Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 83
Bước vào phòng ông Kim, ông Ẩn cười hỏi:
- Tôi nghe anh em trong cơ quan tỉnh ủy bảo anh quên cả nghỉ ngơi rồi có phải không?
- Anh em thấy lúc nào tôi cũng có vẻ tất bật nên nói vậy chứ làm việc mà không nghỉ ngơi sống sao được. Anh ngồi đấy, tôi đi súc ấm pha ấm chè mới mời anh.
- Tôi không nghiện chè. Cứ để nước cũ uống cũng được.
- Ai lại thế. Khách đến nhà không gà thì vịt, uống nước dạo sao được. Chè hâm lại, gái ngủ trưa, anh không nghe các cụ nói thế hay sao.
Ông Ẩn bảo:
- Hình như cái vế đầu là câu gì đó chứ có phải chè hâm lại đâu.
- Nhớ mang máng rồi nói đại ra vậy chứ có biết trúng trật gì đâu.
Ông Ẩn nhìn ông Kim cầm ấm chè đi đổ bã nói với theo:
- Tôi về Phước Vĩnh công tác bao nhiêu lâu rồi mà anh vẫn coi tôi là khách à?
- Không phải cán bộ của tỉnh thì là khách chứ sao nữa.
Ông Kim cho chè vào ấm, rót nước ra mời ông Ẩn.
- Tôi cũng không nghiện chè. Có thì uống, không có thì thôi. Số anh may đấy. Tôi vừa được văn phòng đưa cho hai gói chè Ba Đình ngày hôm qua. Anh về Hà Nội họp có gì hay không?
Ông Ẩn đưa tay cầm chén nước chè ông Kim đưa mời đáp:
- Ban bí thư triệu tập một số cán bộ về để nghe nhận định tình hình chung của cả nước và một vài khuynh hướng phát triển không bình thường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cũng có những điểm hay mà cũng có những vấn đề đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Phấn khởi nhất có lẽ là tình hình phát triển của cách mạng miền Nam. Mặc dù Mỹ đã đưa vào miền Nam gần một chục sư đoàn với trang bị hiện đại nhất, nhưng không ngăn được bước tiến như vũ bão của quân và dân miền Nam. Ở miền Bắc mặc dù Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra hầu như khắp các tỉnh thành, nhưng nông dân vẫn bám lấy đồng ruộng, công nhân vẫn bám lấy nhà máy để sản xuất, vừa nuôi sống mình, vừa chi viện cho tiền tuyến.
Ông Kim hỏi:
- Trung ương có đánh giá về tình hình hợp tác hóa nông nghiệp của miền Bắc hay không?
- Có.
Ông Kim:
- Trung ương nhận định thế nào?
Ông Ẩn đưa chén nước lên uống, sau đó nhìn ông Kim như muốn dò xét.
Ông Kim cười nhẹ:
- Tôi hỏi anh vậy thôi chứ tôi biết thế nào Trung ương cũng nhận định phong trào Hợp tác hóa của miền Bắc đang phát triển tốt đẹp. Nông dân hăng hái sản xuất để chi viện cho tiền tuyến. Đời sống mọi mặt của người nông dân đang dần dần được cải thiện. Phong trào thi đua đạt năm tấn thóc trên một héc-ta đang phát triển rầm rộ… vân vân và vân vân. Anh bảo tôi nói có đúng không?
Ông Ẩn cười hỏi:
- Nếu đúng như vậy thì anh bảo sao?
Ông Kim không chần chừ đáp với giọng vừa đùa vừa chen lẫn châm biếm:
- Nếu đúng như vậy thì tỉnh Phước Vĩnh không phải nằm ở miền Bắc nữa rồi. Tôi cũng chưa biết tỉnh tôi nằm vào vị trí nào đây. Lào, Campuchia và Trung Quốc chắc là không phải rồi. Theo anh, tỉnh Phước Vĩnh của tôi đang nằm ở đâu?
Ông Ẩn nhận ra sự châm biếm của ông Kim nên cười bảo:
- Anh cũng có đầu óc hài hước đấy nhỉ?
- Anh bảo tôi nói không đúng hay sao. Nhận định của trên là nông nghiệp miền Bắc đang phát triển. Đời sống mọi mặt của người nông dân đang được cải thiện. Phong trào thi đua năm tấn đang phát triển rầm rộ trên toàn miền Bắc. Bảo trên toàn miền Bắc mà tỉnh Phước Vĩnh lại không có như những điều nhận định trên, có phải tỉnh tôi không nằm trong miền Bắc không nào.
Ông Ẩn cũng nửa đùa nửa thật nói:
- Anh nói có khi đúng thế thật. Tôi có cảm giác hiện nay anh đang lập một vương quốc riêng cho tỉnh mình.
Ông Kim cười to:
- Nếu Trung ương cũng nhận định như anh thì chết thằng Kim này rồi.
- Những việc anh làm ở Phước Vĩnh đã đến tai Ban Bí thư Trung ương. Anh Trung Chính hỏi tôi có nắm được tình hình phát triển lệch lạc ở Phước Vĩnh không. Tôi trả lời là nắm được. Nhưng đấy chỉ là phong trào tự phát của một vài Hợp tác xã chứ không phải chủ trương của tỉnh ủy.
- Cám ơn anh đã bênh vực cho tôi.
Ông Ẩn nhắc:
- Anh nên thận trọng trong từng việc làm của mình. Tôi hiểu tâm huyết của anh với đời sống hiện nay của người nông dân. Anh đang cố tìm cách thay đổi cuộc sống của họ. Nhưng tôi khuyên anh không nên vội vã tìm cách thay đổi bằng bất kỳ giá nào. Việc anh cho một số Hợp tác xã bán lại công cụ sản xuất cho xã viên là một việc làm thiếu thận trọng.
Ông Kim thở dài:
- Biết nói với anh thế nào khi tôi đồng ý để cho mấy Hợp tác xã hóa giá công cụ lao động bán lại cho xã viên nhỉ. Bao nhiêu năm nay kho chứa nông cụ sản xuất của Hợp tác không khác gì một cái nhà thổ. Còn các nông cụ thì chẳng khác gì các cô gái giang hồ, xài chung cho mọi người. Xài đến phấn rữa hoa tàn thì vứt không hề thương tiếc. Nông dân gọi tình trạng ấy là cha chung không ai khóc. Anh tính. Một cái xe cải tiến mua mất 130 đồng, bằng mấy tạ thóc. Mà xe của xí nghiệp cơ khí của tỉnh đóng hẳn hoi chứ không phải xe của các Hợp tác xã cơ khí nhỏ. Sắt thép tốt, gỗ thùng tốt. Nếu đưa vào tay xã viên, họ có thể dùng đến mười lăm, hai mươi năm chưa chắc đã hỏng. Nhưng khi đã thành của chung rồi thì không có cái xe nào tồn tại được ba năm. Chỉ cần mấy vụ lúa là đã tã như đĩ không váy. Bán lại công cụ sản xuất cho xã viên! Nghe thì to tát đấy nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến Hợp tác xã cả. Hợp tác xã không những vẫn tồn tại như nó đã có, mà còn tốt hơn lên chứ không vì bán mấy cái cày, cái bừa khiến cho Hợp tác xã tan rã đâu.
Ông Ẩn không hề tranh cãi mà nói như tâm sự:
- Suốt thời gian nhận nhiệm vụ làm phái viên nghiên cứu, khảo sát tình hình Hợp tác xã nông nghiệp của hai tỉnh Phước Vĩnh và Phú Thịnh để giúp cho Ban Nông nghiệp và Ban bí thư chỉ đạo, tôi cũng nhận ra các Hợp tác xã nông nghiệp đang có những vấn đề có khi cần phải điều chỉnh lại cho thích hợp với tình hình thực tế. Trước đây đã vài lần tôi và anh tranh luận gay gắt về quan điểm nhìn nhận bước đi của Hợp tác xã nông nghiệp. Đôi khi ngồi nghĩ lại thấy mình chịu ảnh hưởng của mớ lí luận sách vở nhiều quá. Không biết sau những lần tranh luận gay gắt như vậy, anh có giận tôi không?
Ông Kim thú nhận:
- Giận thì không nhưng buồn thì có. Buồn lắm. Tôi phải cái tính nóng lạnh thất thường. Khi vui thì muốn bay lên tận trời xanh, khi buồn thì buồn đến tận xương tủy. Anh Trung Chính có khỏe không anh? Bận những việc đâu đâu nên lâu lắm tôi không về thăm anh ấy được.
- Anh Trung Chính khỏe. Anh ấy có lời hỏi thăm anh.
- Hỏi thăm cả những việc làm của tôi nữa phải không? – Ông Kim cười.
- Tôi đã báo cáo nhận xét của tôi về tình hình Hợp tác xã hai tỉnh Phước Vĩnh và Phú Thịnh với Ban bí thư. Anh Trung Chính có hỏi tôi về việc một số Hợp tác xã nông nghiệp đang tìm cách xé rào để trở về với con đường làm ăn riêng lẻ. Tôi báo cáo thực là có một số Hợp tác xã đang tìm cách thay đổi một số cách thức khoán hiện nay không còn thích hợp chứ không có chuyện nông dân đang tìm cách trở về với lối làm ăn riêng lẻ. Anh Trung Chính tỏ ra giận dữ bảo tôi: Phải tìm cách ngăn chặn những việc làm vô nguyên tắc ấy lại. Nói chung là quan điểm của anh ấy rất cứng rắn trong vấn đề này nên tôi mới qua trao đổi lại cho anh biết và khuyên anh hết sức thận trọng khi quyết định một vấn đề gì đó liên quan đến đường lối tập thể hóa.
Ông Kim lặng yên đưa mắt nhìn lên trần nhà như suy ngẫm chuyện gì đó. Lát sau ông nói chậm rãi, nói với tất cả tâm huyết của mình:
- Tôi chẳng khi nào đi ngược lại đường lối tập thể hóa đâu, anh đừng lo cho tôi. Tôi cũng như anh, một nửa đời người cống hiến, hy sinh chỉ mong đất nước ta tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Con đường Hợp tác hóa là con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội, làm sao tôi lại đi phản bội ước mơ của mình. Anh bảo tôi nói có đúng không. Nhưng đã gọi là con đường thì có đoạn cong, có đoạn thẳng. Có đoạn bằng phẳng có đoạn gồ ghề. Có khi còn phải vượt qua rừng thiêng nước độc, hổ báo đầy đường. Tôi tìm con đường đi thích hợp nhưng vẫn đi về hướng trước mặt chứ tôi có làm con đường vòng để quay trở lại đâu.
- Tôi hiểu cái khó của anh đang gặp phải. Chúng ta đang ở trong giai đoạn giữa lí luận và thực tiễn đang có một khoảng cách không nhỏ. Trong cái tưởng chừng đúng lại có cái sai và ngược lại trong cái tưởng chừng sai lại có cái đúng.
Ông Kim gật gù:
- Đúng như thế đấy. Nông dân là những người đóng góp cho cách mạng nhiều nhất. Những người đang chiến đấu ở miền Nam và chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc phần lớn là con em của nông dân. Nhưng chính nông dân là những người bị thiệt thòi nhất. Cán bộ, công nhân viên như anh và tôi hàng tháng dù ít dù nhiều vẫn có miếng thịt để ăn, có lạng đường để uống nước, có gói thuốc lá để hút. Còn người nông dân thì chẳng có gì. Con ốm chạy long tóc gáy mới mua chui, mua lủi được hộp sữa và mấy lạng đường. Lợn gà chăn nuôi được phải bán cho Nhà nước chứ không được mổ thịt. Ao nằm trong vườn nhà mình bỏ hoang thì được nhưng thả cá thì không. Bỏ lưỡi câu xuống câu con cá sin sít nếu bị bắt được cũng bị khép vào tội xâm phạm tài sản Xã hội chủ nghĩa. Tình cảnh của người nông dân như vậy mà không làm gì được cho họ thì có tội lớn với dân anh ạ. Tội lớn lắm.
Nói xong ông Kim đưa đôi mắt đăm chiêu nhìn vào khoảng không xa xăm. Ông Ẩn cầm chén nước lên uống nhưng mắt không rời ông Kim. Ông nhận thấy trong đôi mắt đăm chiêu của ông Kim đang có một ngọn lửa đang âm thầm cháy – Khó có gì dập tắt được ngọn lửa ấy – Ông Ẩn nghĩ.
- Tôi nghe anh em trong cơ quan tỉnh ủy bảo anh quên cả nghỉ ngơi rồi có phải không?
- Anh em thấy lúc nào tôi cũng có vẻ tất bật nên nói vậy chứ làm việc mà không nghỉ ngơi sống sao được. Anh ngồi đấy, tôi đi súc ấm pha ấm chè mới mời anh.
- Tôi không nghiện chè. Cứ để nước cũ uống cũng được.
- Ai lại thế. Khách đến nhà không gà thì vịt, uống nước dạo sao được. Chè hâm lại, gái ngủ trưa, anh không nghe các cụ nói thế hay sao.
Ông Ẩn bảo:
- Hình như cái vế đầu là câu gì đó chứ có phải chè hâm lại đâu.
- Nhớ mang máng rồi nói đại ra vậy chứ có biết trúng trật gì đâu.
Ông Ẩn nhìn ông Kim cầm ấm chè đi đổ bã nói với theo:
- Tôi về Phước Vĩnh công tác bao nhiêu lâu rồi mà anh vẫn coi tôi là khách à?
- Không phải cán bộ của tỉnh thì là khách chứ sao nữa.
Ông Kim cho chè vào ấm, rót nước ra mời ông Ẩn.
- Tôi cũng không nghiện chè. Có thì uống, không có thì thôi. Số anh may đấy. Tôi vừa được văn phòng đưa cho hai gói chè Ba Đình ngày hôm qua. Anh về Hà Nội họp có gì hay không?
Ông Ẩn đưa tay cầm chén nước chè ông Kim đưa mời đáp:
- Ban bí thư triệu tập một số cán bộ về để nghe nhận định tình hình chung của cả nước và một vài khuynh hướng phát triển không bình thường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cũng có những điểm hay mà cũng có những vấn đề đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Phấn khởi nhất có lẽ là tình hình phát triển của cách mạng miền Nam. Mặc dù Mỹ đã đưa vào miền Nam gần một chục sư đoàn với trang bị hiện đại nhất, nhưng không ngăn được bước tiến như vũ bão của quân và dân miền Nam. Ở miền Bắc mặc dù Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra hầu như khắp các tỉnh thành, nhưng nông dân vẫn bám lấy đồng ruộng, công nhân vẫn bám lấy nhà máy để sản xuất, vừa nuôi sống mình, vừa chi viện cho tiền tuyến.
Ông Kim hỏi:
- Trung ương có đánh giá về tình hình hợp tác hóa nông nghiệp của miền Bắc hay không?
- Có.
Ông Kim:
- Trung ương nhận định thế nào?
Ông Ẩn đưa chén nước lên uống, sau đó nhìn ông Kim như muốn dò xét.
Ông Kim cười nhẹ:
- Tôi hỏi anh vậy thôi chứ tôi biết thế nào Trung ương cũng nhận định phong trào Hợp tác hóa của miền Bắc đang phát triển tốt đẹp. Nông dân hăng hái sản xuất để chi viện cho tiền tuyến. Đời sống mọi mặt của người nông dân đang dần dần được cải thiện. Phong trào thi đua đạt năm tấn thóc trên một héc-ta đang phát triển rầm rộ… vân vân và vân vân. Anh bảo tôi nói có đúng không?
Ông Ẩn cười hỏi:
- Nếu đúng như vậy thì anh bảo sao?
Ông Kim không chần chừ đáp với giọng vừa đùa vừa chen lẫn châm biếm:
- Nếu đúng như vậy thì tỉnh Phước Vĩnh không phải nằm ở miền Bắc nữa rồi. Tôi cũng chưa biết tỉnh tôi nằm vào vị trí nào đây. Lào, Campuchia và Trung Quốc chắc là không phải rồi. Theo anh, tỉnh Phước Vĩnh của tôi đang nằm ở đâu?
Ông Ẩn nhận ra sự châm biếm của ông Kim nên cười bảo:
- Anh cũng có đầu óc hài hước đấy nhỉ?
- Anh bảo tôi nói không đúng hay sao. Nhận định của trên là nông nghiệp miền Bắc đang phát triển. Đời sống mọi mặt của người nông dân đang được cải thiện. Phong trào thi đua năm tấn đang phát triển rầm rộ trên toàn miền Bắc. Bảo trên toàn miền Bắc mà tỉnh Phước Vĩnh lại không có như những điều nhận định trên, có phải tỉnh tôi không nằm trong miền Bắc không nào.
Ông Ẩn cũng nửa đùa nửa thật nói:
- Anh nói có khi đúng thế thật. Tôi có cảm giác hiện nay anh đang lập một vương quốc riêng cho tỉnh mình.
Ông Kim cười to:
- Nếu Trung ương cũng nhận định như anh thì chết thằng Kim này rồi.
- Những việc anh làm ở Phước Vĩnh đã đến tai Ban Bí thư Trung ương. Anh Trung Chính hỏi tôi có nắm được tình hình phát triển lệch lạc ở Phước Vĩnh không. Tôi trả lời là nắm được. Nhưng đấy chỉ là phong trào tự phát của một vài Hợp tác xã chứ không phải chủ trương của tỉnh ủy.
- Cám ơn anh đã bênh vực cho tôi.
Ông Ẩn nhắc:
- Anh nên thận trọng trong từng việc làm của mình. Tôi hiểu tâm huyết của anh với đời sống hiện nay của người nông dân. Anh đang cố tìm cách thay đổi cuộc sống của họ. Nhưng tôi khuyên anh không nên vội vã tìm cách thay đổi bằng bất kỳ giá nào. Việc anh cho một số Hợp tác xã bán lại công cụ sản xuất cho xã viên là một việc làm thiếu thận trọng.
Ông Kim thở dài:
- Biết nói với anh thế nào khi tôi đồng ý để cho mấy Hợp tác xã hóa giá công cụ lao động bán lại cho xã viên nhỉ. Bao nhiêu năm nay kho chứa nông cụ sản xuất của Hợp tác không khác gì một cái nhà thổ. Còn các nông cụ thì chẳng khác gì các cô gái giang hồ, xài chung cho mọi người. Xài đến phấn rữa hoa tàn thì vứt không hề thương tiếc. Nông dân gọi tình trạng ấy là cha chung không ai khóc. Anh tính. Một cái xe cải tiến mua mất 130 đồng, bằng mấy tạ thóc. Mà xe của xí nghiệp cơ khí của tỉnh đóng hẳn hoi chứ không phải xe của các Hợp tác xã cơ khí nhỏ. Sắt thép tốt, gỗ thùng tốt. Nếu đưa vào tay xã viên, họ có thể dùng đến mười lăm, hai mươi năm chưa chắc đã hỏng. Nhưng khi đã thành của chung rồi thì không có cái xe nào tồn tại được ba năm. Chỉ cần mấy vụ lúa là đã tã như đĩ không váy. Bán lại công cụ sản xuất cho xã viên! Nghe thì to tát đấy nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến Hợp tác xã cả. Hợp tác xã không những vẫn tồn tại như nó đã có, mà còn tốt hơn lên chứ không vì bán mấy cái cày, cái bừa khiến cho Hợp tác xã tan rã đâu.
Ông Ẩn không hề tranh cãi mà nói như tâm sự:
- Suốt thời gian nhận nhiệm vụ làm phái viên nghiên cứu, khảo sát tình hình Hợp tác xã nông nghiệp của hai tỉnh Phước Vĩnh và Phú Thịnh để giúp cho Ban Nông nghiệp và Ban bí thư chỉ đạo, tôi cũng nhận ra các Hợp tác xã nông nghiệp đang có những vấn đề có khi cần phải điều chỉnh lại cho thích hợp với tình hình thực tế. Trước đây đã vài lần tôi và anh tranh luận gay gắt về quan điểm nhìn nhận bước đi của Hợp tác xã nông nghiệp. Đôi khi ngồi nghĩ lại thấy mình chịu ảnh hưởng của mớ lí luận sách vở nhiều quá. Không biết sau những lần tranh luận gay gắt như vậy, anh có giận tôi không?
Ông Kim thú nhận:
- Giận thì không nhưng buồn thì có. Buồn lắm. Tôi phải cái tính nóng lạnh thất thường. Khi vui thì muốn bay lên tận trời xanh, khi buồn thì buồn đến tận xương tủy. Anh Trung Chính có khỏe không anh? Bận những việc đâu đâu nên lâu lắm tôi không về thăm anh ấy được.
