Đông Đông
Tác giả VW
-
Chương 15
"Giá như sự tỉnh ngộ chạy đến sớm hơn ngộ nhận! Liệu có phải một vài đoạn tình cảm sẽ bớt đi vài trắc trở?"
Chuẩn bị thi cuối kì, Gia Luân cuốn gói đồ đạc đóng đô ở kí túc xá đã hơn một tuần nay. Trong nhà an tĩnh quá tôi cũng không quen, gọi Ánh Dương đến cho đỡ buồn bực nhỏ lại kể khổ kể sở hơn tôi. Nói xung đột gia đình, nói ba nhỏ không quan tâm con cái. Trung quy câu chuyện này là chuyện cơm bữa, tùm lum tùm la xong nhỏ có chịu nhớ đâu.
"Ông ấy nói thi tốt nghiệp xong còn đóng gói tao chuyển phát nhanh sang nước ngoài nữa cơ"
Ánh Dương thích không thích làm người bị động, thích làm theo ý mình nên chuyện ba con mới hay cãi vã. Tính cách có vài phần ngang ngược nguyên nhân cũng vì phải tự lập từ nhỏ, tự quyết một mình. Ba nó thì nghiêm khắc từng ly, hai tính cách không đội trời chung tương khắc là lẽ thường tình.
"Bác trai nói vậy liền tin à? Có một đứa con gái đóng gói rồi nhà cửa hoang tàn thì tính sao?"
Nhỏ thở hắt: "Nhà cửa có bao giờ không hoang tàn chứ, ông ấy mua nhà lớn rõ ràng chỉ để chứa con gái mà"
Tôi phì cười, người ước không được người có lại không muốn.
"Bác trai lại đi công tác rồi hả?"
Ánh Dương nhăn mặt phụng phịu, bộ mặt chỉ chưng riêng ra khi ở cùng tôi: "Khi nào nói bác trai "lại" về nhà rồi nghe mới lạ lẫm". Nó buồn thiu: "Phải đó, lại đi rồi".
Tôi nói chuyện với nhỏ đến đêm, Ánh Dương cũng ở lại không về nhà nữa. Nhỏ bảo giận dỗi để "ai đó" ở nhà lo lắng.
Nỗi niềm tôi cũng có, Ánh Dương ngủ rồi mới dám trằn trọc suy nghĩ. Một tuần rồi ba tôi "lại" chưa có mặt ở nhà.
Xuất viện đã mấy ngày hắn còn chưa chịu đi học, chính miệng nói chăm sóc hắn trước lớp nên chúng nó đặt nhiệm vụ "thăm nhà" lên vai tôi. Đi không được mà không đi thì không xong, cô chủ nhiệm còn đặc biệt miễn cho tôi một tiết buổi chiều để đến "kêu gọi" tên trời đánh kia đi học lại.
Tôi đến hắn quả nhiên mặt dày, nói: "Cậu còn chưa đến tôi còn chưa khỏi bệnh"
Tôi đã đến từ mấy ngày trước rồi, là do hắn không biết đấy thôi!
Lấy lí do "trả ơn" tôi chấp nhận ở lại dùng bữa. Nhưng hình thức "trả ơn" thì có hơi khoa trương, bình thường tôi là kiểu thấy ăn hai mắt cận lòi cũng sáng. Ngồi trước chiếc bàn dài hàng thước đặt giữa căn bếp rộng lại thấy hổ thẹn, đồ ăn ngon lí nào lại làm khó tôi? Hắn nói tôi là ân nhân phải đón tiếp thịnh soạn, tuy hợp đạo lí nhân sinh nhưng cá nhân hai người bày tiệc chiêu đãi thế này tôi hơi ngại ngùng.
"Người giàu các cậu sống cũng quá thoải mái rồi".
"Cậu nghĩ tôi giàu không?". Hắn cắt miếng thịt bỏ vào miệng, hỏi.
Một chữ giàu rõ ràng không đủ, mà là rất giàu, rất rất giàu. Từ căn nhà, cách bày trí, cho đến không khí đều ngập mùi xa xỉ. Gia tài khổng lồ, gia thế đồ sộ hắn hỏi câu này cũng thật biết đùa!
"Giàu". Tôi nhún vai.
