Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hồi ký Phạm Duy (Quyển 1 - 2) - Quyển 2 - Chương 33
Chương Ba Mươi Ba
Nguyễn Xuân Khoát, người anh cả trong làng Tân Nhạc
Sau khi Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân bế mạc, mọi người ai nấy đã trở về những chiến khu của mình rồi thì giây phút của sự thật đã tới với tôi. Trong một buổi trưa có nắng vàng nhẩy múa trên lá cây, thả bước trên một con dốc nhỏ nằm trong khu rừng Yên Giã, anh Nguyễn Xuân Khoát bá vai tôi, hai người lặng lẽ đi... Một hồi lâu, anh Khoát nói, giọng nói thầm thì:
- Đoàn thể cử tao nói cho mày biết. Là mày đã được kết nạp. Mày sẽ được cử đi Moscou. Mày sẽ được ông Cụ gắn cho một huân chương chiến sĩ. Nhưng có điều kiện. Mày phải bỏ cái tính “chơi” của mày đi. Mày phải khai tử bài hát Bên Cầu Biên Giới. Và nếu xuất ngoại thì Thái Hằng phải ở lại. Một mình mày đi thôi. Về suy nghĩ. Mấy hôm nữa, trả lời tao.
Tôi bàng hoàng. Như bị anh bốc-xơ - cỡ võ sĩ Mỹ đen Tyson hiện nay chẳng hạn - vừa ục vào đầu mình một cú đấm. Anh Khoát lảo đảo đi về phía trước, lảo đảo là vì anh đi đôi giầy bốt to quá, nặng quá. Tôi cũng lảo đảo như người vừa bị “nốc ao”, quay về ngôi nhà nứa của mình, nằm chắp tay lên bụng, suy nghĩ...
... Khi bước chân lên miền Việt Bắc này, tôi không bao giờ chờ đợi có được những thứ gọi là đại ân huệ như thế này cả. Nhất là những ân huệ có điều kiện. Cứ nghĩ rằng mình lên đây để làm việc như một thường dân yêu nước và được tự do sáng tác hay được tự do đi công tác, giống như khi mình còn ở Liên Khu IV. Chỉ cần mình có thêm hai, ba người bạn mới để mình yêu mến như đã yêu mến Nguyễn Sơn, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đức Quỳnh... Chỉ cần có thế thôi. Ai ngờ bây giờ mình lại được đãi ngộ đến thế. Ai ngờ bây giờ mình lại được đẩy vào một guồng máy chặt chẽ để sống cuộc đời của một anh cán bộ chính trị gương mẫu. Trong khi bản tính mình là một con người rất phóng túng. Trong suốt đời tôi, kể từ khi còn bé cho tới nay, tôi sợ nhất là bị đẩy vào kỉ luật. Vào làm đảng viên của một cái Đảng mà kỉ luật chắc chắn phải là thứ kỉ luật sắt, cứ yên chí đi, chỉ cần sau ba bẩy hai mươi mốt ngày là tôi sẽ bị đá đít tống ra khỏi đảng liền.
Hơn nữa, tôi ý thức hơn ai hết về giai cấp của mình. Nằm trong ngôi nhà nứa này, tôi tự nói thầm cho tôi nghe, bởi vì khi phải trả lời anh Khoát tôi sẽ không nói văn vẻ như thế này:
- Anh Khoát ơi. Tôi là tiểu tư sản mà. Làm sao tôi có thể tiến thẳng “lên” giai cấp vô sản được? Dù tôi cũng xuất thân là một công nhân, đi khắp mọi nơi ở trong nước để làm các nghề lao động chân tay trước khi sống bằng nghề lao động trí óc (!). Nhưng anh ơi, đó là sau khi tôi đã bị ông anh bắt phải vào học nghề trong trường Kĩ Nghệ Thực Hành, rồi tôi bất mãn, phạm nhiều kỉ luật như đánh nhau, phá phách máy móc ở trường... cho nên tôi bị đuổi ra khỏi trường. Trong bản khai lí lịch cách đây không lâu, tôi đâu có khai tôi là công nhân? Tôi có thể là người có nhiều cảm tình với Cách Mạng nhưng không bao giờ tôi là người học thuộc lòng những bài học, những lí thuyết, những tôn chỉ của Cách mạng cả. Đã có lần tôi trả lời một thằng Cách Mạng nửa mùa, khi nó phê bình tôi là tôi là duy tâm, duy tiếc gì đó, nó nói như một con vẹt vậy. Tôi bèn chỉ tay vào mặt nó:
- Ê mày, nghe đây. Tao không phải là duy tâm và cũng chẳng bao giờ là duy vật cả. Tao là... duy cẩn, Phạm Duy Cẩn. Hiểu không?
Tại Thanh Hóa, tôi đã có lần khó chịu vì bị phê bình là tiêu cực qua những bài mà tôi vẫn cho là theo đúng chủ trương hiện thực của chính quyền đề ra như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây, Bà Mẹ Gio Linh.
Nhưng khi tôi thấy - qua anh Khoát - Trung Ương bắt tôi phải khai tử bài Bên Cầu Biên Giới, tôi nổi giận chứ không chỉ khó chịu như trước nữa. Tôi thấy họ đặt vấn đề quá nặng. Một bài hát, theo tôi, nếu nó có may mắn được hát lên trong một thời kì nào đó thì đời của nó cũng chẳng khác chi một đời hoa, sớm nở tối tàn, có gì đâu mà quan trọng hóa đến độ phải treo cổ nó lên hả? Tôi thấy Cách Mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng Cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự. Bây giờ lại tới chuyện lãnh đạo bắt tôi phải tự tay giết chết một bản nhạc tình tôi vẫn thường coi là tầm thường và còn vớ vẩn nữa là khác. Sự ngu đần trong việc quan trọng hóa một bản nhạc như thế này cũng vẫn còn thấy hiện ra mấy chục năm sau, khi ở Miền Nam có những người lên án bài thơ của một anh lính trong lực lượng Nhẩy Dù do tôi phổ nhạc - bài thơ nhan đề Trả Lời Một Câu Hỏi mà tôi đổi lại là Kỉ Vật Cho Em - cho rằng sự phổ biến của bài hát này đã làm cho quân nhân nản lòng, do đó miền Nam Quốc Gia thua miền Bắc Cộng Sản. Nói như vậy là chấp nhận rằng một bài hát có khả năng để đánh giặc giỏi hơn một đội quân có một triệu lính, với sự giúp đỡ của một nước Đồng Minh có bom nguyên tử à?
