• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (7 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG 52: ĐI THIẾP

(Thuật xuất hồn ra khỏi cơ thể trong một khoảng thời gian sang cõi giới khác)
Nguồn ảnh: Hoạ sĩ Duy Văn
1f479.png
PHẦN 1: THUẬT ĐI THIẾP CỦA GIỚI TÂM LINH BẮC BỘ
1️⃣
QUAN NIỆM DÂN GIAN:
Đi thiếp là một thuật phép trong tâm linh và tín ngưỡng huyền bí, trong đó người thực hiện sử dụng thuật phép để xuất hồn ra khỏi xác để tiếp xúc và tương tác với thế giới tâm linh khác. Thuật đi thiếp thường được thực hiện bởi các thầy tâm linh ( giới tu đạo, thầy thuỷ) hay người có kiến thức và năng lực đặc biệt trong lĩnh vực này.
2️⃣
NGUỒN GỐC:
Chẳng ai rõ thuật xuất hiện từ bao giờ nhưng phép này được cho là lưu truyền trong một cuốn sách của giới tu thuật trung Hoa và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Vạn Pháp Quy Tông là một cuốn sách huyền bí của Trung Quốc, được cho là có chứa những bí mật về phép thuật và cách thức đạt được sức mạnh siêu nhiên. Cuốn sách được cho là xuất hiện từ thời nhà Đường (618-907 TCN), và kể từ đó đã được lưu truyền trong nhiều thế kỷ. Các phép thuật tiêu biểu được nhắc đến như: phép biến hóa thành động vật, phép bay lượn trên không trung, phép xuyên tường, phép rải đậu biến thành ma có thể tập hợp lại các oan hồn uổng tử lập thành âm binh để đưa ra chiến trường, hoặc hô phong hoán vũ như trường hợp Khổng Minh trong Tam Quốc Chí cầu gió Đông phong giúp Chu Du đánh tan các chiến thuyền của Tào Tháo. Trong đó thuật đi thiếp cũng được nhắc đến, có thể đưa linh hồn con người xuống cõi âm.
Theo nhiều ghi chép, thuật này xuất hiện phổ biến ở nước ta đầu thế kỷ 20, khi các thầy tâm linh đưa vào sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ.
3️⃣
MỤC ĐÍCH:
Cụ thể, đi thiếp có những mục đích như sau:
1f47b.png
1. Tìm kiếm linh hồn người thân đã mất: Người thực hiện thuật đánh đồng thiếp có thể xuất hồn để tìm kiếm linh hồn của người thân đã qua đời. Việc này thường được thực hiện với mục đích liên lạc, giao tiếp hoặc cảm nhận tình cảm với người thân đã mất. Một số khác để giải oan cho người chết hoặc để cầu xin sự giúp đỡ của họ.
1f47b.png
2. Gọi hồn vía người mới mất: Thuật đi thiếp cũng có thể sử dụng để gọi hồn và tương tác với linh hồn của người mới mất, trước khi họ hoàn toàn lìa khỏi xác. Nghi thức này thường được các thầy sử dụng trên người mới mất mà con cháu chưa về kịp.
1f47b.png
3. Ngao du các cõi giới khác nhau: Ngoài việc tiếp xúc với linh hồn người đã mất, đi thiếp còn có thể cho phép người thực hiện tiếp xúc và trải nghiệm các cõi tâm linh khác nhau, như cõi trời, cõi thủy phủ,... Nó xuất hiện trong nhiều câu chuyện đang ngủ thì được đưa xuống cõi âm, địa phủ, hay mơ gặp thần thánh trên thiên đàng.
4️⃣
CÁCH THỨC:
1f47b.png
1. Người thực hiện: Người được chọn để xuất hồn đi thiếp không nhất thiết phải là thầy tâm linh hoặc đồng bóng, mà bất cứ ai cũng có thể tham gia nếu có liên hệ với người âm hay cõi giới mà họ muốn tới.Trước khi bắt đầu đi thiếp, người được giao nhiệm phải trải qua một số nghi thức chay tịnh, ngồi trước bàn thờ.... Xin các thần linh để được bảo hộ.
1f47b.png
2. Chuẩn bị: Người được chọn ngồi hoặc nằm lên giường, nơi bằng phẳng, phủ lên người một tấm vải tơ điều đỏ, có vẽ phép, bùa chú, tay lệnh bài “ thông quan” để không bị ngăn cản.
1f47b.png
3. Thực hiện phép: Thầy tâm linh tuỳ tùng sẽ cùng đọc "thần chú", là những bài bí truyền. Đôi khi, để làm phép cho hiệu nghiệm thầy còn cắt lấy máu đầu lưỡi để thưc hiện nhằm kéo hồn ra khỏi xác mà đi thiếp.
