Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hạt giống tâm hồn - Tập 1 - Phần 7
Người phụ nữ nhân hậu
Tình yêu mà chúng ta cho đi là tình yêu duynhất chúng ta giữ được.
- Elbert Hubbard
Nếu bạn đã có lần viếng thăm thành phố New Orleans xinh đẹp, chắc hẳn sẽ có ai đó hướng dẫn bạn đến khu kinh doanh lâu đời của thành phố này, nơi tập trung các ngân hàng, cửa hiệu, khách sạn và sẽ chỉ cho bạn thấy một pho tượng được dựng vào năm 1884, đứng sừng sững tại quảng trường nhỏ ở đây. Pho tượng tạc hình một người phụ nữ đang ngồi trên cái ghế thấp, tay ôm một đứa bé đang ngả đầu vào người bà. Người phụ nữ không mấy xinh đẹp và trang phục của bà khá giản dị. Bà mang một đôi giày vải, mặc váy trơn, trên vai quàng một cái khăn và đội một cái mũ rộng vành trên đầu. Bà có dáng người tầm thước, trông hơi mập. Khuôn mặt bà có nét điển hình của người Ái Nhĩ Lan với chiếc cằm vuông vức. Ánh mắt của bà thật đặc biệt, chúng nhìn bạn một cách nồng ấm, chứa chan tình cảm tựa như ánh mắt của một người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình.
Cómột số điều đáng ngạc nhiên về bức tượng này. Đó là một trong những pho tượng đầu tiên ở Mỹ được tạc để tôn vinh một người phụ nữ. Ngay cả tại châu Âu cổ xưa, có rất ít tượng đài được xây dimg để tỏ lòng tôn vinh phụ nữ, và nếu có, hầu hết chúng đều dành cho những nữ hoàng hoặc công nướng quyền quý, những người rất xinh đẹp và rất sang trọng. Nhưng pho tượng ởNew Orleansnày thì hoàn toàn khác.
Pho tượng này thuộc về bà Margaret Haughery, nhưng chẳng ai tạiNew Orleansnhớ rõ cái tên đó. Họ chỉ nhớ bà là Margaret. Và đây là câu chuyện về bà Margaret và lý do tại sao người ta phải dựng tượng để tưởng niệm bà.
Margaret mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ. Bà được một cặp vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Họ cũng nghèo khó và tử tế như cha mẹ ruột của bà. Margaret sống với họ đến lúc trưởng thành, lập gia đình và sinh một con trai. Nhưng không may, chẳng bao lâu sau chồng, rồi con bà lần lượt qua đời, để lại mình Margaret quạnh hiu. Tuy nghèo nhưng Margaret khỏe mạnh và giỏi giang. Bà không để đau buồn quật ngã, bà vẫn tiếp tục làm việc.
Bà ủi quần áo cho một tiệm giặt ủi suốt ngày từ sáng sớm đến tối mịt. Và mỗi ngày, qua song cửa sổ nơi làm việc, bà trông thấy những đứa trẻ ở trại mồ côi gần đó làm việc và chơi đùa. Một thời gian sau, một trận đại dịch xuất hiện ở thành phố, cưóp đi bao sinh mạng và làm cho số trẻ côi cút tăng lên. Trại mồ côi không đủ chỗ để chăm sóc các em, còn các em thì đang cần một chỗ dựa. Chắc hẳn không ai có thể nghĩ rằng một người phụ nữ nghèo hèn, sống bằng nghề giặt ủi, lại có thể trở thành một chỗ dựa thân ái mà các em bé bơ vơ đang cần đến. Nhưng Margaret đã nghĩ như vậy.
Bà đến thẳng trại mồ côi, nói rằng bà sẽ trích một phần lương của mình tặng cho trại và ngoài ra bà còn tình nguyện sống bên cạnh để chăm sóc các em.
Bà cố gắng làm việc chăm chỉ, và chẳng mấy chốc, từ số tiền lương dành dụm được, bà mua một cặp bò và một chiếc xe chở hàng nhỏ. Mỗi sáng, bà đánh xe đi giao sữa cho khách hàng và không quên xin những thức ăn còn thừa từ các khách sạn và những nhà giàu có trong thành phố về cho lũ trẻ đói lòng trong trại mồ côi. Vào những lúc khó khăn nhất, nhiều khi chính số thức ăn thừa thãi đó đã giúp các em ấm bụng.
Với khoản tiền bà Margaret kiếm được, mỗi tuần bà trích một phần mang đến tặng trại trẻ mồ côi. Sau vài năm số tiền ấy ngày một lớn. Do tính cẩn thận và giỏi giang, công việc kinh doanh của bà ngày thêm phát triển. Và dù vẫn cho đi, Margaret vẫn kiếm được nhiều tiền hơn và mua thêm nhiều bò. Cuối cùng, bằng số tiền tích lũy, bà xây một ngôi nhà dành cho trẻ em mồ côi.
Một thời gian sau, Margaret mua được một lò làm bánh mì, rồi bà chuyển sang nghề giao bánh mì. Và những đồng tiền kiếm được, bà vẫn đều đặn trích ra tặng cho trại mồ côi.
Rồi Cuộcnội chiến ở Mỹ bùng nổ. Trong thời buổi loạn ly, bệnh tật và đầy sợ hãi ấy, Margaret vẫn đánh chiếc xe bò đi giao bánh mì. Bà luôn xoay xở để vừa giúp đỡ những người lính đói khát, vừa quan tâm đến những em bé mồ côi. Dẫu vậy, khi chiến tranh kết thúc bà cũng có đủ tiền xây một lò bánh mì lớn. Đến lúc này, không ai trong thành phố không biết đến tên bà. Trẻ em trong khắp thành phố yêu quý bà. Các doanh nhân tự hào về bà. Những người nghèo đến gặp bà xin lời khuyên bảo. Bà thường ngồi trước cửa văn phòng mình, trong bộ váy bằng vải dày và với cái khăn nhỏ quàng trên cổ, tận tình đưa ra lời khuyên cho tất cả những ai đến nhờ bà giúp đỡ, bất kể họ giàu hay nghèo.
Cuộc sống dần trồi cho đến một ngày, bà Margaret lặng lẽ qua đời. Lúc đọc di chúc của bà, người ta mới biết ngoài tất cả những gì bà đã hiến tặng, bà vẫn còn dành dụm được 30.000 đô la - một số tiền không nhỏ - và bà muốn tặng hết số tiền này cho tất cả các trại mồ côi trong thành phố, không phần biệt là trại của người da trắng, da đen, người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa hay đạo Tin Lành. Margaret luôn nói “Tất cả đều là trẻ mồ côi như nhau”. Và bạn biết không, những ý nguyện cao đẹp của bà đã được ký bằng một nét gạch ngang thay cho tên của bà, vì Margaret chưa bao giờ biết đọc hay biết viết!
Khi hay tin bà qua đời, người dânNew Orleansđã truyền tụng về bà rằng “bà là mẹ của tất cả những người mồ côi mẹ, là bạn của những người không có bạn bè. Sự thông tuệ của bà không trường học nào có thể dạy được. Chúng ta sẽ mãi mãi không được quên bà ấy”. Thế là họ tạc một bức tượng mang đậm những nét quen thuộc về bà đã để lại trong tâm trí mỗi người, lúc bà đang ngồi trước văn phòng riêng hoặc đánh chiếc xe bò đi chở hàng. Và ngày nay, pho tượng vẫn sừng sững ở đó, ngay giữa thành phố đông đúc người qua lại, thể hiện tấm lòng kính trọng của người dân New Orleans đối với người phụ nữ có trái tim vô cùng nhân hậu và cách sống giản dị tên là Margaret Haughery.
Sự lựa chọn của mẹ
Lạc quan là tâm trạng có thể khiến cho ấm trà cất tiếng hát dù nước trong bụng nó đang nóng rực.
- Ngạn ngữ Nga
Ngay từ nhỏ, tôi hay thầm ganh tị với vẻ đẹpcủa mẹ và những gì mẹ đạt được. Nhưng khi mẹ bị liệt ở tuổi 31 do u xương sống, thì cuộc đời chúng tôi đã thay đổi hẳn - lúc ấy tôi mới tròn 10 tuổi. Dường như chỉ qua một đêm thôi, sáng dậy mẹ thấy mình bất động trên giường. Còn tôi thì còn quá trẻ con nên không thể hiểu hết cái nghĩa mỉa mai của từ “khối u lành tính”, nhưng chẳng lành tính chút nào đối với mẹ tôi.
Trước đó, mẹ rất vui vẻ, thích giao du và thường mời khách đến nhà chơi. Mẹ cất công hàng giờ làm món thịt nguội và bày biện hoa tươi. Rồi trong lúc mọi người khiêu vũ rộn rằng thì mẹ lại tất bật lo sắp xếp chỗ ngủ cho những người bạn phương xa. Mà mẹ thích khiêu vũ lắm. Đến giờ, tôi vẫn nhớ bộ đồ dạ hội tuyệt vời của mẹ - váy đen và chiếc áo buộc dây làm nổi bật mái tóc vàng óng ả. Ngày mẹ đem về đôi giày gót cao màu đen, tôi cũng hồi hộp chẳng kém gì mẹ.
Tối đó, tôi không nói quá, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất trên đời.
Tôi tin thứ gì mẹ cũng biết làm: chơi tennis (mẹ từng giành giải thưởng hồi học đại học), may vá (mẹ tự may tất cả quần áo cho chúng tôi), chụp hình (mẹ đã từng thắng ở cuộc thi quốc gia), viết lách (mẹ phụ trách một mục trên báo) và nấu nướng (đặc biệt là những món Tây Ban Nha cho cha).
Giờ đây, khi không thể làm những việc ấy nữa, mẹ đối mặt với bệnh tật cùng với lòng quả cảm và quyết tâm tương tự.
Những từ “tàn tật”, “vật lý trị liệu” đã trở thành một phần của thế giới mới, xa lạ mà chúng tôi vừa bước vào. Dần dần, tôi đã học cách chăm sóc mẹ, thay vì được mẹ chăm sóc. Rồi việc đẩy xe lăn đưa mẹ vào bếp đã thành thông lệ. Mẹ chỉ cho tôi nghệ thuật tỉa cà rốt, khoai tây và cách nhào tẩm miếng thịt bò nướng với tỏi tươi, muối và bơ sao cho ngon.
Lần đầu tiên nghe nói đến cây gậy, tôi liền phản đối:
- Con không muốn người mẹ xinh đẹp của mình dùng gậy đâu!
Mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo:
- Thế con thích mẹ đi bằng gậy hay không bao giờ đi nào?
Mỗi thành tích mẹ đạt được là một sự kiện đáng nhớ cho cả hai chúng tôi: nào sử dụng được máy đánh chữ bằng điện, lái xe có thiết bị tự động và lấy bằng thạc sĩ qua một chương trình đặc biệt.
Mẹ tìm hiểu tất cả mọi thứ về người khuyết tật và chính mẹ lập ra nhóm hỗ trợ mang tên Gia Đình Khuyết Tật. Một ngày nọ, mẹ đưa tôi và các anh đến cuộc họp mặt của hội. Chưa bao giờ tôi thấy đông người khuyết tật đến thế. Trở về, tôi trở nên trầm tư, cảm thấy mình vẫn còn may mắn. Nhiều người có tình cảnh rất thương tâm. Mẹ còn dẫn chúng tôi đến gặp những người bại não - chúng tôi không còn bị sốc nữa. Mẹ dạy chúng tôi cách giao tiếp với những người chậm phát triển trí tuệ. Họ có khi còn dễ mến hơn một số người “bình thường” khác. Cha tôi thì luôn yêu thương và đứng bên cạnh mẹ.
Nghĩ mẹ luôn chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần lạc quan, tỉnh táo nên hầu như chẳng khi nào tôi thấy buồn hay phẫn uất về điều đó. Tôi không bao giờ quên cái ngày mà suy nghĩ tự mãn đó trong tôi tan như bọt xà phòng.Ấy là vào một dịp gia đình mở tiệc lúc tôi đã là thiếu nữ. Đúng lúc hình ảnh mẹ duyên dáng trong bộ đồ dạ hội, mang đôi giày cao gót đã phai nhạt trong tiềm thức tôi,thì tôi chợt bắt gặp mẹ ngồi ngoài cuộc vui, mỉm cười nhìn tôi và bạn bè khiêu vũ. Tim tôi như thắt lại trước khung cảnh tương phản với sự tật nguyền của mẹ. Thế rồi, hình ảnh mẹ tôi rạng ngời đang khiêu vũ bỗng ùa về trước mắt tôi.
Tôi tự hỏi không biết mẹ có cảm nhận giống mình không. Một cách vô thức, tôi tiến về phía mẹ, và, dù đôi môi mẹ đang mỉm cười nhưng tôi thấy mắt mẹ ngấn lệ. Tôi bỏ chạy về phòng, úp mặt vào gối khóc nức nở. Từ giây phút đó, tôi cảm nhận sức mạnh tinh thần của mẹ - dám chấp nhận hy sinh những thú vui mình yêu thích.
Lớn lên tôi làm việc trong môi trường cải tạo phạm nhân, và mẹ rất thích giúp đỡ tôi. Mẹ đề nghị được dạy cách sáng tác văn chương cho các học viên của tôi. Khi không thể đến nhà tù được nữa, mẹ vẫn thường xuyên viết thư cho họ. Một ngày nọ, mẹ nhờ tôi gửi thư cho một tù nhân tên Waymon. Mang máng nghĩ mình sắp biết thêm điều gì đó về mẹ, tôi xin phép mẹ đọc lá thư ấy trước. Mẹ đồng ý. Lá thư viết:
“Ông Waymon thân mến!