"Nhưng tôi không có cuộc sống thoải mái".
Tôi khựng lại ngừng đũa, hắn vẫn ăn vẻ mặt biểu cảm tự nhiên. Câu vừa rồi, hắn còn có ý khác! Sau đó bản thân cũng liền hiểu, phóng túng và thoải mái không phải hai từ đồng nghĩa có thể coi như nhau.
"Đều là tài sản của ba tôi, tôi không có gì cả"
Gặp hắn, quen biết và cùng nhau trải qua một số chuyện tôi vẫn tự nhận xét hắn là người biết nói đùa hơn nữa còn có sở thích bỡn cợt người khác nên câu ấy tôi không cho là lạ lùng. Suy cho cùng, Kiến Văn tận hưởng chính là của Kiến Văn mà Kiến Văn là tên hắn chứ không ai, nói đến của ai không thật sự quan trọng?
Sự thật hiển nhiên đến miệng hắn dây dưa thành câu chuyện dài, tôi còn tò mò hắn còn kể. Tôi vẫn hay bị mắc kẹt giữa mớ lý luận không đạo lý của hắn mà, tôi chủ động im lặng.
Kiểu ăn uống khiêm tốn không phải phong cách của tôi, không hiểu sao đối diện trước bàn ăn cùng hắn tôi lại có thành ý muốn giữ hình tượng. Hắn nhổm người gắp thức ăn, nhưng không phải cho hắn, bảo: "Sau khi dọn đến đây, cậu là người đầu tiên ngồi ăn cùng tôi". Cái danh người đầu tiên tôi không ham nhưng nghe hắn khẳng định thế trái lại tự nhiên có chút phấn chấn.
"Cậu ở đây bao lâu rồi?"
"Sau khi bố mẹ tôi chia tay, có lẽ là 8,9 tuổi gì đó...không nhớ nữa".
"Họ chia tay tại sao cậu phải chuyển nhà chứ?"
"Họ có nhà của họ còn đây là nơi tôi nên ở"
Mỗi giai đoạn đáng thương của cuộc đời không phải thử thách mà là rèn rũa, đoạn truyện này nếu không phải từ miệng hắn nói ra tôi nhất định không tin.
Giai đoạn ấy của hắn rốt cuộc đã trải qua những ngày tháng thế nào? Tôi hiếu kì không phải vì bản thân vốn có thói quen này, chỉ là tự thấy "ham muốn" khám phá cái môi trường đã "đào tạo" ra một Kiến Văn cứng cáp, cứng cáp đến cao ngạo, khó gần?
"Vậy...bình thường cậu..."
Hắn ngẩng đầu, thái độ vui vẻ nhưng ánh mắt thì giấu không nổi: "Một mình, ngồi đây một mình, ăn một mình"
Phòng bếp hiện đại, bàn ăn rộng lớn, sơn hào hải vị đổi lại bữa cơm "đơn độc", phản ứng bình thản lúc này có lẽ vì hắn đã quá quen. Tôi thật tưởng tượng không ra một đứa trẻ 8,9 tuổi cô độc sống qua ngày ở cái nơi lạnh lẽo này sẽ đáng thương, đáng buồn đến thế nào? Càng không tưởng tượng ra, cái cách mà hắn chọn để đi qua những ngày ấy gượng ép và bất lực biết bao nhiêu? Chuyện nghe được hôm trước, tôi phần nào cảm nhận ra ba hắn không phải người có tình yêu lớn đối với con cái.
Khiếm khuyết gia đình là tổn thất lớn hơn tất cả những tổn thất trong đời, thế mà hắn...khiếm khuyết có hơi nhiều!
Thấy tôi im lặng, cũng không đụng đũa hắn nói: "Nếu thương hại tôi sau này cậu có thể đến ăn cơm thường xuyên, trong nhà cũng thật sự thiếu người". Hắn cười, nụ cười ấm áp chứa chút gượng gạo cứng nhắc.
"Cậu sống ở đây một mình đấy à? Họ không tới đây lần nào sao?". Tôi còn đinh ninh cốt truyện này, hỏi để chắc chắn.
"Cậu thấy tôi ở đây mấy mình?". Câu hỏi vô vị này tôi xin phép không đáp, hắn tiếp lời luôn: "Người giúp việc".