1f47b.png
4. Trạng thái khi đi thiếp: Trong thời gian đi thiếp, người thực hiện sẽ giống như đang ngủ, và có thể lắc lư người, vùng tay chân múa may, và miệng nói lại những câu như khi ở thế giới bên kia đang làm. Người xung quanh có thể nhìn thấy người thực hiện như đang ngủ mơ hoặc trong trạng thái mê sảng.
1f47b.png
5. Kết thúc: Sau một khoảng thời gian nhất định, người xuất hồn sẽ đi xuống cõi âm và tỉnh dậy sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Họ thường trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức như thể đã vượt qua một quãng đường dài đầy khó khăn và nan thác trong thế giới tâm linh. Điều này tương tự triệu chứng với người hay nằm mơ gặp ma quỷ, âm binh, bị dẫn dắt đến nhiều nơi kì lạ…
1f479.png
PHẦN 2: TU THIẾP CỦA NGƯỜI KHMER THEO ẤN GIÁO (sama dhi).
-Dựa theo bài viết báo Tin tức- thông tấn xã Việt Nam
Khác với cách đi thiếp trong tính ngưỡng ở miền Bắc, người miền Nam có một lối “đi thiếp” khác từ sự ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ giáo. Lối tu thiếp của người Khmer có nguồn gốc từ phương pháp tham thiền của phái Yoga ở Ấn Độ, đã tồn tại từ hơn 4000 năm trước. Chính Đức Phật Thích Ca cũng theo phương pháp này khi ngồi dưới gốc bồ đề để đạt đạo.
Người Khmer đã chọn lối tu thiếp vì nhiều lý do, trong đó có việc họ luống tuổi và khó thể học hết được giáo lý để tu theo các bậc sư trụ trì (sadi) hay các tỳ kheo. Do đó, họ đã chọn cách tu thiếp như một phương thức thay thế. Tu thiếp cũng có một người dẫn thiền thường là các nhà sư gọi là các lục Crou Sôt (vị sư thông thạo giáo lý ở chùa)
Lối tu thiếp còn nhằm giúp người tu thấy rõ tiền kiếp của mình, từ đó biết được số phận của mình, bao gồm cả những khía cạnh nghèo khó hay giàu có, cũng như kiếp đầu thai của thú vật. Họ cũng nhìn thấy công ơn của cha mẹ đã sinh đẻ và nuôi dưỡng mình như thế nào. Bên cạnh đó, lối tu thiếp giúp họ thấu hiểu về tính vô ngã của con người và sự khổ đau của chúng sinh, từ đó tìm đường giải thoát.
Đáng chú ý là lối tu thiếp không phân biệt nam, nữ hay tuổi tác, mà bất kỳ ai cũng có thể tu theo lối này. Điều quan trọng là tâm hồn của họ và lòng thành tâm trong việc tu học.
Người tu thiếp phải cạo đầu, mặc đồ trắng và tuân thủ bát giới gồm các quy tắc như không sát sinh, không trộm cắp, không lấy vợ hoặc chồng của người khác, không nói dối, không uống rượu, không ăn sai quy định, không nghe đàn nhạc hay ca nhạc và không nằm nệm sang trọng ở nơi quá cao. Những nguyên tắc này giúp họ giữ tâm thanh tịnh và tập trung vào tu học tâm linh.
Tu thiếp mang lại những kết quả tích cực như hồi tâm chuyển ý, giúp tăng cường niềm tin và hiểu biết về tâm linh. Người thực hành tu còn có cơ hội trải nghiệm cảnh Niết bàn, cảnh Phật và lựa chọn tu trọn kiếp trong chùa. Những người không thể xuất gia thường tạo công đức bằng cách làm việc thiện, cầu nguyện cho linh hồn được giải thoát.
Kết thúc tu thiếp, mọi người trong gia đình và bà con tham dự lễ ra thiếp, mừng người thực hành đã đạt được nguyện vọng trong tu học tâm linh.
Bạn có thấy nó giống với thể loại thiền “quy hồi tiền kiếp” không?
1f479.png
PHẦN 3: ĐI THIẾP TRONG DÂN
Đi thiếp là một khái niệm có nhiều biến thể trong các đạo giáo và phong tục văn hoá khác nhau, nhưng ý nghĩa chung của nó là đưa linh hồn người còn sống sang một cõi giới khác. Trong dân gian, câu chuyện đi thiếp có thể xảy ra trong giấc mơ của những người bình thường mà họ không biết trước được. Chúng phụ thuộc vào căn duyên của con người với thế giới tâm linh.
Có các trường hợp phổ biến:
1f47b.png
1. Những người tu tập, sống đạo, thường xuyên lễ bái chùa chiền được trải qua trạng thái đi thiếp đến các thế giới cõi tiên thánh, Phật trời, hay chứng kiến niết bàn. Họ nhận lời răn dạy từ các đấng bề trên trong cõi thần linh.
1f47b.png
2. Những người đã gieo duyên ác, có khẩu nghiệp bất hiếu, tham lam, hay sống thất đức, có thể đi thiếp đến các cõi địa ngục, chứng kiến cảnh đoạ đày sau cái chết. Từ đó, họ nhận ra tội lỗi và tu tâm dưỡng tánh. Trường hợp này có thể là một cách gia tiên, các bậc bề trên tạo ra để răn dạy con cháu hướng thiện.
1f47b.png
3. Những người được người cõi âm, ma quỷ dẫn hồn đi đến nhiều cõi giới khác. Điều này xảy ra với những người mắc duyên âm, mắc đằng dưới...
Các trường hợp trên thể hiện sự đa dạng và phức tạp của khái niệm đi thiếp trong tâm linh và văn hóa dân gian.
Chuyện kể dân gian:
1f47b.png
Thủ Huồng xuống địa phủ:
Cách đây khoảng 300 năm, ở xứ Đồng Nai (Cù Lao Phố - Đồng Nai) có viên nha lại tên Võ Thủ Hoằng tự Thủ Huồng, nổi tiếng giàu có nhờ cho vay tiền nặng lãi. Sau khi vợ mất sớm và không có con cái, ông cảm thấy cô đơn và hụt hẫng. Ông quyết định đi thiếp xuống m phủ để tìm hiểu về cõi giới khác. Trên đường đi, ông gặp một cái gông lớn và được quỷ sai cho biết rằng đó là gông dành cho ông Thủ Huồng vì ông đã làm nhiều điều ác đức. Ông sợ hãi và hỏi cách để tránh bị đóng gông đó. Người ta giúp ông thấy rằng ông phải ăn hiền ở lành và tu dưỡng đức. Khi ông trở về, ông dùng tiền của mình để giúp đỡ người nghèo, xây dựng một cái bè giữa ba sông để cất giữ gạo, củi, muối và nước ngọt cho những người qua lại. Đó cũng là địa danh sau này gọi là Nhà Bè.
Sau một thời gian, ông lại đi thiếp và thấy cái gông đã nhỏ đi nhưng vẫn còn. Ông tiếp tục làm thiện nguyện và xây dựng một ngôi chùa Phật tại Cù Lao Phố. Ngày nay, ngôi chùa vẫn tồn tại và được gọi là Chùa Thủ Huồng.
* Cù lao Phố là một cù lao được bao bọc bởi hai nhánh của sông Đồng Nai, về hành chính là phường Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
* Theo nhiều nguồn tư liệu, việc đi thiếp của ông Thủ Huồng còn có phiên bản liên quan đến Chợ âm dương Ma Mảnh ở Quảng Yên (Quảng Ninh)- xem ở bài viết trước về Chợ âm dương. Truyện cho rằng ông đã tìm đến chợ để gặp vong hồn người vợ đã mất của mình, sau đó được thị dẫn đi xuống ngao du m Phủ.
5️⃣
ĐI THIẾP THEO KHOA HỌC
Song, các nhà khoa học hiện đại giải thích đi thiếp chẳng khác nào thuật thôi miên, áp dụng bằng điện lực. Những hình ảnh tưởng như cõi âm mà người tham gia nhìn thấy chẳng qua chỉ là ảo giác trong lúc không kiểm soát được bản thân.
6️⃣
BÀI HỌC - Ý NGHĨA:
Mặc dù đây là một hiện tượng huyền bí dân gian chưa được kiểm chứng cụ thể, tuy nhiên nó thể hiện mong cầu của người xưa trong việc hướng thiện, rằng vẫn còn đâu đó cuộc sống sau cái chết. Họ tạo ra sự kết nối giữa thế giới sống và thế giới bên kia nhằm tưởng nhớ người thân đã mất. Từ những câu chuyện đi thiếp, người ta rút ra bài học về nhân quả ở đời, khuyến khích con người tỉnh thức sớm, không chờ đến khi mất đi mới nhận ra tội nghiệp, tránh trải qua những đau khổ trong kiếp luân hồi.
Chú ý: một số ngôn từ liên quan tới "đánh đồng thiếp" sẽ không được nhắc tới, thay vào đó dùng chung từ đi thiếp trong dân gian.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom