Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1747 - Chương 1747
Chương 1747CHẾ ĐỘ THUẾ KHÓA
Tôn Lan nói: “Ta đã bàn bạc với Dung Lễ rồi, chuyện này liên quan tới quá nhiều thứ, không tiện làm ngoài sáng, chỉ có thể cùng cách dâng mật thư thôi.”
Nếu như làm ngoài sáng, sẽ có rất nhiều người có thể tiếp xúc với cuốn sổ con này, có muốn cũng không giấu được tin tức.
Nếu như chuyển lên bằng hình thức thư mật, chỉ có chủ công cùng với những trọng thần tâm phúc mới có thể đọc được nội dung ở bên trong.
So với việc công khai làm, thì đệ trình bằng thư mật có tính bí mật cao hơn nhiều.
Trường Sinh không nhịn được nhíu mi: “Nếu chỉ vì thử thách của Tĩnh Tuệ tỷ tỷ, cũng không nhất thiết phải làm như vậy.”
Một khi làm không tốt, gây thù với vô số người đã đành, chỉ e sẽ mất luôn cả tính mạng.
Phong Nghi nói: “Ban đầu chỉ là vì chuyện này, nhưng sau khi viết xong, ta phát hiện ý nghĩa của nó không chỉ có như vậy.”
Trường Sinh hơi hơi lo lắng, nhưng cô bé vẫn nhịn xuống nghe Phong Nghi giải thích.
Phong Nghi nói: “Ta còn nhớ, trước khi ta với A Lan tòng quân, vào tiết học cuối cùng của phu tử ở thư viện, đề bài hôm đó là ‘người trong thời loạn’. Phu tử bảo bọn ta thảo luận nghiên cứu nguyên nhân căn bản gây ra loạn thế. Nếu như ta nhớ không nhầm, phu tử còn định biên soạn thành sách nữa...”
Trường Sinh gật đầu.
Cô bé cũng là học sinh lâu năm rồi, nội dung học tập lại càng bám sát vào chính trị thời cuộc hơn, cô bé cũng đã từng học những buổi học tương tự như vậy.
Phong Nghi tiếp tục nói: “Đề bài này, ta còn nhớ có không ít đồng môn nói là hoàng thất hoang phí tham lam, sưu cao thuế nặng, bởi vì bọn họ làm sai, cho nên thiên hạ mới đại loạn, cũng có người nói quan lại là cùng một giuộc, khiến cho dân chúng trăm họ phải chịu nỗi khổ nước sôi lửa bỏng, cũng có người nói là do thiên tai nhân họa dồn dập, dân chúng mới biến thành bạo dân. Đông Khánh như thế, Nam Thịnh như thế, nhưng đáp án của vấn đề này thật sự nông cạn đơn giản như vậy sao?”
Trường Sinh nói: “Tất nhiên là không phải, những điều đó chỉ là một phần của nguyên nhân mà thôi, không phải nguyên nhân chính.”
Khéo là, một thời gian trước Trường Sinh cũng từng học bài giống như vậy.
Cô bé đến học với ông nội nhà mình, đã học được rất nhiều điều từ lão nhân gia thông minh này.
Nguyên nhân khiến cho một quốc gia phải diệt vong không thể chỉ do yếu tố bộ phận được, mà phải liên quan tới yếu tố chỉnh thể nữa.
Phong Nghi nói: “Ta cũng nghĩ như vậy. Sau khi vào trong quân doanh, ta lại thỉnh giáo thêm vài vị quân sư nữa, cũng có những lý giải khác về điều đó. Kỳ Quan quân sư từng nói về vấn đề quốc khố những năm cuối của Đông Khánh, hoàng thất thích đao to búa lớn, tham ô quân nhu là một vấn đề, nhưng cũng không thể che giấu được sự thật là thu nhập của quốc khố giảm xuống trong mấy năm liên tục. Số tiền đó lại không thể thỏa mãn cho hoàng thất tiêu xài, lấy đâu ra tiền trang bị quân nhu? Vấn đề là, dựa theo tra xét dân cư lần gần nhất, trước khi Đông Khánh diệt quốc, dân số không giảm mà ngược lại còn tăng, nhưng thuế ngân quốc khố đã không tăng lại còn giảm. Vậy rốt cuộc là có vấn đề ở chỗ nào thế? Chỉ là bởi vì có người tham ô tiền thuế, đứng giữa kiếm lời bỏ túi riêng ư? Nào có đơn giản như vậy...”
