Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 64
Một đội nội thị đã lên núi. Từ Bình lên trước tiên nói là dẫn người lên nhưng dáng vẻ thì giống như đang giám sát chằm chằm đám người kia thì đúng hơn. Lúc đó ta mới biết hóa ra Từ Bình vẫn luôn ở dưới chân núi.
Đám nội thị mang theo một đống rương hòm lớn bé, mở ra thì đều là đồ bồi dưỡng quý giá, còn có những thứ được ngự ban, vàng bạc châu báu không cần phải nói, còn có một số vật hiếm lạ của các nước triều cống, không chỉ tặng cho sư phụ mà còn có cả cho ta, nào là quần áo thêu tinh xảo, vòng tay dây chuyền…
Sư phụ muốn lạy tạ ơn rồi tiếp chỉ, người dẫn đầu sợ hãi vội vã ngăn lại, nói Hoàng thượng khi thượng triều luôn nói, Võ Uy hầu càng vất vả công lao càng lớn, sau này tiếp chỉ được miễn quỳ, hơn nữa lần này hắn được phái tới đây trao mật chỉ, Hầu gia chỉ cần tự xem là được.
Sư phụ hỏi thăm Hoàng thượng có khỏe không? Người thái giám kia mặt mũi trẻ măng, chắc chưa tới hai mươi tuổi, nhìn là biết là người mới ở trong cung, nói chuyện luôn có vẻ nơm nớp lo lắng.
“Hoàng thượng tốt cả ạ, nhưng mà quốc sự bận rộn, lại thường xuyên nhớ Võ Uy hầu, mỗi ngày thượng triều người đều nhắc tới Hầu gia, mong Hầu gia sớm ngày bình phục quay về kinh.”
Ta ở bên cạnh nghe vậy thì nghĩ thầm: “Cả đời này không quay về đó mới là chuyện tốt.”
Sư phụ quay lại liếc mắt nhìn ta, tựa như nghe được tiếng nói trong lòng ta, người lên tiếng: “Nguyệt nhi, đừng ngây ngốc đứng đó nữa, đi pha trà mang đến đây cho ta.”
Vị thái giám kia phản ứng càng dữ dội, cuống quýt xua tay: “Nô tài sao dám làm phiền Hầu gia lo lắng.”
Ta luôn nghe lời, sư phụ bảo ta đi thì ta đi, nhưng mới từ trong nhà bước ra đã thấy sư tổ ngồi chồm hổm cạnh cửa buồng trong, vẻ mặt ấm ức, ta sửng sốt định lên tiếng hỏi, lại nghe tiếng vang nhỏ ngoài cửa nên bước qua mở cửa, Từ Bình đứng bên ngoài.
Ta đi cùng Từ Bình đến căn phòng chứa thuốc phía sau nói chuyện, câu đầu tiên của Từ Bình là:
“Sức khỏe Hầu gia thế nào rồi?”
Sư phụ được phong Hầu ba tháng trước, Từ Bình đã sửa cách gọi, chỉ có ta là không quen với cách gọi như vậy. Nhưng ta với Từ Bình vốn thân quen nên khi nói chuyện cũng không cần e dè, nghe huynh ấy hỏi thì ta lập tức đáp.
“Không phải tốt lắm, có điều…”
Từ Bình biến sắc, không đợi ta nói hết đã căng thẳng cắt ngang: “Vẫn còn nôn ra máu sao?”
Ta lắc đầu: “Không.” Ngẫm nghĩ lại hỏi: “Sau khi ta đi thì ngự y nào chẩn mạch cho sư phụ?”
“Lý ngự y, nhà họ Lý đều là ngự y, lão ngự y vẫn dắt theo cháu trai ông ấy chỉ dạy, à phải rồi, chắc muội còn nhớ cậu ta, Lý Trình, người làm quân y ở Bắc Hải đấy.”
Dĩ nhiên là ta nhớ rõ người ngự y họ Lý kia, Lý tiểu ngự y xuất thân thế gia, mũi hếch tận trời, lúc ở quân doanh vẫn nhìn ta cười nhạt, tới khi ta giải thích vấn đề rắn độc cho anh ta biết, rồi ta tự biến mình thành bệnh sởi dạo đó, quân y chỉ có mình anh ta chạy tới thăm ta, sau này ngẫm lại thì thật ra những người khác cũng chẳng có gì sai. Ngoài sư phụ và những thân binh bên cạnh người, ta cũng không ấn tượng gì với những người khác ở quân doanh, nếu có ấn tượng thì cũng là loại ấn tượng chỉ muốn chạy trốn còn không kịp. Như Vương giám quân chẳng hạn, ta có thể nhớ được Lý tiểu ngự y thì là do anh ta không đáng ghét.
