ dạng cố làm ra vẻ ngây ngốc này dọa cho sợ, ông cảm thấy điện hạ thật sự có thể sáng tác được bài thơ gì? Cho dù là nằm mơ, tôi thấy cũng chưa chắc mơ được!"
Sau đó, Triệu Dung đẩy Liễu Thư Đồng sang một bên, nói với Sở Kỳ: “Cứ làm theo lời điện hạ nói”.
“Được rồi”, Sở Kỳ cười nhạt nói với Tam Đức Tử ở bên cạnh: “Tam Đức Tử, đi chuẩn bị giấy mực, hạn trong một tuần hương, ta và hai vị đại nhân mỗi người sẽ sáng tác ra một bài thơ để phân thắng bại!”
“Vâng!”
Tam Đức Tử đáp lại một tiếng, sau đó nhanh chóng chạy xuống sai người mang một chiếc ghế dựa đến, còn có giấy và bút mực.
Ba người Sở Kỳ đứng ở trước một chiếc bàn vuông, bắt đầu khua nghiên múa mực, Lý Cẩn và Hàng Uyển ở một bên hầu hạ.
Còn bọn thái giám cung nữ phủ thái tử, nghe tin thái tử điện hạ sẽ đấu thơ với tế tửu Quốc Tử Giám và Văn Uyên Các, bọn họ lập tức vây quanh đại sảnh để xem sự kiện hiếm có và thú vị này.
Một tuần hương trôi qua trong nháy mắt, ba người đều ngừng bút.
Trên mặt Triệu Dung và Liễu Thư Đồng tràn ngập ý cười, bộ dạng nắm chắc phần thắng trong tay.
“Đã hết giờ, mời điện hạ và hai vị đại nhân đọc thơ!”, Tam Đức Tử hắng giọng nói.
Sở Kỳ vốn muốn giữ lại bài thơ của mình đến cuối cùng mới đọc ra, cho bọn họ một bất ngờ lớn.
Không ngờ rằng Triệu Dung lại vượt lên trước một bước, nói: “Điện hạ có thân phận cao quý, vẫn mong điện hạ đọc kiệt tác của mình trước”.
Sở Kỳ lười so đo tính toán trình tự trước sau với ông ta, hắn khua khua tay, ý bảo Lý Cẩn đọc.
“Cách đây mấy ngày, ở trong mộng, ta đi đến một vùng nông thôn, thấy trên đường có nhiều người chết đói, bách tính khổ cực, lương thực khó thu hoạch, nhớ lại ta liền viết ra bài thơ này”.
“Bài thơ có tên ‘Mẫn nông’, để Lý công công đọc cho mọi người nghe nhé!”
Lý Cẩn cung kính hành lễ, hắng giọng, đang chuẩn bị đọc thành tiếng.
Nhưng đột nhiên, ông ta đứng nguyên tại chỗ, hai mắt chậm rãi mở to.
“Cái này…”
Mọi người không biết tại sao.
Hai người Triệu Dung và Liễu Thư Đồng thấy bộ dạng của Lý Cẩn đều cho rằng Sở Kỳ viết quá kém, ngại đọc ra, bọn họ đưa mắt nhìn nhau, cười mỉa mai châm biếm.
“Lý công công, sao thế, chẳng lẽ là thái tử viết quá hay, khiến cho Lý công công kinh sợ à?”
“Đúng đó, nếu thật sự hay như vậy, tại sao Lý công công không đọc to ra để cho mọi người cùng thưởng thức?”
Nói xong, Triệu Dung và Liễu Thư Đồng bắt đầu cười ha hả.
Sự lạnh lùng trên mặt Sở Kỳ ngày càng nồng đậm, hắn nhìn Lý Cẩn: “Lý công công, không cần cả kinh, đọc đi”.
“Vâng...vâng!”
Lý Cẩn sực tỉnh lại, kìm nén nỗi chấn kinh trong lòng, liếc nhìn hai người Triệu Dung và Liễu Thư Đồng: “Hai vị đại nhân nghe cho kỹ nhé!”
Sau đó, ông ta đọc thành tiếng toàn bộ bài thơ.
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
“Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!”
Đọc xong, Lý Cẩn cầm bài thơ lên, đi quanh đại sảnh một vòng, đầu tiên ông ta đưa cho các cung nữ thái giám ngoài điện xem qua một lượt, sau đó mới đi đến trước mặt Triệu Dung và Liễu Thư Đồng.
Chỉ thấy có một bài thơ được viết trên giấy trắng, đó chính là “Mẫn nông” do Sở Kỳ sáng tác, nét chữ mạnh mẽ mà uy lực, rồng bay phượng múa, không có sự khổ công tôi luyện mấy chục năm, sợ rằng không thể luyện ra nét chữ này.
Bài thơ này cũng có thể hiểu là một cảm hứng bùng nổ, nhưng nét chữ lại đòi hỏi sự chăm chỉ khổ luyện từng ngày mới có thể được như vậy.
