• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Tổ Chuyên Án Và Những Vụ Án Bí Hiểm (1 Viewer)

  • Chương 24

Bốc mả, cái nghề chuyên tiếp xúc với người chết, lo hậu sự cho người chết
này cũng sẽ kiêm luôn công việc khám nghiệm tử thi ở thời kỳ chưa có pháp y.
Khi tụng kinh cho người chết họ thường niệm các kinh văn mởđầu bằng từ
“nam mô”, như là“nam mô a di đà phật” hay “nam mô Quan thếâm bồ tát”...,
vì thế mà người dân bản địa thường gọi những người làm việc này là“Nam mô
sư phụ” hoặc “Nam mô lão.”
Đểđiều tra vụán xác thiếu niên bị phân hủy chỉ trong chín ngày, tôi và Trăn
Trăn đến tận nơi hỏi thăm ông già từng làm nghề bốc mả có biệt danh là“Nam
Mô Chí.” Thế nhưng, sau khi gõ cánh cửa bị mối ăn lỗ chỗ thì lại nhận được lời
từ chối thẳng thừng: “Chuyện của người chết lão không làm nữa, chuyện của
người sống lão cũng không muốn hỏi, xin mời về cho!”
“Chúng tôi là cảnh sát, mở cửa ra ngay!” Trăn Trăn nghiêm giọng ra lệnh,
đáp lại là giọng giễu cợt của đối phương: “Lão không mở, có giỏi thì phá cửa
đi!”
Trăn Trăn nghe thấy thế thì lập tức nổi cáu, giơ chân định đạp cửa thật, tôi
vội ôm lấy cô từ phía sau, tránh vì cố tình xông vào nhà dân mà bị tổ trưởng
chỉnh cho một trận. Thế nhưng, trong lúc cấp bách hình như tay của tôi đãđặt
vào chỗ không thích hợp - Ồ! Cảm giác sao mềm thế...
Trăn Trăn thúc ngay một cái cùi chỏ vào mặt suýt nữa làm rụng mất mấy cái
răng. Từ phản ứng này có thể thấy, vừa rồi tôi đã sờ trúng ngực cô. Mặc dù còn
cách lớp áo lót nhưng vẫn cảm thấy rất căng tròn, biết thế tranh thủ sờ thêm vài
cái, đằng nào thì cũng bịđánh. Má Trăn Trăn đỏ bừng như ráng chiều, nếu chỉ
là xấu hổ thì rất xinh, đằng này trong vẻ xấu hổ còn pha chút tức giận, cô trừng
mắt nhìn tôi rất dữ tợn, hình như cúđánh cùi chỏ này vẫn chưa làm cô nguôi
ngoai.
“Côđạp đổ cửa rồi thì làm sao người ta còn thèm quan tâm đến cô nữa?
Không kiện đã là may cho cô lắm rồi!” Vừa ăn cướp vừa la làng chính là tuyệt
kỹ bảo vệ tính mạng của những kẻ hái hoa.
“Hừ! Xem anh làm thế nào mởđược cửa ra.” Côđùng đùng giận dữ bước
sang một bên, đá một cái bay hòn đáở bên lối đi. Đáng thương cho hòn đá nhỏ
phải chịu tội thay cho tôi.
Tôi xoa má lúc này hình nhưđã sưng lên, tiếp tục gõ cửa: “Chào bác Chí!
Cháu là Mộ Thân Vũ, trinh sát viên của Phòng Trinh sát hình sự, ở gần đây xảy
ra một vụ mất tích nên cháu đến xin bác chỉ bảo một số vấn đề.”
“Vừa nãy lão nói rồi, chuyện của người chết lão không làm nữa, chuyện của
người sống lão cũng không muốn hỏi, khụ, khụ...” Bên trong vọng ra tiếng ho
dữ dội, hình như sức khỏe của người trong đó không được tốt.
“Thế thì hai bình Nhị oa đầu này phải làm thế nào? Cháu vốn định mang đến
làm quà gặp mặt.” Lúc hỏi thăm tình hình người trong thôn, biết ông ta thích
rượu nên tôi đã tiện thể mua hai bình Nhị oa đầu và những món đồ nhắm như
lạc, trứng muối... ở quán nhỏ bên đường.
