Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 38
Bà Thường tỏ ra sốt ruột:
- Không biết tình hình thế nào mà đến giờ này chú ấy vẫn chưa thấy về?
- Khi nãy em gọi điện sang bên ủy ban thì bên ấy bảo anh Quốc cũng chưa về. Có lẽ đang chỉ đạo việc sửa cầu đường sắt Gia Liễn chị ạ. Dạo này công việc căng thẳng quá nên nhà em rạc cả người. Em lo cho cái bệnh dạ dày của anh ấy quá.
- Thỉnh thoảng tôi thấy chú ấy vừa làm việc vừa đưa tay xoa bụng, thương chú ấy quá. Đã thế đầu óc lúc nào cũng căng thẳng vì công việc.
- Em nghe nói dạ dày con nhím chữa bệnh dạ dày tốt lắm. Mấy lần em bảo lên vùng Linh Sơn làm việc, hỏi ai có dạ dày nhím mua mấy cái về mà uống, nhưng nhà em ngại hỏi mua sợ người ta biếu đâm ra mang tiếng. Chị xem nơi nào có tìm mua cho nhà em mấy cái.
- Để hôm sau tôi đi công tác mấy huyện vùng trên có tôi mua cho. Mai chủ nhật, cô có xuống chỗ sơ tán thăm các cháu không?
- Có chị ạ. Em đong gạo tháng này cho các cháu rồi mà chưa đưa xuống được.
- Tháng này độn gì?
- Tỉnh ta thì muôn đời độn sắn khô chứ có gì thay vào đó đâu. Nghe nói các chú bộ đội hy sinh ở cầu Gia Liễn đã đưa về hội trường ủy ban rồi phải không chị?
- Có ba chú đã được đưa về bên ấy rồi. Đang cho xe đi đón gia đình người ta lên. Tôi đã qua thăm các chú ấy.
- Tội quá. Cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc nuôi được đứa con lên ngần ấy tuổi, bây giờ phải mất con. Nghĩ thương quá chị ạ.
- Chiến tranh biết làm sao được. Không hiểu có chuyện gì mà giờ này chú ấy chưa về nhỉ?
- Em cũng sốt ruột quá.
Ông Kim tay xách chiếc điếu cày đi vào với dáng điệu mệt mỏi, bơ phờ. Bà Lê chạy ra lấy cái điếu cày trong tay ông.
- Có việc gì dưới ấy mà giờ này anh mới về?
- Giải quyết việc thương binh liệt sĩ xong lại phải ra xem tình trạng cầu cống bị sập ra sao để bàn cách sửa chữa, sau đó qua Đạo Thắng thăm hỏi và động viên các cháu dân quân rồi còn làm việc với cô Chi xong mới về được. Cô mình cho anh xin một cốc nước đường. Chưa khi nào mệt như hôm nay. Đã thế cái dạ dày tự nhiên trở chứng, đau hơn mọi hôm.
Bà Thường:
- Chú làm việc kiểu ấy lại ăn uống thất thường, dạ dày làm bằng sắt may ra mới chịu nổi.
Bà Lê đưa cốc nước đường cho ông Kim:
- Em pha ít anh uống cho đỡ mệt, còn để bụng mà ăn cơm.
Ông Kim cầm cốc nước đường chưa uống vội, hỏi bà Thường:
- Tình hình làm việc với huyện ủy Vĩnh Hòa kết quả ra sao chị?
Bà Lê trách chồng:
- Anh làm việc từ sáng đến giờ chưa biết chán hay sao mà mới đặt chân về nhà không thèm nghỉ ngơi đã hỏi ra sao với ra giăng. Người đã như con mèo hen mà không biết giữ gìn sức khỏe, ốm nằm lăn ra đấy chỉ khổ em thôi.
Bà Thường nói xen vào:
- Cô Lê nói đúng đấy. Dạo này trông người chú xọm hẳn. Muốn làm việc lâu dài phải biết giữ gìn sức khỏe cho mình chú ạ.
