Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 150 - Chương 150: Cách gây thiện cảm chính xác (8)
Đứa trẻ nghe thấy giọng nói đó vô thức ngừng lại, không khóc nữa mà ngẩng lên nhìn đối phương với đôi mắt ầng ậng nước đầy đáng thương. Sau đó liền òa lên gào khóc, rồi chạy vội về phía chỗ mấy đứa bạn đằng sau.
Đừng coi thường mấy đứa trẻ con, tính cảnh giác của chúng nó cao lắm.
Cả nông trang chỉ có mấy hộ tá điền với nhau, mọi người đều quen biết hết cả, đột nhiên xuất hiện một người đàn ông lạ, mặt mũi còn đen nhẻm xấu xí, ai mà chẳng giật mình hoảng sợ?
Mấy đứa trẻ con hét to chạy tóe khói, khiến cho những người lớn đang làm việc gần đấy chú ý đến.
Cái thời buổi này, những kẻ bắt cóc trẻ con mang đi buôn bán nhiều vô số kể. Để đề phòng những bi kịch như thế tiếp tục xảy ra, người lớn thường hay kể cho lũ trẻ chuyện những tên bắt cóc bán trẻ con, hoặc là chuyện những con thú hoang tha trẻ con vào rừng ăn thịt, để nhắc nhở lũ trẻ cảnh giác với những kẻ lạ mặt, hay không được chạy chơi lung tung.
Nghe thấy tiếng hét của bọn trẻ con, hai người đàn ông đang làm việc dưới ruộng vội vã vác cuốc chạy đến.
“Tránh ra! Đang làm cái gì thế hả? Tránh xa lũ trẻ con ra, bằng không tao đập chết mày bây giờ!”
Một người tá điền giơ cuốc lên uy hiếp, người còn lại bảo vệ đứa trẻ đang sợ hãi. Hai người họ nhìn chằm chằm vào người đàn ông mặt mũi đen nhẻm: “Tao nói cho mày biết, đây là nông trang của quý nhân, không muốn chết thì mau cút ra khỏi đây!”
Người đàn ông đen nhẻm mặt mũi đỏ bừng, có vẻ xấu hổ, xua xua tay, ý bảo bọn họ không cần phải đề phòng ông ta. Nhưng mặt mũi ông ta đen sì sì, nên không thể nhìn rõ biểu cảm xấu hổ trên mặt.
“Không, không… tôi không phải là người xấu… hai vị đại ca không cần như thế… tôi chỉ là người qua đường mà thôi… đừng… đừng như thế…”
Ông ta tiến gần thêm một bước, hai tá điền nọ lại càng đề cao cảnh giác hơn.
Chưa nói đến cái khác, chỉ riêng cái dáng người lưng hùm vai gấu của gã đàn ông nọ, cho dù là mặc vải thô nhưng vẫn không che dấu được khí thế của mình.
Một tá điền liếc mắt ra hiệu cho người còn lại, miệng thì nói: “Nếu như ông đã là người qua đường thì mau mau đi đi.”
Người đàn ông đó xoa xoa bàn tay, ngượng ngịu nói, “Vậy, vậy… có thể cho tôi xin miếng nước được không… tôi đi đường mấy ngày trời, giầy rơm rách mất rồi, cũng không có gì bỏ bụng… tôi… không biết hai vị đại ca có thể giúp tôi một chút được không…”
Nói đến đó hai tá điền mới để ý đến đôi giày rơm người đàn ông nọ đang đi đã mòn mất đế, để lộ ra đầu ngón chân đen sì, bàn chân còn có những bọng nước rách ra lẫn với vệt máu.
Thấy ánh mắt chăm chú của bọn họ, người đàn ông bất an lùi lại.
Nhìn dáng vẻ đáng thương của người đàn ông, lại xác nhận ông ta không có ác ý, hai người tá điền nọ mới mềm lòng, cái thời thế này có mấy ai sống dễ dàng.
Sau khi loại bỏ nghi ngờ, một trong hai tá điền đó mới thở phào một hơi, chỉ cần không phải là lũ bắt cóc trẻ con hay thổ phỉ trong núi là được. Người dân nơi này tương đối chất phác, rất mến khách, giúp đỡ người qua đường cũng là chuyện bình thường.
