Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 8
Bữa cơm diễn ra vui vẻ, chẳng ai để ý mấy đến bố. Thằng Minh rất quý Nam , dù quen nhau chưa lâu nhưng ai nghe cũng tưởng biết nhau từ trước,nói rõ nhiều, còn tranh nhau nói. Nhìn bề ngoài thế này, có ai nghĩ Nam là công tử đâu, cũng bình dị, chân chất mà hòa đồng lắm ấy chứ. Bà nội thì mù lòa,cứ chốc chốc sờ sờ cái bát nọ, rồi lại sờ cái đĩa kia gắp cho ba đứa cháu ăn. Không khí gia đình ấm cúng , thân thiện ,Nam như đang ở trong chính căn nhà của mình vậy:
- Chào cả nhà!Cho tôi đến đón cháu.
Ông Thuấn ngó đầu vào lên tiếng nhỏ nhẹ, ấy thế mà bố Nhung lại ho sù sụ. Lúc đến đây cũng thế, khuôn mặt bố biến sắc hẳn, không biết có chuyện gì không nữa, Nhung thắc mắc cũng không dám hỏi .
Từ khi ông Thuấn vào ,bữa cơm lại trở nên vội vã hẳn, lại sắp phải đi nên dù không muốn Nhung vẫn phải lên đường. Nam mặc kệ, cứ ung dung ăn hết bát nọ đến bát kia như thể sợ rằng sẽ không còn ăn được bữa cơm nào ngon như thế này nữa:
- Nam!đừng ăn nữa, mày ăn thế này người ta tưởng mày chết đói đấy.
Câu nói này của ông Thuấn nhắc con không sai, như g có điều gì đấy rất khó chịu. Cả nhà im lặng trong vài giây rồi lại ăn vội vã. Nam đã là thanh niên, câu nhắc hơi có phần thẳng này khiến hắn mất mặt, và xấu hổ. Nuốt hết miếng cơm trong mồm ,hắn buông đôi đũa xuống mặc dù vẫn còn đang rất muốn ăn:
- Ông Thuấn! Cháu nó ăn được thì cứ để cho nó ăn. Chắc gì cơm nhà Ông đã ngon bằng cơm nhà tôi nào.
Bố Nhung nói giọng yếu vợt, nhìn ông Thuấn, Hai ánh mắt chạm nhau hình viên đạn. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Có chuyện gì mà họ nói như thể ghét nhau vậy?
Ăn xong không kịp cất dọn lại lật đật đi ngay, thằng Minh kịp hái ít nhãn ngon mang ra cho chị. Họ chia tay nhau nhưng không còn buồn bã như đợt đầu vì ông Thuấn bảo khi nào tiện ông lại chở Nhung sang chơi .
Xe rời bánh, Nhung vẫn nghe văng vẳng giọng bố vọng lại :" tôi đã bảo bà thế nào? Bà muốn tôi chết đi bà mới vừa lòng chứ gì? Sao bà lại cho con Nhung ở nhà nó? Bà định giao trứng cho ác à?....". Thật!hôm nay quá nhiều điều lạ lùng mà Nhung không thế ngẫm nghĩ ra. Hẳn nhà cô và ông Thuấn có chuyện gì giấu diếm, nhưng có mặt con cái họ vẫn nhịn để cho êm ấm:
- Mày lớn rồi đừng để tao nhắc chuyện ăn uống,nhất là ăn uống với người ngoài. Mày kiểu như chết đói thế họ đánh giá nhà mày đấy.
- Nhưng đấy là nhà Nhung mà, có xa lạ quá đâu. Với lại, họ niềm nở như thế....
-Niềm nở à? Mày đừng nghĩ nông cạn như thế , mày dễ tin người như thế từ khi nào? Mà cơm canh như cho lợn thế mà mày khen ngon à?
Ông Thuấn làm cho một tăng khiến Nam im bặt, ông ấy quên mất là còn có Nhung ở đây,những câu này khiến cho cô cảm thấy quá buồn. Ông thuấn chẳng hiền lành như mọi ngày, tất cả mọi người hôm nay làm sao vậy?
Về nhà, bà Thuấn thấy Nhung về, lại dở giọng chanh chua:
..
. - Đã thăm nhà con đĩ ấy về rồi hả? Thế nào ,thỏa mãn chưa?
Ông thuấn thấy vợ nói thế thì định lao vào tát bà Thuấn nhưng Nhung kịp ngăn lại:
.