Bây giờ tới việc thứ ba là bỏ Thái Hằng ở lại Việt Bắc để đi Moscou. Thái Hằng đã có mang được gần sáu tháng rồi. Đã có lần cả hai vợ chồng tôi đều bị sốt rét, cùng nằm rên khừ khừ trên cái giường nứa ở khu Yên Giã này. Nhưng cũng còn có người ốm này săn sóc cho người ốm kia. (Thái Hằng vừa nhắc lại chuyện tôi... ỉa đùn ở Yên Giã khi bệnh sốt rét đưa tới bệnh kiết lị). Cái bệnh sốt rét quái đản mãi hơn mười năm sau mới được đẩy lui khi một Bác Sĩ ở Saigon tìm ra cách chữa rất hiệu nghiệm là tiêm quinine vào mạch máu của chúng tôi. Ngay trước ngày Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân, khi tôi phải đi vắng hai tuần - tôi lên hát ở Đài Phát Thanh bí mật, có gặp lại Thương Huyền tại đó - Thái Hằng nằm một mình ở trong khu rừng già này, nửa đêm có cọp về, vợ tôi vốn là người bị bệnh yếu dây thần kinh từ trước, nay lại sợ cọp tới độ muốn phát điên lên, sáng hôm sau phải tới xin ở tạm nhà chị Nguyễn Xuân Khoát trong khi đợi tôi đi công tác trở về.
Nếu tôi đi ngoại quốc mà Thái Hằng ở lại, vào ngày sinh nở, ai là người sẽ săn sóc người đẻ hộ tôi? Tôi cũng có thể tin rằng Đoàn Thể sẽ làm chuyện đó một cách rất chu đáo, nhưng tôi đã thấy trước mắt chuyện bà Đào Duy Kỳ, vợ của một đảng viên cỡ lớn, ở ngay tại khu Trung Ương này, khi sinh ra đứa con thì phải nuôi một con dê ở trong vườn để có sữa cho con bú. Hình ảnh của người mẹ nghèo thiếu ăn và của đứa con đói sữa trong bài thơ Tâm Sự Đêm Giao Thừa của Hoàng Cầm mà tôi thuộc lòng như cháo, cũng hiện ra trong đầu tôi lúc này...
... Trong thời gian chờ đợi tới ngày tôi phải trả lời anh Khoát về một vấn đề tối ư quan trọng có khả năng quyết định cả một đời người, tôi được gọi đi gặp ông Hồ. Đi khoảng gần hai tiếng đồng hồ thì tới chỗ ông ở. Qua khỏi một con suối được đặt tên là Lê Nin thì thấy hiện ra một ngôi nhà sàn bằng tre rất đẹp, có ông Chủ Tịch họ Hồ đang ngồi đánh máy. Nhìn thấy ông, tôi vẫn thấy cảm động như lúc gặp ông lần đầu. Nhưng vì bây giờ được nhìn ông gần hơn lần trước, tôi thấy cặp mắt của ông thật là sáng, nhưng nó không toát ra một sự trìu mến. Cũng có thể một người làm chính trị suốt đời như ông thì lúc nào cũng cần phải quyết liệt, phải tàn nhẫn, cho nên ông có một cái nhìn rất dữ.
Tới gặp ông lần này, tôi rất thông minh để thấy ngay rằng đối với ông, lúc đó, tôi chẳng là cái gì cả. Không chừng ông cũng chẳng biết tới tên tôi hay biết tới công việc của tôi là đằng khác. Trong cái bắt tay hay trong câu chuyện, tôi chỉ cảm thấy có một chút thân mật của một người muốn làm cha thiên hạ, ban xuống cho một đứa con dân. Chỉ có thế thôi. Một nhà lãnh đạo như ông Hồ, đang có muôn ngàn chuyện phải làm, đâu có thì giờ để mà đãi ngộ một văn nghệ sĩ? Chẳng qua là vì những vị phụ trách về văn nghệ nghĩ rằng gặp ông Hồ là một ân huệ lớn đối với một công dân và nghệ sĩ như tôi. Trong mọi tính toán như: cho vào Đảng, cho đi Moscou, đề nghị tặng huân chương, còn có thêm một tính toán nữa là cho tôi gặp một người mà ai cũng mong được gặp.
Họ không biết là tôi đã từng được mời tới gặp ông Bảo Đại khi ông vua này đi săn và tới Phan Rang hồi năm 1943. Tôi đang đi hát với gánh Đức Huy ở đó, ông Tỉnh Trưởng là Nguyễn Duy Quang cho xe hơi tới đón tôi đưa vào Dinh Tỉnh Trưởng để đàn hát cho ông vua nghe. Lúc đó tôi mới 22 tuổi. Chỉ có tôi và Bảo Đại ngồi ở trong phòng khách. Ông chăm chú ngồi nghe tôi hát, hỏi thăm gia đình tôi. Gặp ông vua mà cũng chẳng thấy có gì là ghê gớm cả. Ông vua nghe mình hát thì cũng như... ông trọc phú hay ông phu xe - những quý vị khán giả bỏ tiền mua vé vào rạp - nghe mình hát mà thôi. Nhưng phải công nhận rằng ông Bảo Đại là một người rất nhã nhặn, rất thích âm nhạc. Tiếc rằng tôi không nhìn được rõ đôi mắt của ông vì ông luôn luôn đeo kính đen.
Sau này cũng thế, vì anh tôi là Phạm Duy Khiêm đang làm Đại Sứ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi cũng được mời vào Dinh Độc Lập để gập hai anh em lãnh tụ họ Ngô. Cả hai ông đều có những cái nhìn rất dữ và cao ngạo. Đối với hai ông, tôi cũng chỉ có đúng một sự lễ phép vừa phải như khi tôi gặp những lãnh tụ khác. Một thứ lễ phép theo kiểu kính nhi viễn chi vốn là một cách rất hay để thoái thác không nhận một ân huệ hay một món nợ vật chất hay tinh thần nào ở nơi những người có quyền hành này. Sự tương kính đã có giữa hai bên rồi thì không bao giờ tôi dám phê phán các nhà lãnh tụ đó cả, từ ông Bảo Đại, qua ông Hồ Chí Minh tới hai vị lãnh đạo họ Ngô. Đó là công việc của lịch sử.
Nhưng có một điều mà bây giờ tôi mới nhìn thấy khi tôi gặp ông Hồ Chí Minh ở Việt Bắc là: dù đây là một thứ chính quyền Cách Mạng nhưng ở cái nơi chiến khu âm u bí hiểm này cũng có một thứ triều đình rồi - chẳng trách Nguyễn Tuân gọi đây là đất thánh. Triều đình nào cũng phải có kẻ nịnh. Kẻ nịnh bao giờ cũng đông hơn người trung. Lúc tôi tới nơi ông Hồ ở là lúc tôi thấy Tống Ngọc Hạp đem một bầy thiếu nhi tới và tôi chứng kiến một sự tranh nhau đi gặp Bác Hồ, một sự cãi nhau om sòm giữa người này người nọ trong sự chọn lựa ai được vào gặp, ai không được vào gặp. Tôi trở về Yên Giã, lòng rất thản nhiên vì bây giờ thì tôi không còn gì để thắc mắc nữa.
Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khoát là tôi xin trở về Thanh Hóa. Và xin về ngay để cho kịp ngày vợ đẻ, sẽ có bà mẹ vợ săn sóc cho mẹ tròn con vuông. Tôi rất cám ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả. Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lãnh đạo văn nghệ của cả nước thì Tố Hữu tặng cho vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay vì đó là tiền lương và vãng phí.
Ngày mai lên đường về xuôi thì tối hôm đó bỗng nhiên tôi gặp vợ chồng tướng Nguyễn Sơn ở nơi an toàn khu này. Ông mời vợ chồng tôi tới ăn cơm. Trong bữa cơm rất ngon tại một ngôi nhà sàn ở giữa vùng Việt Bắc, dưới ánh đèn dầu leo lắt, ngoài những chuyện xã giao thông thường, ông không nói gì tới chuyện ông đã bị Đảng gửi trả ông về Trung Cộng. Tôi cũng không hé miệng cho ông biết tình trạng và thái độ của tôi trước những ân huệ mà cấp trên đã dành cho tôi. Nhưng khi biết tôi sẽ trở về Khu IV vì lí do Thái Hằng đang có mang thì ông gật gù, ra chiều đồng ý.
Khi tôi về tới Thanh Hóa, tôi mới biết rằng tướng Nguyễn Sơn đã bị thay thế bởi Hoàng Minh Thảo, có Trần Văn Quang làm ủy viên chính trị. Sau này, tôi mới biết rõ nguyên do tại sao ông Sơn lại bỏ kháng chiến để ra đi. Theo người bạn đàn anh của tôi là Hoàng Văn Chí - anh em cột chèo với Nguyễn Sơn - lúc đó đang làm việc tại Khu IV, thì tướng Nguyễn Sơn phản đối việc ông Hồ yêu cầu Trung Cộng viện trợ, cho rằng hễ nhận viện trợ của ngoại bang thì sẽ mất hết chủ quyền. Ông Sơn viện lẽ rằng trong thời kì chống Nhật, Mao Trạch Đông không thèm nhờ Nga Sô viện trợ, để mặc Nga Sô tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Theo ông Sơn thì Việt Nam phải tự lực kháng chiến, chiếm lấy vũ khí của Pháp để mà đánh Pháp. Cuộc chiến đấu gian lao hơn nhưng nước mình sẽ không phụ thuộc ngoại bang. Cũng vẫn theo Hoàng Văn Chí, Nguyễn Sơn to tiếng với ông Hồ về việc này và bỏ ra đi ngay sau buổi thảo luận gay go đó, rất có thể ngay trong cái ngày mà tôi được ông mời tới nhà để ăn cơm. Tôi cũng không ngờ rằng đó là bữa cơm từ biệt mà tướng Nguyễn Sơn dành cho một nghệ sĩ trẻ tuổi mà ông hết lòng nâng đỡ không những chỉ trong công tác mà còn trong cả đời tư, khi ông là người se duyên và chủ hôn cho vợ chồng chúng tôi. Không còn Nguyễn Sơn ở Khu IV nữa, rồi đây tôi sẽ thấy mình bơ vơ vô kể.
U Tì Quốc
Trên đường về, vợ chồng ghé qua một địa điểm ở trong tỉnh Thái Nguyên để gặp anh tôi là Phạm Duy Nhượng hiện đang là giáo viên của trường dạy các cán bộ cao cấp về văn hóa. Việt Minh có cái hay là trong kháng chiến, những người không có trình độ văn hóa cao hoặc có khi chỉ mới có bằng Tiểu Học mà thôi, sau khi đã chiến đấu ở ngoài mặt trận trong một thời gian thì dù có là Sư Đoàn Trưởng, Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng hay Đại Đội Trưởng gì đi nữa thì cũng - a lê - mời các ông quan to súng dài này buông súng ra, bỏ chức vụ đi, lục tục về một ngôi trường được dựng lên ở một nơi giống như “u tì quốc” để học lại từ đầu. Nhà giáo Phạm Duy Nhượng là thầy dạy học văn hóa cho vô số các Tướng Lãnh Cộng Sản về hưu hiện nay ở ngoài Bắc. Sống ở ù tì quốc này vài ngày, tôi được nghe một câu chuyện có dính líu tới giới cầm bút, cầm đàn và cầm... dọc tẩu của chúng tôi. Chuyện như sau:
... Sau khi tan Đại Hội, các văn nghệ sĩ như Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Canh Thân, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Nguyễn Văn Hiếu về tới thị xã đổ nát là Thái Nguyên thì gập Đinh Văn Tỉnh, người có biệt danh là Tỉnh “Chố” vì anh ta có đôi mắt cá vàng, lúc nào cũng như chố mắt ra để nhìn thiên hạ. Tỉnh “Chố” mách nước cho mọi người biết:
- Ở một địa điểm gọi là Lăng Tạ, chỗ giáp giới Thái Nguyên-Bắc Giang ấy, các cậu có thể tới ăn hút thả giàn được đó. Tại đây có Lê Sỹ Cửu là đệ tử ruột của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Anh ta sẽ tổ chức một đám cưới cho người em. Họ cũng đang cần văn nghệ giúp vui...