“Nhìn chân ông anh đã rách cả rồi kìa, nếu không ngại thì đi tạm đôi của yêm* nhé.”
*Yêm = tôi, một các xưng hô địa phương.
Nói rồi, người tá điền đó lấy đôi giày rơm vắt trên vai xuống đưa cho người đàn ông nọ, ý bảo ông ta đi vào.
Bởi vì những người làm ruộng như bọn họ đi giày rơm thường rất tốn, cho nên lúc đi làm ruộng hay mang thêm một đôi sơ cua.
“Cái này… thật ngại quá đi mất…” Người đàn ông xấu hổ không dám nhận, nhưng đối phương nhiệt tình quá cuối cùng vẫn rụt rè đi đôi giày mới vào, “Đa tạ hai vị đại ca.”
“Ôi, có cái gì đâu mà phải cám ơn.” Người tá điền thân thiện cười xòa, đặt cái cuốc xuống, một tay xoa đầu cậu bé con đang túm chặt lấy chân anh ta, nói: “Ông anh cũng đừng để ý, bây giờ lũ bắt con trẻ con mang đi bán nhiều lắm. Đợt trước mấy cái thôn quanh đây có ba đứa trẻ con mất tích, mẹ chúng nó mất con khóc mù cả mắt, cho nên yêm mới trông mấy đứa trẻ chặt như thế.”
Người đàn ông nọ cũng không để ý, cười nói, “Đúng thế, bây giờ loạn lắm, vẫn nên trông chặt mấy đứa trẻ. Mà mấy đứa nhóc cũng rất giỏi, còn biết khóc to lên gọi người lớn. Thôn nhà tôi trước kia, trẻ con mất tích mà không một ai biết cả.”
Nói đến chuyện này, mấy người tá điền lại có thêm thiện cảm với người đàn ông này. Bạn đang đọc truyện tại Vietwriter.vn
“Giờ này sắp ăn cơm rồi, bằng không ông anh đến nhà yêm ăn cơm nhé, mấy đứa nhóc nghịch ngợm này cũng bị ông anh dọa cho hết hồn rồi.”
Anh tá điền vỗ vỗ thằng bé đang túm ống quần mình, vẻ mặt rất yêu chiều. Hiển nhiên, đứa trẻ va phải người đàn ông nọ chính là con của tá điền này.
Anh tá điền một tay vác quốc một tay bế cậu nhóc lên rồi dẫn theo mấy đứa trẻ con đi về phía nông trang.
Người đàn ông nọ từ tốn đi theo anh tá điền, lại cảm thán một câu: “Bây giờ rất hiếm thấy trẻ con khỏe mạnh như thế này…”
“Chẳng thế nữa à? Ngay cả người lớn còn không có cái gì mà ăn, lấy đâu ra tiền mà nuôi mấy đứa trẻ con?” Anh tá điền cảm khái một câu, vẻ mặt có chút thương cảm, nhưng sau đó liền tỏ ra rất tự hào, “Cũng may là yêm gặp được chủ nhà tốt, cuộc sống mới được như hôm nay đấy.”
Người đàn ông nọ không hỏi nữa đi theo anh tá điền đó về nhà. Vừa về đến nhà, anh tá điền đã hét gọi.
“Mẹ nó ơi, có bánh chưa, mau mang ra đây hai cái, mang cả nước ấm nữa nhé.”
“Biết cha nó về rồi, hét cái gì mà hét, gọi hồn à.” Một người phụ nữ mặc váy làm từ vải thô nhưng trông rất sạch sẽ tay cầm hai cái bánh nóng hổi bước ra.
Anh tá điền vui vẻ nói: “Cho người anh em này chút nước ấm nhé, nhân lúc còn ấm uống cho đỡ mệt.”
Người đàn ông nọ định nói uống nước lạnh là được rồi nhưng không ngờ người phụ nữ kia đã nhanh chân đi vào trong, vừa đi vừa càu nhàu nói, “Vâng, quý hóa lắm cơ, uống nước cũng phải đun, củi trong nhà cũng phải mua đó.”
“Phu nhân chả bảo là uống nước lạnh dễ sinh bệnh rồi còn gì, chỉ bảo mẹ nó đun nước thôi mà, còn sinh sự cái chi chi…”
Hai vợ chồng tuy rằng cãi cọ nhưng rõ ràng tình cảm của bọn họ rất tốt.
Đừng coi thường mấy đứa trẻ con, tính cảnh giác của chúng nó cao lắm.
Cả nông trang chỉ có mấy hộ tá điền với nhau, mọi người đều quen biết hết cả, đột nhiên xuất hiện một người đàn ông lạ, mặt mũi còn đen nhẻm xấu xí, ai mà chẳng giật mình hoảng sợ?
Mấy đứa trẻ con hét to chạy tóe khói, khiến cho những người lớn đang làm việc gần đấy chú ý đến.
Cái thời buổi này, những kẻ bắt cóc trẻ con mang đi buôn bán nhiều vô số kể. Để đề phòng những bi kịch như thế tiếp tục xảy ra, người lớn thường hay kể cho lũ trẻ chuyện những tên bắt cóc bán trẻ con, hoặc là chuyện những con thú hoang tha trẻ con vào rừng ăn thịt, để nhắc nhở lũ trẻ cảnh giác với những kẻ lạ mặt, hay không được chạy chơi lung tung.
Nghe thấy tiếng hét của bọn trẻ con, hai người đàn ông đang làm việc dưới ruộng vội vã vác cuốc chạy đến.
“Tránh ra! Đang làm cái gì thế hả? Tránh xa lũ trẻ con ra, bằng không tao đập chết mày bây giờ!”
Một người tá điền giơ cuốc lên uy hiếp, người còn lại bảo vệ đứa trẻ đang sợ hãi. Hai người họ nhìn chằm chằm vào người đàn ông mặt mũi đen nhẻm: “Tao nói cho mày biết, đây là nông trang của quý nhân, không muốn chết thì mau cút ra khỏi đây!”
Người đàn ông đen nhẻm mặt mũi đỏ bừng, có vẻ xấu hổ, xua xua tay, ý bảo bọn họ không cần phải đề phòng ông ta. Nhưng mặt mũi ông ta đen sì sì, nên không thể nhìn rõ biểu cảm xấu hổ trên mặt.
“Không, không… tôi không phải là người xấu… hai vị đại ca không cần như thế… tôi chỉ là người qua đường mà thôi… đừng… đừng như thế…”
Ông ta tiến gần thêm một bước, hai tá điền nọ lại càng đề cao cảnh giác hơn.
Chưa nói đến cái khác, chỉ riêng cái dáng người lưng hùm vai gấu của gã đàn ông nọ, cho dù là mặc vải thô nhưng vẫn không che dấu được khí thế của mình.
Một tá điền liếc mắt ra hiệu cho người còn lại, miệng thì nói: “Nếu như ông đã là người qua đường thì mau mau đi đi.”
Người đàn ông đó xoa xoa bàn tay, ngượng ngịu nói, “Vậy, vậy… có thể cho tôi xin miếng nước được không… tôi đi đường mấy ngày trời, giầy rơm rách mất rồi, cũng không có gì bỏ bụng… tôi… không biết hai vị đại ca có thể giúp tôi một chút được không…”
Nói đến đó hai tá điền mới để ý đến đôi giày rơm người đàn ông nọ đang đi đã mòn mất đế, để lộ ra đầu ngón chân đen sì, bàn chân còn có những bọng nước rách ra lẫn với vệt máu.
Thấy ánh mắt chăm chú của bọn họ, người đàn ông bất an lùi lại.
Nhìn dáng vẻ đáng thương của người đàn ông, lại xác nhận ông ta không có ác ý, hai người tá điền nọ mới mềm lòng, cái thời thế này có mấy ai sống dễ dàng.
Sau khi loại bỏ nghi ngờ, một trong hai tá điền đó mới thở phào một hơi, chỉ cần không phải là lũ bắt cóc trẻ con hay thổ phỉ trong núi là được. Người dân nơi này tương đối chất phác, rất mến khách, giúp đỡ người qua đường cũng là chuyện bình thường.
“Nhìn chân ông anh đã rách cả rồi kìa, nếu không ngại thì đi tạm đôi của yêm* nhé.”
*Yêm = tôi, một các xưng hô địa phương.