-Tôi cấm bà nhớ!đừng giờ cái giọng láo toét ở đây. Con cái nó lớn hết rồi, không phải muốn nói gì thì nói đâu. Nó mà biết chuyện, nó cười vào mặt cho thì nhục. Chả hay lắm!
Bà ấy đã liệt rồi, mà còn không biết chịu im lặ g một chút,không có Nhung thì no đòn. Nam thở dài đi lên nhà trên thì mẹ Hắn lại gọi:
.. - Nam này! Con Trúc con nhà bác Hoa nó đi du học về rồi đấy, nó bảo nó nhớ mày nhất. Nó Sang thăm mang cho mẹ biết bao nhiêu sâm với tổ yến đắt tiền . Nó hỏi sao mấy lần nó gọi mà mày không nghe, nó giận lắm đấy.
- Không thích!
Nam dửng dưng rồi đi lên gác để mặc bà Thuấn cứ lải nhải một mình:
-Bố thằng ngu! Con người ta là lá ngọc cành vàng, đi du học bao năm giờ mới về. Nó thương yêu mình là có phước có phận , ấy thế mà còn không biết đường sướng. ..
Chắc người con gái ấy yêu Nam lắm, Nhung nghĩ ngợi. Nhà giàu họ muốn gì mà không được,xã hội này là thế mà vật chất lúc nào cũng quyết định tất cả.
Suốt mấy ngày ấy, Nhung như cuốn vào guồng quay của nhà Ông bà Thuấn. Nam đã xin vào một bệnh viện gần nhà, thói quen ôm Nhung khóc kể lể vẫn không bỏ. Nhung thì đã lấy làm quen, nhưng một người bác sĩ rắn rỏi là thế mà tâm can yếu đuối vô cùng. Nhung thì vô tư, cô nghĩ ngợi:"sau này hắn lấy vợ thì đã có vợ hắn ôm,lúc ý Nam cũbg chẳng còn nhớ đến con người ở như mình"....
- Anh Nam ơi! Em tới rồi đây này! Ra mở cửa cho em
Tiếng gọi của Trúc reo réo ngoài cửa làm Nam cầu nhầu, hắn bảo Nhung:
- Em ra bảo Trúc nó về đi,tí anh còn phải đi làm
- Sao anh không ra mà bảo?Mà hôm anh anh có phải trực đâu?
- Sao Nhung biết?
- Ôi dào!lịch làm việc của anh em nhớ như lòng bàn tay, ngày mai vẫn nghỉ mà .
- Nhưng anh không muốn gặp nó, em ra lấy lí do gì đấy rồi bảo nó về đi.
Bị Nam thúc giục, Nhung đành ra mở cửa. Đứng trước cô ,một người con gái cao ráo ,trắng trẻo, có một nốt ruồi cạnh mũi rất dữ tướng. Nhưng không vì thế mà giảm bớt phần xinh xắn. Lễ phép chào hỏi, Nhung cười:
- Em chào chị , chị là chị Trúc phải không?
- Phải! Mày là đứa nào?
- Em là giúp việc của nhà Anh Nam, anh ấy đi làm từ sớm rồi, biết chị thế nào cũng đến chơi nên bảo em ở đây đứng báo chị rằng khi nào anh ấy nghỉ làm sẽ đưa chị đi ăn bù. Mong chị đừng giận.
Khi ban nãy cái mặt Trúc còn vênh lên muốn ghen tuông với Nhung,thì mà giờ khi đã biết Nhung chỉ là một đứa ở, Trúc mới giãn mặt ra thoải mái. Nhưng không quên cảnh báo cô trước:
- Em là giúp việc phải không? Nhìn cũng xinh xắn ra phết đấy. Nhưng đừng có kiểu người ở mà có tình ý với chủ biết chưa? Chị đây thì hiền thật, nhưng cũng không sợ bẩn tay mà đáng ghen đâu đấy.
Nhung cười toe toét trấn an nó:
- Không không chị ơi! Em là gì có cái gan ấy. Mà anh Nam kể với em là anh ý yêu chị nhất đấy. À! Chị có vào chơi với bác không? Để em đưa chị vào.
- Thôi! Vào chơi với bà ấy chán chết, không có Anh Nam ở nhà thì thôi,hôm khác chị đến. Em mang cái túi này mang vào cho bà ấy.