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về lá thư của ông. Ông nói rằng cuộc sống sau những chấn song sắt thật khắc nghiệt. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Nhưng khi ông bảo tôi không thể hình dung được cảnh sống bị giam cầm như thế nào thì tôi khẳng định là ông đã lầm!
Waymon ạ! Trên đời có nhiều kiểu tự do và nhiều dạng ngục tù. Vả lại, đôi khi chính chúng ta tự tạo ra nhà tù cho mình đấy chứ.
Ở tuổi 31, tôi bỗng mất khả năng đi lại. Tôi đã cảm giác như đất lở dưới chân mình. Tâm trí lấn cấn mãi ý nghĩ rằng, suốt phần đời còn lại mình sẽ bị giam cầm trong cơ thể mình, không còn được tự do đi lại, khiêu vũ hoặc ôm các con vào lòng nữa.
Vất vả lắm tôi mới chấp nhận tình trạng của mình, cố không đắm chìm trong sự buồn tủi. Biết bao lần tôi tự hỏi liệu cuộc đời này có còn đáng sống nữa không; luôn bị ám ảnh bởi hai chữ “tù đày” và tuyệt vọng vì những thứ quan trọng đối với mình đã mất đi.
Nhưng rồi một ngày kia tôi chợt nhận ra mình còn được quyền chọn lựa. Nên cười hay khóc khi gặp các con? Sẽ trở thành một người mẹ mẫu mực hay người mẹ chết héo trong tâm tưởng chúng? Nên nguyền rủa hay cầu xin Thượng Đế ban cho sức mạnh dựa vào niềm tin?
Tôi quyết định chừng nào còn sống, tôi vẫn phải nỗ lực; phải hành động tích cực; và cố mở rộng biên giới tinh thần để bù lại những hạn chế về thể chất.
Có nhiều dạng tự do, Waymon a! Khi chúng ta mất một tự do này, đơn giản ta phải tìm kiếm tự do khác.
Ông có thể nhìn trời u ám hoặc chân trời tươi đẹp qua những chấn song, ông có thể là tấm gương sáng cho lớp trẻ hay chịu hòa lẫn vào những kẻ xấu. Về phương diện nào đó, giữa tôi và ông đều cùng chung một cảnh ngộ, ông Waymon ạ!”
Đọc xong, tôi mới vỡ lẽ, những điều trước kia tôi coi là đương nhiên nay đã trở thành nguồn động viên bí ẩn và vô cùng mạnh mẽ.
Không việc gì phải lo
Cuộc sống không cố ý muốn làm chúng ta sợ hãi mà chỉ muốn chúng ta thấu hiểu nómà thôi
- Marie Curie
Tôi từng sống trong nỗi sợ triền miên. Sợ phải mất đi những gì mình đang có; sợ chẳng bao giờ đạt được những gì mình ao ước.
Sẽ ra sao nếu trên đầu tôi chẳng còn sợi tóc nào?
Sẽ ra sao nếu tôi chẳng bao giờ có được một ngôi nhà tươm tất?
Sẽ ra sao nếu dáng dấp của tôi bỗng hóa ra phục phịch, mất đi vẻ hấp dẫn?
Sẽ ra sao nếu tôi mất việc?
Sẽ ra sao nếu tôi bị tật nguyền và không thể cùng chơi bóng với các con?
Sẽ ra sao nếu tôi già yếu và chẳng thể cảm nhận đầy đủ và không có ích gì cho những người xung quanh?
Nhưng cuộc sống luôn ưu ái những ai biết lắng nghe, và giờ đây tôi hiểu:
Nếu trên đầu không còn sợi tóc nào, tôi sẽ cố gắng để trở thành một kẻ hói đầu giỏi nhất. Và tôi sẽ biết ơn
cái đầu trơ chân tóc của mình vẫn nảy sinh những ý tưởng mới.
Ngôi nhà không làm cho người ta hạnh phúc. Trái tim đau khổ đâu thể thỏa lòng trong một ngôi nhà rộng lớn. Trong khi trái tim tràn ngập niềm vui sẽ mang hạnh phúc phủ đầy bất kỳ ngôi nhà nào.
Nếu tôi dành thời gian để hoàn thiện tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của mình, thay vì chỉ chăm chăm trau chuốt hình thể bên ngoài, thì tôi sẽ đẹp hơn lên mỗi ngày.
Nếu không ai nhận tôi làm việc, tôi sẽ làm những việc mà mình thích - trên đời này liệu có gì sánh được với sự tự do thể hiện mình?
Nếu vì tàn tật mà tôi không thể dạy con cách đá bóng, thì tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để hương dẫn nó cách xử trí những đường bóng hiểm hóc của cuộc đời. Điều này có ích cho chúng hơn.
Còn nếu như tuổi tác lấy đi sức khỏe, khả năng nhạy bén và thể lực của tôi, tôi sẽ trao tặng những người quanh mình sức mạnh của niềm tin, sự sâu sắc của tình yêu, và sự trẻ trung của một tâm hồn đã được định hình bởi bao chông gai cuộc đời.
Dù số phận tôi có phải hứng chịu những mất mát đau thương, những thất vọng đắng cay ê chề đến đâu chăng nữa, tôi vẫn sẽ đương đầu với từng thử thách bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình. Vì cuộc sống đã ban cho tôi nhiều món quà; mà mỗi món quà mất đi, tôi sẽ được đền bù bằng mười món quà khác. Suy nghĩ đó giúp tôi luôn tự tin và yêu đời hơn.
Cuộc sống vẫn còn ý nghĩa
Tôi chỉ có một mình, nhưng tôi vẫn là một người; tôi không thể làm tất cả; nhưng tôi vẫn có thể làm điều gĩ đó; và vì không thể làm được tất cả nên tôi sẽ không từ chối làm bất cứ điều gì mà tôi có thể.
- Edward Everett Hale
Chăm sóc các bệnh nhân đột quỵtrong bệnh viện là một công việc có thể mang người ta đến hai cực của trạng thái. Bởi các bệnh nhân hoặc thường hết sức mang ơn khi được cứu sống hoặc chỉ muốn chết. Chỉ cần nhìn thoáng qua người bệnh ta sẽ biết tất cả.
Albert đã dạy tôi rất nhiều về ý chí nỗ lực.
Một buổi chiều, trong khi đang đi dạo loanh quanh các phòng bệnh tôi gặp ông nằm co tròn như một bào thai. Đó là một người đàn ông già nua, xanh xao, có cái nhìn như người chết, đang vùi nửa đầu dưới tấm chăn, ông ấy không hề nhúc nhích khi tôi tự giới thiệu, và cũng chẳng nói gì khi tôi hối ông đi ăn tối.
Một người phục vụ tại phòng y tá cho tôi biết một số thông tin về ông. Ông không có người thân và đã cao tuổi. Vợ ông đã qua đời, còn năm người con trai cũng khôn lớn và rời xa ông.
Cólẽ tôi nên làm gì đó để giúp cho ông. Là một y tá đã ly hôn, tuy hơi thấp người và đẫy đà một chút nhưng xinh xắn và đang tránh né những người đàn ông mà công việc không đòi hỏi phải tiếp xúc, tôi bắt đầu một kế hoạch khuyến khích ông.
Ngày hôm sau, tôi mặc một chiếc áo đầm trắng, không phải là bộ đồng phục y tá thường ngày. Tôi đến phòng Albert - căn phòng không mở đèn và các màn cửa đều kéo xuống.
Albert la hét đuổi các nhân viên ra ngoài. Tôi kéo ghế lại ngồi gần giường ông ta, bắt chéo đôi chân quyến rũ của mình, nghiêng đầu và nở một nụ cười hết sức duyên dáng.
- Hãy để mặc tôi. Tôi muốn chết.
- Anh làm như thế là có tội đó. Anh không nhận thấy phụ nữ độc thân chúng tôi còn đầy ra cả đấy hay sao?
Trông ông có vẻ bực mình. Tôi cứ huyên thuyên về việc tại sao tôi thích làm công việc săn sóc người ốm bởi nó khiến tôi phải theo dõi người ta đạt được tối đa tiềm năng của họ và như thế họ có nhiều khả năng làm được nhiều điều kỳ diệu... Ông cũng chẳng hé lấy một lời.
Hai ngày sau trong buổi họp giao ban, tôi được biết Albert đã hỏi thăm khi nào thì đến ca trực của tôi. Người y tá được giao trông nom ông đã ghép ông là “bạn trai” của tôi và đồn đại khắp bệnh viện. Tôi cũng chẳng tranh cãi về chuyện đó. Bên ngoài phòng bệnh, tôi bảo mọi người đừng quấy rầy “Albert của tôi”.
Chẳng bao lâu sau ông bắt đầu chịu cử động, ông ngồi ở mép giường để tập giữ thăng bằng, tăng sức chịu đựng trong khi ngồi, ông đồng ý tập vật lý trị liệu nếu tôi quay lại chuyện trò.
Hai tháng sau, Albert lên khung tập đi. Đến tháng thứ ba, ông đã đi được bằng gậy. Vào những ngày thứ sáu, chúng tôi thường tổ chức liên hoan ngoài trời ăn mừng những bệnh nhân xuất viện. Albert và tôi đã cùng nhảy trong giai điệu du dương, tuy không ra dáng một người đàn ông lịch lãm cho lắm nhưng ông nhảy thật tuyệt. Lần nào ông cũng bịn rịn khi chúng tôi từ biệt nhau.
Rồi theo mùa lần lượt hoa hồng, hoa cúc và những bông đậu Hà Lan ngọt ngào đua nhau nở rộ. Albert xuất viện và trở lại cuộc sống làm vườn ông yêu thích.
Một buổi chiều nọ, có một phụ nữ xức nước hoa oải hương đáng yêu đến bệnh viện và yêu cầu được gặp “Người phụ nữ bị coi là mất nết”.
Tôi được gọi ra gặp người phụ nữ ấy khi đang dở tay lau giường.
- Cô là người phụ nữ đã nhắc cho Albert của tôi nhớ rằng anh ấy là một người đàn ông!
Cô ta nghiêng đầu cười tươi và trao cho tôi một tấm thiệp cưới.
Ý nghĩa của nụ cười
Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tĩm thấy Ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.
- Khuyết danh
Có một ông chủ kinh doanh nọ sang Nhật Bản công tác. Tuy là người thành đạt nhưng ông rất khiêm tốn và luôn chia sẻ thành công với nhân viên của mình. Sau khi hoàn tất công việc, ông đến một siêu thị để mua các món quà cho nhân viên của mình trước khi về nước.
Khi ông bước vào siêu thị, một người phụ nữ dáng vẻ nhỏ nhắn đón chào ông bằng một nụ cười nồng ấm khiến ông rất cảm động, hài lòng và không thể quên thái độ thân thiện đó. Trong khi mua sắm, thỉnh thoảng ông liếc nhìn người phụ nữ kia, cô đều dành nụ cười tươi như thế cho mọi khách hàng.
Nhà kinh doanh nọ bắt đầu tự hỏi tại sao cô ta cứ cười mãi như một cái máy thế. Đứng cười mãi suốt ngày như thế thì thật là chán ngấy! Ông bèn bước đến gần cô hỏi:
- Chào cô, không phải là cô đang cố làm công việc này đấy chứ? Cô đã làm như thế này bao lâu rồi?
Người phụ nữ mỉm cười, đáp:
- Thưa ông, tôi đã làm việc này 10 năm nay rồi và tôi rất yêu công việc của mình.
Nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên, hỏi tiếp:
- Tại sao cô lại theo đuối công việc này lâu như thế? Lý do gì khiến cô yêu thích nó?
Người phụ nữ lại nở nụ cười:
- Vì nhờ công việc này mà tôi được cống hiến cho đất nước mình.
Nhà kinh doanh hơi mỉa mai:
- Cô cống hiến cho đất nước bằng cách cười sao?
- Vâng, thưa ông. - Người phụ nữ đáp. - Tôi cười với tất cả khách hàng đến đây để họ thấy hài lòng và thoải mái. Khi đó, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, ông chủ của tôi sẽ vui hơn và tôi sẽ được trả lương nhiều hơn. Do đó, tôi có thể chăm sóc gia đình mình và mang hạnh phúc đến cho họ. Hơn nữa, khi có đông khách hàng, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên, sẽ cần có thêm nhiều nhà máy và nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Không chỉ thế, vì phần đông khách hàng của chúng tôi là người ngoại quốc nên sẽ có thêm nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài, như thế nước tôi sẽ ngày càng thịnh vượng hơn. Những người như ông sẽ đến nước tôi thường xuyên hơn vì ông hài lòng với chúng tôi và có thể ông sẽ kể về chúng tôi với bạn bè và gia đình ông. Thế nên, đất nước chúng tôi sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và nhiều người sẽ hạnh phúc. Như vậy là tôi đã cống hiến cho đất nước mình rồi.
Thái độ và suy nghĩ của người phụ nữ về công việc đã khiến nhà kinh doanh kia hết sức ngạc nhiên và khâm phục, ông chào cô rồi ra về. Từ sau đó, ông đã cố gắng truyền đạt thái độ ấy cho các nhân viên của mình. Đến hôm nay, công ty của ông đã trở thành một trong những công ty tiếng tăm nhất trên thế giới.
Đón nhận những kinh nghiệm tiêu cực và nhìn chúng một cách tích cực. Bạn sẽ học được rất nhiều từ những chuyện đã qua. Đừng để người khác mãi phán xét bạn chỉ dựa vào một lỗi lấm nào đó. Hãy để quá khứ lại phía sau, nhưng đừng lãng quên nó.
- Khuyết danh
Tình yêu mà chúng ta cho đi là tình yêu duynhất chúng ta giữ được.
- Elbert Hubbard
Nếu bạn đã có lần viếng thăm thành phố New Orleans xinh đẹp, chắc hẳn sẽ có ai đó hướng dẫn bạn đến khu kinh doanh lâu đời của thành phố này, nơi tập trung các ngân hàng, cửa hiệu, khách sạn và sẽ chỉ cho bạn thấy một pho tượng được dựng vào năm 1884, đứng sừng sững tại quảng trường nhỏ ở đây. Pho tượng tạc hình một người phụ nữ đang ngồi trên cái ghế thấp, tay ôm một đứa bé đang ngả đầu vào người bà. Người phụ nữ không mấy xinh đẹp và trang phục của bà khá giản dị. Bà mang một đôi giày vải, mặc váy trơn, trên vai quàng một cái khăn và đội một cái mũ rộng vành trên đầu. Bà có dáng người tầm thước, trông hơi mập. Khuôn mặt bà có nét điển hình của người Ái Nhĩ Lan với chiếc cằm vuông vức. Ánh mắt của bà thật đặc biệt, chúng nhìn bạn một cách nồng ấm, chứa chan tình cảm tựa như ánh mắt của một người mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình.
Cómột số điều đáng ngạc nhiên về bức tượng này. Đó là một trong những pho tượng đầu tiên ở Mỹ được tạc để tôn vinh một người phụ nữ. Ngay cả tại châu Âu cổ xưa, có rất ít tượng đài được xây dimg để tỏ lòng tôn vinh phụ nữ, và nếu có, hầu hết chúng đều dành cho những nữ hoàng hoặc công nướng quyền quý, những người rất xinh đẹp và rất sang trọng. Nhưng pho tượng ởNew Orleansnày thì hoàn toàn khác.
Pho tượng này thuộc về bà Margaret Haughery, nhưng chẳng ai tạiNew Orleansnhớ rõ cái tên đó. Họ chỉ nhớ bà là Margaret. Và đây là câu chuyện về bà Margaret và lý do tại sao người ta phải dựng tượng để tưởng niệm bà.
Margaret mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ. Bà được một cặp vợ chồng trẻ nhận làm con nuôi. Họ cũng nghèo khó và tử tế như cha mẹ ruột của bà. Margaret sống với họ đến lúc trưởng thành, lập gia đình và sinh một con trai. Nhưng không may, chẳng bao lâu sau chồng, rồi con bà lần lượt qua đời, để lại mình Margaret quạnh hiu. Tuy nghèo nhưng Margaret khỏe mạnh và giỏi giang. Bà không để đau buồn quật ngã, bà vẫn tiếp tục làm việc.
Bà ủi quần áo cho một tiệm giặt ủi suốt ngày từ sáng sớm đến tối mịt. Và mỗi ngày, qua song cửa sổ nơi làm việc, bà trông thấy những đứa trẻ ở trại mồ côi gần đó làm việc và chơi đùa. Một thời gian sau, một trận đại dịch xuất hiện ở thành phố, cưóp đi bao sinh mạng và làm cho số trẻ côi cút tăng lên. Trại mồ côi không đủ chỗ để chăm sóc các em, còn các em thì đang cần một chỗ dựa. Chắc hẳn không ai có thể nghĩ rằng một người phụ nữ nghèo hèn, sống bằng nghề giặt ủi, lại có thể trở thành một chỗ dựa thân ái mà các em bé bơ vơ đang cần đến. Nhưng Margaret đã nghĩ như vậy.
Bà đến thẳng trại mồ côi, nói rằng bà sẽ trích một phần lương của mình tặng cho trại và ngoài ra bà còn tình nguyện sống bên cạnh để chăm sóc các em.
Bà cố gắng làm việc chăm chỉ, và chẳng mấy chốc, từ số tiền lương dành dụm được, bà mua một cặp bò và một chiếc xe chở hàng nhỏ. Mỗi sáng, bà đánh xe đi giao sữa cho khách hàng và không quên xin những thức ăn còn thừa từ các khách sạn và những nhà giàu có trong thành phố về cho lũ trẻ đói lòng trong trại mồ côi. Vào những lúc khó khăn nhất, nhiều khi chính số thức ăn thừa thãi đó đã giúp các em ấm bụng.
Với khoản tiền bà Margaret kiếm được, mỗi tuần bà trích một phần mang đến tặng trại trẻ mồ côi. Sau vài năm số tiền ấy ngày một lớn. Do tính cẩn thận và giỏi giang, công việc kinh doanh của bà ngày thêm phát triển. Và dù vẫn cho đi, Margaret vẫn kiếm được nhiều tiền hơn và mua thêm nhiều bò. Cuối cùng, bằng số tiền tích lũy, bà xây một ngôi nhà dành cho trẻ em mồ côi.
Một thời gian sau, Margaret mua được một lò làm bánh mì, rồi bà chuyển sang nghề giao bánh mì. Và những đồng tiền kiếm được, bà vẫn đều đặn trích ra tặng cho trại mồ côi.
Rồi Cuộcnội chiến ở Mỹ bùng nổ. Trong thời buổi loạn ly, bệnh tật và đầy sợ hãi ấy, Margaret vẫn đánh chiếc xe bò đi giao bánh mì. Bà luôn xoay xở để vừa giúp đỡ những người lính đói khát, vừa quan tâm đến những em bé mồ côi. Dẫu vậy, khi chiến tranh kết thúc bà cũng có đủ tiền xây một lò bánh mì lớn. Đến lúc này, không ai trong thành phố không biết đến tên bà. Trẻ em trong khắp thành phố yêu quý bà. Các doanh nhân tự hào về bà. Những người nghèo đến gặp bà xin lời khuyên bảo. Bà thường ngồi trước cửa văn phòng mình, trong bộ váy bằng vải dày và với cái khăn nhỏ quàng trên cổ, tận tình đưa ra lời khuyên cho tất cả những ai đến nhờ bà giúp đỡ, bất kể họ giàu hay nghèo.
Cuộc sống dần trồi cho đến một ngày, bà Margaret lặng lẽ qua đời. Lúc đọc di chúc của bà, người ta mới biết ngoài tất cả những gì bà đã hiến tặng, bà vẫn còn dành dụm được 30.000 đô la - một số tiền không nhỏ - và bà muốn tặng hết số tiền này cho tất cả các trại mồ côi trong thành phố, không phần biệt là trại của người da trắng, da đen, người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa hay đạo Tin Lành. Margaret luôn nói “Tất cả đều là trẻ mồ côi như nhau”. Và bạn biết không, những ý nguyện cao đẹp của bà đã được ký bằng một nét gạch ngang thay cho tên của bà, vì Margaret chưa bao giờ biết đọc hay biết viết!
