Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 37
Cơm nước xong, các ông trong tổ phái viên vừa uống nước vừa đánh giá buổi làm việc với huyện ủy Vĩnh Hòa thì Đình vào.
- Chào các anh. Hôm nay làm việc với Vĩnh Hòa kết quả tốt chứ ạ? – Đình chào hỏi vồn vã như lâu ngày mới gặp lại.
Ông Ẩn chỉ vào chiếc ghế bỏ không bảo Đình:
- Anh ngồi uống nước. Nói chung buổi làm việc đạt kết quả tốt.
- Các tay ở huyện ủy Vĩnh Hòa có nhận ra sai lầm của mình không?
- Nhận thức là một quá trình. Mới làm việc với nhau một buổi thì làm sao mà các đồng chí đó nhận ra ngay sai lầm của mình được. Nhưng tôi tin rồi đây các đồng chí ấy sẽ nhận ra hành động xốc nổi của mình.
- Ông Kim và bà Thường xuống đó có phải không?
- Vâng. Nhưng làm việc chưa xong thì nhận được điện báo máy bay Mỹ đánh sập cầu đường sắt Gia Liễn nên anh Kim về ngay, chỉ có chị Thường ở lại làm việc và về cùng xe với chúng tôi. Sao anh biết anh Kim và chị Thường xuống Vĩnh Hòa?
- Tôi thấy các anh đi một lúc thì hai người vội vã lên xe nên tôi đoán vậy thôi.
Sắc thấy khó chịu trước kiểu nói lấp lửng của Đình nên hỏi lại:
- Vì sao anh Kim và chị Thường thấy chúng tôi đi thì họ vội vã lên xe?
- Theo tôi, ông Kim và bà Thường sợ huyện ủy Vĩnh Hòa dao động nên xuống để tiếp sức.
Bao vỗ tay vào bàn tỏ vẻ khoái chí:
- Đúng, đúng. Tôi cũng nghĩ giống như anh Đình. Ông Kim đang muốn dùng huyện ủy Vĩnh Hòa làm vật thí nghiệm của mình. Vì thế, nếu để cho lãnh đạo Vĩnh Hòa nhận ra sai lầm của mình mà từ bỏ ý định làm thí điểm về khoán, thì coi như ý tưởng của ông Kim sẽ biến thành mây khói.
Ông Sắc độp ngay câu nói của Bao:
- Tại sao ông bảo anh Kim dùng lãnh đạo Vĩnh Hòa làm vật thí nghiệm của mình? Nếu câu này đến tai anh Kim, ông sẽ giải thích thế nào với anh ấy?
Đình nghe Bao bảo nghĩ giống mình liền lên giọng:
- Tôi thấy anh Bao nói đúng đấy. Ông Kim đang cử bà Thường và tay Hoàng, phó ban của tôi xuống chỉ đạo Hồng Vân làm thí điểm một số hình thức khoán. Nếu thành công thì mời các nơi về Hợp tác xã Hồng Vân để học tập và mở rộng ra trong toàn tỉnh. Nếu qua phê phán của các anh mà Hồng Vân không dám làm thì mọi ý đồ của ông Kim sẽ bị phá sản. Vì vậy ông Kim và bà Thường phải xuống để tiếp sức cho lãnh đạo Vĩnh Hòa và xã Hồng Vân.
- Theo chỗ tôi nắm được thì lãnh đạo Vĩnh Hòa và xã Hồng Vân đã giấu lãnh đạo tỉnh ủy việc trả ao cho gia đình xã viên nuôi cá và chia đất cho dân làm vụ xen canh. Anh Kim phát hiện ra chuyện này và thấy nó đưa lại lợi ích thiết thực cho nông dân nên anh ấy không những không cấm mà còn tìm cách làm cho nó hoàn chỉnh hơn. Nhận định của anh Bao và anh Đình, theo tôi mang nặng cảm tính. Vì trước khi anh Kim và chị Thường xuống thì bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện đã kiên quyết bảo vệ tính đúng đắn về việc làm của mình.
Ông Ẩn không muốn ông Bao và ông Sắc cãi vã trước mặt Đình nên chuyển hướng câu chuyện:
- Tay bí thư huyện ủy và tay chủ tịch huyện lí luận sắc bén ra phết. Trong thâm tâm tôi rất kính nể hai cậu ấy. Thẳng thắn, dũng cảm. Kiên quyết bảo vệ cái mình cho là đúng.
- Cá nhân tôi cũng rất khâm phục thái độ trung thực thẳng thắn của mấy đồng chí ở Vĩnh Hòa. Họ bộc lộ đầy đủ tư cách của người đảng viên Cộng sản.