Nói xong ,Trúc cắp đít quay đi, Nhung vẫn nghe rõ mồn một lời chửi đỏng đảng của nó:" Vào chơi với con mụ liệt thì làm ăn gì?". Đúng là những con người giả dối luôn tạo cho mình là người có văn hóa, có ăn có học, có nề nó nếp. Ấy thế mà mới đây đã chửi người ta ngay được. Nếu mà sau này về làm dâu, thử hỏi nó còn đối xử với bà ấy như thế nào nữa.
- Chào cả nhà!Cho tôi đến đón cháu.
Ông Thuấn ngó đầu vào lên tiếng nhỏ nhẹ, ấy thế mà bố Nhung lại ho sù sụ. Lúc đến đây cũng thế, khuôn mặt bố biến sắc hẳn, không biết có chuyện gì không nữa, Nhung thắc mắc cũng không dám hỏi .
Từ khi ông Thuấn vào ,bữa cơm lại trở nên vội vã hẳn, lại sắp phải đi nên dù không muốn Nhung vẫn phải lên đường. Nam mặc kệ, cứ ung dung ăn hết bát nọ đến bát kia như thể sợ rằng sẽ không còn ăn được bữa cơm nào ngon như thế này nữa:
- Nam!đừng ăn nữa, mày ăn thế này người ta tưởng mày chết đói đấy.
Câu nói này của ông Thuấn nhắc con không sai, như g có điều gì đấy rất khó chịu. Cả nhà im lặng trong vài giây rồi lại ăn vội vã. Nam đã là thanh niên, câu nhắc hơi có phần thẳng này khiến hắn mất mặt, và xấu hổ. Nuốt hết miếng cơm trong mồm ,hắn buông đôi đũa xuống mặc dù vẫn còn đang rất muốn ăn:
- Ông Thuấn! Cháu nó ăn được thì cứ để cho nó ăn. Chắc gì cơm nhà Ông đã ngon bằng cơm nhà tôi nào.
Bố Nhung nói giọng yếu vợt, nhìn ông Thuấn, Hai ánh mắt chạm nhau hình viên đạn. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Có chuyện gì mà họ nói như thể ghét nhau vậy?
Ăn xong không kịp cất dọn lại lật đật đi ngay, thằng Minh kịp hái ít nhãn ngon mang ra cho chị. Họ chia tay nhau nhưng không còn buồn bã như đợt đầu vì ông Thuấn bảo khi nào tiện ông lại chở Nhung sang chơi .
Xe rời bánh, Nhung vẫn nghe văng vẳng giọng bố vọng lại :" tôi đã bảo bà thế nào? Bà muốn tôi chết đi bà mới vừa lòng chứ gì? Sao bà lại cho con Nhung ở nhà nó? Bà định giao trứng cho ác à?....". Thật!hôm nay quá nhiều điều lạ lùng mà Nhung không thế ngẫm nghĩ ra. Hẳn nhà cô và ông Thuấn có chuyện gì giấu diếm, nhưng có mặt con cái họ vẫn nhịn để cho êm ấm:
- Mày lớn rồi đừng để tao nhắc chuyện ăn uống,nhất là ăn uống với người ngoài. Mày kiểu như chết đói thế họ đánh giá nhà mày đấy.
- Nhưng đấy là nhà Nhung mà, có xa lạ quá đâu. Với lại, họ niềm nở như thế....
-Niềm nở à? Mày đừng nghĩ nông cạn như thế , mày dễ tin người như thế từ khi nào? Mà cơm canh như cho lợn thế mà mày khen ngon à?
Ông Thuấn làm cho một tăng khiến Nam im bặt, ông ấy quên mất là còn có Nhung ở đây,những câu này khiến cho cô cảm thấy quá buồn. Ông thuấn chẳng hiền lành như mọi ngày, tất cả mọi người hôm nay làm sao vậy?
Về nhà, bà Thuấn thấy Nhung về, lại dở giọng chanh chua:
..
. - Đã thăm nhà con đĩ ấy về rồi hả? Thế nào ,thỏa mãn chưa?
Ông thuấn thấy vợ nói thế thì định lao vào tát bà Thuấn nhưng Nhung kịp ngăn lại:
.
-Tôi cấm bà nhớ!đừng giờ cái giọng láo toét ở đây. Con cái nó lớn hết rồi, không phải muốn nói gì thì nói đâu. Nó mà biết chuyện, nó cười vào mặt cho thì nhục. Chả hay lắm!
