Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 96
Thanh vừa ra khỏi phòng cũng là lúc chiếc Mốt-cô-vích của ông Ẩn và ông Sắc chạy vào. Thanh dừng lại để đón. Chi nhìn thấy cũng từ trong nhà vội vã đi ra. Ông Ẩn và ông Sắc bước xuống xe chủ động chào niềm nở:
- Chào các đồng chí. Tôi là Ẩn, còn đây là đồng chí Sắc. Chắc các đồng chí chờ chúng tôi lâu lắm rồi phải không?
Thanh bỗng thấy có cảm tình ngay với tác phong tự nhiên, cởi mở của ông Ẩn. Bắt tay ông Ẩn xong, Thanh cũng tự giới thiệu:
- Tôi xin tự giới thiệu. Tôi là Thanh, chủ tịch huyện. Còn kia là đồng chí Chi, tỉnh ủy viên, bí thư huyện ủy. Xin mời hai đồng chí vào phòng khách uống nước.
Trên đường vào phòng khách, ông Ẩn hỏi:
- Anh Kim báo cho các đồng chí biết hôm nay chúng tôi xuống làm việc rồi phải không?
Chi đáp:
- Vâng.
Ông Ẩn cười hỏi đùa:
- Có bày cho cách đối phó không?
Chi cười đáp lại:
- Có chuyện gì đâu mà bí thư tỉnh ủy phải bày cho cách đối phó ạ.
- Tôi hỏi đùa cho vui vậy thôi chứ thế nào ông Kim chẳng trao đổi trước với các đồng chí nội dung chúng tôi xuống làm việc hôm nay.
Chi thừa nhận:
- Chuyện ấy thì có. Nếu không thì làm sao chúng tôi biết các đồng chí xuống làm gì để chuẩn bị trước ạ.
Trong lúc Thanh rót nước, ông Ẩn hỏi:
- Bà con đã bán hết khoai tây chưa?
Thanh đáp:
- Báo cáo đồng chí đã bán hết rồi ạ.
- Nhà bán nhiều nhất được bao nhiêu tiền? – Ông Sắc hỏi.
Thanh đáp:
- Việc này chúng tôi chưa nắm được, nhưng chắc chắn chẳng được bao nhiêu. Nhà nào bán nhiều nhất cũng chỉ khoảng ba tạ. Giá bán cũng thất thường. Có người bán hai hào một cân, người thì bán một hào rưỡi, một hào tám, tùy theo khoai tốt hay xấu.
Ông Ẩn nhẩm tính:
- Cứ tính bình quân một hào tám đi thì một tạ cũng được mười tám đồng. Cũng nhiều đấy nhỉ. Hợp tác xã thu về cho mình được nhiều ít?
Chi đáp:
- Để bà con thoát vụ đói giáp hạt nên Hợp tác xã không thu thêm bất kỳ một khoản nào ngoài công cày bừa, phân bón và thủy lợi. Công chăm bón suốt vụ thì đã khoán cho các tổ, các nhóm cả rồi nên Hợp tác không thu công chăm sóc.
Ông Ẩn hỏi:
- Như vậy là Hợp tác xã không có tích luỹ?
- Vụ xen canh vừa rồi chúng tôi coi đó như một biện pháp tình thế để cứu đói vụ giáp hạt nên không để cho Hợp tác thu tỉ lệ hoa lợi làm được của bà con. Nếu sau này tiếp tục làm vụ xen canh, chúng tôi sẽ tính toán chu đáo giữa lợi ích của Hợp tác và của xã viên như đã làm với hai vụ lúa từ trước đến nay.
Thanh đứng lên:
- Xin lỗi. Các đồng chí làm việc với đồng chí bí thư huyện ủy. Tôi xin phép đi một lát rồi quay lại ngay.
Ông Ẩn đoán biết Thanh đi đâu nên đưa tay ngăn lại:
- Nếu đồng chí định đi báo làm cơm trưa thì thôi nhé. Chúng tôi sẽ làm việc với các đồng chí mấy phút rồi cùng các đồng chí xuống Hợp tác xã Gia Đạo. Làm việc xong, chúng tôi về ngay vì chiều nay tôi có công việc phải về Hà Nội.
Chi bảo:
- Các đồng chí vội gì mà không ăn với chúng tôi một bữa cơm. Xuống Gia Đạo làm việc xong quay về đây ăn cơm rồi về. Đường nào thì cũng đã nhỡ bữa.
- Đồng chí bí thư huyện ủy của chúng tôi nói đúng đấy. Làm việc xong ở Gia Đạo, đường nào hai đồng chí cũng về qua đây. Chúng tôi mời hai đồng chí dừng lại dùng bữa rồi về.
Ông Ẩn nhìn đồng hồ rồi bảo:
- Nếu vậy, các đồng chí báo cho chúng tôi ba suất cơm tập thể, kể cả đồng chí lái xe. Nếu làm khác đi là chúng tôi bỏ cơm ra về đấy.
Thanh cười:
- Vậy thì tôi cũng xin nói trước. Tập thể chúng tôi tăng gia gà nhiều lắm. Ngoài thức ăn của bếp, chúng tôi mời các đồng chí ăn thử gà chúng tôi tăng gia xem có khác gà mua ở chợ không.
Ông Sắc cười:
- Nếu đúng là gà tăng gia thì chúng tôi chẳng dại gì mà từ chối.
Chi nhìn ông Ẩn. Xem ra con người này cũng không đến nỗi khô cứng như ông Bao. Thầm nhận xét xong, Chi nói:
- Nông dân chúng tôi quý nhất là thật lòng. Đã thật lòng với nhau thì một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Ông Ẩn cười ý nhị:
- Cũng còn phải xem lệch thế nào mới nói có kê bằng được hay không.
Chi cũng không vừa:
- Tôi nói thật lòng mà đồng chí lại nghĩ tôi nói bóng nói gió. Hôm trước đồng chí Bao về đây quy chụp cho lãnh đạo huyện chúng tôi hàng trăm tội. Chúng tôi cũng thẳng thắn nói với đồng chí ấy, chúng tôi có cái tội to nhất là mong muốn cho dân được no nên đã làm một số việc vượt ra ngoài khuôn khổ. Nếu cấp trên thấy những việc làm ấy là sai trái mà ra lệnh cấm thì chúng tôi xin chấp hành. Sau đó chúng tôi xin lỗi bà con nông dân và cũng xin bà con cho chúng tôi từ chức vì chẳng làm gì được cho họ.
Ông Ẩn nói với ông Sắc:
- Chúng mình bị bí thư huyện ủy Tam Bình đánh một đòn phủ đầu rồi ông Sắc ạ. Không khéo phải rút lui thôi.
Ông Sắc hỏi đùa:
- Anh định bỏ bữa thịt gà tăng gia hay sao?
- Thì cũng bỏ của chạy lấy người chứ biết làm sao bây giờ.
Không khí trở nên cởi mở sau những câu nói đùa.
Chi nói theo đà:
- Các đồng chí bảo chúng tôi đánh phủ đầu nghe nặng nề quá. Thực ra sau khi đồng chí Bao làm việc với chúng tôi ra về, chúng tôi đoán thế nào các đồng chí cũng xuống kiểm tra lại những điều đồng chí Bao báo cáo cũng như kiểm tra nội dung tố cáo của một phần tử bất mãn nào đó trong nội bộ chúng tôi đã gửi cho các đồng chí. Về lá thư tố cáo, chúng tôi không quan tâm vì biết đó chỉ là những lời vu khống có ác ý. Riêng những điều đồng chí Bao chất vấn, thường vụ huyện ủy chúng tôi đã ngồi lại với nhau rà soát lại một cách nghiêm túc, xem việc chỉ đạo của huyện ủy cũng như lãnh đạo xã Đạo Thắng và Hợp tác xã Gia Đạo sai, đúng ở chỗ nào. Cuối cùng chúng tôi vẫn chưa nhận ra mình thiếu sót ở chỗ nào.
Ông Ẩn trở về với thái độ nghiêm túc:
- Sai đúng chỗ nào, chúng ta sẽ nói với nhau sau. Hôm nay tôi và đồng chí Sắc xuống làm việc với các đồng chí ba vấn đề. Thứ nhất là chủ trương cho giải tán trại lợn tập thể chuyển về cho đội sản xuất. Thứ hai là lấy ruộng Hợp tác chia cho hộ xã viên để khoán lợn. Cuối cùng là quyết định hủy bỏ kết quả bầu Ban quản trị. Tôi đồng ý là không xem xét đơn thư tố cáo, mặc dù những lời tố cáo đó có nhiều điểm trùng hợp với những vấn đề chúng tôi làm việc với các đồng chí hôm nay.
- Chúng tôi xin giải trình với các đồng chí hai vấn đề đầu. Riêng vấn đề quyết định hủy bỏ kết quả bầu Ban quản trị, chúng tôi muốn các đồng chí xuống hỏi trực tiếp người dân Gia Đạo chắc sẽ rõ đúng sai chỗ nào. Nhân đây tôi cũng xin báo cáo để các đồng chí biết. Nhà trẻ và mẫu giáo của Hợp tác xã Gia Đạo bao nhiêu năm nay để xập xệ như ngôi nhà hoang, không ai dám gửi con mình để đi làm đồng. Hiện nay Ban quản trị mới được bầu đã làm lại nhà trẻ và mẫu giáo tương đối khang trang. Tuyển thêm bốn cô nuôi dạy trẻ trong chi đoàn thanh niên và định suất ăn hàng ngày cho các cháu một cách rõ ràng. Bà con xã viên hết sức phấn khởi, đua nhau đưa con đến gửi.
Ông Ẩn xem đồng hồ rồi bảo Chi:
- Thế này nhé. Bây giờ ngồi đây nghe các đồng chí báo cáo, lát nữa xuống Gia Đạo lại nghe báo cáo giống như các đồng chí thì lãng phí thời gian quá. Có khi đồng chí bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện cùng đi với chúng tôi xuống Gia Đạo rồi ta làm việc luôn một thể.
Chi thấy hợp lí nên lên xe đi cùng ông Ẩn xuống Gia Đạo. Thanh lấy lí do bận công việc nên ở lại cơ quan.
Ban quản trị Gia Đạo đang họp thấy Chi xuống chạy ùa ra đón. Khi thấy trong xe còn hai người lạ mặt thì mọi người chững lại. Chờ ông Ẩn và ông Sắc xuống khỏi xe, Chi giới thiệu:
- Tôi xin giới thiệu với mọi người. Đây là đồng chí Ẩn và đồng chí Sắc, phái viên của Ban bí thư Trung ương đang công tác ở tỉnh ta xuống thăm và làm việc với Hợp tác xã. Đồng chí Ẩn là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, phó Ban nông nghiệp Trung ương. Tôi cũng xin giới thiệu với hai đồng chí, đây là Ban quản trị của Hợp tác xã Gia Đạo. Đồng chí Dậu là chủ nhiệm Hợp tác xã.
Ông Ẩn và ông Sắc lần lượt bắt tay mọi người, nói vui vẻ:
- Chúng tôi về công tác ở tỉnh ta đã lâu. Nhưng ngoài Phước Vĩnh ra, chúng tôi còn làm việc với Phú Thịnh nên không có thời gian đi hết các nơi trong tỉnh. Hôm nay mới xuống được huyện Tam Bình và Hợp tác xã của các đồng chí. Các đồng chí đang họp à?
Dậu đáp:
- Vâng. Xin mời hai bác và bí thư vào uống nước. Phòng khách, phòng họp chúng tôi chỉ là một nên hai bác thông cảm.
Mọi người đi vào nhà. Chi cố ý đi lùi lại mấy bước cùng với Dậu.
- Đang họp à? – Chi hỏi.
- Vâng. Chúng tôi đang bàn nốt việc khoán lợn cho hộ xã viên.
- Xong chưa?
- Mới tìm được lối ra chứ chưa tính toán cụ thể tiêu chuẩn khoán như thế nào. Sao xuống muộn thế chị?
- Làm việc sơ bộ ở huyện xong mới xuống đây.
Dậu lo lắng hỏi:
- Có căng thẳng lắm không?
- Thái độ của hai ông này rất đúng mực. Nếu có hỏi gì cứ bình tĩnh mà trình bày.
Dậu cười:
- Cựu chiến sĩ đánh đồi A1 ở Điện Biên Phủ, chị khỏi phải lo.
Sau khi Dậu giới thiệu ban quản trị, ông Ẩn hỏi:
- Tôi nghe nói các đồng chí làm lại nhà trẻ và mẫu giáo, làm đã xong chưa?
Dậu đáp:
- Phá đi để làm mới hoàn toàn chắc phải chờ đến khi nào Hợp tác xã làm ăn khấm khá mới làm được bác ạ. Hiện tại chúng tôi chỉ sửa chữa lại cho chắc chắn, sạch sẽ. Đóng thêm bàn ghế, cũi, giường nằm cho các cháu. Tăng cường thêm các cô nuôi dạy trẻ. Định mức ăn uống hàng ngày cho các cháu và giao cho một phó chủ nhiệm là cháu Bích theo dõi sát sao hàng ngày. Có điều này chắc làm cho hai bác hết sức bất ngờ. Đó là việc bà con xã viên hàng ngày tự giác thay nhau ra làm không yêu cầu Hợp tác xã tính công. Tre pheo, gỗ lạt cũng đều của bà con đóng góp. Hợp tác chỉ có mua ngói để lợp thay cho tranh lá mía. Điều ngạc nhiên nhất là có anh Ngọ vốn là phó chủ nhiệm trước đây có nhiều tai tiếng trong bà con xã viên, vừa rồi cũng đưa mấy tấm gỗ xoan dành để đóng giường đem ra tặng các cháu.
Chi nối tiếp lời Dậu:
- Có lẽ đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ bà con rất tín nhiệm và tin tưởng ở Ban lãnh đạo mới của Hợp tác xã.
Ông Ẩn cười nói với ông Sắc:
- Bí thư huyện ủy Tam Bình lại ra đòn tiếp đối với chúng mình rồi ông Sắc ạ.
Ông Sắc hưởng ứng:
- Nói một câu giải quyết được một chuyện thì anh và tôi thua là cái chắc.
Chi cười:
- Tôi nói hoàn toàn vô tình mà các anh lại uốn cong theo cách nghĩ của các anh. Nếu bà con không tín nhiệm, tin tưởng vào Ban quản trị mới thì việc gì có chuyện họ tự nguyện lao động không lấy công điểm, lại còn ủng hộ vật liệu để sửa sang nhà trẻ?
Tế ngơ ngác không hiểu những lời đối đáp qua lại giữa Chi và ông Ẩn hàm chứa chuyện gì nên hỏi:
- Có chuyện gì thế ạ?
Chi nói luôn:
- Có kẻ nào đó tố cáo với các đồng chí phái viên là bà con xã viên rất tín nhiệm Ban quản trị trước đây nên trong lần bầu Ban quản trị đầu tiên họ được bầu lại. Nhưng đảng ủy thấy bầu không đúng ý mình nên ra quyết định không công nhận và cho tổ chức bầu lại khiến bà con xã viên rất bất bình. Lần này về Gia Đạo các đồng chí phái viên muốn kiểm tra thực hư thế nào. Vừa rồi các anh kể chuyện bà con tham gia lao động không đòi công điểm, lại còn ủng hộ vật liệu để sửa nhà trẻ, tôi bảo việc ấy chứng tỏ bà con rất tín nhiệm và tin tưởng vào Ban quản trị mới. Hai đồng chí phái viên nghĩ là tôi thanh minh hộ Ban quản trị mới của Gia Đạo.
Bà Bắc tỏ vẻ bực bõ:
- Các bác tin vào những kẻ thối mồm làm gì. Không nói nhưng chúng tôi cũng biết kẻ tố cáo là ai. Chẳng qua không ăn được nên muốn đạp đổ đấy mà.
Bích cũng tỏ ra bực tức:
- Bản thân cháu tham gia Ban quản trị Hợp tác xã chẳng phải tham quyền cố vị hay tham lam lợi lộc gì đâu hai bác ạ. Chẳng qua cháu muốn đóng góp một phần sức lực của mình vào việc xây dựng Hợp tác xã trong giai đoạn đang gặp rất nhiều khó khăn, có thế thôi.
Ông Ẩn xua tay:
- Việc bầu bán Ban quản trị như vậy đã rõ. Không nhắc lại nữa nhé. Bây giờ ta bắt đầu bàn những việc khác được chưa?
Chi đáp thay cho Ban quản trị:
- Trước khi vào làm việc, tôi xin phép có mấy lời. Hôm nay các đồng chí phái viên về thăm và làm việc với Hợp tác xã của các đồng chí. Có vấn đề gì các đồng chí ấy cần hỏi, tôi đề nghị các đồng chí cứ trình bày một cách thẳng thắn. Nếu có kiến nghị gì về việc điều hành Hợp tác xã, các đồng chí cũng mạnh dạn đề nghị để trên nghiên cứu. Việc làm nào các đồng chí coi là thiếu sót thì tự giác nhận để khắc phục, sửa chữa.
Sau khi nghe báo cáo về cơ sở vật chất của Gia Đạo, ông Sắc hỏi:
- Các đồng chí có thể chỉ rõ nguyên nhân vì sao cơ sở vật chất như vậy mà Hợp tác xã không khá lên được không? Vì sao có vấn đề năm nào cũng thiếu đói giữa hai vụ giáp hạt?
Dậu mạnh dạn đáp:
- Chuyện rõ như ban ngày, chỉ có điều có dám nhìn nhận nó hay không thôi.
- Nếu đúng thì làm sao mà không dám nhìn nhận - Ông Ẩn hỏi.
- Khó lắm bác ạ.
- Sao thế?
- Cái đúng cái sai bây giờ cũng thật khó nói. Tôi nói ra hai bác đừng cho tôi là mất lập trường. Cái tưởng là đúng thì nó lại làm nghèo Hợp tác xã. Ngược lại cái tưởng là sai thì lại làm cho đời sống nông dân khấm khá lên.
Ông Cẩm nói chen vào:
- Anh Dậu nói đúng đấy hai bác ạ. Chẳng ai nói đường lối đưa bà con nông dân vào làm ăn tập thể là sai. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì lại có nhiều điều chưa trúng cái ý của người nông dân. Nói tỉ dụ do coi tất cả là của chung tất nên người nông dân chúng tôi chẳng còn gì ngoài ngôi nhà và mấy cái thúng cái mẹt và mấy cái nồi nấu cơm. Ngay cả con người mình cũng gần như biến thành của chung. Muốn làm cái gì khác đi cũng không được. Làm tốt không ai biết, làm xấu chẳng ai hay. Đi đến chỗ làm cho qua ngày đoạn tháng. Hai bác bảo làm sao mà không nghèo, không đói.
Ông Ẩn bảo:
- Đây chẳng qua là vận dụng sai chứ không phải do chủ trương, chính sách sai.
- Chúng tôi cũng không nghĩ chủ trương chính sách là sai nhưng nó hẹp và bó chặt quá - Dậu nói - Muốn nghĩ, muốn làm một việc gì đó khác đi thì vấp phải những điều cấm kỵ. Còn như bác bảo vận dụng sai. Có được phép vận dụng gì ngoài những điều quy định mà bác bảo vận dụng sai ạ.
Ông Sắc thấy nếu để rơi vào cái trận đồ cơ chế thì không biết khi nào gỡ cho ra nên đề nghị:
- Việc này có gì nói sau. Vì thì giờ eo hẹp nên đồng chí báo cáo nốt tình hình hiện nay của Hợp tác xã, trong đó có việc khoán lợn cho đội sản xuất và hộ xã viên.
Dậu cũng muốn nói rõ những việc làm của Ban quản trị để xem thái độ của hai ông phái viên này xử sự thế nào:
- Vâng, tôi xin báo cáo tiếp. Sau khi được bà con tín nhiệm bầu vào Ban quản trị, chúng tôi đã lên một kế hoạch củng cố lại Hợp tác xã. Việc gì làm được trước khi bắt tay vào làm vụ chiêm, chúng tôi làm ngay. Song song với việc làm nhà trẻ đã báo cáo là sắp xếp lại chăn nuôi. Chuyển trại lợn tập thể của hợp tác về khoán cho đội. Nguyên nhân của việc làm này là trại lợn của tập thể trước đây không năm nào đạt chỉ tiêu cân cho Nhà nước. Về hình thức, trại lợn làm rất đúng với sự hướng dẫn của trên. Xây chuồng trại, cắt đất trồng rau. Cử tổ chăn nuôi chuyên trách, có tổ trưởng, tổ phó đàng hoàng. Nhưng tất cả chỉ là hình thức. Thực chất tổ chăn nuôi chuyên trách chỉ là những người làm thuê cho Hợp tác xã. Lợn tăng trọng không được chủ khen, hao hụt không bị chủ phạt. Trước ngày bầu lại Ban quản trị lần hai, ông Chủ nhiệm cũ viết cái phiếu cho ra chuồng lợn chọn sáu con béo nhất đưa về vật ra mổ thịt gọi là chia cho bà con ăn liên hoan mừng ngày bầu Ban quản trị. Mấy cán bộ Ban quản trị cũ cùng với chủ tịch xã chén chú chén anh với nhau lòng bề, tiết canh đến tận nửa đêm nhưng tổ chăn nuôi chuyên trách chẳng được xơ múi gì ngoài phần thịt chia cho gia đình.
Ông Ẩn giật mình:
- Có cả chuyện đó kia à?
- Vâng. Nghe tiếng lợn kêu, tôi và đồng chí bí thư chi bộ đi ra sân kho xem thử có chuyện gì thì đã thấy sáu con lợn bị chọc tiết xong đang nằm chờ cạo lông. Khi chúng tôi bảo làm như vậy là xâm phạm vào tài sản của tập thể thì họ mỉa chúng tôi là nếu không nhận tiêu chuẩn thịt lợn của Hợp tác chia thì báo trước để họ không phải chia phần cho gia đình tôi và đồng chí bí thư chi bộ.
Ông Ẩn tỏ ra bức bối:
- Bà con xã viên có ý kiến gì về việc này không?
Dậu cười méo mó:
- Nói ra hai bác đừng cười. Cả năm mới có miếng thịt lợn Hợp tác chia cho để ăn thì mừng quá chứ còn nói gì nữa ạ.
Ông Ẩn ngồi lặng yên. Trên khuôn mặt hiện lên nỗi buồn băn khoăn. Lát sau ông nói:
- Tôi hơi bị bất ngờ về chuyện vừa rồi. Bây giờ tôi muốn nghe cụ thể về việc lấy đất tập thể khoán cho hộ xã viên nuôi lợn. Theo tôi đây là một việc làm mạo hiểm và có rất nhiều yếu tố rủi ro. Không biết lãnh đạo Hợp tác xã nghĩ gì trước khi quyết định làm chuyện này?
Dậu nói:
- Chúng tôi đã bàn rất kỹ việc này. Thực ra đây là đề xuất của một số bà con xã viên. Vì nhận thấy lợi ích to lớn của việc khoán lợn cho hộ nên sau khi bàn kỹ, chúng tôi quyết định ngoài việc khoán lợn cho đội, sẽ cho khoán đến cả hộ xã viên.
Ông Ẩn:
- Tôi muốn nghe cụ thể.
- Việc này chúng tôi đã giao cho cháu Bích tính toán. Vậy để cháu Bích trình bày cụ thể để hai bác nghe.
Lần đầu tiên trong đời, Bích được tiếp xúc với những người lãnh đạo cấp Trung ương nên khi nghe Dậu bảo mình báo cáo, Bích tỏ vẻ lo lắng, sợ sệt. Cô lúng túng hết xoay cuốn sổ trong tay lại cầm ngòi bút máy đưa lên miệng cắn. Ông Sắc tinh ý nhận ra vẻ lúng túng của Bích nên nói đùa để Bích lấy lại bình tĩnh:
- Cháu cứ bình tĩnh trình bày cho hai bác nghe, không việc gì phải lo lắng cả. Đến máy bay Mỹ mà cháu chưa sợ thì việc gì mà phải sợ hai bác. Hay là cứ coi bác và bác Ẩn như hai chiếc máy bay của Mỹ đi. Cháu cứ nhắm bắn thả sức.
Không ngờ câu nói đùa của ông Sắc khiến Bích đã dần dần lấy lại sự tự tin. Bích đứng lên vân vê cuốn sổ trong tay nói nhưng giọng vẫn còn run run:
- Cháu xin trình bày cụ thể để hai bác nắm được. Theo dự kiến của Ban quản trị, mỗi hộ xã viên được nhận mười thước ruộng để sản xuất thức ăn cho lợn, ba mươi đồng để mua giống và bốn chục công lao động một năm. Hộ xã viên một năm phải nộp lại cho Hợp tác xã 40 cân lợn hơi, 4 tạ phân chuồng. Làm một phép tính so sánh sẽ thấy. Hợp tác xã có 230 hộ. Nếu mỗi hộ được chia cho mười thước đất sản xuất thức ăn cho lợn thì mất tất cả là 16 mẫu, tức năm héc-ta rưỡi. Nếu năng suất lúa đạt mức lí tưởng bốn tấn rưỡi một héc-ta hai vụ thì sẽ thu về được 24 tấn thóc. Nhưng nếu chuyển số diện tích trên qua khoán cho 230 hộ nuôi lợn thì sẽ thu về hơn 9 tấn lợn hơi và gần một trăm tấn phân chuồng. Tính giá trị giữa 24 tấn thóc và hơn 9 tấn thịt lợn hơi, 100 tấn phân chuồng thì rõ ràng việc lấy đất khoán cho xã viên nuôi lợn có lợi hơn rất nhiều so với trồng lúa.
Ông Ẩn và ông Sắc đưa mắt nhìn nhau. Cả hai đều không còn tin ở tai mình nữa. Ông Sắc hỏi:
- Cháu tính chính xác chứ?
- Thưa bác, cháu đã tính đi tính lại nhiều lần rồi ạ. Vừa rồi cháu đang định báo cáo cho Ban quản trị nghe tính toán của cháu thì hai bác và cô Chi đến.
Dậu nói thêm:
- Báo cáo với hai bác, việc chuyển trại lợn tập thể về khoán cho đội sản xuất cũng như lấy đất khoán cho hộ xã viên đang là dự kiến trong bước đi của Hợp tác xã. Chúng tôi còn phải thông qua xã viên để lấy ý kiến trước khi thực hiện.
Ông Ẩn vẫn còn phân vân điều gì đó nên lát sau ông hỏi:
- Tôi hỏi câu này. Nếu sau này nhiều hộ xã viên không nuôi lợn cho Hợp tác nữa, liệu có thu hồi đất về cho Hợp tác được không hay dân lấy một lí do nào đó rồi chiếm luôn. Sở dĩ tôi hỏi điều này vì có một số Hợp tác xã cho xã viên mượn đất trồng màu, đến khi thu hoạch màu xong lại tiếp tục trồng cây khác chứ không trả đất lại cho Hợp tác.
Dậu trả lời giọng dứt khoát:
- Dù thực hiện khoán cho đội hay xã viên, chúng tôi sẽ có những quy định chặt chẽ để ràng buộc nhau. Bác không lo.
Ông Ẩn ngồi gõ gõ mấy ngón tay xuống bàn không nói gì. Chi và mọi người nhìn vào mấy ngón tay gõ đều đều trong một tâm trạng lo lắng.
Buổi làm việc với Ban quản trị Gia Đạo kéo dài đến gần một giờ chiều. Trên đường trở về cơ quan huyện Tam Bình, Chi nói:
- Chắc các anh được một bữa đói nhớ đời phải không? Riêng tôi thấy đói quá. Chưa khi nào tôi ăn trưa vào một giờ chiều như hôm nay.
Ông Sắc:
- Hôm nay nghe được nhiều điều ở Hợp tác xã Gia Đạo thấy hay quá nên cũng quên cả đói.
- Anh thấy hay, còn tôi cứ như ngồi trên đống lửa.
Ông Ẩn hỏi:
- Vì chuyện gì?
- Ban quản trị vừa mới được bầu đang có những trăn trở trong việc đổi mới sản xuất. Tôi cứ lo nhỡ các anh không vừa ý với những việc làm của họ mà dội cho nó một gáo nước sôi thì coi như dã tràng xe cát. Nhưng bây giờ thì tôi yên tâm rồi.
- Cô nghĩ thế à?
- Tôi nghĩ thế không đúng hay sao?
- Biết đâu cô chẳng mừng hụt.
Chi cười:
- Thì cứ mừng được chút nào hay chút ấy vậy. Tôi nói vui vậy thôi chứ tôi mừng thật sự khi thấy hai anh không phê phán gay gắt những việc làm của chúng tôi như đồng chí Bao.
Ông Sắc bảo:
- Việc đổi mới tư duy trong sản xuất để nâng cao mức sống xã viên và tích luỹ cho tập thể của Ban quản trị Hợp tác xã Gia Đạo là rất đáng khuyến khích. Một Ban quản trị năng động và sáng tạo gây cho tôi một ấn tượng rất tốt. Tuy nhiên cũng cần đề phòng quá say sưa với việc đổi mới mà quên mất những nguyên tắc cơ bản của tập thể hóa, dễ dẫn đến những lệch lạc đáng tiếc.
Ông Ẩn hỏi đột ngột:
- Này, cái cô phó chủ nhiệm tên là gì ấy nhỉ?
Chi đáp:
- Bích ạ.
Ông Ẩn:
- Cô ấy sẽ tiến xa đấy. Ăn nói lưu loát, sắc sảo. Tư duy cũng rất chặt chẽ, rành mạch. Có chuyện này tôi định hỏi mà suýt quên. Có phải bà con nông dân Gia Đạo cả năm không được ăn thịt lợn lần nào không?
- Anh hỏi tôi mới nhớ ra. Khi nghe anh Dậu bảo cả năm mới được miếng thịt lợn Hợp tác xã chia cho, tôi thấy khuôn mặt anh buồn hẳn đi. Đúng như vậy đấy anh ạ. Mỗi năm Hợp tác chỉ mổ mấy con lợn vào dịp Tết để chia cho bà con. Còn lại chỉ có năm, bảy nhà gì đó thỉnh thoảng có người trong nhà đau ốm mới lấy mấy cân thóc đưa ra chợ bán chui bán lủi, rồi cũng mua chui mua lủi miếng thịt lợn bằng mấy ngón tay đem về bồi dưỡng cho người ốm. Tôi nhớ một lần đồng chí bí thư tỉnh ủy đưa mẹ của anh Tế hiện đang là phó chủ nhiệm từ thị xã về nhà, chả là bà ấy giận con dâu nên bỏ đi ăn xin, gặp đồng chí bí thư tỉnh ủy. Khi xe về đến cái chợ xép đầu làng, đồng chí bí thư bảo vào xem có gì mua về cho các con anh Tế. Lòng vòng hỏi khắp chợ mới được người ta rỉ tai cho biết có cô bán thịt lợn đang vờ ngồi bán dây khoai lang cho lợn. Anh Kim mua một cân đem vào biếu mẹ anh Tế. Đến bữa cơm dọn ra, nhìn những đôi mắt mấy đứa con anh Tế nhìn chằm chằm vào đĩa thịt lợn kho, nước mắt tôi chỉ chực trào ra.
- Có lẽ có một cái gì đó chưa ổn trong việc giải quyết nguồn thực phẩm cho người nông dân - Ông Sắc nói.
- Đúng thế đấy ạ. Người nông dân chỉ biết chăn nuôi để cung cấp cho Nhà nước. Không đạt chỉ tiêu thì bị phạt. Lợn mình nuôi nhưng lại không được mổ thịt, hai anh có thấy vô lí không. Nhân nói chuyện mình nuôi lợn nhưng không được mổ thịt, tôi kể cho hai anh nghe chuyện này xảy ra ngay tại Gia Đạo. Các anh có nhớ bác Cẩm, phó chủ nhiệm không. Lần ấy nhà bác Cẩm sang cát cho bố. Anh bác Cẩm là ông Mẫn làm đơn xin Hợp tác xã mổ lợn để làm cỗ. Ban quản trị bảo lên xin phép xã, xã lại đẩy về cho Ban quản trị. Cuối cùng chẳng ai chịu duyệt đơn. Thế là hai anh em bác Cẩm chờ làng xóm ngủ hết bắt lợn mổ trộm. Trước đó có một người đã làm như vậy bị Hợp tác phạt một tạ thóc. Biết vậy nên anh em ông Cẩm mời cả Ban quản trị đến ăn cỗ. Chờ ăn xong, ông Mẫn mới thú thật là tối qua nhà mình mổ trộm lợn. Nhỡ đã ăn cỗ nhà người ta rồi nên Ban quản trị chẳng hề nhắc đến chuyện phạt tội mổ trộm lợn của anh em bác Cẩm.
Ông Ẩn cười:
- Nghe cứ như chuyện tiếu lâm ấy nhỉ.
Nhận thấy thái độ ông Ẩn vui vẻ, Chi hỏi:
- Chưa nghe anh kết luận thế nào về buổi làm việc với Hợp tác xã Gia Đạo?
- Chúng tôi về trao đổi với nhau rồi có ý kiến sau - Ông Ẩn nói.
- Mong mọi việc tốt lành.
- Tôi cũng không nói trước được có tốt lành hay không.
Nói xong ông Ẩn ngửa người ra ghế xe thả những suy tưởng của mình vào cõi mông lung.
- Chào các đồng chí. Tôi là Ẩn, còn đây là đồng chí Sắc. Chắc các đồng chí chờ chúng tôi lâu lắm rồi phải không?
Thanh bỗng thấy có cảm tình ngay với tác phong tự nhiên, cởi mở của ông Ẩn. Bắt tay ông Ẩn xong, Thanh cũng tự giới thiệu:
- Tôi xin tự giới thiệu. Tôi là Thanh, chủ tịch huyện. Còn kia là đồng chí Chi, tỉnh ủy viên, bí thư huyện ủy. Xin mời hai đồng chí vào phòng khách uống nước.
Trên đường vào phòng khách, ông Ẩn hỏi:
- Anh Kim báo cho các đồng chí biết hôm nay chúng tôi xuống làm việc rồi phải không?
Chi đáp:
- Vâng.
Ông Ẩn cười hỏi đùa:
- Có bày cho cách đối phó không?
Chi cười đáp lại:
- Có chuyện gì đâu mà bí thư tỉnh ủy phải bày cho cách đối phó ạ.
- Tôi hỏi đùa cho vui vậy thôi chứ thế nào ông Kim chẳng trao đổi trước với các đồng chí nội dung chúng tôi xuống làm việc hôm nay.
Chi thừa nhận:
- Chuyện ấy thì có. Nếu không thì làm sao chúng tôi biết các đồng chí xuống làm gì để chuẩn bị trước ạ.
Trong lúc Thanh rót nước, ông Ẩn hỏi:
- Bà con đã bán hết khoai tây chưa?
Thanh đáp:
- Báo cáo đồng chí đã bán hết rồi ạ.
- Nhà bán nhiều nhất được bao nhiêu tiền? – Ông Sắc hỏi.
Thanh đáp:
- Việc này chúng tôi chưa nắm được, nhưng chắc chắn chẳng được bao nhiêu. Nhà nào bán nhiều nhất cũng chỉ khoảng ba tạ. Giá bán cũng thất thường. Có người bán hai hào một cân, người thì bán một hào rưỡi, một hào tám, tùy theo khoai tốt hay xấu.
Ông Ẩn nhẩm tính:
- Cứ tính bình quân một hào tám đi thì một tạ cũng được mười tám đồng. Cũng nhiều đấy nhỉ. Hợp tác xã thu về cho mình được nhiều ít?
Chi đáp:
- Để bà con thoát vụ đói giáp hạt nên Hợp tác xã không thu thêm bất kỳ một khoản nào ngoài công cày bừa, phân bón và thủy lợi. Công chăm bón suốt vụ thì đã khoán cho các tổ, các nhóm cả rồi nên Hợp tác không thu công chăm sóc.
Ông Ẩn hỏi:
- Như vậy là Hợp tác xã không có tích luỹ?
- Vụ xen canh vừa rồi chúng tôi coi đó như một biện pháp tình thế để cứu đói vụ giáp hạt nên không để cho Hợp tác thu tỉ lệ hoa lợi làm được của bà con. Nếu sau này tiếp tục làm vụ xen canh, chúng tôi sẽ tính toán chu đáo giữa lợi ích của Hợp tác và của xã viên như đã làm với hai vụ lúa từ trước đến nay.
Thanh đứng lên:
- Xin lỗi. Các đồng chí làm việc với đồng chí bí thư huyện ủy. Tôi xin phép đi một lát rồi quay lại ngay.
Ông Ẩn đoán biết Thanh đi đâu nên đưa tay ngăn lại:
- Nếu đồng chí định đi báo làm cơm trưa thì thôi nhé. Chúng tôi sẽ làm việc với các đồng chí mấy phút rồi cùng các đồng chí xuống Hợp tác xã Gia Đạo. Làm việc xong, chúng tôi về ngay vì chiều nay tôi có công việc phải về Hà Nội.
Chi bảo:
- Các đồng chí vội gì mà không ăn với chúng tôi một bữa cơm. Xuống Gia Đạo làm việc xong quay về đây ăn cơm rồi về. Đường nào thì cũng đã nhỡ bữa.
- Đồng chí bí thư huyện ủy của chúng tôi nói đúng đấy. Làm việc xong ở Gia Đạo, đường nào hai đồng chí cũng về qua đây. Chúng tôi mời hai đồng chí dừng lại dùng bữa rồi về.
Ông Ẩn nhìn đồng hồ rồi bảo:
- Nếu vậy, các đồng chí báo cho chúng tôi ba suất cơm tập thể, kể cả đồng chí lái xe. Nếu làm khác đi là chúng tôi bỏ cơm ra về đấy.
Thanh cười:
- Vậy thì tôi cũng xin nói trước. Tập thể chúng tôi tăng gia gà nhiều lắm. Ngoài thức ăn của bếp, chúng tôi mời các đồng chí ăn thử gà chúng tôi tăng gia xem có khác gà mua ở chợ không.
Ông Sắc cười:
- Nếu đúng là gà tăng gia thì chúng tôi chẳng dại gì mà từ chối.
Chi nhìn ông Ẩn. Xem ra con người này cũng không đến nỗi khô cứng như ông Bao. Thầm nhận xét xong, Chi nói:
- Nông dân chúng tôi quý nhất là thật lòng. Đã thật lòng với nhau thì một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Ông Ẩn cười ý nhị:
- Cũng còn phải xem lệch thế nào mới nói có kê bằng được hay không.
Chi cũng không vừa:
- Tôi nói thật lòng mà đồng chí lại nghĩ tôi nói bóng nói gió. Hôm trước đồng chí Bao về đây quy chụp cho lãnh đạo huyện chúng tôi hàng trăm tội. Chúng tôi cũng thẳng thắn nói với đồng chí ấy, chúng tôi có cái tội to nhất là mong muốn cho dân được no nên đã làm một số việc vượt ra ngoài khuôn khổ. Nếu cấp trên thấy những việc làm ấy là sai trái mà ra lệnh cấm thì chúng tôi xin chấp hành. Sau đó chúng tôi xin lỗi bà con nông dân và cũng xin bà con cho chúng tôi từ chức vì chẳng làm gì được cho họ.
Ông Ẩn nói với ông Sắc:
- Chúng mình bị bí thư huyện ủy Tam Bình đánh một đòn phủ đầu rồi ông Sắc ạ. Không khéo phải rút lui thôi.
Ông Sắc hỏi đùa:
- Anh định bỏ bữa thịt gà tăng gia hay sao?
- Thì cũng bỏ của chạy lấy người chứ biết làm sao bây giờ.
Không khí trở nên cởi mở sau những câu nói đùa.
Chi nói theo đà:
- Các đồng chí bảo chúng tôi đánh phủ đầu nghe nặng nề quá. Thực ra sau khi đồng chí Bao làm việc với chúng tôi ra về, chúng tôi đoán thế nào các đồng chí cũng xuống kiểm tra lại những điều đồng chí Bao báo cáo cũng như kiểm tra nội dung tố cáo của một phần tử bất mãn nào đó trong nội bộ chúng tôi đã gửi cho các đồng chí. Về lá thư tố cáo, chúng tôi không quan tâm vì biết đó chỉ là những lời vu khống có ác ý. Riêng những điều đồng chí Bao chất vấn, thường vụ huyện ủy chúng tôi đã ngồi lại với nhau rà soát lại một cách nghiêm túc, xem việc chỉ đạo của huyện ủy cũng như lãnh đạo xã Đạo Thắng và Hợp tác xã Gia Đạo sai, đúng ở chỗ nào. Cuối cùng chúng tôi vẫn chưa nhận ra mình thiếu sót ở chỗ nào.
Ông Ẩn trở về với thái độ nghiêm túc:
- Sai đúng chỗ nào, chúng ta sẽ nói với nhau sau. Hôm nay tôi và đồng chí Sắc xuống làm việc với các đồng chí ba vấn đề. Thứ nhất là chủ trương cho giải tán trại lợn tập thể chuyển về cho đội sản xuất. Thứ hai là lấy ruộng Hợp tác chia cho hộ xã viên để khoán lợn. Cuối cùng là quyết định hủy bỏ kết quả bầu Ban quản trị. Tôi đồng ý là không xem xét đơn thư tố cáo, mặc dù những lời tố cáo đó có nhiều điểm trùng hợp với những vấn đề chúng tôi làm việc với các đồng chí hôm nay.
- Chúng tôi xin giải trình với các đồng chí hai vấn đề đầu. Riêng vấn đề quyết định hủy bỏ kết quả bầu Ban quản trị, chúng tôi muốn các đồng chí xuống hỏi trực tiếp người dân Gia Đạo chắc sẽ rõ đúng sai chỗ nào. Nhân đây tôi cũng xin báo cáo để các đồng chí biết. Nhà trẻ và mẫu giáo của Hợp tác xã Gia Đạo bao nhiêu năm nay để xập xệ như ngôi nhà hoang, không ai dám gửi con mình để đi làm đồng. Hiện nay Ban quản trị mới được bầu đã làm lại nhà trẻ và mẫu giáo tương đối khang trang. Tuyển thêm bốn cô nuôi dạy trẻ trong chi đoàn thanh niên và định suất ăn hàng ngày cho các cháu một cách rõ ràng. Bà con xã viên hết sức phấn khởi, đua nhau đưa con đến gửi.
Ông Ẩn xem đồng hồ rồi bảo Chi:
- Thế này nhé. Bây giờ ngồi đây nghe các đồng chí báo cáo, lát nữa xuống Gia Đạo lại nghe báo cáo giống như các đồng chí thì lãng phí thời gian quá. Có khi đồng chí bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện cùng đi với chúng tôi xuống Gia Đạo rồi ta làm việc luôn một thể.
Chi thấy hợp lí nên lên xe đi cùng ông Ẩn xuống Gia Đạo. Thanh lấy lí do bận công việc nên ở lại cơ quan.
Ban quản trị Gia Đạo đang họp thấy Chi xuống chạy ùa ra đón. Khi thấy trong xe còn hai người lạ mặt thì mọi người chững lại. Chờ ông Ẩn và ông Sắc xuống khỏi xe, Chi giới thiệu:
- Tôi xin giới thiệu với mọi người. Đây là đồng chí Ẩn và đồng chí Sắc, phái viên của Ban bí thư Trung ương đang công tác ở tỉnh ta xuống thăm và làm việc với Hợp tác xã. Đồng chí Ẩn là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, phó Ban nông nghiệp Trung ương. Tôi cũng xin giới thiệu với hai đồng chí, đây là Ban quản trị của Hợp tác xã Gia Đạo. Đồng chí Dậu là chủ nhiệm Hợp tác xã.
Ông Ẩn và ông Sắc lần lượt bắt tay mọi người, nói vui vẻ:
- Chúng tôi về công tác ở tỉnh ta đã lâu. Nhưng ngoài Phước Vĩnh ra, chúng tôi còn làm việc với Phú Thịnh nên không có thời gian đi hết các nơi trong tỉnh. Hôm nay mới xuống được huyện Tam Bình và Hợp tác xã của các đồng chí. Các đồng chí đang họp à?
Dậu đáp:
- Vâng. Xin mời hai bác và bí thư vào uống nước. Phòng khách, phòng họp chúng tôi chỉ là một nên hai bác thông cảm.
Mọi người đi vào nhà. Chi cố ý đi lùi lại mấy bước cùng với Dậu.
- Đang họp à? – Chi hỏi.
- Vâng. Chúng tôi đang bàn nốt việc khoán lợn cho hộ xã viên.
- Xong chưa?
- Mới tìm được lối ra chứ chưa tính toán cụ thể tiêu chuẩn khoán như thế nào. Sao xuống muộn thế chị?
- Làm việc sơ bộ ở huyện xong mới xuống đây.
Dậu lo lắng hỏi:
- Có căng thẳng lắm không?
- Thái độ của hai ông này rất đúng mực. Nếu có hỏi gì cứ bình tĩnh mà trình bày.
Dậu cười:
- Cựu chiến sĩ đánh đồi A1 ở Điện Biên Phủ, chị khỏi phải lo.
Sau khi Dậu giới thiệu ban quản trị, ông Ẩn hỏi:
- Tôi nghe nói các đồng chí làm lại nhà trẻ và mẫu giáo, làm đã xong chưa?
Dậu đáp:
- Phá đi để làm mới hoàn toàn chắc phải chờ đến khi nào Hợp tác xã làm ăn khấm khá mới làm được bác ạ. Hiện tại chúng tôi chỉ sửa chữa lại cho chắc chắn, sạch sẽ. Đóng thêm bàn ghế, cũi, giường nằm cho các cháu. Tăng cường thêm các cô nuôi dạy trẻ. Định mức ăn uống hàng ngày cho các cháu và giao cho một phó chủ nhiệm là cháu Bích theo dõi sát sao hàng ngày. Có điều này chắc làm cho hai bác hết sức bất ngờ. Đó là việc bà con xã viên hàng ngày tự giác thay nhau ra làm không yêu cầu Hợp tác xã tính công. Tre pheo, gỗ lạt cũng đều của bà con đóng góp. Hợp tác chỉ có mua ngói để lợp thay cho tranh lá mía. Điều ngạc nhiên nhất là có anh Ngọ vốn là phó chủ nhiệm trước đây có nhiều tai tiếng trong bà con xã viên, vừa rồi cũng đưa mấy tấm gỗ xoan dành để đóng giường đem ra tặng các cháu.
Chi nối tiếp lời Dậu:
- Có lẽ đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ bà con rất tín nhiệm và tin tưởng ở Ban lãnh đạo mới của Hợp tác xã.
Ông Ẩn cười nói với ông Sắc:
- Bí thư huyện ủy Tam Bình lại ra đòn tiếp đối với chúng mình rồi ông Sắc ạ.
Ông Sắc hưởng ứng:
- Nói một câu giải quyết được một chuyện thì anh và tôi thua là cái chắc.
Chi cười:
- Tôi nói hoàn toàn vô tình mà các anh lại uốn cong theo cách nghĩ của các anh. Nếu bà con không tín nhiệm, tin tưởng vào Ban quản trị mới thì việc gì có chuyện họ tự nguyện lao động không lấy công điểm, lại còn ủng hộ vật liệu để sửa sang nhà trẻ?
Tế ngơ ngác không hiểu những lời đối đáp qua lại giữa Chi và ông Ẩn hàm chứa chuyện gì nên hỏi:
- Có chuyện gì thế ạ?
Chi nói luôn:
- Có kẻ nào đó tố cáo với các đồng chí phái viên là bà con xã viên rất tín nhiệm Ban quản trị trước đây nên trong lần bầu Ban quản trị đầu tiên họ được bầu lại. Nhưng đảng ủy thấy bầu không đúng ý mình nên ra quyết định không công nhận và cho tổ chức bầu lại khiến bà con xã viên rất bất bình. Lần này về Gia Đạo các đồng chí phái viên muốn kiểm tra thực hư thế nào. Vừa rồi các anh kể chuyện bà con tham gia lao động không đòi công điểm, lại còn ủng hộ vật liệu để sửa nhà trẻ, tôi bảo việc ấy chứng tỏ bà con rất tín nhiệm và tin tưởng vào Ban quản trị mới. Hai đồng chí phái viên nghĩ là tôi thanh minh hộ Ban quản trị mới của Gia Đạo.
Bà Bắc tỏ vẻ bực bõ:
- Các bác tin vào những kẻ thối mồm làm gì. Không nói nhưng chúng tôi cũng biết kẻ tố cáo là ai. Chẳng qua không ăn được nên muốn đạp đổ đấy mà.
Bích cũng tỏ ra bực tức:
- Bản thân cháu tham gia Ban quản trị Hợp tác xã chẳng phải tham quyền cố vị hay tham lam lợi lộc gì đâu hai bác ạ. Chẳng qua cháu muốn đóng góp một phần sức lực của mình vào việc xây dựng Hợp tác xã trong giai đoạn đang gặp rất nhiều khó khăn, có thế thôi.
Ông Ẩn xua tay:
- Việc bầu bán Ban quản trị như vậy đã rõ. Không nhắc lại nữa nhé. Bây giờ ta bắt đầu bàn những việc khác được chưa?
Chi đáp thay cho Ban quản trị:
- Trước khi vào làm việc, tôi xin phép có mấy lời. Hôm nay các đồng chí phái viên về thăm và làm việc với Hợp tác xã của các đồng chí. Có vấn đề gì các đồng chí ấy cần hỏi, tôi đề nghị các đồng chí cứ trình bày một cách thẳng thắn. Nếu có kiến nghị gì về việc điều hành Hợp tác xã, các đồng chí cũng mạnh dạn đề nghị để trên nghiên cứu. Việc làm nào các đồng chí coi là thiếu sót thì tự giác nhận để khắc phục, sửa chữa.
Sau khi nghe báo cáo về cơ sở vật chất của Gia Đạo, ông Sắc hỏi:
- Các đồng chí có thể chỉ rõ nguyên nhân vì sao cơ sở vật chất như vậy mà Hợp tác xã không khá lên được không? Vì sao có vấn đề năm nào cũng thiếu đói giữa hai vụ giáp hạt?
Dậu mạnh dạn đáp:
- Chuyện rõ như ban ngày, chỉ có điều có dám nhìn nhận nó hay không thôi.
- Nếu đúng thì làm sao mà không dám nhìn nhận - Ông Ẩn hỏi.
- Khó lắm bác ạ.
- Sao thế?
- Cái đúng cái sai bây giờ cũng thật khó nói. Tôi nói ra hai bác đừng cho tôi là mất lập trường. Cái tưởng là đúng thì nó lại làm nghèo Hợp tác xã. Ngược lại cái tưởng là sai thì lại làm cho đời sống nông dân khấm khá lên.
Ông Cẩm nói chen vào:
- Anh Dậu nói đúng đấy hai bác ạ. Chẳng ai nói đường lối đưa bà con nông dân vào làm ăn tập thể là sai. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì lại có nhiều điều chưa trúng cái ý của người nông dân. Nói tỉ dụ do coi tất cả là của chung tất nên người nông dân chúng tôi chẳng còn gì ngoài ngôi nhà và mấy cái thúng cái mẹt và mấy cái nồi nấu cơm. Ngay cả con người mình cũng gần như biến thành của chung. Muốn làm cái gì khác đi cũng không được. Làm tốt không ai biết, làm xấu chẳng ai hay. Đi đến chỗ làm cho qua ngày đoạn tháng. Hai bác bảo làm sao mà không nghèo, không đói.
Ông Ẩn bảo:
- Đây chẳng qua là vận dụng sai chứ không phải do chủ trương, chính sách sai.
- Chúng tôi cũng không nghĩ chủ trương chính sách là sai nhưng nó hẹp và bó chặt quá - Dậu nói - Muốn nghĩ, muốn làm một việc gì đó khác đi thì vấp phải những điều cấm kỵ. Còn như bác bảo vận dụng sai. Có được phép vận dụng gì ngoài những điều quy định mà bác bảo vận dụng sai ạ.
Ông Sắc thấy nếu để rơi vào cái trận đồ cơ chế thì không biết khi nào gỡ cho ra nên đề nghị:
- Việc này có gì nói sau. Vì thì giờ eo hẹp nên đồng chí báo cáo nốt tình hình hiện nay của Hợp tác xã, trong đó có việc khoán lợn cho đội sản xuất và hộ xã viên.
Dậu cũng muốn nói rõ những việc làm của Ban quản trị để xem thái độ của hai ông phái viên này xử sự thế nào:
- Vâng, tôi xin báo cáo tiếp. Sau khi được bà con tín nhiệm bầu vào Ban quản trị, chúng tôi đã lên một kế hoạch củng cố lại Hợp tác xã. Việc gì làm được trước khi bắt tay vào làm vụ chiêm, chúng tôi làm ngay. Song song với việc làm nhà trẻ đã báo cáo là sắp xếp lại chăn nuôi. Chuyển trại lợn tập thể của hợp tác về khoán cho đội. Nguyên nhân của việc làm này là trại lợn của tập thể trước đây không năm nào đạt chỉ tiêu cân cho Nhà nước. Về hình thức, trại lợn làm rất đúng với sự hướng dẫn của trên. Xây chuồng trại, cắt đất trồng rau. Cử tổ chăn nuôi chuyên trách, có tổ trưởng, tổ phó đàng hoàng. Nhưng tất cả chỉ là hình thức. Thực chất tổ chăn nuôi chuyên trách chỉ là những người làm thuê cho Hợp tác xã. Lợn tăng trọng không được chủ khen, hao hụt không bị chủ phạt. Trước ngày bầu lại Ban quản trị lần hai, ông Chủ nhiệm cũ viết cái phiếu cho ra chuồng lợn chọn sáu con béo nhất đưa về vật ra mổ thịt gọi là chia cho bà con ăn liên hoan mừng ngày bầu Ban quản trị. Mấy cán bộ Ban quản trị cũ cùng với chủ tịch xã chén chú chén anh với nhau lòng bề, tiết canh đến tận nửa đêm nhưng tổ chăn nuôi chuyên trách chẳng được xơ múi gì ngoài phần thịt chia cho gia đình.
Ông Ẩn giật mình:
- Có cả chuyện đó kia à?
- Vâng. Nghe tiếng lợn kêu, tôi và đồng chí bí thư chi bộ đi ra sân kho xem thử có chuyện gì thì đã thấy sáu con lợn bị chọc tiết xong đang nằm chờ cạo lông. Khi chúng tôi bảo làm như vậy là xâm phạm vào tài sản của tập thể thì họ mỉa chúng tôi là nếu không nhận tiêu chuẩn thịt lợn của Hợp tác chia thì báo trước để họ không phải chia phần cho gia đình tôi và đồng chí bí thư chi bộ.
Ông Ẩn tỏ ra bức bối:
- Bà con xã viên có ý kiến gì về việc này không?
Dậu cười méo mó:
- Nói ra hai bác đừng cười. Cả năm mới có miếng thịt lợn Hợp tác chia cho để ăn thì mừng quá chứ còn nói gì nữa ạ.
Ông Ẩn ngồi lặng yên. Trên khuôn mặt hiện lên nỗi buồn băn khoăn. Lát sau ông nói:
- Tôi hơi bị bất ngờ về chuyện vừa rồi. Bây giờ tôi muốn nghe cụ thể về việc lấy đất tập thể khoán cho hộ xã viên nuôi lợn. Theo tôi đây là một việc làm mạo hiểm và có rất nhiều yếu tố rủi ro. Không biết lãnh đạo Hợp tác xã nghĩ gì trước khi quyết định làm chuyện này?
Dậu nói:
- Chúng tôi đã bàn rất kỹ việc này. Thực ra đây là đề xuất của một số bà con xã viên. Vì nhận thấy lợi ích to lớn của việc khoán lợn cho hộ nên sau khi bàn kỹ, chúng tôi quyết định ngoài việc khoán lợn cho đội, sẽ cho khoán đến cả hộ xã viên.
Ông Ẩn:
- Tôi muốn nghe cụ thể.
- Việc này chúng tôi đã giao cho cháu Bích tính toán. Vậy để cháu Bích trình bày cụ thể để hai bác nghe.
Lần đầu tiên trong đời, Bích được tiếp xúc với những người lãnh đạo cấp Trung ương nên khi nghe Dậu bảo mình báo cáo, Bích tỏ vẻ lo lắng, sợ sệt. Cô lúng túng hết xoay cuốn sổ trong tay lại cầm ngòi bút máy đưa lên miệng cắn. Ông Sắc tinh ý nhận ra vẻ lúng túng của Bích nên nói đùa để Bích lấy lại bình tĩnh:
- Cháu cứ bình tĩnh trình bày cho hai bác nghe, không việc gì phải lo lắng cả. Đến máy bay Mỹ mà cháu chưa sợ thì việc gì mà phải sợ hai bác. Hay là cứ coi bác và bác Ẩn như hai chiếc máy bay của Mỹ đi. Cháu cứ nhắm bắn thả sức.
Không ngờ câu nói đùa của ông Sắc khiến Bích đã dần dần lấy lại sự tự tin. Bích đứng lên vân vê cuốn sổ trong tay nói nhưng giọng vẫn còn run run:
- Cháu xin trình bày cụ thể để hai bác nắm được. Theo dự kiến của Ban quản trị, mỗi hộ xã viên được nhận mười thước ruộng để sản xuất thức ăn cho lợn, ba mươi đồng để mua giống và bốn chục công lao động một năm. Hộ xã viên một năm phải nộp lại cho Hợp tác xã 40 cân lợn hơi, 4 tạ phân chuồng. Làm một phép tính so sánh sẽ thấy. Hợp tác xã có 230 hộ. Nếu mỗi hộ được chia cho mười thước đất sản xuất thức ăn cho lợn thì mất tất cả là 16 mẫu, tức năm héc-ta rưỡi. Nếu năng suất lúa đạt mức lí tưởng bốn tấn rưỡi một héc-ta hai vụ thì sẽ thu về được 24 tấn thóc. Nhưng nếu chuyển số diện tích trên qua khoán cho 230 hộ nuôi lợn thì sẽ thu về hơn 9 tấn lợn hơi và gần một trăm tấn phân chuồng. Tính giá trị giữa 24 tấn thóc và hơn 9 tấn thịt lợn hơi, 100 tấn phân chuồng thì rõ ràng việc lấy đất khoán cho xã viên nuôi lợn có lợi hơn rất nhiều so với trồng lúa.
Ông Ẩn và ông Sắc đưa mắt nhìn nhau. Cả hai đều không còn tin ở tai mình nữa. Ông Sắc hỏi:
- Cháu tính chính xác chứ?
- Thưa bác, cháu đã tính đi tính lại nhiều lần rồi ạ. Vừa rồi cháu đang định báo cáo cho Ban quản trị nghe tính toán của cháu thì hai bác và cô Chi đến.
Dậu nói thêm:
- Báo cáo với hai bác, việc chuyển trại lợn tập thể về khoán cho đội sản xuất cũng như lấy đất khoán cho hộ xã viên đang là dự kiến trong bước đi của Hợp tác xã. Chúng tôi còn phải thông qua xã viên để lấy ý kiến trước khi thực hiện.
Ông Ẩn vẫn còn phân vân điều gì đó nên lát sau ông hỏi:
- Tôi hỏi câu này. Nếu sau này nhiều hộ xã viên không nuôi lợn cho Hợp tác nữa, liệu có thu hồi đất về cho Hợp tác được không hay dân lấy một lí do nào đó rồi chiếm luôn. Sở dĩ tôi hỏi điều này vì có một số Hợp tác xã cho xã viên mượn đất trồng màu, đến khi thu hoạch màu xong lại tiếp tục trồng cây khác chứ không trả đất lại cho Hợp tác.
Dậu trả lời giọng dứt khoát:
- Dù thực hiện khoán cho đội hay xã viên, chúng tôi sẽ có những quy định chặt chẽ để ràng buộc nhau. Bác không lo.
Ông Ẩn ngồi gõ gõ mấy ngón tay xuống bàn không nói gì. Chi và mọi người nhìn vào mấy ngón tay gõ đều đều trong một tâm trạng lo lắng.
Buổi làm việc với Ban quản trị Gia Đạo kéo dài đến gần một giờ chiều. Trên đường trở về cơ quan huyện Tam Bình, Chi nói:
- Chắc các anh được một bữa đói nhớ đời phải không? Riêng tôi thấy đói quá. Chưa khi nào tôi ăn trưa vào một giờ chiều như hôm nay.
Ông Sắc:
- Hôm nay nghe được nhiều điều ở Hợp tác xã Gia Đạo thấy hay quá nên cũng quên cả đói.
- Anh thấy hay, còn tôi cứ như ngồi trên đống lửa.
Ông Ẩn hỏi:
- Vì chuyện gì?
- Ban quản trị vừa mới được bầu đang có những trăn trở trong việc đổi mới sản xuất. Tôi cứ lo nhỡ các anh không vừa ý với những việc làm của họ mà dội cho nó một gáo nước sôi thì coi như dã tràng xe cát. Nhưng bây giờ thì tôi yên tâm rồi.
- Cô nghĩ thế à?
- Tôi nghĩ thế không đúng hay sao?
- Biết đâu cô chẳng mừng hụt.
Chi cười:
- Thì cứ mừng được chút nào hay chút ấy vậy. Tôi nói vui vậy thôi chứ tôi mừng thật sự khi thấy hai anh không phê phán gay gắt những việc làm của chúng tôi như đồng chí Bao.
Ông Sắc bảo:
- Việc đổi mới tư duy trong sản xuất để nâng cao mức sống xã viên và tích luỹ cho tập thể của Ban quản trị Hợp tác xã Gia Đạo là rất đáng khuyến khích. Một Ban quản trị năng động và sáng tạo gây cho tôi một ấn tượng rất tốt. Tuy nhiên cũng cần đề phòng quá say sưa với việc đổi mới mà quên mất những nguyên tắc cơ bản của tập thể hóa, dễ dẫn đến những lệch lạc đáng tiếc.
Ông Ẩn hỏi đột ngột:
- Này, cái cô phó chủ nhiệm tên là gì ấy nhỉ?
Chi đáp:
- Bích ạ.
Ông Ẩn:
- Cô ấy sẽ tiến xa đấy. Ăn nói lưu loát, sắc sảo. Tư duy cũng rất chặt chẽ, rành mạch. Có chuyện này tôi định hỏi mà suýt quên. Có phải bà con nông dân Gia Đạo cả năm không được ăn thịt lợn lần nào không?
- Anh hỏi tôi mới nhớ ra. Khi nghe anh Dậu bảo cả năm mới được miếng thịt lợn Hợp tác xã chia cho, tôi thấy khuôn mặt anh buồn hẳn đi. Đúng như vậy đấy anh ạ. Mỗi năm Hợp tác chỉ mổ mấy con lợn vào dịp Tết để chia cho bà con. Còn lại chỉ có năm, bảy nhà gì đó thỉnh thoảng có người trong nhà đau ốm mới lấy mấy cân thóc đưa ra chợ bán chui bán lủi, rồi cũng mua chui mua lủi miếng thịt lợn bằng mấy ngón tay đem về bồi dưỡng cho người ốm. Tôi nhớ một lần đồng chí bí thư tỉnh ủy đưa mẹ của anh Tế hiện đang là phó chủ nhiệm từ thị xã về nhà, chả là bà ấy giận con dâu nên bỏ đi ăn xin, gặp đồng chí bí thư tỉnh ủy. Khi xe về đến cái chợ xép đầu làng, đồng chí bí thư bảo vào xem có gì mua về cho các con anh Tế. Lòng vòng hỏi khắp chợ mới được người ta rỉ tai cho biết có cô bán thịt lợn đang vờ ngồi bán dây khoai lang cho lợn. Anh Kim mua một cân đem vào biếu mẹ anh Tế. Đến bữa cơm dọn ra, nhìn những đôi mắt mấy đứa con anh Tế nhìn chằm chằm vào đĩa thịt lợn kho, nước mắt tôi chỉ chực trào ra.
- Có lẽ có một cái gì đó chưa ổn trong việc giải quyết nguồn thực phẩm cho người nông dân - Ông Sắc nói.
- Đúng thế đấy ạ. Người nông dân chỉ biết chăn nuôi để cung cấp cho Nhà nước. Không đạt chỉ tiêu thì bị phạt. Lợn mình nuôi nhưng lại không được mổ thịt, hai anh có thấy vô lí không. Nhân nói chuyện mình nuôi lợn nhưng không được mổ thịt, tôi kể cho hai anh nghe chuyện này xảy ra ngay tại Gia Đạo. Các anh có nhớ bác Cẩm, phó chủ nhiệm không. Lần ấy nhà bác Cẩm sang cát cho bố. Anh bác Cẩm là ông Mẫn làm đơn xin Hợp tác xã mổ lợn để làm cỗ. Ban quản trị bảo lên xin phép xã, xã lại đẩy về cho Ban quản trị. Cuối cùng chẳng ai chịu duyệt đơn. Thế là hai anh em bác Cẩm chờ làng xóm ngủ hết bắt lợn mổ trộm. Trước đó có một người đã làm như vậy bị Hợp tác phạt một tạ thóc. Biết vậy nên anh em ông Cẩm mời cả Ban quản trị đến ăn cỗ. Chờ ăn xong, ông Mẫn mới thú thật là tối qua nhà mình mổ trộm lợn. Nhỡ đã ăn cỗ nhà người ta rồi nên Ban quản trị chẳng hề nhắc đến chuyện phạt tội mổ trộm lợn của anh em bác Cẩm.
Ông Ẩn cười:
- Nghe cứ như chuyện tiếu lâm ấy nhỉ.
Nhận thấy thái độ ông Ẩn vui vẻ, Chi hỏi:
- Chưa nghe anh kết luận thế nào về buổi làm việc với Hợp tác xã Gia Đạo?
- Chúng tôi về trao đổi với nhau rồi có ý kiến sau - Ông Ẩn nói.
- Mong mọi việc tốt lành.
- Tôi cũng không nói trước được có tốt lành hay không.
Nói xong ông Ẩn ngửa người ra ghế xe thả những suy tưởng của mình vào cõi mông lung.
Bình luận facebook