Đình cố lái câu chuyện về theo ý mình:
- Các anh kết luận và xử lí như thế nào về việc làm của huyện ủy Vĩnh Hòa và đảng ủy xã Hồng Vân?
Bao không đợi ông Ẩn trả lời, nói luôn:
- Chúng tôi coi việc làm của lãnh đạo Vĩnh Hòa và xã Hồng Vân là vô nguyên tắc. Mơ hồ về quan điểm lập trường trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa. Nhận thức rất non yếu về ba cuộc cách mạng ở nông thôn. Vì vậy chúng tôi đã đề nghị lãnh đạo Vĩnh Hòa và Hồng Vân phải thành khẩn kiểm điểm những sai lầm của mình một cách nghiêm túc. Đồng thời đình chỉ ngay việc giao ao cho các hộ gia đình thả cá cũng như chia đất cho nông dân sản xuất cá thể.
- Bà Thường không có ý kiến gì về quyết định của các anh à?
Ông Ẩn lờ mờ nhận ra tư cách của Đình nên chỉ trả lời gọn lỏn:
- Chị Thường phản đối kịch liệt.
- Tôi hỏi cho biết thôi chứ tôi cũng đoán thế.
Ông Sắc nói:
- Theo tôi, ý kiến của chị Thường cũng có những điểm chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc chứ chưa nên phủ nhận vội.
Bao hỏi:
- Ông bảo suy nghĩ những điểm nào?
- Nhiều điểm lắm. Ví như cần phải để cho mọi người tự do nói ra suy nghĩ của mình. Biết chọn lọc những suy nghĩ tích cực và nhân nó lên thành yếu tố sức mạnh của vật chất. Đừng lợi dụng mấy tiếng quan điểm lập trường làm vũ khí đàn áp tự do tư tưởng của người khác. Ông nghĩ câu nói đó không làm cho ta phải xem lại cách hành xử của mình hay sao?
Bao biết ông Sắc chọc ngoáy mình nên nói giọng gay gắt:
- Tự do tư tưởng không có nghĩa là muốn nghĩ thế nào thì nghĩ. Đó là một thứ tự do cực đoan. Quan điểm lập trường là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của người cộng sản. Đòi từ bỏ quan điểm lập trường đồng nghĩa với từ bỏ nhân sinh quan cách mạng.
- Thế theo ông, chị Thường nói những điều như thế là không có tư tưởng lập trường hay sao?
- Hai cái ông này hay thật. Cứ như mặt trăng mặt trời.
Ông Ẩn cầm chén nước đưa lên uống. Sau đó ngồi lặng yên nhìn ra bên ngoài. Hoàng hôn nhuộm một màu tím nhàn nhạt phủ lên các ngọn cây cổ thụ. Ông Ẩn thấy lòng mình tự nhiên lấn cấn một điều gì đó. Ông nhớ đến buổi tiếp xúc với Ban quản trị và một vài bà con xã viên ở Hợp tác xã Hồng Vân. Cuộc tiếp xúc đã để lại trong ông những vương vấn ông chưa từng gặp phải bao giờ. Ông cảm thấy trong ông đang có hai con người. Một con người của nguyên tắc và trách nhiệm và một con người còn mang dấu ấn bản chất của người nông dân, nơi ông xuất thân đã từng nếm trải thế nào là đói, thế nào là nghèo. Phải chăng vì thế mà ông cảm thấy mình đang dao động giữa cái đúng và cái sai.
- Hôm nay máy bay Mỹ đánh phá những đâu anh Đình? – Ông Ẩn hỏi qua chuyện khác để cốt xóa đi những vương vấn trong lòng mình.
- Địch đánh năm điểm tất cả anh ạ. Thiệt hại lớn nhất là khu vực ga Trung Văn và cầu Gia Liễn. Tôi nghe nói cầu đường sắt bị đánh hỏng hoàn toàn.
- Gay nhỉ. Thương vong của bộ đội ta có nhiều không?
- Chín hy sinh và mười lăm bị thương. Riêng các trận địa bảo vệ cầu Gia Liễn và ga Trung Văn hy sinh mất ba người. Hiện thi hài của anh em đã được đưa về để bên hội trường ủy ban tỉnh.
- Anh Kim đi xuống các trận địa thăm hỏi bộ đội đã về chưa?
- Tôi không rõ. À, các anh phải kiên quyết mới được. Nếu để Vĩnh Hòa và Hồng Vân phá giới, thế nào các nơi khác cũng làm theo, bấy giờ khó mà ngăn chặn được. Các anh có định báo cáo việc này lên Ban bí thư không?
Ông Ẩn thấy khó chịu:
- Chẳng cần báo với Ban bí thư làm gì.