Tôi gật gù. Xây ngôi nhà lớn để thấy bản thân nhỏ bé cũng không phải không có lí, hễ là con người sinh ra không có cách nào lựa chọn gia thế, vài người ngưỡng mộ hắn, vài người ganh tỵ với hắn, thêm vài người mong muốn có cái hoàn cảnh giống như hắn.
Đổi lại là tôi, có lựa chọn cũng là chọn khu phố cũ quen thuộc có không khí đôi khi làm người ta khó chịu. Sự tĩnh mịch, yên ắng ở đây không đổi lại cho người ta cảm giác yên lòng. Tận hưởng sung sướng trong cô đơn, tôi thấy hắn rõ ràng không tự nguyện. Gia thế lớn bao nhiêu áp lực lớn bấy nhiêu, tôi phát hiện cách hắn giải toả áp lực của bản thân đơn giản là lạnh nhạt, bất cần. Kiến Văn cũng có dáng vẻ của một người cô đơn nhưng cái vỏ ngoài kiên cố như bê tông cốt sắt vô tình che luôn cả khóc khuất.
Bên ngoài đột nhiên đổ mưa, sấm chớp chói tai. Tôi nhìn ra ngoài e ngại, thi thoảng tiếng sét đùng đùng dội vào căn nhà kín vang lên phóng đại.
Hắn mặc bộ đồ thể thao xuất hiện ngay đằng sau: "Đừng lo, tôi bảo tài xế lái xe đưa cậu về"
"Không sao, đợi một chút trời hết mưa là được". Tôi miễn cưỡng từ chối không muốn làm phiền, hắn cũng thuận theo không bức ép. Tôi ngồi thụp xuống bậc thềm trước mái hiên che. Gió thu thổi mạnh tát vào làn nước mưa rơi chéo, bỗng nhiên trời đổ lạnh làm tôi thích ứng không kịp. Mỗi khi thời tiết trở lạnh hay dính nước mưa tôi thường hay mẩn ngứa. Cũng không rõ là bệnh gì, có lẽ là thói quen!
"Vào nhà đi, trời lạnh rồi". Hắn đứng gần hơn đưa tay lại gần trán như muốn chắn nước mưa. Cảm nhận được giọng điệu đang quan tâm đến mình tôi liền lúng túng tiến một bước nhỏ về phía trước duy trì khoảng cách ban nãy: "Cậu vào nhà đi, trời lạnh vết thương sẽ rách ra đó tôi ở đây chờ thêm một chút"
Hắn quay vào, cứ tưởng nghe lời ai ngờ hắn quay lại trên tay cầm theo áo khoác.
"Thật sự không cần đâu..."
Mặc tôi từ chối, cử chỉ nhẹ nhàng hắn khoác chiếc áo qua vai tôi: "Không cần cái gì chứ, đợi lạnh chết rồi không tự trọng được nữa đâu". Bị hắn đoán trúng tôi chỉ biết cười, thả lỏng hơn bớt co ro, hơi ấm từ lớp áo mỏng toả ra khiến tôi dễ chịu.
Sự ẩm của thời tiết hoà lẫn nước mưa sục vào không khí tạo nên cái mùi mốc khó chịu vô cùng. Nhưng cuộc sống vốn dĩ không thể thiếu đi vài thứ khó chịu thiết yếu, giống như cơn mưa khó chịu này bất tri bất giác đem một tia sáng của người bên cạnh kín đáo len lỏi vào tim tôi. Chỉ là tôi của lúc này, chưa nghĩ được nhiều như vậy, chưa cảm nhận được nhiều như thế. Tôi đơn thuần chỉ nghĩ, mưa níu chân tôi ở gần hắn hơn một chút không có nghĩa trái tim tôi hướng về hắn thêm một lần.
"Vết thương chưa khỏi hẳn, mấy ngày này cậu đừng đến lớp nữa".
Mặt hắn nhìn tôi khó hiểu, tôi nói tiếp: "Lần trước mọi người bị cậu doạ cho hết hồn, nhìn thấy cậu phờ phạc đám người đó lại đứng ngồi không yên".
Hắn cười xoà: "Cậu lo cho tôi hay lo cho mấy người đó vậy?"
