Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 46
Nằm trên giường là một cô gái hai mươi tuổi, khuôn mặt tiều tụy, sắc mặt trắng bệch, nhưng khi miệng hơi mỉm cười lại vô cùng xinh đẹp.
3
Người đàn ông đứng ở bên cạnh vô cùng vui sướng luống cuống nhận lấy đứa bé, anh ta giống như còn chưa phản ứng kịp, lúng ta lúng túng 4nhìn đứa bé trong ngực, một lúc lâu sau mới vui vẻ liên tục mở miệng: “Anh có con gái rồi… anh có con gái rồi này! Anh đã nói cái gì chứ, t8hời điểm nó ở trong bụng em anh đã khẳng định là con gái rồi!”
“Ừm, vậy đặt tên con là Hoài Viện đi.”
Hoài Viện… Ngô Hoài V7iện…
Thì ra, bé con này chính là bà.
Khó trách từ đó về sau, ba cũng không muốn gặp bà.
Ba là một quân nhân, thời gian ở nhà vốn không nhiều. Sau khi bà sáu tuổi gần như không gặp được người nữa.
Bà nghĩ, nhất định ba rất yêu mẹ? Vì vậy mới chán ghét bà như thế.
Sau khi mẹ qua đời ông ấy vẫn không muốn tái giá. Mãi đến năm đó khi bà mười tuổi, dưới sự kiên trì của bà ngoại và bà nội, ông ấy tái giá, cưới về một dì nhỏ. Cho dù không bằng lòng đến mức nào, ông ấy vẫn phải có trách nhiệm nối dõi tông đường cho nhà họ Ngô. Họ cần một đứa con trai, mà rất nhanh ông ấy cũng giúp họ đạt được mong muốn.
Ngay sau ngày em trai ra đời, đường sắt bên cạnh Liễu Điều Hồ* bị nổ tung. Quân Nhật cho rằng việc này là do quân đội Trung Quốc làm nên cho nổ đại doanh phía bắc Thẩm Dương, ba phải chạy vội đến Cẩm Châu tiếp viện.
Thì ra, người trên giường kia là mẹ của bà.
Thì ra, tên của bà bắt nguồn từ đó2, trong đó ẩn chứa tình yêu thương dạt dào của ba mẹ.
Lúc đó họ yêu bà lắm sao? Bà có thể cảm nhận được mình đến thế giới này trong sự mong chờ của mọi người, chỉ có điều mẹ đột nhiên qua đời khiến sự mong chờ này bị biến đổi.
Trước giờ bà vẫn không biết mẹ qua đời như thế nào, đám người hầu trong nhà luôn nói năng cẩn thận trước mặt bà, hỏi bà ngoại và dì út cũng chỉ nhận được câu trả lời mập mờ: “Sinh bệnh mà chết, sức khỏe của mẹ vẫn luôn rất yếu”.
Cho đến bây giờ, rốt cuộc bà mới nhìn thấy được chân tướng.
Sau khi sinh hầu như mẹ không hề rời khỏi giường bệnh. Bác sĩ nói khí huyết trong người không đủ. Sau này tính tình của mẹ cũng ngày càng trở nên khó đoán, nhiều lúc còn luôn nói với ba rằng mẹ liên lụy đến ba, thậm chí còn khuyên ông ấy tìm một người khác, đêm khuya thường xuyên tỉnh dậy bật khóc, ban ngày lại luôn luôn đánh chửi người hầu, đập phá hết thuốc điều trị.
Nghiêm trọng hơn là mẹ không thể nhìn thấy bà, mỗi lần nhìn thấy cảm xúc đều bị mất khống chế.
Thế là họ nhốt mẹ ở trại an dưỡng.
Năm bà sáu tuổi, mẹ qua đời, ký ức này bà vẫn có, chỉ là… mẹ vốn không phải đổ bệnh chết, mà là tự sát…
Mỗi ngày mẹ đều giấu một số thuốc do bác sĩ đưa đến, mãi đến ngày đó, mẹ uống hết số thuốc kia, dần dần mất đi ý thức…
(*) Sự kiện Liễu Điều Hồ: (sự kiện Phụng Thiên, hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu): là sự kiện quân Nhật dùng để lấy cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc năm 1931.
Lần này, ông ấy đi rất nhiều rất nhiều năm.
Dì nhỏ đối xử với bà không được tốt lắm, nhưng cũng không quá tệ, phần lớn thời gian đều tôn trọng khách sáo với nhau. Suốt mấy năm này số câu nói với nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong lòng bà hiểu rõ, dì nhỏ cũng là người đáng thương, bị khái niệm truyền thống ràng buộc mà mặc cho số phận đưa đẩy. Cho dù xưa nay không được ba yêu thương cũng phải sinh con dưỡng cái cho ông ấy, thay ông ấy trông coi cái nhà này.
Sau khi đi học, bà tiếp nhận rất nhiều tư tưởng mới, càng không hiểu được hành động cam tâm tình nguyện để lỡ dở cả đời mình của dì nhỏ.
Bà không muốn trở thành người như vậy. Bà càng không muốn trở thành một cô gái không màng thế sự*, “không biết mối hận mất nước”. Bà đi theo bạn học biểu tình, hò hét, khi đó mỗi người bọn họ đều tràn đầy nhiệt huyết, cho rằng hành động của mình có thể cứu cả thời đại.
(*) Nguyên văn là “Thương nữ” (商女): Bởi vì người xưa mang năm âm Cung Thương Giác Chủy Vũ xứng với bốn mùa, mà Thương có âm điệu thê lương, thật giống với mùa thu tiêu điều, nên được phối với nhau gọi là Thương Thu. Người hát những khúc này được gọi là Thương Nữ, Thu Nữ. Ở đây có ý ca kỹ không biết mối hận mất nước, nhưng vẫn hát lên những lời ca mất nước.
Năm mười sáu tuổi, bà gặp người kia.
Khi bà và các bạn học bị quân đội Nhật Bản vây bắt, thiếu niên kia từ trên trời giáng xuống.
Anh vừa cẩn thận từng li từng tí một xử lý vết thương trong lòng bàn tay bà vừa khẽ nói: “Tôi họ Trang, tên là Trang Hải Sinh.”
“Tôi nhận ra anh…” Là anh học nghề trong tiệm may mà bà thường đến. Bọn họ đã gặp mặt rất nhiều lần rồi, có điều từ trước đến giờ anh đều không thèm nhìn bà, bà cứ cho rằng anh ghét mình.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên bà bị người khác ghét. Quân nhân vốn nên bảo vệ hòa bình, nhưng thời thế loạn lạc vẫn đến, bà thân là đại tiểu thư nhà quân phiệt, khó tránh sẽ bị người khác giận chó đánh mèo.
Nhưng bà không ngờ được rằng, sau khi nghe bà nói, anh bỗng nhiên ngước mắt lên. Đó là lần đầu tiên anh nhìn thẳng vào bà, trong cặp mắt kia dường như có một bầu trời đầy sao: “Thật sao?”
“Ừm, anh không nhớ tôi sao? Tôi thường đến tiệm của anh…”
“Tôi nhớ tôi nhớ…” Anh kích động cắt ngang lời bà nói. Sau đó lại cảm thấy hình như mình không được lễ phép, bèn gãi đầu cười khúc khích.
Bà cười hòa giải sự xấu hổ của anh ta: “Tôi tên là Ngô Hoài Viện.”
“Tôi biết.” Anh gật đầu lia lịa, cam đoan: “Ngô tiểu thư, cô đừng sợ, tôi tuyệt đối sẽ không để cô xảy ra chuyện.”
“Ừm, tôi không sợ…”
Sau này, bọn họ vẫn thường xuyên gặp mặt trong tiệm may, chỉ là đến lượt bà không dám nhìn anh nữa rồi.
Anh có một khuôn mặt rất đẹp, nhìn một lát, bà sẽ không kìm được mà đỏ mặt.
Anh sẽ không cho rằng mình cũng bị bà ghét chứ? Bà phải tìm cơ hội giải thích rõ ràng với anh, nhưng phải giải thích như thế nào đây? Bà thích anh. Vết thương anh xử lý giúp bà đến giờ vẫn còn, bởi vì khi vết thương sắp kết vảy thì bà luôn luôn cố ý làm nó nặng hơn, mãi đến khi lòng bàn tay lưu lại vết sẹo. Mỗi lần nhìn thấy vết sẹo bà sẽ nhớ đến nhiệt độ ở đầu ngón tay anh… Những lời này mà nói ra thì xấu hổ chết người ta mất, cũng không biết anh nghĩ như thế nào. Ngộ nhỡ người ta vốn không có suy nghĩ này thì làm sao bây giờ…
Về sau, bà biết được tâm tư của anh, nhưng anh đã đi rồi.
Năm 1937, anh tòng quân, để lại cho bà rất nhiều quần áo và nhật ký, còn có một câu – nguyện có thể trùng phùng khi đất nước thái bình.
Thời điểm đó, họ cũng không biết năm “1937” này có ý nghĩa như thế nào.
Bà cho rằng thời gian còn rất nhiều, nhiều đến mức đủ để đợi anh trở về sẽ từ từ nói những tâm sự thuở thiếu thời đó cho anh nghe.
Trước khi chuyện tốt xảy ra ít nhiều sẽ có chút báo hiệu. Nhưng tai nạn sắp đến thì người ta thường vội vàng không kịp chuẩn bị…
Vào một buổi tối đầu đông, không có gì khác với bình thường. Ráng chiều rất đỏ, tất cả đều rất êm đềm. Nhưng sau khi bà tan học về nhà mới phát hiện trong nhà không còn ai, đập vào mắt là căn nhà bừa bãi, xung quanh đều là dấu vết vội vã bỏ trốn.
Đúng vậy, bọn họ chạy trốn, nhưng lại bỏ rơi bà…
Đã nhiều năm như vậy, bà vẫn luôn cho rằng mình bị vứt bỏ.
Cuối cùng, bà nhìn thấy – nhìn thấy dì nhỏ trong trạng thái ngỡ ngàng bị người của quân đội mang đi. Trên đường đi dì vẫn luôn la hét muốn đến trường học đón bà. Nhưng những người kia vẫn không nói gì, đưa dì nhỏ lên thuyền. Ba đã ở trên thuyền chờ, sau khi không nhìn thấy bà cũng phát điên. Bọn họ không cho ông ấy xuống thuyền, nhắc nhở đi nhắc nhở lại thân phận đặc thù của ông ấy. Một khi trở về chỉ sợ rất khó có thể sống mà rời khỏi đây. Mặc dù vậy, ba vẫn kiên trì, ông ấy khàn giọng kêu gào, nói đó là con gái duy nhất của ông ấy, thậm chí ông ấy còn chọn lựa nhảy khỏi thuyền.
Sau đó, giống như những người kia nói, ông ấy căn bản không có cơ hội còn sống để gặp bà.
Ba bị bắn chết. Thật ra một phát đã đủ để ông ấy mất mạng, nhưng ông ấy vẫn cố gắng bò trên mặt đất, miệng không ngừng gọi tên bà.
Những người Nhật Bản kia sợ ông ấy còn chưa chết hẳn, dùng lưỡi lê đâm vào ông ấy từng nhát từng nhát. Mãi đến khi trút hơi thở cuối cùng, mắt của ông vẫn mở to. Trong mắt ông không có vẻ không cam lòng, chỉ có lo lắng, là lo lắng cho bà… Ba đến chết cũng không hề bỏ rơi bà…
Mà bà thì không biết ba đã chết, một tên quân phiệt bị bắn chết vốn nên là sự kiện rất vang dội. Nhưng không lâu sau đó, Nam Kinh bị chiếm đóng.
Bà đi theo đám người đào vong trốn ở sau cối xay, đến thở cũng không dám, nhưng vẫn bị phát hiện.
Ngày đó, lưỡi lê đâm vào vai bà, bà đau đến mức không thể động đậy. Rất nhiều đồng bào cùng bị bắt cũng không nhìn nổi muốn cứu bà. Đáng tiếc cuối cùng đều khó thoát khỏi cái chết. Thời gian dần trôi qua, mấy người đàn ông hầu như đều ngã xuống. Cái chết của bọn họ rất giống nhau, chết không nhắm mắt, hốc mắt đỏ tươi cùng biểu hiện một mối hận không khuất phục…
Bà đã mất đi tri giác, chẳng nói lên lời mà mở to hai mắt, run người nhìn bầu trời u ám.
Một giây kia, bà cảm thấy chết lại là một loại giải thoát. Mãi khi mấy tia nắng từ tầng mây dày đặc chiếu xuống – tuy máu người trên mặt đất còn chưa lạnh, mặc dù chịu khổ, nhưng rồi cũng sẽ xuất hiện ánh nắng ban mai, nghênh đón đất nước thái bình. Bà nhất định phải chờ đến ngày đó, có người thân ở bên bầu bạn, an tâm chìm vào giấc ngủ ngàn thu, chứ không phải chết đi trong nỗi tuyệt vọng vô tận.
Ý nghĩ này đã giúp bà chống đỡ chịu đựng bảy năm sống không bằng chết, mỗi một ngày sống sót đều là thống khổ, vết thương trong lòng chưa bao giờ lành lặn.
Nhưng cũng đáng giá.
Bà còn sống để nhìn thấy thái bình mà bà nghĩ cũng không dám nghĩ đến. Bà nhìn thấy được những đứa trẻ giống như những năm tuổi xuân đó của mình rốt cuộc không phải sống trong khói lửa chiến tranh. Chúng vui cười thoải mái, chúng được học đến đại học, chúng dùng kiến thức của mình để chinh phục thế giới, chúng đứng ngang hàng với người Nhật Bản để thanh toán những khoản nợ năm đó, chúng sống vô cùng vui vẻ… Thật tốt, có thể ra đi trong thời kỳ phát triển như thế này thật sự quá tốt!
Trên màn ảnh đã chiếu đến đoạn phim cuối cùng. Sau khi cố gắng cấp cứu, bác sĩ bất đắc dĩ tuyên bố bà tử vong.
Bà được như ý nguyện, có người thân ở bên bầu bạn, dần dần già đi, cuối cùng bình thản chìm vào giấc ngủ ngàn thu.
Con trai của bà đứng ở cuối giường cắn chặt đôi môi, im lặng khóc không ra tiếng, nhưng bà dường như có thể nghe được sâu trong đáy lòng là tiếng khóc khàn cả giọng.
Con dâu của bà… Không, đối với bà thì nó giống như con gái. Mặc dù chúng đã ly hôn, nhưng những năm qua nó vẫn thường xuyên đến thăm bà, lòng hiếu thuận với bà không hề vì cuộc hôn nhân kia kết thúc mà giảm đi… Con gái của bà nắm chặt tay bác sĩ, kêu khóc cầu xin bọn họ cố gắng thử một chút nữa…
Còn hai đứa bé kia nữa…
Con cá nhỏ bà vẫn luôn nhớ mong cuối cùng cũng đến thăm bà, nằm rạp bên người bà, nói đi nói lại câu “xin lỗi”, bà muốn vươn tay xoa đầu con cá nhỏ, nói với con bé – “Đừng tự trách mình, đến là tốt rồi, đến là được rồi”.
Nhưng, tay của bà bị Trang Lễ nắm chặt, anh ta quỳ gối bên mép giường vùi sâu mặt vào lòng bàn tay bà, nước mắt nóng hổi rơi lên vết sẹo trong lòng bàn tay bà.
Cảm giác ấm áp này, hơi giống của ông ấy…
Ông ấy có khỏe không? Hẳn cũng đã không còn trên thế giới này rồi nhỉ? Nếu như thật sự có luân hồi, ông ấy có đứng bên cạnh đá Tam Sinh đợi bà không?
Nếu vậy, bọn họ cũng coi như gặp lại trong ngày đất nước thái bình rồi.
Từ đó, cuộc đời bà nằm sâu trong nấm mộ, ánh sáng trên màn hình vụt tắt, xung quanh một màu đen kịt.
Bà nhắm mắt lại, khóe miệng cong lên mỉm cười nghênh đón “kết thúc”.
Last edited:
Bình luận facebook