Nhưng mà nghe cái tên này, ta lại cau mày lại. Nếu là ngự y thế gia, dùng thuốc không thể không biết cân nhắc thiệt hơn? Là do Tử Cẩm bắt họ tới chẩn bệnh sao? Hay là thuốc do Tử Cẩm muốn họ dùng cho sư phụ?
Tử Cẩm… cho dù là chỉ nghĩ tới cái tên đó thôi ta cũng cảm thấy hoang mang sợ hãi.
“Sao vậy? Cha ta không muốn cho ngự y vào phủ nhưng Hoàng… Hoàng thượng yêu cầu, ban đầu thì còn không đến nỗi, sau đó thì ban đêm Hầu gia bắt đầu ho liên tục, tới hôm vào triều, ta đứng ngoài điện Chiêu Dương nghe bên trong có tiếng la hoảng hốt, lúc ngự y đến thì máu đã thấm ướt cả bộ triều phục của Hầu gia, trên đất cũng toàn là máu…” Từ Bình nói tới đây thì ngừng lại, cúi đầu nhìn ta: “Xin lỗi, ta không nên nói những chuyện này với muội.”
Ta xoa xoa mặt, cố gắng giữ vẻ mặt bình thường nhất có thể.
“Không sao, sư phụ trở về là tốt rồi, huynh vẫn ở dưới chân núi à? Sao không lên đây?”
“Dưới núi có một đội quân, không phải chỉ một mình ta ở đó.” Từ Bình đáp lại, suy nghĩ một lát, khóe môi hơi cong lên, rất nhanh đã lấy lại vẻ bình thường: “Hầu gia vất vả lắm mới trở về được, có muội chăm sóc người thì tốt rồi, chúng ta không muốn lên núi quấy rầy hai người.”
Đội nội thị không ở lại lâu, khi rời đi vẫn do Từ Bình đưa họ xuống núi, ta nói chuyện với huynh ấy xong mặt vẫn đỏ rần, chạy vô bếp ở luôn trong đó không ra. Trong bếp đang sắc thuốc với nấu canh, ngoài cửa sổ đang phơi một ít ngô nếp với mấy loại quả khô mà sư tổ thích ăn, cho dù ta ở một mình vẫn cảm thấy mặt mình nóng hổi, được một lát thì sư tổ đẩy cửa bước vào, vẫn vẻ mặt ấm ức khi nãy, lấy mấy quả khô cầm lên gật gù hài lòng.
Ta hỏi: “Sư tổ, họ đi hết rồi sao?”
“Đi hết rồi.” sư tổ giận dỗi.
Thật ra ta vẫn chú ý nhìn qua cửa sổ, nhìn tới khi Từ Bình mang theo đám người kia rời đi.
“Sao vậy? Sao sư tổ bực bội vậy?”
Sư tổ thở phì phò: “Cái tên nhóc hoàng đế đó, tặng một đống bao lớn bao nhỏ, ngay cả con còn có mà không biết Từ Trì còn có trưởng bối sao?”
Ta “A” lên, bật cười: “Được rồi, được rồi, chắc hoàng đế không biết sư tổ thôi, dù sao cũng của nhà mình hết mà, sư tổ thích cái gì thì cứ lấy cái đó thôi.”
Sư tổ “hừ hừ”: “Toàn là mấy thứ đồ trẻ con không.”
“Còn có mấy dược liệu rất quý mà, vừa rồi con thấy có cả tuyết liên ngàn năm đó.”
“Cái đó có gì lạ đâu, ta còn cất mấy thứ tốt hơn.”
“Biết biết, sư tổ lợi hại nhất.” Ta cười hì hì, lấy vải nhắc nồi canh trên bếp xuống.
Sư tổ tự mình múc một chén, uống một hớp còn than thở: “Vị Hoàng Kỳ* nặng quá.”
(Hoàng Kỳ: Hoàng kỳ là bộ phận rễ của cây có cùng tên được thu hoạch và bào chế để làm thuốc. Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, được quy vào kinh Phế và Tỳ, có tác dụng lợi tiểu, bổ khí, trừ mủ, sinh cơ)
“Đó là để cho sư phụ uống mà.”