Trường Sinh nói: “Dung Lễ ca ca, chuyện này... không phải chưa có ai từng nghĩ tới, nhưng cũng không ai dám đụng vào.”
Những gì mà Phong Nghi nói, tất nhiên Trường Sinh cũng từng suy nghĩ rồi, dưới sự chỉ bảo của ông nội, cô bé cũng lột tơ rút kén phân tích được không ít nội dung.
Cho dù lý giải của cô bé không được sâu sắc như Phong Nghi, nhưng phương hướng đại khái vẫn đúng.
Bởi vì năm nước trong thiên hạ đều là từ triều Đại Hạ xé nhỏ ra, nhìn chung thì chế độ thuế khóa lao dịch ở các quốc gia đều giống như nhau, chỉ có chi tiết là khác.
Thứ gọi là thuế ruộng, đó chính là lấy ruộng đất làm đối tượng thu, còn phục dịch thì lấy đầu người làm đối tượng trưng thu, có thể là thực vật cũng có thể là sức người.
Lấy Đông Khánh ra làm ví dụ, chế độ lao dịch thuế khóa ở Đông Khánh khá là phức tạp, nhìn chung thì bọn họ vẫn đang tiếp tục sử dụng khuôn mẫu từ thời kỳ Đại Hạ.
Những việc thanh niên trai tráng đi phục dịch phải làm không chỉ nhiều mà còn rất nặng nề, nếu không muốn đi lính thì phải nộp thuế ruộng nhất định tính theo đầu người, cho dù không đi làm lính thì vẫn phải nộp một khoản thuế đầu người nhất định. Ngược lại, những thứ thuế phải nộp lại không nhiều tới vậy, nhưng nói đến thì cũng rất khủng bố.
Thuế ruộng là lấy một tỷ lệ nhất định từ trong sản lượng bình quân trên số sản lượng từ ruộng đất chiếm được.
Chiếm sản lượng là thế như thế nào?
Là chiếm sản lượng chia đầu người trong một hộ gia đình.
Ví dụ như cha Mã có một tỷ, người nghèo Giáp có không đồng, thì số tiền bình quân của hai người phải nộp là năm trăm triệu.
Rút thành quả từ sản lượng ra còn dễ hiểu hơn nữa, mỗi mẫu ruộng sản xuất được mười phần thì quan phủ rút mất năm phần, tỷ lệ này còn coi là thấp, có một khoảng thời gian thậm chí quan phủ còn rút tới tám phần. Nói theo các khác, thu hoạch mà nông dân vất vả trồng trọt suốt một năm, quan phủ sẽ thu mất từ năm phần đến tám phần, còn lại hai phần thì để cho dân chúng, hai phần này còn phải khấu trừ thuế đầu người của cả gia đình cùng với những khoản thuế trời ơi đất hỡi nữa.
Chỉ với chút lương thực đó còn không đủ để bọn họ ăn no, càng khỏi phải nói tới rút bớt ra nộp lên quan phủ để miễn trừ việc lao dịch nặng nhọc.
Nếu như việc lao dịch rơi vào trên đầu nhà ngươi, vậy thì ngoan ngoãn nộp người ra đi.
Đương nhiên, những chuyện thế này chỉ có đối với dân chúng bình thường thôi, còn sĩ tộc và con ông cháu cha có đặc quyền, giảm thuế miễn lao dịch, chỉ cần một chút gì đó là có thể đối phó được.
Thời kỳ đầu Đông Khánh dựng nước, quả thật trong tay của dân chúng bình thường có không ít ruộng tốt, chiếm sản lượng cũng không phải rất quá đáng, nhưng thiên tai nhân họa không phải chuyện con người có thể đoán trước được, có rất nhiều ruộng đất bị dân chúng bán cho sĩ tộc với giá thấp. Đám sĩ tộc cấp cao lấy được càng nhiều đất đai từ tay của dân chúng, đạt được mục đích thôn tính, ruộng đất trong tay dân chúng càng ngày càng ít, nhưng khoản thuế thu từ chiếm sản lượng làm tiêu chuẩn lại không hề ít hơn.