Tôi: "Ai thèm lo cho cậu"
Hắn: "Cậu".
Chuẩn bị thi cuối kì, Gia Luân cuốn gói đồ đạc đóng đô ở kí túc xá đã hơn một tuần nay. Trong nhà an tĩnh quá tôi cũng không quen, gọi Ánh Dương đến cho đỡ buồn bực nhỏ lại kể khổ kể sở hơn tôi. Nói xung đột gia đình, nói ba nhỏ không quan tâm con cái. Trung quy câu chuyện này là chuyện cơm bữa, tùm lum tùm la xong nhỏ có chịu nhớ đâu.
"Ông ấy nói thi tốt nghiệp xong còn đóng gói tao chuyển phát nhanh sang nước ngoài nữa cơ"
Ánh Dương thích không thích làm người bị động, thích làm theo ý mình nên chuyện ba con mới hay cãi vã. Tính cách có vài phần ngang ngược nguyên nhân cũng vì phải tự lập từ nhỏ, tự quyết một mình. Ba nó thì nghiêm khắc từng ly, hai tính cách không đội trời chung tương khắc là lẽ thường tình.
"Bác trai nói vậy liền tin à? Có một đứa con gái đóng gói rồi nhà cửa hoang tàn thì tính sao?"
Nhỏ thở hắt: "Nhà cửa có bao giờ không hoang tàn chứ, ông ấy mua nhà lớn rõ ràng chỉ để chứa con gái mà"
Tôi phì cười, người ước không được người có lại không muốn.
"Bác trai lại đi công tác rồi hả?"
Ánh Dương nhăn mặt phụng phịu, bộ mặt chỉ chưng riêng ra khi ở cùng tôi: "Khi nào nói bác trai "lại" về nhà rồi nghe mới lạ lẫm". Nó buồn thiu: "Phải đó, lại đi rồi".
Tôi nói chuyện với nhỏ đến đêm, Ánh Dương cũng ở lại không về nhà nữa. Nhỏ bảo giận dỗi để "ai đó" ở nhà lo lắng.
Nỗi niềm tôi cũng có, Ánh Dương ngủ rồi mới dám trằn trọc suy nghĩ. Một tuần rồi ba tôi "lại" chưa có mặt ở nhà.
Xuất viện đã mấy ngày hắn còn chưa chịu đi học, chính miệng nói chăm sóc hắn trước lớp nên chúng nó đặt nhiệm vụ "thăm nhà" lên vai tôi. Đi không được mà không đi thì không xong, cô chủ nhiệm còn đặc biệt miễn cho tôi một tiết buổi chiều để đến "kêu gọi" tên trời đánh kia đi học lại.
Tôi đến hắn quả nhiên mặt dày, nói: "Cậu còn chưa đến tôi còn chưa khỏi bệnh"
Tôi đã đến từ mấy ngày trước rồi, là do hắn không biết đấy thôi!
Lấy lí do "trả ơn" tôi chấp nhận ở lại dùng bữa. Nhưng hình thức "trả ơn" thì có hơi khoa trương, bình thường tôi là kiểu thấy ăn hai mắt cận lòi cũng sáng. Ngồi trước chiếc bàn dài hàng thước đặt giữa căn bếp rộng lại thấy hổ thẹn, đồ ăn ngon lí nào lại làm khó tôi? Hắn nói tôi là ân nhân phải đón tiếp thịnh soạn, tuy hợp đạo lí nhân sinh nhưng cá nhân hai người bày tiệc chiêu đãi thế này tôi hơi ngại ngùng.
"Người giàu các cậu sống cũng quá thoải mái rồi".
"Cậu nghĩ tôi giàu không?". Hắn cắt miếng thịt bỏ vào miệng, hỏi.
Một chữ giàu rõ ràng không đủ, mà là rất giàu, rất rất giàu. Từ căn nhà, cách bày trí, cho đến không khí đều ngập mùi xa xỉ. Gia tài khổng lồ, gia thế đồ sộ hắn hỏi câu này cũng thật biết đùa!
"Giàu". Tôi nhún vai.
"Nhưng tôi không có cuộc sống thoải mái".