Nghe thấy Tỉnh “Chố” mách nước như vậy, các văn nghệ sĩ nhà ta vội vàng kéo nhau tới Lăng Tạ. Đám cưới cực kì sang trọng được tổ chức tại ngôi nhà của Lê Sỹ Cửu, nằm trên một ngọn đồi. - hai bên đường, từ dưới chân đồi lên tới cổng nhà, để soi sáng cho đường đi là hàng ngàn ngọn nến bạch lạp. Cục Quân Nhu là cơ quan có nhân viên và phương tiện để ra vào Hà Nội hằng ngày, mua những đồ tiếp liệu như vải vóc thuốc men, các hàng thuộc loại xa xỉ phẩm... trong đó có thuốc lá thơm cho ông Hồ. Lê Sỹ Cửu luôn luôn cưỡi một chiếc xe đạp Sterling mà ghi đông là loại thép dura có pha chất aluminium. Xe đạp thời kháng chiến mà có được một cái đèn hiệu RADIUS để đi ban đêm là đã sang trọng lắm rồi. Xe đạp của Lê Sỹ Cửu có tới hai cái đèn, đèn nào cũng to như đèn pha xe hơi cơ. Hằng ngày Lê Sỹ Cửu là một người tiêu tiền như rác. Số tiền đổ vào đám cưới này chắc chắn là phải kinh khủng lắm. Người ta kể lại là về phần ăn thì sau khi nhà bếp làm thịt, những lông gà, lông vịt đổ xuống sông trôi lềnh bềnh đến mấy ngày mà vẫn chưa hết. Và cũng không thiếu một thứ rượu ngon nào trong bữa tiệc cưới này. Thuốc lá thơm như Philip Morris, Cotab, Camel, ba con 5... đem ra mời khách hút, không phải từng điếu mà là từng bao. Ăn uống no say xong là có luôn dăm ba cái bàn đèn thuốc phiện để đãi khách. Lẽ tất nhiên Trần Dụ Châu là thượng khách đám cưới.
Thực ra, cái đám cưới cực kì hoang phí được tổ chức trên xương máu của nhân dân này cũng chẳng có ai biết đến, ngoài những người tới dự đám cưới. Cũng chẳng có ai bận tâm đi báo cáo ai cả. Vả lại, Cục Trưởng Cục Quân Nhu đã là nhân viên cấp cao nhất ở đây rồi. Hơn nữa, Trần Dụ Châu là người rất hào hiệp đối với bạn bè và các đàn em. Có người bạn nào ở xa tới thăm anh là anh tặng luôn cho người đó một bộ đồ kaki Mỹ. Cho nên nếu anh có để cho đàn em của anh làm chuyện hoang phí như thế này thì cũng không có ai nỡ trách móc anh làm gì.
Chẳng may trong đám cưới này lại có Đoàn Phú Tứ. Trong bữa ăn, có lẽ đã quá say - hay giả vờ say không chừng - Đoàn Phú Tứ nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, lên tiếng phê bình sự hoang phí này. Lê Sỹ Cửu vội vàng chạy tới, nắm cổ Đoàn Phú Tứ kéo đi. Và để lấy lòng sếp của mình, anh ta giơ tay tát Đoàn Phú Tứ. Thế là chuyện này bùng nổ. Đoàn Phú Tứ lập tức báo cáo lên Trung Ương, đưa ra những tội của Trần Dụ Châu như: bao che cho đàn em phung phí công quỹ, tổ chức đám cưới vô cùng phí phạm trong khi chính phủ đang bắt cả nước phải hi sinh, có thái độ hung hãn với văn nghệ sĩ khi bị phê bình thẳng thắn. Câu chuyện lan tràn đi khắp mọi nơi. Ai cũng xì xào. Nếu người tố cáo không phải là Đoàn Phú Tứ thì chuyện này cũng có thể được lấp liếm đi, nhưng lúc đó người ta rất cần tới văn nghệ sĩ để động viên quần chúng cho nên Trung Ương đã không thể làm ngơ được. Kết quả, Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu bị đưa ra xử án trước công chúng vào ngày mùng 5 tháng 9 năm 1950, có Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh Án và có Trần Tử Bình đại diện của Chủ Tịch họ Hồ tới dự để cho phiên tòa thêm phần long trọng. Trần Dụ Châu bị kết án tử hình và bị đem ra xử bắn tại sân vận động Thái Nguyên...
Tôi biết sơ sơ là cô bạn ca sĩ Thương Huyền dễ thương và hát hay của tôi trong những ngày xa xưa, khi ra với kháng chiến thì cô trở thành người bạn tình hay người vợ chưa cưới của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Tôi cũng vừa mới gặp nàng ở Đài Phát Thanh bí mật một tháng trước đây. Lúc đó nàng đang ngồi trong phòng vi âm, tay cầm cái quạt nan để đuổi một lũ ruồi đang bu vào một vài nốt ghẻ ở nơi đôi chân thon đẹp của nàng, những nốt ghẻ mà ai đã đi kháng chiến thì cũng đều được thiên nhiên ô nhiễm âu yếm tặng cho. Rất niềm nở, Thương Huyền hỏi thăm tôi về Thái Hằng. Còn về phần tôi, vì mắc bệnh “tế nhị” cho nên tôi không dám thăm hỏi gì về đời tư của nàng cả. Nay biết chuyện Cục Trưởng Trần Dụ Châu gặp nạn, tôi nghĩ tới Thương Huyền rất nhiều. Từ giã trường dạy văn hóa và anh Nhượng, chúng tôi ra đi. Trong hành trình trở về Khu IV, trên một quãng đường nào đó, tôi chúc thầm cho người bạn cũ có một nụ cười rất phúc hậu qua khỏi được tất cả những khó khăn của cuộc đời. Rồi từ đó, tôi quên Thương Huyền.
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương...
CÀNH HOA TRẮNG
Nguyễn Xuân Khoát, người anh cả trong làng Tân Nhạc
Sau khi Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân bế mạc, mọi người ai nấy đã trở về những chiến khu của mình rồi thì giây phút của sự thật đã tới với tôi. Trong một buổi trưa có nắng vàng nhẩy múa trên lá cây, thả bước trên một con dốc nhỏ nằm trong khu rừng Yên Giã, anh Nguyễn Xuân Khoát bá vai tôi, hai người lặng lẽ đi... Một hồi lâu, anh Khoát nói, giọng nói thầm thì:
- Đoàn thể cử tao nói cho mày biết. Là mày đã được kết nạp. Mày sẽ được cử đi Moscou. Mày sẽ được ông Cụ gắn cho một huân chương chiến sĩ. Nhưng có điều kiện. Mày phải bỏ cái tính “chơi” của mày đi. Mày phải khai tử bài hát Bên Cầu Biên Giới. Và nếu xuất ngoại thì Thái Hằng phải ở lại. Một mình mày đi thôi. Về suy nghĩ. Mấy hôm nữa, trả lời tao.
Tôi bàng hoàng. Như bị anh bốc-xơ - cỡ võ sĩ Mỹ đen Tyson hiện nay chẳng hạn - vừa ục vào đầu mình một cú đấm. Anh Khoát lảo đảo đi về phía trước, lảo đảo là vì anh đi đôi giầy bốt to quá, nặng quá. Tôi cũng lảo đảo như người vừa bị “nốc ao”, quay về ngôi nhà nứa của mình, nằm chắp tay lên bụng, suy nghĩ...
... Khi bước chân lên miền Việt Bắc này, tôi không bao giờ chờ đợi có được những thứ gọi là đại ân huệ như thế này cả. Nhất là những ân huệ có điều kiện. Cứ nghĩ rằng mình lên đây để làm việc như một thường dân yêu nước và được tự do sáng tác hay được tự do đi công tác, giống như khi mình còn ở Liên Khu IV. Chỉ cần mình có thêm hai, ba người bạn mới để mình yêu mến như đã yêu mến Nguyễn Sơn, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đức Quỳnh... Chỉ cần có thế thôi. Ai ngờ bây giờ mình lại được đãi ngộ đến thế. Ai ngờ bây giờ mình lại được đẩy vào một guồng máy chặt chẽ để sống cuộc đời của một anh cán bộ chính trị gương mẫu. Trong khi bản tính mình là một con người rất phóng túng. Trong suốt đời tôi, kể từ khi còn bé cho tới nay, tôi sợ nhất là bị đẩy vào kỉ luật. Vào làm đảng viên của một cái Đảng mà kỉ luật chắc chắn phải là thứ kỉ luật sắt, cứ yên chí đi, chỉ cần sau ba bẩy hai mươi mốt ngày là tôi sẽ bị đá đít tống ra khỏi đảng liền.
Hơn nữa, tôi ý thức hơn ai hết về giai cấp của mình. Nằm trong ngôi nhà nứa này, tôi tự nói thầm cho tôi nghe, bởi vì khi phải trả lời anh Khoát tôi sẽ không nói văn vẻ như thế này:
- Anh Khoát ơi. Tôi là tiểu tư sản mà. Làm sao tôi có thể tiến thẳng “lên” giai cấp vô sản được? Dù tôi cũng xuất thân là một công nhân, đi khắp mọi nơi ở trong nước để làm các nghề lao động chân tay trước khi sống bằng nghề lao động trí óc (!). Nhưng anh ơi, đó là sau khi tôi đã bị ông anh bắt phải vào học nghề trong trường Kĩ Nghệ Thực Hành, rồi tôi bất mãn, phạm nhiều kỉ luật như đánh nhau, phá phách máy móc ở trường... cho nên tôi bị đuổi ra khỏi trường. Trong bản khai lí lịch cách đây không lâu, tôi đâu có khai tôi là công nhân? Tôi có thể là người có nhiều cảm tình với Cách Mạng nhưng không bao giờ tôi là người học thuộc lòng những bài học, những lí thuyết, những tôn chỉ của Cách mạng cả. Đã có lần tôi trả lời một thằng Cách Mạng nửa mùa, khi nó phê bình tôi là tôi là duy tâm, duy tiếc gì đó, nó nói như một con vẹt vậy. Tôi bèn chỉ tay vào mặt nó:
- Ê mày, nghe đây. Tao không phải là duy tâm và cũng chẳng bao giờ là duy vật cả. Tao là... duy cẩn, Phạm Duy Cẩn. Hiểu không?
Tại Thanh Hóa, tôi đã có lần khó chịu vì bị phê bình là tiêu cực qua những bài mà tôi vẫn cho là theo đúng chủ trương hiện thực của chính quyền đề ra như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây, Bà Mẹ Gio Linh.
Nhưng khi tôi thấy - qua anh Khoát - Trung Ương bắt tôi phải khai tử bài Bên Cầu Biên Giới, tôi nổi giận chứ không chỉ khó chịu như trước nữa. Tôi thấy họ đặt vấn đề quá nặng. Một bài hát, theo tôi, nếu nó có may mắn được hát lên trong một thời kì nào đó thì đời của nó cũng chẳng khác chi một đời hoa, sớm nở tối tàn, có gì đâu mà quan trọng hóa đến độ phải treo cổ nó lên hả? Tôi thấy Cách Mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng Cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự. Bây giờ lại tới chuyện lãnh đạo bắt tôi phải tự tay giết chết một bản nhạc tình tôi vẫn thường coi là tầm thường và còn vớ vẩn nữa là khác. Sự ngu đần trong việc quan trọng hóa một bản nhạc như thế này cũng vẫn còn thấy hiện ra mấy chục năm sau, khi ở Miền Nam có những người lên án bài thơ của một anh lính trong lực lượng Nhẩy Dù do tôi phổ nhạc - bài thơ nhan đề Trả Lời Một Câu Hỏi mà tôi đổi lại là Kỉ Vật Cho Em - cho rằng sự phổ biến của bài hát này đã làm cho quân nhân nản lòng, do đó miền Nam Quốc Gia thua miền Bắc Cộng Sản. Nói như vậy là chấp nhận rằng một bài hát có khả năng để đánh giặc giỏi hơn một đội quân có một triệu lính, với sự giúp đỡ của một nước Đồng Minh có bom nguyên tử à?
Bây giờ tới việc thứ ba là bỏ Thái Hằng ở lại Việt Bắc để đi Moscou. Thái Hằng đã có mang được gần sáu tháng rồi. Đã có lần cả hai vợ chồng tôi đều bị sốt rét, cùng nằm rên khừ khừ trên cái giường nứa ở khu Yên Giã này. Nhưng cũng còn có người ốm này săn sóc cho người ốm kia. (Thái Hằng vừa nhắc lại chuyện tôi... ỉa đùn ở Yên Giã khi bệnh sốt rét đưa tới bệnh kiết lị). Cái bệnh sốt rét quái đản mãi hơn mười năm sau mới được đẩy lui khi một Bác Sĩ ở Saigon tìm ra cách chữa rất hiệu nghiệm là tiêm quinine vào mạch máu của chúng tôi. Ngay trước ngày Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân, khi tôi phải đi vắng hai tuần - tôi lên hát ở Đài Phát Thanh bí mật, có gặp lại Thương Huyền tại đó - Thái Hằng nằm một mình ở trong khu rừng già này, nửa đêm có cọp về, vợ tôi vốn là người bị bệnh yếu dây thần kinh từ trước, nay lại sợ cọp tới độ muốn phát điên lên, sáng hôm sau phải tới xin ở tạm nhà chị Nguyễn Xuân Khoát trong khi đợi tôi đi công tác trở về.
Nếu tôi đi ngoại quốc mà Thái Hằng ở lại, vào ngày sinh nở, ai là người sẽ săn sóc người đẻ hộ tôi? Tôi cũng có thể tin rằng Đoàn Thể sẽ làm chuyện đó một cách rất chu đáo, nhưng tôi đã thấy trước mắt chuyện bà Đào Duy Kỳ, vợ của một đảng viên cỡ lớn, ở ngay tại khu Trung Ương này, khi sinh ra đứa con thì phải nuôi một con dê ở trong vườn để có sữa cho con bú. Hình ảnh của người mẹ nghèo thiếu ăn và của đứa con đói sữa trong bài thơ Tâm Sự Đêm Giao Thừa của Hoàng Cầm mà tôi thuộc lòng như cháo, cũng hiện ra trong đầu tôi lúc này...
... Trong thời gian chờ đợi tới ngày tôi phải trả lời anh Khoát về một vấn đề tối ư quan trọng có khả năng quyết định cả một đời người, tôi được gọi đi gặp ông Hồ. Đi khoảng gần hai tiếng đồng hồ thì tới chỗ ông ở. Qua khỏi một con suối được đặt tên là Lê Nin thì thấy hiện ra một ngôi nhà sàn bằng tre rất đẹp, có ông Chủ Tịch họ Hồ đang ngồi đánh máy. Nhìn thấy ông, tôi vẫn thấy cảm động như lúc gặp ông lần đầu. Nhưng vì bây giờ được nhìn ông gần hơn lần trước, tôi thấy cặp mắt của ông thật là sáng, nhưng nó không toát ra một sự trìu mến. Cũng có thể một người làm chính trị suốt đời như ông thì lúc nào cũng cần phải quyết liệt, phải tàn nhẫn, cho nên ông có một cái nhìn rất dữ.
Tới gặp ông lần này, tôi rất thông minh để thấy ngay rằng đối với ông, lúc đó, tôi chẳng là cái gì cả. Không chừng ông cũng chẳng biết tới tên tôi hay biết tới công việc của tôi là đằng khác. Trong cái bắt tay hay trong câu chuyện, tôi chỉ cảm thấy có một chút thân mật của một người muốn làm cha thiên hạ, ban xuống cho một đứa con dân. Chỉ có thế thôi. Một nhà lãnh đạo như ông Hồ, đang có muôn ngàn chuyện phải làm, đâu có thì giờ để mà đãi ngộ một văn nghệ sĩ? Chẳng qua là vì những vị phụ trách về văn nghệ nghĩ rằng gặp ông Hồ là một ân huệ lớn đối với một công dân và nghệ sĩ như tôi. Trong mọi tính toán như: cho vào Đảng, cho đi Moscou, đề nghị tặng huân chương, còn có thêm một tính toán nữa là cho tôi gặp một người mà ai cũng mong được gặp.
Họ không biết là tôi đã từng được mời tới gặp ông Bảo Đại khi ông vua này đi săn và tới Phan Rang hồi năm 1943. Tôi đang đi hát với gánh Đức Huy ở đó, ông Tỉnh Trưởng là Nguyễn Duy Quang cho xe hơi tới đón tôi đưa vào Dinh Tỉnh Trưởng để đàn hát cho ông vua nghe. Lúc đó tôi mới 22 tuổi. Chỉ có tôi và Bảo Đại ngồi ở trong phòng khách. Ông chăm chú ngồi nghe tôi hát, hỏi thăm gia đình tôi. Gặp ông vua mà cũng chẳng thấy có gì là ghê gớm cả. Ông vua nghe mình hát thì cũng như... ông trọc phú hay ông phu xe - những quý vị khán giả bỏ tiền mua vé vào rạp - nghe mình hát mà thôi. Nhưng phải công nhận rằng ông Bảo Đại là một người rất nhã nhặn, rất thích âm nhạc. Tiếc rằng tôi không nhìn được rõ đôi mắt của ông vì ông luôn luôn đeo kính đen.
Sau này cũng thế, vì anh tôi là Phạm Duy Khiêm đang làm Đại Sứ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi cũng được mời vào Dinh Độc Lập để gập hai anh em lãnh tụ họ Ngô. Cả hai ông đều có những cái nhìn rất dữ và cao ngạo. Đối với hai ông, tôi cũng chỉ có đúng một sự lễ phép vừa phải như khi tôi gặp những lãnh tụ khác. Một thứ lễ phép theo kiểu kính nhi viễn chi vốn là một cách rất hay để thoái thác không nhận một ân huệ hay một món nợ vật chất hay tinh thần nào ở nơi những người có quyền hành này. Sự tương kính đã có giữa hai bên rồi thì không bao giờ tôi dám phê phán các nhà lãnh tụ đó cả, từ ông Bảo Đại, qua ông Hồ Chí Minh tới hai vị lãnh đạo họ Ngô. Đó là công việc của lịch sử.
Nhưng có một điều mà bây giờ tôi mới nhìn thấy khi tôi gặp ông Hồ Chí Minh ở Việt Bắc là: dù đây là một thứ chính quyền Cách Mạng nhưng ở cái nơi chiến khu âm u bí hiểm này cũng có một thứ triều đình rồi - chẳng trách Nguyễn Tuân gọi đây là đất thánh. Triều đình nào cũng phải có kẻ nịnh. Kẻ nịnh bao giờ cũng đông hơn người trung. Lúc tôi tới nơi ông Hồ ở là lúc tôi thấy Tống Ngọc Hạp đem một bầy thiếu nhi tới và tôi chứng kiến một sự tranh nhau đi gặp Bác Hồ, một sự cãi nhau om sòm giữa người này người nọ trong sự chọn lựa ai được vào gặp, ai không được vào gặp. Tôi trở về Yên Giã, lòng rất thản nhiên vì bây giờ thì tôi không còn gì để thắc mắc nữa.
Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khoát là tôi xin trở về Thanh Hóa. Và xin về ngay để cho kịp ngày vợ đẻ, sẽ có bà mẹ vợ săn sóc cho mẹ tròn con vuông. Tôi rất cám ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả. Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lãnh đạo văn nghệ của cả nước thì Tố Hữu tặng cho vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay vì đó là tiền lương và vãng phí.
Ngày mai lên đường về xuôi thì tối hôm đó bỗng nhiên tôi gặp vợ chồng tướng Nguyễn Sơn ở nơi an toàn khu này. Ông mời vợ chồng tôi tới ăn cơm. Trong bữa cơm rất ngon tại một ngôi nhà sàn ở giữa vùng Việt Bắc, dưới ánh đèn dầu leo lắt, ngoài những chuyện xã giao thông thường, ông không nói gì tới chuyện ông đã bị Đảng gửi trả ông về Trung Cộng. Tôi cũng không hé miệng cho ông biết tình trạng và thái độ của tôi trước những ân huệ mà cấp trên đã dành cho tôi. Nhưng khi biết tôi sẽ trở về Khu IV vì lí do Thái Hằng đang có mang thì ông gật gù, ra chiều đồng ý.
Khi tôi về tới Thanh Hóa, tôi mới biết rằng tướng Nguyễn Sơn đã bị thay thế bởi Hoàng Minh Thảo, có Trần Văn Quang làm ủy viên chính trị. Sau này, tôi mới biết rõ nguyên do tại sao ông Sơn lại bỏ kháng chiến để ra đi. Theo người bạn đàn anh của tôi là Hoàng Văn Chí - anh em cột chèo với Nguyễn Sơn - lúc đó đang làm việc tại Khu IV, thì tướng Nguyễn Sơn phản đối việc ông Hồ yêu cầu Trung Cộng viện trợ, cho rằng hễ nhận viện trợ của ngoại bang thì sẽ mất hết chủ quyền. Ông Sơn viện lẽ rằng trong thời kì chống Nhật, Mao Trạch Đông không thèm nhờ Nga Sô viện trợ, để mặc Nga Sô tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Theo ông Sơn thì Việt Nam phải tự lực kháng chiến, chiếm lấy vũ khí của Pháp để mà đánh Pháp. Cuộc chiến đấu gian lao hơn nhưng nước mình sẽ không phụ thuộc ngoại bang. Cũng vẫn theo Hoàng Văn Chí, Nguyễn Sơn to tiếng với ông Hồ về việc này và bỏ ra đi ngay sau buổi thảo luận gay go đó, rất có thể ngay trong cái ngày mà tôi được ông mời tới nhà để ăn cơm. Tôi cũng không ngờ rằng đó là bữa cơm từ biệt mà tướng Nguyễn Sơn dành cho một nghệ sĩ trẻ tuổi mà ông hết lòng nâng đỡ không những chỉ trong công tác mà còn trong cả đời tư, khi ông là người se duyên và chủ hôn cho vợ chồng chúng tôi. Không còn Nguyễn Sơn ở Khu IV nữa, rồi đây tôi sẽ thấy mình bơ vơ vô kể.
U Tì Quốc
Trên đường về, vợ chồng ghé qua một địa điểm ở trong tỉnh Thái Nguyên để gặp anh tôi là Phạm Duy Nhượng hiện đang là giáo viên của trường dạy các cán bộ cao cấp về văn hóa. Việt Minh có cái hay là trong kháng chiến, những người không có trình độ văn hóa cao hoặc có khi chỉ mới có bằng Tiểu Học mà thôi, sau khi đã chiến đấu ở ngoài mặt trận trong một thời gian thì dù có là Sư Đoàn Trưởng, Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng hay Đại Đội Trưởng gì đi nữa thì cũng - a lê - mời các ông quan to súng dài này buông súng ra, bỏ chức vụ đi, lục tục về một ngôi trường được dựng lên ở một nơi giống như “u tì quốc” để học lại từ đầu. Nhà giáo Phạm Duy Nhượng là thầy dạy học văn hóa cho vô số các Tướng Lãnh Cộng Sản về hưu hiện nay ở ngoài Bắc. Sống ở ù tì quốc này vài ngày, tôi được nghe một câu chuyện có dính líu tới giới cầm bút, cầm đàn và cầm... dọc tẩu của chúng tôi. Chuyện như sau:
... Sau khi tan Đại Hội, các văn nghệ sĩ như Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Canh Thân, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Nguyễn Văn Hiếu về tới thị xã đổ nát là Thái Nguyên thì gập Đinh Văn Tỉnh, người có biệt danh là Tỉnh “Chố” vì anh ta có đôi mắt cá vàng, lúc nào cũng như chố mắt ra để nhìn thiên hạ. Tỉnh “Chố” mách nước cho mọi người biết:
- Ở một địa điểm gọi là Lăng Tạ, chỗ giáp giới Thái Nguyên-Bắc Giang ấy, các cậu có thể tới ăn hút thả giàn được đó. Tại đây có Lê Sỹ Cửu là đệ tử ruột của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Anh ta sẽ tổ chức một đám cưới cho người em. Họ cũng đang cần văn nghệ giúp vui...
