Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 95
- Xem ra anh Ẩn không vừa ý với một số việc làm đang diễn ra ở huyện Tam Bình.
Ông Kim tỏ vẻ ngạc nhiên trước thông tin của ông Sắc:
- Chuyện gì ở Tam Bình mà tôi không biết nhỉ?
Ông Sắc cầm ấm chè rót thêm vào chén của mình, nói:
- Có ai đó ở Tam Bình đem thư tố cáo những việc làm sai trái của lãnh đạo ở Tam Bình lên gặp tay Bao. Tuần rồi tay Bao đã xuống đó để kiểm chứng những điều tố cáo trong lá thư, sau đó về báo cáo lại với anh Ẩn. Anh Ẩn tỏ ra không bằng lòng với những việc làm đang diễn ra ở đó nên định xuống kiểm tra xem sao.
- Tôi đã nghe huyện ủy Tam Bình báo cáo việc ông Bao xuống làm việc ở đó rồi. Nhưng chưa nghe chuyện có người lên gặp các anh để tố cáo.
- Người lên tố cáo chỉ gặp ông Bao chứ không gặp tôi và anh Ẩn.
Ông Kim nói giọng dứt khoát:
- Tôi sẽ tìm ra đứa nào viết thư tố cáo. Bây giờ anh kể cho tôi nghe chúng nó tố cáo những gì?
- Cả tôi và anh Ẩn đều chưa đọc được lá thư tố cáo ấy, chỉ nghe ông Bao nói lại thôi. Lá thư tố cáo mấy việc. Thứ nhất là huyện ủy chủ trương cho bà con gánh khoai tây đi bán tự do…
Ông Kim kêu lên:
- Chuyện này thì huyện ủy Tam Bình chịu oan rồi. Chủ trương cho bà con bán khoai tây tự do là của tỉnh ủy. Chẳng liên quan gì đến huyện ủy Tam Bình. Còn chuyện gì nữa?
Ông Sắc kể tiếp:
- Hợp tác xã Gia Đạo giải tán trại lợn tập thể chuyển về cho đội sản xuất nuôi để chia nhau. Lấy ruộng Hợp tác giao cho hộ xã viên nuôi lợn cho Hợp tác. Những việc này anh có biết không?
Ông Kim thú nhận:
- Việc làm cụ thể tôi chưa nghe huyện ủy Tam Bình báo cáo. Nhưng tôi cũng đoán được chuyện gì sẽ đến với Hợp tác xã Gia Đạo sau khi Ban quản trị được bầu lại và tôi hoàn toàn ủng hộ nếu như những việc làm ấy đưa lại lợi ích cho nông dân.
Ông Sắc uống xong chén nước rồi nói thong thả:
- Nếu tôi nói với anh những việc làm đó là trái với chính sách tập thể hóa trong nông nghiệp thì anh tính sao?
Ông Kim cười đáp lại:
- Tôi tin rằng không khi nào anh nghĩ cũng như anh nói ra điều đó với tôi.
- Nếu anh đã nói vậy thì tôi cũng xin nói thật lòng. Tôi rất phân vân trước việc làm này của Hợp tác xã Gia Đạo. Cái đúng, cái sai chập chờn trong đầu tôi chứ chưa phân định một cách rõ rệt. Anh bảo cái gì có lợi cho nông dân thì anh ủng hộ. Nếu anh coi tôi là bạn thì tôi xin khuyên anh nên thận trọng trước khi quyết định làm một việc gì đó liên quan đến chủ trương, đường lối. Không phải ai cũng hiểu tấm lòng của anh đối với nông dân đâu.
Ông Kim nói giọng bức xúc:
- Chủ trương đường lối gì thì cũng phải dành lấy một khoảng trống cho đầu óc sáng tạo của con người chứ cứ bó chặt lại một cục với nhau rồi đến một lúc nào đó sẽ biến con người thành những cái máy, chỉ biết làm theo sự điều khiển của người khác thôi anh ạ.
- Sở dĩ tôi khuyên anh như vậy vì biết thế nào những việc làm của các Hợp tác xã ở Phước Vĩnh cũng đến tai anh Trung Chính. Chắc anh cũng chẳng lạ gì tính của anh Trung Chính nữa. Anh ấy là người rất coi trọng nguyên tắc. Sinh hoạt bê bối một chút, anh ấy còn tha thứ được chứ đã vi phạm nguyên tắc thì không khi nào anh ấy tha thứ.
- Nếu nói hiểu anh Trung Chính thì tôi hiểu hơn anh nhiều. Trong thời kỳ hoạt động bí mật, gia đình tôi là một trong những gia đình cơ sở che giấu anh ấy. Và cũng chính anh ấy giác ngộ tôi đi theo cách mạng. Còn điều này nữa. Sở dĩ gần như cả cuộc đời tôi yêu mến, gắn bó với nông dân cũng do tôi được đọc những bài viết về nông dân của anh ấy trước Cách mạng Tháng Tám. Những bài viết đó có sức cuốn hút tôi một cách lạ thường. Tuy lúc ấy tôi mới bập bõm biết đọc, hiểu biết lí luận cách mạng chưa nhiều. Nhưng do lối viết của anh ấy giản dị, thiết thực, hiểu biết rất thấu đáo cuộc sống của người nông dân nên tôi đọc đến đâu, hiểu đến đấy. Một con người như thế, tôi tin rằng anh Trung Chính sẽ nhìn thấy những điều bức bách của người nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Ông Sắc cười nụ:
- Nếu được vậy thì may cho anh.
Ông Kim thấy khó hiểu với câu nói lấp lửng của ông Sắc nên hỏi:
- Anh bảo nếu được vậy nghĩa là sao?
- Có nghĩa anh sẽ được như ý mà cũng có thể không. Sáng mai anh có định đi với tôi và anh Ẩn không?
- Có lẽ tôi không nên đi thì tốt hơn. Tôi muốn để anh và anh Ẩn tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan tình hình ở Tam Bình, đặc biệt là Hợp tác xã Gia Đạo, nơi đã có thư tố cáo gửi lên cho các anh.
- Nếu vậy tôi nhờ anh báo cho huyện ủy Tam Bình biết sáng mai tôi và anh Ẩn xuống làm việc với huyện ủy và Hợp tác xã Gia Đạo. Có thể thái độ của anh Ẩn căng đấy. Anh nói với lãnh đạo Tam Bình cũng như Gia Đạo bình tĩnh trình bày cho có tình có lí. Anh Ẩn bề ngoài trông thế thôi chứ bên trong là con người có tính phục thiện.
Ông Kim cười:
- Không phục thiện cũng không được với xu thế đòi hỏi đổi mới cách quản lí Hợp tác xã của nông dân. Bánh xe đổi mới trong nông nghiệp đang quay theo chiều của nó. Các anh mà cản là nó đè cho nát chân đấy.
Ông Sắc cũng cười và đáp trả:
- Không biết ai là người bị đè nát chân đây.
* * *
Về nhà, thấy bà Thường đang ngồi nhặt rau muống trước hiên, ông Kim trút nỗi bực dọc:
- Chẳng biết thằng nào ở Đạo Thắng viết thư tố cáo đem lên nộp cho tay Bao.
Bà Thường ngạc nhiên:
- Ai nói với chú?
- Ông Sắc. Vừa rồi ông ấy qua báo cho tôi biết sáng mai ông Ẩn xuống Tam Bình và Gia Đạo.
Bà Thường hỏi:
- Vì lá thư tố cáo ấy à?
Ông Kim ngồi bệt xuống, cho thuốc vào nõ điếu trả lời:
- Lá thư ấy chỉ gửi cho tay Bao chứ ông Ẩn và ông Sắc không hề hay biết gì. Sau khi nhận được thư tố cáo, tay Bao xuống Tam Bình để thẩm tra những lời tố cáo trong thư. Sau đó mới về nói lại với ông Sắc và ông Ẩn. Vì thế sáng mai hai ông ấy mới đi.
Bà Thường cười:
- Xem ra mấy ông phái viên này không tin nhau lắm thì phải.
- Đúng hơn thì tay Bao không tin ông Sắc và ông Ẩn. Vì hai người này thường tỏ thái độ thận trọng khi nhận định những diễn biến đang diễn ra ở các Hợp tác xã nông nghiệp.
- Chẳng hiểu sao tôi chẳng có chút cảm tình nào với cái bộ mặt thùm thụp của tay Bao mới lạ chứ. Mở mồm ra là hết chủ nghĩa này đến chủ nghĩa khác như cái máy nói. Hắn tiêu biểu cho thứ lí luận giáo điều, nhắm mắt nói bừa bất chấp thực tế.
- Loại người như tay Bao trong Đảng ta không thiếu. Nó sẽ trở thành vật cản không nhỏ của sự phát triển mọi mặt của xã hội đâu chị ạ.
Bà Thường bê rổ rau muống đi ra cái bể nước công cộng gần nhà bếp tập thể để rửa, xong đâu đó quay vào ngồi hút thuốc với ông Kim.
- Sáng nay chú Quốc có trao đổi lại với tôi về việc chi bộ Ty thương nghiệp họp để xét lại kỷ luật của cậu Sinh theo yêu cầu của thường vụ. Chú Quốc cho biết cậu Sinh đã nhận rõ tác hại việc làm của mình nên tự giác xác định kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng và xin đi làm việc khác chứ không giữ chức phó Ty thương nghiệp.
- Ông Quốc có xuống tham dự buổi kiểm thảo của tay Sinh không hả chị?
- Có.
- Ý kiến của ông Quốc thế nào với việc tự xét mức kỷ luật của tay Sinh?
- Chú chỉ đạo thế nào thì chú Quốc làm thế ấy chứ thế nào nữa.
Ông Kim ngớ ra:
- Chị bảo tôi chỉ đạo chuyện gì?
- Lần trước tôi báo cáo kiến nghị của chi bộ Ty thương nghiệp với chú, chú không nhất trí với mức cảnh cáo ghi lí lịch mà đề nghị khai trừ khỏi Đảng và bố trí cho tay Sinh đi làm việc khác chứ không cho giữ chức phó Ty thương nghiệp, chú không nhớ hay sao?
Ông Kim giật mình:
- Có lẽ trong lúc nóng giận tôi nói hơi quá đà rồi chị ơi. Đúng là tội của tay Sinh chuồn hàng của thương nghiệp cho con buôn là một việc làm phi đạo đức. Nhưng nó tự xác định kỷ luật như vậy thì coi như mất hết chứ còn gì nữa. Xét cho cùng công thằng Sinh nhiều chị ạ. Trong hoàn cảnh kinh tế thời chiến, hắn chạy khắp nơi vơ vét nguồn hàng nhu yếu phẩm để cung cấp cho bộ đội và nhân dân trong tỉnh đã là một kỳ công chị ạ.
Bà Thường hỏi:
- Ý chú thế nào. Chuẩn y như vậy hay thay mức kỷ luật?
- Con người ta phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng không đơn giản chị ạ. Có khi gần nửa đời người nỗ lực, tận tuỵ mới đạt được ước mơ. Nếu ta không dùng lòng khoan dung để xem xét sai phạm của họ mà vội gạt họ ra khỏi hàng ngũ của Đảng thì tội cho họ quá. Tôi đề nghị thường vụ nên họp để xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Riêng ý kiến cá nhân, tôi đề nghị khai trừ lưu Đảng sáu tháng để cho cậu Sinh có thời gian sửa chữa sai phạm của mình. Tạm thời không để cậu Sinh giữ chức phó Ty thương nghiệp mà điều về bộ phận văn phòng của tỉnh ủy. Nếu phấn đấu tốt sẽ bố trí trở lại vị trí phó Ty thương nghiệp. Phải tận dụng năng lực của cán bộ cấp dưới chị ạ. Đây là ý kiến cá nhân chứ không phải ý kiến chỉ đạo gì đâu đấy.
Bà Thường hỏi:
- Định khi nào họp thường vụ?
- Phải chờ lão Côn đi Thạch Sơn về mới họp được. Chị sắp xếp chương trình để ngày kia đi xuống Tam Bình xem thử cuộc viếng thăm của mấy ông phái viên có gì rắc rối không, đồng thời xem cái Ban quản trị mới của Gia Đạo triển khai công việc làm ăn như thế nào. Chị có sắp xếp đi hộ tôi được không?
- Bí thư tỉnh ủy đã phân công thì từ chối thế nào được – Bà Thường nói đùa rồi cười vô tư.
Ông Kim tỏ vẻ ngạc nhiên trước thông tin của ông Sắc:
- Chuyện gì ở Tam Bình mà tôi không biết nhỉ?
Ông Sắc cầm ấm chè rót thêm vào chén của mình, nói:
- Có ai đó ở Tam Bình đem thư tố cáo những việc làm sai trái của lãnh đạo ở Tam Bình lên gặp tay Bao. Tuần rồi tay Bao đã xuống đó để kiểm chứng những điều tố cáo trong lá thư, sau đó về báo cáo lại với anh Ẩn. Anh Ẩn tỏ ra không bằng lòng với những việc làm đang diễn ra ở đó nên định xuống kiểm tra xem sao.
- Tôi đã nghe huyện ủy Tam Bình báo cáo việc ông Bao xuống làm việc ở đó rồi. Nhưng chưa nghe chuyện có người lên gặp các anh để tố cáo.
- Người lên tố cáo chỉ gặp ông Bao chứ không gặp tôi và anh Ẩn.
Ông Kim nói giọng dứt khoát:
- Tôi sẽ tìm ra đứa nào viết thư tố cáo. Bây giờ anh kể cho tôi nghe chúng nó tố cáo những gì?
- Cả tôi và anh Ẩn đều chưa đọc được lá thư tố cáo ấy, chỉ nghe ông Bao nói lại thôi. Lá thư tố cáo mấy việc. Thứ nhất là huyện ủy chủ trương cho bà con gánh khoai tây đi bán tự do…
Ông Kim kêu lên:
- Chuyện này thì huyện ủy Tam Bình chịu oan rồi. Chủ trương cho bà con bán khoai tây tự do là của tỉnh ủy. Chẳng liên quan gì đến huyện ủy Tam Bình. Còn chuyện gì nữa?
Ông Sắc kể tiếp:
- Hợp tác xã Gia Đạo giải tán trại lợn tập thể chuyển về cho đội sản xuất nuôi để chia nhau. Lấy ruộng Hợp tác giao cho hộ xã viên nuôi lợn cho Hợp tác. Những việc này anh có biết không?
Ông Kim thú nhận:
- Việc làm cụ thể tôi chưa nghe huyện ủy Tam Bình báo cáo. Nhưng tôi cũng đoán được chuyện gì sẽ đến với Hợp tác xã Gia Đạo sau khi Ban quản trị được bầu lại và tôi hoàn toàn ủng hộ nếu như những việc làm ấy đưa lại lợi ích cho nông dân.
Ông Sắc uống xong chén nước rồi nói thong thả:
- Nếu tôi nói với anh những việc làm đó là trái với chính sách tập thể hóa trong nông nghiệp thì anh tính sao?
Ông Kim cười đáp lại:
- Tôi tin rằng không khi nào anh nghĩ cũng như anh nói ra điều đó với tôi.
- Nếu anh đã nói vậy thì tôi cũng xin nói thật lòng. Tôi rất phân vân trước việc làm này của Hợp tác xã Gia Đạo. Cái đúng, cái sai chập chờn trong đầu tôi chứ chưa phân định một cách rõ rệt. Anh bảo cái gì có lợi cho nông dân thì anh ủng hộ. Nếu anh coi tôi là bạn thì tôi xin khuyên anh nên thận trọng trước khi quyết định làm một việc gì đó liên quan đến chủ trương, đường lối. Không phải ai cũng hiểu tấm lòng của anh đối với nông dân đâu.
Ông Kim nói giọng bức xúc:
- Chủ trương đường lối gì thì cũng phải dành lấy một khoảng trống cho đầu óc sáng tạo của con người chứ cứ bó chặt lại một cục với nhau rồi đến một lúc nào đó sẽ biến con người thành những cái máy, chỉ biết làm theo sự điều khiển của người khác thôi anh ạ.
- Sở dĩ tôi khuyên anh như vậy vì biết thế nào những việc làm của các Hợp tác xã ở Phước Vĩnh cũng đến tai anh Trung Chính. Chắc anh cũng chẳng lạ gì tính của anh Trung Chính nữa. Anh ấy là người rất coi trọng nguyên tắc. Sinh hoạt bê bối một chút, anh ấy còn tha thứ được chứ đã vi phạm nguyên tắc thì không khi nào anh ấy tha thứ.
- Nếu nói hiểu anh Trung Chính thì tôi hiểu hơn anh nhiều. Trong thời kỳ hoạt động bí mật, gia đình tôi là một trong những gia đình cơ sở che giấu anh ấy. Và cũng chính anh ấy giác ngộ tôi đi theo cách mạng. Còn điều này nữa. Sở dĩ gần như cả cuộc đời tôi yêu mến, gắn bó với nông dân cũng do tôi được đọc những bài viết về nông dân của anh ấy trước Cách mạng Tháng Tám. Những bài viết đó có sức cuốn hút tôi một cách lạ thường. Tuy lúc ấy tôi mới bập bõm biết đọc, hiểu biết lí luận cách mạng chưa nhiều. Nhưng do lối viết của anh ấy giản dị, thiết thực, hiểu biết rất thấu đáo cuộc sống của người nông dân nên tôi đọc đến đâu, hiểu đến đấy. Một con người như thế, tôi tin rằng anh Trung Chính sẽ nhìn thấy những điều bức bách của người nông dân trong giai đoạn hiện nay.
Ông Sắc cười nụ:
- Nếu được vậy thì may cho anh.
Ông Kim thấy khó hiểu với câu nói lấp lửng của ông Sắc nên hỏi:
- Anh bảo nếu được vậy nghĩa là sao?
- Có nghĩa anh sẽ được như ý mà cũng có thể không. Sáng mai anh có định đi với tôi và anh Ẩn không?
- Có lẽ tôi không nên đi thì tốt hơn. Tôi muốn để anh và anh Ẩn tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan tình hình ở Tam Bình, đặc biệt là Hợp tác xã Gia Đạo, nơi đã có thư tố cáo gửi lên cho các anh.
- Nếu vậy tôi nhờ anh báo cho huyện ủy Tam Bình biết sáng mai tôi và anh Ẩn xuống làm việc với huyện ủy và Hợp tác xã Gia Đạo. Có thể thái độ của anh Ẩn căng đấy. Anh nói với lãnh đạo Tam Bình cũng như Gia Đạo bình tĩnh trình bày cho có tình có lí. Anh Ẩn bề ngoài trông thế thôi chứ bên trong là con người có tính phục thiện.
Ông Kim cười:
- Không phục thiện cũng không được với xu thế đòi hỏi đổi mới cách quản lí Hợp tác xã của nông dân. Bánh xe đổi mới trong nông nghiệp đang quay theo chiều của nó. Các anh mà cản là nó đè cho nát chân đấy.
Ông Sắc cũng cười và đáp trả:
- Không biết ai là người bị đè nát chân đây.
* * *
Về nhà, thấy bà Thường đang ngồi nhặt rau muống trước hiên, ông Kim trút nỗi bực dọc:
- Chẳng biết thằng nào ở Đạo Thắng viết thư tố cáo đem lên nộp cho tay Bao.
Bà Thường ngạc nhiên:
- Ai nói với chú?
- Ông Sắc. Vừa rồi ông ấy qua báo cho tôi biết sáng mai ông Ẩn xuống Tam Bình và Gia Đạo.
Bà Thường hỏi:
- Vì lá thư tố cáo ấy à?
Ông Kim ngồi bệt xuống, cho thuốc vào nõ điếu trả lời:
- Lá thư ấy chỉ gửi cho tay Bao chứ ông Ẩn và ông Sắc không hề hay biết gì. Sau khi nhận được thư tố cáo, tay Bao xuống Tam Bình để thẩm tra những lời tố cáo trong thư. Sau đó mới về nói lại với ông Sắc và ông Ẩn. Vì thế sáng mai hai ông ấy mới đi.
Bà Thường cười:
- Xem ra mấy ông phái viên này không tin nhau lắm thì phải.
- Đúng hơn thì tay Bao không tin ông Sắc và ông Ẩn. Vì hai người này thường tỏ thái độ thận trọng khi nhận định những diễn biến đang diễn ra ở các Hợp tác xã nông nghiệp.
- Chẳng hiểu sao tôi chẳng có chút cảm tình nào với cái bộ mặt thùm thụp của tay Bao mới lạ chứ. Mở mồm ra là hết chủ nghĩa này đến chủ nghĩa khác như cái máy nói. Hắn tiêu biểu cho thứ lí luận giáo điều, nhắm mắt nói bừa bất chấp thực tế.
- Loại người như tay Bao trong Đảng ta không thiếu. Nó sẽ trở thành vật cản không nhỏ của sự phát triển mọi mặt của xã hội đâu chị ạ.
Bà Thường bê rổ rau muống đi ra cái bể nước công cộng gần nhà bếp tập thể để rửa, xong đâu đó quay vào ngồi hút thuốc với ông Kim.
- Sáng nay chú Quốc có trao đổi lại với tôi về việc chi bộ Ty thương nghiệp họp để xét lại kỷ luật của cậu Sinh theo yêu cầu của thường vụ. Chú Quốc cho biết cậu Sinh đã nhận rõ tác hại việc làm của mình nên tự giác xác định kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng và xin đi làm việc khác chứ không giữ chức phó Ty thương nghiệp.
- Ông Quốc có xuống tham dự buổi kiểm thảo của tay Sinh không hả chị?
- Có.
- Ý kiến của ông Quốc thế nào với việc tự xét mức kỷ luật của tay Sinh?
- Chú chỉ đạo thế nào thì chú Quốc làm thế ấy chứ thế nào nữa.
Ông Kim ngớ ra:
- Chị bảo tôi chỉ đạo chuyện gì?
- Lần trước tôi báo cáo kiến nghị của chi bộ Ty thương nghiệp với chú, chú không nhất trí với mức cảnh cáo ghi lí lịch mà đề nghị khai trừ khỏi Đảng và bố trí cho tay Sinh đi làm việc khác chứ không cho giữ chức phó Ty thương nghiệp, chú không nhớ hay sao?
Ông Kim giật mình:
- Có lẽ trong lúc nóng giận tôi nói hơi quá đà rồi chị ơi. Đúng là tội của tay Sinh chuồn hàng của thương nghiệp cho con buôn là một việc làm phi đạo đức. Nhưng nó tự xác định kỷ luật như vậy thì coi như mất hết chứ còn gì nữa. Xét cho cùng công thằng Sinh nhiều chị ạ. Trong hoàn cảnh kinh tế thời chiến, hắn chạy khắp nơi vơ vét nguồn hàng nhu yếu phẩm để cung cấp cho bộ đội và nhân dân trong tỉnh đã là một kỳ công chị ạ.
Bà Thường hỏi:
- Ý chú thế nào. Chuẩn y như vậy hay thay mức kỷ luật?
- Con người ta phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng không đơn giản chị ạ. Có khi gần nửa đời người nỗ lực, tận tuỵ mới đạt được ước mơ. Nếu ta không dùng lòng khoan dung để xem xét sai phạm của họ mà vội gạt họ ra khỏi hàng ngũ của Đảng thì tội cho họ quá. Tôi đề nghị thường vụ nên họp để xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Riêng ý kiến cá nhân, tôi đề nghị khai trừ lưu Đảng sáu tháng để cho cậu Sinh có thời gian sửa chữa sai phạm của mình. Tạm thời không để cậu Sinh giữ chức phó Ty thương nghiệp mà điều về bộ phận văn phòng của tỉnh ủy. Nếu phấn đấu tốt sẽ bố trí trở lại vị trí phó Ty thương nghiệp. Phải tận dụng năng lực của cán bộ cấp dưới chị ạ. Đây là ý kiến cá nhân chứ không phải ý kiến chỉ đạo gì đâu đấy.
Bà Thường hỏi:
- Định khi nào họp thường vụ?
- Phải chờ lão Côn đi Thạch Sơn về mới họp được. Chị sắp xếp chương trình để ngày kia đi xuống Tam Bình xem thử cuộc viếng thăm của mấy ông phái viên có gì rắc rối không, đồng thời xem cái Ban quản trị mới của Gia Đạo triển khai công việc làm ăn như thế nào. Chị có sắp xếp đi hộ tôi được không?
- Bí thư tỉnh ủy đã phân công thì từ chối thế nào được – Bà Thường nói đùa rồi cười vô tư.
Bình luận facebook