Tôi khựng lại ngừng đũa, hắn vẫn ăn vẻ mặt biểu cảm tự nhiên. Câu vừa rồi, hắn còn có ý khác! Sau đó bản thân cũng liền hiểu, phóng túng và thoải mái không phải hai từ đồng nghĩa có thể coi như nhau.
"Đều là tài sản của ba tôi, tôi không có gì cả"
Gặp hắn, quen biết và cùng nhau trải qua một số chuyện tôi vẫn tự nhận xét hắn là người biết nói đùa hơn nữa còn có sở thích bỡn cợt người khác nên câu ấy tôi không cho là lạ lùng. Suy cho cùng, Kiến Văn tận hưởng chính là của Kiến Văn mà Kiến Văn là tên hắn chứ không ai, nói đến của ai không thật sự quan trọng?
Sự thật hiển nhiên đến miệng hắn dây dưa thành câu chuyện dài, tôi còn tò mò hắn còn kể. Tôi vẫn hay bị mắc kẹt giữa mớ lý luận không đạo lý của hắn mà, tôi chủ động im lặng.
Kiểu ăn uống khiêm tốn không phải phong cách của tôi, không hiểu sao đối diện trước bàn ăn cùng hắn tôi lại có thành ý muốn giữ hình tượng. Hắn nhổm người gắp thức ăn, nhưng không phải cho hắn, bảo: "Sau khi dọn đến đây, cậu là người đầu tiên ngồi ăn cùng tôi". Cái danh người đầu tiên tôi không ham nhưng nghe hắn khẳng định thế trái lại tự nhiên có chút phấn chấn.
"Cậu ở đây bao lâu rồi?"
"Sau khi bố mẹ tôi chia tay, có lẽ là 8,9 tuổi gì đó...không nhớ nữa".
"Họ chia tay tại sao cậu phải chuyển nhà chứ?"
"Họ có nhà của họ còn đây là nơi tôi nên ở"
Mỗi giai đoạn đáng thương của cuộc đời không phải thử thách mà là rèn rũa, đoạn truyện này nếu không phải từ miệng hắn nói ra tôi nhất định không tin.
Giai đoạn ấy của hắn rốt cuộc đã trải qua những ngày tháng thế nào? Tôi hiếu kì không phải vì bản thân vốn có thói quen này, chỉ là tự thấy "ham muốn" khám phá cái môi trường đã "đào tạo" ra một Kiến Văn cứng cáp, cứng cáp đến cao ngạo, khó gần?
"Vậy...bình thường cậu..."
Hắn ngẩng đầu, thái độ vui vẻ nhưng ánh mắt thì giấu không nổi: "Một mình, ngồi đây một mình, ăn một mình"
Phòng bếp hiện đại, bàn ăn rộng lớn, sơn hào hải vị đổi lại bữa cơm "đơn độc", phản ứng bình thản lúc này có lẽ vì hắn đã quá quen. Tôi thật tưởng tượng không ra một đứa trẻ 8,9 tuổi cô độc sống qua ngày ở cái nơi lạnh lẽo này sẽ đáng thương, đáng buồn đến thế nào? Càng không tưởng tượng ra, cái cách mà hắn chọn để đi qua những ngày ấy gượng ép và bất lực biết bao nhiêu? Chuyện nghe được hôm trước, tôi phần nào cảm nhận ra ba hắn không phải người có tình yêu lớn đối với con cái.
Khiếm khuyết gia đình là tổn thất lớn hơn tất cả những tổn thất trong đời, thế mà hắn...khiếm khuyết có hơi nhiều!
Thấy tôi im lặng, cũng không đụng đũa hắn nói: "Nếu thương hại tôi sau này cậu có thể đến ăn cơm thường xuyên, trong nhà cũng thật sự thiếu người". Hắn cười, nụ cười ấm áp chứa chút gượng gạo cứng nhắc.
"Cậu sống ở đây một mình đấy à? Họ không tới đây lần nào sao?". Tôi còn đinh ninh cốt truyện này, hỏi để chắc chắn.
"Cậu thấy tôi ở đây mấy mình?". Câu hỏi vô vị này tôi xin phép không đáp, hắn tiếp lời luôn: "Người giúp việc".
Tôi gật gù. Xây ngôi nhà lớn để thấy bản thân nhỏ bé cũng không phải không có lí, hễ là con người sinh ra không có cách nào lựa chọn gia thế, vài người ngưỡng mộ hắn, vài người ganh tỵ với hắn, thêm vài người mong muốn có cái hoàn cảnh giống như hắn.
Đổi lại là tôi, có lựa chọn cũng là chọn khu phố cũ quen thuộc có không khí đôi khi làm người ta khó chịu. Sự tĩnh mịch, yên ắng ở đây không đổi lại cho người ta cảm giác yên lòng. Tận hưởng sung sướng trong cô đơn, tôi thấy hắn rõ ràng không tự nguyện. Gia thế lớn bao nhiêu áp lực lớn bấy nhiêu, tôi phát hiện cách hắn giải toả áp lực của bản thân đơn giản là lạnh nhạt, bất cần. Kiến Văn cũng có dáng vẻ của một người cô đơn nhưng cái vỏ ngoài kiên cố như bê tông cốt sắt vô tình che luôn cả khóc khuất.
Bên ngoài đột nhiên đổ mưa, sấm chớp chói tai. Tôi nhìn ra ngoài e ngại, thi thoảng tiếng sét đùng đùng dội vào căn nhà kín vang lên phóng đại.
Hắn mặc bộ đồ thể thao xuất hiện ngay đằng sau: "Đừng lo, tôi bảo tài xế lái xe đưa cậu về"
"Không sao, đợi một chút trời hết mưa là được". Tôi miễn cưỡng từ chối không muốn làm phiền, hắn cũng thuận theo không bức ép. Tôi ngồi thụp xuống bậc thềm trước mái hiên che. Gió thu thổi mạnh tát vào làn nước mưa rơi chéo, bỗng nhiên trời đổ lạnh làm tôi thích ứng không kịp. Mỗi khi thời tiết trở lạnh hay dính nước mưa tôi thường hay mẩn ngứa. Cũng không rõ là bệnh gì, có lẽ là thói quen!
"Vào nhà đi, trời lạnh rồi". Hắn đứng gần hơn đưa tay lại gần trán như muốn chắn nước mưa. Cảm nhận được giọng điệu đang quan tâm đến mình tôi liền lúng túng tiến một bước nhỏ về phía trước duy trì khoảng cách ban nãy: "Cậu vào nhà đi, trời lạnh vết thương sẽ rách ra đó tôi ở đây chờ thêm một chút"
Hắn quay vào, cứ tưởng nghe lời ai ngờ hắn quay lại trên tay cầm theo áo khoác.
"Thật sự không cần đâu..."
Mặc tôi từ chối, cử chỉ nhẹ nhàng hắn khoác chiếc áo qua vai tôi: "Không cần cái gì chứ, đợi lạnh chết rồi không tự trọng được nữa đâu". Bị hắn đoán trúng tôi chỉ biết cười, thả lỏng hơn bớt co ro, hơi ấm từ lớp áo mỏng toả ra khiến tôi dễ chịu.
Sự ẩm của thời tiết hoà lẫn nước mưa sục vào không khí tạo nên cái mùi mốc khó chịu vô cùng. Nhưng cuộc sống vốn dĩ không thể thiếu đi vài thứ khó chịu thiết yếu, giống như cơn mưa khó chịu này bất tri bất giác đem một tia sáng của người bên cạnh kín đáo len lỏi vào tim tôi. Chỉ là tôi của lúc này, chưa nghĩ được nhiều như vậy, chưa cảm nhận được nhiều như thế. Tôi đơn thuần chỉ nghĩ, mưa níu chân tôi ở gần hắn hơn một chút không có nghĩa trái tim tôi hướng về hắn thêm một lần.
"Vết thương chưa khỏi hẳn, mấy ngày này cậu đừng đến lớp nữa".
Mặt hắn nhìn tôi khó hiểu, tôi nói tiếp: "Lần trước mọi người bị cậu doạ cho hết hồn, nhìn thấy cậu phờ phạc đám người đó lại đứng ngồi không yên".
Hắn cười xoà: "Cậu lo cho tôi hay lo cho mấy người đó vậy?"
Tôi: "Ai thèm lo cho cậu"
Hắn: "Cậu".
Bình luận facebook