Nói rồi, người tá điền đó lấy đôi giày rơm vắt trên vai xuống đưa cho người đàn ông nọ, ý bảo ông ta đi vào.
Bởi vì những người làm ruộng như bọn họ đi giày rơm thường rất tốn, cho nên lúc đi làm ruộng hay mang thêm một đôi sơ cua.
“Cái này… thật ngại quá đi mất…” Người đàn ông xấu hổ không dám nhận, nhưng đối phương nhiệt tình quá cuối cùng vẫn rụt rè đi đôi giày mới vào, “Đa tạ hai vị đại ca.”
“Ôi, có cái gì đâu mà phải cám ơn.” Người tá điền thân thiện cười xòa, đặt cái cuốc xuống, một tay xoa đầu cậu bé con đang túm chặt lấy chân anh ta, nói: “Ông anh cũng đừng để ý, bây giờ lũ bắt con trẻ con mang đi bán nhiều lắm. Đợt trước mấy cái thôn quanh đây có ba đứa trẻ con mất tích, mẹ chúng nó mất con khóc mù cả mắt, cho nên yêm mới trông mấy đứa trẻ chặt như thế.”
Người đàn ông nọ cũng không để ý, cười nói, “Đúng thế, bây giờ loạn lắm, vẫn nên trông chặt mấy đứa trẻ. Mà mấy đứa nhóc cũng rất giỏi, còn biết khóc to lên gọi người lớn. Thôn nhà tôi trước kia, trẻ con mất tích mà không một ai biết cả.”
Nói đến chuyện này, mấy người tá điền lại có thêm thiện cảm với người đàn ông này. Bạn đang đọc truyện tại Vietwriter.vn
“Giờ này sắp ăn cơm rồi, bằng không ông anh đến nhà yêm ăn cơm nhé, mấy đứa nhóc nghịch ngợm này cũng bị ông anh dọa cho hết hồn rồi.”
Anh tá điền vỗ vỗ thằng bé đang túm ống quần mình, vẻ mặt rất yêu chiều. Hiển nhiên, đứa trẻ va phải người đàn ông nọ chính là con của tá điền này.
Anh tá điền một tay vác quốc một tay bế cậu nhóc lên rồi dẫn theo mấy đứa trẻ con đi về phía nông trang.
Người đàn ông nọ từ tốn đi theo anh tá điền, lại cảm thán một câu: “Bây giờ rất hiếm thấy trẻ con khỏe mạnh như thế này…”
“Chẳng thế nữa à? Ngay cả người lớn còn không có cái gì mà ăn, lấy đâu ra tiền mà nuôi mấy đứa trẻ con?” Anh tá điền cảm khái một câu, vẻ mặt có chút thương cảm, nhưng sau đó liền tỏ ra rất tự hào, “Cũng may là yêm gặp được chủ nhà tốt, cuộc sống mới được như hôm nay đấy.”
Người đàn ông nọ không hỏi nữa đi theo anh tá điền đó về nhà. Vừa về đến nhà, anh tá điền đã hét gọi.
“Mẹ nó ơi, có bánh chưa, mau mang ra đây hai cái, mang cả nước ấm nữa nhé.”
“Biết cha nó về rồi, hét cái gì mà hét, gọi hồn à.” Một người phụ nữ mặc váy làm từ vải thô nhưng trông rất sạch sẽ tay cầm hai cái bánh nóng hổi bước ra.
Anh tá điền vui vẻ nói: “Cho người anh em này chút nước ấm nhé, nhân lúc còn ấm uống cho đỡ mệt.”
Người đàn ông nọ định nói uống nước lạnh là được rồi nhưng không ngờ người phụ nữ kia đã nhanh chân đi vào trong, vừa đi vừa càu nhàu nói, “Vâng, quý hóa lắm cơ, uống nước cũng phải đun, củi trong nhà cũng phải mua đó.”
“Phu nhân chả bảo là uống nước lạnh dễ sinh bệnh rồi còn gì, chỉ bảo mẹ nó đun nước thôi mà, còn sinh sự cái chi chi…”
Hai vợ chồng tuy rằng cãi cọ nhưng rõ ràng tình cảm của bọn họ rất tốt.
Bình luận facebook