Khi hay tin bà qua đời, người dânNew Orleansđã truyền tụng về bà rằng “bà là mẹ của tất cả những người mồ côi mẹ, là bạn của những người không có bạn bè. Sự thông tuệ của bà không trường học nào có thể dạy được. Chúng ta sẽ mãi mãi không được quên bà ấy”. Thế là họ tạc một bức tượng mang đậm những nét quen thuộc về bà đã để lại trong tâm trí mỗi người, lúc bà đang ngồi trước văn phòng riêng hoặc đánh chiếc xe bò đi chở hàng. Và ngày nay, pho tượng vẫn sừng sững ở đó, ngay giữa thành phố đông đúc người qua lại, thể hiện tấm lòng kính trọng của người dân New Orleans đối với người phụ nữ có trái tim vô cùng nhân hậu và cách sống giản dị tên là Margaret Haughery.
Sự lựa chọn của mẹ
Lạc quan là tâm trạng có thể khiến cho ấm trà cất tiếng hát dù nước trong bụng nó đang nóng rực.
- Ngạn ngữ Nga
Ngay từ nhỏ, tôi hay thầm ganh tị với vẻ đẹpcủa mẹ và những gì mẹ đạt được. Nhưng khi mẹ bị liệt ở tuổi 31 do u xương sống, thì cuộc đời chúng tôi đã thay đổi hẳn - lúc ấy tôi mới tròn 10 tuổi. Dường như chỉ qua một đêm thôi, sáng dậy mẹ thấy mình bất động trên giường. Còn tôi thì còn quá trẻ con nên không thể hiểu hết cái nghĩa mỉa mai của từ “khối u lành tính”, nhưng chẳng lành tính chút nào đối với mẹ tôi.
Trước đó, mẹ rất vui vẻ, thích giao du và thường mời khách đến nhà chơi. Mẹ cất công hàng giờ làm món thịt nguội và bày biện hoa tươi. Rồi trong lúc mọi người khiêu vũ rộn rằng thì mẹ lại tất bật lo sắp xếp chỗ ngủ cho những người bạn phương xa. Mà mẹ thích khiêu vũ lắm. Đến giờ, tôi vẫn nhớ bộ đồ dạ hội tuyệt vời của mẹ - váy đen và chiếc áo buộc dây làm nổi bật mái tóc vàng óng ả. Ngày mẹ đem về đôi giày gót cao màu đen, tôi cũng hồi hộp chẳng kém gì mẹ.
Tối đó, tôi không nói quá, mẹ là người phụ nữ đẹp nhất trên đời.
Tôi tin thứ gì mẹ cũng biết làm: chơi tennis (mẹ từng giành giải thưởng hồi học đại học), may vá (mẹ tự may tất cả quần áo cho chúng tôi), chụp hình (mẹ đã từng thắng ở cuộc thi quốc gia), viết lách (mẹ phụ trách một mục trên báo) và nấu nướng (đặc biệt là những món Tây Ban Nha cho cha).
Giờ đây, khi không thể làm những việc ấy nữa, mẹ đối mặt với bệnh tật cùng với lòng quả cảm và quyết tâm tương tự.
Những từ “tàn tật”, “vật lý trị liệu” đã trở thành một phần của thế giới mới, xa lạ mà chúng tôi vừa bước vào. Dần dần, tôi đã học cách chăm sóc mẹ, thay vì được mẹ chăm sóc. Rồi việc đẩy xe lăn đưa mẹ vào bếp đã thành thông lệ. Mẹ chỉ cho tôi nghệ thuật tỉa cà rốt, khoai tây và cách nhào tẩm miếng thịt bò nướng với tỏi tươi, muối và bơ sao cho ngon.
Lần đầu tiên nghe nói đến cây gậy, tôi liền phản đối:
- Con không muốn người mẹ xinh đẹp của mình dùng gậy đâu!
Mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo:
- Thế con thích mẹ đi bằng gậy hay không bao giờ đi nào?
Mỗi thành tích mẹ đạt được là một sự kiện đáng nhớ cho cả hai chúng tôi: nào sử dụng được máy đánh chữ bằng điện, lái xe có thiết bị tự động và lấy bằng thạc sĩ qua một chương trình đặc biệt.
Mẹ tìm hiểu tất cả mọi thứ về người khuyết tật và chính mẹ lập ra nhóm hỗ trợ mang tên Gia Đình Khuyết Tật. Một ngày nọ, mẹ đưa tôi và các anh đến cuộc họp mặt của hội. Chưa bao giờ tôi thấy đông người khuyết tật đến thế. Trở về, tôi trở nên trầm tư, cảm thấy mình vẫn còn may mắn. Nhiều người có tình cảnh rất thương tâm. Mẹ còn dẫn chúng tôi đến gặp những người bại não - chúng tôi không còn bị sốc nữa. Mẹ dạy chúng tôi cách giao tiếp với những người chậm phát triển trí tuệ. Họ có khi còn dễ mến hơn một số người “bình thường” khác. Cha tôi thì luôn yêu thương và đứng bên cạnh mẹ.
Nghĩ mẹ luôn chấp nhận hoàn cảnh với tinh thần lạc quan, tỉnh táo nên hầu như chẳng khi nào tôi thấy buồn hay phẫn uất về điều đó. Tôi không bao giờ quên cái ngày mà suy nghĩ tự mãn đó trong tôi tan như bọt xà phòng.Ấy là vào một dịp gia đình mở tiệc lúc tôi đã là thiếu nữ. Đúng lúc hình ảnh mẹ duyên dáng trong bộ đồ dạ hội, mang đôi giày cao gót đã phai nhạt trong tiềm thức tôi,thì tôi chợt bắt gặp mẹ ngồi ngoài cuộc vui, mỉm cười nhìn tôi và bạn bè khiêu vũ. Tim tôi như thắt lại trước khung cảnh tương phản với sự tật nguyền của mẹ. Thế rồi, hình ảnh mẹ tôi rạng ngời đang khiêu vũ bỗng ùa về trước mắt tôi.
Tôi tự hỏi không biết mẹ có cảm nhận giống mình không. Một cách vô thức, tôi tiến về phía mẹ, và, dù đôi môi mẹ đang mỉm cười nhưng tôi thấy mắt mẹ ngấn lệ. Tôi bỏ chạy về phòng, úp mặt vào gối khóc nức nở. Từ giây phút đó, tôi cảm nhận sức mạnh tinh thần của mẹ - dám chấp nhận hy sinh những thú vui mình yêu thích.
Lớn lên tôi làm việc trong môi trường cải tạo phạm nhân, và mẹ rất thích giúp đỡ tôi. Mẹ đề nghị được dạy cách sáng tác văn chương cho các học viên của tôi. Khi không thể đến nhà tù được nữa, mẹ vẫn thường xuyên viết thư cho họ. Một ngày nọ, mẹ nhờ tôi gửi thư cho một tù nhân tên Waymon. Mang máng nghĩ mình sắp biết thêm điều gì đó về mẹ, tôi xin phép mẹ đọc lá thư ấy trước. Mẹ đồng ý. Lá thư viết:
“Ông Waymon thân mến!
