Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 10
10.
Hôm đó Tạ Cẩm Hòa nhẫn nại chờ tôi làm xong xuôi thủ tục, rồi cuối cùng không nhịn được nữa, ông hỏi tôi: “Cháu thật sự không biết chú là ai à?”
Tôi nói biết chứ, ông là chủ khu bất động sản này, sao vậy?
Tạ Cẩm Hòa nghiêm mặt, rất nghiêm túc nói, không phải, ý là, chú là Tạ Cẩm Hòa đây.
Tôi “vâng” một tiếng, vẫn chưa hiểu là sao.
Tạ Cẩm Hòa tức đến dậm chân: Thằng nhóc này chọc chú tức chết mà, chú là cổ đông hùn vốn với mẹ cháu đây!
Tôi sửng sốt, hỏi, chú là cổ đông nhà hàng Phù Sơn à?
Tạ Cẩm Hòa lúc này mới hài lòng gật đầu, sau đó dạy dỗ tôi, nói tôi thừa kế cổ phần xong cũng chỉ biết lấy hoa hồng mỗi tháng, chẳng biết mặt các cổ đông khác là ai. Tôi nói có tiền là được rồi, biết nhiều như vậy để làm gì. Tạ Cẩm Hòa lắc đầu, hỏi có biết cổ phần ở nhà hàng Phù Sơn của mẹ là bao nhiêu phần không. Tôi nói chắc khoảng trên dưới 10%, cũng không phải quá nhiều. Tạ Cẩm Hòa trầm ngâm một lúc, rồi nói, trong cổ phần, có khi chỉ 1% đã là rất nhiều. Và cho dù chỉ việc lấy cổ tức mỗi năm, các cổ đông vẫn phải có trách nhiệm với nhà hàng. Tôi bảo vậy các cổ đông Phù Sơn trông mong gì ở một đứa chỉ vừa lên đại học như tôi. Tạ Cẩm Hòa bảo không phải ông có ý đó, ý ông rằng, ông cảm thấy mẹ để lại cho tôi một gia sản lớn như vậy, mà tôi chỉ biết miệng ăn lở núi. Bao nhiêu người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng luôn ao ước có được số tài sản như tôi, tôi phải tính toán đường dài cho tương lai sau này, sử dụng đồng tiền cho hợp lý.
Tôi bị ông nói, cảm thấy hơi xấu hổ. Đúng là tôi chẳng có chí tiến thủ, lãng phí nhiều năm tâm huyết của mẹ tôi. Tôi hỏi Tạ Cẩm Hòa vậy tôi nên làm cái gì bây giờ.
Tạ Cẩm Hòa bảo tôi hãy khoan đua đòi, mọi việc cứ từ từ. Hiện tại tôi không có kinh nghiệm, chỉ có mỗi tiền, nên trước mắt đầu tư nhỏ một cái gì đó, sau khi quen với cảm nhận thị trường thì tiến thêm. Ông bảo sách vở là chết, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn mới có thể sống được. Còn sau này muốn kinh doanh hay làm gì khác trong tương lai thì tùy tôi lựa chọn.
Tôi hỏi, vậy chú nghĩ cháu nên đầu tư vào đâu đầu tiên?
Ông lắc lắc tay nói sao chú biết được. Nhưng thật ra có tiền thì mọi việc sẽ dễ dàng đi một nửa, Giống như chú lúc mới làm địa ốc, chỉ cần có vốn vài triệu tệ là có thể ăn nên làm ra.
Tôi cả kinh, nói chú lừa cháu à? Làm bất động sản sao đơn giản thế được.
Tạ Cẩm Hòa cười khà khà, bắt đầu chỉ cho tôi: Trước tiên, lấy vài triệu đó đi mua một miếng đất, rồi lấy mảnh đất đó đi thế chấp ngân hàng để vay vốn dự án xây dựng, đây là giai đoạn một. Sau đó dùng tiền vay ngân hàng đó để xây dựng, thiết kế bản vẽ công trình và quảng cáo rầm rộ. Ông sẽ bán nhà khi nó vẫn còn đang được xây. Tiền bán trước cơ bản có thể trả hết được các khoản vay ngân hàng. Sau đó đã có thể bắt đầu thu lãi ròng. Giá nhà tăng khá nhiều trong hai năm qua, nên lợi nhuận ông thu về rất ổn định.
Tôi trợn mắt há hốc mồm, tặc lưỡi nói kiếm tiền sao giờ dễ dàng quá.
Tạ Cẩm Hòa bảo những kiểu đầu tư như thế đối với ông là nhỏ lẻ, nhưng với tôi một lần quăng mấy triệu thì như ném tiền qua cửa sổ.
Tôi hỏi ông hôm nào tôi đi theo ông học kinh doanh bất động sản được không. Tạ Cẩm Hòa bảo muốn theo cũng được, ông vừa vặn cũng có một hạng mục đang chuẩn bị tiến hành, nhưng mà đây lại là việc lớn với tôi, tôi không có kinh nghiệm, nên suy xét cẩn thận.
Tôi vâng, bảo sẽ về suy nghĩ kỹ lại rồi sẽ liên lạc với ông. Tạ Cẩm Hòa cũng vui vẻ nói nếu không theo được thì gọi ông đi đánh cờ tâm sự gì cũng được.
Không thể không thừa nhận rằng, gặp gỡ Tạ Cẩm Hòa là một bước ngoặt ý nghĩa trong đời tôi, tôi cứ như vậy, kỳ lạ và vô tình bước một bước chân vào thương trường rộng lớn, thứ mà sau này sẽ cho tôi rất nhiều, cũng lấy đi của tôi rất nhiều. Nhưng dù có ra sao đi nữa, Tạ Cẩm Hòa là người tốt, tôi thật may mắn khi gặp được ông trong cuộc đời này.
Sau khi hoàn thành thủ tục mua căn biệt thự ở bờ hồ bán nguyệt, tôi định sẽ giao chìa khóa nhà cho ông bà ngoại tôi. Trước đó tôi suy nghĩ ra đủ loại cách nói và đối phó. Tôi nghĩ tôi “chơi lớn” như thế, hai ông bà thể nào cũng trách mắng tôi vài câu. Hôm đó tôi nắm chặt chìa khóa trong lòng bàn tay, hồi hộp đi tới đi lui trong phòng lẩm nhẩm lại những lời sẽ chuẩn bị nói. Tôi sẽ nói lúc sinh thời mẹ chưa kịp hiếu kính ông bà, giờ tôi dùng tiền của mẹ mua cho ông bà một căn nhà, xem như thay mẹ tôi hoàn thành tâm hiếu, sau đó lại nói thêm phía nam ấm áp, thích hợp để dưỡng lão, hai ông bà hay ở lại ổn định ở đây.
Nhưng lúc tôi thật sự đặt chìa khóa vào tay ông bà ngoại, những lời trách mắng tôi dự đoán chẳng thấy đâu. Bà ngoại vừa nghe tôi nói, mắt đã đỏ lên. Bà ngồi trên sô pha, lặng yên gạt lệ, cũng không biết bà đang cảm động, đang vui hay là đang buồn nữa.
Sau đó tôi đề cập đến chuyện sẽ theo Tạ Cẩm Hòa học kinh doanh bất động sản. Bà ngoại thì thấy việc này quá mạo hiểm, không quá tán thành, còn ông ngoại thì suy nghĩ rất lung một hồi, rồi nói: “Mẹ con lúc đó cũng một thân một mình lang bạt kinh doanh đến lớn mạnh như thế, giờ nếu con muốn, ông bà cũng không cản. Nhưng có hai việc con phải hứa với ông, một là luôn phải chừa đường lui cho mình, sẽ phải để dành ra vài triệu tệ, không được động vào. Thứ hai là việc học, không được lơ là, phải học đến nơi đến chốn.”