Sư tổ nhìn ta nháy mắt, mặt ta lại đỏ lên: “Sư tổ… con chưa sửa được, chưa quen…”
Ông cười ha ha bỏ chén xuống, lại mở lồng bàn tìm ngô, cầm bắp ngô nói: “Con chim ưng kia đâu rồi? Ta thấy nó bắt được con thỏ bỏ trong sân, mau bắt làm thịt kho tàu cho sư tổ đi, sư tổ ăn xong thì cho con cái này hay lắm.”
Ta gật đầu, sư tổ vỗ vỗ tay, vui vẻ bỏ đi, thuận tay còn bưng chén canh bát bảo đi, bỏ lại một câu: “Yên tâm, đều đưa hết cho Từ Trì, ta chờ thịt thỏ kho tàu của ta.”
Ta đang cúi đầu làm thịt thỏ, cửa phòng bếp lại bị mở ra, ta không ngẩng đầu lên.
“Chưa xong đâu sư tổ.”
Người phía sau không lên tiếng, hai tay vòng qua thắt lưng ta, ngực áp vào lưng ta, từ phía sau ôm chặt lấy ta. Ta nghe mùi hương quen thuộc, chỉ cảm thấy người mềm đi, động tác trong tay dừng lại, mắt cũng tự nhiên nhắm lại, vô thức hơi nghiêng về sau. Khi đôi môi chạm vào nhau, tim ta như rung lên trong cảm giác mềm mại ẩm ướt, mắt nhắm chặt lại nhưng không hề có bóng tối mà lại rực rỡ sắc màu, như cả trời hoa đua nhau khoe sắc giữa mùa đông.
Ta chưa từng biết, cũng không ai nói cho ta biết, hôn một người có thể cảm nhận niềm hạnh phúc to lớn đến thế này. Thì ra yêu một người, có nhiều việc không cần dạy, không cần học cũng biết được.
Đêm đó ta được sư tổ gọi vào phòng, sư tổ ăn một bát to thịt thỏ, miệng vẫn còn bóng mỡ, lôi một cái rương nhỏ màu đỏ dưới gầm giường ra, lấy khăn lau miệng lau tay sạch sẽ, hiếm khi thấy người cẩn thận thế này.
Ta thấy sư tổ cẩn thận vậy thì không nén được tò mò, đứng lên đi qua nhìn: “Cái gì vậy ạ?”
Sư tổ mở rương ra, lấy ra một bộ quần áo màu đỏ tươi, nhìn qua thì có vẻ đã có từ rất lâu rồi nhưng được gấp cẩn thận, giữ gìn rất tốt, trên viền áo được thêu hoa văn hình bướm, đường thêu rất đẹp, từng con bướm như đang vỗ cánh bay lên, sinh động như thật.
“Đây là quần áo cưới của sư tổ mẫu con.” Sư tổ giũ giũ bộ quần áo, cẩn thận từng li từng tí mà vuốt ve những hoa văn thêu trên đó: “Con gái khi xuất giá đều phải tự mình thêu đồ cưới, nha đầu con từ bé không có người dạy dỗ, hái hoa còn được, chứ thêu hoa thì không được. Cái này cho con để mặc ngày xuất giá, cẩn thận giữ gìn đó.”
Ta đỏ mặt ôm bộ quần áo, không thể tin được: “Người cho con thật à?”
Sư tổ nhìn một quần áo, lát sau cắn răng.
“Nhanh đem đi đi, để lát nữa ta lại đổi ý.”
Ta lập tức ôm bộ quần áo chạy ra bên ngoài, tới cửa mới quay đầu lại.
“Cảm ơn sư tổ, con sẽ giữ gìn cẩn thận.”
Sư tổ đuổi theo tới cửa: “Đợi chút, còn…”
Ta đã chạy thật xa không nghe rõ sư tổ nói gì.
Trăng mới lên, ta ôm bộ đồ đỏ thêu hoa mát lạnh sáng lên dưới trăng, tay áo phất bên người như cánh bướm, chân ta không hề ngừng, hạnh phúc như muốn bay lên cùng bướm chạy tới phòng sư phụ, lấy người đẩy cửa vào phòng.