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về lá thư của ông. Ông nói rằng cuộc sống sau những chấn song sắt thật khắc nghiệt. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Nhưng khi ông bảo tôi không thể hình dung được cảnh sống bị giam cầm như thế nào thì tôi khẳng định là ông đã lầm!
Waymon ạ! Trên đời có nhiều kiểu tự do và nhiều dạng ngục tù. Vả lại, đôi khi chính chúng ta tự tạo ra nhà tù cho mình đấy chứ.
Ở tuổi 31, tôi bỗng mất khả năng đi lại. Tôi đã cảm giác như đất lở dưới chân mình. Tâm trí lấn cấn mãi ý nghĩ rằng, suốt phần đời còn lại mình sẽ bị giam cầm trong cơ thể mình, không còn được tự do đi lại, khiêu vũ hoặc ôm các con vào lòng nữa.
Vất vả lắm tôi mới chấp nhận tình trạng của mình, cố không đắm chìm trong sự buồn tủi. Biết bao lần tôi tự hỏi liệu cuộc đời này có còn đáng sống nữa không; luôn bị ám ảnh bởi hai chữ “tù đày” và tuyệt vọng vì những thứ quan trọng đối với mình đã mất đi.
Nhưng rồi một ngày kia tôi chợt nhận ra mình còn được quyền chọn lựa. Nên cười hay khóc khi gặp các con? Sẽ trở thành một người mẹ mẫu mực hay người mẹ chết héo trong tâm tưởng chúng? Nên nguyền rủa hay cầu xin Thượng Đế ban cho sức mạnh dựa vào niềm tin?
Tôi quyết định chừng nào còn sống, tôi vẫn phải nỗ lực; phải hành động tích cực; và cố mở rộng biên giới tinh thần để bù lại những hạn chế về thể chất.
Có nhiều dạng tự do, Waymon a! Khi chúng ta mất một tự do này, đơn giản ta phải tìm kiếm tự do khác.
Ông có thể nhìn trời u ám hoặc chân trời tươi đẹp qua những chấn song, ông có thể là tấm gương sáng cho lớp trẻ hay chịu hòa lẫn vào những kẻ xấu. Về phương diện nào đó, giữa tôi và ông đều cùng chung một cảnh ngộ, ông Waymon ạ!”
Đọc xong, tôi mới vỡ lẽ, những điều trước kia tôi coi là đương nhiên nay đã trở thành nguồn động viên bí ẩn và vô cùng mạnh mẽ.
Không việc gì phải lo
Cuộc sống không cố ý muốn làm chúng ta sợ hãi mà chỉ muốn chúng ta thấu hiểu nómà thôi
- Marie Curie
Tôi từng sống trong nỗi sợ triền miên. Sợ phải mất đi những gì mình đang có; sợ chẳng bao giờ đạt được những gì mình ao ước.
Sẽ ra sao nếu trên đầu tôi chẳng còn sợi tóc nào?
Sẽ ra sao nếu tôi chẳng bao giờ có được một ngôi nhà tươm tất?
Sẽ ra sao nếu dáng dấp của tôi bỗng hóa ra phục phịch, mất đi vẻ hấp dẫn?
Sẽ ra sao nếu tôi mất việc?
Sẽ ra sao nếu tôi bị tật nguyền và không thể cùng chơi bóng với các con?
Sẽ ra sao nếu tôi già yếu và chẳng thể cảm nhận đầy đủ và không có ích gì cho những người xung quanh?
Nhưng cuộc sống luôn ưu ái những ai biết lắng nghe, và giờ đây tôi hiểu:
Nếu trên đầu không còn sợi tóc nào, tôi sẽ cố gắng để trở thành một kẻ hói đầu giỏi nhất. Và tôi sẽ biết ơn
cái đầu trơ chân tóc của mình vẫn nảy sinh những ý tưởng mới.
Ngôi nhà không làm cho người ta hạnh phúc. Trái tim đau khổ đâu thể thỏa lòng trong một ngôi nhà rộng lớn. Trong khi trái tim tràn ngập niềm vui sẽ mang hạnh phúc phủ đầy bất kỳ ngôi nhà nào.
Nếu tôi dành thời gian để hoàn thiện tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của mình, thay vì chỉ chăm chăm trau chuốt hình thể bên ngoài, thì tôi sẽ đẹp hơn lên mỗi ngày.
Nếu không ai nhận tôi làm việc, tôi sẽ làm những việc mà mình thích - trên đời này liệu có gì sánh được với sự tự do thể hiện mình?
Nếu vì tàn tật mà tôi không thể dạy con cách đá bóng, thì tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để hương dẫn nó cách xử trí những đường bóng hiểm hóc của cuộc đời. Điều này có ích cho chúng hơn.
Còn nếu như tuổi tác lấy đi sức khỏe, khả năng nhạy bén và thể lực của tôi, tôi sẽ trao tặng những người quanh mình sức mạnh của niềm tin, sự sâu sắc của tình yêu, và sự trẻ trung của một tâm hồn đã được định hình bởi bao chông gai cuộc đời.
Dù số phận tôi có phải hứng chịu những mất mát đau thương, những thất vọng đắng cay ê chề đến đâu chăng nữa, tôi vẫn sẽ đương đầu với từng thử thách bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình. Vì cuộc sống đã ban cho tôi nhiều món quà; mà mỗi món quà mất đi, tôi sẽ được đền bù bằng mười món quà khác. Suy nghĩ đó giúp tôi luôn tự tin và yêu đời hơn.
Cuộc sống vẫn còn ý nghĩa
Tôi chỉ có một mình, nhưng tôi vẫn là một người; tôi không thể làm tất cả; nhưng tôi vẫn có thể làm điều gĩ đó; và vì không thể làm được tất cả nên tôi sẽ không từ chối làm bất cứ điều gì mà tôi có thể.
- Edward Everett Hale
Chăm sóc các bệnh nhân đột quỵtrong bệnh viện là một công việc có thể mang người ta đến hai cực của trạng thái. Bởi các bệnh nhân hoặc thường hết sức mang ơn khi được cứu sống hoặc chỉ muốn chết. Chỉ cần nhìn thoáng qua người bệnh ta sẽ biết tất cả.
Albert đã dạy tôi rất nhiều về ý chí nỗ lực.
Một buổi chiều, trong khi đang đi dạo loanh quanh các phòng bệnh tôi gặp ông nằm co tròn như một bào thai. Đó là một người đàn ông già nua, xanh xao, có cái nhìn như người chết, đang vùi nửa đầu dưới tấm chăn, ông ấy không hề nhúc nhích khi tôi tự giới thiệu, và cũng chẳng nói gì khi tôi hối ông đi ăn tối.
Một người phục vụ tại phòng y tá cho tôi biết một số thông tin về ông. Ông không có người thân và đã cao tuổi. Vợ ông đã qua đời, còn năm người con trai cũng khôn lớn và rời xa ông.