Bà ấy đã liệt rồi, mà còn không biết chịu im lặ g một chút,không có Nhung thì no đòn. Nam thở dài đi lên nhà trên thì mẹ Hắn lại gọi:
.. - Nam này! Con Trúc con nhà bác Hoa nó đi du học về rồi đấy, nó bảo nó nhớ mày nhất. Nó Sang thăm mang cho mẹ biết bao nhiêu sâm với tổ yến đắt tiền . Nó hỏi sao mấy lần nó gọi mà mày không nghe, nó giận lắm đấy.
- Không thích!
Nam dửng dưng rồi đi lên gác để mặc bà Thuấn cứ lải nhải một mình:
-Bố thằng ngu! Con người ta là lá ngọc cành vàng, đi du học bao năm giờ mới về. Nó thương yêu mình là có phước có phận , ấy thế mà còn không biết đường sướng. ..
Chắc người con gái ấy yêu Nam lắm, Nhung nghĩ ngợi. Nhà giàu họ muốn gì mà không được,xã hội này là thế mà vật chất lúc nào cũng quyết định tất cả.
Suốt mấy ngày ấy, Nhung như cuốn vào guồng quay của nhà Ông bà Thuấn. Nam đã xin vào một bệnh viện gần nhà, thói quen ôm Nhung khóc kể lể vẫn không bỏ. Nhung thì đã lấy làm quen, nhưng một người bác sĩ rắn rỏi là thế mà tâm can yếu đuối vô cùng. Nhung thì vô tư, cô nghĩ ngợi:"sau này hắn lấy vợ thì đã có vợ hắn ôm,lúc ý Nam cũbg chẳng còn nhớ đến con người ở như mình"....
- Anh Nam ơi! Em tới rồi đây này! Ra mở cửa cho em
Tiếng gọi của Trúc reo réo ngoài cửa làm Nam cầu nhầu, hắn bảo Nhung:
- Em ra bảo Trúc nó về đi,tí anh còn phải đi làm
- Sao anh không ra mà bảo?Mà hôm anh anh có phải trực đâu?
- Sao Nhung biết?
- Ôi dào!lịch làm việc của anh em nhớ như lòng bàn tay, ngày mai vẫn nghỉ mà .
- Nhưng anh không muốn gặp nó, em ra lấy lí do gì đấy rồi bảo nó về đi.
Bị Nam thúc giục, Nhung đành ra mở cửa. Đứng trước cô ,một người con gái cao ráo ,trắng trẻo, có một nốt ruồi cạnh mũi rất dữ tướng. Nhưng không vì thế mà giảm bớt phần xinh xắn. Lễ phép chào hỏi, Nhung cười:
- Em chào chị , chị là chị Trúc phải không?
- Phải! Mày là đứa nào?
- Em là giúp việc của nhà Anh Nam, anh ấy đi làm từ sớm rồi, biết chị thế nào cũng đến chơi nên bảo em ở đây đứng báo chị rằng khi nào anh ấy nghỉ làm sẽ đưa chị đi ăn bù. Mong chị đừng giận.
Khi ban nãy cái mặt Trúc còn vênh lên muốn ghen tuông với Nhung,thì mà giờ khi đã biết Nhung chỉ là một đứa ở, Trúc mới giãn mặt ra thoải mái. Nhưng không quên cảnh báo cô trước:
- Em là giúp việc phải không? Nhìn cũng xinh xắn ra phết đấy. Nhưng đừng có kiểu người ở mà có tình ý với chủ biết chưa? Chị đây thì hiền thật, nhưng cũng không sợ bẩn tay mà đáng ghen đâu đấy.
Nhung cười toe toét trấn an nó:
- Không không chị ơi! Em là gì có cái gan ấy. Mà anh Nam kể với em là anh ý yêu chị nhất đấy. À! Chị có vào chơi với bác không? Để em đưa chị vào.
- Thôi! Vào chơi với bà ấy chán chết, không có Anh Nam ở nhà thì thôi,hôm khác chị đến. Em mang cái túi này mang vào cho bà ấy.
Nói xong ,Trúc cắp đít quay đi, Nhung vẫn nghe rõ mồn một lời chửi đỏng đảng của nó:" Vào chơi với con mụ liệt thì làm ăn gì?". Đúng là những con người giả dối luôn tạo cho mình là người có văn hóa, có ăn có học, có nề nó nếp. Ấy thế mà mới đây đã chửi người ta ngay được. Nếu mà sau này về làm dâu, thử hỏi nó còn đối xử với bà ấy như thế nào nữa.
Bình luận facebook