Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 10
Yến Phi nhảy từ ngọn cây xuống, ngồi bên cạnh Lưu Dụ, cùng dựa vào một thân cây khô, nửa vầng thái dương đã chìm vào sườn núi bên bờ Dĩnh Thủy. Sau ba canh giờ gấp gáp vượt đường mà đi, họ đã nghỉ ngơi đầy đủ, hà huống đêm nay vẫn muốn bôn hành, hy vọng trước lúc trời sáng tiềm nhập thành công Biên Hoang tập.
Hai người cứ nhè đường rừng rậm rạp mà đi, đương nhiên vì sợ Khất Phục Quốc Nhân không phải đã táng mạng trong tay vị siêu cấp cao thủ kia như mong muốn, tiếp tục thả Thiên nhãn tìm kiếm hành tung của họ.
Lưu Dụ lấy ra mấy miếng lương khô chia cho Yến Phi cùng ăn, thuận miệng hỏi: "Nếu Thác Bạt Khuê lưu lại ám ký ở chỗ quy định ngoài tập, chúng ta cũng có thể không cần nhập tập".
Yến Phi hờ hững nói: "Chúng ta có thể biết điều đó rất mau mà".
Lưu Dụ miệng nhai lương khô, định nói gì lại thôi.
Yến Phi ngạc nhiên: "Huynh nghĩ gì vậy?".
Lưu Dụ hơi lúng túng nói: "Ta muốn hỏi Yến huynh thực ra là người Hán hay Tiên Ti, lại sợ có phần đường đột".
Yến Phi cười nhẹ: "Ta trước nay chưa từng phiền não vì chuyện này, cũng chưa khi nào suy nghĩ kỹ về nó. Trải qua nhiều năm các tộc dân giao hòa lẫn lộn, ở phương bắc sự phân biệt Hồ Hán càng trở nên mơ hồ, tình hình ở nam phương chắc không như vậy".
Lưu Dụ thở than: "Đích xác không như thế, tổ tiên ta sống ở Bành thành, sau đấy thiên cư tới Kinh khẩu1, có thể nói chính là người phương nam. Đối với ta, Hồ nhân mang tới chiến tranh cùng những đổi thay lớn lao, trong số họ không ít kẻ tàn bạo, tùy ý giết người cướp của, xiết bao rùng rợn. Phù Kiên có lẽ cũng không khác, nếu buộc phải làm thần tử của hắn, ta chắc chịu không thấu, nguyện chết đi còn hơn".
Yến Phi im lặng một lát rồi hỏi: "Tạ Huyền phải chăng đúng là nhân vật như trong truyền thuyết, dụng binh như thần, kiếm pháp cái thế?".
Lưu Dụ nghiêm nét mặt nói: "Tạ soái đích thực là người phi thường xuất chúng, ông ta có một loại khí chất thiên sanh đặc biệt khiến người ta cam lòng chịu sai khiến, ta tuy không có chút hảo cảm với những kẻ xuất thân đại phiệt thế tộc, nhưng ông ta lại là ngoại lệ, chỉ cần coi tác phong dùng người theo tài năng, bất luận xuất thân của ông ta cũng đủ khiến người khâm phục".
Yến Phi cười nhẹ: "Lưu huynh sùng bái ông ta quá!Hhiện giờ ta cũng hy vọng ông ta được như huynh nói, nếu không thì chẳng đủ cân lượng đối phó với Phù Kiên đâu".
Lưu Dụ cặp mắt sáng rực, phấn khích thốt ra: "Người ta hâm mộ nhất không phải là ông ta mà là Tổ Địch, người này sinh ra trong thời kỳ loạn Bát vương, sau theo Tấn thất thiên cư về phương nam, ngày ngày gà gáy trở dậy, khổ luyện kiếm pháp. Nhớ năm xưa ông ta qua sông thề Tổ Địch nếu không quét sạch Trung Nguyên, chết cũng không tái hồi Giang Đông, thủ hạ quân lính không quá ngàn người, trang bị không có gì đáng nói, tự mình chiêu mộ quân sĩ, cùng lo liệu quân phí lương tiền".
Yến Phi quay hẳn đầu lại, mục quang chớp chớp nhìn kỹ Lưu Dụ nói: "Nguyên Lưu huynh ôm tráng chí mang quân bắc phạt?".
Lưu Dụ ngượng nghịu nói: "Yến huynh xin đừng cười, trong tình huống hiện giờ, đâu đã đến lượt đệ vọng tưởng chuyện đó?".
Yến Phi ngước mắt nhìn ráng chiều đẹp rực rỡ hắt lên từ vầng thái dương đã khuất sườn non, song mục ánh lên thần sắc mơ màng thê lương, lắc đầu: "Người ta phải có mộng tưởng, còn thành hay không lại là chuyện khác".
Lưu Dụ hỏi: "Mộng tưởng của Yến huynh là gì vậy?".
Yến Phi lộ ra một nét cười khổ, tránh khỏi chủ đề chính: "Tổ Địch xác thực là người tài giỏi, thiện dụng kế dùng địch chế địch, phía bắc binh quyền vươn tới Hoàng Hà, toàn bộ đất đai phía nam Hoàng Hà đều do ông ta thâu phục. Đáng tiếc là Tấn đế Tư Mã Diệu sợ không chế áp nổi khí thế của ông ta, tìm mọi cách trói chân trói tay ông ta, khiến Tổ Địch buồn giận phát bệnh, chết tại quân doanh, tráng chí chưa kịp thực hiện".
Lưu Dụ song mục lộ thần sắc phẫn hận, trầm giọng nói: "Nếu Lưu Dụ ta có cơ hội mang quân bắc phạt, nhất định không để triều đình có cơ hội khống chế hành động của mình".
Yến Phi giơ ngón tay cái khen: "Có chí khí!".
Lưu Dụ cười khổ: "Ta hiện tại giống như người mê nói mộng, nếu lời vừa rồi truyền ra, khẳng định cái đầu này không giữ nổi".
Yến Phi hớn hở nói: "Nói vậy, Lưu huynh đã coi mỗ như bằng hữu tâm phúc rồi!".
Lưu Dụ gật đầu khẳng định: "Đương nhiên rồi, có một điều khiến mỗ không tán đồng Tạ soái, đó là ông ấy quá vì gia tộc, hết sức duy trì hoàng tộc nhà Tấn không được lòng người, chiến thắng rồi thì thế nào? Còn dung túng cho các tướng lĩnh xuất thân thế tộc cường hào thừa cơ loạn lạc đi bốn phương cướp bắt tráng đinh phụ nữ đưa về trang viện ở Giang Nam sung làm nô tỳ, đối với với đất đai thổ địa bắc Hoàng Hà, tây Đồng Quan thì coi như bỏ, không hề có quyết tâm quang phục cố thổ".
Yến Phi động dung nói: "Lưu huynh trong lòng ngầm chứa bất bình, nhất định không chịu hòa mình vào dòng nước đục. Ha! Xem ra Yến Phi ta không cứu lầm người". Lưu Dụ ngượng ngùng nói: "Ta là người thế nào Yến huynh đại khái đã rõ. Hắc! Ta nói nhiều rồi, giờ đến lượt huynh đó!".
Yến Phi thờ ơ: "Ta là kẻ không có mộng tưởng, lấy gì mà nói đây?".
Lưu Dụ nói: "Sao có thể không có mộng tưởng được? Ở tuổi hai ta, ít nhất cũng hy vọng có một cô em ngọt ngào xinh xắn chàng chàng thiếp thiếp cùng hưởng thụ cá nước vui vầy chứ".
Yến Phi thần sắc xuất hiện một nét thống khổ rồi hết ngay, như không có chuyện gì nói: "Có cơ hội chúng ta sẽ nói chuyện nghe, đến lúc lên đường rồi".
Lưu Dụ bằng cảm giác nhận thấy đối với chuyện tình cảm nam nữ Yến Phi nhất định có chuyện thương tâm, biết điều đừng có đi truy tầm căn nguyên, theo gã đứng lên tiếp tục hành trình.
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
(Thơ Đỗ Mục - Khương Hữu Dụng dịch
Nước lồng khói tỏa cát trăng pha
Thuyền đỗ sông Hoài cạnh tửu gia
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu đình hoa).
Sông Tần Hoài vốn có tên là Tàng Long phố, cũng gọi là Hoài Thủy. Tương truyền Tần Thủy Hoàng đi tuần về phía đông qua chốn này, coi trúng hình thế đẹp đẽ, do đấy mà đoán được trong lòng Hoài Hà có phương sơn địa mạch ngầm dịch chuyển, tiết ra vương khí, từ đấy mới có danh xưng sông Tần Hoài.
Triều đình đương thời thi hành chính sách cửu phẩm, làm cho chế độ môn phiệt trở nên thịnh hành, tên tuổi gia thế thành ra tiêu chuẩn tối cao xác định thân phận, thứ đặc quyền này tạo ra sự hủ hoá, ngu muội, không những theo đuổi danh lợi mà còn phục sức kỳ dị, hưởng lạc xa xỉ, chơi bời yến ẩm, cao môn tử đệ lại càng ra sức đua tranh. Lũ này sống trong một thế giới khác hẳn suốt ngày say sưa túy lúy, quốc gia hưng vong biến thành thứ hiện thực xa xăm nào đó, sùng bái thanh đàm dật nhạc, thỏa sức truy tầm thanh sắc, biến Tần Hoài thành chốn yên hoa đệ nhất thiên hạ, nơi thắng địa đầy lạc thú.
Mười dặm hai bên bờ Tần Hoài nhà thuyền san sát, chạm vẽ cầu kỳ, rèm châu buông kín, nhưng bên trong thanh sắc náo nhiệt tới sáng không dứt. Trên sông thì tàu bè qua lại như thoi đưa, hoa thuyền tấp nập. Một dải Chu Tước Hàng hai bên bờ Tần Hoài là nơi tập trung các toà thanh lâu, nổi danh nhất là Tần Hoài Lâu và Hoài Nguyệt Lâu, phân lập đối diện nam bắc đôi bờ. Hai tòa thanh lâu này không những đại biểu cho cái gọi là Tần Hoài phong nguyệt, còn đại biểu cho phương thức sinh hoạt mà các thế gia quyền quý miền Giang Tả truy cầu, chính thị lạc thú của cuộc đời.
Một chiếc tiểu thuyền từ bến thuyền tại đông viên trong tướng phủ nhập Tần Hoài, tiến tới Chu Tước kiều, coi ra đích thị thiên hạ đệ nhất danh sĩ, phong lưu tể tướng Tạ An. Sự thực là Nam Tấn đã sớm phế bỏ chế độ tể tướng, chính sự nằm trong tay trung thư giám và trung thư lệnh. Hiện thời trung thư giám là Tạ An, trung thư lệnh là Vương Thản Chi, giữa tả hữu thừa tướng không có gì phân biệt, chỉ có danh xưng là khác nhau. Hơn tám mươi năm trở lại đây, giữ chức trung thư giám đều là thế tộc theo Tấn thất nam thiên, không có ai là thế tộc bổn địa, vị trí thứ sử miền đất đế đô Dương Châu cũng không khi nào giao cho bổn địa thế tộc. Các thế tộc phương nam uất ức thế nào tưởng cũng dễ thấy.
Lại thêm kiều ngụ thế tộc cậy thế khinh người, người nào kẻ nấy tự ý chiếm đoạt ruộng đất và hồ ao đồi núi, làm tổn hại trực tiếp đến quyền lợi thế tộc bổn địa, khiến cho oán cừu ngày càng thêm sâu nặng.
Không biết làm sao, những ngày gần đây Tạ An đặc biệt hay nghĩ tới những vấn đề liên quan đến phương diện này, vì thế ông mong mỏi có thể quên đi những chuyện nan giải này, càng không muốn có chuyện phiền não đến tay. Chỉ có Kỷ Thiên Thiên mới có thể khiến ông vui vẻ quên đi ưu sầu, chỉ cần những nụ cười ngọt ngào dễ dãi của nàng cũng đủ khiến cho ông cảm thụ được mặt bên kia hết sức tốt đẹp của cuộc đời, huống hồ còn có giọng ca điệu đàn đẹp nhất Tần Hoài của nàng.
Phía sau tiểu thuyền vẽ nên hai lượn sóng nhỏ, nhẹ nhàng lan tỏa ra ngoài, cùng những con sóng vãng lai khác hòa trộn với nhau, ánh lửa đèn chiếu xuống, sóng gợn lăn tăn, hai bên bờ lầu son gác tía tựa như cảnh trong mộng.
Đại quân Phù Kiên như bão táp lẽ nào sẽ chôn vùi cảnh đẹp như thơ như họa trước mắt trong đám đổ nát hoang tàn sao?
Lưu Dụ và Yến Phi phục trong đám loạn thạch trên một ngọn đồi ở bờ tây Dĩnh Thủy, quan sát bảy cỗ đại thuyền giương buồm xuôi dòng về phía nam, Lưu Dụ tính toán cẩn thận rồi nói: "Hai chiếc hẳn là chở khí giới công thành hạng nặng, năm chiếc còn lại là lương thuyền, có thể biết là người Tần đã bố trí cứ điểm ở bờ bắc Hoài Thủy, chuẩn bị qua sông Hoài".
Yến Phi thừa cơ điều tức vận khí, nghĩ bụng Lưu Dụ võ công có thể không hơn mình, nhưng chắc chắn trời sinh tinh lực dồi dào, thể chất khí phách đều siêu phàm hơn hẳn thường nhân, sau gần hai canh giờ toàn tốc bôn hành mà vẫn như không có gì xảy ra. Lại thêm mang hoài bão cao xa, trầm ổn kiên nghị, nhân tài như vậy chỉ Thác Bạt Khuê mới có thể sánh cùng. Nếu mai này hai người họ một nam một bắc Hán Hồ phân minh, đụng đầu nhau tình huống sẽ ra sao? Quả thực khiến người cảm thấy rất hứng thú.
Lưu Dụ quay đầu nhìn gã, thấy thần sắc của gã như vậy liền hỏi: "Yến huynh đang nghĩ gì vậy?".
Yến Phi đương nhiên không muốn nói ra suy nghĩ trong lòng, đáp: "Đệ đang lấy làm lạ vì sao không thấy yêu đạo yêu nữ truy tung tới đây, nếu không chúng ta đã có thể thừa cơ làm rõ quái nhân mang mặt nạ quỷ là thần thánh phương nào".
Nhược bằng Lư Tuần đuổi tới, quỷ diện quái nhân kia có lẽ là Giang Lăng Hư hay An Thế Thanh mà không phải là Tôn Tư, trao qua đổi lại, hai người có thể loại suy như vậy.
Lưu Dụ cười khổ nói: "Bọn chúng thực ra không cần phải khổ sở gian nan truy tầm, mà chỉ cần tới Biên Hoang tập chờ đón bọn ta: Lư yêu đạo hay An yêu nữ chắc đoán ra mục đích của đệ là Biên Hoang tập, lại nghĩ huynh là hoang nhân tới Nhữ Âm tiếp ứng cho đệ".
Yến Phi nghe thế đầu mi nhăn tít, suy đoán của Lưu Dụ thật hợp tình hợp lý, hai yêu nhân này vừa võ công kinh người, lại vừa giảo quyệt tuyệt luân, tại Biên Hoang tập rình rập bọn họ, sẽ rất phức tạp vấn đề, lại tránh không khỏi. Trong tình huống như vậy, chẳng thà nhân lúc hiện tại không bị người Tần uy hiếp, cùng bọn chúng một phen giải quyết cứng rắn, chỉ tiếc trong tình hình hiện nay, dù muốn như thế cũng không làm gì được.
Lưu Dụ minh bạch lo âu trong lòng gã, nói: "Chúng ta phấn chấn tinh thần, biết đâu có thể vượt quá tai mắt bọn chúng".
Hai người vươn người đứng lên, một trước một sau lên đường.
Tạ Huyền ngồi một mình trong thư trai trong phủ thứ sử tại Quảng Lăng thành, một tấm địa đồ trải trên mặt chiếu, thể hiện hình thế một dải núi sông Dĩnh Thủy, Hoài Thủy và Phì Thủy, nét vẽ tinh xảo.
Ngày mai hắn sẽ thân suất hai vạn Bắc Phủ binh khác triển khai lên tuyến đầu, do địch nhân thế lớn, nếu chánh diện đối đầu, bất luận trong tay hắn là tinh binh mãnh tướng như thế nào đi nữa, cũng vô tình tạo cho địch nhân cơ hội ăn sống nuốt tươi quân mình, lại có thể không cản nổi địch quân, để đối phương có chỗ đứng chân ở bờ nam Hoài Thủy, rồi lập tức chia binh nhiều đường, khiến cho hắn tiếp ứng không kịp, đến lúc
ấy Kiến Khang sẽ nguy biến. Do vậy vấn đề mấu chốt thắng bại của cuộc chiến này là có được tin tức tình báo chính xác, lợi dụng quân số đối phương quá lớn, hành quân chậm trễ, cung ứng lương thảo vật tư khó khăn, dùng kỳ binh đánh úp bất ngờ, trước tiên cắt đường tiếp lương, rồi thừa cơ đối phương mệt mỏi liên miên, ngừng chân chưa kịp ổn, đập tan nhuệ khí quân tiên phong của Phù Tần, làm dao động quân tâm sĩ khí đối phương, nhưng tuy là muốn vậy, thực hiện ra sao, cũng còn mất nhiều tâm sức. Hơn nữa địch nhân là thủ hạ Phù Dung, từng kinh qua chiến trận đã nhiều ở phương bắc, hiểu sâu binh pháp, mọi mặt đều phòng bị chu toàn.
"Cọc, cọc!".
Tạ Huyền vẫn chăm chú nhìn vào họa đồ, ung dung nói: "Ai?".
"Lưu tham quân cầu kiến đại nhân".
Tạ Huyền cảm thấy lạ, hiện giờ đã là đầu canh, ngày hôm sau sắp đến, Lưu Lao Chi thật ra có chuyện gì khẩn yếu mà lại đến gặp hắn vào giờ này, liền nói: "Lao Chi mau vào đây".
Lưu Lao Chi mặc thường phục đẩy cửa bước vào, ngồi xuống bên Tạ Huyền, hạ giọng: "Vừa tiếp được bồ câu truyền thư từ Thọ Dương, gã phong mai xuất sắc nhất Biên Hoang tập là Cao Ngạn bí mật xách ngọc tỷ truyền quốc của Yên quốc tới Thọ Dương gặp Hồ Bân tướng quân".
Tạ Huyền ngạc nhiên nói: "Có chuyện này sao?". tiếp lấy truyền thư, cúi đầu đọc kỹ.
Lưu Lao Chi tiếp: "Ngọc ấn này chế bằng bảo ngọc trắng truyền đời của họ Mộ Dung Tiên Ti tộc, lóng lánh trong suốt, cầm vào lạnh buốt, khác hẳn ngọc thường, bên trên khắc bốn chữ Đại Yên quốc tỷ, Hồ Bân xem rồi khẳng định không phải là đồ ngụy tạo, hiện đã phái một đội tinh kỵ đưa về Quảng Lăng, chậm nhất ngày mai sẽ đến đây".
Tạ Huyền gật đầu nói: "Quả thực hết sức hứng thú, ngọc này vốn là ngự ấn của Yên vương, làm thế nào lại rơi vào tay Cao Ngạn?".
Lưu Lao Chi nói: "Theo lời truyền, ngọc này năm đó Vương Mãnh phụng mệnh Phù Kiên công phạt Đại Yên, bắt được Yên vương Mộ Dung Vĩ và Mộ Dung Bình mấy người, tưởng lấy được bảo ngọc này dâng cho Phù Kiên, nhưng tìm khắp Yên cung mà không thấy, có người hoài nghi rơi vào tay tướng tiên phong của Vương Mãnh lúc ấy là Mộ Dung Thùy, vì ngọc này đối với Mộ Dung Tiên Ti có ý nghĩa to lớn, cho nên hắn sinh tư tâm chiếm riêng cho mình, nhưng mọi người gồm cả Phù Kiên trong đó, đều có lòng úy kỵ Mộ Dung Thùy, cuối cùng mọi chuyện không đi đến đâu, thành ra huyền án".
Tạ Huyền im lặng suy nghĩ không nói, đặt truyền thư sang một bên.
Lưu Lao Chi tiếp tục nói: "Yên quốc mất nước, thực là mất trong tay Mộ Dung Thùy, năm đó Yên vương Mộ Dung Vĩ rất cố kỵ Mộ Dung Thùy, cố sức gạt hắn ra, Mộ Dung Thùy nổi giận mang thủ hạ đầu hàng Phù Kiên, đồng thời tự động xin mang quân diệt Yên, Phù Kiên chỉ việc ngồi mà hưởng lợi. Nếu chẳng có Mộ Dung Thùy trợ giúp, Phù Kiên không cách nào trong một thời gian ngắn thống nhất phương bắc".
Tạ Huyền hỏi: "Nhưng bằng cách nào mà Cao Ngạn có được ngọc tỷ này?".
Lưu Lao Chi nói: "Cao Ngạn thay mặt một người tên là Yến Phi truyền lời, hẹn đại nhân ngày bảy tháng bảy lúc tây mậu chi giao, tức là bốn ngày nữa, gặp mặt tại một ngọn núi ngoài thành Thọ Dương, nói có chuyện quan trọng liên quan đến thành bại của cuộc chiến này cần bẩm báo, bất quá gã nhất định đòi đại nhân thân hành tới gặp mặt".
Tạ Huyền nhạt giọng nói: "Cao Ngạn có phải là người đáng tin cậy không?".
Lưu Lao Chi đáp: "Cao Ngạn là tay phong mai xuất sắc nhất Biên Hoang tập, luôn luôn cùng chúng ta liên hệ chặt chẽ, tin tức của gã mười phần thì có đến chín là chuẩn xác, gã thích nhất là vung tiền thoải mái chốn phong nguyệt, vì vậy thường xuyên rỗng túi, khi nhàn rỗi thì trông vào việc mua bán cổ tịch văn vật mang từ phương bắc về, ngoài việc biết gã là Hán nhân ra, còn thì đại khái không rõ. Kỳ quái là gã nói đúng khẩu âm Giang Nam, nhưng lại tinh thông ngôn ngữ các tộc Hồ".
Kỳ quái cũng có đạo lý của nó, người Hán phương nam rất hãn hữu tinh thông Hồ ngữ, chỉ có Hán nhân sống lâu dài ở phương bắc, vì cùng Hồ nhân giao tiếp mà hiểu biết Hồ ngữ thì cũng không có chi lạ.
Lưu Lao Chi kết luận: "Cao Ngạn tự mình đề nghị làm con tin, có thể thấy hắn tuyệt đối tín nhiệm Yến Phi, bằng không với loại người ái tài như mệnh như hắn, tất không mang tính mệnh mình ra đánh cược. Đương nhiên hắn hy vọng sau khi thành sự, chúng ta sẽ cho hắn một món tiền lớn".
Tạ Huyền nói: "Yến Phi phải chăng là tay siêu trác kiếm thủ danh chấn Biên Hoang tập?".
Lưu Lao Chi nói: "Chính là người này, căn cứ vào tình báo của ta, Yến Phi cô ngạo bất quần, niên kỷ chưa quá hai mươi xuất đầu, nhưng suốt ngày vùi đầu vào chén rượu, kiếm pháp thì đặc biệt khác hẳn, bất luận đơn đả hay quần đấu, Biên Hoang tập không kẻ nào có thể làm phiền gã. Một nhân tài như vậy lại không có một chút thiên hướng, cam lòng nhận việc bảo phiêu cho Biên Hoang tập đệ nhất lâu. Cao Ngạn gặp chuyện
đều nhờ thanh kiếm trong tay gã giải quyết. Có người nói gã mang huyết thống Hồ tộc, nhưng sự thực ra sao không ai biết".
Tạ Huyền nói: "Giả thiết gã đại biểu cho Mộ Dung Thùy tới gặp ta, càng chứng thực sở liệu của nhị thúc ta không sai, các đại tướng thủ hạ của Phù Kiên đích thực có người ngầm mang dị tâm".
Lưu Lao Chi nói: "Nhưng cũng có khả năng là một cái bẫy, Yến Phi tới để hành thích đại nhân, nhờ Cao Ngạn giúp gã đóng kịch".
Tạ Huyền cười nhẹ: "Ta biết Lao Chi hành sự cẩn thận, thế là tốt, nhưng ta cũng muốn biết cách suy nghĩ chân chính trong lòng ngươi".
Lưu Lao Chi thở một hơi nói: "Nếu đại nhân có ý phòng bị, ai có bản lĩnh thích sát đại nhân? Cao Ngạn lại hết sức tinh minh, là tay phong mai giảo hoạt như cáo, rất giỏi nhìn mặt coi sắc, phân biện thực giả. Hắn chịu tín nhiệm Yến Phi, nhất định không thể làm sai chuyện này. Cao Ngạn nói cho cùng vẫn là người Hán, nếu để Phù Kiên trận này đắc thắng, hắn sẽ biến thành nô lệ mất nước. Biên Hoang tập hoang nhân thứ nhất vì tiền, thứ nhì vì muốn tự do không khuất phục quyền quý. Cao Ngạn và Yến Phi chính là loại người này".
Ngừng một chút rồi tiếp tục: "Vấn đề là trong tình huống hiện giờ, cho là Mộ Dung Thùy có ý phản bội Phù Kiên, nhưng hắn có thể múa may thế nào? Lần này thân tộc chiến sĩ hắn mang theo bất quá ba vạn người, đối với trăm vạn Tần quân không làm nổi trò trống gì, sợ nhất Mộ Dung Thùy phụng mệnh Phù Kiên bố trí cạm bẫy, ta hiện giờ khó biết chân giả, nếu trúng mưu địch, chúng ta căn bản không thể chịu đựng nổi".
Tạ Huyền ngước mắt nhìn lên xà nhà, như không nghe thấy những lời bàn luận linh tinh của hắn, nói: "Thật kỳ quái! Nơi Yến Phi mang ngọc ấn giao cho Cao Ngạn chắc là cách Nhữ Âm không xa, khi ấy đích thân Khất Phục Quốc Nhân truy sát gã, chiếu theo thời gian Yến Phi ly khai Biên Hoang tập thì Mộ Dung Thùy và Phù Kiên chưa tiến vào Biên Hoang tập, gã làm cách nào mà liên lạc với Mộ Dung Thùy đây? Theo đạo lý thì đây là chuyện trọng đại, lại dính dáng đến ngọc tỷ của Đại Yên, Mộ Dung Thùy nhất quyết không dám mượn tay người ngoài".
Lưu Lao Chi nói: "Chuyện này gặp Yến Phi tự khắc hỏi rõ được, hy vọng gã đúng là danh bất hư truyền, không táng mạng trong tay Khất Phục Quốc Nhân". Tiếp đó muốn nói lại ngưng lại.
Tạ Huyền vỗ vai hắn, vui vẻ nói: "Không được coi thường Mộ Dung Thùy, người này chẳng những võ công quán tuyệt phương bắc, mà trí kế siêu quần, dụng binh như thần, hắn tất có phương pháp cản trở Phù Kiên. Ha! Nếu muốn chơi Tạ Huyền ta, hắn đâu cần sử dụng âm mưu quỷ kế gì, chỉ việc toàn tâm toàn ý phù trợ Phù Kiên tác chiến, cứ thế là xong. Hắn chịu xuất ra ngọc tỷ, chứng minh hắn thực có tâm ý. Được rồi! Ta với ngươi lập tức khởi trình đi gặp Cao Ngạn, có rất nhiều chuyện ta muốn tự mình hỏi gã mới xong, ngày mai giao lại toàn quyền xử lý quân vụ cho Hà Khiêm".
Chú thích:
1- Kinh khẩu là tên khác của Bắc phủ.
Hai người cứ nhè đường rừng rậm rạp mà đi, đương nhiên vì sợ Khất Phục Quốc Nhân không phải đã táng mạng trong tay vị siêu cấp cao thủ kia như mong muốn, tiếp tục thả Thiên nhãn tìm kiếm hành tung của họ.
Lưu Dụ lấy ra mấy miếng lương khô chia cho Yến Phi cùng ăn, thuận miệng hỏi: "Nếu Thác Bạt Khuê lưu lại ám ký ở chỗ quy định ngoài tập, chúng ta cũng có thể không cần nhập tập".
Yến Phi hờ hững nói: "Chúng ta có thể biết điều đó rất mau mà".
Lưu Dụ miệng nhai lương khô, định nói gì lại thôi.
Yến Phi ngạc nhiên: "Huynh nghĩ gì vậy?".
Lưu Dụ hơi lúng túng nói: "Ta muốn hỏi Yến huynh thực ra là người Hán hay Tiên Ti, lại sợ có phần đường đột".
Yến Phi cười nhẹ: "Ta trước nay chưa từng phiền não vì chuyện này, cũng chưa khi nào suy nghĩ kỹ về nó. Trải qua nhiều năm các tộc dân giao hòa lẫn lộn, ở phương bắc sự phân biệt Hồ Hán càng trở nên mơ hồ, tình hình ở nam phương chắc không như vậy".
Lưu Dụ thở than: "Đích xác không như thế, tổ tiên ta sống ở Bành thành, sau đấy thiên cư tới Kinh khẩu1, có thể nói chính là người phương nam. Đối với ta, Hồ nhân mang tới chiến tranh cùng những đổi thay lớn lao, trong số họ không ít kẻ tàn bạo, tùy ý giết người cướp của, xiết bao rùng rợn. Phù Kiên có lẽ cũng không khác, nếu buộc phải làm thần tử của hắn, ta chắc chịu không thấu, nguyện chết đi còn hơn".
Yến Phi im lặng một lát rồi hỏi: "Tạ Huyền phải chăng đúng là nhân vật như trong truyền thuyết, dụng binh như thần, kiếm pháp cái thế?".
Lưu Dụ nghiêm nét mặt nói: "Tạ soái đích thực là người phi thường xuất chúng, ông ta có một loại khí chất thiên sanh đặc biệt khiến người ta cam lòng chịu sai khiến, ta tuy không có chút hảo cảm với những kẻ xuất thân đại phiệt thế tộc, nhưng ông ta lại là ngoại lệ, chỉ cần coi tác phong dùng người theo tài năng, bất luận xuất thân của ông ta cũng đủ khiến người khâm phục".
Yến Phi cười nhẹ: "Lưu huynh sùng bái ông ta quá!Hhiện giờ ta cũng hy vọng ông ta được như huynh nói, nếu không thì chẳng đủ cân lượng đối phó với Phù Kiên đâu".
Lưu Dụ cặp mắt sáng rực, phấn khích thốt ra: "Người ta hâm mộ nhất không phải là ông ta mà là Tổ Địch, người này sinh ra trong thời kỳ loạn Bát vương, sau theo Tấn thất thiên cư về phương nam, ngày ngày gà gáy trở dậy, khổ luyện kiếm pháp. Nhớ năm xưa ông ta qua sông thề Tổ Địch nếu không quét sạch Trung Nguyên, chết cũng không tái hồi Giang Đông, thủ hạ quân lính không quá ngàn người, trang bị không có gì đáng nói, tự mình chiêu mộ quân sĩ, cùng lo liệu quân phí lương tiền".
Yến Phi quay hẳn đầu lại, mục quang chớp chớp nhìn kỹ Lưu Dụ nói: "Nguyên Lưu huynh ôm tráng chí mang quân bắc phạt?".
Lưu Dụ ngượng nghịu nói: "Yến huynh xin đừng cười, trong tình huống hiện giờ, đâu đã đến lượt đệ vọng tưởng chuyện đó?".
Yến Phi ngước mắt nhìn ráng chiều đẹp rực rỡ hắt lên từ vầng thái dương đã khuất sườn non, song mục ánh lên thần sắc mơ màng thê lương, lắc đầu: "Người ta phải có mộng tưởng, còn thành hay không lại là chuyện khác".
Lưu Dụ hỏi: "Mộng tưởng của Yến huynh là gì vậy?".
Yến Phi lộ ra một nét cười khổ, tránh khỏi chủ đề chính: "Tổ Địch xác thực là người tài giỏi, thiện dụng kế dùng địch chế địch, phía bắc binh quyền vươn tới Hoàng Hà, toàn bộ đất đai phía nam Hoàng Hà đều do ông ta thâu phục. Đáng tiếc là Tấn đế Tư Mã Diệu sợ không chế áp nổi khí thế của ông ta, tìm mọi cách trói chân trói tay ông ta, khiến Tổ Địch buồn giận phát bệnh, chết tại quân doanh, tráng chí chưa kịp thực hiện".
Lưu Dụ song mục lộ thần sắc phẫn hận, trầm giọng nói: "Nếu Lưu Dụ ta có cơ hội mang quân bắc phạt, nhất định không để triều đình có cơ hội khống chế hành động của mình".
Yến Phi giơ ngón tay cái khen: "Có chí khí!".
Lưu Dụ cười khổ: "Ta hiện tại giống như người mê nói mộng, nếu lời vừa rồi truyền ra, khẳng định cái đầu này không giữ nổi".
Yến Phi hớn hở nói: "Nói vậy, Lưu huynh đã coi mỗ như bằng hữu tâm phúc rồi!".
Lưu Dụ gật đầu khẳng định: "Đương nhiên rồi, có một điều khiến mỗ không tán đồng Tạ soái, đó là ông ấy quá vì gia tộc, hết sức duy trì hoàng tộc nhà Tấn không được lòng người, chiến thắng rồi thì thế nào? Còn dung túng cho các tướng lĩnh xuất thân thế tộc cường hào thừa cơ loạn lạc đi bốn phương cướp bắt tráng đinh phụ nữ đưa về trang viện ở Giang Nam sung làm nô tỳ, đối với với đất đai thổ địa bắc Hoàng Hà, tây Đồng Quan thì coi như bỏ, không hề có quyết tâm quang phục cố thổ".
Yến Phi động dung nói: "Lưu huynh trong lòng ngầm chứa bất bình, nhất định không chịu hòa mình vào dòng nước đục. Ha! Xem ra Yến Phi ta không cứu lầm người". Lưu Dụ ngượng ngùng nói: "Ta là người thế nào Yến huynh đại khái đã rõ. Hắc! Ta nói nhiều rồi, giờ đến lượt huynh đó!".
Yến Phi thờ ơ: "Ta là kẻ không có mộng tưởng, lấy gì mà nói đây?".
Lưu Dụ nói: "Sao có thể không có mộng tưởng được? Ở tuổi hai ta, ít nhất cũng hy vọng có một cô em ngọt ngào xinh xắn chàng chàng thiếp thiếp cùng hưởng thụ cá nước vui vầy chứ".
Yến Phi thần sắc xuất hiện một nét thống khổ rồi hết ngay, như không có chuyện gì nói: "Có cơ hội chúng ta sẽ nói chuyện nghe, đến lúc lên đường rồi".
Lưu Dụ bằng cảm giác nhận thấy đối với chuyện tình cảm nam nữ Yến Phi nhất định có chuyện thương tâm, biết điều đừng có đi truy tầm căn nguyên, theo gã đứng lên tiếp tục hành trình.
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
(Thơ Đỗ Mục - Khương Hữu Dụng dịch
Nước lồng khói tỏa cát trăng pha
Thuyền đỗ sông Hoài cạnh tửu gia
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu đình hoa).
Sông Tần Hoài vốn có tên là Tàng Long phố, cũng gọi là Hoài Thủy. Tương truyền Tần Thủy Hoàng đi tuần về phía đông qua chốn này, coi trúng hình thế đẹp đẽ, do đấy mà đoán được trong lòng Hoài Hà có phương sơn địa mạch ngầm dịch chuyển, tiết ra vương khí, từ đấy mới có danh xưng sông Tần Hoài.
Triều đình đương thời thi hành chính sách cửu phẩm, làm cho chế độ môn phiệt trở nên thịnh hành, tên tuổi gia thế thành ra tiêu chuẩn tối cao xác định thân phận, thứ đặc quyền này tạo ra sự hủ hoá, ngu muội, không những theo đuổi danh lợi mà còn phục sức kỳ dị, hưởng lạc xa xỉ, chơi bời yến ẩm, cao môn tử đệ lại càng ra sức đua tranh. Lũ này sống trong một thế giới khác hẳn suốt ngày say sưa túy lúy, quốc gia hưng vong biến thành thứ hiện thực xa xăm nào đó, sùng bái thanh đàm dật nhạc, thỏa sức truy tầm thanh sắc, biến Tần Hoài thành chốn yên hoa đệ nhất thiên hạ, nơi thắng địa đầy lạc thú.
Mười dặm hai bên bờ Tần Hoài nhà thuyền san sát, chạm vẽ cầu kỳ, rèm châu buông kín, nhưng bên trong thanh sắc náo nhiệt tới sáng không dứt. Trên sông thì tàu bè qua lại như thoi đưa, hoa thuyền tấp nập. Một dải Chu Tước Hàng hai bên bờ Tần Hoài là nơi tập trung các toà thanh lâu, nổi danh nhất là Tần Hoài Lâu và Hoài Nguyệt Lâu, phân lập đối diện nam bắc đôi bờ. Hai tòa thanh lâu này không những đại biểu cho cái gọi là Tần Hoài phong nguyệt, còn đại biểu cho phương thức sinh hoạt mà các thế gia quyền quý miền Giang Tả truy cầu, chính thị lạc thú của cuộc đời.
Một chiếc tiểu thuyền từ bến thuyền tại đông viên trong tướng phủ nhập Tần Hoài, tiến tới Chu Tước kiều, coi ra đích thị thiên hạ đệ nhất danh sĩ, phong lưu tể tướng Tạ An. Sự thực là Nam Tấn đã sớm phế bỏ chế độ tể tướng, chính sự nằm trong tay trung thư giám và trung thư lệnh. Hiện thời trung thư giám là Tạ An, trung thư lệnh là Vương Thản Chi, giữa tả hữu thừa tướng không có gì phân biệt, chỉ có danh xưng là khác nhau. Hơn tám mươi năm trở lại đây, giữ chức trung thư giám đều là thế tộc theo Tấn thất nam thiên, không có ai là thế tộc bổn địa, vị trí thứ sử miền đất đế đô Dương Châu cũng không khi nào giao cho bổn địa thế tộc. Các thế tộc phương nam uất ức thế nào tưởng cũng dễ thấy.
Lại thêm kiều ngụ thế tộc cậy thế khinh người, người nào kẻ nấy tự ý chiếm đoạt ruộng đất và hồ ao đồi núi, làm tổn hại trực tiếp đến quyền lợi thế tộc bổn địa, khiến cho oán cừu ngày càng thêm sâu nặng.
Không biết làm sao, những ngày gần đây Tạ An đặc biệt hay nghĩ tới những vấn đề liên quan đến phương diện này, vì thế ông mong mỏi có thể quên đi những chuyện nan giải này, càng không muốn có chuyện phiền não đến tay. Chỉ có Kỷ Thiên Thiên mới có thể khiến ông vui vẻ quên đi ưu sầu, chỉ cần những nụ cười ngọt ngào dễ dãi của nàng cũng đủ khiến cho ông cảm thụ được mặt bên kia hết sức tốt đẹp của cuộc đời, huống hồ còn có giọng ca điệu đàn đẹp nhất Tần Hoài của nàng.
Phía sau tiểu thuyền vẽ nên hai lượn sóng nhỏ, nhẹ nhàng lan tỏa ra ngoài, cùng những con sóng vãng lai khác hòa trộn với nhau, ánh lửa đèn chiếu xuống, sóng gợn lăn tăn, hai bên bờ lầu son gác tía tựa như cảnh trong mộng.
Đại quân Phù Kiên như bão táp lẽ nào sẽ chôn vùi cảnh đẹp như thơ như họa trước mắt trong đám đổ nát hoang tàn sao?
Lưu Dụ và Yến Phi phục trong đám loạn thạch trên một ngọn đồi ở bờ tây Dĩnh Thủy, quan sát bảy cỗ đại thuyền giương buồm xuôi dòng về phía nam, Lưu Dụ tính toán cẩn thận rồi nói: "Hai chiếc hẳn là chở khí giới công thành hạng nặng, năm chiếc còn lại là lương thuyền, có thể biết là người Tần đã bố trí cứ điểm ở bờ bắc Hoài Thủy, chuẩn bị qua sông Hoài".
Yến Phi thừa cơ điều tức vận khí, nghĩ bụng Lưu Dụ võ công có thể không hơn mình, nhưng chắc chắn trời sinh tinh lực dồi dào, thể chất khí phách đều siêu phàm hơn hẳn thường nhân, sau gần hai canh giờ toàn tốc bôn hành mà vẫn như không có gì xảy ra. Lại thêm mang hoài bão cao xa, trầm ổn kiên nghị, nhân tài như vậy chỉ Thác Bạt Khuê mới có thể sánh cùng. Nếu mai này hai người họ một nam một bắc Hán Hồ phân minh, đụng đầu nhau tình huống sẽ ra sao? Quả thực khiến người cảm thấy rất hứng thú.
Lưu Dụ quay đầu nhìn gã, thấy thần sắc của gã như vậy liền hỏi: "Yến huynh đang nghĩ gì vậy?".
Yến Phi đương nhiên không muốn nói ra suy nghĩ trong lòng, đáp: "Đệ đang lấy làm lạ vì sao không thấy yêu đạo yêu nữ truy tung tới đây, nếu không chúng ta đã có thể thừa cơ làm rõ quái nhân mang mặt nạ quỷ là thần thánh phương nào".
Nhược bằng Lư Tuần đuổi tới, quỷ diện quái nhân kia có lẽ là Giang Lăng Hư hay An Thế Thanh mà không phải là Tôn Tư, trao qua đổi lại, hai người có thể loại suy như vậy.
Lưu Dụ cười khổ nói: "Bọn chúng thực ra không cần phải khổ sở gian nan truy tầm, mà chỉ cần tới Biên Hoang tập chờ đón bọn ta: Lư yêu đạo hay An yêu nữ chắc đoán ra mục đích của đệ là Biên Hoang tập, lại nghĩ huynh là hoang nhân tới Nhữ Âm tiếp ứng cho đệ".
Yến Phi nghe thế đầu mi nhăn tít, suy đoán của Lưu Dụ thật hợp tình hợp lý, hai yêu nhân này vừa võ công kinh người, lại vừa giảo quyệt tuyệt luân, tại Biên Hoang tập rình rập bọn họ, sẽ rất phức tạp vấn đề, lại tránh không khỏi. Trong tình huống như vậy, chẳng thà nhân lúc hiện tại không bị người Tần uy hiếp, cùng bọn chúng một phen giải quyết cứng rắn, chỉ tiếc trong tình hình hiện nay, dù muốn như thế cũng không làm gì được.
Lưu Dụ minh bạch lo âu trong lòng gã, nói: "Chúng ta phấn chấn tinh thần, biết đâu có thể vượt quá tai mắt bọn chúng".
Hai người vươn người đứng lên, một trước một sau lên đường.
Tạ Huyền ngồi một mình trong thư trai trong phủ thứ sử tại Quảng Lăng thành, một tấm địa đồ trải trên mặt chiếu, thể hiện hình thế một dải núi sông Dĩnh Thủy, Hoài Thủy và Phì Thủy, nét vẽ tinh xảo.
Ngày mai hắn sẽ thân suất hai vạn Bắc Phủ binh khác triển khai lên tuyến đầu, do địch nhân thế lớn, nếu chánh diện đối đầu, bất luận trong tay hắn là tinh binh mãnh tướng như thế nào đi nữa, cũng vô tình tạo cho địch nhân cơ hội ăn sống nuốt tươi quân mình, lại có thể không cản nổi địch quân, để đối phương có chỗ đứng chân ở bờ nam Hoài Thủy, rồi lập tức chia binh nhiều đường, khiến cho hắn tiếp ứng không kịp, đến lúc
ấy Kiến Khang sẽ nguy biến. Do vậy vấn đề mấu chốt thắng bại của cuộc chiến này là có được tin tức tình báo chính xác, lợi dụng quân số đối phương quá lớn, hành quân chậm trễ, cung ứng lương thảo vật tư khó khăn, dùng kỳ binh đánh úp bất ngờ, trước tiên cắt đường tiếp lương, rồi thừa cơ đối phương mệt mỏi liên miên, ngừng chân chưa kịp ổn, đập tan nhuệ khí quân tiên phong của Phù Tần, làm dao động quân tâm sĩ khí đối phương, nhưng tuy là muốn vậy, thực hiện ra sao, cũng còn mất nhiều tâm sức. Hơn nữa địch nhân là thủ hạ Phù Dung, từng kinh qua chiến trận đã nhiều ở phương bắc, hiểu sâu binh pháp, mọi mặt đều phòng bị chu toàn.
"Cọc, cọc!".
Tạ Huyền vẫn chăm chú nhìn vào họa đồ, ung dung nói: "Ai?".
"Lưu tham quân cầu kiến đại nhân".
Tạ Huyền cảm thấy lạ, hiện giờ đã là đầu canh, ngày hôm sau sắp đến, Lưu Lao Chi thật ra có chuyện gì khẩn yếu mà lại đến gặp hắn vào giờ này, liền nói: "Lao Chi mau vào đây".
Lưu Lao Chi mặc thường phục đẩy cửa bước vào, ngồi xuống bên Tạ Huyền, hạ giọng: "Vừa tiếp được bồ câu truyền thư từ Thọ Dương, gã phong mai xuất sắc nhất Biên Hoang tập là Cao Ngạn bí mật xách ngọc tỷ truyền quốc của Yên quốc tới Thọ Dương gặp Hồ Bân tướng quân".
Tạ Huyền ngạc nhiên nói: "Có chuyện này sao?". tiếp lấy truyền thư, cúi đầu đọc kỹ.
Lưu Lao Chi tiếp: "Ngọc ấn này chế bằng bảo ngọc trắng truyền đời của họ Mộ Dung Tiên Ti tộc, lóng lánh trong suốt, cầm vào lạnh buốt, khác hẳn ngọc thường, bên trên khắc bốn chữ Đại Yên quốc tỷ, Hồ Bân xem rồi khẳng định không phải là đồ ngụy tạo, hiện đã phái một đội tinh kỵ đưa về Quảng Lăng, chậm nhất ngày mai sẽ đến đây".
Tạ Huyền gật đầu nói: "Quả thực hết sức hứng thú, ngọc này vốn là ngự ấn của Yên vương, làm thế nào lại rơi vào tay Cao Ngạn?".
Lưu Lao Chi nói: "Theo lời truyền, ngọc này năm đó Vương Mãnh phụng mệnh Phù Kiên công phạt Đại Yên, bắt được Yên vương Mộ Dung Vĩ và Mộ Dung Bình mấy người, tưởng lấy được bảo ngọc này dâng cho Phù Kiên, nhưng tìm khắp Yên cung mà không thấy, có người hoài nghi rơi vào tay tướng tiên phong của Vương Mãnh lúc ấy là Mộ Dung Thùy, vì ngọc này đối với Mộ Dung Tiên Ti có ý nghĩa to lớn, cho nên hắn sinh tư tâm chiếm riêng cho mình, nhưng mọi người gồm cả Phù Kiên trong đó, đều có lòng úy kỵ Mộ Dung Thùy, cuối cùng mọi chuyện không đi đến đâu, thành ra huyền án".
Tạ Huyền im lặng suy nghĩ không nói, đặt truyền thư sang một bên.
Lưu Lao Chi tiếp tục nói: "Yên quốc mất nước, thực là mất trong tay Mộ Dung Thùy, năm đó Yên vương Mộ Dung Vĩ rất cố kỵ Mộ Dung Thùy, cố sức gạt hắn ra, Mộ Dung Thùy nổi giận mang thủ hạ đầu hàng Phù Kiên, đồng thời tự động xin mang quân diệt Yên, Phù Kiên chỉ việc ngồi mà hưởng lợi. Nếu chẳng có Mộ Dung Thùy trợ giúp, Phù Kiên không cách nào trong một thời gian ngắn thống nhất phương bắc".
Tạ Huyền hỏi: "Nhưng bằng cách nào mà Cao Ngạn có được ngọc tỷ này?".
Lưu Lao Chi nói: "Cao Ngạn thay mặt một người tên là Yến Phi truyền lời, hẹn đại nhân ngày bảy tháng bảy lúc tây mậu chi giao, tức là bốn ngày nữa, gặp mặt tại một ngọn núi ngoài thành Thọ Dương, nói có chuyện quan trọng liên quan đến thành bại của cuộc chiến này cần bẩm báo, bất quá gã nhất định đòi đại nhân thân hành tới gặp mặt".
Tạ Huyền nhạt giọng nói: "Cao Ngạn có phải là người đáng tin cậy không?".
Lưu Lao Chi đáp: "Cao Ngạn là tay phong mai xuất sắc nhất Biên Hoang tập, luôn luôn cùng chúng ta liên hệ chặt chẽ, tin tức của gã mười phần thì có đến chín là chuẩn xác, gã thích nhất là vung tiền thoải mái chốn phong nguyệt, vì vậy thường xuyên rỗng túi, khi nhàn rỗi thì trông vào việc mua bán cổ tịch văn vật mang từ phương bắc về, ngoài việc biết gã là Hán nhân ra, còn thì đại khái không rõ. Kỳ quái là gã nói đúng khẩu âm Giang Nam, nhưng lại tinh thông ngôn ngữ các tộc Hồ".
Kỳ quái cũng có đạo lý của nó, người Hán phương nam rất hãn hữu tinh thông Hồ ngữ, chỉ có Hán nhân sống lâu dài ở phương bắc, vì cùng Hồ nhân giao tiếp mà hiểu biết Hồ ngữ thì cũng không có chi lạ.
Lưu Lao Chi kết luận: "Cao Ngạn tự mình đề nghị làm con tin, có thể thấy hắn tuyệt đối tín nhiệm Yến Phi, bằng không với loại người ái tài như mệnh như hắn, tất không mang tính mệnh mình ra đánh cược. Đương nhiên hắn hy vọng sau khi thành sự, chúng ta sẽ cho hắn một món tiền lớn".
Tạ Huyền nói: "Yến Phi phải chăng là tay siêu trác kiếm thủ danh chấn Biên Hoang tập?".
Lưu Lao Chi nói: "Chính là người này, căn cứ vào tình báo của ta, Yến Phi cô ngạo bất quần, niên kỷ chưa quá hai mươi xuất đầu, nhưng suốt ngày vùi đầu vào chén rượu, kiếm pháp thì đặc biệt khác hẳn, bất luận đơn đả hay quần đấu, Biên Hoang tập không kẻ nào có thể làm phiền gã. Một nhân tài như vậy lại không có một chút thiên hướng, cam lòng nhận việc bảo phiêu cho Biên Hoang tập đệ nhất lâu. Cao Ngạn gặp chuyện
đều nhờ thanh kiếm trong tay gã giải quyết. Có người nói gã mang huyết thống Hồ tộc, nhưng sự thực ra sao không ai biết".
Tạ Huyền nói: "Giả thiết gã đại biểu cho Mộ Dung Thùy tới gặp ta, càng chứng thực sở liệu của nhị thúc ta không sai, các đại tướng thủ hạ của Phù Kiên đích thực có người ngầm mang dị tâm".
Lưu Lao Chi nói: "Nhưng cũng có khả năng là một cái bẫy, Yến Phi tới để hành thích đại nhân, nhờ Cao Ngạn giúp gã đóng kịch".
Tạ Huyền cười nhẹ: "Ta biết Lao Chi hành sự cẩn thận, thế là tốt, nhưng ta cũng muốn biết cách suy nghĩ chân chính trong lòng ngươi".
Lưu Lao Chi thở một hơi nói: "Nếu đại nhân có ý phòng bị, ai có bản lĩnh thích sát đại nhân? Cao Ngạn lại hết sức tinh minh, là tay phong mai giảo hoạt như cáo, rất giỏi nhìn mặt coi sắc, phân biện thực giả. Hắn chịu tín nhiệm Yến Phi, nhất định không thể làm sai chuyện này. Cao Ngạn nói cho cùng vẫn là người Hán, nếu để Phù Kiên trận này đắc thắng, hắn sẽ biến thành nô lệ mất nước. Biên Hoang tập hoang nhân thứ nhất vì tiền, thứ nhì vì muốn tự do không khuất phục quyền quý. Cao Ngạn và Yến Phi chính là loại người này".
Ngừng một chút rồi tiếp tục: "Vấn đề là trong tình huống hiện giờ, cho là Mộ Dung Thùy có ý phản bội Phù Kiên, nhưng hắn có thể múa may thế nào? Lần này thân tộc chiến sĩ hắn mang theo bất quá ba vạn người, đối với trăm vạn Tần quân không làm nổi trò trống gì, sợ nhất Mộ Dung Thùy phụng mệnh Phù Kiên bố trí cạm bẫy, ta hiện giờ khó biết chân giả, nếu trúng mưu địch, chúng ta căn bản không thể chịu đựng nổi".
Tạ Huyền ngước mắt nhìn lên xà nhà, như không nghe thấy những lời bàn luận linh tinh của hắn, nói: "Thật kỳ quái! Nơi Yến Phi mang ngọc ấn giao cho Cao Ngạn chắc là cách Nhữ Âm không xa, khi ấy đích thân Khất Phục Quốc Nhân truy sát gã, chiếu theo thời gian Yến Phi ly khai Biên Hoang tập thì Mộ Dung Thùy và Phù Kiên chưa tiến vào Biên Hoang tập, gã làm cách nào mà liên lạc với Mộ Dung Thùy đây? Theo đạo lý thì đây là chuyện trọng đại, lại dính dáng đến ngọc tỷ của Đại Yên, Mộ Dung Thùy nhất quyết không dám mượn tay người ngoài".
Lưu Lao Chi nói: "Chuyện này gặp Yến Phi tự khắc hỏi rõ được, hy vọng gã đúng là danh bất hư truyền, không táng mạng trong tay Khất Phục Quốc Nhân". Tiếp đó muốn nói lại ngưng lại.
Tạ Huyền vỗ vai hắn, vui vẻ nói: "Không được coi thường Mộ Dung Thùy, người này chẳng những võ công quán tuyệt phương bắc, mà trí kế siêu quần, dụng binh như thần, hắn tất có phương pháp cản trở Phù Kiên. Ha! Nếu muốn chơi Tạ Huyền ta, hắn đâu cần sử dụng âm mưu quỷ kế gì, chỉ việc toàn tâm toàn ý phù trợ Phù Kiên tác chiến, cứ thế là xong. Hắn chịu xuất ra ngọc tỷ, chứng minh hắn thực có tâm ý. Được rồi! Ta với ngươi lập tức khởi trình đi gặp Cao Ngạn, có rất nhiều chuyện ta muốn tự mình hỏi gã mới xong, ngày mai giao lại toàn quyền xử lý quân vụ cho Hà Khiêm".
Chú thích:
1- Kinh khẩu là tên khác của Bắc phủ.
Bình luận facebook