• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Hot Thời đại game quật khởi (1 Viewer)

  • chap-39

Chương 38: Rút thưởng!




Translator: Nguyetmai

Phiên bản mới ra mắt thứ Sáu, sự chú ý của Chung Minh đều tập trung vào đó, không còn hơi sức để tâm đến ứng dụng thần bí trong đồng hồ.

Kết quả sáng sớm thứ Bảy tỉnh dậy, trời xui đất khiến thế nào anh lại mở ứng dụng ra, kết quả phát hiện số điểm thay đổi, số điểm trước đó đã biến thành hơn 110!

Chung Minh rất vui mừng, chuyện gì thế này?

Anh mở Weibo, phát hiện số bình luận dưới bức tranh mình đăng trước đó tuy có tăng nhưng không nhiều, không đến mức lập tức đem đến cho anh nhiều điểm như vậy.

Hơn nữa, khi vẽ bức tranh kia chỉ nhận được 70 điểm mà thôi, bây giờ trực tiếp cho hơn 100 điểm là tình huống gì?

Chung Minh suy nghĩ kỹ kĩ một lúc lâu, chẳng lẽ là ảnh hưởng của phiên bản mới ra mắt?

Tính năng chiến trường Tinh Hải do mình phát triển chính, sau khi ra mắt coi như chính thức đến được với người chơi, trong quá trình trải nghiệm, người chơi chắc hẳn sẽ có những đánh giá tích cực...

Cũng có thể nói, hơn 100 điểm này rất có thể là do tính năng chiến trường Tinh Hải mang đến cho mình!

"Như vậy, có lẽ không chỉ vẽ tranh mới được cộng điểm? Xem ra, chỉ cần là tác phẩm nghệ thuật, chỉ cần nhận được đánh giá tích cực của người tiêu dùng thì đều sẽ được cộng điểm!"

Chung Minh xem, bây giờ điểm đã ngừng tăng. Phần lớn người chơi của "Kỷ nguyên người máy" đều đã trải nghiệm tính năng chiến trường Tinh Hải, điểm chỉ có thể cộng một lần.

Chung Minh muốn kiểm chứng dự đoán của mình, nhưng kiểm chứng thế nào?

Anh truy cập Weibo cá nhân, đã có hàng ngàn nghìn fans.

Đa số những fans này đều đến từ đội quân Weibo của Hỏa Văn Chương, tuy số lượng không quá đông đúc, nhưng đa số đều là tài khoản thật.

Chung Minh suy nghĩ một chút, rồi đăng bài thơ người gấu trúc lên.

"Chiến tranh vì sao bùng nổ?"

"To ask why we fight"

"Lá thu vì sao mà rơi?"

"Is to ask why the leaves fall"

...

Vẫn là phiên bản song ngữ Trung Anh.

Khi nghĩ về một loại hình nghệ thuật khác ngoài hội họa, thứ đầu tiên Chung Minh nghĩ đến chính là thơ ca, bài thơ này anh đã dùng rồi, giờ chuyển nó lên Weibo thử xem.

Rốt cuộc có điểm hay không thì thật sự không chắc lắm, dù gì bài thơ này không phải anh sáng tác, chỉ rập khuôn nguyên mẫu, hơn nữa trước đây lúc phỏng vấn đã dùng một lần.

Kết quả khi bài mới của Chung Minh được đăng lên, ứng dụng thần bí lại tăng 5 điểm!

Quả thật có cộng thêm, có lẽ phỏng vấn được coi là trường hợp riêng tư nên không tính, đăng Weibo để nhiều người hâm mộ thấy mới là chính thức công bố, lúc này mới cộng điểm.

Nhưng vấn đề là...

"... Sặc, đăng một bài thơ mà cộng mỗi 5 điểm?"

Chung Minh hạn hán lời, keo quá mà?

Chung Minh chắc chắn 5 điểm cộng thêm là nhờ bài thơ này, nhưng ít quá nhỉ?

Một bức tranh tận 70 điểm, một tính năng trong trò chơi tuy không biết giá trị cụ thể, nhưng ước chừng cũng mấy chục điểm.

Kết quả một bài thơ hay như vậy chỉ cộng 5 điểm, còn có vương pháp sao? Còn có pháp luật sao?

Chung Minh rất phiền muộn.

Chưa đến mấy phút sau, bình luận dưới bài đăng Weibo bắt đầu dần dần nhiều hơn.

"Ây da, thơ hay! Còn là song ngữ Trung Anh!"

"Cao thủ Chung Minh còn có thể làm thơ sao? Siêu thật, cảm giác bài thơ này rất mới mẻ!"

"Chia sẻ chia sẻ, học tập nào!"

"Cao thủ biết vẽ lại còn biết làm thơ, vậy chi bằng vẽ một bức tranh xoay quanh bài thơ này đi!"

Người chia sẻ, bình luận, like ngày càng nhiều, Chung Minh phát hiện điểm của ứng dụng thần bí lại bắt đầu tăng, không tính là nhanh, đó là vì người nhìn thấy bài thơ này không nhiều, trên thực tế số điểm sẽ tích lũy được chắc cũng không kém bức tranh "Chiến sĩ của quân đoàn kháng chiến".

" Có nghĩa là, người chơi có đánh giá tích cực với tác phẩm, điểm được cộng cho mình cũng xêm xêm. Nhưng điểm của tác phẩm tự sáng tác cao hơn rất nhiều, tác phẩm sao chép gần như không cộng điểm."

Chung Minh đại khái đã nắm rõ quy luật của ứng dụng thần bí.

Lúc này một bình luận thu hút sự chú ý của Chung Minh.

"Một bức tranh xoay quanh bài thơ? Hi hi, đúng là thông minh!"

Chung Minh vỗ gáy.