Nhị oa đầu tuy không phải làloại rượu ngon nhưng được cái nặng, đối với
những kẻ nghiện rượu mà nói nó còn có sức hấp dẫn hơn cả loại rượu hảo hạng
nhưng nồng độ nhẹ. Giống như người quen ăn dưa muối, có cho ăn món quý giá
như mộc nhĩ cây tùng họ cũng cảm thấy chẳng có mùi vị gì.
Tôi mở nắp một trong hai bình Nhị oa đầu, đổ non nửa xuống đất khiến mùi
rượu vừa đậm vừa tinh khiết lập tức lan tỏa khắp bốn phía, sau đó hướng về
phía người ham rượu ở trong nhà kia lẩm bẩm như nói một mình: “Không có
người uống thìđành đổđi vậy, lãng phí quá!”
Tôi vừa giở chiêu muốn bắt vờ thả, thì chỉ nháy mắt sau cửa đã mở ra. Phía
trong là một ông già gầy yếu, lưng còng rạp, lúc đứng lên đầu cũng chỉ cao đến
ngang phần ức của tôi, sức khỏe có vẻ không tốt, sắc mặt nhợt nhạt, hơn nữa lại
ho liên tục, cóđiều đôi mắt vẫn sáng long lanh. Mở cửa xong, ông ta không nói
gì mà chỉ nhìn chằm chằm vào bình rượu Nhị oa đầu trên tay tôi. Mặc dùđây
không phải loại rượu quý nhưng đối với một người sống qua ngày bằng tiền trợ
cấp khó khăn thì cũng có thể nói là vô cùng giá trị rồi.
Tôi đưa bình rượu đã mở sẵn cho ông ta. Ông ta lặng lẽ cầm lấy, ngửa cổ
uống một ngụm rồi lập tức quay trở lại vào trong nhà, vẫn không nói gì, nhưng
cũng không đóng cửa lại. Tôi giơ tay ra hiệu về phía Trăn Trăn, rồi bước luôn
vào trong nhà.
Đó là ngôi nhà sơ sài đến nỗi không còn có thể sơ sài hơn được nữa, tường
xây bằng gạch xanh, để thô không sửa sang gì, cảở bên trong và bên ngoài đều
có thể trông thấy những viên gạch xanh có“tuổi đời” còn hơn cả tôi. Bố cục
ngôi nhà rất đơn giản, gồm có một gian phòng khách, một gian ngủ và một gian
bếp. Trong gian phòng khách chỉ có mấy thứđồ dùng gia đình bằng gỗ có thể
đếm được trên đầu ngón tay, hơn nữa “tuổi đời” cũng không ít, cơ hồ có thể gãy
nát bất kỳ lúc nào.
Ông cụ Chí ngồi bên chiếc bàn vuông hầu như chỉ xuất hiện ở quán rượu
trong phim cổ trang, chỉ tay về chỗ ngồi phía đối diện rồi lại tiếp tục ngửa cổ uống ừng ực. Vừa rồi trên sắc mặt ông ấy còn đầy vẻ thùđịch nhưng bây giờđã
trở lại vui vẻ cùng với dòng rượu mạnh trôi xuống bụng. Chỉ từ một điểm này
tôi cũng đã khẳng định được rằng, ông ta không phải là hung thủ, bởi vì trong
túi áo người chết vẫn còn mười đồng, dư sức để mua một bình Nhị oa đầu.
Người nghiện rượu sẽ không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào có thể mua được rượu.
Tôi ngồi xuống đồng thời đểđồ nhắm và bịnh rượu còn lại lên bàn, còn Trăn
Trăn đứng ở cạnh cửa với thái độ không mấy thiện cảm. Không phải cô không
muốn ngồi mà là không có chỗ nào để cho cô ngồi, trong gian phòng khách chật
hẹp chỉ có mỗi hai chiếc ghế. Ông Chí uống bình rượu trong tay cạn sạch không
còn một giọt, mặt không những không đỏ lên mà trái lại càng thêm nhợt nhạt có
điều đã bớt ho hơn nhiều. Ông ta không khách sáo mở bình rượu còn lại tiếp tục
uống, lần này không uống cấp tập như trước mà vừa uống vừa ăn đồ nhắm,
trong đôi mắt hơi đỏánh lên tia sáng lạ lùng, nhìn tôi chằm chằm hồi lâu rồi
mới cất tiếng: “Lão không thích mắc nợ người khác, cậu muốn hỏi gì thì cứ hỏi,
coi như lão trả tiền rượu.”