Ông Kim đưa cốc nước đường lên tu một hơi rồi đặt cốc xuống bàn nói:
- Cốc nước đường của cô nàng còn hơn cả thuốc tiên. Uống xong thấy người khỏe ra ngay chị ạ.
Bà Thường trêu:
- Nịnh vợ khéo nhỉ.
- Giả vờ thế để bắt chuyện với chị đấy chị ạ. Em còn lạ gì. Ăn cơm được chưa để em dọn.
- Cô nàng và chị Thường chưa ăn à?
- Hai chị em chờ anh về ăn luôn thể.
- Đúng với truyền thống của phụ nữ Việt Nam nuôi con chờ chồng. Thôi, dọn cơm ăn đi kẻo chị Thường đói. Còn cà dầm tương không hay hết rồi hả cô nàng?
- Mới kêu dạ dày đau xong nhịn ăn cà vài bữa. Khi nào đỡ đau tiếp tục ăn.
- Xin một miếng con con thôi vậy.
Bà Lê kiên quyết:
- Đã nói không ăn là không ăn.
- Thua rồi.
Bà Lê và bà Thường cười. Bà Lê bỏ đũa đứng lên đi vào bếp. Lát sau bê cái bát trong đó đựng nửa quà cà bát dầm tương đặt xuống mâm.
- Chú ấy vừa bảo thua cô, hóa ra cô lại thua chú ấy – Bà Thường cười bảo.
- Chị thấy đấy. Bữa cơm nào không có miếng cà bát dầm tương là cứ ôm lấy chén cơm ngơ ngác nhìn quanh như cái anh bị mất sổ gạo, chị ạ.
- Ôn nghèo kể khổ. Ăn để nhớ lại cái thời đi làm tá điền chăn trâu cày ruộng cho địa chủ Đình ngày xưa. Tôi chưa thấy có ai làm được cái món cà bát dầm tương ngon như nhà địa chủ Đình chị ạ. Quả cà cứ vàng ươm, cắn vào mồm không muốn nuốt mà cứ muốn ngậm mãi để thưởng thức cái vị thơm ngon của nó.
- Anh khen cà địa chủ ngon không sợ mất lập trường à?
- Ngon thì cứ bảo là ngon chứ vô lẽ cà địa chủ ngon cũng phải nói thành dở cho có lập trường giai cấp hay sao.
Vừa lùa được mấy miếng cơm, ông Kim thấy sốt ruột nên hỏi:
- Tình hình làm việc giữa các phái viên và huyện ủy Vĩnh Hòa sau khi tôi đi rồi có căng thẳng lắm không chị?
Bà Lê nổi cáu:
- Anh có muốn sống để còn dạy dỗ con cái thành người không. Lo cho thiên hạ cũng phải dành thời gian để nghĩ đến mình nữa chứ. Ốm nằm rạc ra đấy liệu còn lo cho ai được nữa không.
- Biết rồi, biết rồi. Xin cô nàng đừng cáu nữa. Tôi ngoan ngoãn ăn cơm đây.
Nói xong ông Kim cười và lùa vội lùa vàng bát cơm vào mồm rồi định bỏ bát xuống mâm. Bà Lê giật lấy bát xới cơm:
- Hai bát mới đủ tiêu chuẩn. Cầm lấy bát, em đi lấy thêm cho miếng cà.
Bà Thường không nhịn được cười:
- Ăn cơm mà để vợ dỗ như dỗ trẻ con, chú không biết xấu hổ à?
- Thỉnh thoảng cũng phải làm nũng một chút cho nó trẻ ra chị ạ.
- Được anh làm nũng thì đã phúc ba đời cho nhà em.
Đợi bà Lê đi vào trong bếp, ông Kim hỏi nhỏ:
- Chuyện gì xảy ra tại Vĩnh Hòa thế chị?
- Chú cứ ăn cơm cho xong bữa rồi tôi kể cho nghe.
- Tôi muốn chị cho tôi biết kết luận cuối cùng của các phái viên như thế nào?
- Yêu cầu huyện ủy Vĩnh Hòa kiểm điểm những việc làm sai trái của mình. Còn xử lí cụ thể thì sau khi các hộ gia đình thu hoạch cá xong, trả ao lại cho Hợp tác xã. Hợp tác phải có kế hoạch khai thác diện tích mặt ao trong vườn các hộ gia đình. Không được chia đất cho xã viên làm vụ xen canh. Nếu muốn làm vụ xen canh thì phải do Hợp tác đứng ra tổ chức, đội sản xuất khoán cho nhóm lao động làm.
Ông Kim đặt bát cơm xuống mâm thở dài:
- Hỏng hết rồi!
Nói xong ông Kim lùa vội bát cơm rồi đứng lên xách cái điếu ra ngồi bệt xuống trước hiên lặng lẽ hút thuốc lào.
Bà Lê than vãn:
- Em đã nói với chị rồi. Chị đừng vội kể chuyện làm việc tại Vĩnh Hòa cho anh ấy nghe. Anh ấy mà biết thì đêm nay sẽ nằm trằn trọc suốt đêm, thế mà chị không nghe em.
- Cô dọn dẹp bát đĩa đi, cứ để đấy cho tôi. Tôi có bài thuốc chữa bệnh chú ấy hay lắm.
Rồi bà Thường gọi to:
- Chú Kim. Cô Lê vừa nhận được thư thằng Tuyên đấy. Chú không vào đọc xem nó nói gì hay sao?
Ông Kim đứng bật dậy, xách cái điếu đứng lên đi vào nhà.
- Thư thằng Tuyên đâu?
- Tưởng cứ ngồi mãi ngoài ấy để rít thuốc lào.
- Có đúng thằng Tuyên gửi thư về không? Nhận từ khi nào?
- Chú Đô vừa đưa cho em chiều nay.
- Cái thằng gan lì tướng quân thật. Sáu tháng nay không thèm viết cho bố mẹ và các em lấy mấy chữ.
- Theo như trong thư nó nói thì nó bận lắm. Ngoài chương trình học tập, nó thường xuyên phải đi tham dự mít tinh tuần hành với nhân dân Đức phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam và ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ. Thì giờ còn lại là đi lao động để kiếm tiền. Nó bảo cuối năm thế nào cũng kiếm đủ tiền mua cho ông chiếc xe đạp Đi-a-măng đấy.
- Khổ quá. Ra đi đã dặn đi dặn lại là chỉ có học tập, học tập và học tập. Ngành học của nó rất cần cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Ai bảo nó đi lao động kiếm tiền để mua xe mua cộ cho bố làm gì không biết.
Bà Thường nói:
- Đâu phải chỉ một mình thằng Tuyên tranh thủ lao động kiếm tiền. Sinh viên của mình đang học ở các nước đều thế cả. Đất nước mình nghèo, còn thiếu đủ thứ. Chúng nó ăn chơi học đòi mới lo chứ biết lo cho cuộc sống của bố mẹ ở trong nước là điều đáng mừng chứ việc gì chú trách thằng Tuyên.
Ông Kim đọc xong đưa lá thư lại cho bà Lê rồi cười vui vẻ:
- Cái thằng ở nhà trông ba gai tướng cướp thế mà hóa ra giỏi. Nó sẽ làm nên chuyện sau này đấy các bà ạ.
Bà Thường cho thuốc vào nõ, châm lửa hút vừa nhả khói vừa nói:
- Cô Lê vừa trách tôi đưa chuyện làm việc ở Vĩnh Hòa ra nói, làm chú ốm kia kìa. Thế nào. Ngồi ngắm trời ngắm đất và đọc thư con đã thấy khỏe người ra chưa?
- Tôi mà không mệt, tôi qua cho mấy cái tay phái viên kia một trận.
- Không muốn giữ cái ghế bí thư tỉnh ủy nữa à?
- Thế chị bảo vì giữ cái ghế bí thư tỉnh ủy mà đành câm họng trước trước việc làm độc đoán như thế hay sao?