Trước đó anh còn vò đầu nghĩ mãi, có khá nhiều ý tưởng, nhưng vẫn chưa nghĩ ra muốn vẽ gì. Bây giờ đã có sẵn đề tài, vẽ một bức tranh người gấu trúc luyện tay nghề đi thôi!

Chung Minh vẽ không phải là vì muốn tìm việc làm, cũng không phải là để bán lấy tiền, anh không định mang những bức tranh của mình ra bán.

Vậy tại sao vẫn vẽ? Một mặt là vì điểm, mặt khác cũng để luyện tập, cho đỡ cứng tay, bằng không thời gian dài không vẽ, kỹ năng vẽ thui chột mất.

Về sau Chung Minh muốn rời khỏi công Công ty giải Giải trí tương Tương tác Quang Dực để tự mình khởi nghiệp, vẽ tranh ắt là một kỹ năng không thể thiếu, cũng không thể thui chột đi lãng phí như vậy.

Nói vẽ là vẽ, Chung Minh lấy bảng vẽ điện tử ra, bắt đầu phác thảo.

Anh muốn vẽ võ tăng người gấu, đây là hình tượng phong cách Hoa Hạ rất quen thuộc và được yêu thích trong series ma thú, có thể nói là đi sâu vào lòng người.

Hình tượng này không phải nguyên gốc, nhưng Chung Minh cũng không muốn sao chép poster quảng cáo kiếp trước, cả bức tranh ngoại trừ nhân vật võ tăng người gấu, những thứ khác bao gồm kết cấu, bố cục đều do Chung Minh thiết kế, có thể xem là một tác phẩm fanfic*.

(*) Fan fiction là những tác phẩm thơ, truyện, các danh sách được viết bởi các fan của một tác phẩm gốc trước đó. Tác phẩm gốc có thể là manga, anime, phim, tiểu thuyết, một chương trình tivi, một trò chơi hoặc bất cứ cái gì có nhân vật và được fan yêu thích.

Đầu tiên là bối cảnh.

Xa xa là non nước phong cách Hoa Hạ, trên núi tùng bách biếc xanh, mặt nước gợn sóng trong như ngọc, từng đám mây vây quanh lưng chừng núi, chẳng khác nào tiên cảnh. Cảnh nền vận dụng nhiều kỹ năng thủy mặc để đi nét, khiến đậm đà hương sắc cổ xưa, nhưng sau khi lên màu lại rất thời thượng, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn bản tạo hình của game. Sau đó là cận cảnh.

Giữa rừng trúc xanh mướt đẫm sương, thấp thoáng những kiến trúc phong cách Hoa Hạ như chùa miếu, chỉ một góc mái hiên, vài viên ngói, đã đủ gợi ra ý vị "Ngôi chùa cổ ẩn trong núi sâu*".

(*)Ngôi chùa cổ ẩn trong núi sâu): Một ngữ nổi tiếng trong nghệ thuật Trung Quốc, xuất hiện ở nhiều bài thơ, khởi nguồn từ một đề bài do chính Hoàng đế Tống Huy Tông Triệu Cát nghĩ ra.

Một người gấu mang nón trúc rộng vành, vận trang phục Hoa Hạ đang nhàn nhã thổi sáo trong rừng trúc, trên gậy trúc xanh bên cạnh treo một hồ lô rượu, nhìn vào rất tiêu diêu tự tại.

Khối lượng công việc phải làm của một bản tạo hình rất lớn, nếu là bản vẽ theo tiêu chuẩn poster quảng cáo, một họa sĩ có thâm niên cũng phải vẽ một hai tuần mới xong.

Bức tranh này không cần thiết phải tinh tế như poster quảng cáo, và Chung Minh lại vẽ nhanh hơn họa sĩ bình thường, nhưng dù nhanh thế nào đi nữa cũng không thể vượt qua giới hạn thể chất của con người, thứ Bảy bận rộn nguyên ngày mới hoàn thành được khoảng 40%, với tốc độ này thì tuần sau mới vẽ xong.

Chung Minh cũng không vội, vẽ tranh không thể gấp được, đó là loại công việc cần kỹ kĩ lưỡng từ tốn.

Cũng may hai ngày nay tìm được việc làm, ở nhà ngồi không rảnh rỗi, vẽ xong bức tranh này xem như cũng có chút thu hoạch.

...

Buổi sáng chủ Chủ nhật, Chung Minh sực tỉnh vì đói.

Lục tung trong nhà một lúc lâu, cuối cùng lục ra được một gói mì ăn liền.

Gói này trước đó Chung Minh mua ở ngoài, không dám mua nhiều vì mì ăn liền tuy là thực phẩm ăn nhanh, nhưng đắt hơn lương khô, bây giờ Chung Minh cũng không thể ăn thoải mái.

Tức nhất là, mì ăn liền đã đắt, còn khó ăn. Điều này khiến Chung Minh không ngừng hoài niệm về Khang Soái Phụ* ở kiếp trước, nếu không phải do anh chẳng hiểu gì về mì ăn liền, nói không chừng ở thế giới này anh đã đổi nghề làm trùm mì ăn liền rồi.

((*) Khang Soái Phụ: Nhại tên hãng mì nổi tiếng Trung Quốc là Khang Sư Phụ.)

Bây giờ chỉ mòn mỏi chờ đầu tháng có lương, lương cộng tiền thưởng chắc có thể khiến anh hồi sinh, sẽ không bị quẫn bách như bây giờ nữa.

Sau khi đổ nước sôi vào mì ăn liền, Chung Minh ngáp một cái, không biết nên làm gì trong mấy phút đợi mì.

Đột nhiên Chung Minh nảy ra một ý, dù gì cũng rảnh rỗi, hay là rút thưởng nhỉ!
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom