Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 16 - Phần 7
Nhập nội đô đốc tham dự triều chính Đinh hầu Lê Chích chết.
Chích là công thần khôi quốc cũ, thời Thái Tổ đã được tham dự triều chính, vì có lỗi mất [75a] chức. Đến chiều Thái Tông, được khôi phục làm Đồng tổng quản châu Hóa, trấn giữ Thát Ải. Người Chiêm hai lần vây đánh thành, Chích lấy ít đánh nhiều, nhiều lần đánh tan bọn chúng. Sau lại đi đánh Chiêm Thành có công được thăng dần đến chức này. Đến đây chết, được truy tặng Nhập nội tư không bình chương sự, tên thụy là Trinh Vũ.
Lấy trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư và Tiến sĩ Trịnh Kiêm làm Hàn lâm trực học sĩ (vì Kiên nguyên đô là đô quan lục phẩm): bảng nhãn Trịnh Thiết Trường vá thám hoa lang Chu Thiêm Uy làm Trung thư xá nhân; tiến sỉ Nguyễn Bá Ký làm Hàn lâm tri chế cáo; Nguyễn Mậu và Dương Chấp Trung làm Khởi cư xá nhân; Phạm Đức Khản, Nguyễn Đình Tích, Nguyễn Di Quyết và Đặng Tuyên làm Hàn lâm đãi chế; Bùi Phúc, Nguyễn Văn Chất, Phan Hoan, Nguyễn Thúc Thông làm Quốc sử viện đồng tu sử; phụ bảng là bọn Đoàn Nhân Công 13 người được sung làm ngự [75b] tiền học sinh.
Lấy An phủ phó sứ Thiên Trường là Phan Phu Tiên làm Quốc tử giám bác sĩ; Chuyển vận phó sứ huyện Phú Lương là Phạm Năng làm Trợ giáo, lộ giáo thụ Vũ Vĩnh Trinh làm Quốc tử giám giáo thụ; Thính hậu quan Phan Tử Viết làm Quan sát sứ.
Lấy những người ngự thí thích hợp cách là bọn Đặng Duy Khiêm ba mươi ba người sung làm giám sinh Quốc tử giám. Theo lệ thi hàng năm thì học trò các lộ đến thi ở bản đạo, chỉ những thí sinh đồ hợp cách đỗ hương cống mới được sung làm giám sinh, còn quân dân đỗ hương cống thì không được sung làm giám sinh, vẫn chỉ là hương cống. Đến đây, Tư khấu Trịnh Khắc Phục mới xin lấy quân dân đỗ hương cống là bọn Duy Khiêm sung làm giám sinh, mà những sinh đồ đỗ hương cống lại không được vào Quốc tử giám. Dư luận bấy giờ rất ngờ có ăn hối lộ trong chuyện đó.
Năm ấy, xử án bắt tử hình bốn mươi hai [76a] người.
Kỷ Tỵ, (Thái Hòa) năm thứ 7 (1449), (Minh Chính Thống năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ban yến cho các quan. Múa nhạc "Bình Ngô phá trận".
Trước kia, Thái Tổ dùng võ công bình định thiên hạ. Thái Tông tưởng nhớ công lao tiền bối, sáng tác điệu vũ "Bình Ngô". Đến đây, vua nghĩ tới công sáng nghiệp gian lao, không quên công đức tổ tiên, cho nên lại cho múa điệu ấy, công hầu có người xúc động phát khóc.
Điện trung thị ngự sử hặc tội Tham dự triều chính Lê Bí nghi thức trái lễ, Thiếu bảo Lê Sao lấn vượt sai thứ bậc, Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn không chịu nêu ra, mỗi người đều phải nộp tiền theo thứ bậc khác nhau.
Ra lệnh chỉ cho những người dân biết chữ đến ngày 20 tháng này phải tới bản đạo để dự thi. Người nào hợp cách thì đưa đến Lễ bộ tập trung cho thi. Ai đỗ được miễn tuyển bổ kỳ này.
Lệ cũ: Thi dân bằng ám tả, viết chữ và làm toán để lấy người vào các [76b] cục. Đến đây, các đại thần bàn cho thi ám tả và nghĩa của bản kinh1720 và Tứ thư mỗi thứ một bài, cho đề thi trái với những điều đã học để người được miễn tuyển bổ ít đi. Vì thế, chỉ có 85 người được hợp cách, vẫn cho về làm dân và được miễn tuyển bổ kỳ này. Thi miễn tuyển bằng ám tả và kinh nghĩa bắt đầu từ đấy. Sau đó, coi là lệ thường.
1720 Bản kinh: nguyên văn là "bản kinh", có thể là lầm từ "ngũ kinh".
Tuyển tráng đinh bổ sung quân ngũ, thải những người già.
Làm sổ hộ tịch.
Tháng 2, miếu điện ở Lam Kinh làm xong. Sai Hàn lâm thị độc Hoàng Thanh thay Nguyễn Lãm làm lễ tấu cáo. Vì Lãm trước đó có tội với Thái Tổ.
Tuyển tráng đinh. Cháu nội của các quan từ lục phẩm trở lên, con trai các quan thất, bát phẩm đều được miễn.
Lệ cũ: Quan lục phẩm chỉ con được miễn tuyển, đến đây miễn cả cháu nội, còn quan thất bát phẩm chỉ được miễn cho con, hoạn quan cũng được miễn một người thân thích. [77a] Ban rộng ấm trạch bắt đầu từ đấy.
Lấy Chuyển vận phó sứ huyện Tế Giang1721 là Lưu Thúc Khiêm làm Thị ngự sử, Ngự tiền học sinh Nguyễn Cư đạo làm Giám sát ngự sử.
1721 Tế Giang: sau đổi là huyện Văn Giang, nay là một phần đất huyện Châu Phong, tỉnh Hải Hưng.
Ban cho Tổng quản cũ Lê Bôi 20 quan tiền. Bôi là công thần khai quốc cũ, bị chứng trúng phong đã lâu, ở rỗi đã mười bảy năm. Đến đây, bệnh hơi bớt vào chầu, cho nên được ban ơn riêng.
Sai Tư khấu Lê Khắc Phục đem người các cục Bách tác, quân vệ Thiên Quan, Tứ sương và quân dân trấn Thái Nguyên đào lại sông Bình Lỗ1722 từ Lãnh Canh (tên châu)1723, đến cầu Phù Lỗ1724 dài 2.500 trượng thông với Bình Than để tiện việc đi lại trong trấn Thái Nguyên.
1722 Sông Bình Lỗ: tức sông Cà Lồ, trong huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
1723 Lãnh Canh: hay Lãnh Kinh, ở khoảng gần Đáp Cầu, tỉnh Hà Bắc.
1724 Cầu Phù Lỗ: tức cầu qua sông Cà Lồ ở xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh cũ, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tháng 3, người Chiêm Thành là Quý Do bỏ tù chúa nó là Quý Lai, tự lập làm vua, sai bề tôi là bọn Giáo Nhĩ Mỗ, Bàn Thoa [77b] sang dâng cống vật. Vua xem tờ biểu, khước từ nói:
"Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, trẫm không nhận đồ dâng".
Sai trả hết cả. Rồi sai Đồng tri hữu tri sự Nguyễn Hữu Quang, Điện trung thị ngự sử Trình Ngự mang thư sang dụ rằng:
"Sự thực của các ngươi như thế nào thì phải sang trình bày cho rõ".
Mùa hạ, tháng 4, khôi phục tước Tự Hiệu hầu và chức. Nhập nội thị trung cho Thái tử thiếu bảo Lê Lễ. Hôm ấy, Lễ chết.
Lễ suốt đời làm gia thần cho Thái Tổ, rất được tin dùng, sớm tối hầu chầu, không lúc nào rời bên cạnh, dốc lòng trung trinh, có sức hơn người. Khi Thái Tổ khởi nghĩa, vợ cả vợ lẽ bị hoạn nạn mà vua phá vòng vây, thoát khỏi nguy hiểm, phần nhiều là công của Lễ. Thái Tổ thường khen ông và từng nói:
"Nếu dồn mọi công lao lại thì ngôi tể tướng chẳng ngươi còn ai? Trẫm có tiếc gì với [78a] ngươi, chỉ vì tài của ngươi không xứng mà thôi".
Đến khi sắp băng, khóc bảo Lễ rằng:
"Nếu trẫm không còn thì còn ai biết khanh nữa, sợ từ đây về sau bị giáng truất mà thôi!".
Sau bị Nguyễn Thị Lộ gièm, phải giáng làm Thái tử thiếu bảo, đúng như Thái Tổ đã nói.
Đến đây, ốm nặng, được khôi phục chức cũ. Ngày mồng 4 thì chết, thọ tám mươi hai tuổi. Được truy tặng Hương hầu, tên thụy là Trung Tiết.
Đồng tham nghị Chính sự viện Cao Doãn Cung, Trình Hoằng Nghị, Nguyễn Bá Thanh, Mai Tử Kiệt cùng từ chức.
Đài quan Lưu Thúc Khiêm và Nguyễn Cư Đạo hặc tội bọn Doãn Cung, Hoằng Nghị ở chức chính viện đại thần mà chỉ ngồi làm vì, ăn hại, không giúp được gì, tuổi đã quá bảy mươi, mắt lòa, tai điếc vẫn còn tham lộc vị, không còn biết liêm sĩ, làm hại phong hóa, đáng phải bắt về cả. Thế là bọn Doãn Cung đều xin từ chức. Vua y cho.
Bọn Tả hữu nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Truyền, Nguyễn Viết, [78b] và bọn Nhập thị kinh diên Đào Công Soạn, Nguyễn Tử Tấn đều cùng xin trí sĩ, nhưng còn tiếc lộc vị, chưa muốn về, thấy vua một lần không cho, chỉ lạy tạ mà thôi. Sau lại rủ nhau làm lễ tạ ơn thì chân tướng lộ rõ, người đương thời cười chê.
Tháng ấy bị hạn. Vua thân đến cung Cảnh Linh làm lễ cầu mưa.
Sai Than tri Bùi Cầm Hổ, Lễ bộ lang trung Nguyễn Cảnh đi cầu đảo ở núi Tản Viên và Tam Đảo đều không ứng nghiệm.
Ngày Quý Mùi, vua xuống chiếu tự trách mình. Tờ chiếu viết:
"Trẫm gặp phải gia biến, bên trong thì mẫu hậu coi chầu, bên ngoài thì đại thần giúp việc, mà liền năm đại hạn, lúa má mất mùa, dân chúng buồn than. Nghĩ kỹ tội ấy, hẳn có nguyên do. Có phải do trẫm không biết dốc niềm thành kính để được hưởng lòng trời, không biết lo tròn đạo hiếu để thờ phụng tông miếu, không ban ân huệ cho khắp muôn dân nên đến nỗi thế [79a] chăng? Có phải trẫm không biết sử dụng nhân tài, những kẻ được dùng đều là loại hèn kém mà đến nỗi thế chăng? Có phải do nạn hối lộ công khai, tệ phi tần lộng hành mà đến nỗi thế chăng? Hay là do trẫm không dè dặt tiêu dùng, thường lạm tiêu bừa, để hại của dân mà đến nỗi thế chăng? Hay là các đại thần giúp việc chưa trọn đạo điều hòa âm dương mà đến nỗi thế chăng? Hay là các tướng soái phiên thần không biết yêu thương quân dân, quen thói đục khoét mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì các thú lệnh không biết vỗ nuôi nhân dân, chỉ lo bòn vét mà đến nỗi thế chăng? Hay là quan coi hình ngục không giữ công bằng, chỉ lo xử nặng, kẻ nào đút lót thì tha, để oán khí bốc lên mà đến nỗi thế chăng? Có phải các quan thừa hành chỉ chuộng hư văn, để ân trạch của vua bị tắc lại ở trên, tình của kẻ dưới không thấu lên trên được mà đến nỗi thế chăng? Hay là các nhà quyền quý cậy thế ra oai để dân mọn [79b] bị hại mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì chọn lựa người hiền, cất nhắc người sót chưa được thi hành, để thói cầu cạnh chạy chọt ngày một tệ hại mà đến nỗi thế chăng? Hay là do chủ tướng đảo lộn quân công, lấy không làm có, làm hại đạo công mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì chưa thi hành đầy đủ nhân chính, để dân chúng vẫn còn nhiều người thất nghiệp mà đến nỗi thế chăng? Hay là do đầm cá hoang khô, ngạch thuế chưa giảm, dân phải nộp nhiều mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì con cháu các bậc công thần cố cựu chưa được bổ dùng hết để đền đáp công lao họ mà đến nỗi thế chăng? Tất cả tội lỗi trên chồng chất lại, đã làm tổn thương hòa khí, nếu không xét lời dạy sửa lỗi lầm, làm tròn đạo tu dưỡng mình thì làm sao trên có thể lay chuyển được lòng trời, dưới có thể cứu vớt được nạn dân?".
Tờ chiếu ban xuống, đêm hôm ấy có mưa.
Bắt đầu lập đàn thờ thần Đô đại thành hoàng, đàn thờ thần Gió, Mây, Sấm, Mưa và đàn thờ ma quỷ không ai tế tự để tứ thời cúng lễ.
Sai bọn Đồng tri Bắc đạo Hà Phủ đưa người Minh [80a] là Lý Văn Xương về Quảng Tây.
Trước kia, thời Thái Tổ, người Quảng Tây là Văn Xương đem gia thuộc và bộ đảng hơn trăm người trốn sang quy phục nước ta, cho ở huyện Phục Hòa, trấn Thái Nguyên, đến đây đưa trả về nước.
Bọn Hà Phủ dâng sớ:
"Thần nghe: biết lỗi không khó, sửa lỗi mới khó, nói điều thiện không khó, làm điều thiện mới khó. Nay trời giáng tai họa hạn hán, trong tờ chiếu của bệ hạ có điều nói là chằm cạn không có cá, dân phải nộp thuế nhiều, thần xin giảm ngạch thuế đó để ban ân huệ thực". Vua nghe theo.
Tháng 5, cấp phu quét dọn cho Văn miếu và nhà học của các lộ, trấn, mỗi nơi hai mươi người, mỗi Giáo thụ được hai người phu để làm thường bổng. Đó là theo lời của Khoái lộ An phủ sứ Nguyễn Hữu Phu.
Sao Kim đi qua mặt trăng.
Lê Thụ và Lê Khả dâng sớ nói:
"Ngày xưa, vào đời thịnh trị, nếu gặp tai biến của trời thì vua tự xét mình lại, đại thần nhận tội cùng lòng kinh sợ để mong dẹp yên tai biến của trời. Kính nghĩ khoảng năm Thuận Thiên thường được mùa luôn, cho đến các năm Thiệu Bình, Đại Bảo, điểm tốt có nhiều. Bệ hạ chưa tự mình trông coi chính sự, cũng không có lầm lỗi gì, thế mà lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra, tai dị luôn luôn xuất hiện. Hẳn là bọn thần không biết thể lòng thương yêu muôn dân, chăm sóc vạn vật của bệ hạ, điều hòa trái lẽ như lời chiếu đã nói. Cúi xin Thánh Từ1725 đòi bọn thần tới Chính sự đường hỏi bọn thần về việc quân, việc nước, việc gì nên làm, việc gì nên bỏ, cốt ở thực hành, không nên chỉ chuộng hư văn". Hoàng thái hậu có ý chỉ trả lời rằng:
1725 Thánh Từ: tức Thánh Từ hoàng thái hậu. Vua còn nhỏ, thái hậu phải buông rèm coi chính sự.
"Sách xưa có [81a] câu: "Việc người tốt thì thiên thời hòa". Nay Quan gia1726 còn trẻ mà thiên tai xảy ra luôn, trẫm rất lo sợ. Mối hại ngày nay có thể là do gây bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể vì cậy thế công thần nơi tiềm để1727 cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế, có thể do bọn gia nô làm hại dân lành, hay thậm thụt ở các nhà quyền thêé để xin khỏi tội. Làm thế nào để trừ bỏ mối tệ hại đó cho vua tôi ta một lòng một dạ để trừ tai biến của trời, trên thì có thể phù trì Quan gia giữ vững cơ nghiệp của tông miếu, dưới thì có thể giữ yên thiên hạ, thỏa lòng mong đợi của quân dân".
1726 Quan gia: Lê Nhân Tông. Đời Trần có qui định gọi vua là quan gia. Đây cũng theo lệ ấy.
1727 Công thần nơi tiềm để: Công thần giúp vua từ khi chưa lên ngôi.
Mưa to.
Chém bọn thân tùy chánh giám Lê Nhân Lập ở chợ Tây.
Nhân Lập là con của thiếu úy lê Lan, cùng với người tronh kinh là bọn Nguyễn thọ Vực họp nhau đánh bạc, trộm cướp, sợ bọn ấy tiết lộ ra, sai người đến tận nhà dụ đến mà giết. Việc phát giác, bắt giam ngục rồi đều chém cả. Biếm Lan [81b] hai tư vì không biết dạy con.
Đại xá. Trong lệnh ân xá có điều khoản giảm tội cho tù nhân, tha thuế đầm hồ.
Thuyên chuyển các quan văn võ trong ngoài.
Lấy thẩm hình viện phó sứ Trình Chân làm Bắc giang thượng lộ An phủ sứ; Trình Dục làm Lễ bộ thượng thư; Bắc đạo đồng tri bạ tịch hà Phủ làm Đồng tri phủ Thanh Hóa; bọn Quãn lĩnh Lê Kỳ làm Đồng tri của các vệ; tuyên phủ sứ nguyễn Liêu làm Gia Hưng quan sát sứ tri quân dân sự; An Phủ sứ lộ Lý Nhân là Đỗ Thì Việp làm Thẩm hình viện phó sứ; Lễ bọ lang trung Nguyễ Cảnh làm Chính sự viện đồng tri tham nghị chính sự; tiền hành khiển Lê Thái làm Tả ty thị lang đồng tri Hải Tây đạo quân dân bạ tịch, ban tước Đại liêu ba. Thái là cháu gọi Thái phó Lê Liệt bằng cậu. Liệt bị tù, bãi chức của thái [82a] đến khi Liệt được tha, lại bổ dùng Thái.
Giáng Thẩm hình viện đồng tri Phan Nhân làm An phủ phó sứ lộ Lý Nhân.
Đưa Ngự sử Lưu Thúc Khiêm ra làm Chuyển vận phó sứ huyện Yên Lãng1728; Nguyễn Cư Đạo làm Quốc tử giám trực giảng, vì hai ông này hặc tội Doãn Cung va Hoằng Nghị.
1728 Yên Lăng: nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Lấy Đông đạo đồng tri bạ tịch Nguyễn Thúc Huệ làm Môn hạ hữu nạp ngôn, Thái sử lệnh Bùi Thì Hanh làm Tham nghị chính sự.
Gíán quan Đồng Hanh Phát hặc Thúc Huệ rằng:
"Chức vụ quan trọng nhất của triều đình chỉ có Tể tướng và Hành khiển thôi. Nay Thúc Huệ xuất thân là tiểu lại, chuyên dùng chính lệnh hà khắc. Trước đã làm Tham tri Bắc đạo hai người chung nhau một chiếc quần. Đến khi vâng mệnh đi sứ nước ngoài thì gọi là đồ qủy, làm nhục cho nước đến thế, còn làm gì?"
[82b] Lại hặc Thì Hanh rằng:
"Thì Hanh dùng tà thuật lừa dối vua, xui vua để tang ngắn ngày để bệ hạ thất hiếu với Tiên đế. Vả lại, việc để tang ba năm, thì Tiên đế đã thực hiện rồi. Thần trước đã hặc Thì Hanh phải bãi chức Tham tri Tây đạo, thế mà nay lại thăng tới chức Chính sự tham nghị! Vả ‘chính’ có nghĩa là chính đáng, nếu bản thân mình không chính đáng thì làm việc sao cho chính đáng được? Thần nghe hào Lục tam trong quẻ Giải nói: ‘Kẻ mang tội mà ngồi xe, ắt sẽ dắt giặc tới’ 1729 là chỉ bọn Thúc Huệ, Thì Hanh đó chăng?"
1729 Hào lục tam, quẻ Giải của Kinh Dịch. Nguyên Văn: "Phụ thả thừa, tri khấu chí".
Thái hậu hỏi Tể tướng:
"Gián quan hặc như thế, nên làm thế nào?"
Bọn Lê Khả tâu: "Dùng nguời không nhất thiết phải cầu toàn. Bọn thần đã tìm hết những người tại chức và thân thích cố cựu nhưng không được một ai. Bọn thần thấy Thúc Huệ làm việc đều được cả. Còn bọn mới lên thì thần thấy Thúc Huệ làm việc đều được cả. Còn bọn mới lên thì thần chưa biết được ai hay ai dở, không dựa vào dâu mà cất nhắc được".
Thái hậu bèn nghe theo.
[83a] Mùa thu, tháng 7, đổi hai quân Hỏa đồng thành quân Thần lôi, Thần điện; các quân Thiện trạo thành quân Hải hồng, Hải mã, Hải kinh, Hải thu, quân Bát náo thành quân Hải cốt.
Đặt phối sở của các châu xa ở hai trấn Tuyên Quang và Quy Hoá1730, của ngoại châu ở huyện Thái Đường, trấn An Bang1731 để dời những người phạm tội của hai phủ thuộc đạo Hải Tây ra đó. Còn tội nhân của các lộ thì vẫn để nơi cũ.
1730 Phối sở: nơi đày các tội nhân, tùy mức độ phạm tội, có thể đày ra châu xa hoặc châu gần. Hồi ấy Tuyên Quang bao gồm cả phần đất tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang ngày nay; Quy Hóa bao gồm cả phần đất của tỉnh Yên Bái, Lào Cai ngày nay.
1731 An Bang: đất tỉnh Quảng Ninh hiện nay. An Bang không có huyện Thái Đường. Có lẽ nhầm từ huyệnThủy Đường, tức huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng hiện nay.
Sứ thần Chiêm Thành là bọn Bô Sa Phá Tham Tốt cùng đi với Nguyễn Hữu Quang sang ta.
Vua sai Tư khấu Lê Khắc Phục, Nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân vặn hỏi sứ Chiêm Thành về tội giết vua. Sứ Chiêm Thành không trả lời được, chỉ lại tạ mà thôi.
Sai Thượng thư Trình Dục, Hàn lâm trực học sĩ Trịnh Kiên đi sứ Chiêm Thành, mang thư sang dụ và đòi lại người nước ta trước ở Chiêm Thành.
Bức thư đại ý là: "Đã có nước là có vua [83b] tôi. Đó là đạo cương thường. Người Chiêm Thành các ngươi cớ sao lại vi phạm luân thường đến như thế? trước kia, Vương Đề chết, các ngươi đã không chịu lập con của Đề ma lập Bí Cai làm vua, rồi bọn ngươi lại không biết dẫn dắt vua mình đi theo chính đạo, kính thờ nước lớn, để đến nỗi bại vong. các ngươi đã xin lập Quý Lai làm vua, chưa quay xong gót đã lại phế đi và lập Quý Do. Các ngươi là bọn phản phúc bất trung, xem vua như con cờ, thế là đạo gì vậy?".
Tháng 8, Hoàng thái hậu viết chỉ dụ bọn đại thần rằng:
"Từ khi quả nhân coi chính sự đến nay, thấy rõ lòng trung quân ái quốc của các đại thần đã hết sức phò tá giúp rập. Bên trong sửa sang trị nước, bên ngoài đánh dẹp di địch, để giữ yên thiên hạ. Quả nhân sớm khuya suy nghĩ có cách nào báo đền công lao ấy. Nhưng vì tài hèn đức bạc, thẹn mình không được giỏi bằng các Thái hậu họ Mã, họ Đặng và bà Tuyên Nhân1732 ngày xưa, để làm trọn đạo ưu đãi đại thần. Nay sẽ [84a] sai triều sĩ hợp bàn những việc nên làm hiện nay, để thành khuôn phép hay của một đời, cho không còn những tệ xấu nữa.
1732 Thái hậu họ Mã: là hoàng hậu của Hán Minh Đế, tính cần kiệm, hay đọc sách, bàn luận chính sự rất sáng suốt. Thượng Đế lên ngôi phong làm Hoàng thái hậu. Thái hậu họ Đặng là hoàng hậu của Hán Hòa Đế, Thượng Đế còn bé lên ngôi, buôn g rèm coi chính sự. Thượn g Đế chết, lập An Đế, vẫn trông coi chính sự, chọn dùng người giỏi. Bà Tuyên Nhân: bà hoàng hậu của Tống Anh Tông. Triết Tông còn bé lên ngôi, bà buông rèm coi chính sự chín năm, được coi là Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ.
Các khanh hãy cùng nhau thể theo ý ấy để trọn đạo làm tôi, bảo toàn tiết tháo sau trước, đừng để chỉ riêng các ông Cao, Quỳ, Tắc, Tiết, Y, Phó, Chu, Thiệu1733 đời xưa được ca ngợi mà thôi. Như thế, chẳng tốt đẹp biết bao!".
1733 Cao: là Cao Dao, danh thần của Ngu Thuấn Quỳ: là quan coi nhạc của Ngu Thuấn. Tắc: quan coi việc làm ruộng của Thuấn. Tiết: hiền thần của vua Thuấn, thủy tổ nhà Thương. Y: tức Y Doãn. Phó: Tức Phó Duyệt. Chu: Tức Chu Công Đán. Thiệu: tức Thiệu Công Thích.
Biếm Tư mã Hóa Châu là Lê Định hai tư.
Bấy giờ Hà Lật hặc tội Lê Định thả người Chiêm Thành đầu hàng và cưỡng bức con gái nhà người làm vợ lẽ mình, cho nên bị biếm.
Một hôm, tan chầu, Thái úy Lê Khả thấy có cái lưới săn trước Vân Tập đường, bèn gỡ đi và nói:
"Chớ để vua trông thấy lưới này, sẽ gợi thói ham săn bắn sau này".
Lấy Trung thừa Hà Lật làm Tây đạo Tham tri bạ tịch; Đài quan (chủ) bạ Lê Lâm và Quốc tử giáo thụ Phạm Duy Ninh đều làm Giám sát ngự sử: Lấy Quốc tử giám trực giảng Doãn Tử Bình làm an phủ phó [84b] sứ; Nội mật viện đồng tri Lê Niệm làm phó sứ; Ngự tiền học sinh Đặng Doãn Mỹ và các giám sinh Nguyễn Cương Trung, Nguyễn Tự Đắc, Cao Văn Xỉ làm Chuyển vận phó sứ các lộ. Giám sinh được bổ làm huyện quan bắt đầu từ Cương Trung.
Lấy Trung Bắc vệ đồng tri Lê Trạo làm Quỳ Châu kinh lược đại sứ, Lê Kỳ làm Bắc Giang vệ đồng tri.
Lấy Quốc Oai làm Trung lộ an phủ sứ1734.
1734 Dịch theo nguyên văn. Chỗ này ngờ sai sót. Bản dịch cũ chép: "Cho Quốc Oai làm Trung lộ an phủ sứ" và ngờ in thiếu tên người nào đó.
Vua Anh Tông nhà Minh căm giận giặc phương Bắc là Dã Tiên (Dã Tiên là tên hiệu của giặc)1735 vào cướp, theo lời bàn của Vương Chấn, một bề tôi của vua, thân hành đi đánh.
1735 Dã Tiên: quan Thái sư của bộ tộc Ngõa Lạt nước Mông Cổ.
Ngày 17 tháng 7, ngự giá đi đến Đại Đồng1736 rồi đem quân về.
1736 Đại Đồng: là trị sở của phủ Đại Đồng, nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Ngày 16 tháng 8, ngự giá đi đến Thổ Mộc1737 (tên đất) bị giặc phương Bắc bắt được.
1737 Thổ Mộc: tên đất, ở phía tây huyện Hoài Lai của Trung Quốc.
Ngày 17, tin Anh Tông đi tuần phương Bắc (bị giặc bắt được) báo vềm kinh sư rất kinh hãi.
Ngày 18, Hoàng thái hậu sai em Anh Tông là [85a] Thành Vương Kỳ Ngục quyền nắm việc nước.
Ngày 20, Hoàng thái hậu bàn lập Hoàng trưởng tử Kiến Nhu làm hoàng thái tử, bấy giờ mới hai tuổi, vẫn sai Thành Vương phụ chính.
Tháng 9, ngày mồng 6, Thành Vương nhà Minh lên ngôi, tôn Anh Tông làm Thái thượng hoàng ở xa, đổi niên hiệu năm sau thành Cảnh Thái năm thứ nhất.
Mùa đông, tháng 10, hạ lệnh các sắc dịch của các lộ đem nộp gạo chín cấp cho quân dụng, sau lại bãi bỏ lệnh này, vì đã bàn định đánh Chiêm Thành nhưng rồi lại thôi.
Lấy Quốc Oai Hạ vệ thiếu úy Lê Lan làm Thiếu úy phủ Tân Bình, Thuận Hóa, được hơn một năm thì chết.
Người kinh thành đẻ con có hai đầu, cho là quái gỡ, bỏ cho chết.
[85b] Tháng 11, sai các lộ, huyện làm sổ sách.
Bổ bọn giám sinh Lô Thuần, Phạm Công Niêm ba mươi người làm thuộc lại các đạo. Giám sinh được bổ làm thuộc lại bắt đầu từ đó.
Lê Quán Chi, con trai Đại đô đốc Lê Khuyển đang đêm tụ tập đánh giết người ở giữa chợ. Việc bị phát giác, Quán Chi phải hạ ngục, cung xưng dây dưa tới hơn mười người là con cái nội quan và các quan chức khác.
Án sắp xong, Thái hậu thấy Khuyển là bậc đại thần, chỉ huy cấm binh, là chỗ dựa của vua. Nếu giết con Khuyển, sợ Khuyển đau lòng, liền làm trái luật pháp, tha cho hắn, chỉ lấy tiền bồi thường trả cho người chết thôi. Gián quan Lê Lâm ngậm miệng không dám nói, để đến nỗi trẻ con ở chợ nắm tay mà nói: "Tiếc ta không được làm quan đài thôi!".
Người Chiêm Thành trả lại bảy mươi người của ta là bọn Trình Nguyên Đĩnh. Lấy Nguyên Đĩnh làm Chính sự viện đồng tham nghị.
[86a] Bổ sung chương điền sản gồm mười bốn điều vào bộ hình luật. Trước kia, Thái Tổ định thực hiện phép quân điền, cho nên lược bỏ chương điền sản. Đến đây lại bổ sung vào.
Lấy An phủ phó sứ lộ Nam Sách Thượng là Nguyễn Trực làm Hàn lâm viện thị giảng; An Phủ sứ lộ Quy Hóa là Nguyễn Như Đổ và An phủ phó sứ lộ Quốc Oai Hạ là Lương Như Hộc cùng làm Hàn lâm trực học sĩ; lộ giáo thụ Trình Bá Cung, Đào Phục Lễ cùng làm Giám sát ngự sử; Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Nghiêu Tư làm An phủ sứ lộ Tân Hưng; Thượng trung thư xá nhân Trịnh Thiết Trường làm An phủ sứ lộ Tân Hưng Hạ; Quốc tử giám giáo thụ Nguyễn Nhữ Bật làm An phủ phó sứ lộ Kiến Xương. Giáo thụ được bổ chức An phủ bắt đầu từ Nhữ Bật.
Lấy khởi cư xá nhân Nguyễn Mậu làm [86b] Chuyển vận sứ huyện Lập Thạch; Dương Chấp Trung làm Chuyển vận sứ huyện Thủy Đường; Ngự tiền học sinh Nguyễn Đạt làm Chuyển vận sứ huyện Đại Man.
Lấy Lê Thiếu Dĩnh làm Giáo thụ lộ Tam Đới. Trước đây, Thiếu Dĩnh làm thiêm tri Thẩm hình viện, vì can tội tham tang, bị bãi chức về làm dân, suốt đời không được bổ dụng. Đến đây lại được làm Giáo thụ.
Lấy Giáo thụ Quốc tử giám Nguyễn Thiên Túng làm Tư nghiệp; Giáo thụ Nguyễn Siêu là Trợ giáo; Lương Mộng Tinh và Vũ Vĩnh Trinh làm Trực giảng; Tư hình viện đại phu Phù Thế Hào làm Chuyển vận phó sứ huyện Cổ Phí.
Chuyển vận phó sứ huyện Văn Bàng là Lương Tông Ký ăn hối lộ, việc bị phát giác. Án xử xong sắp đem chém, thì Ký nhờ người xung quanh xin tha chết. Thái úy Lê Khả nói:
"Phép nước không thể tha được", lại nói: "Ăn trộm của một nhà còn không thể tha thứ, huống hồ Ký kại ăn trộm [87a] cả một huyện!".
Lại giao xuống cho xét, vẫn xử tội chết.
Chích là công thần khôi quốc cũ, thời Thái Tổ đã được tham dự triều chính, vì có lỗi mất [75a] chức. Đến chiều Thái Tông, được khôi phục làm Đồng tổng quản châu Hóa, trấn giữ Thát Ải. Người Chiêm hai lần vây đánh thành, Chích lấy ít đánh nhiều, nhiều lần đánh tan bọn chúng. Sau lại đi đánh Chiêm Thành có công được thăng dần đến chức này. Đến đây chết, được truy tặng Nhập nội tư không bình chương sự, tên thụy là Trinh Vũ.
Lấy trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư và Tiến sĩ Trịnh Kiêm làm Hàn lâm trực học sĩ (vì Kiên nguyên đô là đô quan lục phẩm): bảng nhãn Trịnh Thiết Trường vá thám hoa lang Chu Thiêm Uy làm Trung thư xá nhân; tiến sỉ Nguyễn Bá Ký làm Hàn lâm tri chế cáo; Nguyễn Mậu và Dương Chấp Trung làm Khởi cư xá nhân; Phạm Đức Khản, Nguyễn Đình Tích, Nguyễn Di Quyết và Đặng Tuyên làm Hàn lâm đãi chế; Bùi Phúc, Nguyễn Văn Chất, Phan Hoan, Nguyễn Thúc Thông làm Quốc sử viện đồng tu sử; phụ bảng là bọn Đoàn Nhân Công 13 người được sung làm ngự [75b] tiền học sinh.
Lấy An phủ phó sứ Thiên Trường là Phan Phu Tiên làm Quốc tử giám bác sĩ; Chuyển vận phó sứ huyện Phú Lương là Phạm Năng làm Trợ giáo, lộ giáo thụ Vũ Vĩnh Trinh làm Quốc tử giám giáo thụ; Thính hậu quan Phan Tử Viết làm Quan sát sứ.
Lấy những người ngự thí thích hợp cách là bọn Đặng Duy Khiêm ba mươi ba người sung làm giám sinh Quốc tử giám. Theo lệ thi hàng năm thì học trò các lộ đến thi ở bản đạo, chỉ những thí sinh đồ hợp cách đỗ hương cống mới được sung làm giám sinh, còn quân dân đỗ hương cống thì không được sung làm giám sinh, vẫn chỉ là hương cống. Đến đây, Tư khấu Trịnh Khắc Phục mới xin lấy quân dân đỗ hương cống là bọn Duy Khiêm sung làm giám sinh, mà những sinh đồ đỗ hương cống lại không được vào Quốc tử giám. Dư luận bấy giờ rất ngờ có ăn hối lộ trong chuyện đó.
Năm ấy, xử án bắt tử hình bốn mươi hai [76a] người.
Kỷ Tỵ, (Thái Hòa) năm thứ 7 (1449), (Minh Chính Thống năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ban yến cho các quan. Múa nhạc "Bình Ngô phá trận".
Trước kia, Thái Tổ dùng võ công bình định thiên hạ. Thái Tông tưởng nhớ công lao tiền bối, sáng tác điệu vũ "Bình Ngô". Đến đây, vua nghĩ tới công sáng nghiệp gian lao, không quên công đức tổ tiên, cho nên lại cho múa điệu ấy, công hầu có người xúc động phát khóc.
Điện trung thị ngự sử hặc tội Tham dự triều chính Lê Bí nghi thức trái lễ, Thiếu bảo Lê Sao lấn vượt sai thứ bậc, Lễ bộ thượng thư Đào Công Soạn không chịu nêu ra, mỗi người đều phải nộp tiền theo thứ bậc khác nhau.
Ra lệnh chỉ cho những người dân biết chữ đến ngày 20 tháng này phải tới bản đạo để dự thi. Người nào hợp cách thì đưa đến Lễ bộ tập trung cho thi. Ai đỗ được miễn tuyển bổ kỳ này.
Lệ cũ: Thi dân bằng ám tả, viết chữ và làm toán để lấy người vào các [76b] cục. Đến đây, các đại thần bàn cho thi ám tả và nghĩa của bản kinh1720 và Tứ thư mỗi thứ một bài, cho đề thi trái với những điều đã học để người được miễn tuyển bổ ít đi. Vì thế, chỉ có 85 người được hợp cách, vẫn cho về làm dân và được miễn tuyển bổ kỳ này. Thi miễn tuyển bằng ám tả và kinh nghĩa bắt đầu từ đấy. Sau đó, coi là lệ thường.
1720 Bản kinh: nguyên văn là "bản kinh", có thể là lầm từ "ngũ kinh".
Tuyển tráng đinh bổ sung quân ngũ, thải những người già.
Làm sổ hộ tịch.
Tháng 2, miếu điện ở Lam Kinh làm xong. Sai Hàn lâm thị độc Hoàng Thanh thay Nguyễn Lãm làm lễ tấu cáo. Vì Lãm trước đó có tội với Thái Tổ.
Tuyển tráng đinh. Cháu nội của các quan từ lục phẩm trở lên, con trai các quan thất, bát phẩm đều được miễn.
Lệ cũ: Quan lục phẩm chỉ con được miễn tuyển, đến đây miễn cả cháu nội, còn quan thất bát phẩm chỉ được miễn cho con, hoạn quan cũng được miễn một người thân thích. [77a] Ban rộng ấm trạch bắt đầu từ đấy.
Lấy Chuyển vận phó sứ huyện Tế Giang1721 là Lưu Thúc Khiêm làm Thị ngự sử, Ngự tiền học sinh Nguyễn Cư đạo làm Giám sát ngự sử.
1721 Tế Giang: sau đổi là huyện Văn Giang, nay là một phần đất huyện Châu Phong, tỉnh Hải Hưng.
Ban cho Tổng quản cũ Lê Bôi 20 quan tiền. Bôi là công thần khai quốc cũ, bị chứng trúng phong đã lâu, ở rỗi đã mười bảy năm. Đến đây, bệnh hơi bớt vào chầu, cho nên được ban ơn riêng.
Sai Tư khấu Lê Khắc Phục đem người các cục Bách tác, quân vệ Thiên Quan, Tứ sương và quân dân trấn Thái Nguyên đào lại sông Bình Lỗ1722 từ Lãnh Canh (tên châu)1723, đến cầu Phù Lỗ1724 dài 2.500 trượng thông với Bình Than để tiện việc đi lại trong trấn Thái Nguyên.
1722 Sông Bình Lỗ: tức sông Cà Lồ, trong huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
1723 Lãnh Canh: hay Lãnh Kinh, ở khoảng gần Đáp Cầu, tỉnh Hà Bắc.
1724 Cầu Phù Lỗ: tức cầu qua sông Cà Lồ ở xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh cũ, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tháng 3, người Chiêm Thành là Quý Do bỏ tù chúa nó là Quý Lai, tự lập làm vua, sai bề tôi là bọn Giáo Nhĩ Mỗ, Bàn Thoa [77b] sang dâng cống vật. Vua xem tờ biểu, khước từ nói:
"Tôi giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, trẫm không nhận đồ dâng".
Sai trả hết cả. Rồi sai Đồng tri hữu tri sự Nguyễn Hữu Quang, Điện trung thị ngự sử Trình Ngự mang thư sang dụ rằng:
"Sự thực của các ngươi như thế nào thì phải sang trình bày cho rõ".
Mùa hạ, tháng 4, khôi phục tước Tự Hiệu hầu và chức. Nhập nội thị trung cho Thái tử thiếu bảo Lê Lễ. Hôm ấy, Lễ chết.
Lễ suốt đời làm gia thần cho Thái Tổ, rất được tin dùng, sớm tối hầu chầu, không lúc nào rời bên cạnh, dốc lòng trung trinh, có sức hơn người. Khi Thái Tổ khởi nghĩa, vợ cả vợ lẽ bị hoạn nạn mà vua phá vòng vây, thoát khỏi nguy hiểm, phần nhiều là công của Lễ. Thái Tổ thường khen ông và từng nói:
"Nếu dồn mọi công lao lại thì ngôi tể tướng chẳng ngươi còn ai? Trẫm có tiếc gì với [78a] ngươi, chỉ vì tài của ngươi không xứng mà thôi".
Đến khi sắp băng, khóc bảo Lễ rằng:
"Nếu trẫm không còn thì còn ai biết khanh nữa, sợ từ đây về sau bị giáng truất mà thôi!".
Sau bị Nguyễn Thị Lộ gièm, phải giáng làm Thái tử thiếu bảo, đúng như Thái Tổ đã nói.
Đến đây, ốm nặng, được khôi phục chức cũ. Ngày mồng 4 thì chết, thọ tám mươi hai tuổi. Được truy tặng Hương hầu, tên thụy là Trung Tiết.
Đồng tham nghị Chính sự viện Cao Doãn Cung, Trình Hoằng Nghị, Nguyễn Bá Thanh, Mai Tử Kiệt cùng từ chức.
Đài quan Lưu Thúc Khiêm và Nguyễn Cư Đạo hặc tội bọn Doãn Cung, Hoằng Nghị ở chức chính viện đại thần mà chỉ ngồi làm vì, ăn hại, không giúp được gì, tuổi đã quá bảy mươi, mắt lòa, tai điếc vẫn còn tham lộc vị, không còn biết liêm sĩ, làm hại phong hóa, đáng phải bắt về cả. Thế là bọn Doãn Cung đều xin từ chức. Vua y cho.
Bọn Tả hữu nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Truyền, Nguyễn Viết, [78b] và bọn Nhập thị kinh diên Đào Công Soạn, Nguyễn Tử Tấn đều cùng xin trí sĩ, nhưng còn tiếc lộc vị, chưa muốn về, thấy vua một lần không cho, chỉ lạy tạ mà thôi. Sau lại rủ nhau làm lễ tạ ơn thì chân tướng lộ rõ, người đương thời cười chê.
Tháng ấy bị hạn. Vua thân đến cung Cảnh Linh làm lễ cầu mưa.
Sai Than tri Bùi Cầm Hổ, Lễ bộ lang trung Nguyễn Cảnh đi cầu đảo ở núi Tản Viên và Tam Đảo đều không ứng nghiệm.
Ngày Quý Mùi, vua xuống chiếu tự trách mình. Tờ chiếu viết:
"Trẫm gặp phải gia biến, bên trong thì mẫu hậu coi chầu, bên ngoài thì đại thần giúp việc, mà liền năm đại hạn, lúa má mất mùa, dân chúng buồn than. Nghĩ kỹ tội ấy, hẳn có nguyên do. Có phải do trẫm không biết dốc niềm thành kính để được hưởng lòng trời, không biết lo tròn đạo hiếu để thờ phụng tông miếu, không ban ân huệ cho khắp muôn dân nên đến nỗi thế [79a] chăng? Có phải trẫm không biết sử dụng nhân tài, những kẻ được dùng đều là loại hèn kém mà đến nỗi thế chăng? Có phải do nạn hối lộ công khai, tệ phi tần lộng hành mà đến nỗi thế chăng? Hay là do trẫm không dè dặt tiêu dùng, thường lạm tiêu bừa, để hại của dân mà đến nỗi thế chăng? Hay là các đại thần giúp việc chưa trọn đạo điều hòa âm dương mà đến nỗi thế chăng? Hay là các tướng soái phiên thần không biết yêu thương quân dân, quen thói đục khoét mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì các thú lệnh không biết vỗ nuôi nhân dân, chỉ lo bòn vét mà đến nỗi thế chăng? Hay là quan coi hình ngục không giữ công bằng, chỉ lo xử nặng, kẻ nào đút lót thì tha, để oán khí bốc lên mà đến nỗi thế chăng? Có phải các quan thừa hành chỉ chuộng hư văn, để ân trạch của vua bị tắc lại ở trên, tình của kẻ dưới không thấu lên trên được mà đến nỗi thế chăng? Hay là các nhà quyền quý cậy thế ra oai để dân mọn [79b] bị hại mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì chọn lựa người hiền, cất nhắc người sót chưa được thi hành, để thói cầu cạnh chạy chọt ngày một tệ hại mà đến nỗi thế chăng? Hay là do chủ tướng đảo lộn quân công, lấy không làm có, làm hại đạo công mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì chưa thi hành đầy đủ nhân chính, để dân chúng vẫn còn nhiều người thất nghiệp mà đến nỗi thế chăng? Hay là do đầm cá hoang khô, ngạch thuế chưa giảm, dân phải nộp nhiều mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì con cháu các bậc công thần cố cựu chưa được bổ dùng hết để đền đáp công lao họ mà đến nỗi thế chăng? Tất cả tội lỗi trên chồng chất lại, đã làm tổn thương hòa khí, nếu không xét lời dạy sửa lỗi lầm, làm tròn đạo tu dưỡng mình thì làm sao trên có thể lay chuyển được lòng trời, dưới có thể cứu vớt được nạn dân?".
Tờ chiếu ban xuống, đêm hôm ấy có mưa.
Bắt đầu lập đàn thờ thần Đô đại thành hoàng, đàn thờ thần Gió, Mây, Sấm, Mưa và đàn thờ ma quỷ không ai tế tự để tứ thời cúng lễ.
Sai bọn Đồng tri Bắc đạo Hà Phủ đưa người Minh [80a] là Lý Văn Xương về Quảng Tây.
Trước kia, thời Thái Tổ, người Quảng Tây là Văn Xương đem gia thuộc và bộ đảng hơn trăm người trốn sang quy phục nước ta, cho ở huyện Phục Hòa, trấn Thái Nguyên, đến đây đưa trả về nước.
Bọn Hà Phủ dâng sớ:
"Thần nghe: biết lỗi không khó, sửa lỗi mới khó, nói điều thiện không khó, làm điều thiện mới khó. Nay trời giáng tai họa hạn hán, trong tờ chiếu của bệ hạ có điều nói là chằm cạn không có cá, dân phải nộp thuế nhiều, thần xin giảm ngạch thuế đó để ban ân huệ thực". Vua nghe theo.
Tháng 5, cấp phu quét dọn cho Văn miếu và nhà học của các lộ, trấn, mỗi nơi hai mươi người, mỗi Giáo thụ được hai người phu để làm thường bổng. Đó là theo lời của Khoái lộ An phủ sứ Nguyễn Hữu Phu.
Sao Kim đi qua mặt trăng.
Lê Thụ và Lê Khả dâng sớ nói:
"Ngày xưa, vào đời thịnh trị, nếu gặp tai biến của trời thì vua tự xét mình lại, đại thần nhận tội cùng lòng kinh sợ để mong dẹp yên tai biến của trời. Kính nghĩ khoảng năm Thuận Thiên thường được mùa luôn, cho đến các năm Thiệu Bình, Đại Bảo, điểm tốt có nhiều. Bệ hạ chưa tự mình trông coi chính sự, cũng không có lầm lỗi gì, thế mà lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra, tai dị luôn luôn xuất hiện. Hẳn là bọn thần không biết thể lòng thương yêu muôn dân, chăm sóc vạn vật của bệ hạ, điều hòa trái lẽ như lời chiếu đã nói. Cúi xin Thánh Từ1725 đòi bọn thần tới Chính sự đường hỏi bọn thần về việc quân, việc nước, việc gì nên làm, việc gì nên bỏ, cốt ở thực hành, không nên chỉ chuộng hư văn". Hoàng thái hậu có ý chỉ trả lời rằng:
1725 Thánh Từ: tức Thánh Từ hoàng thái hậu. Vua còn nhỏ, thái hậu phải buông rèm coi chính sự.
"Sách xưa có [81a] câu: "Việc người tốt thì thiên thời hòa". Nay Quan gia1726 còn trẻ mà thiên tai xảy ra luôn, trẫm rất lo sợ. Mối hại ngày nay có thể là do gây bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể vì cậy thế công thần nơi tiềm để1727 cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế, có thể do bọn gia nô làm hại dân lành, hay thậm thụt ở các nhà quyền thêé để xin khỏi tội. Làm thế nào để trừ bỏ mối tệ hại đó cho vua tôi ta một lòng một dạ để trừ tai biến của trời, trên thì có thể phù trì Quan gia giữ vững cơ nghiệp của tông miếu, dưới thì có thể giữ yên thiên hạ, thỏa lòng mong đợi của quân dân".
1726 Quan gia: Lê Nhân Tông. Đời Trần có qui định gọi vua là quan gia. Đây cũng theo lệ ấy.
1727 Công thần nơi tiềm để: Công thần giúp vua từ khi chưa lên ngôi.
Mưa to.
Chém bọn thân tùy chánh giám Lê Nhân Lập ở chợ Tây.
Nhân Lập là con của thiếu úy lê Lan, cùng với người tronh kinh là bọn Nguyễn thọ Vực họp nhau đánh bạc, trộm cướp, sợ bọn ấy tiết lộ ra, sai người đến tận nhà dụ đến mà giết. Việc phát giác, bắt giam ngục rồi đều chém cả. Biếm Lan [81b] hai tư vì không biết dạy con.
Đại xá. Trong lệnh ân xá có điều khoản giảm tội cho tù nhân, tha thuế đầm hồ.
Thuyên chuyển các quan văn võ trong ngoài.
Lấy thẩm hình viện phó sứ Trình Chân làm Bắc giang thượng lộ An phủ sứ; Trình Dục làm Lễ bộ thượng thư; Bắc đạo đồng tri bạ tịch hà Phủ làm Đồng tri phủ Thanh Hóa; bọn Quãn lĩnh Lê Kỳ làm Đồng tri của các vệ; tuyên phủ sứ nguyễn Liêu làm Gia Hưng quan sát sứ tri quân dân sự; An Phủ sứ lộ Lý Nhân là Đỗ Thì Việp làm Thẩm hình viện phó sứ; Lễ bọ lang trung Nguyễ Cảnh làm Chính sự viện đồng tri tham nghị chính sự; tiền hành khiển Lê Thái làm Tả ty thị lang đồng tri Hải Tây đạo quân dân bạ tịch, ban tước Đại liêu ba. Thái là cháu gọi Thái phó Lê Liệt bằng cậu. Liệt bị tù, bãi chức của thái [82a] đến khi Liệt được tha, lại bổ dùng Thái.
Giáng Thẩm hình viện đồng tri Phan Nhân làm An phủ phó sứ lộ Lý Nhân.
Đưa Ngự sử Lưu Thúc Khiêm ra làm Chuyển vận phó sứ huyện Yên Lãng1728; Nguyễn Cư Đạo làm Quốc tử giám trực giảng, vì hai ông này hặc tội Doãn Cung va Hoằng Nghị.
1728 Yên Lăng: nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Lấy Đông đạo đồng tri bạ tịch Nguyễn Thúc Huệ làm Môn hạ hữu nạp ngôn, Thái sử lệnh Bùi Thì Hanh làm Tham nghị chính sự.
Gíán quan Đồng Hanh Phát hặc Thúc Huệ rằng:
"Chức vụ quan trọng nhất của triều đình chỉ có Tể tướng và Hành khiển thôi. Nay Thúc Huệ xuất thân là tiểu lại, chuyên dùng chính lệnh hà khắc. Trước đã làm Tham tri Bắc đạo hai người chung nhau một chiếc quần. Đến khi vâng mệnh đi sứ nước ngoài thì gọi là đồ qủy, làm nhục cho nước đến thế, còn làm gì?"
[82b] Lại hặc Thì Hanh rằng:
"Thì Hanh dùng tà thuật lừa dối vua, xui vua để tang ngắn ngày để bệ hạ thất hiếu với Tiên đế. Vả lại, việc để tang ba năm, thì Tiên đế đã thực hiện rồi. Thần trước đã hặc Thì Hanh phải bãi chức Tham tri Tây đạo, thế mà nay lại thăng tới chức Chính sự tham nghị! Vả ‘chính’ có nghĩa là chính đáng, nếu bản thân mình không chính đáng thì làm việc sao cho chính đáng được? Thần nghe hào Lục tam trong quẻ Giải nói: ‘Kẻ mang tội mà ngồi xe, ắt sẽ dắt giặc tới’ 1729 là chỉ bọn Thúc Huệ, Thì Hanh đó chăng?"
1729 Hào lục tam, quẻ Giải của Kinh Dịch. Nguyên Văn: "Phụ thả thừa, tri khấu chí".
Thái hậu hỏi Tể tướng:
"Gián quan hặc như thế, nên làm thế nào?"
Bọn Lê Khả tâu: "Dùng nguời không nhất thiết phải cầu toàn. Bọn thần đã tìm hết những người tại chức và thân thích cố cựu nhưng không được một ai. Bọn thần thấy Thúc Huệ làm việc đều được cả. Còn bọn mới lên thì thần thấy Thúc Huệ làm việc đều được cả. Còn bọn mới lên thì thần chưa biết được ai hay ai dở, không dựa vào dâu mà cất nhắc được".
Thái hậu bèn nghe theo.
[83a] Mùa thu, tháng 7, đổi hai quân Hỏa đồng thành quân Thần lôi, Thần điện; các quân Thiện trạo thành quân Hải hồng, Hải mã, Hải kinh, Hải thu, quân Bát náo thành quân Hải cốt.
Đặt phối sở của các châu xa ở hai trấn Tuyên Quang và Quy Hoá1730, của ngoại châu ở huyện Thái Đường, trấn An Bang1731 để dời những người phạm tội của hai phủ thuộc đạo Hải Tây ra đó. Còn tội nhân của các lộ thì vẫn để nơi cũ.
1730 Phối sở: nơi đày các tội nhân, tùy mức độ phạm tội, có thể đày ra châu xa hoặc châu gần. Hồi ấy Tuyên Quang bao gồm cả phần đất tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang ngày nay; Quy Hóa bao gồm cả phần đất của tỉnh Yên Bái, Lào Cai ngày nay.
1731 An Bang: đất tỉnh Quảng Ninh hiện nay. An Bang không có huyện Thái Đường. Có lẽ nhầm từ huyệnThủy Đường, tức huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng hiện nay.
Sứ thần Chiêm Thành là bọn Bô Sa Phá Tham Tốt cùng đi với Nguyễn Hữu Quang sang ta.
Vua sai Tư khấu Lê Khắc Phục, Nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân vặn hỏi sứ Chiêm Thành về tội giết vua. Sứ Chiêm Thành không trả lời được, chỉ lại tạ mà thôi.
Sai Thượng thư Trình Dục, Hàn lâm trực học sĩ Trịnh Kiên đi sứ Chiêm Thành, mang thư sang dụ và đòi lại người nước ta trước ở Chiêm Thành.
Bức thư đại ý là: "Đã có nước là có vua [83b] tôi. Đó là đạo cương thường. Người Chiêm Thành các ngươi cớ sao lại vi phạm luân thường đến như thế? trước kia, Vương Đề chết, các ngươi đã không chịu lập con của Đề ma lập Bí Cai làm vua, rồi bọn ngươi lại không biết dẫn dắt vua mình đi theo chính đạo, kính thờ nước lớn, để đến nỗi bại vong. các ngươi đã xin lập Quý Lai làm vua, chưa quay xong gót đã lại phế đi và lập Quý Do. Các ngươi là bọn phản phúc bất trung, xem vua như con cờ, thế là đạo gì vậy?".
Tháng 8, Hoàng thái hậu viết chỉ dụ bọn đại thần rằng:
"Từ khi quả nhân coi chính sự đến nay, thấy rõ lòng trung quân ái quốc của các đại thần đã hết sức phò tá giúp rập. Bên trong sửa sang trị nước, bên ngoài đánh dẹp di địch, để giữ yên thiên hạ. Quả nhân sớm khuya suy nghĩ có cách nào báo đền công lao ấy. Nhưng vì tài hèn đức bạc, thẹn mình không được giỏi bằng các Thái hậu họ Mã, họ Đặng và bà Tuyên Nhân1732 ngày xưa, để làm trọn đạo ưu đãi đại thần. Nay sẽ [84a] sai triều sĩ hợp bàn những việc nên làm hiện nay, để thành khuôn phép hay của một đời, cho không còn những tệ xấu nữa.
1732 Thái hậu họ Mã: là hoàng hậu của Hán Minh Đế, tính cần kiệm, hay đọc sách, bàn luận chính sự rất sáng suốt. Thượng Đế lên ngôi phong làm Hoàng thái hậu. Thái hậu họ Đặng là hoàng hậu của Hán Hòa Đế, Thượng Đế còn bé lên ngôi, buôn g rèm coi chính sự. Thượn g Đế chết, lập An Đế, vẫn trông coi chính sự, chọn dùng người giỏi. Bà Tuyên Nhân: bà hoàng hậu của Tống Anh Tông. Triết Tông còn bé lên ngôi, bà buông rèm coi chính sự chín năm, được coi là Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ.
Các khanh hãy cùng nhau thể theo ý ấy để trọn đạo làm tôi, bảo toàn tiết tháo sau trước, đừng để chỉ riêng các ông Cao, Quỳ, Tắc, Tiết, Y, Phó, Chu, Thiệu1733 đời xưa được ca ngợi mà thôi. Như thế, chẳng tốt đẹp biết bao!".
1733 Cao: là Cao Dao, danh thần của Ngu Thuấn Quỳ: là quan coi nhạc của Ngu Thuấn. Tắc: quan coi việc làm ruộng của Thuấn. Tiết: hiền thần của vua Thuấn, thủy tổ nhà Thương. Y: tức Y Doãn. Phó: Tức Phó Duyệt. Chu: Tức Chu Công Đán. Thiệu: tức Thiệu Công Thích.
Biếm Tư mã Hóa Châu là Lê Định hai tư.
Bấy giờ Hà Lật hặc tội Lê Định thả người Chiêm Thành đầu hàng và cưỡng bức con gái nhà người làm vợ lẽ mình, cho nên bị biếm.
Một hôm, tan chầu, Thái úy Lê Khả thấy có cái lưới săn trước Vân Tập đường, bèn gỡ đi và nói:
"Chớ để vua trông thấy lưới này, sẽ gợi thói ham săn bắn sau này".
Lấy Trung thừa Hà Lật làm Tây đạo Tham tri bạ tịch; Đài quan (chủ) bạ Lê Lâm và Quốc tử giáo thụ Phạm Duy Ninh đều làm Giám sát ngự sử: Lấy Quốc tử giám trực giảng Doãn Tử Bình làm an phủ phó [84b] sứ; Nội mật viện đồng tri Lê Niệm làm phó sứ; Ngự tiền học sinh Đặng Doãn Mỹ và các giám sinh Nguyễn Cương Trung, Nguyễn Tự Đắc, Cao Văn Xỉ làm Chuyển vận phó sứ các lộ. Giám sinh được bổ làm huyện quan bắt đầu từ Cương Trung.
Lấy Trung Bắc vệ đồng tri Lê Trạo làm Quỳ Châu kinh lược đại sứ, Lê Kỳ làm Bắc Giang vệ đồng tri.
Lấy Quốc Oai làm Trung lộ an phủ sứ1734.
1734 Dịch theo nguyên văn. Chỗ này ngờ sai sót. Bản dịch cũ chép: "Cho Quốc Oai làm Trung lộ an phủ sứ" và ngờ in thiếu tên người nào đó.
Vua Anh Tông nhà Minh căm giận giặc phương Bắc là Dã Tiên (Dã Tiên là tên hiệu của giặc)1735 vào cướp, theo lời bàn của Vương Chấn, một bề tôi của vua, thân hành đi đánh.
1735 Dã Tiên: quan Thái sư của bộ tộc Ngõa Lạt nước Mông Cổ.
Ngày 17 tháng 7, ngự giá đi đến Đại Đồng1736 rồi đem quân về.
1736 Đại Đồng: là trị sở của phủ Đại Đồng, nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Ngày 16 tháng 8, ngự giá đi đến Thổ Mộc1737 (tên đất) bị giặc phương Bắc bắt được.
1737 Thổ Mộc: tên đất, ở phía tây huyện Hoài Lai của Trung Quốc.
Ngày 17, tin Anh Tông đi tuần phương Bắc (bị giặc bắt được) báo vềm kinh sư rất kinh hãi.
Ngày 18, Hoàng thái hậu sai em Anh Tông là [85a] Thành Vương Kỳ Ngục quyền nắm việc nước.
Ngày 20, Hoàng thái hậu bàn lập Hoàng trưởng tử Kiến Nhu làm hoàng thái tử, bấy giờ mới hai tuổi, vẫn sai Thành Vương phụ chính.
Tháng 9, ngày mồng 6, Thành Vương nhà Minh lên ngôi, tôn Anh Tông làm Thái thượng hoàng ở xa, đổi niên hiệu năm sau thành Cảnh Thái năm thứ nhất.
Mùa đông, tháng 10, hạ lệnh các sắc dịch của các lộ đem nộp gạo chín cấp cho quân dụng, sau lại bãi bỏ lệnh này, vì đã bàn định đánh Chiêm Thành nhưng rồi lại thôi.
Lấy Quốc Oai Hạ vệ thiếu úy Lê Lan làm Thiếu úy phủ Tân Bình, Thuận Hóa, được hơn một năm thì chết.
Người kinh thành đẻ con có hai đầu, cho là quái gỡ, bỏ cho chết.
[85b] Tháng 11, sai các lộ, huyện làm sổ sách.
Bổ bọn giám sinh Lô Thuần, Phạm Công Niêm ba mươi người làm thuộc lại các đạo. Giám sinh được bổ làm thuộc lại bắt đầu từ đó.
Lê Quán Chi, con trai Đại đô đốc Lê Khuyển đang đêm tụ tập đánh giết người ở giữa chợ. Việc bị phát giác, Quán Chi phải hạ ngục, cung xưng dây dưa tới hơn mười người là con cái nội quan và các quan chức khác.
Án sắp xong, Thái hậu thấy Khuyển là bậc đại thần, chỉ huy cấm binh, là chỗ dựa của vua. Nếu giết con Khuyển, sợ Khuyển đau lòng, liền làm trái luật pháp, tha cho hắn, chỉ lấy tiền bồi thường trả cho người chết thôi. Gián quan Lê Lâm ngậm miệng không dám nói, để đến nỗi trẻ con ở chợ nắm tay mà nói: "Tiếc ta không được làm quan đài thôi!".
Người Chiêm Thành trả lại bảy mươi người của ta là bọn Trình Nguyên Đĩnh. Lấy Nguyên Đĩnh làm Chính sự viện đồng tham nghị.
[86a] Bổ sung chương điền sản gồm mười bốn điều vào bộ hình luật. Trước kia, Thái Tổ định thực hiện phép quân điền, cho nên lược bỏ chương điền sản. Đến đây lại bổ sung vào.
Lấy An phủ phó sứ lộ Nam Sách Thượng là Nguyễn Trực làm Hàn lâm viện thị giảng; An Phủ sứ lộ Quy Hóa là Nguyễn Như Đổ và An phủ phó sứ lộ Quốc Oai Hạ là Lương Như Hộc cùng làm Hàn lâm trực học sĩ; lộ giáo thụ Trình Bá Cung, Đào Phục Lễ cùng làm Giám sát ngự sử; Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Nghiêu Tư làm An phủ sứ lộ Tân Hưng; Thượng trung thư xá nhân Trịnh Thiết Trường làm An phủ sứ lộ Tân Hưng Hạ; Quốc tử giám giáo thụ Nguyễn Nhữ Bật làm An phủ phó sứ lộ Kiến Xương. Giáo thụ được bổ chức An phủ bắt đầu từ Nhữ Bật.
Lấy khởi cư xá nhân Nguyễn Mậu làm [86b] Chuyển vận sứ huyện Lập Thạch; Dương Chấp Trung làm Chuyển vận sứ huyện Thủy Đường; Ngự tiền học sinh Nguyễn Đạt làm Chuyển vận sứ huyện Đại Man.
Lấy Lê Thiếu Dĩnh làm Giáo thụ lộ Tam Đới. Trước đây, Thiếu Dĩnh làm thiêm tri Thẩm hình viện, vì can tội tham tang, bị bãi chức về làm dân, suốt đời không được bổ dụng. Đến đây lại được làm Giáo thụ.
Lấy Giáo thụ Quốc tử giám Nguyễn Thiên Túng làm Tư nghiệp; Giáo thụ Nguyễn Siêu là Trợ giáo; Lương Mộng Tinh và Vũ Vĩnh Trinh làm Trực giảng; Tư hình viện đại phu Phù Thế Hào làm Chuyển vận phó sứ huyện Cổ Phí.
Chuyển vận phó sứ huyện Văn Bàng là Lương Tông Ký ăn hối lộ, việc bị phát giác. Án xử xong sắp đem chém, thì Ký nhờ người xung quanh xin tha chết. Thái úy Lê Khả nói:
"Phép nước không thể tha được", lại nói: "Ăn trộm của một nhà còn không thể tha thứ, huống hồ Ký kại ăn trộm [87a] cả một huyện!".
Lại giao xuống cho xét, vẫn xử tội chết.
Bình luận facebook