Đình chưng hửng cầm chén nước đưa lên uống.
- Chào các anh. Hôm nay làm việc với Vĩnh Hòa kết quả tốt chứ ạ? – Đình chào hỏi vồn vã như lâu ngày mới gặp lại.
Ông Ẩn chỉ vào chiếc ghế bỏ không bảo Đình:
- Anh ngồi uống nước. Nói chung buổi làm việc đạt kết quả tốt.
- Các tay ở huyện ủy Vĩnh Hòa có nhận ra sai lầm của mình không?
- Nhận thức là một quá trình. Mới làm việc với nhau một buổi thì làm sao mà các đồng chí đó nhận ra ngay sai lầm của mình được. Nhưng tôi tin rồi đây các đồng chí ấy sẽ nhận ra hành động xốc nổi của mình.
- Ông Kim và bà Thường xuống đó có phải không?
- Vâng. Nhưng làm việc chưa xong thì nhận được điện báo máy bay Mỹ đánh sập cầu đường sắt Gia Liễn nên anh Kim về ngay, chỉ có chị Thường ở lại làm việc và về cùng xe với chúng tôi. Sao anh biết anh Kim và chị Thường xuống Vĩnh Hòa?
- Tôi thấy các anh đi một lúc thì hai người vội vã lên xe nên tôi đoán vậy thôi.
Sắc thấy khó chịu trước kiểu nói lấp lửng của Đình nên hỏi lại:
- Vì sao anh Kim và chị Thường thấy chúng tôi đi thì họ vội vã lên xe?
- Theo tôi, ông Kim và bà Thường sợ huyện ủy Vĩnh Hòa dao động nên xuống để tiếp sức.
Bao vỗ tay vào bàn tỏ vẻ khoái chí:
- Đúng, đúng. Tôi cũng nghĩ giống như anh Đình. Ông Kim đang muốn dùng huyện ủy Vĩnh Hòa làm vật thí nghiệm của mình. Vì thế, nếu để cho lãnh đạo Vĩnh Hòa nhận ra sai lầm của mình mà từ bỏ ý định làm thí điểm về khoán, thì coi như ý tưởng của ông Kim sẽ biến thành mây khói.
Ông Sắc độp ngay câu nói của Bao:
- Tại sao ông bảo anh Kim dùng lãnh đạo Vĩnh Hòa làm vật thí nghiệm của mình? Nếu câu này đến tai anh Kim, ông sẽ giải thích thế nào với anh ấy?
Đình nghe Bao bảo nghĩ giống mình liền lên giọng:
- Tôi thấy anh Bao nói đúng đấy. Ông Kim đang cử bà Thường và tay Hoàng, phó ban của tôi xuống chỉ đạo Hồng Vân làm thí điểm một số hình thức khoán. Nếu thành công thì mời các nơi về Hợp tác xã Hồng Vân để học tập và mở rộng ra trong toàn tỉnh. Nếu qua phê phán của các anh mà Hồng Vân không dám làm thì mọi ý đồ của ông Kim sẽ bị phá sản. Vì vậy ông Kim và bà Thường phải xuống để tiếp sức cho lãnh đạo Vĩnh Hòa và xã Hồng Vân.
- Theo chỗ tôi nắm được thì lãnh đạo Vĩnh Hòa và xã Hồng Vân đã giấu lãnh đạo tỉnh ủy việc trả ao cho gia đình xã viên nuôi cá và chia đất cho dân làm vụ xen canh. Anh Kim phát hiện ra chuyện này và thấy nó đưa lại lợi ích thiết thực cho nông dân nên anh ấy không những không cấm mà còn tìm cách làm cho nó hoàn chỉnh hơn. Nhận định của anh Bao và anh Đình, theo tôi mang nặng cảm tính. Vì trước khi anh Kim và chị Thường xuống thì bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện đã kiên quyết bảo vệ tính đúng đắn về việc làm của mình.
Ông Ẩn không muốn ông Bao và ông Sắc cãi vã trước mặt Đình nên chuyển hướng câu chuyện:
- Tay bí thư huyện ủy và tay chủ tịch huyện lí luận sắc bén ra phết. Trong thâm tâm tôi rất kính nể hai cậu ấy. Thẳng thắn, dũng cảm. Kiên quyết bảo vệ cái mình cho là đúng.
- Cá nhân tôi cũng rất khâm phục thái độ trung thực thẳng thắn của mấy đồng chí ở Vĩnh Hòa. Họ bộc lộ đầy đủ tư cách của người đảng viên Cộng sản.
Đình cố lái câu chuyện về theo ý mình:
- Các anh kết luận và xử lí như thế nào về việc làm của huyện ủy Vĩnh Hòa và đảng ủy xã Hồng Vân?
Bao không đợi ông Ẩn trả lời, nói luôn:
- Chúng tôi coi việc làm của lãnh đạo Vĩnh Hòa và xã Hồng Vân là vô nguyên tắc. Mơ hồ về quan điểm lập trường trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa. Nhận thức rất non yếu về ba cuộc cách mạng ở nông thôn. Vì vậy chúng tôi đã đề nghị lãnh đạo Vĩnh Hòa và Hồng Vân phải thành khẩn kiểm điểm những sai lầm của mình một cách nghiêm túc. Đồng thời đình chỉ ngay việc giao ao cho các hộ gia đình thả cá cũng như chia đất cho nông dân sản xuất cá thể.
- Bà Thường không có ý kiến gì về quyết định của các anh à?
Ông Ẩn lờ mờ nhận ra tư cách của Đình nên chỉ trả lời gọn lỏn:
- Chị Thường phản đối kịch liệt.
- Tôi hỏi cho biết thôi chứ tôi cũng đoán thế.
Ông Sắc nói:
- Theo tôi, ý kiến của chị Thường cũng có những điểm chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc chứ chưa nên phủ nhận vội.
Bao hỏi:
- Ông bảo suy nghĩ những điểm nào?
- Nhiều điểm lắm. Ví như cần phải để cho mọi người tự do nói ra suy nghĩ của mình. Biết chọn lọc những suy nghĩ tích cực và nhân nó lên thành yếu tố sức mạnh của vật chất. Đừng lợi dụng mấy tiếng quan điểm lập trường làm vũ khí đàn áp tự do tư tưởng của người khác. Ông nghĩ câu nói đó không làm cho ta phải xem lại cách hành xử của mình hay sao?
Bao biết ông Sắc chọc ngoáy mình nên nói giọng gay gắt:
- Tự do tư tưởng không có nghĩa là muốn nghĩ thế nào thì nghĩ. Đó là một thứ tự do cực đoan. Quan điểm lập trường là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của người cộng sản. Đòi từ bỏ quan điểm lập trường đồng nghĩa với từ bỏ nhân sinh quan cách mạng.
- Thế theo ông, chị Thường nói những điều như thế là không có tư tưởng lập trường hay sao?
- Hai cái ông này hay thật. Cứ như mặt trăng mặt trời.
Ông Ẩn cầm chén nước đưa lên uống. Sau đó ngồi lặng yên nhìn ra bên ngoài. Hoàng hôn nhuộm một màu tím nhàn nhạt phủ lên các ngọn cây cổ thụ. Ông Ẩn thấy lòng mình tự nhiên lấn cấn một điều gì đó. Ông nhớ đến buổi tiếp xúc với Ban quản trị và một vài bà con xã viên ở Hợp tác xã Hồng Vân. Cuộc tiếp xúc đã để lại trong ông những vương vấn ông chưa từng gặp phải bao giờ. Ông cảm thấy trong ông đang có hai con người. Một con người của nguyên tắc và trách nhiệm và một con người còn mang dấu ấn bản chất của người nông dân, nơi ông xuất thân đã từng nếm trải thế nào là đói, thế nào là nghèo. Phải chăng vì thế mà ông cảm thấy mình đang dao động giữa cái đúng và cái sai.
- Hôm nay máy bay Mỹ đánh phá những đâu anh Đình? – Ông Ẩn hỏi qua chuyện khác để cốt xóa đi những vương vấn trong lòng mình.
- Địch đánh năm điểm tất cả anh ạ. Thiệt hại lớn nhất là khu vực ga Trung Văn và cầu Gia Liễn. Tôi nghe nói cầu đường sắt bị đánh hỏng hoàn toàn.
- Gay nhỉ. Thương vong của bộ đội ta có nhiều không?
- Chín hy sinh và mười lăm bị thương. Riêng các trận địa bảo vệ cầu Gia Liễn và ga Trung Văn hy sinh mất ba người. Hiện thi hài của anh em đã được đưa về để bên hội trường ủy ban tỉnh.
- Anh Kim đi xuống các trận địa thăm hỏi bộ đội đã về chưa?
- Tôi không rõ. À, các anh phải kiên quyết mới được. Nếu để Vĩnh Hòa và Hồng Vân phá giới, thế nào các nơi khác cũng làm theo, bấy giờ khó mà ngăn chặn được. Các anh có định báo cáo việc này lên Ban bí thư không?
Ông Ẩn thấy khó chịu:
- Chẳng cần báo với Ban bí thư làm gì.
Đình chưng hửng cầm chén nước đưa lên uống.
Bình luận facebook