- Anh Trung Chính khỏe. Anh ấy có lời hỏi thăm anh.
- Hỏi thăm cả những việc làm của tôi nữa phải không? – Ông Kim cười.
- Tôi đã báo cáo nhận xét của tôi về tình hình Hợp tác xã hai tỉnh Phước Vĩnh và Phú Thịnh với Ban bí thư. Anh Trung Chính có hỏi tôi về việc một số Hợp tác xã nông nghiệp đang tìm cách xé rào để trở về với con đường làm ăn riêng lẻ. Tôi báo cáo thực là có một số Hợp tác xã đang tìm cách thay đổi một số cách thức khoán hiện nay không còn thích hợp chứ không có chuyện nông dân đang tìm cách trở về với lối làm ăn riêng lẻ. Anh Trung Chính tỏ ra giận dữ bảo tôi: Phải tìm cách ngăn chặn những việc làm vô nguyên tắc ấy lại. Nói chung là quan điểm của anh ấy rất cứng rắn trong vấn đề này nên tôi mới qua trao đổi lại cho anh biết và khuyên anh hết sức thận trọng khi quyết định một vấn đề gì đó liên quan đến đường lối tập thể hóa.
Ông Kim lặng yên đưa mắt nhìn lên trần nhà như suy ngẫm chuyện gì đó. Lát sau ông nói chậm rãi, nói với tất cả tâm huyết của mình:
- Tôi chẳng khi nào đi ngược lại đường lối tập thể hóa đâu, anh đừng lo cho tôi. Tôi cũng như anh, một nửa đời người cống hiến, hy sinh chỉ mong đất nước ta tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Con đường Hợp tác hóa là con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội, làm sao tôi lại đi phản bội ước mơ của mình. Anh bảo tôi nói có đúng không. Nhưng đã gọi là con đường thì có đoạn cong, có đoạn thẳng. Có đoạn bằng phẳng có đoạn gồ ghề. Có khi còn phải vượt qua rừng thiêng nước độc, hổ báo đầy đường. Tôi tìm con đường đi thích hợp nhưng vẫn đi về hướng trước mặt chứ tôi có làm con đường vòng để quay trở lại đâu.
- Tôi hiểu cái khó của anh đang gặp phải. Chúng ta đang ở trong giai đoạn giữa lí luận và thực tiễn đang có một khoảng cách không nhỏ. Trong cái tưởng chừng đúng lại có cái sai và ngược lại trong cái tưởng chừng sai lại có cái đúng.
Ông Kim gật gù:
- Đúng như thế đấy. Nông dân là những người đóng góp cho cách mạng nhiều nhất. Những người đang chiến đấu ở miền Nam và chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc phần lớn là con em của nông dân. Nhưng chính nông dân là những người bị thiệt thòi nhất. Cán bộ, công nhân viên như anh và tôi hàng tháng dù ít dù nhiều vẫn có miếng thịt để ăn, có lạng đường để uống nước, có gói thuốc lá để hút. Còn người nông dân thì chẳng có gì. Con ốm chạy long tóc gáy mới mua chui, mua lủi được hộp sữa và mấy lạng đường. Lợn gà chăn nuôi được phải bán cho Nhà nước chứ không được mổ thịt. Ao nằm trong vườn nhà mình bỏ hoang thì được nhưng thả cá thì không. Bỏ lưỡi câu xuống câu con cá sin sít nếu bị bắt được cũng bị khép vào tội xâm phạm tài sản Xã hội chủ nghĩa. Tình cảnh của người nông dân như vậy mà không làm gì được cho họ thì có tội lớn với dân anh ạ. Tội lớn lắm.
Nói xong ông Kim đưa đôi mắt đăm chiêu nhìn vào khoảng không xa xăm. Ông Ẩn cầm chén nước lên uống nhưng mắt không rời ông Kim. Ông nhận thấy trong đôi mắt đăm chiêu của ông Kim đang có một ngọn lửa đang âm thầm cháy – Khó có gì dập tắt được ngọn lửa ấy – Ông Ẩn nghĩ.
Bình luận facebook