Cólẽ tôi nên làm gì đó để giúp cho ông. Là một y tá đã ly hôn, tuy hơi thấp người và đẫy đà một chút nhưng xinh xắn và đang tránh né những người đàn ông mà công việc không đòi hỏi phải tiếp xúc, tôi bắt đầu một kế hoạch khuyến khích ông.
Ngày hôm sau, tôi mặc một chiếc áo đầm trắng, không phải là bộ đồng phục y tá thường ngày. Tôi đến phòng Albert - căn phòng không mở đèn và các màn cửa đều kéo xuống.
Albert la hét đuổi các nhân viên ra ngoài. Tôi kéo ghế lại ngồi gần giường ông ta, bắt chéo đôi chân quyến rũ của mình, nghiêng đầu và nở một nụ cười hết sức duyên dáng.
- Hãy để mặc tôi. Tôi muốn chết.
- Anh làm như thế là có tội đó. Anh không nhận thấy phụ nữ độc thân chúng tôi còn đầy ra cả đấy hay sao?
Trông ông có vẻ bực mình. Tôi cứ huyên thuyên về việc tại sao tôi thích làm công việc săn sóc người ốm bởi nó khiến tôi phải theo dõi người ta đạt được tối đa tiềm năng của họ và như thế họ có nhiều khả năng làm được nhiều điều kỳ diệu... Ông cũng chẳng hé lấy một lời.
Hai ngày sau trong buổi họp giao ban, tôi được biết Albert đã hỏi thăm khi nào thì đến ca trực của tôi. Người y tá được giao trông nom ông đã ghép ông là “bạn trai” của tôi và đồn đại khắp bệnh viện. Tôi cũng chẳng tranh cãi về chuyện đó. Bên ngoài phòng bệnh, tôi bảo mọi người đừng quấy rầy “Albert của tôi”.
Chẳng bao lâu sau ông bắt đầu chịu cử động, ông ngồi ở mép giường để tập giữ thăng bằng, tăng sức chịu đựng trong khi ngồi, ông đồng ý tập vật lý trị liệu nếu tôi quay lại chuyện trò.
Hai tháng sau, Albert lên khung tập đi. Đến tháng thứ ba, ông đã đi được bằng gậy. Vào những ngày thứ sáu, chúng tôi thường tổ chức liên hoan ngoài trời ăn mừng những bệnh nhân xuất viện. Albert và tôi đã cùng nhảy trong giai điệu du dương, tuy không ra dáng một người đàn ông lịch lãm cho lắm nhưng ông nhảy thật tuyệt. Lần nào ông cũng bịn rịn khi chúng tôi từ biệt nhau.
Rồi theo mùa lần lượt hoa hồng, hoa cúc và những bông đậu Hà Lan ngọt ngào đua nhau nở rộ. Albert xuất viện và trở lại cuộc sống làm vườn ông yêu thích.
Một buổi chiều nọ, có một phụ nữ xức nước hoa oải hương đáng yêu đến bệnh viện và yêu cầu được gặp “Người phụ nữ bị coi là mất nết”.
Tôi được gọi ra gặp người phụ nữ ấy khi đang dở tay lau giường.
- Cô là người phụ nữ đã nhắc cho Albert của tôi nhớ rằng anh ấy là một người đàn ông!
Cô ta nghiêng đầu cười tươi và trao cho tôi một tấm thiệp cưới.
Ý nghĩa của nụ cười
Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tĩm thấy Ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.
- Khuyết danh
Có một ông chủ kinh doanh nọ sang Nhật Bản công tác. Tuy là người thành đạt nhưng ông rất khiêm tốn và luôn chia sẻ thành công với nhân viên của mình. Sau khi hoàn tất công việc, ông đến một siêu thị để mua các món quà cho nhân viên của mình trước khi về nước.
Khi ông bước vào siêu thị, một người phụ nữ dáng vẻ nhỏ nhắn đón chào ông bằng một nụ cười nồng ấm khiến ông rất cảm động, hài lòng và không thể quên thái độ thân thiện đó. Trong khi mua sắm, thỉnh thoảng ông liếc nhìn người phụ nữ kia, cô đều dành nụ cười tươi như thế cho mọi khách hàng.
Nhà kinh doanh nọ bắt đầu tự hỏi tại sao cô ta cứ cười mãi như một cái máy thế. Đứng cười mãi suốt ngày như thế thì thật là chán ngấy! Ông bèn bước đến gần cô hỏi:
- Chào cô, không phải là cô đang cố làm công việc này đấy chứ? Cô đã làm như thế này bao lâu rồi?
Người phụ nữ mỉm cười, đáp:
- Thưa ông, tôi đã làm việc này 10 năm nay rồi và tôi rất yêu công việc của mình.
Nhà kinh doanh hết sức ngạc nhiên, hỏi tiếp:
- Tại sao cô lại theo đuối công việc này lâu như thế? Lý do gì khiến cô yêu thích nó?
Người phụ nữ lại nở nụ cười:
- Vì nhờ công việc này mà tôi được cống hiến cho đất nước mình.
Nhà kinh doanh hơi mỉa mai:
- Cô cống hiến cho đất nước bằng cách cười sao?
- Vâng, thưa ông. - Người phụ nữ đáp. - Tôi cười với tất cả khách hàng đến đây để họ thấy hài lòng và thoải mái. Khi đó, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, ông chủ của tôi sẽ vui hơn và tôi sẽ được trả lương nhiều hơn. Do đó, tôi có thể chăm sóc gia đình mình và mang hạnh phúc đến cho họ. Hơn nữa, khi có đông khách hàng, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng lên, sẽ cần có thêm nhiều nhà máy và nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Không chỉ thế, vì phần đông khách hàng của chúng tôi là người ngoại quốc nên sẽ có thêm nhiều cơ hội giao thương với nước ngoài, như thế nước tôi sẽ ngày càng thịnh vượng hơn. Những người như ông sẽ đến nước tôi thường xuyên hơn vì ông hài lòng với chúng tôi và có thể ông sẽ kể về chúng tôi với bạn bè và gia đình ông. Thế nên, đất nước chúng tôi sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều ngoại tệ, nhiều việc làm và nhiều người sẽ hạnh phúc. Như vậy là tôi đã cống hiến cho đất nước mình rồi.
Thái độ và suy nghĩ của người phụ nữ về công việc đã khiến nhà kinh doanh kia hết sức ngạc nhiên và khâm phục, ông chào cô rồi ra về. Từ sau đó, ông đã cố gắng truyền đạt thái độ ấy cho các nhân viên của mình. Đến hôm nay, công ty của ông đã trở thành một trong những công ty tiếng tăm nhất trên thế giới.
Đón nhận những kinh nghiệm tiêu cực và nhìn chúng một cách tích cực. Bạn sẽ học được rất nhiều từ những chuyện đã qua. Đừng để người khác mãi phán xét bạn chỉ dựa vào một lỗi lấm nào đó. Hãy để quá khứ lại phía sau, nhưng đừng lãng quên nó.
- Khuyết danh
Bình luận facebook