Phần lớn người thích uống rượu đều khá thẳng thắn, ông Chíđã bảo cứ hỏi
tự nhiên thì tôi cũng không khách sáo, hỏi thẳng: “Tại sao ông lại không làm
nghề bốc mả nữa?” Bốc mả là nghề có lịch sử lâu đời, có rất nhiều quy tắc và
cấm kỵ, vì thế hết sức coi trọng việc truyền bá và kế thừa giữa thầy và trò. Mặc
dù tuổi đã ngoài bảy mươi, rất nhiều việc đòi hỏi sức khỏe đã không làm được
nữa nhưng ông ta có kinh nghiệm, chỉ cần sẵn lòng truyền dạy thì chắc chắn vẫn
có thể tiếp tục đứng chân trong nghề này. Nếu nhưđầu óc vẫn sáng suốt, không
bị mắc những chứng bệnh đại loại nhưđần độn thì muốn làm cho đến lúc chết
cũng không khó khăn gì.
Ông ta ngẩn người ra giây lát, đôi mắt thoáng vẻ hoảng sợ nhưng ngay lập
tức lại trở về trạng thái bình thường, gượng cười bảo: “Hơn hai mươi năm rồi,
có lẽ lão cũng nên nói ra quãng đời đáng sợđã chôn giấu tận sâu trong lòng suốt
thời gian qua...” Sau đóông ta bèn vừa uống rượu vừa cho tôi biết lý do mình
bỏ nghề bốc mả, mặc dù rượu có thể giúp cho con người ta can đảm hơn nhưng
trong quá trình kể chuyện cơ thể gầy yếu của ông ta vẫn không khỏi run lên bần
bật:
Làm nghề“Nam mô lão” không phải là công việc nhẹ nhàng, suốt ngày phải
làm bạn với người chết, chỉ cần hơi nhát gan một chút là không thể làm được.
Cha mẹ lão chết sớm, không còn ai thân thích, hơn nữa học hành lại không được
bao nhiêu, vì thế chưa đến mười tuổi đã theo sư phụđi làm nghề này. Lão đã
học được ở sư phụ rất nhiều thứ hữu dụng, nhất là cách róc lấy xương. Lúc sư
phụ còn sống, khắp cả vùng này chỉ có hai thầy trò lão có tay nghề như vậy, đến
lúc sư phụ trăm tuổi về già thì chỉ còn có mỗi một mình lão. Thực ra, cái việc
róc xương này, bảo khó không phải là khó, nhưng bảo dễ cũng không phải là dễ,
mấu chốt là có gan làm hay không.
Lần đầu tiên róc xương, tuổi lão vẫn còn rất nhỏ. Mặc dùđã theo sư phụ khá
lâu, thời gian trông thấy người chết có thể nói không ít hơn so với trông thấy
người sống, tuy nhiên bảo lão tự tay róc thịt lấy xương trên xác chết chưa phân
hủy hết thì quả thật không hề dễ dàng. Nhưng, sư phụ lại cầm roi bắt lão phải
làm, chân tay hơi chậm một chút cũng bịđánh. Lúc đó lão rất hận sư phụ song
đến khi lớn lên rồi mới hiểu rõ dụng ý của ông, nếu không học thành thạo món
nghề này thì về sau muốn có một ngày hai bữa no cũng không dễ.
Lúc lão hơn hai mươi tuổi thì sư phụ qua đời, trước đó sư phụđã kịp truyền
dạy cho lão tất cả mọi thứ. Vì khắp vùng quanh đây chỉ có mình lão biết róc
xương cho nên rất nhiều gia đình có việc tang ma đều đến tìm lão trước tiên, có
khi công việc làm ăn nhiều đến mức bận tối mắt tối mũi. Do đó cuộc sống của
lão lúc ấy rất khá, tiếc rằng bẩm sinh bị gù, hơn nữa lại làm công việc của người
chết nên không có cô gái nào chịu lấy...