Mà ban nãy, hai người Triệu Dung và Liễu Thư Đồng không phát hiện ra có người viết thay Sở Kỳ, điều này cũng chứng tỏ rằng, bất kể bài thơ này có phải là do hắn viết hay không, thì chữ trên đó nhất định là của hắn!
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!”
Lý Cẩn giơ bài thơ lên, lại đọc lớn mấy lần.
Lúc này, có thể nói ông ta còn ra oai hơn cả Sở Kỳ.
Nếu không biết sau khi điện hạ hôn mê tỉnh lại giống như biến thành người khác, ông ta căn bản không dám tin, bài thơ này do chính tay điện hạ viết ra!
Lời thơ tuy thẳng thắn nhưng cảm xúc lại vô cùng sâu sắc và giản dị, hoàn toàn phù hợp với chủ trương tiết kiệm mà Sở hoàng khởi xướng!
Nếu bệ hạ nghe được bài thơ này, không biết sẽ vui mừng đến nhường nào!
“Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày... Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!”
Lúc này, Triệu Dung và Liễu Thư Đồng cũng đọc đi đọc lại bài thơ của Sở Kỳ, nhất thời bọn họ sửng sốt đến tột đỉnh, ngồi phịch xuống ghế sau lưng, sợ hãi mất bình tĩnh.
Mà ở ngoài điện, đám cung nữ thái giám vây quanh xem đấu thơ càng sững sờ hơn.
Thậm chí còn có người rơi lệ.
Bọn họ có trình độ văn hóa hạn chế, nhưng cũng có thể nghe ra bài thơ nói lên điều gì.
Thứ nhất là bài thơ “Mẫn nông” của Lý Thân- nhà thơ thời Đường đã nói lên nỗi vất vả bần cùng khốn khổ của bách tính, một bài khác lại phê phán sưu cao thuế nặng, ý tứ biểu đạt quá rõ ràng, cho nên Sở Kỳ cũng không dám dùng bừa bãi.
Ngộ nhỡ bất trắc, khoe khoang không được ngược lại bị người khác bắt thóp, nói đương kim thái tử làm thơ ngang nhiên gièm pha thuế quan triều đình quá nặng, khiến cho bách tính bần hàn không biết dựa vào đâu, vậy thì hắn chẳng khác nào tự lấy đá đập vào chân mình.
Cũng may, bài thơ “Mẫn nông” này còn có thể mượn để dùng, dù sao cũng chỉ nói về sự vất vả bần cùng và sự khó khăn kiếm kế sinh nhai của bách tính.
Đám cung nữ thái giám trong phủ thái tử về cơ bản đều là con nhà nghèo, nếu không nghèo đến nỗi không có cơm ăn, ai lại gửi con mình vào cung làm cung nữ thái giám chứ?
Đoạn tử tuyệt tôn còn may, ngộ nhỡ khi hầu hạ xảy ra sơ xuất thì mất đầu như chơi.
Vì vậy, sau khi nghe bài thơ này, đám cung nữ thái giám mới có cảm xúc như vậy.
Bọn họ không ngờ rằng thái tử điện hạ cao cao tại thượng, cả ngày chỉ biết chơi đùa hưởng lạc cũng có thể cảm nhận được nỗi cay đắng của những con người nghèo khổ đáng thương này.
Một lúc lâu sau, Triệu Dung mới mang theo sắc mặt khó coi nói: “Quả nhiên là một bài thơ hay, quả nhiên xứng với danh hiệu danh ngôn thiên cổ, chẳng qua là…”
Ông ta nhìn vê phía Sở Kỳ, mang theo tia hoài nghi, hỏi: “Thái tử điện hạ, bài thơ này do ngài viết thật sao?”
Thái tử là kẻ ngốc mười mấy năm, đột nhiên viết đẹp không nói, đằng này còn viết ra một kiệt tác thiên cổ trong vòng một tuần hương, cũng khó trách Triệu Dung và Liễu Thư Đồng có chút nghi ngờ.
Trong lòng Sở Kỳ thầm vui mừng, may mà kiếp trước hắn học chuyên ngành lịch sử, cũng được coi như là sinh viên văn khoa.
Đương nhiên, hắn cũng thông thạo và có hiểu biết nhất định về mấy bài thơ cổ này, còn về nét chữ, hắn đã luyện từ nhỏ cho đến lớn, không ngờ rằng sau khi hóa thân, hắn vẫn giữ được kỹ năng này.
Nghe thấy Triệu Dung chất vấn bài thơ của Sở Kỳ, Hàng Uyển rất không phục, nàng sải bước tới, giơ nắm đấm lên mắng: “Tôi thấy hai người già quá nên mắt mờ rồi, ban nãy có biết bao nhiêu con mắt nhìn vào, không phải do thái tử viết, chẳng lẽ do ông viết à?”
Sở Kỳ xấu hổ, kéo kéo Hàng Uyển, giải thích với nàng: “Triệu đại nhân không nói chữ này không phải do ta viết, mà là nghi ngờ bài thơ này của ta sao chép từ chỗ khác”.
“Uh… ồ, vậy sao…”
Lúc này Hàng Uyển mới hiểu ra, mặt nàng đỏ bừng, thè thè lưỡi.