Nghe thấy Tỉnh “Chố” mách nước như vậy, các văn nghệ sĩ nhà ta vội vàng kéo nhau tới Lăng Tạ. Đám cưới cực kì sang trọng được tổ chức tại ngôi nhà của Lê Sỹ Cửu, nằm trên một ngọn đồi. - hai bên đường, từ dưới chân đồi lên tới cổng nhà, để soi sáng cho đường đi là hàng ngàn ngọn nến bạch lạp. Cục Quân Nhu là cơ quan có nhân viên và phương tiện để ra vào Hà Nội hằng ngày, mua những đồ tiếp liệu như vải vóc thuốc men, các hàng thuộc loại xa xỉ phẩm... trong đó có thuốc lá thơm cho ông Hồ. Lê Sỹ Cửu luôn luôn cưỡi một chiếc xe đạp Sterling mà ghi đông là loại thép dura có pha chất aluminium. Xe đạp thời kháng chiến mà có được một cái đèn hiệu RADIUS để đi ban đêm là đã sang trọng lắm rồi. Xe đạp của Lê Sỹ Cửu có tới hai cái đèn, đèn nào cũng to như đèn pha xe hơi cơ. Hằng ngày Lê Sỹ Cửu là một người tiêu tiền như rác. Số tiền đổ vào đám cưới này chắc chắn là phải kinh khủng lắm. Người ta kể lại là về phần ăn thì sau khi nhà bếp làm thịt, những lông gà, lông vịt đổ xuống sông trôi lềnh bềnh đến mấy ngày mà vẫn chưa hết. Và cũng không thiếu một thứ rượu ngon nào trong bữa tiệc cưới này. Thuốc lá thơm như Philip Morris, Cotab, Camel, ba con 5... đem ra mời khách hút, không phải từng điếu mà là từng bao. Ăn uống no say xong là có luôn dăm ba cái bàn đèn thuốc phiện để đãi khách. Lẽ tất nhiên Trần Dụ Châu là thượng khách đám cưới.
Thực ra, cái đám cưới cực kì hoang phí được tổ chức trên xương máu của nhân dân này cũng chẳng có ai biết đến, ngoài những người tới dự đám cưới. Cũng chẳng có ai bận tâm đi báo cáo ai cả. Vả lại, Cục Trưởng Cục Quân Nhu đã là nhân viên cấp cao nhất ở đây rồi. Hơn nữa, Trần Dụ Châu là người rất hào hiệp đối với bạn bè và các đàn em. Có người bạn nào ở xa tới thăm anh là anh tặng luôn cho người đó một bộ đồ kaki Mỹ. Cho nên nếu anh có để cho đàn em của anh làm chuyện hoang phí như thế này thì cũng không có ai nỡ trách móc anh làm gì.
Chẳng may trong đám cưới này lại có Đoàn Phú Tứ. Trong bữa ăn, có lẽ đã quá say - hay giả vờ say không chừng - Đoàn Phú Tứ nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, lên tiếng phê bình sự hoang phí này. Lê Sỹ Cửu vội vàng chạy tới, nắm cổ Đoàn Phú Tứ kéo đi. Và để lấy lòng sếp của mình, anh ta giơ tay tát Đoàn Phú Tứ. Thế là chuyện này bùng nổ. Đoàn Phú Tứ lập tức báo cáo lên Trung Ương, đưa ra những tội của Trần Dụ Châu như: bao che cho đàn em phung phí công quỹ, tổ chức đám cưới vô cùng phí phạm trong khi chính phủ đang bắt cả nước phải hi sinh, có thái độ hung hãn với văn nghệ sĩ khi bị phê bình thẳng thắn. Câu chuyện lan tràn đi khắp mọi nơi. Ai cũng xì xào. Nếu người tố cáo không phải là Đoàn Phú Tứ thì chuyện này cũng có thể được lấp liếm đi, nhưng lúc đó người ta rất cần tới văn nghệ sĩ để động viên quần chúng cho nên Trung Ương đã không thể làm ngơ được. Kết quả, Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu bị đưa ra xử án trước công chúng vào ngày mùng 5 tháng 9 năm 1950, có Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh Án và có Trần Tử Bình đại diện của Chủ Tịch họ Hồ tới dự để cho phiên tòa thêm phần long trọng. Trần Dụ Châu bị kết án tử hình và bị đem ra xử bắn tại sân vận động Thái Nguyên...
Tôi biết sơ sơ là cô bạn ca sĩ Thương Huyền dễ thương và hát hay của tôi trong những ngày xa xưa, khi ra với kháng chiến thì cô trở thành người bạn tình hay người vợ chưa cưới của Cục Trưởng Cục Quân Nhu Trần Dụ Châu. Tôi cũng vừa mới gặp nàng ở Đài Phát Thanh bí mật một tháng trước đây. Lúc đó nàng đang ngồi trong phòng vi âm, tay cầm cái quạt nan để đuổi một lũ ruồi đang bu vào một vài nốt ghẻ ở nơi đôi chân thon đẹp của nàng, những nốt ghẻ mà ai đã đi kháng chiến thì cũng đều được thiên nhiên ô nhiễm âu yếm tặng cho. Rất niềm nở, Thương Huyền hỏi thăm tôi về Thái Hằng. Còn về phần tôi, vì mắc bệnh “tế nhị” cho nên tôi không dám thăm hỏi gì về đời tư của nàng cả. Nay biết chuyện Cục Trưởng Trần Dụ Châu gặp nạn, tôi nghĩ tới Thương Huyền rất nhiều. Từ giã trường dạy văn hóa và anh Nhượng, chúng tôi ra đi. Trong hành trình trở về Khu IV, trên một quãng đường nào đó, tôi chúc thầm cho người bạn cũ có một nụ cười rất phúc hậu qua khỏi được tất cả những khó khăn của cuộc đời. Rồi từ đó, tôi quên Thương Huyền.
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương...
CÀNH HOA TRẮNG
Bình luận facebook