Sở dĩ lão không làm “Nam mô lão” nữa là bởi vì hơn hai mươi năm trước
xảy ra một chuyện vô cùng đáng sợ. Lão còn nhớ như in bấy giờ là mùa đông,
hôm đó lại còn có mưa, trời rét tái tê, lão phải đi cải mả cho bà Sáu. Việc nhặt
xương phải tiến hành vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc. Lão cùng với sáu
người con trai của bà Sáu đến nơi chôn cất bà - đó là một rừng vải xanh tốt.
Sau khi tiến hành nghi thức cúng tế rồi đốt hương nến tiền vàng xong, bọn
lão liền bắt tay đào quan tài lên, nhưng khi vừa bật nắp quan tài, tất cả mọi
người đều sợ hãi đến nỗi như muốn hóa đá. Thi thể bà Sáu còn nguyên vẹn,
chẳng khác gì vừa mới được chôn xuống đất, đáng sợ hơn nữa là tay phải của bà
lại đặt lên ngực trái, trong khi lão nhớ rất rõ là lúc chôn xuống hai tay bàđặt
xuôi dọc bên thân mình.
Mặc dù làm Nam mô lão đã nhiều năm, nhưng cảnh tượng trước mắt vẫn làm
lão khiếp sợ, mãi lâu sau mới định thần lại được. Những người con trai của bà
Sáu đều sợ hãi mặt cắt không còn giọt máu, tất cả ngơ ngác nhìn nhau, trong
chốc lát không ai biết phải làm thế nào.
Tuy không biết gì về thuật phong thủy nhưng kinh nghiệm bốc mả nhiều
năm cho lão biết rằng đây chắc chắn là mả kết, thân xác bà Sáu đã biến thành
quỷ, nếu không lập tức đốt đi thì xác chết sẽ vùng dậy. Thế là lão bảo các con
của bàđem ngay củi đến thiêu hủy xác đi. Nhưng lúc đó trời lại đang mưa,
nhóm lửa rất khó, hơn nữa trận mưa này cũng không biết đến bao giờ mới tạnh,
nếu bỏ mặc xác chết ởđó, có thể khi có tiếng sấm bà Sáu sẽ“tỉnh” dậy.
Theo quy tắc bốc mả, một khi đã mở quan tài ra thì không được chôn lại nữa,
bởi vì mở nắp quan tài tức làđã làm phiền sự yên nghỉ của người chết, mà nếu
chôn lại thì không thể nào tránh khỏi phải khai quan một lần nữa. Bởi thế sau
khi khai quan bắt buộc phải giải quyết ổn thỏa di thể của người chết. Lão đưa ra ý kiến trước tiên hãy quàn di thể bà Sáu ở nhà của một trong số những người
con trai bà, đợi đến lúc mưa tạnh sẽ lập tức đem thiêu.
Tuy nhiên cả sáu người con này không ai muốn đưa di thể của mẹ về nhà, họ
đều sợ khi có tiếng sấm mẹ mình sẽ“tỉnh” dậy. Sau một hồi bàn bạc, họ quyết
định trả lão tiền công gấp đôi, bảo lão lập tức róc lấy xương bà Sáu.
Mặc dù rất không muốn róc xương bà Sáu trong hoàn cảnh này nhưng lão
cũng không còn cách nào khác, dưới trời mưa như thế, bà Sáu sẽ có thể vì một
tiếng sấm mà chồm dậy bất cứ lúc nào. Nếu vì lão nhẹ tay róc xương màđể bà
chồm dậy thì tội của lão to lắm.
Trong quá trình róc xương, các con của người chết đều phải tránh đi, vì thế
chỉ có một mình lão róc xương cho bà Sáu trong rừng vải um tùm vàâm u. Đi
bốc mả thi thoảng vẫn gặp tình trạng xác người chết chưa phân hủy hết nên lão
đã chuẩn bị sẵn dụng cụ róc xương. Những người con của bà Sáu vừa đi, lão lập
tức bắt tay vào việc.