Nói theo cách đơn giản thì là thu nhập thấp đi, nhưng tiền thuế phải nộp lại không giảm xuống, cũng tức là tiền tới tay dân chúng ít đi.
Thời gian càng lâu, dân chúng không chịu nổi gánh nặng, càng ngày càng nhiều người tự bán rẻ bản thân làm nông nô hoặc cố nông cho sĩ tộc, nương tựa vào đó tranh thủ đường sống.
Sau khi thôn tính hết ruộng đất, ruộng đất trong tay sĩ tộc lại càng nhiều, nhưng bọn chúng là tầng lớp có đặc quyền, số lượng ruộng đất mà bọn chúng chiếm được trong thực tế lớn hơn số lượng chiếm được trên lý thuyết nhiều, điều này tức là ruộng đất trong tay bọn họ càng nhiều, lượng ruộng miễn thuế cũng sẽ càng nhiều, thu nhập tự nhiên sẽ càng cao.
Không chỉ có như vậy, sĩ tộc còn có thể dùng đặc quyền của chúng tiến hành giảm miễn số tiền thuế vốn đã thấp của bọn chúng.
Dân chúng nghèo khổ thì càng lúc càng nghèo, sĩ tộc giàu có thì càng ngày càng giàu có.
Dân chúng nộp thuế ít đi, sĩ tộc nộp thuế lại không tăng, nhìn chung thu nhập của quốc khố tự nhiên cũng sẽ thấp đi.
Hơn nữa, quan phủ ở các địa phương tham ô tiền thuế, thu nhập của quốc khố có thể tăng lên mới là chuyện lạ.
Quốc khố không có tiền, nghèo đến mức không phát nổi bổng lộc cho các quan viên, quốc gia này sớm muộn gì cũng đi đời.
Tình hình của Đông Khánh thật ra không tồi tệ đến như vậy, nhưng cũng không chịu nổi việc hoàng thất tiêu tiền hoang phí, cứ mãi như thế thì chính là tự tìm đường chết.
Trường Sinh còn nhớ rõ lời nói của phu tử trong thư viện - Trình Tĩnh tiên sinh: Thuế khóa chính là gốc rễ để quốc gia dựng nước.
Đám ngụy quân tử nói tiền tài như cặn bã đều nên đi nuốt phân.
Không nói đâu xa, chỉ riêng chuyện hưng suy của mấy vương triều quốc gia gần đây đã nói lên tầm quan trọng của thuế khóa quốc khố.
Nếu như muốn động vào việc này, mâu thuẫn giữa Khương Bồng Cơ với các sĩ tộc sẽ càng gay gắt hơn nữa.
Cho dù là gió đông thổi bạt gió tây, hay là gió tây áp đảo gió đông, thì tên khốn đưa ra cải cách thuế khóa đều sẽ bị kéo ra ngoài tế trời đó.
Trường Sinh nhìn Phong Nghi, ánh mắt tràn ngập vẻ đấu tranh.
“Muội yên tâm, ta biết chừng mực.” Phong Nghi biết Trường Sinh lo lắng, bèn dịu dàng nói: “Không có chuyện chủ công không biết quan hệ thiệt hơn trong đó đâu. Ngài ấy cũng là trưởng bối nhìn ta lớn lên, nếu thật sự muốn bắt người khai đao, cũng sẽ không khai đao với hai tên nhóc hỉ mũi chưa sạch như ta và A Lan đâu.”
Nói thẳng ra là, buộc cậu với Tôn Lan vào thành một vẫn chưa đủ sức nặng.
Nếu thật sự muốn cải cách, hơn phân nửa phải tính kế giật dây một vị sĩ tộc xui xẻo nào đó, dùng cả nhà người ta để tế thiên thờ thần.
Lần này nhìn như mạo hiểm rất lớn, nhưng nếu làm được, Phong Nghi có thể bớt được hai mươi năm phấn đấu đó. Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Tôn Lan nói: “Ta đã bàn bạc với Dung Lễ rồi, chuyện này liên quan tới quá nhiều thứ, không tiện làm ngoài sáng, chỉ có thể cùng cách dâng mật thư thôi.”
Nếu như làm ngoài sáng, sẽ có rất nhiều người có thể tiếp xúc với cuốn sổ con này, có muốn cũng không giấu được tin tức.
Nếu như chuyển lên bằng hình thức thư mật, chỉ có chủ công cùng với những trọng thần tâm phúc mới có thể đọc được nội dung ở bên trong.
So với việc công khai làm, thì đệ trình bằng thư mật có tính bí mật cao hơn nhiều.
Trường Sinh không nhịn được nhíu mi: “Nếu chỉ vì thử thách của Tĩnh Tuệ tỷ tỷ, cũng không nhất thiết phải làm như vậy.”
Một khi làm không tốt, gây thù với vô số người đã đành, chỉ e sẽ mất luôn cả tính mạng.
Phong Nghi nói: “Ban đầu chỉ là vì chuyện này, nhưng sau khi viết xong, ta phát hiện ý nghĩa của nó không chỉ có như vậy.”
Trường Sinh hơi hơi lo lắng, nhưng cô bé vẫn nhịn xuống nghe Phong Nghi giải thích.
Phong Nghi nói: “Ta còn nhớ, trước khi ta với A Lan tòng quân, vào tiết học cuối cùng của phu tử ở thư viện, đề bài hôm đó là ‘người trong thời loạn’. Phu tử bảo bọn ta thảo luận nghiên cứu nguyên nhân căn bản gây ra loạn thế. Nếu như ta nhớ không nhầm, phu tử còn định biên soạn thành sách nữa...”
Trường Sinh gật đầu.
Cô bé cũng là học sinh lâu năm rồi, nội dung học tập lại càng bám sát vào chính trị thời cuộc hơn, cô bé cũng đã từng học những buổi học tương tự như vậy.
Phong Nghi tiếp tục nói: “Đề bài này, ta còn nhớ có không ít đồng môn nói là hoàng thất hoang phí tham lam, sưu cao thuế nặng, bởi vì bọn họ làm sai, cho nên thiên hạ mới đại loạn, cũng có người nói quan lại là cùng một giuộc, khiến cho dân chúng trăm họ phải chịu nỗi khổ nước sôi lửa bỏng, cũng có người nói là do thiên tai nhân họa dồn dập, dân chúng mới biến thành bạo dân. Đông Khánh như thế, Nam Thịnh như thế, nhưng đáp án của vấn đề này thật sự nông cạn đơn giản như vậy sao?”
Trường Sinh nói: “Tất nhiên là không phải, những điều đó chỉ là một phần của nguyên nhân mà thôi, không phải nguyên nhân chính.”
Khéo là, một thời gian trước Trường Sinh cũng từng học bài giống như vậy.
Cô bé đến học với ông nội nhà mình, đã học được rất nhiều điều từ lão nhân gia thông minh này.
Nguyên nhân khiến cho một quốc gia phải diệt vong không thể chỉ do yếu tố bộ phận được, mà phải liên quan tới yếu tố chỉnh thể nữa.
Phong Nghi nói: “Ta cũng nghĩ như vậy. Sau khi vào trong quân doanh, ta lại thỉnh giáo thêm vài vị quân sư nữa, cũng có những lý giải khác về điều đó. Kỳ Quan quân sư từng nói về vấn đề quốc khố những năm cuối của Đông Khánh, hoàng thất thích đao to búa lớn, tham ô quân nhu là một vấn đề, nhưng cũng không thể che giấu được sự thật là thu nhập của quốc khố giảm xuống trong mấy năm liên tục. Số tiền đó lại không thể thỏa mãn cho hoàng thất tiêu xài, lấy đâu ra tiền trang bị quân nhu? Vấn đề là, dựa theo tra xét dân cư lần gần nhất, trước khi Đông Khánh diệt quốc, dân số không giảm mà ngược lại còn tăng, nhưng thuế ngân quốc khố đã không tăng lại còn giảm. Vậy rốt cuộc là có vấn đề ở chỗ nào thế? Chỉ là bởi vì có người tham ô tiền thuế, đứng giữa kiếm lời bỏ túi riêng ư? Nào có đơn giản như vậy...”