Tôi nói không thành vấn đề.
Chủ nhật tuần sau tôi gặp Tạ Cẩm Hòa bàn chuyện bất động sản, mới viết ông đang tính chuyện hùn vốn với mấy người nữa xây một cái trung tâm thương mại ở phía nam, đặt một cái tên méo mó gì mà “Tân Hiệp Hòa”. Tôi bảo ông đặt tên gì nghe kỳ cục, không biết còn tưởng tên bệnh viện.
Trung tâm “bệnh viện” thương mại của Tạ Cẩm Hòa dự toán đầu tư đến hơn một tỷ nhân dân tệ.(~hơn 3 ngàn tỷ vnd). Tạ Cẩm Hòa bảo đây là dự án lớn cuối cùng ông tham gia, sau khi hoàn thành sẽ yên ổn về nhà thôi, không đầu tư mạo hiểm nữa. Tôi hỏi ông tôi chỉ đầu tư mấy chục triệu, có khó coi quá không? Tạ Cẩm Hòa bảo con nít con nôi miệng còn hôi sữa mà tính đua đòi làm đại cổ đông à? Còn trẻ thì học hỏi kinh nghiệm là ưu tiên hàng đầu. Tôi định đầu tư 50 triệu tệ, Tạ Cẩm Hòa trừng mắt ngăn lại, bảo tôi chỉ vì lợi nhuận trước mắt quá, rồi bắt tôi chu hùn 20 triệu thôi, nhiều hơn ông không chịu. Lúc ký hợp đồng, Tạ Cẩm Hòa cốc đầu tôi một cái, nói, tuổi trẻ có tham vọng là tốt, nhưng cái gì cũng phải từ từ, đừng có như nhà giàu mới nổi, mẹ tôi vất vả lắm mới kiếm ra được ngần ấy tiền.
Trong hạng mục khai phá, tôi vô tình thấy được một cái tên quen thuộc: Hẻm Thạch Lều. Lúc đó tôi mới biết được hẻm Thạch Lều cũng nằm trong diện tích quy hoạch của Tạ Cẩm Hòa. Nó sẽ nhanh chóng bị phá bỏ và di dời. Tâm tình tôi đột nhiên phức tạp lên, tôi cảm thấy như những ký ức tuổi thơ quý giá đang bị chính tay mình phá hủy đi hết vậy.
“Khu nhà cũ ở hẻm Thạch Lều sớm muộn gì cũng phải giải tỏa thôi, nếu có thể giải tỏa trong nay em, cũng coi như là có duyên.” Bạch Đoạn an ủi tôi trong điện thoại, “Với cả nhà anh cũng còn đó mà, nếu em luyến tiếc thì có thể đi mấy vòng quanh đại viện quân khu, nhớ lại kỉ niệm mà mấy lần em ném túi nước tiểu vào trong ấy.”
“Hứ, anh còn mặt dày nói vậy được.” Tôi phản công, “Không phá bỏ quân khu đại viện là để lại mầm mống tai họa ngàn năm đó. Anh không nhớ hồi đó bọn anh bắt nạt em đến mức nào à.”
“Ai bắt nạt em, là bên tụi em tự làm tự chịu đó chứ, dám ném túi nước tiểu vào đại viện.” Bạch Đoạn cũng không chịu thua, “Chưa kể Trương Nguyên với Quách Nhất Thần lấy của anh bao nhiêu con Transformers rồi em biết không?”
“Đó là tư thù cá nhân của anh với Trương Nguyên mà, anh giận cá chém thớt lên đầu em, giờ mới biết anh hẹp hòi quá đó nha.”
“Thôi được rồi, em đúng anh sai được chưa. Lúc đó mới có tí tuổi đã chạy theo Trương Nguyên, thấy anh là ném đá, anh còn chưa nói gì em.”
Tôi và Bạch Đoạn nhớ lại những kỉ niệm xưa như thế, không khỏi mỉm cười. Những đoạn hồi ức tuổi thơ ấy chẳng quá tốt đẹp, nhưng nó lại là những kỷ niệm đầu tiên giữa tôi và anh, nên nó tự nhiên mang theo một cảm giác ngọt ngào nào đó.
Sau đó tôi lại cùng với Bạch Đoạn ghé thăm lại nhà ngang, chụp vài tấm hình trước khu nhà, trong có có một tấm hai chúng tôi chụp chung do một người qua đường bấm máy hộ. Trong bức ảnh ấy, tôi tự nhiên khoác tay Bạch Đoạn như một đôi tình lữ. Tôi thích bức ảnh ấy lắm, rửa ra rồi lộng vào khung ảnh để trên bàn làm việc của tôi. Bạch Đoạn nói tôi trong tấm ảnh này trông ngu ngốc, mắt cười díp cả lại chẳng thấy gì. Tôi bảo chẳng sao, chỉ cần anh đẹp là được.
Hôm từ nhà ngang trở về, Bạch Đoạn nói hay là tối nay em ở nhà anh đi, sáng mai dậy sớm có thể ngắm mặt trời mọc trên đỉnh nhà ngang. Tôi từ chối ngay, bảo tôi sợ bố mẹ anh lắm, hồi nhỏ có một lần tôi vô tình ném túi nước tiểu trúng người bố anh. Bạch Đoạn ôm bụng cười lăn lộn, nói sao anh không biết chuyện này, vậy thì tôi càng phải đến nhà anh, bố anh có khi còn đang chờ tôi xin lỗi đó. Tôi méo xệch miệng, bảo Bạch đại gia ơi em sai rồi anh tha cho em đi. Nhưng mà Bạch Đoạn chẳng hề để vào tai, anh ngang ngạnh túm tay tôi kéo thẳng đến đại viện quân khu.
—
Bố Bạch Đoạn: Thằng con rể trời đánh!!
Hôm đó Tạ Cẩm Hòa nhẫn nại chờ tôi làm xong xuôi thủ tục, rồi cuối cùng không nhịn được nữa, ông hỏi tôi: “Cháu thật sự không biết chú là ai à?”
Tôi nói biết chứ, ông là chủ khu bất động sản này, sao vậy?
Tạ Cẩm Hòa nghiêm mặt, rất nghiêm túc nói, không phải, ý là, chú là Tạ Cẩm Hòa đây.
Tôi “vâng” một tiếng, vẫn chưa hiểu là sao.
Tạ Cẩm Hòa tức đến dậm chân: Thằng nhóc này chọc chú tức chết mà, chú là cổ đông hùn vốn với mẹ cháu đây!
Tôi sửng sốt, hỏi, chú là cổ đông nhà hàng Phù Sơn à?
Tạ Cẩm Hòa lúc này mới hài lòng gật đầu, sau đó dạy dỗ tôi, nói tôi thừa kế cổ phần xong cũng chỉ biết lấy hoa hồng mỗi tháng, chẳng biết mặt các cổ đông khác là ai. Tôi nói có tiền là được rồi, biết nhiều như vậy để làm gì. Tạ Cẩm Hòa lắc đầu, hỏi có biết cổ phần ở nhà hàng Phù Sơn của mẹ là bao nhiêu phần không. Tôi nói chắc khoảng trên dưới 10%, cũng không phải quá nhiều. Tạ Cẩm Hòa trầm ngâm một lúc, rồi nói, trong cổ phần, có khi chỉ 1% đã là rất nhiều. Và cho dù chỉ việc lấy cổ tức mỗi năm, các cổ đông vẫn phải có trách nhiệm với nhà hàng. Tôi bảo vậy các cổ đông Phù Sơn trông mong gì ở một đứa chỉ vừa lên đại học như tôi. Tạ Cẩm Hòa bảo không phải ông có ý đó, ý ông rằng, ông cảm thấy mẹ để lại cho tôi một gia sản lớn như vậy, mà tôi chỉ biết miệng ăn lở núi. Bao nhiêu người khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng luôn ao ước có được số tài sản như tôi, tôi phải tính toán đường dài cho tương lai sau này, sử dụng đồng tiền cho hợp lý.
Tôi bị ông nói, cảm thấy hơi xấu hổ. Đúng là tôi chẳng có chí tiến thủ, lãng phí nhiều năm tâm huyết của mẹ tôi. Tôi hỏi Tạ Cẩm Hòa vậy tôi nên làm cái gì bây giờ.
Tạ Cẩm Hòa bảo tôi hãy khoan đua đòi, mọi việc cứ từ từ. Hiện tại tôi không có kinh nghiệm, chỉ có mỗi tiền, nên trước mắt đầu tư nhỏ một cái gì đó, sau khi quen với cảm nhận thị trường thì tiến thêm. Ông bảo sách vở là chết, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn mới có thể sống được. Còn sau này muốn kinh doanh hay làm gì khác trong tương lai thì tùy tôi lựa chọn.
Tôi hỏi, vậy chú nghĩ cháu nên đầu tư vào đâu đầu tiên?
Ông lắc lắc tay nói sao chú biết được. Nhưng thật ra có tiền thì mọi việc sẽ dễ dàng đi một nửa, Giống như chú lúc mới làm địa ốc, chỉ cần có vốn vài triệu tệ là có thể ăn nên làm ra.
Tôi cả kinh, nói chú lừa cháu à? Làm bất động sản sao đơn giản thế được.
Tạ Cẩm Hòa cười khà khà, bắt đầu chỉ cho tôi: Trước tiên, lấy vài triệu đó đi mua một miếng đất, rồi lấy mảnh đất đó đi thế chấp ngân hàng để vay vốn dự án xây dựng, đây là giai đoạn một. Sau đó dùng tiền vay ngân hàng đó để xây dựng, thiết kế bản vẽ công trình và quảng cáo rầm rộ. Ông sẽ bán nhà khi nó vẫn còn đang được xây. Tiền bán trước cơ bản có thể trả hết được các khoản vay ngân hàng. Sau đó đã có thể bắt đầu thu lãi ròng. Giá nhà tăng khá nhiều trong hai năm qua, nên lợi nhuận ông thu về rất ổn định.
Tôi trợn mắt há hốc mồm, tặc lưỡi nói kiếm tiền sao giờ dễ dàng quá.
Tạ Cẩm Hòa bảo những kiểu đầu tư như thế đối với ông là nhỏ lẻ, nhưng với tôi một lần quăng mấy triệu thì như ném tiền qua cửa sổ.
Tôi hỏi ông hôm nào tôi đi theo ông học kinh doanh bất động sản được không. Tạ Cẩm Hòa bảo muốn theo cũng được, ông vừa vặn cũng có một hạng mục đang chuẩn bị tiến hành, nhưng mà đây lại là việc lớn với tôi, tôi không có kinh nghiệm, nên suy xét cẩn thận.
Tôi vâng, bảo sẽ về suy nghĩ kỹ lại rồi sẽ liên lạc với ông. Tạ Cẩm Hòa cũng vui vẻ nói nếu không theo được thì gọi ông đi đánh cờ tâm sự gì cũng được.
Không thể không thừa nhận rằng, gặp gỡ Tạ Cẩm Hòa là một bước ngoặt ý nghĩa trong đời tôi, tôi cứ như vậy, kỳ lạ và vô tình bước một bước chân vào thương trường rộng lớn, thứ mà sau này sẽ cho tôi rất nhiều, cũng lấy đi của tôi rất nhiều. Nhưng dù có ra sao đi nữa, Tạ Cẩm Hòa là người tốt, tôi thật may mắn khi gặp được ông trong cuộc đời này.
Sau khi hoàn thành thủ tục mua căn biệt thự ở bờ hồ bán nguyệt, tôi định sẽ giao chìa khóa nhà cho ông bà ngoại tôi. Trước đó tôi suy nghĩ ra đủ loại cách nói và đối phó. Tôi nghĩ tôi “chơi lớn” như thế, hai ông bà thể nào cũng trách mắng tôi vài câu. Hôm đó tôi nắm chặt chìa khóa trong lòng bàn tay, hồi hộp đi tới đi lui trong phòng lẩm nhẩm lại những lời sẽ chuẩn bị nói. Tôi sẽ nói lúc sinh thời mẹ chưa kịp hiếu kính ông bà, giờ tôi dùng tiền của mẹ mua cho ông bà một căn nhà, xem như thay mẹ tôi hoàn thành tâm hiếu, sau đó lại nói thêm phía nam ấm áp, thích hợp để dưỡng lão, hai ông bà hay ở lại ổn định ở đây.
Nhưng lúc tôi thật sự đặt chìa khóa vào tay ông bà ngoại, những lời trách mắng tôi dự đoán chẳng thấy đâu. Bà ngoại vừa nghe tôi nói, mắt đã đỏ lên. Bà ngồi trên sô pha, lặng yên gạt lệ, cũng không biết bà đang cảm động, đang vui hay là đang buồn nữa.
Sau đó tôi đề cập đến chuyện sẽ theo Tạ Cẩm Hòa học kinh doanh bất động sản. Bà ngoại thì thấy việc này quá mạo hiểm, không quá tán thành, còn ông ngoại thì suy nghĩ rất lung một hồi, rồi nói: “Mẹ con lúc đó cũng một thân một mình lang bạt kinh doanh đến lớn mạnh như thế, giờ nếu con muốn, ông bà cũng không cản. Nhưng có hai việc con phải hứa với ông, một là luôn phải chừa đường lui cho mình, sẽ phải để dành ra vài triệu tệ, không được động vào. Thứ hai là việc học, không được lơ là, phải học đến nơi đến chốn.”
Tôi nói không thành vấn đề.
Chủ nhật tuần sau tôi gặp Tạ Cẩm Hòa bàn chuyện bất động sản, mới viết ông đang tính chuyện hùn vốn với mấy người nữa xây một cái trung tâm thương mại ở phía nam, đặt một cái tên méo mó gì mà “Tân Hiệp Hòa”. Tôi bảo ông đặt tên gì nghe kỳ cục, không biết còn tưởng tên bệnh viện.
Trung tâm “bệnh viện” thương mại của Tạ Cẩm Hòa dự toán đầu tư đến hơn một tỷ nhân dân tệ.(~hơn 3 ngàn tỷ vnd). Tạ Cẩm Hòa bảo đây là dự án lớn cuối cùng ông tham gia, sau khi hoàn thành sẽ yên ổn về nhà thôi, không đầu tư mạo hiểm nữa. Tôi hỏi ông tôi chỉ đầu tư mấy chục triệu, có khó coi quá không? Tạ Cẩm Hòa bảo con nít con nôi miệng còn hôi sữa mà tính đua đòi làm đại cổ đông à? Còn trẻ thì học hỏi kinh nghiệm là ưu tiên hàng đầu. Tôi định đầu tư 50 triệu tệ, Tạ Cẩm Hòa trừng mắt ngăn lại, bảo tôi chỉ vì lợi nhuận trước mắt quá, rồi bắt tôi chu hùn 20 triệu thôi, nhiều hơn ông không chịu. Lúc ký hợp đồng, Tạ Cẩm Hòa cốc đầu tôi một cái, nói, tuổi trẻ có tham vọng là tốt, nhưng cái gì cũng phải từ từ, đừng có như nhà giàu mới nổi, mẹ tôi vất vả lắm mới kiếm ra được ngần ấy tiền.