Trước đó lão đã bốc mả cho không biết bao nhiêu người rồi, so với những thi
thể phân hủy dở dang kia, lần róc xương này còn nhẹnhàng hơn nhiều. Thế
nhưng trong lòng lão lúc đó lại không hề cảm thấy nhẹ nhàng chút nào, mỗi lần
ánh chớp bùng lên là tim lão lại giống như bị một bàn tay vô hình nắm chặt,
cảm giác đó giống như thể sắp sửa bị nghẹt thở, bởi vì lão không biết xác chết
trước mặt có nghe tiếng sấm mà vùng dậy hay không.
Trước tiên lão róc bỏ thịt ở tay chân bà Sáu, như vậy sẽ khiến lão cảm thấy
an toàn hơn chút ít. Cóđiều trong quá trình róc xương lão lại phát hiện ra một
chuyện vô cùng ghê sợ - máu chảy ra từ vết cắt trên da thịt vẫn nguyên màu đỏ
tươi! Người ta sau khi chết thông thường nhanh thì dăm ba ngày, chậm thì mươi
mười lăm ngày là máu chuyển sang màu đen, thế mà bà Sáu chết đã ba năm mà
máu vẫn đỏ tươi như người đang sống.
Sợ hãi đã khiến thần kinh lão tê liệt, chỉ muốn nhanh chóng làm cho xong
việc, nhanh chóng róc hết xương cho bà Sáu. Lão róc xương với tốc độ nhanh
nhất, thế nhưng cũng phải mất cả buổi sáng mới róc được hết thịt ở tay chân và
thân mình, bỏ hết nội tạng đi cuối cùng chỉ còn lại phần đầu chưa róc được, tuy
nhiên đây chính là công đoạn phức tạp nhất, mất công nhất.
Mưa càng ngày càng to, mặc dùđã mặc áo mưa nhưng nước mưa vẫn tạt vào
từ chỗ cổáo rồi ngấm xuống dưới. Mồ hôi và nước mưa từ trong thấm ra, từ
ngoài ngấm vào khiến quần áo lão hầu nhưướt hết, giá lạnh thấu xương khiến
đôi tay lão trở nên chậm chạp. Hơn nữa, mặc dùđã là giữa trưa nhưng do trên
trời mây đen dày đặc, lại thêm cây vải um tùm ngăn cản ánh sáng vốn đã hiếm
hoi khiến cho xung quanh cũng không sáng hơn đêm ba mươi là bao nhiêu.
Lão cắt thịt lấy xương trên sọđầu của bà Sáu trong tình trạng như vậy, hai
tay tê cứng khiến lão càng vội lại càng không thể nhanh được. Khó khăn lắm
mới bóc được phần da thịt từ mũi trở xuống, lúc đang chuẩn bị bóc lên phía trên
thì bốn phía đột nhiên sáng rực, một tiếng sét kinh thiên động địa vang lên ngay
trên đỉnh đầu khiến tai lão kêu ong ong. Chuyện ghê sợ xảy ra đúng ngay lúc
tiếng sét vang lên, khuôn mặt đã bị mất gần nửa da thịt kia đột nhiên mở to hai
mắt cái nhìn phẫn nộ như thể xuyên thấu da thịt, thậm chí xuyên thấu cả linh
hồn lão...
Chuyện diễn ra sau đó lão đã không còn nhớ rõ nữa, trong kýức mơ hồ hình
như lão đã quẳng đầu bà Sáu đi, chạy như một kẻđiên giữa trời mưa, không biết
làm thế nào vềđược đến nhà. Từđó về sau hôm nào lão cũng uống rượu cho
say mèm để tạm thời quên đi cảnh tượng ghê sợ, khuôn mặt đã mất một nửa da
thịt nhưng đôi mắt lại mở trừng trừng đó. Những ngày tháng say khướt như thế
thoáng chốc đãđược mấy năm, cho đến khi lão tiêu hết mọi thứ tích lũy được.