Trường Sinh nói: “Dung Lễ ca ca, chuyện này... không phải chưa có ai từng nghĩ tới, nhưng cũng không ai dám đụng vào.”
Những gì mà Phong Nghi nói, tất nhiên Trường Sinh cũng từng suy nghĩ rồi, dưới sự chỉ bảo của ông nội, cô bé cũng lột tơ rút kén phân tích được không ít nội dung.
Cho dù lý giải của cô bé không được sâu sắc như Phong Nghi, nhưng phương hướng đại khái vẫn đúng.
Bởi vì năm nước trong thiên hạ đều là từ triều Đại Hạ xé nhỏ ra, nhìn chung thì chế độ thuế khóa lao dịch ở các quốc gia đều giống như nhau, chỉ có chi tiết là khác.
Thứ gọi là thuế ruộng, đó chính là lấy ruộng đất làm đối tượng thu, còn phục dịch thì lấy đầu người làm đối tượng trưng thu, có thể là thực vật cũng có thể là sức người.
Lấy Đông Khánh ra làm ví dụ, chế độ lao dịch thuế khóa ở Đông Khánh khá là phức tạp, nhìn chung thì bọn họ vẫn đang tiếp tục sử dụng khuôn mẫu từ thời kỳ Đại Hạ.
Những việc thanh niên trai tráng đi phục dịch phải làm không chỉ nhiều mà còn rất nặng nề, nếu không muốn đi lính thì phải nộp thuế ruộng nhất định tính theo đầu người, cho dù không đi làm lính thì vẫn phải nộp một khoản thuế đầu người nhất định. Ngược lại, những thứ thuế phải nộp lại không nhiều tới vậy, nhưng nói đến thì cũng rất khủng bố.
Thuế ruộng là lấy một tỷ lệ nhất định từ trong sản lượng bình quân trên số sản lượng từ ruộng đất chiếm được.
Chiếm sản lượng là thế như thế nào?
Là chiếm sản lượng chia đầu người trong một hộ gia đình.
Ví dụ như cha Mã có một tỷ, người nghèo Giáp có không đồng, thì số tiền bình quân của hai người phải nộp là năm trăm triệu.
Rút thành quả từ sản lượng ra còn dễ hiểu hơn nữa, mỗi mẫu ruộng sản xuất được mười phần thì quan phủ rút mất năm phần, tỷ lệ này còn coi là thấp, có một khoảng thời gian thậm chí quan phủ còn rút tới tám phần. Nói theo các khác, thu hoạch mà nông dân vất vả trồng trọt suốt một năm, quan phủ sẽ thu mất từ năm phần đến tám phần, còn lại hai phần thì để cho dân chúng, hai phần này còn phải khấu trừ thuế đầu người của cả gia đình cùng với những khoản thuế trời ơi đất hỡi nữa.
Chỉ với chút lương thực đó còn không đủ để bọn họ ăn no, càng khỏi phải nói tới rút bớt ra nộp lên quan phủ để miễn trừ việc lao dịch nặng nhọc.
Nếu như việc lao dịch rơi vào trên đầu nhà ngươi, vậy thì ngoan ngoãn nộp người ra đi.
Đương nhiên, những chuyện thế này chỉ có đối với dân chúng bình thường thôi, còn sĩ tộc và con ông cháu cha có đặc quyền, giảm thuế miễn lao dịch, chỉ cần một chút gì đó là có thể đối phó được.
Thời kỳ đầu Đông Khánh dựng nước, quả thật trong tay của dân chúng bình thường có không ít ruộng tốt, chiếm sản lượng cũng không phải rất quá đáng, nhưng thiên tai nhân họa không phải chuyện con người có thể đoán trước được, có rất nhiều ruộng đất bị dân chúng bán cho sĩ tộc với giá thấp. Đám sĩ tộc cấp cao lấy được càng nhiều đất đai từ tay của dân chúng, đạt được mục đích thôn tính, ruộng đất trong tay dân chúng càng ngày càng ít, nhưng khoản thuế thu từ chiếm sản lượng làm tiêu chuẩn lại không hề ít hơn.