- Chú còn ở vị trí bí thư tỉnh ủy, tiếng nói của chú còn đôi chút trọng lượng chứ chú mà bị hạ bệ thì không những không nói được ai, mà những toan tính của chú đối với tình hình nông nghiệp của tỉnh cũng trở thành công cốc.
Bà Lê trách:
- Chị lại thế rồi. Chị định không cho anh ấy nghỉ ngơi một lát hay sao.
- Bây giờ mới chín giờ. Còn những sáu bảy tiếng đồng hồ nữa, cô tha hồ mà ôm ấp.
Bà Lê cười:
- Cứ chạm đến người là anh ấy đưa chuyện Hợp tác xã ra nói, có mà ôm với ấp.
- Theo chị nên làm gì với tình hình ở Vĩnh Hòa? – Ông Kim hỏi.
- Tôi thấy mấy cậu lãnh đạo ở Vĩnh Hòa rất vững vàng. Không dễ gì làm theo lệnh của các ông phái viên đâu. Chỉ tội mấy tay ở Hồng Vân thôi. Lần đầu tiên tiếp xúc với các vị ở Trung ương xuống cứ ngỡ như mình đang sống trong giấc chiêm bao. Nghe lão Bao bảo các anh đi ngược lại đường lối tập thể hóa Xã hội Chủ nghĩa của Đảng, mặt tay nào tay nấy xanh như tàu lá chuối. Khi đoàn ra về, tay Kỳ, bí thư đảng ủy và tay An, chủ nhiệm Hợp tác gặp riêng tôi hỏi: Làm sao đây bác? Liệu chúng em có bị Trung ương phê bình không. Thương quá đi mất.
- Chị bảo sao với mấy tay ấy?
- Tôi bảo không phải lo gì cả. Thượng đế có kéo theo thiên lôi xuống cũng một mực bảo, tôi muốn làm cho dân no ấm thì chẳng ai làm gì được mình.
- Có lẽ sáng mai tôi phải đi Vĩnh Hòa chị ạ.
- Chú không nhớ ngày mai là Chủ nhật à?
- Ừ nhỉ. Đầu óc cứ lộn cả lên.
- Không biết tình hình thế nào mà đến giờ này chú ấy vẫn chưa thấy về?
- Khi nãy em gọi điện sang bên ủy ban thì bên ấy bảo anh Quốc cũng chưa về. Có lẽ đang chỉ đạo việc sửa cầu đường sắt Gia Liễn chị ạ. Dạo này công việc căng thẳng quá nên nhà em rạc cả người. Em lo cho cái bệnh dạ dày của anh ấy quá.
- Thỉnh thoảng tôi thấy chú ấy vừa làm việc vừa đưa tay xoa bụng, thương chú ấy quá. Đã thế đầu óc lúc nào cũng căng thẳng vì công việc.
- Em nghe nói dạ dày con nhím chữa bệnh dạ dày tốt lắm. Mấy lần em bảo lên vùng Linh Sơn làm việc, hỏi ai có dạ dày nhím mua mấy cái về mà uống, nhưng nhà em ngại hỏi mua sợ người ta biếu đâm ra mang tiếng. Chị xem nơi nào có tìm mua cho nhà em mấy cái.
- Để hôm sau tôi đi công tác mấy huyện vùng trên có tôi mua cho. Mai chủ nhật, cô có xuống chỗ sơ tán thăm các cháu không?
- Có chị ạ. Em đong gạo tháng này cho các cháu rồi mà chưa đưa xuống được.
- Tháng này độn gì?
- Tỉnh ta thì muôn đời độn sắn khô chứ có gì thay vào đó đâu. Nghe nói các chú bộ đội hy sinh ở cầu Gia Liễn đã đưa về hội trường ủy ban rồi phải không chị?
- Có ba chú đã được đưa về bên ấy rồi. Đang cho xe đi đón gia đình người ta lên. Tôi đã qua thăm các chú ấy.
- Tội quá. Cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc nuôi được đứa con lên ngần ấy tuổi, bây giờ phải mất con. Nghĩ thương quá chị ạ.
- Chiến tranh biết làm sao được. Không hiểu có chuyện gì mà giờ này chú ấy chưa về nhỉ?
- Em cũng sốt ruột quá.
Ông Kim tay xách chiếc điếu cày đi vào với dáng điệu mệt mỏi, bơ phờ. Bà Lê chạy ra lấy cái điếu cày trong tay ông.
- Có việc gì dưới ấy mà giờ này anh mới về?
- Giải quyết việc thương binh liệt sĩ xong lại phải ra xem tình trạng cầu cống bị sập ra sao để bàn cách sửa chữa, sau đó qua Đạo Thắng thăm hỏi và động viên các cháu dân quân rồi còn làm việc với cô Chi xong mới về được. Cô mình cho anh xin một cốc nước đường. Chưa khi nào mệt như hôm nay. Đã thế cái dạ dày tự nhiên trở chứng, đau hơn mọi hôm.
Bà Thường:
- Chú làm việc kiểu ấy lại ăn uống thất thường, dạ dày làm bằng sắt may ra mới chịu nổi.
Bà Lê đưa cốc nước đường cho ông Kim:
- Em pha ít anh uống cho đỡ mệt, còn để bụng mà ăn cơm.
Ông Kim cầm cốc nước đường chưa uống vội, hỏi bà Thường:
- Tình hình làm việc với huyện ủy Vĩnh Hòa kết quả ra sao chị?
Bà Lê trách chồng:
- Anh làm việc từ sáng đến giờ chưa biết chán hay sao mà mới đặt chân về nhà không thèm nghỉ ngơi đã hỏi ra sao với ra giăng. Người đã như con mèo hen mà không biết giữ gìn sức khỏe, ốm nằm lăn ra đấy chỉ khổ em thôi.
Bà Thường nói xen vào:
- Cô Lê nói đúng đấy. Dạo này trông người chú xọm hẳn. Muốn làm việc lâu dài phải biết giữ gìn sức khỏe cho mình chú ạ.
Ông Kim đưa cốc nước đường lên tu một hơi rồi đặt cốc xuống bàn nói:
- Cốc nước đường của cô nàng còn hơn cả thuốc tiên. Uống xong thấy người khỏe ra ngay chị ạ.
Bà Thường trêu:
- Nịnh vợ khéo nhỉ.
- Giả vờ thế để bắt chuyện với chị đấy chị ạ. Em còn lạ gì. Ăn cơm được chưa để em dọn.
- Cô nàng và chị Thường chưa ăn à?
- Hai chị em chờ anh về ăn luôn thể.
- Đúng với truyền thống của phụ nữ Việt Nam nuôi con chờ chồng. Thôi, dọn cơm ăn đi kẻo chị Thường đói. Còn cà dầm tương không hay hết rồi hả cô nàng?
- Mới kêu dạ dày đau xong nhịn ăn cà vài bữa. Khi nào đỡ đau tiếp tục ăn.
- Xin một miếng con con thôi vậy.
Bà Lê kiên quyết:
- Đã nói không ăn là không ăn.
- Thua rồi.
Bà Lê và bà Thường cười. Bà Lê bỏ đũa đứng lên đi vào bếp. Lát sau bê cái bát trong đó đựng nửa quà cà bát dầm tương đặt xuống mâm.
- Chú ấy vừa bảo thua cô, hóa ra cô lại thua chú ấy – Bà Thường cười bảo.
- Chị thấy đấy. Bữa cơm nào không có miếng cà bát dầm tương là cứ ôm lấy chén cơm ngơ ngác nhìn quanh như cái anh bị mất sổ gạo, chị ạ.
- Ôn nghèo kể khổ. Ăn để nhớ lại cái thời đi làm tá điền chăn trâu cày ruộng cho địa chủ Đình ngày xưa. Tôi chưa thấy có ai làm được cái món cà bát dầm tương ngon như nhà địa chủ Đình chị ạ. Quả cà cứ vàng ươm, cắn vào mồm không muốn nuốt mà cứ muốn ngậm mãi để thưởng thức cái vị thơm ngon của nó.
- Anh khen cà địa chủ ngon không sợ mất lập trường à?
- Ngon thì cứ bảo là ngon chứ vô lẽ cà địa chủ ngon cũng phải nói thành dở cho có lập trường giai cấp hay sao.
Vừa lùa được mấy miếng cơm, ông Kim thấy sốt ruột nên hỏi:
- Tình hình làm việc giữa các phái viên và huyện ủy Vĩnh Hòa sau khi tôi đi rồi có căng thẳng lắm không chị?
Bà Lê nổi cáu:
- Anh có muốn sống để còn dạy dỗ con cái thành người không. Lo cho thiên hạ cũng phải dành thời gian để nghĩ đến mình nữa chứ. Ốm nằm rạc ra đấy liệu còn lo cho ai được nữa không.
- Biết rồi, biết rồi. Xin cô nàng đừng cáu nữa. Tôi ngoan ngoãn ăn cơm đây.
Nói xong ông Kim cười và lùa vội lùa vàng bát cơm vào mồm rồi định bỏ bát xuống mâm. Bà Lê giật lấy bát xới cơm:
- Hai bát mới đủ tiêu chuẩn. Cầm lấy bát, em đi lấy thêm cho miếng cà.
Bà Thường không nhịn được cười:
- Ăn cơm mà để vợ dỗ như dỗ trẻ con, chú không biết xấu hổ à?
- Thỉnh thoảng cũng phải làm nũng một chút cho nó trẻ ra chị ạ.
- Được anh làm nũng thì đã phúc ba đời cho nhà em.
Đợi bà Lê đi vào trong bếp, ông Kim hỏi nhỏ:
- Chuyện gì xảy ra tại Vĩnh Hòa thế chị?
- Chú cứ ăn cơm cho xong bữa rồi tôi kể cho nghe.
- Tôi muốn chị cho tôi biết kết luận cuối cùng của các phái viên như thế nào?
- Yêu cầu huyện ủy Vĩnh Hòa kiểm điểm những việc làm sai trái của mình. Còn xử lí cụ thể thì sau khi các hộ gia đình thu hoạch cá xong, trả ao lại cho Hợp tác xã. Hợp tác phải có kế hoạch khai thác diện tích mặt ao trong vườn các hộ gia đình. Không được chia đất cho xã viên làm vụ xen canh. Nếu muốn làm vụ xen canh thì phải do Hợp tác đứng ra tổ chức, đội sản xuất khoán cho nhóm lao động làm.
Ông Kim đặt bát cơm xuống mâm thở dài:
- Hỏng hết rồi!
Nói xong ông Kim lùa vội bát cơm rồi đứng lên xách cái điếu ra ngồi bệt xuống trước hiên lặng lẽ hút thuốc lào.
Bà Lê than vãn:
- Em đã nói với chị rồi. Chị đừng vội kể chuyện làm việc tại Vĩnh Hòa cho anh ấy nghe. Anh ấy mà biết thì đêm nay sẽ nằm trằn trọc suốt đêm, thế mà chị không nghe em.
- Cô dọn dẹp bát đĩa đi, cứ để đấy cho tôi. Tôi có bài thuốc chữa bệnh chú ấy hay lắm.
Rồi bà Thường gọi to:
- Chú Kim. Cô Lê vừa nhận được thư thằng Tuyên đấy. Chú không vào đọc xem nó nói gì hay sao?
Ông Kim đứng bật dậy, xách cái điếu đứng lên đi vào nhà.
- Thư thằng Tuyên đâu?
- Tưởng cứ ngồi mãi ngoài ấy để rít thuốc lào.
- Có đúng thằng Tuyên gửi thư về không? Nhận từ khi nào?
- Chú Đô vừa đưa cho em chiều nay.
- Cái thằng gan lì tướng quân thật. Sáu tháng nay không thèm viết cho bố mẹ và các em lấy mấy chữ.
- Theo như trong thư nó nói thì nó bận lắm. Ngoài chương trình học tập, nó thường xuyên phải đi tham dự mít tinh tuần hành với nhân dân Đức phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam và ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ. Thì giờ còn lại là đi lao động để kiếm tiền. Nó bảo cuối năm thế nào cũng kiếm đủ tiền mua cho ông chiếc xe đạp Đi-a-măng đấy.
- Khổ quá. Ra đi đã dặn đi dặn lại là chỉ có học tập, học tập và học tập. Ngành học của nó rất cần cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Ai bảo nó đi lao động kiếm tiền để mua xe mua cộ cho bố làm gì không biết.
Bà Thường nói:
- Đâu phải chỉ một mình thằng Tuyên tranh thủ lao động kiếm tiền. Sinh viên của mình đang học ở các nước đều thế cả. Đất nước mình nghèo, còn thiếu đủ thứ. Chúng nó ăn chơi học đòi mới lo chứ biết lo cho cuộc sống của bố mẹ ở trong nước là điều đáng mừng chứ việc gì chú trách thằng Tuyên.
Ông Kim đọc xong đưa lá thư lại cho bà Lê rồi cười vui vẻ:
- Cái thằng ở nhà trông ba gai tướng cướp thế mà hóa ra giỏi. Nó sẽ làm nên chuyện sau này đấy các bà ạ.
Bà Thường cho thuốc vào nõ, châm lửa hút vừa nhả khói vừa nói:
- Cô Lê vừa trách tôi đưa chuyện làm việc ở Vĩnh Hòa ra nói, làm chú ốm kia kìa. Thế nào. Ngồi ngắm trời ngắm đất và đọc thư con đã thấy khỏe người ra chưa?
- Tôi mà không mệt, tôi qua cho mấy cái tay phái viên kia một trận.
- Không muốn giữ cái ghế bí thư tỉnh ủy nữa à?
- Thế chị bảo vì giữ cái ghế bí thư tỉnh ủy mà đành câm họng trước trước việc làm độc đoán như thế hay sao?
- Chú còn ở vị trí bí thư tỉnh ủy, tiếng nói của chú còn đôi chút trọng lượng chứ chú mà bị hạ bệ thì không những không nói được ai, mà những toan tính của chú đối với tình hình nông nghiệp của tỉnh cũng trở thành công cốc.
Bà Lê trách:
- Chị lại thế rồi. Chị định không cho anh ấy nghỉ ngơi một lát hay sao.
- Bây giờ mới chín giờ. Còn những sáu bảy tiếng đồng hồ nữa, cô tha hồ mà ôm ấp.
Bà Lê cười:
- Cứ chạm đến người là anh ấy đưa chuyện Hợp tác xã ra nói, có mà ôm với ấp.
- Theo chị nên làm gì với tình hình ở Vĩnh Hòa? – Ông Kim hỏi.
- Tôi thấy mấy cậu lãnh đạo ở Vĩnh Hòa rất vững vàng. Không dễ gì làm theo lệnh của các ông phái viên đâu. Chỉ tội mấy tay ở Hồng Vân thôi. Lần đầu tiên tiếp xúc với các vị ở Trung ương xuống cứ ngỡ như mình đang sống trong giấc chiêm bao. Nghe lão Bao bảo các anh đi ngược lại đường lối tập thể hóa Xã hội Chủ nghĩa của Đảng, mặt tay nào tay nấy xanh như tàu lá chuối. Khi đoàn ra về, tay Kỳ, bí thư đảng ủy và tay An, chủ nhiệm Hợp tác gặp riêng tôi hỏi: Làm sao đây bác? Liệu chúng em có bị Trung ương phê bình không. Thương quá đi mất.
- Chị bảo sao với mấy tay ấy?
- Tôi bảo không phải lo gì cả. Thượng đế có kéo theo thiên lôi xuống cũng một mực bảo, tôi muốn làm cho dân no ấm thì chẳng ai làm gì được mình.
- Có lẽ sáng mai tôi phải đi Vĩnh Hòa chị ạ.
- Chú không nhớ ngày mai là Chủ nhật à?
- Ừ nhỉ. Đầu óc cứ lộn cả lên.
Bình luận facebook