Tiền hết mà người chưa chết, vẫn phải ăn, vẫn phải tồn tại thế nhưng lão lại
không dám động chạm đến bất kỳ công việc nào liên quan đến xác chết một lần
nữa, vì thếđành phải làm một số công việc dơ bẩn và mệt nhọc. Đến lúc già rồi
không làm được gì nữa thìđành phải sống qua ngày nhờ tiền trợ cấp của thôn...
Thời Tam quốc, Quan Vũ thua trận bỏ chạy ở Mạch Thành, bị Lã Mông lập
mưu bắt sống, sau đó thà chết không chịu đầu hàng nên hai cha con đều bị Tôn
Quyền ra lệnh chém đầu. Tôn Quyền biết rõ Lưu Bịđau đớn vì mất người em
kết nghĩa sẽ tuyệt đối không dễ dàng bỏ qua nên nghe theo kế gắp lửa bỏ tay
người của Trương Chiêu, đem thủ cấp Quan Vũ dâng tặng Tào Tháo. Theo dã
sử ghi lại, khi Tào Tháo mở chiếc hộp gỗđựng thủ cấp Quan Vũ ra, hai mắt
Quan Vũđột nhiên mở to giận dữ, khiến cho Tào Tháo sợ hãi sinh bệnh nặng,
vội ra lệnh an táng theo lễ của bậc vương hầu. Tuy nhiên chính sử lại không ghi
chép có chuyện thủ cấp trợn trừng mắt như vậy việc hậu táng cho Quan Vũ
ngoài lý do giữa Tào Tháo và Quan Vũ có tình cảm thân thiết còn là vì Tào
Tháo đã biết rõ dụng ý của Tôn Quyền.
Có thể Lưu Niên cũng biết truyền thuyết về việc thủ cấp trợn trừng mắt có
đáng tin hay không, tuy nhiên cho dù việc đó là thật hay là gì cũng hầu như
không mấy liên quan đến vụán này. Mặc dù chắc chắn ông Chí không liên quan
đến vụán nhưng vì bên phía Duyệt Đồng vẫn chưa có kết quả xét nghiệm, hơn
nữa cũng đang không có việc gì nên cứ trò chuyện với ông ta thêm một lát. Dẫu
sao ông ta cũng đã làm bạn với xác chết hơn ba mươi năm, có thể giúp chúng
tôi ít nhiều trong việc điều tra.
Cóđiều sau khi tôi kể lại chuyện phát hiện ra trên sườn núi, ông ta một mực
bảo rằng chuyện đó là không thể. “Thi thể trong vòng chín ngày mà phân hủy
hết chỉ còn lại bộ xương là chuyện hoang đường chỉ có trong “Nghìn lẻ một
đêm” mà thôi. Nếu xác chết phân hủy dễ như thế thì còn cần đến róc xương làm gì? Nên nhớ, róc xương chỉ thực hiện khi xác chết đãđược chôn cất từ ba năm
trở lên mà vẫn chưa phân hủy hết.”
“Theo ông, điều gì khiến cho xác chết có thể phân hủy chỉ còn bộ xương
trong thời gian ngắn như vậy? Không lẽ bị người ta bóc da thịt à?” Tôi hỏi.
“Cũng có thể, lão đã từng làm việc róc xương nên biết rất rõ, mặc dù đây
không phải là việc khó nhưng trong quá trình róc xương không thể tránh khỏi để
lại vết dao cắt. Hơn nữa róc xương là lấy từng khúc xương ra, không thể nào giữ
nguyên hình dạng cơ thể hoàn chỉnh được, còn mặc quần áo vào cho bộ xương
thì lại càng khó hơn.” Kinh nghiệm về mặt này của ông Chí quả thật phong phú
hơn bất kỳ ai, ý kiến của ông cũng rất đáng để tham khảo.
“Nếu không phải bị người khác cắt da róc thịt thì là vì nguyên nhân gì?” Câu
hỏi này quả thật khiến tôi đau đầu nhức óc.
Lúc này ông Chíđã uống cạn hết rượu, trầm tư giây lát rồi sắc mặt bỗng
nhiên lộ vẻ sợ hãi, giọng nói run rẩy: “Lão nhớ ra rồi, hơn năm mươi năm trước
cũng từng xảy ra một chuyện tương tự...”
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom