Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 16 - Phần 1
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Thực Lục
Quyển XI
[1a]
Triều Liệt Đại Phu Quốc Tử Giám Tư Nghiệp Kiêm Sử Quan Tu Soạn Thần Ngô Sĩ Liên Biên Soạn
Kỷ Nhà Lê
Thái Tông Văn Hoàng Đế
Tên húy là Nguyên Long, con thứ của vua Thái Tổ, ở ngôi chín năm. Băng khi đi tuần về miền Đông, thọ hai mươi tuổi, táng ở Hựu Lăng.
Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di Địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa.
Mẹ vua là Cung Từ hoàng thái hậu Phạm thị, tên húy là Trần, người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương, xứ Thanh Hóa. Vào năm Thái Tổ khởi nghĩa thứ 6, Quý Mão (1423), mùa đông, tháng 11, ngày 20, sinh ra vua. Năm Thuận Thiên thứ 1 (1423), tháng 3, phong làm Lương quận công. Năm Thuận Thiên thứ 2, [1b] tháng giêng, ngày mồng 6, được lập làm Hoàng thái tử. Năm thứ 6 (1433), tháng 9, ngày mồng, lên ngồi lấy năm sau làm năm Thiệu Bình thứ 1. Đại xá thiên hạ. Lấy ngày sinh làm Kế Thiên thánh tiết, sau đổi làm Vạn thọ thánh tiết, lấy tên hiệu là Quế Lâm động chủ. Bấy giờ, vua mới mười một tuổi, nhưng không phải nhờ mẫu hậu buông rèm coi việc nước, mà mọi việc thiên hạ đều tự mình quyết định cả.
Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 (1434), (Minh Tuyên Đức năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, vua dẫn các quan đến bái yết Thái miếu, lại dẫn các quan cùng với sứ thần phương Bắc tới khách bái vọng cửa khuyết.
Ngày mồng 4, sai Môn hạ ty hữu thị lang Nguyễn Phú (sau đổi là Nguyễn Truyền), Hữu hình viện lang trung Phạm Thì Trung cùng đi với sứ Bắc là bọn Từ Kỳ, Quách tế sang nhà Minh. Trước đó, nhà Minh sai bọn Từ Kỳ đem thư sang hỏi về những người còn bị ta giam giữ và số vàng phải đem cống, cho nên vua sa bọn Phú sang để [2a] trả lời.
Ngày mồng 6, sai bọn Tuyên phủ sứ Nguyễn Tông Trụ, Trung thư hoàng môn thị lang Thái Quân Thực, kỳ lão Đái Lương Bật mang tờ biểu và lễ vật địa phương sang nhà Minh cầu phong.
Ra lệnh chỉ cho văn võ đại thần và các quan lớn nhỏ trong ngoài, đại ý là:
"Đạo làm tôi cốt yếu có hai điều. Trên thì yêu vua, dưới thì yêu dân. Yêu vua phải hết lòng trung thành, thế thôi. Tất cả các quan được trẫm tin dùng, nếu có ai không hết lònng trrung thành, mà bỏ bê phận sự, thì nhà nước có pháp luật. Mới rồi, tìm người hiền để giúp việc nước, đã có lệnh cho mọi người tiến cử người mình biết. Nay đã lâu rồi mà chưa có ai theo lệnh tiến cử một người nào để đáp ứng lòng trẫm là cớ làm sao".
Ngày mồng 7, người Lạo ở Bình Nguyên1596, trấn Tuyên Quang đến cống. Sai Đô đốc Lê Vấn truyền lệnh dụ bảo, cho trở về [2b] nghiệp cũ.
1596 Bình Nguyên: tên châu đời Lý - Trần về sau, thời Lê, đổi thành châu Vị Xuyên, là đất các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên ngày nay.
Ngày mồng 9, ra lệnh chỉ cho các quân ngự tiền và các vệ quân năm đạo chuẩn bị lương ăn trong 2 tháng, hạn đến ngày 20 tháng này phải tới địa phận Đông Kinh dể điểm danh và luyện tập võ nghệ. Còn quân trấn giữ ở các trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa thì tới địa phận phủ, trấn mình để kiểm duyệt. Ai vi phạm sẽ bị trị tội.
Ngày 12, ra lệnh chỉ cho các quan văn võ rằng: Các quan từ lục phẩm trở lên có coi việc quân dân và các quan phụ đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn mà có con đích, cháu đích thuộc cùng một hộ tịch hay các hộ tịch khác đều được miễn thuế và sai dịch. Nếu là đắp đê quai vạc, làm đườngvà các việc điều động khẩn cấp, thì không được miễn. Các con đích, cháu đích đều cho ghi tên vào học ở Quốc tử giám để đợi tuyển dụng.
Ra lệnh chỉ cho kinh thành và các phủ, lộ, huyện, châu, xã, sách, thôn, trang rằng: Từ nay về sau, tiền đồng sứt mẻ nhưng còn xâu dây được [3a] thì phải lưu thông tiêu dùng, không được chê bỏ, nếu đã mẻ gãy không xâu dây được nữa thì thôi không tiêu. Người nào trái lệnh, từ chối không nhận, hay kén chọn tiền lành, thì phải tội như nhau.
Từ buổi đầu dựng nước đến nay, đã nhiều lần ra chiếu chỉ cấm dân chê bỏ tiển, nhưng bọn coi kho khi nhận tiền lại hay kén chọn tiền tốt, ở trong dân cấm cũng không được, cho nên lại có lệnh này.
Ngày 13, bổ các quan viên lớn nhỏ trong ngoài là bọn Lê Trãi 156 người. Những người tội nhẹ xử đi đày nhưng được ân xá là bọn Phan Quý Khanh cũng được dự trong số đó.
Ngày 15, vua bái yết Thái miếu, sau đó sai quan văn làm lễ.
Vua ra trường đấu xem bọn đại thần Lê Sát và các quan văn võ trong ngoài tế cáo trời, đất, thần kỳ danh sơn1597, đại xuyên1598, giết ngựa trắng lấy máu cùng thề. Đồng thời sai các quan đi tế thần kỳ ở các xứ trong nước.
1597 Danh sơn: núi non danh tiếng.
1598 Đại xuyên: sông lớn.
Ra lệnh chỉ cho các quan lộ, huyện trong nước [3b] phải lập ngay danh sách người dự thu của lộ mình, hẹn tới ngày 25 tháng này phải tới bản đạo tập hợp điểm danh, đến ngày mồng 1 tháng 2 thì thi. Người nào đỗ thì được miễn lao dịch, bổ vào Quốc tử giám. Những học trò ở nhà học của các lộ, đến hai mươi lăm tuổi trở lên mà không đỗ thì đuổi về làm dân.
Lấy bọn Thính hâu văn đội Đỗ Thuận năm người làm Giáo thụ Quốc tử giám.
Ngày 28, ra lệnh chỉ cho đại thần và các quan rằng:
Từ nay về sau không được lui tới chỗ của Quận Vương1599. Quân vương nếu không có người đến gọi thì không được vào chầu. Kẻ nào lén lút dẫn đầu, hoặc người coi cửa cho vào, cùng các quan nào lén lút dến nhà Quân Vương đều bị trị tội nặng. Bấy giờ có ba đứa hầu chạy tới tâu với Quân Vương, nói nhiều điều càn bậy, sai trái, cho nên có lệnh này.
1599 Tức Tư Tề, con trưởng của Lê Lợi, đã bị truất làm Quận Vương.
Lấy bọn Ngự tiền học sinh Trình Thanh và Nguyễn Thiên Tích [4a] làm Ngự tiền học sinh cục trưởng, Chu Tam Tỉnh và Trần Phong làm cục phó, Bùi Thì Hanh làm Thái sư thừa.
Tháng 2, ngày mồng 3, quản lĩnh trấn Lạng Sơn là Hoàng Nguyên Ý mưu phản. Sai Bắc đạo tư mã Lê Văn An đi đánh dẹp.
Ngày mồng 4, thi học sinh trong cả nước. Lấy đỗ hơn 1.000 người, chia làm ba bậc. Bậc nhất và bậc nhì thì đưa về Quốc tử giám, bậc ba thì cho về học tại nhà học các lộ, đều cho miễn lao dịch.
Ngày mồng 8, lấy Ngự tiền võ đội là bọn Mạc Thôn 47 người làm Trấn phủ các lộ. Thời tiên đế1600, tướng hiệu các độ phạm tội giáng làm võ đội, đến đây lại được bổ dùng.
1600 Tiên đế: chỉ Lê Lợi.
Lấy Lê Khuyển làm Nhập nội thiếu úy, Tham tri Hải tây đạo chư vệ quân sự thái giám như cũ; Lệ Khiêm làm đô [4b] áp nha tri tả ban sự.
Bãi chức Nam đạo Hành khiển của Lê Khắc Phục, cho làm Phán đại tông chính.
Bấy giờ, Lê Sát đã giết Lê Nhân Chú, ngờ Khắc Phục oán mình, tâu xin đoạt lại quyền hành của Phục, cho coi việc hành ngục. Khắc Phục là em cùng mẹ với Nhân Chú.
Lấy Lê Quốc Trinh làm Nam đạo Hành khiển tri quân dân ba tịch chính sự, từ tụng như cũ. Lấy Lê Thừa là Thiết đột trung quân hành quân tổng lĩnh; Lê Ê làm Điện tiền đô kiểm điểm đồng thái nội giám nội ngoại chư dịch; Lê Thê làm Chỉ huy sứ.
Sai Đại tư đồ Lê Sát, Tư khấu Lê Ngân, Tư mã Lê Liệt, Lê Bôi tuyển đinh tráng các đạo làm lính. Ra lệnh rằng: Những con trai của các hạng quân, dân đều chọn cả. Còn con trai của các quan văn võ từ lục phẩm trở lên có coi việc quân, dân và học trò Quốc tử giám, các sắc dịch, các hạng [5a] nô công và tư, do nhà nước cho phép, đã thích chữ đều được miễn. Nếu là quân ngự tiền, võ đội, thiết đột mà có một, hai, ba con trai thì được miễn một người; quân, dân có từ ba con trai trở lên, cũng chỉ miễn một người, còn lại đều tuyển chọn cả. Đại tư đồ Lê Sát cho là Trình Hoành Bá trước đây bị tội, nhưng có tài đáng tiếc, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng biên vào sổ các quan cũ được hưởng ân xá, khi có chiếu chỉ, sắc lệnh cho được hầu cùng với Hành khiển của bản đạo, có ý định dùng lại.
Ngôn quan1601 Nguyễn Thiên Tích và Bùi Cầm Hổ tâu rằng:
1601 Ngôn quan: hay gián quan, là các quan giữ chức trách can gián khuyên ngăn vua.
"Tiên đế đã có lệnh là bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Lê Đức Dư có tài, nhưng không được dùng lại nữa. Bề tôi có kẻ nào mưu việc phản nghịch cần phải tố cáo cũng không cho chúng được cáo giác. Nếu dùng lại thì trái với lệnh của Tiên đế. Vả lại, những kẻ như bọn Hoành Bá thì còn ai dùng nữa?".
Rút cuộc, xóa bỏ tên hắn, sai bổ vào quân ngũ. Sau lại sợ Hoành Bá ở [5b] trong quân, nhất định sẽ gây chuyện có hại, bấy giờ mới thích chữ vào trán đuổi về làm dân.
Trước kia, Thái Tổ khi về già có nhiều bệnh, lại thêm Quân Vương (Tư Tề] ngông cuồnng, bậy bạ, vua thì còn trẻ thơ, mà Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đều có công lao giúp nước, rất được người đương thời trọng vọng. Nguyên Hãn lại là con cháu nhà Trần và Văn Xảo cũng là người kinh lộ, lo rằng sau này họ có chí khác, nên bên ngoài thì đối xử theo lễ tiết hậu, nhưng trong lòng lại rất ngờ vực hai người.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua, dâng sớ mật, khuyên Thái Tổ quyết ý giết đi. Nếu có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo họ là bè đảng của hai nhà ấy, nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng không dám nói gì. Nhưng Thái Tổ biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là loại tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi, song lại lo chúng [6a] đuợc dùng lại cho nên nói thế để ngăn ngừa.
Cho viên phụ đạo đóng ở Mường Việt1602 là Cầm Công được đội mũ thắt đai vào chầu.
1602 Mường Việt: tức là Việt Châu, nay là huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Ngày 14, người mẹ của Đèo Mạnh Vượng (là vợ của Đèo Cát Hãn) châu Mường Lễ về hàng.
Sau khi Đèo Cát Hãn chết, con là Mạnh Vượng đem mẹ về ở đất cũ. Người mẹ một mình về hàng trước.
Vua hỏi Mạnh Vượng sao không tự đến. Trả lời: Vượng vì em là Đạo Thu dẫn bọn Mường Lự1603 đến đánh nên không thể bỏ đi xa, thiếp già nay xi về vâng mệnh triều đình trước. Vua sai người dụ bảo bà ta bảo cho Mạnh Vương vào chầu.
1603 Mường Lự: tức là động Bình Lư nay thuộc tỉnh Lào Cai.
Ngày 15, ra lệnh chỉ cho các quan viên văn võ rằng:
"Những người mà các ngươi tiến cử, những lời mà các ngươi tâu lên, chả lẽ ta không biết hay sao? Song những lời của các ngươi chẳng có mưu kế lạ gì có thể dùng được, những kẻ được tiến cử đều là bọn tầm thường dung tục. Các ngươi nếu có lòng vì nước, lại càng phải dể ý xét hỏi rộng khắp, xem [6b] có ai còn ẩn dật chốn núi rừng, hay nương náu nơi thôn dã, chưa được triều đình xét dùng tới, hãy tiến cử lấy một vài người giúp trẫm lo việc trị nước, như thế thì mới có thể là tận trung với nước, sẽ được thưởng vượt bậc".
Ngày 22, Tư mã Lê Văn An đánh giặc trở về.
Trước kia, bọn Hoàng Nguyên Ý, Hoàng Văn Ngạc, Nguyễn Thế Ninh, Nguyễn Công Đình ở trấn Lạng Sơn đều là các phụ đạo của trấn đó, vì có công theo về triều đình, đều được làm quản lĩnh, vẫn được ở đất cũ như mình. Bọn Tuyên úy Lê Đồ, Lê Lộng không biết vỗ về, chế ngự nên bọn nguyên Ý đều mang lòng oán hận. Quân Vương có người vợ lẽ, vì có lỗi phải đuổi đi. Nguyên Ý về chầu trông thấy rất thích, ngầm đem theo về, đến nỗi lộ việc. Lại có tên gia nô của Ý là Phi Báo, vì bị Ý đánh, chạy đến chỗ bọn Đồ và Lộng, vu cáo là Nguyên Ý đã dấy binh. Vua liền sai Văn An đem quân Ngự tiền, Thiết đột và quân ở Bắc [7a] đạo đi đánh. Khi đến nơi thì Văn Ngạc đã bị trấn binh giết chết, bọn Ý đều bỏ cả vợ con chạy trốn sang đất Minh. Văn An liền chia quân lùng bắt thân thích, nô tì, tài sản, gia súc của bốn tên đó cùng vợ con của trấn quân được tới hơn nghìn người đem về dâng nộp. Vua thả hết dân thường, đem gia thuộc của bốn tên đó ban cấp cho các quan.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua sai các quan rước Phật chùa Pháp Vân1604 ở Cát Châu về Đông Kinh để cầu mưa.
1604 Chùa Pháp Vân: theo CMCB3 chùa này ở thôn Văn Giáp, huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Bấy giờ, trời đã lâu không mưa, mà chỉ rước Phật đọc chú để cầu đảo. Nguyễn Thiên Hựu dâng sớ tâu rằng:
"Bệ hạ sửa đức, tha tù oan, thả bớt cung nữ mà trời không mưa thì xin chém đầu thần để tạ trời đất".
Đại tư đồ Lê Sát ghét Hựu nói thẳng, sớ chưa được trả lời, thì gặp trận mưa nhỏ, bèn gọi Thên Hựu mà hỏi rằng:
"Đêm hôm qua chẳng mưa nhỏ rồi là gì?".
[7b] Lại đúng lúc có tờ tâu của các lộ Thanh Hóa, Tuyên Quang báo tin mưa gởi đến, Sát đem cả cho Thiên Hựu xem, Thiên Hựu không nói lại được câu nào.
Đày giám sinh Nguyễn Đức Minh ra châu xa.
Đức Minh dời nhà đến ở Quốc tử giám, có thư nặc danh dán trên vách miếu thần bên cạnh đường, trong đó có câu: "Đại tư đồ Sát và Đô đốc Vấn cùng mưu giết ông Sĩ (tức là Nhân Chú) phán đại lý". Đức Minh gọi người đến xem, rồi bóc lấy xé nát ném xuống nước. Sát ngờ thư ấy do Đức Minh làm, sai bắt về tra khảo, nhưng Đức Minh không nhận, định đem chém, nhưng hình quan cho là tội còn ngờ, nên được giảm tội chết, bắt đi đày và tịch thu gia tài.
Phủ Nghệ An dâng thuyền ngự, đến trường Đại Thông, đang đêm bị sét đánh cháy.
Lại lấy Lê Khả làm Vinh lộc đại phu Lạng Sơn trấn tuyên úy đại úy tri quân sự; lấy Lê Nhữ Tổ làm Chính sự viện đồng tham [8a] nghi tước Minh tự.
Thả vài chục tên tù tội nhẹ vì hạn hán đã lâu.
Ngày 19, dân Mường Ba Long, phủ Thanh Hóa làm phản theo về nước Ai Lao. Tuần sát Lê Thống đi đánh, chém giết bọn đinh tráng, bắt sống hơn ba mươi người đàn ông, đàn bà.
Xử chém ngay tội tù.
Trước đây, người của quân Uy viễn là Nguyễn Bẩm và của trung quân Thiết đột là Trịnh Thọ Lộc chuyên nghề dụ trộm những nô tỳ nhà nước ban cho các quan. Tư mã Lê Liệt bắt được tâu lên. Vì bấy giờ các nô tỳ công và tư bỏ trốn nhiều, Đại tư đồ Lê Sát giận lắm, sai hình quan tra ngay ở sân điện, xét xong, lôi ra chém ngay.
Chiêm Thành cướp bắt người châu Hóa.
Chúa Chiêm Thành là Bố Đề nghe tin Thái Tổ băng, thấy vua mới lên ngôi, ngờ là nước ta có biến loạn, bèn tự mình cầm quân ra đóng sát biên giới, chực mưu vào cướp. Nhưng vì chưa rõ thực hư,
không dò hỏi vào đâu được, mới sai thuyền [8b] đi ngầm vào Cửa Việt1605 cướp bắt mấy người rồi đi. Dân địa phương đánh lại, bắt được hai người đem nộp.
1605 Cửa Việt: nay là Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 22, đặt đàn chay ở điện Cần Chính, vì hạn hán hại lúa, sét đánh cháy thuyền.
Ngày 25, thăng chức cho các tướng hiệu các vệ quân năm đạo, từ vệ đồng trì, quản lĩnh, dưới đến đội trưởng là 851 viên, những người ở trong được thăng và ở các quận ngự tiền được chọn bổ là 596 viên; 155 người có tội nhẹ được ân xá và sử dụng. Quan nội mật gọi tên cấp sắc suốt từ sáng đến trưa vẫn chưa hết. Những người ở trong mà chưa được thăng thì được thưởng mỗi người một tư.
Tháng 5, ngày Đinh Sửu, mồng 1, nghỉ chầu.
Trước đó, Thái sử Bùi Thì Hanh bí mật tâu rằng, ngày mồng 1, tháng 5 [9a], có tinh vược đen ăn mặt trời, hôm ấy sẽ có nhật thực. Có nhật thực thì trong nước có tai biến. Nếu bắt được vượn sống đem giết để trấn yểm thì có thể chấm dứt được tai biến. Đại tư đồ Lê Sát tin là thực, tâu xin ra lệnh cho quan lại các trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên đốc thúc dân chúng bủa lưới săn lùng khắp rừng núi khe hang, bắt vượn khỉ đóng cũi gửi về nườm nợp không ngớt. Đến ngày ấy nghỉ chầu, làm phép trấn yểm trong cung cấm, các quan không một ai được biết. Thì Hanh chỉ tâu cho Lễ bộ thị lang Trình Toàn Dương, trước là đạo sĩ, cùng làm phép với mình. Hai người đều đdược thưởng rất hậu.
Ngày mồng 5, ra lệnh chỉ cho các phủ, lộ, trấn, huyện, xã, sách, trang rằng: Các loại thuế dân đinh, đầm hồ năm nay thì theo lệ năm Quý Sửu (1433), còn thuế bãi dâu thì theo lệ mới quy định.
Ngày 11, kinh thành bị cháy, lửa lan ra thiêu mất vài trăm nhà, nhiều người chết cháy.
Ngày 12, sai quân năm đạo diễn võ ở trường đấu, dẫn [9b] bọn tù Chiêm Thành tới xem rồi cho về.
Sai Nhập nội tư mã Lê Liệt, tổng đốc các quân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, đi tuần tra các nơi thuộc Tân Bình, Thuận Hóa, nếu gặp giặc cỏ Chiêm Thành vào cướp biên giới, mà có viên chỉ huy hay tên lính nào vi phạm quân lệnh hay sợ hãi rút lui thì cho phép chém trước tâu sau. Lại sai Nhập nội thiếy úy Lê Khôi và Hành khiển tổng quản Lê Truất cùng đốc suất các quân ở Tân Bình và Thuận Hóa đi theo.
Ngày 16, sai bọn Tuyên phủ sứ Nguyễn Tông Trụ: Trung thư hoàng môn thị lang Thái Quân Thực: kỳ lão Đái Lương Bật mang tờ biểu và phương vật sang cầu phong nhà Minh.
Hành khiển Nguyễn Trãi soạn xong tờ tâu, bọn Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi lại mấy chữ: Nguyễn Trãi giận nói:
"Bọn các ngươi là hạng bề tôi vơ vét, nạn hạn hán này [10a] là do các ngươi gây nên cả".
Thúc Huệ tố các với Đại tư đồ Sát và Đô đốc Vấn. Sát và Vấn tức lắm, trách Trãi rằng:
"Làm nên nỗi có thiên tai không phải là do lỗi của bọn ấy, lỗi ở vua và tể tướng thôi, sao ông trách nhau quá như thế?".
Trãi từ tạ nói:
"Thúc Huệ chỉ vì chút tài vét thuế mà chiếm chỗ then chốt của thiên hạ, mỗi khi có sổ sách tâu vào đều muốn vơ của dân về cho quan, để mong hợp ý vua, cho nên tôi nhân việc này mà nói ra thôi, không dám chê bàn gì đến vua và tể tướng cả".
Sát vẫn chưa nguôi giận. Nhưng bản tâu vẫn theo như của Trãi, không thay đổi.
Ngày 18, ra lệnh chỉ cho các đội tuần kiểm coi giữ cửa ải ở các lộ, trấn, huyện phải tuần tra, canh giữ nghiêm ngặt lùng bắt trộm cướp.
Ngày 24, giờ Thìn, có khí xanh đỏ như hình cầu vồng nhưng ngắn hơn, xuất hiện ở phương đông bắc.
Chém người thợ của cục Tả ban Tất tác [10b] là Cao Sư Đãng.
Bấy giờ, điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc rất nặng nề, Sư Đãng phải làm lụng vất vả, nói vụng rằng:
"Thiên tử không có đức, để đến nỗi hạn hán. Đại thần ăn của đút, cử dùng kẻ vô công, có gì là thiện đâu mà phải làm chùa to thế".
Bị người cáo giác.
Đại tư đồ Lê Sát giận lắm. Quan thẩm hình Nguyễn Đình Lịch nói:
"Nó dám nói càn đến việc nước, nên chém".
Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cầm Hổ đều xin tha tội chết, vua sắp nghe theo, thì Sát nói:
"Trước đã nghe lời bọn Thiên Hựu không giết Nguyễn Đức Minh, để rồi nó bỏ thư nặc danh vu cho nhau, nay lại định tha thằng này thì làm thế nào cho đứa khác răn sợ?".
Bọn Thiên Hựu không dám nói nữa. Bèn chém Sư Đăng. Ngay hôm ấy vừa gặp có mưa nhỏ. Hôm sau, Sát nói trong triều rằng:
"Nếu nghe lời ngôn quan, làm gì có trận mưa ấy?".
Lê Ngân nói: "Giết nhiều kẻ ác thì được mưa nhiều, chỉ có điều [11a] xương người chất đầy đường khó đi thôi".
Ngày 28, Nguyễn Khải ở châu Mông Ân, trấn Tuyên Quang sai con về hàng. Sai đại thần dụ bảo rồi cho về1606.
1606 Nguyên văn "khiển chi", chúng tôi ngờ chữ "khiển" vốn là chữ "hoàn" khắc lầm.
Tháng 6, hai người đầu mục quản tượng1607 của Chiêm Thành là Lâu và Cai đến hàng.
1607 Tức là người đầu mục trông giữ voi.
Ngày mồng 8, Mường Bồn1608 nước Ai Lao sai người sang cống lễ vật, ban cho hai chiếc áo dệt kim tuyến và năm tấm lụa.
1608 Tức là Bồn Man.
Ngày mồng 10, có mù đầy trời.
Ngày 12, Đào Lộc về hàng.
Lộc là con của Đào Quý Dung. Trước kia, khi Thái Tổ dẹp giặc Ngô, viên phụ đạo trấn Quy Hóa là Đồng tri phủ ngụy Quý Dung không phục, đem gia thuộc trốn sang Vân Nam. Đến đây, Quý Dung chết, con hắn về hàng.
Nước biển dâng lên mạnh.
Ngày 14, mưa, các quan bái tạ.
Ngày 17, lấy Thẩm hình Nguyễn Đình Lịch làm An phủ sứ hạ bạn Thái Nguyên, vẫn giữ chức Thẩm hình phó sứ [11b] như cũ.
Ngày 20, Đồng tri bạ tịch Bắc đạo Bùi Ư Đài thấy trời sinh nhiều tai dị, dâng sớ nói bốn điều.
Điều thứ nhất đại ý nói: Xin bệ hạ bên trong thì kén chọn các bậc hoành huynh, quốc cữu1609, các bậc bô lão am hiểu điển chế xưa, giữ làm thập nhị để khuyên răn nhắc bảo mình; bên ngoài thì đặt chức sư phó để làm trụ cột, chỉ huy trăm quan.
1609 Hoành huynh: anh vua. Quốc cữu: cậu vua.
Điều thứ hai đại ý nói: Những quan viên văn võ, quân lính và dân chúng trước kia bị tội đày đi các nơi, đó là cách trừng trị của Tiên đế đối với chúng. Nay lại thấy chúng trở về làm quan, nắm quyền coi quân trị dân, thế là trái với ý của Tiên đế, không hợp với đạo của trời đất.
Đại tư đồ Sát thấy sớ giận lắm, sai người chép hai điều đó tâu lên và nói:
"Tiên đế cho bọn thần là bề tôi cũ lâu đời, vả lại đã cùng với Tiên đế vất vả trong mười năm trời ra vào chốn muôn chết một sống, để lập nên triều đình này. Tiên đế vốn biết bọn thần là hạng chất phác, [22a] ngu độn, cho nên, lúc sắp mất, đem bệ hạ ký thác cho bọn thần. Nay Ư Đài nói thế, có ý ngờ bọn thần chuyên quyền làm bậy, mà xui bệ hạ lập người thân thích khác để phòng giữ, xin giao nó xuống cho ngục quan xét hỏi việc này hư thực thế nào. Nếu Ư Đài quả đúng là ly gián vua tôi thì phải trị hắn theo phép nước không tha".
Vua ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
"Những điều Ư Đài nói ra, tuy có trúng chỗ thiết yếu, nhưng đâu đến nỗi thế".
Sát tâu đi tâu lại vài bốn lần, vua đều không nghe. Bọn Thiên Hựu, Cầm Hổ lại tâu rằng:
"Ư Đài khuyên bệ hạ không nên tin dùng đại thần, thế là trái lời di chiếu của Tiên đế, mà gây hiềm khích lung tung, không thể không xét tội".
Hữu bật Lê Văn Linh cầm tờ sớ đến tâu, vua mới cho xét. Kết quả đày Ư Đàu đi châu xa.
Ngày 24, truy tôn mẹ đẻ là Cung Từ quốc thái mẫu.
Trước kia, Thái Tổ không lập chính [12b] thất, chỉ có vài người như Trịnh Thần phi là mẹ Quận vương và Phạm Huệ phi thôi. Quốc mẫu cũng là vợ lẽ của Tiên đế, đã mất ngay từ buổi đầu gian lao dựng nước.
Đến đây, vua tưởng nhớ, truy tôn là Quốc thái mẫu. Thần chủ cũ của Quốc thái mẫu ở Lam Kinh, vua sai cậu là Hữu ban Lê Liên và Trung thư thị lang Trần Thuấn Du rước thần chủ mới và Kim sách đến miếu làm lễ truy tôn.
Đại tư đồ Lê Sát dựng xong các chùa Thanh Đàm và Chiêu Độ, có đến hơn 90 gian.
Mùa thu, tháng 7, ngày 11, ra lệnh chỉ cho tướng hiệu vệ quân các đạo và các quan lộ, huyện, trấn, sách, xã rằng:
"Phép trị nước lấy hình pháp gọn nhẹ làm gốc. Trẫm thấy các quân nhân đều tâu báo vượt cấp, câu kết nhau để đi kiện người, bỏ phế việc của dân, quấy rối triều đình, không gì [13a] tệ hơn. Từ nay, quân hay dân nếu có vụ kiện nhỏ thì tới chỗ xã quan của xã mình mà trình bày, xã quan không giải quyết được mới lên huyện, huyện không giải quyết được mới lần lượt lên lộ, lên phủ, phủ không giải quyết được thì bấy giờ được tâu lên. Các vụ kiện ruộng đất cũng thế. Các quan xét xử phải giữ phép công bằng, không được nhận đúr lót mà làm sai, để có người bị oan uổng. Các vụ kiện lớn thì mới cho tâu thẳng lên".
Ngày 15, mở hội Vu Lan1610, tha cho năm mươi tên tù tội nhẹ, ban cho các sư tụng kinh 220 quan tiền.
1610 Tức hội Vu Lan Bồn của nhà Phật tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Theo Phật thoại, mẹ của Mục Liên vào địa ngục, hễ ăn gì đều hóa thành lửa. Phật liền dùng chiếc bồn lớn, đựng hàng trăm thức ăn để cúng dường các Phật, giải thoát cho mẹ Mục Liên, Sau này, lễ Vu Lan Bồn là để cúng thí bọn quỷ đói, giải thoát mọi khổ ải cho chúng sinh.
Tháng 8, cho các giám sinh Quốc tử giám và sinh đồ các lộ, huyện được mang mũ áo và cho Giáo thụ Quốc tử giám cùng giáo chức các lộ, huyện được được đội mũ cao sơn.
Trước kia, Giáo thụ và Giám thư khố đầu đội mũ thái cổ, đến đây, cho đội mũ cao sơn.
Ngày mồng 8, sai Hữu bộc [13b] xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu thờ thái mẫu.
Ngày mồng 9, chém tên ăm trộm Trình Đường. Bọn Chính sự viện đồng tham nghị Nguyễn Hân tâu rằng:
"Tên Đường trộm cắp giữa ban ngày, nhưng theo luật không đáng xử tử, không nên giết hắn".
Vua không nghe.
Tên đầu bếp ở thái miếu Nguyễn Chú vì tội ức hiếp mua rẻ hàng hóa, bị đánh tám mươi trượng, thích chữ vào gáy, đồ làm lính nuôi voi.
Bấy giờ, người đầu bếp của các nhà quyền quý hay thác cớ là người trong cung, ức hiếp người bán, mua rẻ hàng hóa ở chợ, dân chúng rất sợ bọn đó. Nguyễn Thiên Hựu bắt được tâu lên, bèn trị tội tên Chú và rao ba ngày cho mọi người biết.
Định khoa thi chọn học trò.
Xuống chiếu rằng: Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, người anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiện như sao buổi sớm. Thái Tổ ta buổi đầu dựng nước, mở mang nhà học, dùng cỗ Thái lao1611 để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng [14a] vì nước mới dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để thỏa lòng mong đợi.
1611 Cỗ Thái lao: lễ lớn, dùng đủ tam sinh (ba con vật tế) là: trâu, dê, lợn.
Nay định rõ thể lệ khoa thi, kỳ thi: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5 (1438), thi hương ở các đạo, năm thứ sáu, thi hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau, cứ ba năm một lần thi lớn, coi đó làm quy định lâu dài, người nào thi đổ, đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân.
Tất cả khoa mục của các kỳ thi quy định như sau:
Kỳ thứ nhất: một bài kinh nghĩa, Tứ thư mỗi sách một bài, mỗi bài đều 300 chữ trở lên.
Kỳ thứ hai: Chế, biếu, biểu.
Kỳ thứ ba: thi, phú.
Kỳ thứ tư: một bài văn sách từ 1.000 chữ trở lên.
Quyển XI
[1a]
Triều Liệt Đại Phu Quốc Tử Giám Tư Nghiệp Kiêm Sử Quan Tu Soạn Thần Ngô Sĩ Liên Biên Soạn
Kỷ Nhà Lê
Thái Tông Văn Hoàng Đế
Tên húy là Nguyên Long, con thứ của vua Thái Tổ, ở ngôi chín năm. Băng khi đi tuần về miền Đông, thọ hai mươi tuổi, táng ở Hựu Lăng.
Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di Địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa.
Mẹ vua là Cung Từ hoàng thái hậu Phạm thị, tên húy là Trần, người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương, xứ Thanh Hóa. Vào năm Thái Tổ khởi nghĩa thứ 6, Quý Mão (1423), mùa đông, tháng 11, ngày 20, sinh ra vua. Năm Thuận Thiên thứ 1 (1423), tháng 3, phong làm Lương quận công. Năm Thuận Thiên thứ 2, [1b] tháng giêng, ngày mồng 6, được lập làm Hoàng thái tử. Năm thứ 6 (1433), tháng 9, ngày mồng, lên ngồi lấy năm sau làm năm Thiệu Bình thứ 1. Đại xá thiên hạ. Lấy ngày sinh làm Kế Thiên thánh tiết, sau đổi làm Vạn thọ thánh tiết, lấy tên hiệu là Quế Lâm động chủ. Bấy giờ, vua mới mười một tuổi, nhưng không phải nhờ mẫu hậu buông rèm coi việc nước, mà mọi việc thiên hạ đều tự mình quyết định cả.
Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 (1434), (Minh Tuyên Đức năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, vua dẫn các quan đến bái yết Thái miếu, lại dẫn các quan cùng với sứ thần phương Bắc tới khách bái vọng cửa khuyết.
Ngày mồng 4, sai Môn hạ ty hữu thị lang Nguyễn Phú (sau đổi là Nguyễn Truyền), Hữu hình viện lang trung Phạm Thì Trung cùng đi với sứ Bắc là bọn Từ Kỳ, Quách tế sang nhà Minh. Trước đó, nhà Minh sai bọn Từ Kỳ đem thư sang hỏi về những người còn bị ta giam giữ và số vàng phải đem cống, cho nên vua sa bọn Phú sang để [2a] trả lời.
Ngày mồng 6, sai bọn Tuyên phủ sứ Nguyễn Tông Trụ, Trung thư hoàng môn thị lang Thái Quân Thực, kỳ lão Đái Lương Bật mang tờ biểu và lễ vật địa phương sang nhà Minh cầu phong.
Ra lệnh chỉ cho văn võ đại thần và các quan lớn nhỏ trong ngoài, đại ý là:
"Đạo làm tôi cốt yếu có hai điều. Trên thì yêu vua, dưới thì yêu dân. Yêu vua phải hết lòng trung thành, thế thôi. Tất cả các quan được trẫm tin dùng, nếu có ai không hết lònng trrung thành, mà bỏ bê phận sự, thì nhà nước có pháp luật. Mới rồi, tìm người hiền để giúp việc nước, đã có lệnh cho mọi người tiến cử người mình biết. Nay đã lâu rồi mà chưa có ai theo lệnh tiến cử một người nào để đáp ứng lòng trẫm là cớ làm sao".
Ngày mồng 7, người Lạo ở Bình Nguyên1596, trấn Tuyên Quang đến cống. Sai Đô đốc Lê Vấn truyền lệnh dụ bảo, cho trở về [2b] nghiệp cũ.
1596 Bình Nguyên: tên châu đời Lý - Trần về sau, thời Lê, đổi thành châu Vị Xuyên, là đất các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên ngày nay.
Ngày mồng 9, ra lệnh chỉ cho các quân ngự tiền và các vệ quân năm đạo chuẩn bị lương ăn trong 2 tháng, hạn đến ngày 20 tháng này phải tới địa phận Đông Kinh dể điểm danh và luyện tập võ nghệ. Còn quân trấn giữ ở các trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa thì tới địa phận phủ, trấn mình để kiểm duyệt. Ai vi phạm sẽ bị trị tội.
Ngày 12, ra lệnh chỉ cho các quan văn võ rằng: Các quan từ lục phẩm trở lên có coi việc quân dân và các quan phụ đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn mà có con đích, cháu đích thuộc cùng một hộ tịch hay các hộ tịch khác đều được miễn thuế và sai dịch. Nếu là đắp đê quai vạc, làm đườngvà các việc điều động khẩn cấp, thì không được miễn. Các con đích, cháu đích đều cho ghi tên vào học ở Quốc tử giám để đợi tuyển dụng.
Ra lệnh chỉ cho kinh thành và các phủ, lộ, huyện, châu, xã, sách, thôn, trang rằng: Từ nay về sau, tiền đồng sứt mẻ nhưng còn xâu dây được [3a] thì phải lưu thông tiêu dùng, không được chê bỏ, nếu đã mẻ gãy không xâu dây được nữa thì thôi không tiêu. Người nào trái lệnh, từ chối không nhận, hay kén chọn tiền lành, thì phải tội như nhau.
Từ buổi đầu dựng nước đến nay, đã nhiều lần ra chiếu chỉ cấm dân chê bỏ tiển, nhưng bọn coi kho khi nhận tiền lại hay kén chọn tiền tốt, ở trong dân cấm cũng không được, cho nên lại có lệnh này.
Ngày 13, bổ các quan viên lớn nhỏ trong ngoài là bọn Lê Trãi 156 người. Những người tội nhẹ xử đi đày nhưng được ân xá là bọn Phan Quý Khanh cũng được dự trong số đó.
Ngày 15, vua bái yết Thái miếu, sau đó sai quan văn làm lễ.
Vua ra trường đấu xem bọn đại thần Lê Sát và các quan văn võ trong ngoài tế cáo trời, đất, thần kỳ danh sơn1597, đại xuyên1598, giết ngựa trắng lấy máu cùng thề. Đồng thời sai các quan đi tế thần kỳ ở các xứ trong nước.
1597 Danh sơn: núi non danh tiếng.
1598 Đại xuyên: sông lớn.
Ra lệnh chỉ cho các quan lộ, huyện trong nước [3b] phải lập ngay danh sách người dự thu của lộ mình, hẹn tới ngày 25 tháng này phải tới bản đạo tập hợp điểm danh, đến ngày mồng 1 tháng 2 thì thi. Người nào đỗ thì được miễn lao dịch, bổ vào Quốc tử giám. Những học trò ở nhà học của các lộ, đến hai mươi lăm tuổi trở lên mà không đỗ thì đuổi về làm dân.
Lấy bọn Thính hâu văn đội Đỗ Thuận năm người làm Giáo thụ Quốc tử giám.
Ngày 28, ra lệnh chỉ cho đại thần và các quan rằng:
Từ nay về sau không được lui tới chỗ của Quận Vương1599. Quân vương nếu không có người đến gọi thì không được vào chầu. Kẻ nào lén lút dẫn đầu, hoặc người coi cửa cho vào, cùng các quan nào lén lút dến nhà Quân Vương đều bị trị tội nặng. Bấy giờ có ba đứa hầu chạy tới tâu với Quân Vương, nói nhiều điều càn bậy, sai trái, cho nên có lệnh này.
1599 Tức Tư Tề, con trưởng của Lê Lợi, đã bị truất làm Quận Vương.
Lấy bọn Ngự tiền học sinh Trình Thanh và Nguyễn Thiên Tích [4a] làm Ngự tiền học sinh cục trưởng, Chu Tam Tỉnh và Trần Phong làm cục phó, Bùi Thì Hanh làm Thái sư thừa.
Tháng 2, ngày mồng 3, quản lĩnh trấn Lạng Sơn là Hoàng Nguyên Ý mưu phản. Sai Bắc đạo tư mã Lê Văn An đi đánh dẹp.
Ngày mồng 4, thi học sinh trong cả nước. Lấy đỗ hơn 1.000 người, chia làm ba bậc. Bậc nhất và bậc nhì thì đưa về Quốc tử giám, bậc ba thì cho về học tại nhà học các lộ, đều cho miễn lao dịch.
Ngày mồng 8, lấy Ngự tiền võ đội là bọn Mạc Thôn 47 người làm Trấn phủ các lộ. Thời tiên đế1600, tướng hiệu các độ phạm tội giáng làm võ đội, đến đây lại được bổ dùng.
1600 Tiên đế: chỉ Lê Lợi.
Lấy Lê Khuyển làm Nhập nội thiếu úy, Tham tri Hải tây đạo chư vệ quân sự thái giám như cũ; Lệ Khiêm làm đô [4b] áp nha tri tả ban sự.
Bãi chức Nam đạo Hành khiển của Lê Khắc Phục, cho làm Phán đại tông chính.
Bấy giờ, Lê Sát đã giết Lê Nhân Chú, ngờ Khắc Phục oán mình, tâu xin đoạt lại quyền hành của Phục, cho coi việc hành ngục. Khắc Phục là em cùng mẹ với Nhân Chú.
Lấy Lê Quốc Trinh làm Nam đạo Hành khiển tri quân dân ba tịch chính sự, từ tụng như cũ. Lấy Lê Thừa là Thiết đột trung quân hành quân tổng lĩnh; Lê Ê làm Điện tiền đô kiểm điểm đồng thái nội giám nội ngoại chư dịch; Lê Thê làm Chỉ huy sứ.
Sai Đại tư đồ Lê Sát, Tư khấu Lê Ngân, Tư mã Lê Liệt, Lê Bôi tuyển đinh tráng các đạo làm lính. Ra lệnh rằng: Những con trai của các hạng quân, dân đều chọn cả. Còn con trai của các quan văn võ từ lục phẩm trở lên có coi việc quân, dân và học trò Quốc tử giám, các sắc dịch, các hạng [5a] nô công và tư, do nhà nước cho phép, đã thích chữ đều được miễn. Nếu là quân ngự tiền, võ đội, thiết đột mà có một, hai, ba con trai thì được miễn một người; quân, dân có từ ba con trai trở lên, cũng chỉ miễn một người, còn lại đều tuyển chọn cả. Đại tư đồ Lê Sát cho là Trình Hoành Bá trước đây bị tội, nhưng có tài đáng tiếc, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng biên vào sổ các quan cũ được hưởng ân xá, khi có chiếu chỉ, sắc lệnh cho được hầu cùng với Hành khiển của bản đạo, có ý định dùng lại.
Ngôn quan1601 Nguyễn Thiên Tích và Bùi Cầm Hổ tâu rằng:
1601 Ngôn quan: hay gián quan, là các quan giữ chức trách can gián khuyên ngăn vua.
"Tiên đế đã có lệnh là bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Lê Đức Dư có tài, nhưng không được dùng lại nữa. Bề tôi có kẻ nào mưu việc phản nghịch cần phải tố cáo cũng không cho chúng được cáo giác. Nếu dùng lại thì trái với lệnh của Tiên đế. Vả lại, những kẻ như bọn Hoành Bá thì còn ai dùng nữa?".
Rút cuộc, xóa bỏ tên hắn, sai bổ vào quân ngũ. Sau lại sợ Hoành Bá ở [5b] trong quân, nhất định sẽ gây chuyện có hại, bấy giờ mới thích chữ vào trán đuổi về làm dân.
Trước kia, Thái Tổ khi về già có nhiều bệnh, lại thêm Quân Vương (Tư Tề] ngông cuồnng, bậy bạ, vua thì còn trẻ thơ, mà Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đều có công lao giúp nước, rất được người đương thời trọng vọng. Nguyên Hãn lại là con cháu nhà Trần và Văn Xảo cũng là người kinh lộ, lo rằng sau này họ có chí khác, nên bên ngoài thì đối xử theo lễ tiết hậu, nhưng trong lòng lại rất ngờ vực hai người.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua, dâng sớ mật, khuyên Thái Tổ quyết ý giết đi. Nếu có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo họ là bè đảng của hai nhà ấy, nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng không dám nói gì. Nhưng Thái Tổ biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là loại tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi, song lại lo chúng [6a] đuợc dùng lại cho nên nói thế để ngăn ngừa.
Cho viên phụ đạo đóng ở Mường Việt1602 là Cầm Công được đội mũ thắt đai vào chầu.
1602 Mường Việt: tức là Việt Châu, nay là huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Ngày 14, người mẹ của Đèo Mạnh Vượng (là vợ của Đèo Cát Hãn) châu Mường Lễ về hàng.
Sau khi Đèo Cát Hãn chết, con là Mạnh Vượng đem mẹ về ở đất cũ. Người mẹ một mình về hàng trước.
Vua hỏi Mạnh Vượng sao không tự đến. Trả lời: Vượng vì em là Đạo Thu dẫn bọn Mường Lự1603 đến đánh nên không thể bỏ đi xa, thiếp già nay xi về vâng mệnh triều đình trước. Vua sai người dụ bảo bà ta bảo cho Mạnh Vương vào chầu.
1603 Mường Lự: tức là động Bình Lư nay thuộc tỉnh Lào Cai.
Ngày 15, ra lệnh chỉ cho các quan viên văn võ rằng:
"Những người mà các ngươi tiến cử, những lời mà các ngươi tâu lên, chả lẽ ta không biết hay sao? Song những lời của các ngươi chẳng có mưu kế lạ gì có thể dùng được, những kẻ được tiến cử đều là bọn tầm thường dung tục. Các ngươi nếu có lòng vì nước, lại càng phải dể ý xét hỏi rộng khắp, xem [6b] có ai còn ẩn dật chốn núi rừng, hay nương náu nơi thôn dã, chưa được triều đình xét dùng tới, hãy tiến cử lấy một vài người giúp trẫm lo việc trị nước, như thế thì mới có thể là tận trung với nước, sẽ được thưởng vượt bậc".
Ngày 22, Tư mã Lê Văn An đánh giặc trở về.
Trước kia, bọn Hoàng Nguyên Ý, Hoàng Văn Ngạc, Nguyễn Thế Ninh, Nguyễn Công Đình ở trấn Lạng Sơn đều là các phụ đạo của trấn đó, vì có công theo về triều đình, đều được làm quản lĩnh, vẫn được ở đất cũ như mình. Bọn Tuyên úy Lê Đồ, Lê Lộng không biết vỗ về, chế ngự nên bọn nguyên Ý đều mang lòng oán hận. Quân Vương có người vợ lẽ, vì có lỗi phải đuổi đi. Nguyên Ý về chầu trông thấy rất thích, ngầm đem theo về, đến nỗi lộ việc. Lại có tên gia nô của Ý là Phi Báo, vì bị Ý đánh, chạy đến chỗ bọn Đồ và Lộng, vu cáo là Nguyên Ý đã dấy binh. Vua liền sai Văn An đem quân Ngự tiền, Thiết đột và quân ở Bắc [7a] đạo đi đánh. Khi đến nơi thì Văn Ngạc đã bị trấn binh giết chết, bọn Ý đều bỏ cả vợ con chạy trốn sang đất Minh. Văn An liền chia quân lùng bắt thân thích, nô tì, tài sản, gia súc của bốn tên đó cùng vợ con của trấn quân được tới hơn nghìn người đem về dâng nộp. Vua thả hết dân thường, đem gia thuộc của bốn tên đó ban cấp cho các quan.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua sai các quan rước Phật chùa Pháp Vân1604 ở Cát Châu về Đông Kinh để cầu mưa.
1604 Chùa Pháp Vân: theo CMCB3 chùa này ở thôn Văn Giáp, huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Bấy giờ, trời đã lâu không mưa, mà chỉ rước Phật đọc chú để cầu đảo. Nguyễn Thiên Hựu dâng sớ tâu rằng:
"Bệ hạ sửa đức, tha tù oan, thả bớt cung nữ mà trời không mưa thì xin chém đầu thần để tạ trời đất".
Đại tư đồ Lê Sát ghét Hựu nói thẳng, sớ chưa được trả lời, thì gặp trận mưa nhỏ, bèn gọi Thên Hựu mà hỏi rằng:
"Đêm hôm qua chẳng mưa nhỏ rồi là gì?".
[7b] Lại đúng lúc có tờ tâu của các lộ Thanh Hóa, Tuyên Quang báo tin mưa gởi đến, Sát đem cả cho Thiên Hựu xem, Thiên Hựu không nói lại được câu nào.
Đày giám sinh Nguyễn Đức Minh ra châu xa.
Đức Minh dời nhà đến ở Quốc tử giám, có thư nặc danh dán trên vách miếu thần bên cạnh đường, trong đó có câu: "Đại tư đồ Sát và Đô đốc Vấn cùng mưu giết ông Sĩ (tức là Nhân Chú) phán đại lý". Đức Minh gọi người đến xem, rồi bóc lấy xé nát ném xuống nước. Sát ngờ thư ấy do Đức Minh làm, sai bắt về tra khảo, nhưng Đức Minh không nhận, định đem chém, nhưng hình quan cho là tội còn ngờ, nên được giảm tội chết, bắt đi đày và tịch thu gia tài.
Phủ Nghệ An dâng thuyền ngự, đến trường Đại Thông, đang đêm bị sét đánh cháy.
Lại lấy Lê Khả làm Vinh lộc đại phu Lạng Sơn trấn tuyên úy đại úy tri quân sự; lấy Lê Nhữ Tổ làm Chính sự viện đồng tham [8a] nghi tước Minh tự.
Thả vài chục tên tù tội nhẹ vì hạn hán đã lâu.
Ngày 19, dân Mường Ba Long, phủ Thanh Hóa làm phản theo về nước Ai Lao. Tuần sát Lê Thống đi đánh, chém giết bọn đinh tráng, bắt sống hơn ba mươi người đàn ông, đàn bà.
Xử chém ngay tội tù.
Trước đây, người của quân Uy viễn là Nguyễn Bẩm và của trung quân Thiết đột là Trịnh Thọ Lộc chuyên nghề dụ trộm những nô tỳ nhà nước ban cho các quan. Tư mã Lê Liệt bắt được tâu lên. Vì bấy giờ các nô tỳ công và tư bỏ trốn nhiều, Đại tư đồ Lê Sát giận lắm, sai hình quan tra ngay ở sân điện, xét xong, lôi ra chém ngay.
Chiêm Thành cướp bắt người châu Hóa.
Chúa Chiêm Thành là Bố Đề nghe tin Thái Tổ băng, thấy vua mới lên ngôi, ngờ là nước ta có biến loạn, bèn tự mình cầm quân ra đóng sát biên giới, chực mưu vào cướp. Nhưng vì chưa rõ thực hư,
không dò hỏi vào đâu được, mới sai thuyền [8b] đi ngầm vào Cửa Việt1605 cướp bắt mấy người rồi đi. Dân địa phương đánh lại, bắt được hai người đem nộp.
1605 Cửa Việt: nay là Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 22, đặt đàn chay ở điện Cần Chính, vì hạn hán hại lúa, sét đánh cháy thuyền.
Ngày 25, thăng chức cho các tướng hiệu các vệ quân năm đạo, từ vệ đồng trì, quản lĩnh, dưới đến đội trưởng là 851 viên, những người ở trong được thăng và ở các quận ngự tiền được chọn bổ là 596 viên; 155 người có tội nhẹ được ân xá và sử dụng. Quan nội mật gọi tên cấp sắc suốt từ sáng đến trưa vẫn chưa hết. Những người ở trong mà chưa được thăng thì được thưởng mỗi người một tư.
Tháng 5, ngày Đinh Sửu, mồng 1, nghỉ chầu.
Trước đó, Thái sử Bùi Thì Hanh bí mật tâu rằng, ngày mồng 1, tháng 5 [9a], có tinh vược đen ăn mặt trời, hôm ấy sẽ có nhật thực. Có nhật thực thì trong nước có tai biến. Nếu bắt được vượn sống đem giết để trấn yểm thì có thể chấm dứt được tai biến. Đại tư đồ Lê Sát tin là thực, tâu xin ra lệnh cho quan lại các trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên đốc thúc dân chúng bủa lưới săn lùng khắp rừng núi khe hang, bắt vượn khỉ đóng cũi gửi về nườm nợp không ngớt. Đến ngày ấy nghỉ chầu, làm phép trấn yểm trong cung cấm, các quan không một ai được biết. Thì Hanh chỉ tâu cho Lễ bộ thị lang Trình Toàn Dương, trước là đạo sĩ, cùng làm phép với mình. Hai người đều đdược thưởng rất hậu.
Ngày mồng 5, ra lệnh chỉ cho các phủ, lộ, trấn, huyện, xã, sách, trang rằng: Các loại thuế dân đinh, đầm hồ năm nay thì theo lệ năm Quý Sửu (1433), còn thuế bãi dâu thì theo lệ mới quy định.
Ngày 11, kinh thành bị cháy, lửa lan ra thiêu mất vài trăm nhà, nhiều người chết cháy.
Ngày 12, sai quân năm đạo diễn võ ở trường đấu, dẫn [9b] bọn tù Chiêm Thành tới xem rồi cho về.
Sai Nhập nội tư mã Lê Liệt, tổng đốc các quân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, đi tuần tra các nơi thuộc Tân Bình, Thuận Hóa, nếu gặp giặc cỏ Chiêm Thành vào cướp biên giới, mà có viên chỉ huy hay tên lính nào vi phạm quân lệnh hay sợ hãi rút lui thì cho phép chém trước tâu sau. Lại sai Nhập nội thiếy úy Lê Khôi và Hành khiển tổng quản Lê Truất cùng đốc suất các quân ở Tân Bình và Thuận Hóa đi theo.
Ngày 16, sai bọn Tuyên phủ sứ Nguyễn Tông Trụ: Trung thư hoàng môn thị lang Thái Quân Thực: kỳ lão Đái Lương Bật mang tờ biểu và phương vật sang cầu phong nhà Minh.
Hành khiển Nguyễn Trãi soạn xong tờ tâu, bọn Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi lại mấy chữ: Nguyễn Trãi giận nói:
"Bọn các ngươi là hạng bề tôi vơ vét, nạn hạn hán này [10a] là do các ngươi gây nên cả".
Thúc Huệ tố các với Đại tư đồ Sát và Đô đốc Vấn. Sát và Vấn tức lắm, trách Trãi rằng:
"Làm nên nỗi có thiên tai không phải là do lỗi của bọn ấy, lỗi ở vua và tể tướng thôi, sao ông trách nhau quá như thế?".
Trãi từ tạ nói:
"Thúc Huệ chỉ vì chút tài vét thuế mà chiếm chỗ then chốt của thiên hạ, mỗi khi có sổ sách tâu vào đều muốn vơ của dân về cho quan, để mong hợp ý vua, cho nên tôi nhân việc này mà nói ra thôi, không dám chê bàn gì đến vua và tể tướng cả".
Sát vẫn chưa nguôi giận. Nhưng bản tâu vẫn theo như của Trãi, không thay đổi.
Ngày 18, ra lệnh chỉ cho các đội tuần kiểm coi giữ cửa ải ở các lộ, trấn, huyện phải tuần tra, canh giữ nghiêm ngặt lùng bắt trộm cướp.
Ngày 24, giờ Thìn, có khí xanh đỏ như hình cầu vồng nhưng ngắn hơn, xuất hiện ở phương đông bắc.
Chém người thợ của cục Tả ban Tất tác [10b] là Cao Sư Đãng.
Bấy giờ, điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc rất nặng nề, Sư Đãng phải làm lụng vất vả, nói vụng rằng:
"Thiên tử không có đức, để đến nỗi hạn hán. Đại thần ăn của đút, cử dùng kẻ vô công, có gì là thiện đâu mà phải làm chùa to thế".
Bị người cáo giác.
Đại tư đồ Lê Sát giận lắm. Quan thẩm hình Nguyễn Đình Lịch nói:
"Nó dám nói càn đến việc nước, nên chém".
Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cầm Hổ đều xin tha tội chết, vua sắp nghe theo, thì Sát nói:
"Trước đã nghe lời bọn Thiên Hựu không giết Nguyễn Đức Minh, để rồi nó bỏ thư nặc danh vu cho nhau, nay lại định tha thằng này thì làm thế nào cho đứa khác răn sợ?".
Bọn Thiên Hựu không dám nói nữa. Bèn chém Sư Đăng. Ngay hôm ấy vừa gặp có mưa nhỏ. Hôm sau, Sát nói trong triều rằng:
"Nếu nghe lời ngôn quan, làm gì có trận mưa ấy?".
Lê Ngân nói: "Giết nhiều kẻ ác thì được mưa nhiều, chỉ có điều [11a] xương người chất đầy đường khó đi thôi".
Ngày 28, Nguyễn Khải ở châu Mông Ân, trấn Tuyên Quang sai con về hàng. Sai đại thần dụ bảo rồi cho về1606.
1606 Nguyên văn "khiển chi", chúng tôi ngờ chữ "khiển" vốn là chữ "hoàn" khắc lầm.
Tháng 6, hai người đầu mục quản tượng1607 của Chiêm Thành là Lâu và Cai đến hàng.
1607 Tức là người đầu mục trông giữ voi.
Ngày mồng 8, Mường Bồn1608 nước Ai Lao sai người sang cống lễ vật, ban cho hai chiếc áo dệt kim tuyến và năm tấm lụa.
1608 Tức là Bồn Man.
Ngày mồng 10, có mù đầy trời.
Ngày 12, Đào Lộc về hàng.
Lộc là con của Đào Quý Dung. Trước kia, khi Thái Tổ dẹp giặc Ngô, viên phụ đạo trấn Quy Hóa là Đồng tri phủ ngụy Quý Dung không phục, đem gia thuộc trốn sang Vân Nam. Đến đây, Quý Dung chết, con hắn về hàng.
Nước biển dâng lên mạnh.
Ngày 14, mưa, các quan bái tạ.
Ngày 17, lấy Thẩm hình Nguyễn Đình Lịch làm An phủ sứ hạ bạn Thái Nguyên, vẫn giữ chức Thẩm hình phó sứ [11b] như cũ.
Ngày 20, Đồng tri bạ tịch Bắc đạo Bùi Ư Đài thấy trời sinh nhiều tai dị, dâng sớ nói bốn điều.
Điều thứ nhất đại ý nói: Xin bệ hạ bên trong thì kén chọn các bậc hoành huynh, quốc cữu1609, các bậc bô lão am hiểu điển chế xưa, giữ làm thập nhị để khuyên răn nhắc bảo mình; bên ngoài thì đặt chức sư phó để làm trụ cột, chỉ huy trăm quan.
1609 Hoành huynh: anh vua. Quốc cữu: cậu vua.
Điều thứ hai đại ý nói: Những quan viên văn võ, quân lính và dân chúng trước kia bị tội đày đi các nơi, đó là cách trừng trị của Tiên đế đối với chúng. Nay lại thấy chúng trở về làm quan, nắm quyền coi quân trị dân, thế là trái với ý của Tiên đế, không hợp với đạo của trời đất.
Đại tư đồ Sát thấy sớ giận lắm, sai người chép hai điều đó tâu lên và nói:
"Tiên đế cho bọn thần là bề tôi cũ lâu đời, vả lại đã cùng với Tiên đế vất vả trong mười năm trời ra vào chốn muôn chết một sống, để lập nên triều đình này. Tiên đế vốn biết bọn thần là hạng chất phác, [22a] ngu độn, cho nên, lúc sắp mất, đem bệ hạ ký thác cho bọn thần. Nay Ư Đài nói thế, có ý ngờ bọn thần chuyên quyền làm bậy, mà xui bệ hạ lập người thân thích khác để phòng giữ, xin giao nó xuống cho ngục quan xét hỏi việc này hư thực thế nào. Nếu Ư Đài quả đúng là ly gián vua tôi thì phải trị hắn theo phép nước không tha".
Vua ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
"Những điều Ư Đài nói ra, tuy có trúng chỗ thiết yếu, nhưng đâu đến nỗi thế".
Sát tâu đi tâu lại vài bốn lần, vua đều không nghe. Bọn Thiên Hựu, Cầm Hổ lại tâu rằng:
"Ư Đài khuyên bệ hạ không nên tin dùng đại thần, thế là trái lời di chiếu của Tiên đế, mà gây hiềm khích lung tung, không thể không xét tội".
Hữu bật Lê Văn Linh cầm tờ sớ đến tâu, vua mới cho xét. Kết quả đày Ư Đàu đi châu xa.
Ngày 24, truy tôn mẹ đẻ là Cung Từ quốc thái mẫu.
Trước kia, Thái Tổ không lập chính [12b] thất, chỉ có vài người như Trịnh Thần phi là mẹ Quận vương và Phạm Huệ phi thôi. Quốc mẫu cũng là vợ lẽ của Tiên đế, đã mất ngay từ buổi đầu gian lao dựng nước.
Đến đây, vua tưởng nhớ, truy tôn là Quốc thái mẫu. Thần chủ cũ của Quốc thái mẫu ở Lam Kinh, vua sai cậu là Hữu ban Lê Liên và Trung thư thị lang Trần Thuấn Du rước thần chủ mới và Kim sách đến miếu làm lễ truy tôn.
Đại tư đồ Lê Sát dựng xong các chùa Thanh Đàm và Chiêu Độ, có đến hơn 90 gian.
Mùa thu, tháng 7, ngày 11, ra lệnh chỉ cho tướng hiệu vệ quân các đạo và các quan lộ, huyện, trấn, sách, xã rằng:
"Phép trị nước lấy hình pháp gọn nhẹ làm gốc. Trẫm thấy các quân nhân đều tâu báo vượt cấp, câu kết nhau để đi kiện người, bỏ phế việc của dân, quấy rối triều đình, không gì [13a] tệ hơn. Từ nay, quân hay dân nếu có vụ kiện nhỏ thì tới chỗ xã quan của xã mình mà trình bày, xã quan không giải quyết được mới lên huyện, huyện không giải quyết được mới lần lượt lên lộ, lên phủ, phủ không giải quyết được thì bấy giờ được tâu lên. Các vụ kiện ruộng đất cũng thế. Các quan xét xử phải giữ phép công bằng, không được nhận đúr lót mà làm sai, để có người bị oan uổng. Các vụ kiện lớn thì mới cho tâu thẳng lên".
Ngày 15, mở hội Vu Lan1610, tha cho năm mươi tên tù tội nhẹ, ban cho các sư tụng kinh 220 quan tiền.
1610 Tức hội Vu Lan Bồn của nhà Phật tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Theo Phật thoại, mẹ của Mục Liên vào địa ngục, hễ ăn gì đều hóa thành lửa. Phật liền dùng chiếc bồn lớn, đựng hàng trăm thức ăn để cúng dường các Phật, giải thoát cho mẹ Mục Liên, Sau này, lễ Vu Lan Bồn là để cúng thí bọn quỷ đói, giải thoát mọi khổ ải cho chúng sinh.
Tháng 8, cho các giám sinh Quốc tử giám và sinh đồ các lộ, huyện được mang mũ áo và cho Giáo thụ Quốc tử giám cùng giáo chức các lộ, huyện được được đội mũ cao sơn.
Trước kia, Giáo thụ và Giám thư khố đầu đội mũ thái cổ, đến đây, cho đội mũ cao sơn.
Ngày mồng 8, sai Hữu bộc [13b] xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu thờ thái mẫu.
Ngày mồng 9, chém tên ăm trộm Trình Đường. Bọn Chính sự viện đồng tham nghị Nguyễn Hân tâu rằng:
"Tên Đường trộm cắp giữa ban ngày, nhưng theo luật không đáng xử tử, không nên giết hắn".
Vua không nghe.
Tên đầu bếp ở thái miếu Nguyễn Chú vì tội ức hiếp mua rẻ hàng hóa, bị đánh tám mươi trượng, thích chữ vào gáy, đồ làm lính nuôi voi.
Bấy giờ, người đầu bếp của các nhà quyền quý hay thác cớ là người trong cung, ức hiếp người bán, mua rẻ hàng hóa ở chợ, dân chúng rất sợ bọn đó. Nguyễn Thiên Hựu bắt được tâu lên, bèn trị tội tên Chú và rao ba ngày cho mọi người biết.
Định khoa thi chọn học trò.
Xuống chiếu rằng: Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, người anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiện như sao buổi sớm. Thái Tổ ta buổi đầu dựng nước, mở mang nhà học, dùng cỗ Thái lao1611 để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng [14a] vì nước mới dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để thỏa lòng mong đợi.
1611 Cỗ Thái lao: lễ lớn, dùng đủ tam sinh (ba con vật tế) là: trâu, dê, lợn.
Nay định rõ thể lệ khoa thi, kỳ thi: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5 (1438), thi hương ở các đạo, năm thứ sáu, thi hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau, cứ ba năm một lần thi lớn, coi đó làm quy định lâu dài, người nào thi đổ, đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân.
Tất cả khoa mục của các kỳ thi quy định như sau:
Kỳ thứ nhất: một bài kinh nghĩa, Tứ thư mỗi sách một bài, mỗi bài đều 300 chữ trở lên.
Kỳ thứ hai: Chế, biếu, biểu.
Kỳ thứ ba: thi, phú.
Kỳ thứ tư: một bài văn sách từ 1.000 chữ trở lên.
Bình luận facebook