Trong hạng mục khai phá, tôi vô tình thấy được một cái tên quen thuộc: Hẻm Thạch Lều. Lúc đó tôi mới biết được hẻm Thạch Lều cũng nằm trong diện tích quy hoạch của Tạ Cẩm Hòa. Nó sẽ nhanh chóng bị phá bỏ và di dời. Tâm tình tôi đột nhiên phức tạp lên, tôi cảm thấy như những ký ức tuổi thơ quý giá đang bị chính tay mình phá hủy đi hết vậy.
“Khu nhà cũ ở hẻm Thạch Lều sớm muộn gì cũng phải giải tỏa thôi, nếu có thể giải tỏa trong nay em, cũng coi như là có duyên.” Bạch Đoạn an ủi tôi trong điện thoại, “Với cả nhà anh cũng còn đó mà, nếu em luyến tiếc thì có thể đi mấy vòng quanh đại viện quân khu, nhớ lại kỉ niệm mà mấy lần em ném túi nước tiểu vào trong ấy.”
“Hứ, anh còn mặt dày nói vậy được.” Tôi phản công, “Không phá bỏ quân khu đại viện là để lại mầm mống tai họa ngàn năm đó. Anh không nhớ hồi đó bọn anh bắt nạt em đến mức nào à.”
“Ai bắt nạt em, là bên tụi em tự làm tự chịu đó chứ, dám ném túi nước tiểu vào đại viện.” Bạch Đoạn cũng không chịu thua, “Chưa kể Trương Nguyên với Quách Nhất Thần lấy của anh bao nhiêu con Transformers rồi em biết không?”
“Đó là tư thù cá nhân của anh với Trương Nguyên mà, anh giận cá chém thớt lên đầu em, giờ mới biết anh hẹp hòi quá đó nha.”
“Thôi được rồi, em đúng anh sai được chưa. Lúc đó mới có tí tuổi đã chạy theo Trương Nguyên, thấy anh là ném đá, anh còn chưa nói gì em.”
Tôi và Bạch Đoạn nhớ lại những kỉ niệm xưa như thế, không khỏi mỉm cười. Những đoạn hồi ức tuổi thơ ấy chẳng quá tốt đẹp, nhưng nó lại là những kỷ niệm đầu tiên giữa tôi và anh, nên nó tự nhiên mang theo một cảm giác ngọt ngào nào đó.
Sau đó tôi lại cùng với Bạch Đoạn ghé thăm lại nhà ngang, chụp vài tấm hình trước khu nhà, trong có có một tấm hai chúng tôi chụp chung do một người qua đường bấm máy hộ. Trong bức ảnh ấy, tôi tự nhiên khoác tay Bạch Đoạn như một đôi tình lữ. Tôi thích bức ảnh ấy lắm, rửa ra rồi lộng vào khung ảnh để trên bàn làm việc của tôi. Bạch Đoạn nói tôi trong tấm ảnh này trông ngu ngốc, mắt cười díp cả lại chẳng thấy gì. Tôi bảo chẳng sao, chỉ cần anh đẹp là được.
Hôm từ nhà ngang trở về, Bạch Đoạn nói hay là tối nay em ở nhà anh đi, sáng mai dậy sớm có thể ngắm mặt trời mọc trên đỉnh nhà ngang. Tôi từ chối ngay, bảo tôi sợ bố mẹ anh lắm, hồi nhỏ có một lần tôi vô tình ném túi nước tiểu trúng người bố anh. Bạch Đoạn ôm bụng cười lăn lộn, nói sao anh không biết chuyện này, vậy thì tôi càng phải đến nhà anh, bố anh có khi còn đang chờ tôi xin lỗi đó. Tôi méo xệch miệng, bảo Bạch đại gia ơi em sai rồi anh tha cho em đi. Nhưng mà Bạch Đoạn chẳng hề để vào tai, anh ngang ngạnh túm tay tôi kéo thẳng đến đại viện quân khu.
—
Bố Bạch Đoạn: Thằng con rể trời đánh!!
Bình luận facebook