Nói theo cách đơn giản thì là thu nhập thấp đi, nhưng tiền thuế phải nộp lại không giảm xuống, cũng tức là tiền tới tay dân chúng ít đi.
Thời gian càng lâu, dân chúng không chịu nổi gánh nặng, càng ngày càng nhiều người tự bán rẻ bản thân làm nông nô hoặc cố nông cho sĩ tộc, nương tựa vào đó tranh thủ đường sống.
Sau khi thôn tính hết ruộng đất, ruộng đất trong tay sĩ tộc lại càng nhiều, nhưng bọn chúng là tầng lớp có đặc quyền, số lượng ruộng đất mà bọn chúng chiếm được trong thực tế lớn hơn số lượng chiếm được trên lý thuyết nhiều, điều này tức là ruộng đất trong tay bọn họ càng nhiều, lượng ruộng miễn thuế cũng sẽ càng nhiều, thu nhập tự nhiên sẽ càng cao.
Không chỉ có như vậy, sĩ tộc còn có thể dùng đặc quyền của chúng tiến hành giảm miễn số tiền thuế vốn đã thấp của bọn chúng.
Dân chúng nghèo khổ thì càng lúc càng nghèo, sĩ tộc giàu có thì càng ngày càng giàu có.
Dân chúng nộp thuế ít đi, sĩ tộc nộp thuế lại không tăng, nhìn chung thu nhập của quốc khố tự nhiên cũng sẽ thấp đi.
Hơn nữa, quan phủ ở các địa phương tham ô tiền thuế, thu nhập của quốc khố có thể tăng lên mới là chuyện lạ.
Quốc khố không có tiền, nghèo đến mức không phát nổi bổng lộc cho các quan viên, quốc gia này sớm muộn gì cũng đi đời.
Tình hình của Đông Khánh thật ra không tồi tệ đến như vậy, nhưng cũng không chịu nổi việc hoàng thất tiêu tiền hoang phí, cứ mãi như thế thì chính là tự tìm đường chết.
Trường Sinh còn nhớ rõ lời nói của phu tử trong thư viện - Trình Tĩnh tiên sinh: Thuế khóa chính là gốc rễ để quốc gia dựng nước.
Đám ngụy quân tử nói tiền tài như cặn bã đều nên đi nuốt phân.
Không nói đâu xa, chỉ riêng chuyện hưng suy của mấy vương triều quốc gia gần đây đã nói lên tầm quan trọng của thuế khóa quốc khố.
Nếu như muốn động vào việc này, mâu thuẫn giữa Khương Bồng Cơ với các sĩ tộc sẽ càng gay gắt hơn nữa.
Cho dù là gió đông thổi bạt gió tây, hay là gió tây áp đảo gió đông, thì tên khốn đưa ra cải cách thuế khóa đều sẽ bị kéo ra ngoài tế trời đó.
Trường Sinh nhìn Phong Nghi, ánh mắt tràn ngập vẻ đấu tranh.
“Muội yên tâm, ta biết chừng mực.” Phong Nghi biết Trường Sinh lo lắng, bèn dịu dàng nói: “Không có chuyện chủ công không biết quan hệ thiệt hơn trong đó đâu. Ngài ấy cũng là trưởng bối nhìn ta lớn lên, nếu thật sự muốn bắt người khai đao, cũng sẽ không khai đao với hai tên nhóc hỉ mũi chưa sạch như ta và A Lan đâu.”
Nói thẳng ra là, buộc cậu với Tôn Lan vào thành một vẫn chưa đủ sức nặng.
Nếu thật sự muốn cải cách, hơn phân nửa phải tính kế giật dây một vị sĩ tộc xui xẻo nào đó, dùng cả nhà người ta để tế thiên thờ thần.
Lần này nhìn như mạo hiểm rất lớn, nhưng nếu làm được, Phong Nghi có thể bớt được hai mươi năm phấn đấu đó. Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Bình luận facebook