Cửa bật mở, trong phòng không có người, cũng không đốt đèn, ánh trăng soi vào ta tạo thành một bóng dài trên mặt đất, phía cuối bóng ta là một vũng máu cực kỳ chói mắt.
Đám nội thị mang theo một đống rương hòm lớn bé, mở ra thì đều là đồ bồi dưỡng quý giá, còn có những thứ được ngự ban, vàng bạc châu báu không cần phải nói, còn có một số vật hiếm lạ của các nước triều cống, không chỉ tặng cho sư phụ mà còn có cả cho ta, nào là quần áo thêu tinh xảo, vòng tay dây chuyền…
Sư phụ muốn lạy tạ ơn rồi tiếp chỉ, người dẫn đầu sợ hãi vội vã ngăn lại, nói Hoàng thượng khi thượng triều luôn nói, Võ Uy hầu càng vất vả công lao càng lớn, sau này tiếp chỉ được miễn quỳ, hơn nữa lần này hắn được phái tới đây trao mật chỉ, Hầu gia chỉ cần tự xem là được.
Sư phụ hỏi thăm Hoàng thượng có khỏe không? Người thái giám kia mặt mũi trẻ măng, chắc chưa tới hai mươi tuổi, nhìn là biết là người mới ở trong cung, nói chuyện luôn có vẻ nơm nớp lo lắng.
“Hoàng thượng tốt cả ạ, nhưng mà quốc sự bận rộn, lại thường xuyên nhớ Võ Uy hầu, mỗi ngày thượng triều người đều nhắc tới Hầu gia, mong Hầu gia sớm ngày bình phục quay về kinh.”
Ta ở bên cạnh nghe vậy thì nghĩ thầm: “Cả đời này không quay về đó mới là chuyện tốt.”
Sư phụ quay lại liếc mắt nhìn ta, tựa như nghe được tiếng nói trong lòng ta, người lên tiếng: “Nguyệt nhi, đừng ngây ngốc đứng đó nữa, đi pha trà mang đến đây cho ta.”
Vị thái giám kia phản ứng càng dữ dội, cuống quýt xua tay: “Nô tài sao dám làm phiền Hầu gia lo lắng.”
Ta luôn nghe lời, sư phụ bảo ta đi thì ta đi, nhưng mới từ trong nhà bước ra đã thấy sư tổ ngồi chồm hổm cạnh cửa buồng trong, vẻ mặt ấm ức, ta sửng sốt định lên tiếng hỏi, lại nghe tiếng vang nhỏ ngoài cửa nên bước qua mở cửa, Từ Bình đứng bên ngoài.
Ta đi cùng Từ Bình đến căn phòng chứa thuốc phía sau nói chuyện, câu đầu tiên của Từ Bình là:
“Sức khỏe Hầu gia thế nào rồi?”
Sư phụ được phong Hầu ba tháng trước, Từ Bình đã sửa cách gọi, chỉ có ta là không quen với cách gọi như vậy. Nhưng ta với Từ Bình vốn thân quen nên khi nói chuyện cũng không cần e dè, nghe huynh ấy hỏi thì ta lập tức đáp.
“Không phải tốt lắm, có điều…”
Từ Bình biến sắc, không đợi ta nói hết đã căng thẳng cắt ngang: “Vẫn còn nôn ra máu sao?”
Ta lắc đầu: “Không.” Ngẫm nghĩ lại hỏi: “Sau khi ta đi thì ngự y nào chẩn mạch cho sư phụ?”
“Lý ngự y, nhà họ Lý đều là ngự y, lão ngự y vẫn dắt theo cháu trai ông ấy chỉ dạy, à phải rồi, chắc muội còn nhớ cậu ta, Lý Trình, người làm quân y ở Bắc Hải đấy.”
Dĩ nhiên là ta nhớ rõ người ngự y họ Lý kia, Lý tiểu ngự y xuất thân thế gia, mũi hếch tận trời, lúc ở quân doanh vẫn nhìn ta cười nhạt, tới khi ta giải thích vấn đề rắn độc cho anh ta biết, rồi ta tự biến mình thành bệnh sởi dạo đó, quân y chỉ có mình anh ta chạy tới thăm ta, sau này ngẫm lại thì thật ra những người khác cũng chẳng có gì sai. Ngoài sư phụ và những thân binh bên cạnh người, ta cũng không ấn tượng gì với những người khác ở quân doanh, nếu có ấn tượng thì cũng là loại ấn tượng chỉ muốn chạy trốn còn không kịp. Như Vương giám quân chẳng hạn, ta có thể nhớ được Lý tiểu ngự y thì là do anh ta không đáng ghét.
Nhưng mà nghe cái tên này, ta lại cau mày lại. Nếu là ngự y thế gia, dùng thuốc không thể không biết cân nhắc thiệt hơn? Là do Tử Cẩm bắt họ tới chẩn bệnh sao? Hay là thuốc do Tử Cẩm muốn họ dùng cho sư phụ?
Tử Cẩm… cho dù là chỉ nghĩ tới cái tên đó thôi ta cũng cảm thấy hoang mang sợ hãi.
“Sao vậy? Cha ta không muốn cho ngự y vào phủ nhưng Hoàng… Hoàng thượng yêu cầu, ban đầu thì còn không đến nỗi, sau đó thì ban đêm Hầu gia bắt đầu ho liên tục, tới hôm vào triều, ta đứng ngoài điện Chiêu Dương nghe bên trong có tiếng la hoảng hốt, lúc ngự y đến thì máu đã thấm ướt cả bộ triều phục của Hầu gia, trên đất cũng toàn là máu…” Từ Bình nói tới đây thì ngừng lại, cúi đầu nhìn ta: “Xin lỗi, ta không nên nói những chuyện này với muội.”
Ta xoa xoa mặt, cố gắng giữ vẻ mặt bình thường nhất có thể.
“Không sao, sư phụ trở về là tốt rồi, huynh vẫn ở dưới chân núi à? Sao không lên đây?”
“Dưới núi có một đội quân, không phải chỉ một mình ta ở đó.” Từ Bình đáp lại, suy nghĩ một lát, khóe môi hơi cong lên, rất nhanh đã lấy lại vẻ bình thường: “Hầu gia vất vả lắm mới trở về được, có muội chăm sóc người thì tốt rồi, chúng ta không muốn lên núi quấy rầy hai người.”
Đội nội thị không ở lại lâu, khi rời đi vẫn do Từ Bình đưa họ xuống núi, ta nói chuyện với huynh ấy xong mặt vẫn đỏ rần, chạy vô bếp ở luôn trong đó không ra. Trong bếp đang sắc thuốc với nấu canh, ngoài cửa sổ đang phơi một ít ngô nếp với mấy loại quả khô mà sư tổ thích ăn, cho dù ta ở một mình vẫn cảm thấy mặt mình nóng hổi, được một lát thì sư tổ đẩy cửa bước vào, vẫn vẻ mặt ấm ức khi nãy, lấy mấy quả khô cầm lên gật gù hài lòng.
Ta hỏi: “Sư tổ, họ đi hết rồi sao?”
“Đi hết rồi.” sư tổ giận dỗi.
Thật ra ta vẫn chú ý nhìn qua cửa sổ, nhìn tới khi Từ Bình mang theo đám người kia rời đi.
“Sao vậy? Sao sư tổ bực bội vậy?”
Sư tổ thở phì phò: “Cái tên nhóc hoàng đế đó, tặng một đống bao lớn bao nhỏ, ngay cả con còn có mà không biết Từ Trì còn có trưởng bối sao?”
Ta “A” lên, bật cười: “Được rồi, được rồi, chắc hoàng đế không biết sư tổ thôi, dù sao cũng của nhà mình hết mà, sư tổ thích cái gì thì cứ lấy cái đó thôi.”
Sư tổ “hừ hừ”: “Toàn là mấy thứ đồ trẻ con không.”
“Còn có mấy dược liệu rất quý mà, vừa rồi con thấy có cả tuyết liên ngàn năm đó.”
“Cái đó có gì lạ đâu, ta còn cất mấy thứ tốt hơn.”
“Biết biết, sư tổ lợi hại nhất.” Ta cười hì hì, lấy vải nhắc nồi canh trên bếp xuống.
Sư tổ tự mình múc một chén, uống một hớp còn than thở: “Vị Hoàng Kỳ* nặng quá.”
(Hoàng Kỳ: Hoàng kỳ là bộ phận rễ của cây có cùng tên được thu hoạch và bào chế để làm thuốc. Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, được quy vào kinh Phế và Tỳ, có tác dụng lợi tiểu, bổ khí, trừ mủ, sinh cơ)
“Đó là để cho sư phụ uống mà.”
Sư tổ nhìn ta nháy mắt, mặt ta lại đỏ lên: “Sư tổ… con chưa sửa được, chưa quen…”
Ông cười ha ha bỏ chén xuống, lại mở lồng bàn tìm ngô, cầm bắp ngô nói: “Con chim ưng kia đâu rồi? Ta thấy nó bắt được con thỏ bỏ trong sân, mau bắt làm thịt kho tàu cho sư tổ đi, sư tổ ăn xong thì cho con cái này hay lắm.”
Ta gật đầu, sư tổ vỗ vỗ tay, vui vẻ bỏ đi, thuận tay còn bưng chén canh bát bảo đi, bỏ lại một câu: “Yên tâm, đều đưa hết cho Từ Trì, ta chờ thịt thỏ kho tàu của ta.”
Ta đang cúi đầu làm thịt thỏ, cửa phòng bếp lại bị mở ra, ta không ngẩng đầu lên.
“Chưa xong đâu sư tổ.”
Người phía sau không lên tiếng, hai tay vòng qua thắt lưng ta, ngực áp vào lưng ta, từ phía sau ôm chặt lấy ta. Ta nghe mùi hương quen thuộc, chỉ cảm thấy người mềm đi, động tác trong tay dừng lại, mắt cũng tự nhiên nhắm lại, vô thức hơi nghiêng về sau. Khi đôi môi chạm vào nhau, tim ta như rung lên trong cảm giác mềm mại ẩm ướt, mắt nhắm chặt lại nhưng không hề có bóng tối mà lại rực rỡ sắc màu, như cả trời hoa đua nhau khoe sắc giữa mùa đông.
Ta chưa từng biết, cũng không ai nói cho ta biết, hôn một người có thể cảm nhận niềm hạnh phúc to lớn đến thế này. Thì ra yêu một người, có nhiều việc không cần dạy, không cần học cũng biết được.
Đêm đó ta được sư tổ gọi vào phòng, sư tổ ăn một bát to thịt thỏ, miệng vẫn còn bóng mỡ, lôi một cái rương nhỏ màu đỏ dưới gầm giường ra, lấy khăn lau miệng lau tay sạch sẽ, hiếm khi thấy người cẩn thận thế này.
Ta thấy sư tổ cẩn thận vậy thì không nén được tò mò, đứng lên đi qua nhìn: “Cái gì vậy ạ?”
Sư tổ mở rương ra, lấy ra một bộ quần áo màu đỏ tươi, nhìn qua thì có vẻ đã có từ rất lâu rồi nhưng được gấp cẩn thận, giữ gìn rất tốt, trên viền áo được thêu hoa văn hình bướm, đường thêu rất đẹp, từng con bướm như đang vỗ cánh bay lên, sinh động như thật.
“Đây là quần áo cưới của sư tổ mẫu con.” Sư tổ giũ giũ bộ quần áo, cẩn thận từng li từng tí mà vuốt ve những hoa văn thêu trên đó: “Con gái khi xuất giá đều phải tự mình thêu đồ cưới, nha đầu con từ bé không có người dạy dỗ, hái hoa còn được, chứ thêu hoa thì không được. Cái này cho con để mặc ngày xuất giá, cẩn thận giữ gìn đó.”
Ta đỏ mặt ôm bộ quần áo, không thể tin được: “Người cho con thật à?”
Sư tổ nhìn một quần áo, lát sau cắn răng.
“Nhanh đem đi đi, để lát nữa ta lại đổi ý.”
Ta lập tức ôm bộ quần áo chạy ra bên ngoài, tới cửa mới quay đầu lại.
“Cảm ơn sư tổ, con sẽ giữ gìn cẩn thận.”
Sư tổ đuổi theo tới cửa: “Đợi chút, còn…”
Ta đã chạy thật xa không nghe rõ sư tổ nói gì.
Trăng mới lên, ta ôm bộ đồ đỏ thêu hoa mát lạnh sáng lên dưới trăng, tay áo phất bên người như cánh bướm, chân ta không hề ngừng, hạnh phúc như muốn bay lên cùng bướm chạy tới phòng sư phụ, lấy người đẩy cửa vào phòng.
Cửa bật mở, trong phòng không có người, cũng không đốt đèn, ánh trăng soi vào ta tạo thành một bóng dài trên mặt đất, phía cuối bóng ta là một vũng máu cực kỳ chói mắt.
Bình luận facebook